Báo cáo môn Logistics và vận tải quốc tế Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, trong chiến lược hội nhập và phát triển, kinh doanh XNK là một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do đó, việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu được Nhà nước đặc biệt quan tâm, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội do hội nhập mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường xuyên phải đối mặt với không ít các khó khăn, thách thức. Một trong số những thách thức đó là các rủi ro, tranh chấp trong thương mại quốc tế. Trong đó, rủi ro do tranh chấp liên quan đến vận đơn đường biển (BL) là một điển hình. Đã có khá nhiều tranh chấp về BL phát sinh tại Việt Nam, một trong số đó là vụ kiện giữa Công ty SH Bình Dương và Công ty giao nhận vận tải Tonkin Hải Phòng vào năm 2006. Đây là một vụ kiện đã gây nhiều tranh cãi trong thời gian đó vì những phán quyết của tòa án và sau khi được yêu cầu xét xử lại, cho tới nay, vụ kiện vẫn đang bị treo lơ lửng. Vụ kiện giữa SH Bình Dương và Tonkin Hải Phòng còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến lý luận và có ý nghĩa thực tiễn, do hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp XNK Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìm hiểu luật pháp và các thông lệ quốc tế về quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế, điều này dẫn tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp khi tham gia giao dịch.
Trang 1MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc,kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) được xem như là một điều kiện tiền đề cho sựphát triển kinh tế của mọi quốc gia Ở Việt Nam, trong chiến lược hội nhập và pháttriển, kinh doanh XNK là một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập
và có vai trò quyết định đến lợi thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế Do đó,việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu được Nhà nước đặc biệt quan tâm, Nhà nước ta đã cónhiều chính sách khuyến khích, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp là đội quân xung kích vô cùng quan trọng trong quá trình hộinhập quốc tế Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội do hội nhập mang lại, các doanhnghiệp Việt Nam cũng thường xuyên phải đối mặt với không ít các khó khăn, tháchthức Một trong số những thách thức đó là các rủi ro, tranh chấp trong thương mạiquốc tế Trong đó, rủi ro do tranh chấp liên quan đến vận đơn đường biển (B/L) làmột điển hình Đã có khá nhiều tranh chấp về B/L phát sinh tại Việt Nam, một trong
số đó là vụ kiện giữa Công ty SH Bình Dương và Công ty giao nhận vận tải TonkinHải Phòng vào năm 2006 Đây là một vụ kiện đã gây nhiều tranh cãi trong thời gian
đó vì những phán quyết của tòa án và sau khi được yêu cầu xét xử lại, cho tới nay,
vụ kiện vẫn đang bị treo lơ lửng
Vụ kiện giữa SH Bình Dương và Tonkin Hải Phòng còn tồn tại nhiều vấn đề liênquan đến lý luận và có ý nghĩa thực tiễn, do hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệpXNK Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong việc tìmhiểu luật pháp và các thông lệ quốc tế về quá trình thực hiện các hoạt động thươngmại quốc tế, điều này dẫn tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp khi tham gia giao dịch
Nhận thức được điều này, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Vụ kiện về vận đơn
giữa SH Bình Dương và Tonkin Hải Phòng và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam” với mong muốn phân tích đưa ra quan điểm về lý thuyết
thông qua tình huống cụ thể giúp người đọc, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK hiểu
Trang 2rõ hơn về B/L nói riêng và quá trình tham gia thương mại quốc tế nói chung nhằmtránh được những rủi ro và tranh chấp không cần thiết.
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu, phân tích kỹ những vấn đề lý luận trong vụ kiện giữa SH BìnhDương với Tonkin
- Đưa ra quan điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp XNKViệt Nam để hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Vụ kiện vận đơn giữa SH Bình Dương và Tonkin Hải Phòng năm 2006
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiểu luận được thực hiện bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, mô tả, so sánh– đối chiếu
V KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu tiểu luận gồm 3 phần:
Phần I: Những yếu tố có thể gây nên tranh chấp trên vận đơn
Phần II: Phân tích vụ kiện về vận đơn giữa SH Bình Dương và Tonkin Hải Phòng.Phần III: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 31 Ngày giao hàng trên B/L
Ngày giao hàng có vai trò quan trọng, làm căn cứ để các bên tham gia thươngmại và thanh toán quốc tế khẳng định người bán đã thực hiện đúng thời hạn giaohàng được quy định trong Hợp đồng thương mại hoặc L/C Đây cũng là điểm gâynhiều tranh chấp Ngày phát hành vận đơn sẽ được coi như là ngày giao hàng, trừkhi trên vận đơn có ghi chú hàng đã xếp trên tàu có ghi ngày giao hàng, trongtrường hợp này, ngày đã ghi trong ghi chú xếp hàng “On Board” sẽ được coi làngày giao hàng, cụ thể:
- Trường hợp B/L có ghi chú On Board: Ngày của ghi chú On Board - sẽ đượccoi là ngày giao hàng cho dù ngày On Board trước hoặc sau ngày phát hành B/L.Nếu trên 1 B/L có nhiều hơn một ghi chú On Board, ngày On Board sớm hơn sẽđược coi là ngày giao hàng Nếu bộ chứng từ được xuất trình nhiều hơn một bộ B/Lthì ngày On Board muộn hơn sẽ được coi là ngày giao hàng
- Trường hợp B/L không ghi chú On Board: Ở phần sau, chúng ta cùng bànluận tới vấn đề B/L có cần thiết có ghi chú xếp hàng hay không và bao gồm nhữngthông tin gì Ở đây, chúng ta chỉ xem xét đối với trường hợp B/L không ghi chú OnBoard là được phép Ðối với trường hợp này, ngày phát hành sẽ được coi là ngàygiao hàng
2 Ghi chú On Board trên B/L (OBN)
Mục đích của ghi chú “On Board” là để xác định hàng hóa đã được xếp lên tàutại cảng được quy định trong L/C Tùy thuộc vào nội dung và loại B/L sử dụng đểquyết định những nội dung cần phải có trong ghi chú On Board Việc ghi chú này lànhằm xác định hàng hóa đó đã được xếp lên con tàu, tại cảng đi được quy định
Trang 4trong hợp đồng thương mại cũng như trong L/C Việc có những nội dung nào trênghi chú tùy thuộc vào những yếu tố sau đây:
- Ðó là B/L đã xếp hàng lên tàu hay B/L nhận hàng để chở?
- Nội dung ở trong mục cảng đi trên B/L có phù hợp với cảng đi quy địnhtrong L/C hay không?
- Trên B/L có chặng trước hay không?
Việc hàng hóa đã được xếp lên tàu không chỉ liên quan đến quyền lợi của ngườimua, người bán mà còn là cơ sở trong việc kiểm tra chứng từ bảo hiểm, vì vậy đượctất cả các bên tham gia thương mại và thanh toán quốc tế đặc biệt quan tâm
3 Cảng đi, cảng đến
Cảng đi và cảng đến trên B/L đòi hỏi phải phù hợp với quy định của L/C Tuynhiên, do nhiều hãng chuyên chở muốn phản ánh đầy đủ các thông tin trên bề mặtB/L từ nơi nhận hàng để chở cho đến nơi chuyển tải, cảng dỡ nhưng phần lớn trênB/L không có mục in sẵn chuyển tải, vì vậy, người phát hành B/L không đủ cácmục in sẵn để điền thông tin vào ô thích hợp, dẫn đến tình trạng điền thông tin vàoB/L không đúng vị trí Những trường hợp thường gặp, đó là: tên cảng dỡ được điềnvào Destination hoặc tên cảng bốc hàng được điền vào mục Place of receipt hoặctên cảng chuyển tải được điền vào mục Port of unloading Đối với những trườnghợp này, đòi hỏi có sự ghi chú để chỉ ra đúng cảng
4 Người chuyên chở
Người chuyên chở cần được thể hiện rõ trên B/L Một vấn đề đặt ra đối với việcphát hành B/L là người chuyên chở, người ký phát B/L và letter head của B/L có thểkhác nhau Vì vậy, cần thể hiện rõ tên của người chuyên chở trên bề mặt B/L
Tên của người chuyên chở có thể thể hiện theo những cách chính sau đây:
- Thứ nhất, người ký phát chỉ rõ là đại lý cho người chuyên chở
- Thứ hai, người ký phát B/L chỉ rõ là đại lý của người chuyên chở mà tên củangười chuyên chở được xác định rõ trong B/L
5 Ký hậu vận đơn
Ký hậu vận đơn có thể hiểu là việc ký và đóng dấu vào mặt sau của tờ vận đơn,qua đó tài sản được chuyển quyền sở hữu từ người này sang người khác Điều đó
Trang 5đồng nghĩa với việc chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóasang cho người nhận ký hậu Người ký hậu sẽ ký lên mặt sau của vận đơn và traovận đơn cho người nhận ký hậu Khi ký hậu không cần phải nêu nguyên nhân,người ký hậu không cần thiết phải thông báo cho người chuyên chở hoặc những chủthể đã ký hậu trước đó
Các loại ký hậu vận đơn:
- Ký hậu đích danh : Người ký hậu sẽ ký và đóng dấu vào mặt sau của vận đơntrong đó ghi đích danh tên của người được hưởng lợi và có thể nghi chú " Deliveryto - Giao hàng cho " Như vậy sau khi khi hậu thì vận đơn này trở thành vận đơnđích danh và là người hưởng lợi cuối cùng
- Ký hậu theo lệnh : Với kiểu ký hậu này "To order of - Giao hàng theolệnh của " thì người được hưởng lợi lại tiếp tục được phép chuyển nhượng vận đơncho người tiếp theo bẳng cách ký hậu thêm một lần nữa ở phía mặt sau của vận đơn.Trong trường hợp không chuyển nhượng tiếp thì người được hưởng lợi sẽ cầm vậnđơn đi lấy hàng như là người hưởng lợi cuối cùng
- Ký hậu cho chính người ký hậu : Trong trường hợp người ký hậu vận đơn lạichính là người hưởng lợi cuối cùng hay nói cách khác là người đi nhận lô hàng đóthì chỉ cần ký và đóng đấu là có thể cầm vận đơn đi lấy hàng, nếu cẩn thận hơn ta cóthể ghi thêm câu " Delivery to myself - Giao hàng cho chính tôi "
- Ký hậu miễn truy đòi : Thông thường thì người ký hậu vẫn phải chịu tráchnhiệm liên đới cho việc giao hàng đến người hưởng thụ cuối cùng trong trường hợpngười hưởng thụ cầm vận đơn ký hâu mà không nhận được hàng Tuy nhiên đểtránh ràng buộc trách nhiệm với người hưởng thụ ngày, người ký hậu có thể thêmcâu " Without recourse endorsement - Miễn truy đòi" bên cạnh chữ ký của mình
Những vướng mắc về vận đơn có liên quan đến ký hậu:
- Chủ thể ký hậu – Endorser
● Trường hợp 1: Khi ký hậu có cần phải nêu rõ tên của doanh nghiệp đi kèm
● Trường hợp 2: Người ký hậu có cần phải nêu rõ chức danh của mình nắm giữtại công ty? Ngân hàng có cần kiểm tra xem người ký có đủ thẩm quyền để ký hậu?
● Trường hợp 3: Ký hậu có thể được thực hiện bởi đại lý của người gửi hàng?
Trang 6II PHÂN TÍCH VỤ KIỆN VỀ VẬN ĐƠN GIỮA CÔNG TY SH BÌNH
DƯƠNG VÀ CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI TONKIN HẢI PHÒNG
1 Tóm tắt vụ kiện
Cuối năm 2006, Công ty SH Bình Dương ký hợp đồng bán một container (2.970túi xách và ba-lô) cho Công ty Explore Planet Earth (EPE) Sydney, Australia theogiá FOB TP Hồ Chí Minh 87.035 USD Công ty EPE ủy thác Công ty Giao nhậnVận tải Tonkin ở Hải Phòng thuê tàu chở hàng từ TP Hồ Chí Minh đi Sydney.Tonkin ký Booking Note với Hãng tàu MOL
Ngày 20/12/2006, hàng được bốc lên tàu tại TP Hồ Chí Minh MOL cấp vậnđơn chủ (Master B/L) cho Tonkin, trên cơ sở đó Tonkin cấp vận đơn thứ cấp(House B/L) cho SH người gửi hàng (vận đơn của Tonkin theo mẫu FIATA1), trong
đó ghi rõ EPE là người nhận hàng
Hàng đến Sydney 06/01/2007 MOL giao cho đại lý Tonkin ngày 14/01/2007
Từ đó trở đi EPE không đến lấy hàng Phí lưu kho, phạt lưu container lên đến19.000 AU$, hàng hóa có nguy cơ hư hỏng hoàn toàn Theo tập quán và luật phápAustralia (tương tự như ở Việt Nam), ngày 01/3/2007, đại lý Tonkin đã đưa hàngvào kho ngoại quan của Hải quan Sydney để xử lý Ngày 14/4/2007, SH ra lệnh choTonkin đưa hàng về Việt Nam, nhưng Tonkin không thể thực hiện được vì hàng đãđưa vào kho ngoại quan, hơn nữa đây là vận đơn đích danh nên SH không thể đơn
1 Là mẫu vận đơn do Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) ban hành phù hợp với các quy tắc thống nhất về chứng từ vận tải hỗn hợp của Phòng Thương mại quốc tế (ICC)
Trang 7giản ra lệnh chở hàng về Ngày 04/5/2007, EPE đã đến kho ngoại quan nhận hàng,đại lý Tonkin không thu hồi vận đơn gốc Từ đó trở đi SH luôn khẳng định rằng tuyhàng bán FOB nhưng với vận đơn gốc trong tay, SH vẫn là chủ sở hữu lô hàng vàhoàn toàn có quyền ra lệnh giao hàng hay vận chuyển về Việt Nam Không đòiđược tiền hàng từ EPE, SH đã khởi kiện Tonkin tại Tòa án dân sự TP Hải Phòng,đòi bồi thường 1,7 tỷ VNĐ, bao gồm trị giá hàng 87.035 USD và khoảng 350 triệuVNĐ các loại tiền phạt do vi phạm thủ tục hải quan.
2 Lập luận của SH Bình Dương và Tonkin Hải Phòng
2.1 Lập luận của SH
Luận điểm 1: SH cho rằng, theo điều 70, Bộ luật hàng hải Việt Nam
(BLHHVN), vận đơn Tonkin cấp là bằng chứng hợp đồng vận chuyển giữa SH vàTonkin, chứ không phải giữa Tonkin và người mua FOB ở Australia Tonkin đã viphạm hợp đồng, không đưa hàng về theo lệnh của SH mà giao hàng cho EPE trongkhi EPE chưa trả tiền, gây tổn thất cho SH
“Điều 70: Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển: Hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển vàngười thuê vận chuyển,theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển dongười thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hang hoá từ cảng nhậnhàng đến cảng trả hàng.”
Luận điểm 2: Vận đơn Tonkin cấp cho SH thực chất là vận đơn theo lệnh và kết
hợp điều kiện giao hàng FOB do đó SH vẫn còn quyền sở hữu hàng hóa ViệcTonkin không thực hiện theo lệnh SH rõ ràng vi phạm pháp luật
Nhìn vào vận đơn, có thể thấy vận đơn mà Tonkin cấp là vận đơn đích danh,nhưng thực ra đấy là vận đơn theo lệnh Tuy rằng không có dòng chữ “to orderof…” nhưng ở mục Consignee lại không chỉ đích danh người nhận hàng mà chỉ quyđịnh chung là công ty EPE cùng địa chỉ và số điện thoại công ty Bên cạnh đó, vậnđơn mà Tonkin cấp là FBL (FIATA Bill of Lading) là vận đơn có thể chuyển
nhượng được Ở mặt trước của vận đơn, điều 3.1 cũng quy định rõ “Vận đơn này được ký phát theo hình thức có thể chuyển nhượng được trừ trường hợp nó ghi không thể chuyển nhượng được” (This FBL is issued in a negotiable form
Trang 8unless it is marked “non-negotiable), mà ở trên bề mặt vận đơn không có ghi chú gìthêm Vì SH đang cầm vận đơn nên SH vẫn đang có quyền sở hữu hàng hóa và cóquyền ra lệnh giao hàng hay vận chuyển về Việt Nam Vì vậy, việc Tonkin khônglàm theo lệnh của SH dẫn đến SH bị tổn thất là vi phạm pháp luật Điều này đượcquy định tại Điều 92, bộ Luật Hàng hải Việt Nam.
“Điều 92 Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng : Người gửi hàng có quyền
định đoạt hàng hoá cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếuchưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biểnbắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi
đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan Ngườivận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu của người gửi hang sau khi đã thulại toàn bộ số vận đơn gốc đã ký phát.”
Luận điểm 3: Tonkin giao hàng cho EPE mà không thu hồi vận đơn gốc là trái
pháp luật gây thiệt hại cho SH Trường hợp sau khi EPE đến nhận hàng mà Tonkinkhông thu hồi vận đơn gốc rõ ràng là trái pháp luật Điểm này được quy định tạiđiều 93, Luật Hàng hải Việt Nam 2005:
“Điều 93 Nghĩa vụ trả hàng: Khi tàu biển đến cảng trả hàng, người vận chuyển có
nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng hợp pháp nếu có vận đơn gốc, giấy gửi hàngđường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng quy định tạiĐiều 89 của Bộ luật này Sau khi hàng hoá đã được trả, các chứng từ vận chuyểncòn lại không còn giá trị để nhận hàng.”
Luận điểm 4: Hợp đồng mua bán giữa SH và EPE quy định người bán phải
nhận được tiền rồi mới giao chứng từ, trong khi đó Tonkin biết là người bán chưathu được tiền mà cứ giao hàng là vi phạm pháp luật SH còn khẳng định sau khinhận được tiền bán hàng SH sẽ “Chuyển chứng từ gốc hoặc phát hành thư điện giao
hàng bằng SURRENDER” cho khách hàng EPE để nhận hàng
Luận điểm 5: Tại sao Tonkin biết EPE lừa đảo mà vẫn giao hàng cho họ?
Tại phiên tòa, phía Tonkin công bố theo trang Web của Chính phủ Australia vềquản lý mã số các doanh nghiệp Australia (www.abr.business.gov.au) thì ởAustralia không có một công ty nào tên là EPE với mã số ABN 29112062554 và số
Trang 9ở bang NSW 2020 (New South Wales) Tuy nhiên, thông tin này phía Tonkin mớitìm ra 2 ngày trước khi phiên tòa bắt đầu và đã nộp cho tòa làm bằng chứng.
Luận điểm 6: Tonkin vi phạm luật HHVN và Luật thương mại Việt Nam.
Ngoài các luận điểm đã phân tích trên đây, bên SH cho rằng Tonkin đã vi phạmmột số điều khoản trong Luật Thương mại Việt Nam :
Theo điều 239 Luật Thương mại Việt Nam 2005 về quyền cầm giữ và định
đoạt hàng hóa: “thương nhân hoạt động kinh doanh logistics, trong trường hợpkhách hàng không đến nhận hàng hoặc không trả tiền nợ và hàng hóa có dấu hiệu
hư hỏng, thì có quyền định đoạt hàng hóa (có báo trước với khách hàng) hoặc làmcác biện pháp cần thiết như thanh lý hàng hóa để giảm thiệt hại cho khách hàng.”Vậy mà trong trường hợp này, Tonkin không có bất cứ động thái nào nhằm giảmthiệt hại cho SH gây tổn thất về hàng hóa của SH
Cũng theo điều 79 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005 về giới hạn trách nhiệm
của người vận chuyển nêu rõ: “trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng
mà lỗi phát sinh do người vận chuyển”, mà trong trường hợp này là do Tonkinkhông đưa hàng về Việt Nam theo lệnh của SH làm cho hàng hóa có dấu hiệu hưhỏng, thì bên vận chuyển phải chịu toàn bộ thiệt hại của hàng hóa được ghi trên vậnđơn
2.2 Lập luận của Tonkin
Luận điểm 1: SH đã ký HĐ sơ sài, lỏng lẻo với công ty ma thì SH phải tự gánh
chịu hậu quả Luận điểm của Tonkin là rất rõ ràng, thay vì buộc tội Tonkin là biếtEPE là công ty ma mà vẫn giao hàng, tại sao trước khi kí hợp đồng, SH không tìmhiểu kĩ về đối tác mà lại kí hợp đồng với một công ty ma Hợp đồng giữa hai bêncũng quá lỏng lẻo, hoàn toàn không đề cập đến việc thanh toán chậm, không đề cậpđến vấn đề chuyển quyền sở hữu, không quy định quy chế giải quyết tranh chấpcũng như nguồn luật áp dụng… Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hạicủa SH mà SH lại đòi Tonkin bồi thường là bất hợp lý
Ngoài ra, Tonkin cho rằng SH đã nhầm lẫn khi dẫn chiếu điều 70 Bộ Luật Hànghải Việt Nam khi cho rằng vân đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa
Trang 10SH và Tonkin Bên Tonkin cho rằng đây là thỏa thuận vận chuyển giữa Tonkin vàEPE do EPE mới là “người thuê vận chuyển”.
Luận điểm 2: Vụ kiện có yếu tố nước ngoài nên ngoài luật Việt Nam còn phải
áp dụng cả luật Australia
Theo điều 758 và điều 766, Khoản 2, Bộ luật dân sự Việt Nam, đây là vụ kiệndân sự có yếu tố nước ngoài, vì vậy ngoài việc áp dụng Luật Việt Nam như trên thìcòn phải áp dụng cả Luật Australia, vì đây là nơi diễn ra vụ tranh chấp về việc chấmdứt hợp đồng vận chuyển và quyền sở hữu để giải quyết vụ việc này
Điều 758, Bộ Luật Dân sự VN, 2005: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bêntham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nướcngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức ViệtNam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nướcngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”Điều 766, BLDSVN 2005: Quyền sở hữu tài sản: “2 Quyền sở hữu đối với độngsản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sảnđược chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác.”
Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã quy định, tức là ngoài việc áp dụng luậtViệt Nam, là quốc gia của cả hai bên đang diễn ra tranh chấp, thì còn phải áp dụngthêm luật Australia là nơi diễn ra tranh chấp và nơi mà hàng hóa được chuyển đến
Luận điểm 3: Ngày 1/3/2007, khi đại lý Tonkin đã đưa hàng vào kho ngoại
quan của Hải quan Sydney, là ngày giao hàng
Theo điều 74 khoản 3 mục b, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định về thờiđiểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển: “Người vận chuyểnhoàn thành việc trả hàng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên thứ 3 theoquy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng.” Hơn thế nữa tại khoản 2Điều 96, Bộ Luật Hàng hải VN 2005 quy định: “Hàng hoá được coi là đã trả đủ vàđúng như ghi trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyểnkhác, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển vềmất mát, hư hỏng hàng hoá chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng, nếu không
Trang 11thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài; đối với hàng hoá đã giám định quy định tạikhoản 1 Điều này thì không cần thông báo bằng văn bản.” Như vậy, theo cả hai điềutrên, Tonkin được xem như là đã giao hàng “đúng và đủ”, và việc SH buộc Tonkinmang hàng về Việt Nam là không có cơ sở pháp lý
Luận điểm 4: Quyền sở hữu lô hàng đã chuyển sang người mua từ ngày giao
hàng, tức là ngày 20/12/2006 Theo Điều 62, Luật thương mại 2005 và Điều 248,Luật Dân sự 2005 cũng như theo Australia Maritime Law quy định đối với cácquyền về vận đơn trong đó có quyền về sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển sangngười nhận đích danh ngay lập tức khi vận đơn được kí phát Tức là ngay sau khi kýphát vận đơn, SH chỉ có quyền định đoạt (theo điều 92, Luật hàng hải Việt Nam)nếu chưa giao quyền này cho người khác Còn thực tế, quyền sở hữu và quyền địnhđoạt cũng như các quyền về vận đơn khác đã tuột khỏi tay SH từ ngày 20/12/2006
“Điều 62 Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá: Trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bênbán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”
“Điều 248 Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác: Khi
chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồngmua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sởhữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữucủa người được chuyển giao.”
Luận điểm 5: Vận đơn do Tonkin cấp là vận đơn đích danh.
Vận đơn Tonkin cấp “Ghi rõ tên người nhận hàng gọi là vận đơn đích danh” nhưĐiều 86, Khoản 1, Mục a, BLHHVN quy định Đã là vận đơn đích danh thì khôngchuyển nhượng được và người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hànghợp pháp Vận đơn là đích danh hay theo lệnh, chuyển nhượng được hay không là
do nội dung mặt trước (Box-layout Side) của vận đơn (đặc biệt là nội dung ô chữ:
“Consignee”) quyết định chứ không phải do người vận chuyển ghi vào đó chữ
“Straight” thì nó là đích danh, hay cứ ghi vào đó chữ “Negotiable” là tự nó có thểchuyển nhượng được Một vận đơn có thể chuyển nhượng được hay không phảitheo đúng chuẩn mực quy định của Khoản 2, Mục b và Khoản 3, Điều 86,
Trang 12BLHHVN, chứ không phải phụ thuộc vào Điều 3.1 của vận đơn Tonkin Hơn nữa,các bên chỉ có quyền thỏa thuận những gì mà Điều 87, BLHHVN quy định (về nộidung vận đơn).
Luận điểm 6: Theo Luật Australia, vận đơn là vận đơn đích danh nên không
khác gì giấy gửi hàng, khi giao hàng người vận chuyển không cần thu hồi vận đơngốc
Tonkin thừa nhận BLHHVN quy định khi trả hàng tại cảng đích, người vậnchuyển phải thu hồi vận đơn gốc, bất kể nó có là vận đơn đích danh hay không Tuynhiên Tonkin cũng đưa ra lập luận rằng: theo Common Law mà Australia là thànhviên lại quy định vận đơn đích danh không chuyển nhượng được và người có têntrên vận đơn mới có quyền nhận hàng Vì vậy, nó không khác gì môt giấy gửi hàng(Waybill) nên khi nhận hàng, người vận chuyển không cần thu hồi vận đơn gốc
Luận điểm 7: Theo án lệ tại Tòa sơ thẩm TP.Hồ Chí Minh và Tòa phúc thẩm
Tòa án Tối cao TP Hồ Chí Minh, người gửi hàng không có quyền khởi kiện ngườivận chuyển
Bên phía Tonkin có đưa ra một án lệ vào năm 2004-2005, Tòa sơ thẩm Tp HồChí Minh và Tòa Phúc thẩm Tòa án Tối cao tại Tp Hồ Chí Minh đã xét xử một vụkiện có nội dung tương tự vụ kiện này, xoay quanh quyền khởi kiện của người gửihàng theo vận đơn đích danh Cả Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều căn cứ BLHHVNphán rằng chỉ có người có tên ở ô người nhận hàng trong vận đơn đích danh mớiđược nhận hàng và có quyền khởi kiện người vận chuyển, còn người gử hàng mặc
dù có vận đơn gốc trong tay nhưng không phải là người gửi hàng hợp pháp nênkhông thể nhận hàng và không đủ thẩm quyền kiếu nại người vận chuyển (bản án sơthẩm 2332/DSST ngày 8/11/2004)
3 Phán quyết của Toà sơ thẩm
- Căn cứ vào Điều 3.1 mặt trước của vận đơn (Toà đã nhầm lẫn, thực tế là mặtsau của vận đơn), vận đơn này không phải là vận đơn đích danh mà thực chất là vậnđơn theo lệnh
Trang 13- Toà cho rằng các chứng từ Hợp đồng mua bán, Hoá đơn thương mại, Tờ khaihải quan hàng xuất khẩu của lô hàng này không thể hiện rõ điều kiện giao hàngFOB.
- Tonkin phải bồi thường cho SH 57.000 USD (sau khi đã trừ đi phần không
ăn khớp giữa hợp đồng mua bán, hoá đơn thương mại, tờ khai thương mại, tờ khaihải quan hàng xuất khẩu và số lượng hàng trên vận đơn)
Tuy nhiên sau khi Tòa Sơ thẩm ra phán quyết như trên, bị đơn (Tonkin) đãkháng cáo lên Tòa Phúc thẩm và Tòa Phúc thẩm đã ra phán quyết hủy bỏ phánquyết sơ thẩm của Tòa Sơ thẩm vì trái pháp luật, đồng thời yêu cầu Tòa Sơ Thẩmxét xử lại Tuy nhiên từ đó vụ việc vẫn chưa có phán quyết rõ ràng vì Tòa Sơ Thẩmchưa tìm được một thẩm phán thích hợp có hiểu biết đầy đủ về các vấn đề liên quantrong vụ kiện để xét xử lại
4 Lập luận của nhóm
4.1 Vấn đề về hợp đồng ký kết giữa hai bên
Trong vụ kiện này, để phản bác lại ý kiến cho rằng “Tonkin biết EPE lừa đảo màvẫn giao hàng”, luật sư bên bị đơn đã đưa ra việc “hợp đồng mà 2 bên kí kết quá sơsài và lỏng lẻo, SH không tìm hiểu kĩ đối tác nên phải tự chịu”
Thứ nhất, việc EPE là công ty ma, cả 2 bên Tonkin và SH đều không biếtcho đến lúc tranh chấp xảy ra nên đây là lỗi của cả 2 phía Việc SH không tìm hiểu
kĩ đối tác của mình hay việc Tonkin nhận ủy thác từ một công ty ma thì đều nhưnhau
Thứ hai, chúng ta sẽ đi vào phân tích về bản hợp đồng mà SH và EPE kí vớinhau:
Trang 14Hợp đồng mua bán của công ty SH Bình Dương và công ty EPE Australia
Về nội dung:
Hợp đồng này được ký kết vào ngày 1/10/2006 nhằm phục vụ hoạt động kinhdoanh Trong bản hợp đồng này đó là nội dung thực hiện việc trao đổi hàng hóa (túixách và balo) và các thỏa thuận khác nhằm tạo điều kiện để việc trao đổi được tiếnhành
Về chủ thể của hợp đồng
Theo mục 2, nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 “Thương nhân làdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp
Trang 15luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký tronggiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” và “Trước khi tiến hành hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố”
Theo điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân vớipháp nhân, hay pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy định củapháp luật Hợp đồng này được ký kết giữa công ty SH Bình Dương là một công tycủa nhà nước Việt Nam với một công ty EPE của Australia đều là các pháp nhânkinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật
Về hình thức: bản hợp đồng này được soạn thảo bằng văn bản có chữ ký của các
bên xác nhận nội dung mua bán hàng hóa Đây là một quy định bắt buộc mà các chủthể của hợp đồng phải tuân theo
Phân tích và nhận xét về các điều khoản trong hợp đồng:
Điều 1: Điều khoản về tên hàng, số lượng và đơn giá của hàng hóa đã được ghi cụ
thể chi tiết ở hợp đồng này
NO DESCRIPTION OF
GOODS SIZE QUANTITY
U.PRICE USD
-AMOUNT – USD BACK PACKS FOB HOCHIMINH
Trang 16bốc dỡ hàng Đồng thời, nếu giá hàng bị tính sai, tranh chấp xảy ra thì sẽ giải quyếtnhư thế nào?
Ví dụ: Để điều khoản giá cả được rõ ràng hơn thì hợp đồng nên được quy định rõ
như sau
- Total value in number (figure): USD 87305
- Total value in words: US Dollars Eighty seven thousand and three hundredand five only
- Price to be understood FOB Hai Phong Port (Incoterms 2000), including/ notincluding package price
Điều 2: Điều khoản về chất lượng
Đây là một trong những điều khoản rất dễ gây ra tranh chấp giữa các bên Tronghợp đồng này ghi “quality of goods will be based on the sample goods by bothparties before” là chưa rõ ràng do:
Thứ nhất, 2 bên thống nhất chọn mẫu hàng nhưng hợp đồng lại không ghi rõ
số hiệu mẫu, ngày chọn mẫu
Thứ hai, mẫu này được lập ra bởi bên nào, gồm bao nhiêu bản và do ai nắmgiữ, có sự tham gia của bên thứ 3 – bên kiểm định (Vinacontrol) hay không?
Cuối cùng, hàng hóa ở đây là loại hàng xuất khẩu sang Australia nên vớiđiều khoản chất lượng không cụ thể, rõ ràng như này, sẽ dễ gặp phải sự từ chối nhậnhàng bởi không đáp ứng đúng chất lượng
Bởi vậy trong điều khoản này hai bên nên thỏa thuận kỹ càng và mô tả chi tiếtsản phẩm để trong Hợp đồng để tránh gây mâu thuẫn khi thực hiện
Điều 3: Điều khoản về thanh toán:
Điều khoản thanh toán đã chỉ rõ được phương thức thanh toán (phương thứcchuyển tiền bằng điện), thời hạn thanh toán (trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhậnthông báo về hàng hóa ở cảng Hồ Chí Minh): “The Buyer shall pay for thecommodity by TT/ REMITTANCE 100% within 60 days after receipt of cargo at
HCM port” Tuy nhiên điều khoản này chưa quy định đồng tiền thanh toán, mặc
dù giá hàng hóa được tính theo đồng USD nhưng chưa chắc sẽ thanh toán bằngđồng tiền này
Trang 17Về điều khoản này còn một vấn đề đáng lưu ý, đó chính là cách chọn phươngthức thanh toán của bên SH Bình Dương Phương thức này tuy với ưu điểm là chiphí nhỏ nhất nhưng rủi ro cao, đó là việc nhận hàng mà không trả tiền Và thực tế,EPE đã đến lấy hàng và không trả tiền SH Bình Dương.
Điều 4: Điều khoản về giao hàng.
Điều khoản giao hàng được coi là “trái tim” của hợp đồng bởi nó quy có liênquan đến hầu hết tất cả các khía cạnh khác của một hợp đồng giao dịch, thế nhưngtrong bản hợp đồng này, điều khoản giao hàng được quy định hết sức sơ sài và thiếuquá nhiều thông tin: “Shipment shall be not later than Dec 31 st 2006 with thefollowing details:…from Ho Chi Minh Port… to Australia” Những điều khôngđược đề cập đến trong Điều khoản giao hàng của bản hợp đồng bao gồm:
Quy định thưởng phạt do giao hàng chậm hay thời gian ân hạn, điều khoảnmiễn trách nếu giao hàng chậm cũng như hướng giải quyết khi những trường hợpxấu đó xảy ra
Địa điểm giao hàng (ở đây chỉ nói hàng giao từ cảng Hồ Chí Minh đến Úc),không nêu rõ cảng bốc hàng, dỡ hàng cũng như điểm chuyển đổi rủi ro, trách nhiệm
và quyền sở hữu đối với hàng hóa
Thông báo giao hàng: số lần thông báo và nội dung thông báo
Điều 5: Điều khoản về bao bì và ký mã hiệu
Điều khoản này không ghi rõ hàng hóa được đóng gói như thế nào và cần phảichú ý điều gì ghi vận chuyển: “Commodity shall be packed by manufacturer'sexport standard park”
Điều 6: Điều khoản khác
Điều khoản này được xem là tạm ổn nhất của hợp đồng này tuy nhiên nội dungchứa đựng lại đơn giản nhất: “Any change and amendment to this contract shall bemade in writing including telex and fax and signed manual agreement Any changeand amendment shall considered as internal part of this contract This contract ismade in four original copies in english with same value, each party keep two”