1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Kinh tế Vĩ mô về Chiến tranh tiền tệ Currency War

57 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 363,36 KB

Nội dung

Hội nhập tài chính quốc tế và toàn cầu hóa luôn là chủ đề được quan tâm hàng đầu trong thời gian qua. Để thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, hàng loạt các nước sử dụng biện pháp tiền tệ nhằm hạ giá đồng tiền nước mình. Thế nhưng bên cạnh những lợi ích ban đầu mang lại, việc hạ giá đồng tiền trong nước đã dẫn đến một cuộc chiến tranh tiền tệ, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. So với các cuộc chiến tranh vật chất, chiến tranh tiền tệ có mức độ tàn phá không hề thua kém. Không chỉ tạo nên xung đột giữa các quốc gia, các đợt tấn công tiền tệ còn có tác động tới cả những yếu tố cội rễ của nền kinh tế như niềm tin của dân cư vào tính ổn định của hệ thống tài chính – tiền tệ và năng lực giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của chính phủ. Vì vậy, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về chiến tranh tiền tệ cũng như những tác động của nó trong giai đoạn hiện nay. Đề tài này được nghiên cứu nhằm giúp hiểu rõ hơn về chiến tranh tiền tệ để có thể xây dựng hệ thống quan sát và cảnh báo, chuẩn bị phương án chống đỡ trước cuộc tấn công tiền tệ từ các nhóm tài phiệt công nghiệp – tài chính quốc tế. Để đạt được những mục đích trên tiểu luận đề cập giải quyết những vấn đề sau: Tổng quan về chiến tranh tiền tệ Lịch sử các cuộc chiến tranh tiền tệ Nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ trong giai đoạn 2010 – 2015

Trang 1

Mục lụ

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương 1 Tổng quan về chiến tranh tiền tệ 4

1.1 Khái niệm chiến tranh tiền tệ: 4

1.2 Lý do để giảm giá tiền tệ: 4

1.3 Cách thức gây ra cuộc chiến tranh tiền tệ: 5

1.4 Hậu quả của cuộc chiến tranh tiền tệ 8

Chương 2 Lịch sử các cuộc chiến tranh tiền tệ 11

2.1 Chiến tranh tiền tệ giai đoạn 1921 – 1936 11

2.2 Chiến tranh tiền tệ giai đoạn 1967 – 1987 16

Chương 3 Nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ trong giai đoạn 2010 – 2015 21

3.1 Tiền đề cho một cuộc chiến tranh tiền tệ 21

3.2 Dấu hiệu cho cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3 24

3.3 Những tác động tích cực và tiêu cực của chiến tranh tiền tệ đối với các nước 31

3.3.1 Ảnh hưởng của dòng tiền nóng: 31

3.3.2 Quyết định nới lỏng định lượng của ECB và tác động tới Hàn Quốc 34

3.3.3 Tác động của đồng nhân dân tệ giảm giá 35

3.3.4 Chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ và tác động tới Hong Kong và Singapore 37

3.4 Những tác động của chiến tranh tiền tệ đối với các nước phát triển 38

3.4.1 Mỹ là nước được hưởng lợi nhiều nhất 38

3.4.2 Nền kinh tế châu Âu 44

3.4.3 Đối với Nhật Bản 44

3.5 Dự báo kết cục của cuộc chiến tranh tiền tệ 46

3.6 Những tác động tới Việt Nam nếu chiến tranh tiền tệ lần 3 xảy ra 48

3.6.1 Đồng Yên giảm giá cuối năm 2012 và tác động tới Việt Nam 48

3.6.2 Đồng Euro giảm giá và tác động tới Việt Nam 51

3.6.3 Đồng USD giảm giá và tác động tới Việt Nam 52

TỔNG KẾT 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 2

Đề tài này được nghiên cứu nhằm giúp hiểu rõ hơn về chiến tranh tiền tệ để cóthể xây dựng hệ thống quan sát và cảnh báo, chuẩn bị phương án chống đỡ trước cuộctấn công tiền tệ từ các nhóm tài phiệt công nghiệp – tài chính quốc tế.

Để đạt được những mục đích trên tiểu luận đề cập giải quyết những vấn đề sau:

- Tổng quan về chiến tranh tiền tệ

- Lịch sử các cuộc chiến tranh tiền tệ

- Nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ trong giai đoạn 2010 – 2015

Trong quá trình làm, nhóm em không thể tránh khỏi thiếu xót Vì vậy, chúng emmong nhận được nhiều lời góp ý từ thầy và các bạn để chúng em có thể hoàn thành đềtài tiểu luận này một cách tốt nhất

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy

Trang 3

Chương 1 Tổng quan về chiến tranh tiền tệ

1.1 Khái niệm chiến tranh tiền tệ:

Chiến tranh tiền tệ là một cuộc xung đột kinh tế, trong đó các nền kinh tế tìm

cách giảm giá tiền tệ của mình và như vậy làm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế,làm thiệt thòi các nền kinh tế khác Khi đồng tiền của một nước mất giá thì hànghóa sản xuất trong nước khi bán ra ngoài sẽ rẻ hơn Nhờ vậy sự xuất cảng hàng hóanước đó sẽ gia tăng, họ có thể sản xuất nhiều hơn, do đó sẽ giảm số người thấtnghiệp Đặc điểm của một cuộc chiến tranh tiền tệ là những biện pháp trả đũa củacác nền kinh tế liên hệ, nói chung là sẽ dẫn tới sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.Theo nhà kinh tế người Hoa kỳ,Joseph Stiglitz, nó dẫn tới nguy cơ, là cuối cùng cácnền kinh tế liên hệ sẽ hoạt động kém hơn trước

1.2 Lý do để giảm giá tiền tệ:

Giảm giá tiền tệ, từ trước tới giờ, không bao giờ là một chiến thuật của chínhphủ mà được dân chúng ưa chuộng Vì nó làm giảm đi mức sống của người dâncũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập cảng hay khi đi ra nướcngoài Nó cũng có thể đưa tới lạm phát Giảm giá tiền tệ có thể làm cho việc trả lãinhững món nợ quốc tế trở nên đắt hơn, nếu phải trả bằng tiền ngoại tệ Cho tới bâygiờ, một tiền tệ mạnh được xem là một dấu hiệu uy tín, trong khi giảm giá tiền tệđược liên hệ tới một chính phủ yếu kém

Tuy nhiên, khi một nước có nạn thất nghiệp cao hay muốn theo đuổi chínhsách tăng trưởng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái thấp hơn là một lợi điểm Từ đầu thậpniên 1980 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đề xuất giảm giá tiền tệ như là một trongnhững giải đáp cho các quốc gia đang pháp triển mà tiếp tục nhập cảng nhiều hơn là

họ có thể xuất cảng Khi đồng tiền nội địa giảm giá, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắthơn và làm cho hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn Giảm giá tiền cũng là một giải pháp thíchhợp cho nạn thất nghiệp khi những biện pháp khác như gia tăng việc tiêu sài côngcộng không thể thực hiện được vì nợ công đã cao, hay khi một nước có cán cânthanh toán thâm hụt Một lý do mà các nước đang phát triển hay giảm giá tiền tệ vì

Trang 4

duy trì một tỷ giá hối đoái thấp giúp đỡ tích trữ tiền ngoại tệ, mà có thể bảo vệ trướcnhững cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.

Tuy nhiên khi các nước ban giao thương mại phản ứng bằng cách cũng giảmgiá trị đồng tiền của mình, thì việc giảm giá sẽ không còn có hiệu quả nữa Trênnguyên tắc khi đó không nước nào có hậu quả tốt hay xấu đi Tuy nhiên một chiếntranh tiền tệ như vậy sẽ làm các doanh nghiệp, và các nhà đầu tư hoang mang, mấtniềm tin, làm hại cho việc thương mại quốc tế, làm nản chí các nhà đầu tư Hậu quảgián tiếp của cuộc chiến tranh tiền tệ này gây ảnh hưởng không tốt cho tất cả cácnước liên hệ

1.3 Cách thức gây ra cuộc chiến tranh tiền tệ:

Cách thức thực hiện:

- Áp dụng chính sách nới lỏng định lượng (QE – Quantitative Easing)

- Can thiệp thị trường ngoại hối

- Kiểm soát các dòng vốn

1.3.1 Chính sách nới lỏng định lượng

Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) là tiến hành in thêm tiền nhằm muatrái phiếu Chính phủ hoặc chứng khoán, góp phần bơm thêm tiền cho nền kinh tếvới mục đích tăng lượng lưu thông tiền tệ (tăng thanh khoản), kích thích đầu tư vàchi tiêu, đối phó với khủng hoảng; cân đối ngân sách; giải quyết tạm thời vấn đề nợcông

Thông thường, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp, thậm chí lâm vào thời

kỳ suy thoái trong một thời gian dài, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm lãisuất ngắn hạn để đẩy mạnh cho vay và chi tiêu Tuy nhiên, khi FED đã cắt giảm lãisuất xuống mức thấp nhất ở mức gần 0% và không thể đi xa hơn được nữa, NHTW

sẽ sử dụng các gói QE

Cụ thể, FED có thể mua vào các tài sản dài hạn như trái phiếu chính phủ hoặccác chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) từ các ngân hàng thươngmại và các định chế tài chính khác Lượng tiền này được bơm vào nền kinh tế sẽkhiến lãi suất dài hạn giảm xuống, khuyến khích cho vay và chi tiêu

Trang 5

1.3.2 Can thiệp vào thị trường ngoại hối

- Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trườngphi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ Những người tham gia chínhtrong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn Các trung tâm tài chính khắp thếgiới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua vàngười bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần EBS vàReuters' dealing 3000 là hai nền tảng trao đổi FX liên ngân hàng chính Thị trườngngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau

- Biện pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái

Còn khi ngân hàng Trung Ương muốn cho tỉ giá tăng lên thì sẽ làm ngược lạibằng cách giảm lãi suất chiết khấu xuống

về cung cầu ngoại hối trên thị trường và kéo tỷ giá tụt xuống

Khi tỉ giá giảm xuống , ngân hàng Trung Ương sẽ mua vào ngoại hối, tăngnhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cungcầu ngoại hối trên thị trường dẫn tới tỉ giá hối đoái từ từ tăng lên

Trang 6

Một hình thức khác của chính sách hối đoái đó là việc thành lập quỹ bình ổnhối đoái Nhà nước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặcphát hành các loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp thờican thiệp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm mụcđích điều chỉnh tỉ giá.

Song để thực hiện tốt biện pháp này thì vấn đề quan trọng ở đây là Ngân hàngtrung ương phải có dự trữ ngoại hối lớn, nếu cán cân thanh toán của một nước bịthiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ số ngoại hối để thực hiện phương pháp này

Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và hạn chế nhậpkhẩu hàng hoá, do vậy nó đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, làm cho tỷ giáhối đoái bớt căng thẳng

Nâng giá tiền tệ

Đây là việc nhà nước chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ nước mình so vớingoại tệ, làm cho tỉ giá hối đoái giảm xuống Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đốivới ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ, nghĩa là, nó

có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó nó góp phần duy trì sự

ổn định của tỉ giá đảm bảo tỉ giá không tụt xuống

Trong cuộc chiến tranh thương mại nhằm chiếm lĩnh thị trường bên ngoài,những quốc gia có nền kinh tế phát triển quá "nóng" muốn làm "lạnh" nền kinh tế đithì có thể dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm đầu tư vào trong nước và tăngcường chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

1.3.3 Kiểm soát các dòng vốn

Trang 7

- Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiềuhình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào vàchảy ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ.

- Dòng vốn là các giao dịch quốc tế mau bán tài sản thực và tài sản tài chính.Ngoài ra còn có các loại giao dịch tài khoản vốn khác như tài chính – thương mại,giao dịch trên các tài khoản ngân hang, các nguồn vồn viện trợ chính thức và khôngchính thức… các dòng lưu chuyển vốn này được ghi nhận trong tài khoản vốn củacán cân thanh toán

Để đối phó với những rủi ro kinh tế vĩ mô từ các dòng vốn vào, nhiều nền kinh

tế mới nổi đã cho phép tỷ giá hối đoái dao động tới mức phù hợp; tăng dự trữ tớimức phù hợp với hệ thống bảo hiểm quốc gia, và đảm bảo rằng việc kết hợp cácchính sách trong nước (các chính sách tài khóa và tiền tệ) phù hợp với sự cân bằngbên trong và với một phương án vững chắc cho nợ công

1.4 Hậu quả của cuộc chiến tranh tiền tệ

Đồng nội tệ yếu dường như là hy vọng cuối cùng cho các quốc gia để cứu vãntăng trưởng kinh tế khi mà dư địa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa không vàhưởng lợi từ việc xuất khẩu đó là những gì mà các nhà lập chính sách hay các nhàkinh tế hay dùng để miêu tả về nó Nhưng liệu mục đích thực sự của nó có phải nhưvậy hay không?

1.4.1 Về mặt thương mại - Cuộc chiến giữa các quốc gia là đối tác thương mại của nhau:

Một phần tốt của “ chiến tranh tiền tệ” là tạo thêm việc làm, nhưng những

người hưởng lợi nhất từ nó lại chính là giới tư bản tài chính, ngân hàng và côngnghiệp và tất nhiên là giới chính khách đứng đằng sau hỗ trợ cho việc nới lỏng tiền

tệ (mối quan hệ giữa tiền và quyền mà Stiglitz đã phê phán) Nợ xấu được mua, lợinhuận tăng, giá cổ phiếu tăng là những điều mà giới tư bản được hưởng Sự gia tăngkhoảng cách giàu nghèo hay gọi theo cách khác là bất bình đẳng thu nhập sẽ tăng .Vấn đề ở chỗ, khi một nước thực hiện các biện pháp làm giảm giá đồng nội tệ của

Trang 8

mình, sẽ kéo theo những biện pháp trả đũa từ các nước còn lại Và hậu quả có thể làrất nghiêm trọng với kinh tế thế giới.

Giai đoạn 1930s, Anh là nước đầu tiên rời bỏ chế độ bản vị vàng và phá giátiền tệ và do đó là nước phục hồi kinh tế sớm nhất Song, lợi thế của nước này là bấtlợi của nước khác Pháp, Đức - những nước rời bỏ bản vị vàng khá muộn - đã phảitrải qua một giai đoạn suy thoái kinh tế kéo dài với những bất lợi về thương mại gây

ra bởi các nước phá giá tiền tệ trước đó.Tổng kết của ngân hàng D&B (2011) vềchiến tranh tiền tệ năm 1930 đã cho thấy, việc một số nước phá giá tiền tệ đã khiếncác nước đối tác thương mại của họ chìm sâu hơn vào suy thoái kinh tế, cản trởthương mại và tiếp tục thúc đẩy các nước phá giá tiền tệ hơn nữa, dẫn đến kinh tếtoàn cầu thu hẹp, đầu tư và thương mại toàn cầu sụt giảm tương tự như hậu quả củachiến tranh thế giới lần thứ 2 Trong cuộc chiến tiền tệ lần này, đồng USD, yênNhật và bảng Anh đang là những đồng tiền giảm giá mạnh hơn so với các đồng tiềnkhác sau những gói in tiền khổng lồ của NHTW các nước này Hậu quả là đã cónhững đồng tiền khác tăng giá mạnh, đáng kể nhất là Euro, Won Hàn Quốc và RealBrazil, tác động tiêu cực lên xuất khẩu của các quốc gia này

1.4.2 Về mặt kinh tế, lạm phát - Nguy cơ gây lạm phát , suy thoái kinh tế, thách thức an ninh quốc gia:

Tuy nhiên, trong dài hạn, các lý thuyết kinh tế đã cho thấy giảm giá tiền tệkhông phải lúc nào cũng hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế Theo điều kiệnMarshall- Lerner, phá giá nội tệ chỉ có thể có tác dụng cải thiện cán cân thương mạinếu tổng hệ số co giãn của xuất khẩu với giá cả và nhập khẩu với giá cả lớn hơn 1.Theo tạp chí World Street Journal, nhiều nghiên cứu cho thấy điều kiện này khôngđược thỏa mãn tại phần lớn các quốc gia, kể cả trong quá khứ cũng như hiện tại.Nghiên cứu của D&B (2011) cũng phân tích những rủi ro gây ra bởi cuộc

"chiến tranh tiền tệ" hiện nay.Đó là sự bất ổn về giá tài sản (chủ yếu trên thị trườngtiền tệ), sự gia tăng của các biện pháp bảo hộ thương mại nhằm bảo vệ tính cạnhtranh của hàng hóa xuất khẩu mỗi quốc gia, dẫn đến những tranh chấp liên quan đếnchống bán phá giá hàng hóa.Những rủi ro này sẽ tác động tiêu cực lên thương mại

và đầu tư quốc tế.Diễn biến này thực tế đã xảy ra từ sau cuộc khủng hoảng tài chính

Trang 9

toàn cầu 2008 - 2009 đến nay và có thể sẽ còn tiếp tục trầm trọng hơn nữa.Sự bất ổn

về tiền tệ đã diễn ra tại nhiều nước trong giai đoạn vừa qua, nhất là tại các nướcxuất khẩu hàng hóa cơ bản và những nước đang chuyển đổi

Ðã từng xảy ra hai lần trong thế kỷ trước, lần nào các cuộc chiến tranh tiền tệcũng kết thúc trong tồi tệ Bao giờ cũng thế, đồng tiền mất giá, tài sản đóng băng,vàng bị tịch thu, lạm phát tăng cao, xuất hiện các bong bóng cổ phiếu, đất đai….còn các chính phủ thì buộc phải áp đặt các biện pháp kiểm soát mạnh tay.Với mức

độ tệ hại nhất thì chúng thoái hóa thành các cơn lạm phát, suy thoái kinh tế, nhữnghành động trả đũa và bạo lực thực sự bởi vì tranh giành nguồn tài nguyên sẽ dẫnđến chiến tranh và xâm lược Các tiền lệ đã được người ta nhận thức đầy đủ, nhưngcác mối nguy hiện nay thậm chí còn lớn hơn, tăng theo hàm lũy thừa bởi quy mô và

sự phức tạp của các mối liên kết tài chính trên toàn thế giới

Trong số các nguy cơ mới, có các mối đe dọa không chỉ đối với sự thịnhvượng của nền kinh tế mà còn thách thức đến an ninh quốc gia của chúng ta Khicác chuyên gia an ninh nghiên cứu các vấn đề tiền tệ, họ liên tục chú tâm đến cácmối đe dọa mới, từ việc mua vàng bí mật của Trung Quốc đến chương trình làmviệc của những quy đầu tư quốc gia Lớn hơn bất kỳ mối đe dọa đơn lẻ nào khácchính là sự nguy hiểm khi bản thân đồng đôla sụp đổ Các quan chức quân sự vàtình báo cấp cao hiện đã nhận ra rằng ưu thế quân sự độc nhất của Hoa Kỳ chỉ cóthể được duy trì khi đồng đôla giữ được vị thế thượng phong độc nhất Nếu đồngđôla sụp đổ, nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ cũng sụp đổ theo

Chương 2 Lịch sử các cuộc chiến tranh tiền tệ

2.1 Chiến tranh tiền tệ giai đoạn 1921 – 1936

Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất nổ ra một cách rất đặc biệt vào năm 1921 ngay sautiếng súng của Thế chiến thứ I (1914 – 1918), và kéo dài mà không có kết thúc trọnvẹn cho đến tận năm 1936 Cuộc chiến này được chia thành nhiều giai đoạn và trảidài suốt cả 5 châu lục và thậm chí còn gây ảnh hương lớn đến thế kỉ XXI hiện nay

NƯỚC ĐỨC

Thực trạng nền kinh tế:

Trang 10

Tháng 11/1918, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tạm thời kết thúc bằng việc

ký một Hiệp định đình chiến giữa Hoàng đế Đức với các nước Đồng minh, nhưngchưa chính thức Một năm sau, Hội nghị Hòa bình tổ chức tại Paris đã cho ra đờiHiệp ước Versailles - một thỏa thuận chính thức chấm dứt chiến tranh, đồng thờicũng là thỏa thuận quốc tế đầu tiên ràng buộc nước Đức phải bồi thường chiếntranh Theo các thỏa thuận trong Hiệp ước Versailles, nước Đức bị tước hết quyềnlợi tại các thuộc địa, đồng thời bị cắt luôn vùng Alsace-Lorraine (ngày nay thuộcPháp), bị hạn chế tối đa các hoạt động quân sự và phải bồi thường thiệt hại chonhững vùng bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất Chính vì những khó khăn như thếnên Ủy ban Bồi thường Quốc tế đã phải làm việc tích cực trong 2 năm để đánh giácác thiệt hại, đồng thời xét đến tương quan thực lực kinh tế nước Đức, sao cho mứcgiá bồi thường phải nằm trong tầm "vừa túi tiền" của nước Đức Cuối cùng Ủy banBồi thường đưa ra mức giá bồi thường là 266 đồng Mark vàng (tiền của đế quốcĐức thời đó), tương đương 63 tỉ USD lúc đó, khoảng 768 tỉ USD ngày nay Con sốnày sau đó đã được hạ xuống còn 33 tỉ USD, khoảng 402 tỉ USD ngày nay Nhưngđối với nước Đức thời đó, con số đó cũng đã là quá lớn Kinh tế gia Anh JohnMaynard Keynes, người đã tham gia Ủy ban Bồi thường có mặt tại Hội nghị Paris

đã phản ứng dữ dội, bỏ ra khỏi phòng họp và viết một bài báo nhan đề "Những hậuquả kinh tế của Hòa bình", trong đó ông lập luận việc áp giá bồi thường như thế sẽkhiến cho kinh tế nước Đức sụp đổ Quan điểm chung của giới kinh tế thời đó, kể cảsau này, đều ủng hộ ông Keynes, nhưng họ cũng cho rằng mức bồi thường đókhông phải không thể chi trả Thế rồi đến ngày chi trả khoản bồi thường đầu tiên trịgiá 500 triệu USD vào năm 1921 cũng là lúc cuộc chiến tranh tiền tệ bắt đầu

Diễn biến:

 Năm 1919, giá cả gần như đã tăng gấp đôi và nước Đức thất trận Khoản tiềnbồi thường sau chiến tranh được quy định trong Hiệp ước Versailles buộc Đứcphải trả bằng vàng hay ngoại tệ tương ứng thay vì đồng mác Để mua số ngoại

tệ này, chính phủ Đức đã phải sử dụng đồng papiermark được đảm bảo bằng

nợ chính phủ và vì vậy đã làm tăng tốc độ phá giá đồng tiền

Trang 11

 Năm 1921, Nước Đức hành động đầu tiên với một đợt siêu lạm phát (lạm phátphi mã) lúc đầu nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh, sau đó kéo dài và phá hủyhoàn toàn một nền kinh tế bởi các khoản bồi thường chiến phí đè nặng.

Chiến tranh tiền tệ bắt đầu năm 1921 khi Ngân hàng trung ương Đức bắt đầu

hủy hoại giá trị đồng Mark Đức bằng việc ồ ạt in tiền, dẫn đến lạm phát phi

mã Lạm phát chủ yếu xảy ra khi NHTW Đức mua trái phiếu chính phủ Đức

để cung cấp tiền cho chính phủ nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách và bù đắp chi

tiêu, gia tăng sản xuất Đây là đợt phá giá tiền tệ với quy mô lớn nhất và ảnh hưởng nặng nề nhất ở một nền kinh tế phát triển Nước Đức đã chủ tâm phá

giá đồng tiền của họ để thoát khỏi gánh nặng chiến phí phải trả cho Anh vàPháp sau hiệp ước Versailles Bằng việc phá giá đồng nội tệ, NHTW Đức nhận

ra cơ hội gia tăng xuất khẩu và khuyến khích được du lịch và đầu tư vào Đức

Từ đó, Đức có thể thu ngoại tệ cần thiết để trả các khoản bồi thường chiến phí

mà không cần giảm trực tiếp những khoản bồi thường này

Khi lạm phát bắt đầu tăng vào cuối năm 1921, nước Đức không nhận ra được

nguy cơ trước mắt: đồng tiền của họ đang sụp đổ Và dường như có nhiều công

ty, khoản nợ bốc hơi do số tiền nợ chẳng còn giá trị, họ dường như xóa nợ vàgiàu lên Khi đồng nội tệ mất giá, động thái thị trường thường là tháo chạydòng vốn Nhiều nhà tư sản tin rằng thiệt hại do đồng tiền mất giá sẽ được bùlại bằng những khoản lời trên thị trường chứng khoán Nhưng rồi tất cả sẽ trởnên vô giá trị mà thôi Những người lĩnh lương hưu không đủ điều kiện tănglương và những người dân gửi tiết kiệm ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nềnhất Cụ thể, họ có thể phải bán đi tài sản của mình để mua thức ăn để sống, rồi

tự tử bằng gas, tội phạm gia tăng…

Năm 1922, lạm phát đã trở thành siêu lạm phát, NHTW Đức điên cuồng in

thêm tiền Nhu cầu về tiền giấy lúc ấy lớn đến mức NHTW phải thuê thật nhiềunhà in tư nhân và sử dụng nhiều đơn vị hậu cần để tìm đủ giấy mực cho việc intiền liên tục Đến năm 1923, tiền giấy Đức chỉ in trên một mặt để tiêt kiệmmực in Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi

Trang 12

tỷ lệ lạm phát lê tới 29.500% Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200

tỷ mác (papiermark) để đổi lấy 1 USD

Khi tình hình hỗn loạn kinh tế đến đỉnh điểm, nước Đức không còn khả năngtrả được các khoản nợ, Pháp và Bỉ kéo quân tràn vào khu vực công nghiệp tạithung lũng Ruhr năm 1923 để đảm bảo duy trì những lợi ích của các khoản đòibồi thương chiến phí của họ Và họ đã thu lại được một khoản chiến phí bằnghiện vật, cụ thể là than đá và các hàng hóa chế tạo của Đức

Tháng 11/ 1923, để chống lại lạm phát phi mã Đức đã ban hành đồng tiền mớimang tên Rentenmark, lúc đầu đồng tiền này được lưu hành song song vớiđồng Mark cũ Rất nhanh sau khi Rentenmark được tung ra, đồng Mark cũhoàn toàn sụp đổ Sau đó, phương án tạm thời này được thay bằng đồng MarkĐức mới, được đảm bảo trực tiếp bằng vàng Năm 1924, đồng Mark cũ được

“quét sạch”

Giai đoạn sau cuộc lạm phát, 1924-1929, sản xuất công nghiệp Đức tăngtrưởng mạnh và nhanh hơn cả Hoa Kỳ Nước Đức đã xóa bỏ được Bản vị vàngtrong thời bình Vì vậy nhiều người nói rằng điều nước Đức làm đã minhchứng cho việc siêu lạm phát có thể được sử dụng như một đồn bẩy chính sáchtuy nhiên chi phí cho nó thì không hề nhỏ kể cả về vật chất lẫn tinh thần

NƯỚC PHÁP

Thực trạng nền kinh tế

Sau thế chiến thứ 1, Pháp là một trong các nước nhận được khoản bồi thườngchiến tranh từ phía Đức Vào những năm của thập niên 1920, nền kinh tế Pháp vàĐức cũng phát triển mạnh

Diễn biến

 Năm 1923, cả Pháp và Đức đều đối mặt với vấn đề lạm phát thời kì chiến tranh

và phá giá đồng tiền của họ

 Năm 1925, Pháp tiếp tục việc phá giá đồng Franc trước khi quay lại chế độ Bản

vị vàng nhằm giành được lợi thế xuất khẩu so với Anh và Mỹ Khi đồng Franc

Trang 13

sụp đổ, người Mỹ có thể sống hết sức thoải mái tại Paris khi đó bằng việc đemđồng đô la đổi lấy đồng Franc đang mất giá hằng ngày.

 Đến năm 1927, Pháp dần gia tăng khối lượng dự trữ vàng và ngoại tệ Thờigian đó, Anh bị chảy máu vàng nghiêm trọng Thống đốc ngân hàng trungương Anh lúc đó không chịu tăng lãi suất, một phần vì ông ta lo ngại nhữngphản đối về mặt chính trị, một phần nữa ông ta cho rằng luồng vàng chảy vàoPháp là do đồng Franc bị phá giá Về phần mình, người Pháp cũng từ chối việcđịnh giá lại đồng Franc, chỉ đề xuất rằng họ sẽ làm điều đó trong tương lai, tất

cả những điều này làm gia tăng bất ổn và khuyến khích sự đầu cơ vào cả đồngBảng Anh và đồng Franc Pháp

nổ tung của bong bong tài sản tại nước Mỹ hùng mạnh, trong một thế giới đangvật lộn với giảm phát và suy thoái

 Năm 1931, Anh từ bỏ Bản vị vàng( 21/09/1931) do lượng vàng chảy ra quánhiều và trước nguy cơ các ngân hàng lớn ở London sụp đổ, giành lại lợi thế đãmất vào tay Pháp năm1925 Cùng năm đó, Đức được đẩy mạnh nhờ vào Tổngthống Mỹ tuyên bố hoãn trả nợ bồi thường chiến phí và đến năm 1932 xóa nợtheo kết quả của Hội nghị Lausanne

 Năm 1932, năm tồi tệ nhất trong cuộc Đại suy thoái tại Mỹ Tỷ lệ thất nghiệplên đến mức 20%, đầu tư, sản xuất và giá cả đều đổ nhào tại mức 2 con số sovới thời kì đầu suy thoái

 Ngày 06/03/1933, sau 2 ngày tổng thống Roosevelt nhậm chức, ông tuyên bốđợt tạm đóng cửa ngân hàng, sau này đợt này kéo dài vô thời hạn nhằm xâydựng lòng tin ở người dân Tiếp theo, luật Khẩn cấp về Ngân hàng được ban

Trang 14

hành 09/03/1933 nhằm giải quyết vấn đề ồ ạt rút tiền tại các ngân hàng Giảiquyết xong vấn đề này, ông phải đối mặt với việc giảm phát nhập khẩu vàokhắp nơi trên thế giới thông qua còn đường tỷ giá Và chiến tranh tiền tệ lầnthứ nhất tràn vào ngưỡng cửa Nhà Trắng Và ông chọn con đường phá giá đô la

so với đồng tiền cuối cùng, đó là vàng, tức là cần nâng giá vàng (tính theo đô

la) Kỳ vọng vàng tăng giá khiến nhiều người đầu cơ, tích trữ, vì vậy Roosevelt

đã ban hành sắc lệnh hành chính 6102 ngày 05/04/1933 Sau đó là sắc lệnhhành chính 6111 ngày 20/04/1933, cấm việc xuất khẩu hoàn toàn vàng từ Hoa

Kỳ trừ khi có chấp thuận của Bộ trưởng Ngân khố Sắc lệnh số 6261 ngày29/08/1933 đã quốc hữu hóa các mỏ vàng của nước Mỹ Kết quả là lượng dựtrữ vàng của chính phủ tăng lên

 Năm 1933, sự lên ngôi của Hitler, nước Đức đi theo con đường riêng, rút khỏi

hệ thống thương mại thế giới trở thành một nền kinh tế độc lập Sau đó là độngthái phá giá tiền tệ so với vàng của Mỹ , giành lại lợi thế cạnh tranh về chi phíxuất khẩu đã mất vào tay Anh năm 1931

 Năm 1936, Pháp từ bỏ chế độ Bản vị vàng và trở thành nước lớn cuối cùngthoát khỏi những ảnh hưởng nặng nề của Đại suy thoái, trong khi Anh phá giánội tệ một lần nữa để giành lại lợi thế đã mất về tay Mỹ sau tuyên bố phá giá

Đô la của tổng thống F.D Roosevelt năm 1933

 Năm 1936, Hiêp ước Tay Ba được ký giữa Anh, Mỹ và Pháp, có hiệu lực giữacác bên và nhân danh các nước tham gia Bản vị vàng, nhằm hỗ trợ các điềukiện bảo vệ hòa bình và đóng góp tốt nhất cho công cuộc phục hồi trật tự trongcác mối quan hệ kinh tế quốc tế Đây là một cam kết không trả đũa từ Mỹ - mộttín hiệu cho thấy chiến tranh tiền tệ đi đến hồi kết

Hậu quả của cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất:

Hệ quả của cuộc chiến tranh tiền tệ lần 1 là vô cùng thảm khốc vì nó kéo theocuộc thế chiến thứ hai Ngay cả khi hiệp ước Tripartite Agreement 1936 được kýkết vào năm 1936 để chấm dứt cuộc chiến tranh tiền tệ thì vẫn là quá muộn Sự tànphá kinh tế bởi Hiệp ước versaill và siêu lạm phát Weimar đã khiến chủ nghĩa phátxít bao trùm nước Đức Từ đó, khởi mào cho thế chiến thứ II, cuộc chiến thật sựđẫm máu nhất trong lịch sử

Trang 15

2.2 Chiến tranh tiền tệ giai đoạn 1967 – 1987

Tình hình nền kinh tế:

Kỷ nguyên Bretton Woods (từ năm 1944 – 1973) là giai đoạn ổn định về mặttiền tệ, lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng kinh tế cao và thu nhậpthực gia tăng Mặc cho sự tồn tại bền vững của hệ thống này cho đến những năm 70của thế kỉ XX, mầm mống của Chiến tranh tiền tệ lần II đã được gieo vào khoảnggiữa cuối thập niên 60

Diễn biến

Có thể nói khởi điểm của cuộc chiến tranh tiền tệ này là từ năm 1967, trongkhi điểm báo của nó xuất phát từ việc thắng cử vang dội của Lyndon B Johnson vàlời tuyên bố “súng và bơ” của ông ta Súng tượng trưng cho cuộc chiến tranh ở ViệtNam và bơ tượng trưng cho các chương trình xã hội Great Society bao gồm chiếntranh chống đói nghèo

Mỹ đã duy trì một lực lượng quân sự ở Việt Nam từ năm 1950 nhưng việctriển khai quân đội chiến đấu trên diện rộng đầu tiên diễn ra vào năm 1965, làm leothang chi phí chiến tranh Tháng 1 năm 1965, đánh dấu sự khởi động của chươngtrình Great Society trên phạm vi toàn diện Chính điều này đã cho thấy tổn thất vềchi phí chỉ sau vài năm Nguồn tích trữ sức mạnh nội địa và thiện chí chính trị trênbình diện quốc tế bắt đầu dần kiệt quệ

Chính sách giảm thuế thời Kennedy đã mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế.GDP tăng 5% trong năm đầu tiên thực hiện chính sách, tăng trưởng đạt trung bìnhtrên 4,8%/năm Nhưng lạm phát đã tăng nhanh khi mà cả ngân sách và thương mạicùng bị thâm hụt, bắt nguồn từ các chính sách của Johnson Lạm phát đã tăng gấpđôi từ 1,9% đến 3,5% năm 1966 Lúc đó, họ đã ví von cuộc lạm phát này như conngựa bất kham Cho đến năm 1986, lạm phát mới trở lại ở mức chỉ hơn 1% Trongvòng 5 năm từ 1977 đến 1981, lạm phát lũy tiến lên mức hơn 50%, khiến giá trịđồng đô la giảm một nửa

Trang 16

Cuộc khủng hoảng Bảng Anh âm ỉ từ năm 1964 đã sôi sục vào năm 1967 bằngviệc phá giá đồng bảng Anh đầu tiên kể từ hội nghị Bretton Woods Sự bất ổn củađồng tiền này kèm việc vào khoảng giữa những năm 60, lượng bảng Anh nằm ngoàinước Anh được báo cáo là nhiều gấp 4 lần lượng dự trữ trong nước khiến nước Anh

có thể gặp nguy cơ đổ xô rút tiền tại các ngân hàng nếu những người nắm giữ đồngbảng cố đổi đồng bảng để lấy đồng đô la hoặc vàng một cách ồ ạt

Ba cuộc khủng hoảng nhỏ nữa của đồng Bảng Anh đã xảy ra vào giữa nhữngnăm 1964 và 1966 nhưng sau cùng đã được giải quyết Cuộc khủng hoảng thứ tưxảy ra vào giữa năm 1967 đã chính thức thông báo cái chết của đồng tiền này Lạmphát tăng cao tại Anh cũng như Hoa Kỳ Đồng Bảng Anh chính thức bị phá giá sovới đồng đô la Mỹ vào ngày 18/11/1967 từ 2,8$ còn 2,4$ tức là phá giá 14,3%Sau đó, Hoa Kỳ cũng đã trải nghiệm cùng một vấn đề bao gồm thâm hụtthương mại và lạm phát, điều đã đánh gục đồng Bảng Anh Tuy nhiên, giá trị củađồng đô la lại gắn với giá trị của vàng, nghĩa là phá giá đồng đô la, giá vàng sẽ đilên

Sự công kích của công chúng đối với việc một đồng đô la thống trị neo vớivàng của hệ thống Bretton Woods đã bắt đầu thậm chí trước cả sự kiện phá giá đồngBảng Anh năm 1967 Tháng 2/1965, Tổng thống Pháp tuyên bố rằng đồng đô lađược thu xếp trở thành đồng tiền đứng đầu trong hệ thống tiền tệ quốc tế Ông kêugọi sự trở lại của hệ thống Bản vị vàng cổ điển Tháng 01/1965, Pháp và sau đó làTây Ban Nha đã chuyển đổi đô la dự trữ sang vàng Động thái này đã làm kiệt quệ

dự trữ vàng của Mỹ

Vào cuối những năm 60, gặp phải sự phản đối mạnh mẽ với hệ thống Bản vịvàng thuần túy, nó đòi hỏi phải phá giá đồng đô la và những đồng tiền khác so vớivàng Các yêu cầu đổi lấy vàng từ những người đang giữ đô la trở thành một cơndịch bệnh Tháng 3/1968, lượng vàng chảy ra khỏi kho dự trữ đạt đến mức 30 tấn 1giờ Và một lần nữa động thái tạm dừng hoạt động lại xảy xa như kỳ nghỉ của ngânhàng Mỹ năm 1933 Lần này là thị trường vàng London tạm thời đóng cửa ngày15/03/1968 và tiếp tục đóng cửa trong vòng 2 tuần Đến cuối tháng 3/1968, LondonGolden Pool (Kho dự trữ vàng London) sụp đổ Sau đó hệ thống 2 lớp được gọi là

Trang 17

cửa sổ vàng ra đời: mức giá thị trường được quyết định tại London và mức giáthanh toán quốc tế Chính hệ thống này tạo áp lực đầu cơ hướng tới thị trường mở.Tất cả đã tạo nên sự bình ổn của hệ thống tiền tệ quốc tế cuối năm 1968 và 1969.Không lâu sau đó, Time đã ám chỉ giá vàng thấp một cách giả tạo Người ta nhận rarằng vấn đề ở đây là sự thừa mứa của tiền giấy trong mối tương quan với vàng vàbiểu hiện cụ thể là sự lạm phát đang tăng lên tại Hoa Kỳ và Anh, Pháp Vì vấn đềnói trên mà IMF đã đề ra “Quyền rút vốn đặc quyền” (SDR) và được mọi ngườixem như là “vàng giấy”.

Từ năm 1967 đến năm 1971 là khoảng thời gian của sự hỗn loạn và bất ổn trong các vấn đề tiền tệ quốc tế Hàng loại đợt phá giá, định giá lại, lạm phát,

SDR, sự sụp đổ của London Golden Pool, hoán đổi tiền tệ, các khoản cho vay củaIMF, hệ thống 2 lớp… 15/08/1971, Tổng thống Nixon trình bày “Chính sách Kinh

tế mới”: kiểm soát lương và giá cả ngay lập tức, thuế suất 10% đối với nhập khẩu vàviệc đóng cửa cửa sổ vàng, đồng đô la sẽ không được hoán đổi thành vàng Người

ta còn gọi nó là Cú sốc Nixon

Thuế suất 10% đối với tất cả hàng hóa được nhập khẩu vào Mỹ đã làm cácnước châu Âu và Nhật Bản sốc Nixon muốn phá giá đồng đô la ngay lập tức so vớitất cả các đồng tiền chính, sau đó thả nổi để đồng đô la có thể đằm chìm trong cáccuộc phá giá tiếp theo trên thị trường ngoại hối Cuối tháng 8 Nhật Bản đã thôngbáo họ sẽ thả nổi đồng Yên so với đồng đô la Ngay lập tức đồng Yên tăng 7% sovới đô la Và cộng với thuế suất con số này lên tới 17% Bộ trưởng thương mạiCanada ước ượng rằng thuế suất này sẽ làm mất 90 ngàn việc làm ở Canada trongnhững năm đầu tiên Một vài vụ phá giá đồng đô la đã diễn ra trên thị trường hốiđoái, khi nhiều quốc gia bắt đầu thả nổi đồng tiền của họ so với đồng đô la và nhiềuđồng tiền ngay lập tức tăng giá từ 3-9%

Đầu tháng 12, cuộc họp của nhóm G10 diễn ra, đề nghị mức nâng giá trungbình của các ngoại tệ là 11% và mức phá giá của đồng đô la so với vàng là 10% Sựkết hợp 2 chiều này nghĩa là mức tăng hơn 20% tính theo đô la dành cho hàng xuấtkhẩu của các nước vào Hoa Kỳ Đổi lại Hoa Kỳ sẽ bỏ mức thuế suất nhập khẩu10% Châu Âu và Nhật Bản đều giật mình Các nước luôn sợ bị mất lợi thế Và cứnhư vậy việc thương lượng đã không có hồi kết

Trang 18

Hiệu ứng như Cú sốc Nixon, hiệp ước Smithsonian ra đời 10 quốc gia dẫnđầu về kinh tế đã nhóm họp tại Washington D.C tháng 12 năm 1971 và đi đến thỏathuận, với tên gọi “Hiệp Ước Smithsonia” (Smithnsonian Agreement of December1971): (1) Hoa Kỳ chấp nhận phá giá đồng Đô la lên 38 USD/ounce vàng (8,57%)

và các thành viên khác chấp nhận định lại giá đồng tiền so với Đô la Mỹ từ 7,4%đối với Canada đến 16,9% đối với Nhật Bản; (2) Biên độ dao động được mở rộng từ1% hiện tại lên 2,25% và có thể dao động tối đa đến mức 4,5% so với USD.Vàoquý 2 năm 1972, hệ thống tiền tệ mới đi vào hoạt động.Đồng Đô la Mỹ tiếp tục suyyếu do cán cân thanh toán Hoa Kỳ tiếp tục thâm hụt.Chế độ chuyển đổi Đô la ravàng vẫn có hiệu lục nhưng ảnh hưởng rất ít trên thực tế.Trên thực tế, giá vàng trênthị trường London vào tháng 8 năm 1972 là 70 USD/ounce Điều này đã dẫn đến sựlên giá mạnh trên thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư nhắm đến khoản lợinhuận tính theo đô la mỹ cao hơn từ thép, xe hơi, hàng không, phim ảnh và nhữngkhu vực khác được hưởng lợi cả từ việc gia tắng xuất khẩu hoặc giảm nhập khẩuhoặc cả hai Phụ tá tổng thống Peter G Peterson đã ước lượng rằng việc phá giáđồng đô la tạo ít nhất 500.000 công việc mới trong vòng 2 năm tới Chưa tới 2 nămsau, Hoa Kỳ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ 2 vớiGDP sụt giảm, nạn thất nghiệp tăng vọt, khủng hoảng dầu lửa, thị trường chứngkhoán sup đổ và lạm phát ở mức hỏa tiễn

Hiệp ước Smithsonian đã bị chết yểu Đồng bảng Anh bị phá giá lần nữa vào23/06/1972, lần này dưới hình thức thả nổi Đồng tiền này ngay lập tức rớt giá 6%

và 10% vào cuối năm 1972 Vào ngày 29/06/1972, Đức áp lệnh kiểm soát tiền tệvới nỗ lực ngăn chặn việc thu mua hỗn loạn đồng Mark Cho đến ngày 3/7 cả Francthụy Sỹ và đô la Canada đều được thả nổi Việc phá giá đồng bảng Anh cuối cùngdẫn đén việc thất bại thảm hại của đồng đô la khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự antoàn với đồng Mark Đức và đồng Franc Thụy Sỹ

Cuối năm 1973, IMF tuyên bố khai tử hệ thống Bretton Woods, chính thức kếtthúc vai trò của vàng trong tài chinh quốc tế và để cho các giá trị đồng tiền biếnđộng so với nhau ở bất kì mức nào mà các chính phủ hoặc các thị trường mongmuốn

Trang 19

Sau sự chết dần chết mòn của hệ thống Bretton, các quốc gia chủ lực ở Tây Âu

đã bắt đầu một cuộc hành trình tìm kiếm sự thống nhất tiền tệ kéo dài 30 năm, đỉnhđiểm là sự ra đời ở EU và đồng Euro, chính thức được công bố vào năm 1999 Mặccho những kì vọng về tăng trưởng và việc làm xuất phát từ việc phá giá đồng đô la,nước Mỹ vẫn phải chịu thêm 3 cuộc suy thoái kinh tế từ năm 1973 đến năm 1981

Trang 20

Chương 3 Nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ

trong giai đoạn 2010 – 2015

3.1. Tiền đề cho một cuộc chiến tranh tiền tệ

 Tình hình kinh tế Mỹ giữa năm 2010

Giải quyết trạng thất nghiệp cho tám triệu rưỡi người đã bị mất việc trong hainăm 2008-2009 do tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế, ngân hàng Trungương Mỹ lo ngại từ nay cho đến năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở trên mức 8%Mộttrong những nguyên nhân giải thích hiện tượng này có thể là do kinh tế Mỹ thực sựbước vào giai đoạn “ hậu công nghiệp” ở đó trọng lượng của các khu vực sản xuấtngày càng bị thu gọn lại để nhường chỗ cho các ngành tài chính, tin học và nhữngdịch vụ Mô hình mới đó cho phép nước Mỹ tiếp tục tăng trưởng mà không nhấtthiết phải tuyển dụng thêm nhân công

Với tỉ lệ thất nghiệp hiện nay ở mức 9.5%, kéo dài ở mức trên 9% đã một nămnay, nền kinh tế nước Mỹ đang hoạt động ở mức dưới tiềm năng GDP (potentialGDP) một mức khá xa Nếu tỉ lệ thất nghiệp không giảm thì khối lượng không laođộng không những làm gánh nặng cho ngân quỹ quốc gia qua những chương trìnhtrợ cấp thất nghiệp, huấn nghiệp, mà còn làm giảm nhu cầu tiêu thụ của xã hội, và

từ đó làm giảm GDP

Muốn giảm tỉ lệ thất nghiệp thì phải có công ăn việc làm Muốn có công ănviệc làm thì các công ty phải có nhu cầu thuê mướn lao động vào Muốn các công tythuê mướn thì phải có nhu cầu tiêu thụ hàng hoá Oái ăm thay là muốn có nhu cầutiêu thụ hàng hóa thì người dân phải có công ăn việc làm Cái vòng xoắn ốc này cólúc đi lên do yếu tố trước thuận lợi tác động vào yếu tố sau, đẩy kinh tế phát triểntheo đường xoắn ốc lên Tuy nhiên khi một yếu tố bị suy giảm, vòng xoắn ốc sẽ bị

đảo ngược và chiều hướng kinh tế lại đi xuống Về nạn thất nghiệp v ấn đề thất

nghiệp sẽ vẫn là một bài toán nan giải, chưa thể giải quyết một sớm một chiều được

và là trở ngại chính cho sự phục hồi kinh tế của nước Mỹ nói riêng và của cả thếgiới nói chung Nhóm Financial Forecast Center tiên đoán tỉ lệ thất nghiệp tại Hoa

Kỳ sẽ còn tiếp tục ở mức cao trên 9% và vượt 10% trong vòng một năm nữaới tỷ lệthất nghiệp giao động gần 10%, chắc chắn mức tiêu thụ tại cường quốc kinh tế sốmột thế giới này sẽ bị chựng lại Đối với một quốc gia mà sức mua sắm của các hộ

Trang 21

gia đình bảo đảm đến 80% tăng trưởng của GDP.gói kích cầu 800 tỷ đô la đã bơmvào nền kinh tế Mỹ từ đầu năm 2008 trong mục đích cải thiện thị trường lao động

Nền kinh tế Nhật Bản hiện đang ở vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ đầu năm

2010 đến nay Theo tuyên bố mới nhất ngày 19/10/2010 của chính phủ Nhật Bản,

“sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản đã dừng lại” Nguyên nhân chủ yếu khiến nềnkinh tế Nhật Bản rơi vào đình trệ là sự lên giá mạnh của đồng yên, nhu cầu của thếgiới đối với hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản giảm xuống, và tình trạng giảm phátvẫn tiếp tục dai dẳng Theo Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Yoshihiko Noda, NhậtBản sẵn sàng tiếp tục can thiệp vào các thị trường nhằm kìm hãm đà leo thang củagiá đồng yên Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo vào đầu tháng 10, saukhi giá yên tăng lên 82,11 yen/USD, mức cao nhất trong 15 năm qua, Sự hồi phụckinh tế dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản thời gian gần đây có dấu hiệu chậm lại.Xuất khẩu Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong tháng 8, trong bốicảnh nhu cầu ở nước ngoài sụt giảm và giá tiêu dùng tiếp tục giảm Trong khi đó,đồng yên mạnh lên đã tác động đến các nhà xuất khẩu Nhật Bản, khiến hàng hóacủa Nhật đắt đỏ hơn và làm giảm lợi nhuận ở nước ngoài Đồng nội tệ mạnh cũnglàm giá hàng nhập khẩu rẻ hơn, góp phần kéo dài chu kỳ thiểu phát trong đó ngườitiêu dùng trì hoãn việc mua sắm với hy vọng giá tiếp tục giảm, phủ bóng đen lênđầu tư doanh nghiệp trong tương lai Về chính sách tiền tệ, vào đầu tháng 10 Ngânhàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã thông qua chính sách lãi suất bằng 0% và cácbiện pháp bơm tiền trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng, chống thiểu phát và giảiquyết các tác động của đồng yên tăng giá đối với nền kinh tế Hiện tại việc đồngyên có giá trị mạnh đang ảnh hưởng tới xuất khẩu Nhật Bản Mặc dù kinh tế NhậtBản có nhiều điểm yếu, đồng yên vẫn có xu hướng tăng giá so với các đồng tiềnkhác trong hoàn cảnh tình hình tài chính toàn cầu có nhiều bất ổn, một phần là vìNhật Bản vẫn đang có thặng dư tài khoản vãng lai Nhiều ý kiến cho rằng biện pháp

hạ lãi suất sẽ chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn đối với tỷ giá đôla - yên.Trên thực tế, đồng yên dù có giảm giá sau khi quyết định trên được công bố, nhưngngay sau đó đã tăng trở lại mạnh hơn

Khủng hoảng nợ công ở châu âu đầu năm 2010

Trang 22

Nợ công của nhiều nước trên thế giới đang phình to, sau khi các chính phủ đổhàng nghìn tỉ USD vào các gói kích thích kinh tế Tại các nước phát triển và các nềnkinh tế mới nổi nhóm G20, nợ công tăng lên mức kỷ lục: hơn 98% GDP năm 2010

và sẽ tăng tới 115% GDP vào năm 2015 Con số này tại các nước có thu nhập ởmức giữa sẽ là 13% trong giai đoạn 2010 - 2015 Trong khi đóng góp của nhữngnước này trong tổng GDP của thế giới giảm tương ứng từ 74% xuống còn 54% Nợcông của Mỹ tăng cao gấp hai lần trong vòng bảy năm qua, lên mức hơn 14.000 tỉUSD, chiếm hơn 62% GDP; tại Nhật Bản con số này là hơn 200% GDP Cuộckhủng hoảng nợ công, trong đó, Hy Lạp - quốc gia có mức nợ công cao nhất khuvực đồng tiền chung châu Âu là 144% GDP năm 2010 đang tàn phá “ngôi nhàchung châu Âu” Tổng nợ công của EU có thể lên tới 100% GDP vào năm 2014 vàcộng đồng chung châu Âu (EC) dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone sẽ tăng lênmức kỷ lục 12% trong năm 2013 Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợcông châu Âu là do chính sách tài khóa thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việcvay nợ của các quốc gia Điển hình là Hy LạpMột nguyên nhân nữa dẫn đến cuộckhủng hoảng nợ công châu Âu là sự hạn chế trong cơ chế phối hợp điều hành trongkhu vực sử dụng đồng tiền chung (Eurozone), nhất là giữa tiền tệ và tài khóa

Cùng với áp lực đang gia tăng từ thất nghiệp, thâm hụt NSNN và chi tiêucông, cũng như sự mất giá của trái phiếu chính phủ, cuộc khủng hoảng nợ côngchâu Âu đã làm tổn thất hàng ngàn tỷ USD thu nhập tài chính của các nước thànhviên EU, làm suy giảm nặng nề thêm nền kinh tế khu vực, cũng như thị trường tàichính-tiền tệ khu vực và thế giới, khiến nhiều chính trị gia mất ghế, gây nhiều tranhcãi và những chi phí giải cứu tốn kém hàng trăm tỷ Euro

Đức có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và thặng dư thương mại liên tục.đồng euro

đổ vỡ sẽ gây thiệt hại cho hệ thong ngân hàng châu âu và thế giới đức cũn khôngngoại lệ Như vậy ,hậu quả của khủng hoảng nợ công có thể được tóm tắt như sau:cán cân ngân sách thâm hụt, giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng ,lạm phát tăng ,các

doanh nghiệp hạn chế đầu tư tăng trưởng GDP giarm và thất nghiệp tăng Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tới nền kinh tế thế giới trong thời gian qua cho thấy, nợ công là một vấn đề mang tính toàn cầu mà bất cứ một quốc gia nào dù mạnh hay yếu cũng có nguy cơ gặp phải

Trang 23

Từ những thông tin về tình hình về những nền kinh tế có tầm ảnh hưởng lớnđối với thế giới trên,có thể kết luận rằng : “vấn đề nền kinh tế thế giới tập trung chủyếu là thất nghiệp ,tăng trưởng kinh tế và vấn đề nợ công.Hơn nữa, biến động củacác nền kinh tế trọng điểm trên có ảnh hưỏng rất lớn đối với nền kinh tế thế giới Vìvậy vấn đề đặt ra là các nước đó cần có những chính sách về tài khóa hay tiền tệhiệu quả để cải thiện nền kinh tế toàn cầu”.

3.2 Dấu hiệu cho cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3

Nhận thấy sự kém hiệu quả của các chính sách tiền tệ thông thường, Fed đãchuyển sang sử dụng các gói QE Với mục đích vực dậy nền kinh tế sau khủnghoảng kinh tế tài chính 2007-2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã sử dụng liêntiếp các gói nới lỏng định lượng (Quantitative Easing -QE) từ năm 2008 đến nay.Giữa năm 2010, NHTW Mỹ lại tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng QE2 với dựđịnh bơm ra thị trường khoảng 600 tỷ USD bằng việc mua lại trái phiếu khiến chotổng tài sản của tổ chức này tăng lên hơn 2400 tỷ USD vào cuối năm Đồng đô la

Mỹ tràn ngập thị trường tài chính thế giới là nguyên nhân chính cho sự tăng bấtthường của dòng vốn nóng chảy vào các nước mới nổi tìm kiếm lãi suất cao.Tuynhiên,sau 2 gói QE1 và QE2, nền kinh tế Mỹ vẫn không có nhiều dấu hiệu khởi sắc.Chính phủ Mỹ quyết định tung ra gói QE3 ,đồng thời cam kết tiếp tục giữ lãi suấtngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất đến giữa năm 2015.Vào ngày 13 tháng 9 năm 2012,Cục dự trữ lien bang Mỹ Fed công bố vòng nới lỏng định lương lần 3 (QE3), cungcấp mua 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp mỗi tháng cho đến khi thị trường laođộng được cải thiện đáng kể, ngày 12 tháng 12 năm 2012, FOMC tiếp tục mở rôngthêm với 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn Nâng tổng số tiền QE3 mỗi thánglên 85 tỷ USD Tính đến ngày 14/9/2012 một ngày sau khi kết thúc cuộc họp ủyban điều hành thị trường mở Fed FOMC với tuyên bố về QE3 - đồng USD đã giảmgiá xấp xỉ 5% so với đồng EUR khi đồn đoán về động thái nới lỏng mạnh tay củaFed lan rộng trên thị trường và từ đó tiếp tục giảm mạnh cho đến nay (ngày1/2/2013 tỷ giá EUR/USD chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 15 tháng,

Một tuần sau quyết định QE3 của Fed, Ngân hàng Trung ương BOJ (NHTW)Nhật Bản cũng bất ngờ công bố quyết định nới lỏng quyết liệt chính sách tiền tệ của

Trang 24

mình nới lỏng định lượng với quy mô lơn Sau khi mở rộng chương trình mua tàisản thêm 10 nghìn tỷ Yên lên mức 80 nghìn tỷ Yên (tương đương 101 tỷ USD) vàotháng 9/2012, NHTW Nhật Bản liên tục mở rộng gói mua tài sản vào tháng 10, 11

và gần đây nhất, ngày 22/1/2013, quy mô chương trình mua tài sản đã được tăng lênmức 111 nghìn tỷ Yên (tương đương 113 tỷ USD) và sẽ kéo dài vô thời hạn NhậtBản phải tự bảo vệ mình bằng cách duy trì một đồng yên yếu nhằm chống lại việccác nước khác đang giảm giá đồng tiền của mình, khiến giới quan sát cho rằng NhậtBản đang công khai chủ động phá giá đồng Yên với mục đích rõ ràng là hỗ trợ xuấtkhẩu Từ tháng 11/2012 đồng yên của Nhật giảm giá 11 % so với đô la và 20 % sovới đồng tiền chung châu Âu Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản cũng giảm giá 18 %trong ba tháng qua so với đồng won của Hàn Quốc Nhật Bản khiến thế giới phải lolắng về một bước ngoặt mới trong cuộc chiến tranh tiền tệ khi tuyên bố in tiền

không giới hạn nhằm đạt mục tiêu lạm phát 2% .,

Sau động thái của Nhật Bản, Venuezela tuyên bố phá giá 1/3 giá trị đồng nội

tệ vào tháng 2.2013 Ngân hàng trung ương New Zealand cho biết đang xem xét canthiệp vào thị trường tiền tệ để hạn chế đà tăng của đồng Kiwi Brazil đang cố gắng

hạ giá đồng tiền bằng cách hạn chế dòng vốn vào Tháng 4.2013, nước Anh dấy lên

dư luận phải phá giá mạnh đồng Bảng, có thể là 1/3 giá trị, nhằm cứu nền kinh tế.USD giảm giá mạnh, kéo theo một loạt các nước cũng tìm mọi cách bảo vệ đồngtiền của mình không tăng giá Các thành viên G10 đã phát ra tín hiệu để ghìm giátrước động thái nới lỏng đinh lượng nổi bật nhất là Brazil và Thụy Sỹ Tháng8/2011, bất chấp lạm phát vẫn cao hơn mức mục tiêu, NHTW Brazil đột ngột quyếtđịnh cắt giảm lãi suất và tuyên bố Brazil sẽ "không ngần ngại can thiệp để giảm giáđồng Real"; năm 2012, NHTW liên tục can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hốibằng cách bán ra các hợp đồng hoán đổi đảo nghịch (reverse-currency swaps) và Bộtrưởng Tài chính Guido Mantega nhấn mạnh rằng, Chính phủ Brazil sẽ không đểđồng Real tăng giá Trong bối cảnh đồng Franc Thụy Sỹ tăng giá mạnh so với nhiềuđồng tiền với vai trò dự trữ an toàn, thì tháng 9/2011, lần dầu tiên kể từ năm 1978,NHTW Thụy Sỹ đưa ra quyết định mua "không giới hạn" các ngoại tệ nhằm giữ tỷgiá luôn trên ngưỡng 1,20 Euro ăn 1 Franc, khiến đồng Franc ngay lập tức giảm giá8,1% so với Euro chỉ trong vòng 1 ngày sau khi NHTW bắt đầu can thiệp Chiếndịch giảm giá tiền tệ gần đây giữa Mỹ và Nhật Bản đang gây quan ngại sâu sắc rằng

Trang 25

nó có thể lan rộng thành một cuộc chiến tiền tệ toàn cầu với sự tham gia của nhiềuquốc gia.

Hai tháng đầu năm 2015 được xem là đỉnh điểm của cuộc chiến tiền tệ thế giới khi hàng loạt ngân hàng trung ương (NHTW) tuyên bố hạ lãi suất và nới

lỏng chính sách tiền tệ.; NHTW Uzbekistan, NHTW Romania, NHTW Thụy Sĩ,

NHTW Ai Cập và Ấn Độ , Ngân hàng Dự trữ Trung ương Peru, NHTW Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ngân hàng Trung ương châu Âu , Ngân hàng Nhà nước Pakistan ,Cơ quan quản lý tiền tệ Singapor, Albania,NGA,Đan Mạch ,Trung Quốc ,Thụy Điển,Indonesia ,Nhật Bản ,Isarel,Balan,Thái Lan

Tiếp đến,làn sóng cắt giảm lãi suất gây bất ngờ của các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á, từ Trung Quốc, Ấn Độ cho tới Singapore, trong năm nay là nhằm giành lợi thế cho xuất khẩu Lãi suất cơ bản đồng Won về mức thấp

kỷ lục 1,75% Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu in tiền để mua tráiphiếu chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng Dư địa hạ lãi suất của ECB gần như đãkhông còn bởi lãi suất ngắn hạn đã xuống gần 0% Ngân hàng Trung ương NhậtBản (BoJ) cũng đang áp dụng cách làm tương tự như ECB

Tỷ giá USD/Euro 1 năm qua

Trang 26

Trong những tháng đầu năm 2015, đồng USD đã tăng rất mạnh và ngày càngtiến gần đến mức ngang bằng giá trị với đồng Euro Cách đây 1 năm, vào thời điểmtháng 3/2014 tỷ giá đồng EUR/USD ở khoảng mức 1 EUR bằng 1,39 USD Đếnngày 13/03/2015, tức là chỉ đúng 1 năm sau, 1 đồng Euro chỉ đổi được khoảng 1,05USD,giảm gần 24% so với T3-2014 Như vậy ,đồng Euro đã giảm giá mạnh sau khiNgân hàng trung ương Châu Âu (ECB) công bố thực hiện chương trình nới lỏngđịnh lượng (QE) trong tháng 3/2015, sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp và bơmthêm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu để giúp Nhật và EU tránh rơivào suy thoái Điều này kết hợp với đồng usd tăng giá từ t6/2014 càng làm choEuro thêm mất giá so với đồng USD.Việc đồng bạc xanh tăng giá mạnh so với đồngEuro gây nên những xáo trộn trong hoạt động kinh tế thế giới và chắc chắn việcbiến động tỷ giá này sẽ ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế và giá trị đồng tiền của tất

cả các nước

Đó là sự tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Mỹ trong năm 2014 Sau giaiđoạn phục hồi ì ạch sau khủng hoảng 2008-2009, năm 2014 kinh tế Mỹ đạt tốc độ

tăng trưởng cả năm là 3,3%Thứ hai, quyết định của Mỹ chấm dứt Gói nới lỏng định

lượng (QE) vào ngày 29/10/2014, mà thực chất là gói kích cầu khổng lồ trị giá 3,7ngàn tỷ USD mà Mỹ bơm ra suốt 6 năm qua kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng2008-2009 nhằm đưa kinh tế Mỹ thoát khỏi viễn cảnh khủng hoảng 1929-1933.cùng với khả năng Cục dự trữ liên bang FED sẽ nâng lãi suất từ mức cận 0 hiện nay

do tăng trưởng kinh tế Mỹ cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp dưới 6%

Tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD giảm tương đối trong tháng 2/2015 với 1CNY đổi được 0,16 USD, tuy nhiên gần cuối tháng 3, đồng CNY có xu hướng tănggiá nhẹ, khoảng 0,3% so với đồng USD

Trang 27

Tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD giảm tương đối trong tháng 2/2015 với 1CNY đổi được 0,16 USD, tuy nhiên gần cuối tháng 3, đồng CNY có xu hướng tănggiá nhẹ, khoảng 0,3% so với đồng USD.: Hai đối tác thương mại chính là euro vàyen Nhật đang yếu hơn khá nhiều, Trung Quốc sẽ không tránh khỏi phải giảm giánội tệ.Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thể nới lỏng chính sách tiền tệ

và làm suy yếu đồng nội tệ nhằm hạn chế nguy cơ giảm phát Tháng2/2015, PBoC

đã giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm xuống còn 5,35% và cũng đã hạ tỷ lệ dựtrữ bắt buộc vào tháng 2/2015,tháng 4/2015

Hiện nay, tỷ giá hoán đổi USD/CNY là 1 USD ăn xấp xỉ 6.25 CNY (hay CNY/USD = 0.16) Con số này không tăng đáng kể nào so với 28/06/2010 là 6.7890 CNY đổi lấy 1USD, dù năm 2010 đồng USD đã đụng đáy Trong bối cảnh nhiều đồng tiền trên thế giới đang rớt giá thảm hại thì tỷ giá đồng nhân dân tệ dự báo sẽ ổn định trong năm 2015 Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt tỷ giá

Trang 28

NDT- USD Từ đầu năm 2015, đồng tiền này mới giảm 0.9% so với USD Trongkhi đó, USD tăng 3.3% so với đồng won Hàn Quốc và 4.2% so với đô la Singapore.

Tỷ giá USD/JPY 1 năm qua

Từ đầu năm 2014 đến tháng 8 tỷ giá jpy/usd không có biến động nhiều.Giớiđầu tư đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến cũng đẩy đồng USD tăngmạnh so với đồng JPY lên mức cao nhất kể từ 2008, đạt mức 106,63 yên( tứcjpy/usd=0,0094) vào ngày 10/9/2014

Kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) mở rộng chương trình QE từtháng 10/2014 Đồng yên đã giảm giá 11,4% so với đồng USD

Ngày đăng: 21/09/2016, 20:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, nghiencuuquocte.net; Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ; http://nghiencuuquocte.net/2014/12/27/su-tro-lai-cua-cac-cuoc-chien-tranh-tien-te/ Link
2, tailieukinhdoanh.net; Tiểu luận chiến tranh tiền tệ; http://tailieukinhdoanh.net/tieu-luan-chien-tranh-tien-te/ Link
3, Tạp chí kinh tế; 2010: Thất nghiệp vẫn là mối đau đầu của Hoa Kỳ; http://vi.rfi.fr/tong-hop/20101207-2010-that-nghiep-van-la-moi-dau-dau-cua-hoa-ky/ Link
4, Nghiên cứu Nhật Bản; Tình hình kinh tế Nhật Bản tháng 10/2010; http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=242 Link
7, Tạp chí tài chính số 09 năm 2013; Những tác động của nới lỏng định lượng; http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/nhung-tac-dong-cua-noi-long-dinh-luong-o-my-32347.html Link
8, Tạp chí Ngân Hàng số 06/2013; Chiến tranh tiền tệ thế giới và những rủi ro tiềm ẩn; http://www.baomoi.com/Chien-tranh-tien-te-the-gioi-va-nhung-rui-ro-tiem-an/45/10821927.epi Link
9, Market Watch; The currency wars have begun; http://www.marketwatch.com/story/the-currency-wars-have-begun-2015-03-0610, DVO/ Market Watch; Cuộc chiến tiền tệ được châm ngòi như thế nào;http://m.gafin.vn/tai-chinh/thi-truong-quoc-te/cuoc-chien-tien-te-duoc-cham-ngoi-nhu-the-nao-3236975/ Link
11, Bạch Dương; Chiến tranh tiền tệ đang gõ cửa Châu Á; http://vneconomy.vn/the- gioi/chien-tranh-tien-te-dang-go-cua-chau-a-2015031310366871.htm Link
12, Hoàng Anh Tuấn; USD lên vùn vụt chớ để trở tay không kịp; http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/215783/usd-len--vun-vut---cho-de-tro-tay-khong-kip.html Link
13, Hoàng Nam; Chiến tranh tiền tệ: 25 nước tham chiến, Trung Quốc có thể phá giá Nhân Dân tệ; http://ndh.vn/chien-tranh-tien-te-25-nuoc-tham-chien-trung-quoc-co-the-pha-gia-nhan-dan-te-20150314103857788p149c166.news Link
14, itimes.vn; Đại chiến tiền tệ đang đến gần; http://itimes.vn/Root/printdocument.aspx?articleid=3402 Link
15, Phúc Minh; Thị trường mới nổi tiếp tục hạn chế dòng vốn vào; http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/45741/Thi-truong-moi-noi-tiep-tuc-han-che-dong-von-vao.html Link
16, Th.S Trương Minh Huy; Chiến tranh tiền tệ đình trệ kinh tế toàn cầu; http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20130527/Chien-tranh-tien-te-dinh-tre-kinh-te-toan-cau.aspx Link
17, DDDN; Các nền kinh tế mới nổi: Bỏ rơi cuộc chiến tiền tệ vì lạm phát;http://finance.tvsi.com.vn/News/201137/144973/cac-nen-kinh-te-moi-noi-bo-roi-cuoc-chien-tien-te-vi-lam-phat.aspx Link
18, KBS World Radio; Chính sách nới lỏng định lượng của ngân hàng Trung Ương Châu Âu và tổng tuyển cử Hy Lạp tác động đến Hàn Quốc;http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_economyplus_detail.htm?no=4791 Link
19, Ngọc Diệp; Trung Quốc thực ra đang ghìm giá đồng Nhân Dân tệ; http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-quoc-thuc-chat-dang-ghim-gia-dong-nhan-dan-te-20101120093454570.chn Link
20, Kỳ Duyên; Mỹ lại căng thẳng với Trung Quốc chuyện tiền nong; http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/my-lai-cang-thang-voi-trung-quoc-chuyen-tien-nong-2707999.html Link
21, Quân Nguyễn; QE-3 có hay không?; http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/my-lai-cang-thang-voi-trung-quoc-chuyen-tien-nong-2707999.html22, Nguyễn Lê; Đồng Yên giảm xuống thấp nhất trong 6 năm qua;http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/dong-yen-giam-xuong-thap-nhat-trong-6-nam-qua-2014091109050642311.chn Link
23, NHK NEWS; Đồng yên giảm giá ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Nhật; http://sns.jvca.or.jp:8000/jvca/wordpress/?p=2565#sthash.vALLnOz5.NbYOW60f.dpbs Link
24, Tapchitaichinh; Nhật Bản phá giá đồng yên, Việt Nam được gì?; http://www.juach.vn/nhat-ban-pha-gia-dong-yen-viet-nam-duoc-gi_p1_1-1_2-1_3-640_4-1036_9-2_11-10_12-6_13-317.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w