1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Năng lực sống trong cộng đồng

86 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 4,08 MB

Nội dung

Trẻ em ngày nay lớn lên dưới áp lực của nhiều hệ giá trị đạo đức khác nhau, “cái cũ”, “cái mới”… đan xen nhau Trong phạm vi gia đình, các thế hệ khác nhau cũng muốn áp đặt hệ giá trị đạo đức của mình cho con trẻ, chưa kể là ngay khi đã có một hệ giá trị nào đó thắng thế, thì con trẻ cũng vẫn phải chịu tác động của nhiều luồng “giá trị” khác từ xã hội rộng lớn bên ngoài Khi trẻ bước vào trường phổ thông để bắt đầu hưởng thụ công cuộc giáo dục chính thống, cũng là lúc bắt đầu những hoang mang: Hoang mang giữa lời giảng bao giờ cũng đẹp với cuộc sống thực, hoang mang giữa những bài học tốt đẹp đã nhận được với cách ứng dụng ngoài đời Về mặt khoa học, Tâm lý học hiện đại đã cho thấy, trẻ em luôn luôn có cách khước từ những tiêu chí đạo lý bị áp đặt, đổi lại, các em rất tuân thủ những tiêu chí đạo đức do chính các em tham gia tạo dựng Nói cách khác, lối dạy luân lý và đạo đức cho trẻ em như xưa nay vẫn tiến hành không còn phù hợp nữa Đó là lý do thứ nhất dẫn đến sự ra đời môn học gửi trong bộ sách Lối sống này Bộ sách chứa đựng mục tiêu đạo đức học phải đạt được đồng thời cũng có cả cách thức tổ chức lối sống đã được trẻ em chấp nhận thành những hành vi sống tự nhiên, hằng ngày của mỗi con người Lối sống không phải là những giáo điều được đem ra giảng giải và áp đặt Lối sống là nguyên tắc sống mang một giá trị đạo đức được cả cộng đồng tự giác chấp nhận Lối sống còn là những nề nếp tư duy và hành động tự nhiên, giản dị như hơi thở hằng ngày – cần thiết và quan trọng như ôxy nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải tuyên ngôn về tầm quan trọng vô cùng của ôxy Đó là lý do thứ hai khiến bộ sách này không dùng những lời lẽ rao giảng, khuyên răn, đe nẹt, mà là sách hướng dẫn cách tổ chức cuộc sống mới cho trẻ em bắt đầu từ lớp 1 Khái niệm “lối sống” đó có thể phát biểu như sau: Lối sống là những hành vi có ý thức hằng ngày của một con người, thể hiện quan niệm về đạo đức được chia sẻ với mọi người trong cộng đồng Bộ sách Lối sống này có hai mục tiêu trong một nội dung: - Thứ nhất, trang bị cho trẻ em lối sống của con người hiện đại, đó là: với cá nhân mình thì độc lập, tự chủ, với người khác thì biết tìm sự đồng thuận, hai điều kiện để sống hài hòa trong nền văn minh đương thời - Thứ hai, hướng dẫn tổ chức thực hiện mục tiêu trên bằng hệ thống việc làm do chính học sinh thực hiện, sao cho việc “học” lối sống mới của trẻ em được thực hiện hoàn toàn khác với cách học đạo đức hoặc luân lý trước đây Xâu chuỗi toàn bộ nội dung các lớp trong phạm vi bậc Giáo dục phổ thông là tinh thần đồng thuận Dựa trên tinh thần đồng thuận đó để thực hiện mục tiêu từng lớp như sau: Ở lớp 1, thống nhất nhận thức đồng thuận của ba thành phần: Giáo viên, phụ huynh và học sinh để tổ chức lối sống tự lập của trẻ em, khẳng định cá nhân trẻ em thông qua việc tổ chức cho các em nhận biết và có năng lực cùng ý thích tự phục vụ Ở lớp 2, cũng trên tinh thần đồng thuận, tổ chức lối sống phục vụ cộng đồng (cộng đồng ở đây được hiểu là tập hợp người chung sống với nhau, nương nhờ lẫn nhau và hòa hợp với nhau) Các bài học được triển khai như sau: Bài mở đầu: Ôn lại khái niệm đồng thuận - Bài 1: Khái niệm cộng đồng - Bài 2: Trách nhiệm với cộng đồng + Quan tâm đến cộng đồng + Phát hiện và giải quyết xung đột trong cộng đồng + Thể chế của lối sống cộng đồng - Bài 3: Mang lại vinh dự cho cộng đồng - Bài học cuối năm: Sức mạnh cộng đồng Do lối sống là nơi diễn ra mối quan hệ giữa cá nhân (luôn luôn khẳng định tính độc lập) với số đông (tập hợp khó đồng chất của những “kẻ khác”) nên chúng ta sẽ thấy, tiếp theo, từ lớp 3, việc tổ chức giáo dục lối sống cho trẻ em sẽ đi vào các chủ đề: - Cộng đồng gia đình (lớp 3) - Cộng đồng tổ quốc (lớp 4) - Cộng đồng nhân loại (lớp 5) Từ lớp 6 trở đi, các em sẽ trở lại với những khái niệm đã học trong năm lớp đầu bậc tiểu học trên tinh thần khám phá lý thuyết và thực tiễn Các em sẽ đủ hành trang để vào đời sau những năm học phổ thông như thế Xin phép nhắc lại, cách học Lối sống cũng như tất cả các môn học của chương trình Giáo dục hiện đại là cách học không giảng giải, không áp đặt mà được nhà sư phạm thực hiện như một công tác tổ chức các việc làm cho trẻ em đến được các khái niệm và triển khai cuộc sống mới của chính mình theo đúng khái niệm Trên ý nghĩa đó, các nhà giáo và các bậc phụ huynh có thể đồng hành cùng con em mình, giúp từng em tự làm ra lối sống mới cho chính mình! Chúc các bạn thành công! Nhóm biên soạn Bài mở đầu ÔN LẠI KHÁI NIỆM ĐỒNG THUẬN Sống một mình và sống chung Làm một mình và làm chung Các em làm như sau (1): a Em dùng hai tay giữ tấm bìa b Hai em cùng lấy tay giữ tấm bìa Các em làm tiếp như sau (2): a Em dùng 2 tay giữ bóng b Hai em cùng lấy tay giữ bóng Mở rộng việc làm chung Thi dùng lưng giữ bóng - Chia lớp thành từng nhóm 2 em - Từng nhóm áp lưng vào nhau, giữa hai lưng là một quả bóng bay, các em thi xem nhóm nào giữ bóng được lâu hơn mà không tuột và không vỡ Thi giữ bóng bằng đầu - Chia cả lớp thành từng nhóm 2 em - Các em thi vừa dùng trán giữ bóng vừa di chuyển xem nhóm nào giữ bóng đi được xa và lâu hơn Các em thảo luận: - Công việc em làm một mình khác gì với công việc em làm chung? - Khi làm chung một việc, làm cách nào để không hỏng việc (bìa bị rơi, bóng bị rơi, bóng bị vỡ)? Các em chơi tiếp với nhau (ở nhà, giờ ra chơi, khi rảnh rỗi): - Hai em cùng giữ quả bóng bằng lưng, bằng đầu, bằng cánh tay, bằng bàn chân, bằng ngực - Trong khi các nhóm chơi giữ bóng, các em khác vỗ tay hát một bài đồng dao Cố giữ bóng không rơi cho tới khi hát hết bài! Sống chung và làm chung Các em làm việc sau: - Chia nhau ra thành những nhóm từ 3 đến 5 em - Mỗi nhóm được chia chỉ 1 bộ đồ chơi Trí Uẩn có thể xếp thành những hình thù đẹp (nhưng là bộ đồ chơi tách rời) - Thi nhau trong thời gian ngắn nhất cả nhóm cùng nhau xếp thành một hình vuông như sau Chỉ có một bộ đồ chơi dùng chung cả nhóm Làm cách gì cho nhanh? Có thể có ít nhất ba cách làm: Cách làm của người KHÔNG BIẾT CÁCH LÀM CHUNG Cách làm của người LƯỜI VÀ CẦU MAY Hay quá! Chả làm gì cũng xong! Cách làm của người BIẾT CÁCH LÀM VIỆC CHUNG Việc 1: Cả nhóm đồng thuận trong việc thực hiện mục tiêu Việc 2: Cả nhóm tìm cách nhân bộ đồ chơi đó thành nhiều bộ (lấy bìa cắt cho mỗi người một bộ, không tranh nhau, từng người suy nghĩ …) Tất cả cùng nghĩ cách xếp! Việc 3: Cả nhóm cùng làm theo cách xếp hợp lý nhất Nhóm ta xong rồi! Em ghi lại những điều đã học trong bài mở đầu Em cùng các bạn trả lời các câu hỏi dưới đây rồi ghi lại vào vở: - Mấy tiết vừa rồi, em được chơi trò chơi gì? - Trò chơi đó gợi cho em ý nghĩa gì? - Nói ý nghĩa đó bằng một từ - Nói ý nghĩa đó bằng một câu - Em kể lại một số việc con người không thể làm riêng rẽ, phải làm chung với nhau mới có kết quả Các em thảo luận: trong trò chơi thi xếp hình, làm việc theo NHÓM có cần đến cách làm việc của từng CÁ NHÂN không? Ghi bằng một câu điều mới thảo luận Em vẽ hai bức tranh kể lại việc học của em Một bức miêu tả công việc em tự làm một mình, một bức miêu tả công việc em làm cùng người khác Các em đóng kịch câm theo nội dung bài tập 2 để kể cho người khác về việc học mấy tiết vừa rồi Chú ý kịch câm đó kể chuyện em làm việc theo nhóm – tuy chỉ 1 người nhưng phải bắt chước cả 2 vai Em tập chơi trò xếp hình Trí Uẩn – chơi một mình hoặc chơi chung bàn nhau cách xếp với các bạn Hãy xếp theo các hình sau (có các nét gợi ý cho dễ): Mẫu: theo các nét vạch mà xếp hình NGƯỜI CƯỠI NGỰA: Thể hiện điều đó bằng một bức tranh hoặc một bài viết Bài học cuối năm CHỦ ĐỀ: SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG Cộng đồng như một bàn tay Các em chơi trò chơi sau: Chọn một đồ vật to vừa tay cầm, ví dụ một quyển sách dày hoặc một quả bóng Chia làm ba đội – Đội thứ nhất cầm đồ vật bằng một ngón tay Có ai cầm được không? – Đội thứ 2 nhấc đồ vật bằng hai ngón tay Có ai nhấc được không? Nếu nhấc được các bạn thử di chuyển nhanh hoặc làm các động tác vận động xem có dễ dàng giữ nó không? – Đội thứ 3 cầm đồ vật bằng cả năm ngón tay Em thử giơ tay lên, xuống, qua phải qua trái, chạy nhảy… xem đồ vật có bị rơi không? Thảo luận: - Dùng cả 5 ngón tay thì có cầm được chắc hơn 1 ngón hoặc 2 ngón không? Vì sao? - Em có suy nghĩ gì về sức mạnh của một người so với sức mạnh của cả cộng đồng? Sức mạnh nào to lớn hơn? - Em lấy ví dụ trong cuộc sống về việc sức mạnh của nhiều người cộng lại có tác dụng to lớn hơn là sức mạnh của một người - Vẽ một bức tranh hoặc viết một câu chuyện em tự nghĩ ra có ý nghĩa tương tự trò chơi trên Tưởng tượng: Vận dụng thao tác tưởng tượng đã học ở môn Văn, em hãy ngồi yên nhắm mắt lại và nghĩ đến các tình huống sau: - Em bị đau một ngón tay, các ngón còn lại trong bàn tay có cảm thấy đau không? - Khi một ngón tay bị đau, để cầm được một đồ vật gì lên, các ngón khác có phải tăng thêm sức lực để giữ chặt đồ vật ấy không? - Em hãy sưu tầm thêm những câu tục ngữ, ca dao có ý nghĩa tương tự như mối quan hệ giữa các ngón tay trong một bàn tay Trò chơi đóng vai: Câu chuyện bó đũa Trò chơi này dựa trên một câu chuyện dân gian, mời các em đọc đoạn đầu của truyện: Câu chuyện bó đũa Ngày xưa, có một gia đình giàu có, sinh được năm người con Vì được nuông chiều, họ sinh ra lười biếng và ỷ lại Khi đã trưởng thành, mỗi người đều có một cơ ngơi, nhưng luôn ganh tị lẫn nhau vì những của cải mà cha mẹ cho Người cha cố gắng để khuyên can họ nhưng vô ích, vì vậy ông rất đau lòng Ít lâu sau, người cha bị bệnh nặng, biết mình không qua khỏi, một hôm ông gọi năm người con đến và sai người đem ra một bó đũa Năm người con ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì, ông cầm lấy bó đũa và bảo từng người hãy bẻ đi, người con nào cũng gắng hết sức mình nhưng không sao bẻ nổi Lúc đó người cha lại bảo: “Các con hãy bẻ từng chiếc một xem sao” Lập tức năm người con bẻ từng chiếc một cách dễ dàng… Đóng vai: Lấy một bó đũa (hoặc nhờ người lớn vót cho một bó que) - Lần lượt từng em đóng vai người con, cầm cả bó đũa lên bẻ Có ai bẻ được cả bó đũa không? - Lượt thứ 2: Các em bẻ từng chiếc một Thật là dễ dàng! Làm các bài tập sau: - Em lý giải xem tại sao bẻ cả bó đũa lại rất khó mà bẻ từng chiếc lại dễ dàng? - Em viết đoạn kết của câu chuyện: Ông bố sẽ nói gì? Các con từ đó sống như thế nào? - Em kể một câu chuyện khác do em sưu tầm hoặc tự nghĩ ra có ý nghĩa tương tự câu chuyện trên - Từng nhóm chọn ra câu chuyện hay nhất đem đóng kịch với nhau, biểu diễn cho cả lớp xem * Tặng em đoạn văn ghi lại việc vua tôi nhà Trần chuẩn bị ứng phó khi đất nước sắp có giặc ngoại xâm [ ] Vua Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão: Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó… Tự cổ xưa đến giờ, thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng: “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy!” Vậy nên liệu tính sao? Mọi người xôn xao tranh nhau nói: Xin bệ hạ cho đánh! Thưa, chỉ có đánh! Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa: Nên hòa hay nên đánh? Tức thì muôn miệng một lời: Đánh! Đánh! Điện Diên Hồng như rung chuyển Người người sục sôi Nhà vua trẻ, mắt long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh lửa đuốc cháy bập bùng (Theo Lê Vân, Hội nghị Diên Hồng) Hội nghị Diên Hồng, tranh gốm trên con đường gốm sứ ( Hà Nội) Tình đồng chí Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi… (Trích Đồng chí – Chính Hữu) Bài thơ viết về những người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp Các anh bộ đội từ những phương trời xa xôi về bên nhau cùng chung nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Bài thơ có câu: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi – Theo em, câu thơ nói đến ai? Một người lính bị bệnh sốt rét giữa rừng? Hay một người lính khỏe mạnh nhưng lại “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” vì thương bạn? – Tưởng tượng mình là một người lính, dựa vào bài thơ, em hãy thay mặt người bạn đang bị ốm viết một bức thư cho con trai đang học lớp 2 ở nhà, kể về cuộc sống nơi chiến trường và những người đồng đội của cha cho con trai biết Những mảng màu biến sắc - Làm chong chóng: Có năm cánh với năm màu khác nhau - Xoay cho chong chóng quay thật nhanh - Quan sát và trả lời những câu hỏi sau: + Em có thấy từng màu riêng lẻ nữa không? + Em thích từng màu riêng lẻ hay các màu cùng hòa trộn? + Nếu để rời từng cánh thì chong chóng có quay được không? - Từng cánh là những màu sắc riêng, khi ghép lại thành chong chóng xoay trước gió sẽ tạo nên những vòng màu sắc mới lạ Từ hình ảnh đó em có suy nghĩ gì về con người khi họ sống riêng lẻ và khi chung sống thành một cộng đồng? - Em viết thành một đoạn văn hoặc vẽ một bức tranh về một điều mà hình ảnh đó gợi ra cho em Tặng em những lời hay của John Donne – nhà thơ Anh sống ở thế kỷ 17 Em cất giữ vào sổ tay của mình để còn đọc lại nhiều lần trong đời Không ai là hòn đảo riêng rẽ một mình Mỗi người là một phần lục địa, một bộ phận của tổng thể Chỉ một cục đất bị biển cuốn trôi thì châu Âu cũng nhỏ đi Cũng vậy, nếu biển cuốn trôi cả một mũi đất Cũng vậy, nếu nhà của ta hay của bạn ta bị cuốn trôi Một ai đó chết đi làm chính ta mất mát Vì ta là một phần của loài người No man is an island, Entire of itself Each is a piece of the continent, A part of the main If a clod be washed away by the sea, Europe is the less As well as if a promontory were As well as if a manor of thine own Or of thine friend’s were Each man’s death diminishes me, For I am involved in mankind John Donne TỦ SÁCH CỦA EM Dưới đây là những đoạn trích tiểu thuyết “Chuyện năm 1914” của nhà văn Thụy Điển được giải Nobel Eyvind Johnson Em đọc và có thể thấy ở đây tâm trạng lạ lùng của con người đối với cộng đồng Mối quan hệ ấy – do nghèo đói thiếu thốn và do văn hóachưa cao – lắm khi u buồn và đau đớn, con người hòa vào cộng đồng không phải lúc nào cũng dễ dàng Nhưng ta sẽ thấy bên trong một vỏ bọc lạnh nhạt là tấm tình cộng đồng nồng nàn ấm áp _Những người biên soạn mong rằng vào những lúc rảnh rang, năm nay hoặc sang năm hoặc xa hơn nữa, các em lại vẫn mở sách LỐI SỐNG này ra và đọc lại những trang sách thấm đẫm tình người này._ Chuyện năm 1914 “Cậu biết rằng đời mình hẳn sẽ chẳng thể nào như cuộc đời họ Biết chắc như vậy… Cậu nghĩ bụng, “tới khi nào đó mình đã lớn, khi mình đã thực sự lớn ấy, khi đó…” Nghĩ vậy thôi, chứ thực tình cậu cũng chẳng biết tới khi đó thì cậu sẽ làm gì” [ ] Thế rồi cậu lên đường, một lần nữa trong đời lại đối mặt với những điều chưa hề gặp Cậu quay đầu lại nhìn lần nữa ngôi nhà to màu xám Sau những tấm rèm, mẹ cậu đứng đó dõi theo cậu Cậu chỉ thoáng nhìn thấy mẹ đằng sau mấy bông hoa Cậu quay đi và lại nhìn thẳng vào con đường lớn mình đang rảo bước, răng cắn chặt vào môi, và bước đi hối hả vội vàng Chương II: ĐI TÌM VIỆC Chuyến tàu hỏa cậu đi về phương Nam đã chạy được nhiều dặm đường Giờ đây, chuyện cậu đi về phương nào không còn quan trọng nữa, nhưng vì cậu từ phương Bắc xuống, nên cậu không thích đi trở lại nơi đó nữa Cậu cũng chẳng băn khoăn nhiều về điều đó, nhưng trong đầu cậu đang lẫn lộn những hình ảnh của rừng, của mỏ phương Bắc, và hai hoặc ba miền đất rộng lớn nào đó nữa, nơi có đủ thứ công việc cho cậu làm Dẫu sao, lúc này cậu chẳng hề muốn quay trở lại phương Bắc Ở phương Nam cũng có rừng, và cũng có đôi ba thành phố nhỏ có cảng biển, có tàu biển vào vào ra ra Sông ngòi đổ dồn về đó, và cùng với sông ngòi là vô số công việc để mà mó tay vào; công việc ở những cộng đồng lớn làm nghề nông, ở những lò gạch, vận chuyển gỗ cây, tuyển chọn gỗ Cậu có đọc trên báo chí về chuyện ở đâu đó gỗ cây trôi về gây ùn tắc và như vậy có nghĩa là cũng có công ăn việc làm Sau lưng cậu trên ghế ngồi, là chiếc ba lô vô duyên Có ai đó hỏi cậu đi đâu, thế là cậu nói lên một địa điểm nào đó Đó là nơi cậu đi tới Họ gật gù và nói: “Ô, mãi tận đó!” Đó chính là cái địa điểm năm nay ở đó gỗ cây trôi về gây ùn tắc Gỗ cuốn về làm đứt phăng những đoạn xích an toàn ở cửa sông và giạt vào một bên của hòn đảo nằm giữa sông Đúng là có chuyện như vậy xảy ra thật Có tiếng một người đàn ông cất lên nói to cho mọi người nghe: - Nguy hiểm đó, anh bạn ạ Năm nào thì cũng Thế rồi họ bảo cho cậu biết là năm nào thì cũng - Nhưng, mình thì chẳng làm sao chết đuối được, cậu nghĩ bụng Không khí trở nên trang nghiêm hẳn trong suốt cả ngày đường - Bây giờ thì đã bơn bớt rồi, những cây gỗ trôi sông ấy, bây giờ đỡ rồi, dồn được hết cả về khu tuyển chọn gỗ rồi, nằm cách chỗ ùn tắc đó chừng vài trăm mét Khoảng năm trăm mét gì đó Nghẽn lại chồng chất, rồi bị đẩy cả về hai bên bờ rồi Có tới hàng trăm nghìn cây gỗ, có dễ tới một triệu cây ấy Không bao giờ thấy nhiều gỗ cây đến thế Bao nhiêu là tiền là của Olof không làm cách gì đáp lại được với người đàn ông ngồi ghế đối diện vừa nói Cậu không sao tìm ra được điều gì để nói về tất tật những thứ gỗ cây đó “Ô hay, có tới cả triệu cây gỗ ư”, cậu nghĩ bụng, và trong giây lát cậu thấy kiêu hãnh vì ở cái nơi cậu sắp đến có cả triệu cây gỗ như thế Như thế nghĩa là ở đó có công việc Cậu không thực sự biết liệu mình có kiếm được công việc làm ở đó không Nhưng hàng triệu cây gỗ có nghĩa là có vô khối thứ việc mà làm Cậu liếc nhìn người đàn ông ngồi ghế đối diện với vẻ biết ơn, ông ta có cái miệng mầu nâu đậm của người nghiện hít thuốc lá, bộ ria mép của ông xệ xuống, và ông chỉ còn có một con mắt thôi [ ] Chương III: CÔNG NHÂN – 4 – Ông sếp đứng làm chủ toàn bộ khúc sông nhìn xuôi xuống cậu và hỏi: – Được rồi, cậu cho biết cậu có thể làm được việc gì nào? Olof đưa mắt nhìn đống gỗ khổng lồ chất ngất khắp mặt sông nom như một cây cầu đồ sộ, hoặc nom như một thứ băng tan nằm đó lởm chởm Phía trước lớp xích chắn, những cây gỗ nằm ken sát nhau, và từ phía trên cao, nước đang ép xuống chúng Ông ra vẻ như mình là ông chủ của đống gỗ đó Ông ta có vẻ vô cùng sung sướng và bận rộn kinh khủng Mắt ông để ý bao quát khắp khu vực; ta có cảm giác ngoài đống gỗ ùn lại này, thì trên trời cao ông cũng còn có hẳn vài ba đống nữa - Làm việc gì cũng được, cậu bé nói - Ở đây làm việc suốt ngày đêm, ông sếp nói Cậu có thể mang ba lô lên khu nhà ở trên kia Rồi ăn Ăn gì chưa? Đến sáu giờ thì cậu tới đây đi làm ca đêm Ông ta đặt câu hỏi, nhưng không bao giờ đợi câu trả lời “Cậu bao nhiêu tuổi? Tên cậu là gì? Cậu đã làm ở một hãng nào chưa?” Hỏi xong rồi ông ta bỏ đi với dáng đi đu đưa, tựa hồ như ông ta định cùng một lúc đi theo khắp các hướng Olof đứng nguyên chỗ đó, mắt dõi theo ông ta Sau rồi cậu đội mũ lên đầu và bắt đầu bước đi lên phía cái nhà gỗ Khi cậu bước tới bậc cuối cùng của những bậc thềm dẫn lên cái cổng lớn thì cậu dừng lại “Ở đây sao mà đẹp”, cậu nghĩ và thấy hơi sợ Cậu nghe thấy tiếng người trong khu nhà Có ai đó đang hát bài về “Quán trọ của Lame Lotta”, bài hát những anh nào đã đi lính nghĩa vụ đều nhớ cả, trong khi có tiếng một người lại đang tập bài hát “Chúng tôi ra khơi nhưng không có buồm” Dường như ai hát cứ hát, không bị ai cản trở và cũng chẳng cản trở ai Khi cậu bước vào thì họ ngừng bặt Toàn là những chàng trai trẻ Một anh đứng bên bếp lò rửa ráy, một anh khác nằm ngửa trên giường tầng, cánh tay đặt dưới đầu làm gối Anh này nhỏm dậy, chống người trên khuỷu tay và nhìn Olof khắp từ chân lên tới đầu Anh ta có đôi mắt vui vẻ, hấp háy - Tìm ai phải không? - Tôi nghĩ mình sẽ đến và ở đây, Olof đáp lại với vẻ nhút nhát và nhấc mũ ra Bọn họ rõ ràng là đã quen có người lạ tới một cách bất ngờ Người đang rửa ráy lấy bàn tay ướt nước trỏ vào một giường tầng sát bức tường mé đối diện - Cậu có thể nằm giường đó Olof bước ngang gian phòng và đặt ba lô xuống Cậu ngập ngừng một lát trước khi ngồi lên một chiếc ghế đẩu Cậu hơi mệt, nên cần ngồi xuống một lát - Cậu từ xa tới hử? Người nằm ở giường tầng hỏi cậu Olof không trả lời - Cậu cũng chưa nhiều tuổi nhỉ, đúng vậy không? - Mười bốn Gần mười bốn - Cậu tên là gì? Cậu lại ngần ngừ Cứ như thể cậu không thích đưa tên mình cho người cậu chỉ vừa mới quen Cậu có hai tên Một tên mọi người dùng để gọi cậu từ khi cậu còn bé, và một tên nữa dùng ở trường vì nó dễ gọi Cậu quyết định đưa tên này ra - Olof, cậu nói - Cậu không có tên họ à? Một lần nữa cậu lại ngập ngừng; tên họ của cậu cũng lắm phiền hà Cậu có hai tên họ Một tên các bạn bè của bố mẹ nuôi vẫn dùng, và một tên họ nữa dùng trong sổ liên lạc của nhà trường với gia đình Cậu nói cái tên sau Và bây giờ cậu thành một con người ở chốn này, con người có tên tuổi đàng hoàng - Được rồi, được rồi, người nằm trên giường tầng nói Làm việc ở đây nặng nhọc đấy, không phải là công việc cho cậu làm đâu Nhưng rồi cậu sẽ vào đội của tôi Người đó cười to, nhưng không phải là điệu cười không tử tế - Xoàng ra thì cậu cũng có thể làm công việc chuyển peavey(1) và đi mua bia Olof cũng cố cười, nhưng cậu không thích thú lắm với chuyện đó - Cậu ăn chút gì đi đã, anh chàng trên giường tầng nói Vài tiếng nữa, tất cả chúng ta sẽ đi làm Nên bây giờ hãy ăn đi và sau đó thì nghỉ Olof ngồi im lặng ăn và cố tình che giấu cậu đang ăn món gì Tên của cái anh trên giường tầng là Olsson, nhưng mọi người gọi anh là Olle Anh ta quê quán vùng nào đó quanh đây, nhưng đã từng đi biển vài ba năm rồi Người kia thì tên là Lund và quê quán vùng phía Nam, ở mạn Stockholm Anh này không hỏi han gì nhiều, nhưng thỉnh thoảng anh lại nhìn cậu Cả hai anh đều trạc hai mươi tuổi Olof ăn bánh mì với xúc xích và quay lưng lại phía mọi người mỗi khi cậu chợt nhớ là mình mang theo thứ lương ăn hết sức bình thường như vậy Trong ba lô cậu có cả bánh mì kẹp trứng, nhưng cậu không biết ở vùng này người ta có ăn bánh mì kẹp với trứng rán như vậy không; cậu chỉ lo bị những người này chế nhạo loại bánh mì kẹp như vậy Song cũng chẳng thấy ai trong bọn họ nói điều gì hết Có thể đó là những con người tử tế không quan tâm đến việc người khác ăn uống ra sao - Cậu có thể rót lấy cà phê trong bình đặt trên bếp lò mà uống, Olsson nói Tôi không nghĩ là cậu có đem theo cà phê; ai ai đến đây cũng không đem theo cà phê Nhưng Olof thì có đem theo; cậu thấy khoái vì đã mua cà phê xay sẵn ở cửa hàng tạp hóa Cậu leo lên giường tầng Ở đó có một cái nệm nhồi rơm bẩn thỉu nồng nặc mùi ẩm mốc Cậu nằm ngửa người, chân duỗi thẳng và thấy buồn ngủ, cậu lẩn trốn vào trong giấc ngủ Trong đầu cậu vẫn còn xầm xầm xịch xịch tiếng xe lửa chạy Một tiếng kêu vọng theo cậu trong giấc mơ Rồi có một tiếng người kể câu chuyện dài dằng dặc mà cậu không sao nắm bắt được đó là chuyện gì; một chuỗi những lời lẽ tan biến đi mất, những lời lẽ mang mùi vị của rơm ẩm mốc Olsson đã leo lên tầng giường thấp và lay lay cậu – Sắp phải đi làm rồi, anh ta nói Ông sếp bảo là cậu cùng đi làm với chúng tôi Mang theo ít cà phê và mấy khoanh bánh mì kẹp Nếu không có, chúng tôi sẽ cho cậu [ … ] Phương ngữ khác nhau, du dương, ngập ngừng, tỏ tường hay cộc cằn; tiếng Stockholm nói năng cẩu thả, tiếng thôn quê chậm rãi, thoải mái, tất cả hòa trộn lộn xộn với nhau thành một tiếng thầm thì của những ngôn từ nhỏ nhẹ, ngập ngừng Tuần này họ làm ca đêm; tuần sau cũng có thể phải làm ca đêm nữa Ca đêm tuần trước họ bị mất một người Tuần trước nữa, một anh bị trượt khỏi một cây gỗ Bờ sông trơn như xà phòng mềm Chỉ nghe thấy tiếng rơi tõm, một tiếng kêu, hoặc có khi chẳng nghe thấy gì cả; và giờ đây những người đàn ông mất tích đó đã nằm ở đâu đó mà chẳng ai tìm thấy họ Khi đống gỗ cây dịch chuyển đi được vài ba mét, họ sẽ bị nghiền nát và vĩnh viễn biến mất Đêm tối luôn luôn là thời khắc tồi tệ nhất Những đêm hè nhẹ nhõm đó khiến tinh thần con người phấn chấn, khiến con người họ cứ lâng lâng và khiến họ dễ sơ sẩy (Chuyện năm 1914 Châu Diên dịch từ bản tiếng Anh) TẠM BIỆT EM! HẸN GẶP LẠI Ở LỚP 3! Peavey hoặc peavy – phát âm “pi–vi” – một công cụ để làm với gỗ cây, đầu sắt nhọn như của chiếc xà beng, tay cầm dài bằng gỗ, ở đầu lại có thêm một vòng sắt để móc và đẩy thân cây gỗ Xin coi hình vẽ trong từ điển Webster (ND chú thích) Hiệp hội thể thao Các trường đại học trong nước Cục Quản lý ôtô Pierre Auguste Renoir (1841-1919): Họa sĩ nổi tiếng của Pháp, thuộc trường phái ấn tượng Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Yonkers: Thành phố ngoại vi thành phố New York về phía Bắc, ven sông Hudson Steve McQueen (1930-1980): Diễn viên điện ảnh Mỹ, đã sáng tạo nên những nhân vật cô đơn lầm lỳ, mạnh mẽ và nổi tiếng vì những pha nguy hiểm NYPD: Sở Cảnh sát New York Thương hiệu của các bản nhạc nền thường phát tại nhà hàng, thang máy… và các nơi công cộng khác The Clash: Ban nhạc punk rock của Anh, thành lập năm 1976 và giải tán năm 1985 Là một trong các ban nhạc có ý nghĩa và năng động nhất trong dòng nhạc rock Thổ dân Bắc Mỹ, ban đầu định cư ở thung lũng sông Hudson, ngày nay nhiều người Iroqois sinh sống tại các khu vực thành thị Stevie Ray Vaughan: Ca sĩ và nhạc công guitare nổi tiếng của Mỹ, là siêu sao trước khi tử nạn trong vụ rơi máy bay năm 1990 Nhân vật chính trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Mỹ Steven Bochco (sinh năm 1943) Một loại ma túy tạo cảm giác kích thích và giải toả ức chế, công thức C11H15NO2 Một trong những chương trình truyền hình được hâm mộ nhất của Nữ hoàng Truyền hình Mỹ Winfrey Oprah, bắt đầu từ năm 1996 Mỗi năm vài lần, chương trình này tập trung vào cuốn sách do Winfrey chọn Cục Điều tra Liên bang Mỹ Cục Rượu, Thuốc lá và Súng Davis Letterman (sinh năm 1947): Ngôi sao truyền hình Mỹ, dẫn chương trình giải trí và thảo luận giờ khuya từ năm 1982 Martha Stewart (sinh năm 1941): Nữ doanh nhân Mỹ, trả lời những câu hỏi về giải trí, nấu ăn trong chương trình The Early Show trên truyền hình Oprah Winfrey: Sinh năm 1954, ngôi sao truyền hình Mỹ, đã giành nhiều giải Emmy Yếu tố thành công chính trong các chương trình của Oprah là khả năng kết nối tuyệt vời, đầy cảm xúc của bà với khách mời Thương hiệu của một loại vải tổng hợp mỏng và bền Diễn viên điện ảnh Mỹ Đội Phản ứng nhanh Hội đồng Trọng tài Liên đoàn Dân chính Hội Ireland Ủy ban Kiểm soát ma túy Bộ Tư pháp Cục Điều tra Liên bang Ủy mị, cổ lỗ sĩ Trong truyện cổ tích, nàng tiên mỗi lần lấy đi một cái răng sữa lại để một món tiền hoặc quà dưới gối cho trẻ em Cực bắc của thành phố New York Công ty âm nhạc đặt trụ sở tại Detroit, rất nổi tiếng trong các thập kỷ 1960 và 1970, chuyên về các loại nhạc pop, soul và nhà thờ Lance Armstrong (sinh năm 1971): Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng của Mỹ, là người lập kỷ lục 17 lần giành giải quán quân tại cuộc đua Tour de France Cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Mỹ Trùm mafia, nhân vật chính trong tiểu thuyết Bố già của Mario Pulzo và bộ phim nổi tiếng, cùng tên của đạo diễn Francis Ford Coppola Diễn viên Marlon Brando giành giải Oscar Nam diễn viên xuất sắc nhất vì vai này Một trong hai thương hiệu máy tính xách tay đầu tiên, nổi tiếng của Mỹ trong thập niên 1990 Diễn viên Mỹ, đóng vai trung uý trong phim Viên trung uý tha hóa (năm 1992) Julia Child (1912-2004): Chuyên gia nấu ăn, là tác giả và đạo diễn truyền hình Mỹ Bà dạy nấu các món ăn Pháp qua sách vở và các chương trình truyền hình Nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Australia, sinh năm 1967, từng hai lần giành giải Quả cầu vàng và giải Oscar về diễn xuất Tổng thống Mỹ đương nhiệm Calvin Klein: Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Mỹ, sinh năm 1942 Robert Frost (1874-1963): nhà thơ Mỹ, người đã tôn vinh phong cảnh đồng quê New England và ngôn ngữ New England Frank Borman, một trong bốn phi hành gia trên con tàu vũ trụ Apollo 8 của Mỹ, phóng ngày 21 tháng Mười hai năm 1968 Phim của đạo diễn Wiseman, công chiếu năm 1969 Món bánh của Mexico, nhồi pho mát, thịt… rồi nướng Bà (tiếng Ý trong nguyên bản) Loại rượu vang của miền Trung nước Ý Ông (tiếng Ý trong nguyên bản) Vâng, phải (tiếng Ý trong nguyên bản) Vùng bắc Ý, trung tâm văn hoá thời Phục hưng Frank Sinatra (1915-1998): Ca sĩ, diễn viên điện ảnh Mỹ gốc Ý, là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong thế hệ ông Norman Rockwell (1984-1978): Họa sĩ Mỹ Khu vực phía tây Manhattan, New York, nổi tiếng vì nhiều studio và gallery nghệ thuật Cà phê sữa sủi bọt, thêm sôcôla bột hoặc quế Bảo tàng Mỹ thuật do anh em nhà công nghiệp và hảo tâm Guggenheim thành lập năm 1939 ở New York MOMA: Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại ở New York (Các chú thích của người dịch) Cancún: Khu nghỉ dưỡng trên bờ biển đông bắc Quintana Roo, Mexico Tạm dịch: Nước nhà dù hưng thịnh hay suy vong thì người đàn ông bình thường cũng phải có trách nhiệm Nghệ nhân nổi tiếng trong lĩnh vực bình thư - kể chuyện dài, một hình thức văn nghệ dân gian của Trung Quốc Trương Tín Triết (1967) ca sĩ nổi tiếng người Đài Loan Trong tiếng Trung, từ “gà” có nghĩa bóng là gái bán hoa Bậc tiểu học của Trung Quốc từ lớp 1 đến lớp 6, bậc THCS từ lớp 7 đến lớp 9 (1) : Cổ Hoặc Tử (tạm dịch: Đứa nhóc hư) là bộ truyện tranh của Hồng Kông (2) : Tên một loại nước ngọt đóng chai sản xuất vào những năm 1980 ở Trung Quốc (3) : Tứ đại thiên vương là tên gọi thân mật của những người hâm mộ dành cho 4 ca sĩ, diễn viên Hồng Kông trẻ nổi tiếng cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990; gồm Trương Ngọc Hữu (hát hay nhất), Quách Vũ Thành (nhảy đẹp nhất), Lưu Đức Hoa (diễn xuất hay nhất), Lê Minh (Phong độ, đẹp trai nhất) (4) : Tiểu hổ đội gồm ba thành viên Ngô Kì Long, Trần Chí Bằng và Tô Hữu Bằng, là ban nhạc nổi tiếng của Đài Loan cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX (5) : Cuộc thi tiếng hát truyền hình hay thần tượng âm nhạc dành cho nữ sinh do đài truyền hình Hồ Nam tổ chức từ năm 2004 đến 2006 Chu Hoa Kiện (1960) là một ca sĩ trong làng nhạc Hoa ngữ Hồng Kông Một loại hormone do cơ thể sản xuất ra khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú, cái mà làm cho nhịp tim đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị cho những phản ứng chống lại sự nguy hiểm Nữ nhà văn chuyên sáng tác dòng tiểu thuyết tình cảm của Đài Loan Là một loại rượu vang được lên men từ quả nho hoặc nước quả nho, ngoài ra còn có thể được làm từ một số loại trái cây khác Saint Seiya là bộ tranh truyện nổi tiếng của tác giả Masami Kurumada (Nhật Bản) Còn có tên là Bạch quả là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoales Ban liên lạc là một bộ phận quan trọng của Hội sinh viên trong các trường đại học ở Trung Quốc Nhiệm vụ chính của ban liên lạc là liên lạc với các tổ chức, đơn vị bên ngoài để xin tài trợ kinh phí cho Hội sinh viên và các hoạt động của hội Trần Tầm phiên âm tiếng Trung là Chen Xun Lão xá (1899 - 1966), tên thật là Thư Khánh Xuân, tự Xá Dư, là một nhà sáng tác tiểu thuyết và kịch của Trung Quốc Đề tài khai thác chủ yếu của ông là viết về học sinh, trí thức và thị dân ở Bắc Kinh Trà Quán là một trong hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Nữ nhà văn chuyên sáng tác dòng tiểu thuyết tình cảm của Đài Loan Trung Quốc có tục lệ sờ khỉ đá đầu năm để tránh mọi bệnh tật, trừ tà Hay chính là Tân Tây du kí là một cặp hai phim Hồng Kông của đạo diễn Lưu Trấn Vĩ phỏng theo bộ tiểu thuyết kinh điển Tây du kí của nhà văn Ngô Thừa Ân, cả hai bộ phim đều được công chiếu năm 1995 và nhận được phản ứng tích cực từ cả công chúng và giới phê bình Vương Phi (1969) là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, người mẫu của Hồng Kông Cô là một thần tượng tại khắp Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác Châu Huệ Mẫn (1967) là ca sĩ, diễn viên được yêu mến ở Hồng Kông Nàng công chúa có sức mạnh thần kì trong một bộ phim hoạt hình của Mĩ được công ti Filmation sản xuất năm 1985 Là ca sĩ nhạc pop Trung Quốc Cô nhanh chóng nổi tiếng khi giành giải quán quân trong cuộc thi Super Girls năm 2005 MC nổi tiếng của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc Vị thuốc Bắc dùng để giải nhiệt, tiêu độc, phòng bệnh Trích trong câu thơ “Tằng kinh thương hải nan vi thủy, trừ khước Vu Sơn bất thị vân” của nhà thơ Nguyên Chẩn, ý muốn nói rằng đã yêu một người sâu sắc thì rất khó có thể quên Tên Phương Hồi phiên âm tiếng Trung là Fang Hui, Thẩm Hiểu Đường phiên âm tiếng Trung là Shen Xiao Tang Nhân vật võ hiệp truyền thuyết sống ở cuối nhà Minh, đầu nhà Thanh của Trung Quốc Rau thì là có âm Hán Việt là hồi hương Jeanne d'Arc (1412 – 1431) là một nữ anh hùng người Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa Pháp và Anh Ngày 16 tháng 5 năm 1920, Jeanne d'Arc được Giáo hoàng Biển Đức XV chính thức phong thánh và là thánh quan thầy Giáo hội nước Pháp Một loại rượu truyền thống uống trong dịp Giáng Sinh làm từ rượu vang đỏ pha với nhiều loại gia vị khác nhau và đun nóng lên 8\ Fred, Wilma, Barney là các nhân vật trong series phim hoạt hình lấy bối cảnh thời đồ đá The Flintstones (từng được chiếu ở Việt Nam với tên Gia đình Flintstones) 9\ Obi-Wan Kenobi, Darth Vader: Các nhân vật trong Star Wars 10\ Ở đây chơi chữ'partially absent' - có nghĩa là nghỉ nửa buổi, trong trường hợp này còn có thể hiểu là 'nghỉ một nửa người' 11\ Từ 'pead' - đã để hạt đậu lên đồng âm với 'peed' - đã tè lên 1\ Nguyên văn: cousins once removed: từ để chỉ những người họ hàng cách một đời, dịch từng chữ có thể hiểu là“họ hàng từng bị cắt bỏ” [Mọi chú thích đều của người dịch] 2\ Trong tiếng Anh, “dye” có nghĩa là “nhuộm”, đồng âm với “die” có nghĩa là “chết” 3\ Trong nguyên tác “Below C level” - dưới điểm C, nhưng “C level” đồng âm với “sea level” có nghĩa là “mực nước biển” 4\ Troll: sinh vật trong truyện cổcác nước Scandinavi 5\ Giant: sinh vật thường có mặt trong truyện cổ châu Âu Khác với cyclop là khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp 6\ Series truyền hình nhiều tập của Mỹ theo dấu các cảnh sát trong các hoạt động nghiệp vụ của họ 7\ Heimlich là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích của đường thở Nguyên tắc của Heimlich là tạo 1 lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra Tên thủ thuật được đặt theo tên của người đã sáng tạo ra nó, Henry Jay Heimlich MD, một bác sĩ người Mỹ 1Déjà vu (phiên âm tiếng Anh: /deɪʒɑ vu/ nghe; phiên âm tiếng Pháp [deʒa vy] nghe, 'đã nhìn thấy'; hay còn gọi là ký ức ảo giác, từ 'para' trong tiếng Hy Lạp là παρα, kết hợp với từ μνήμη 'mnēmē' là 'memory trí nhớ, ký ức') hoặc promnesia (chứng rối loạn trí nhớ), là ảo giác, cảm thấy quen thuộc (như đã từng thấy, từng trải qua trong trí nhớ) trong một môi trường, khung cảnh mới, chưa từng biết trước đó hoặc không nhớ rõ lúc nào Đây có thể là những trải nghiệm của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây (một người cảm thấy sự kiện đang xảy ra này đã từng xảy ra trong quá khứ không lâu), mặc dù không thể biết chắn chắn các trường hợp linh cảm ấy đã xảy ra lúc nào Charles Xavier: Một nhân vật trong bộ phim X-Men (Dị Nhân), có khả năng đọc suy nghĩ của người khác Chỉ lời tuyên thệ thường được đọc trong các buổi lễ của người Mỹ với nội dung: “Tôi xin thề trung thành với lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và với nền cộng hòa mà lá cờ đại diện Một quốc gia dưới Thượng đế, không bị chia cắt, với tự do và công lý cho mọi người.” (theo Wikipedia) Đơn vị tiền tệ thời Hy Lạp cổ đại [...]... CỘNG ĐỒNG LÀ GÌ? Cộng đồng là những người: cùng chung sống cùng nương nhờ nhau cùng hòa hợp với nhau “Con người sống chung trong xã hội nên họ phân chia nhau các công việc từng người phải thực hiện Người này làm đồ tể, người kia làm thợ xây, người nữa làm y sĩ… Ta gọi đó là khái niệm phân công lao động.” (Trích Người là gì? – Cécile Robelin – Jean Robelin) Củng cố khái niệm cộng đồng và phân công lao động trong một... - Tên theo anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung Ngoài 4 phân xưởng còn có một nhóm “phá cộng đồng gồm 3 tên Tiến hành chơi: - Khi giáo viên gõ 3 tiếng “kẻng” thì công nhân các phân xưởng ôm nhau vòng tay chặt không cho nhóm “phá cộng đồng tới lôi đi mất - Nếu cộng đồng bọc được một kẻ “phá cộng đồng thì kẻ đó bị cho ra ngoài - Giáo viên gõ 5 tiếng “kẻng”, các phân xưởng phải buông nhau ra,cùng (diễn kịch câm) “đạp xe” về... với hy vọng nó sẽ trôi về được đất liền Thư kể rõ một việc làm của em trong những ngày trên đảo Bài 2 TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG Lớp 1: Em tự phục vụ bản thân mình Lớp 2: Em có trách nhiệm với cộng đồng Trách nhiệm gì? A QUAN TÂM ĐẾN CỘNG ĐỒNG I BA THÓI XẤU CHỐNG LẠI TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG Các em xem bức tranh sau và chơi các trò chơi Đây là bức tranh chụp tượng ba con khỉ lần lượt có tên là: Mizaru – nghĩa là bịt mắt... Thảo luận – ghi ý kiến của từng người vào biên bản: Tinh thần đồng thuận thể hiện trong khi làm việc như thế nào? Mấy gợi ý: - Có bắt buộc việc làm nào cũng phải làm chung không? Cho biết: Việc gì không làm chung? - Những việc gì không làm chung thì không xong? - Với những việc làm riêng hoàn toàn, tinh thần đồng thuận thể hiện ở chỗ nào? Cộng đồng là gì? Mục đích: Các em thấy được trong một nhà máy có nhiều người cùng sản xuất... - Tiếp tục 3 tiếng “kẻng” vào làm việc và 5 tiếng “kẻng” nghỉ việc, cho tới khi nhóm “phá cộng đồng không còn tên nào nữa Em cho biết có những cộng đồng nào, làm nghề gì? Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay, Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng, Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,... … Con người luôn cần đến nhau, triết gia trả lời Sống trong một xã hội, không chỉ có nghĩa là sống cùng với nhau Đó là làm việc cùng nhau Người nông dân trồng trọt và cung cấp lúa mì cho người làm bánh mì Người làm bánh mì nhào nặn rồi làm ra bánh mà tôi đang ăn Còn tôi, tôi dạy triết học cho con cái những người nông dân và những người làm bánh mì kia Con người sống theo nhóm, và trong nhóm thì có phân công lao động... - Thảo luận: Đoạn tóm tắt câu chuyện cho em biết Robinson tự làm những việc gì khi sống một mình trên đảo hoang? Sống một mình trên đảo hoang thì việc làm của Robinson có tính cộng đồng không? Điều đó thể hiện như thế nào? - Em vẽ một cảnh Robinson đang làm việc trên hoang đảo - Tưởng tượng em là Robinson bị lạc trên hoang đảo Em viết một bức thư để bỏ vào chai thả ra biển với hy vọng nó sẽ trôi về được đất liền Thư kể rõ một việc làm của em trong những ngày trên đảo... Người này làm đồ tể, người kia làm thợ xây, người nữa làm y sĩ… Ta gọi đó là khái niệm phân công lao động.” (Trích Người là gì? – Cécile Robelin – Jean Robelin) Củng cố khái niệm cộng đồng và phân công lao động trong một cộng đồng Mục đích: Các em nắm được khái niệm cộng đồng gồm nhiều người cùng chung sống, cùng làm việc, đoàn kết, gắn bó với nhau Chuẩn bị chơi: Chia học sinh thành 4 “phân xưởng” – Đặt tên Phân xưởng 1, 2, 3, 4 hoặc đặt lại tên khi chơi: - Tên theo loài hoa, thí dụ phân xưởng: nhài, lan, huệ, cúc... Được biết, những người thợ không chỉ đoàn kết, chia sẻ động viên nhau mà còn nhường nhau lên mặt đất trước sau hơn hai tháng bị lòng đất giam cầm (Tổng hợp từ các báo) - Em hãy chỉ ra có những cộng đồng nào được nhắc đến trong đoạn tin trên? Họ đã cùng sống và cùng làm việc như thế nào? - Em viết một bức thư ngắn gửi một người thợ mỏ mới được giải cứu Nhà vua Xalomon: “Cuối cùng ngôi đền đồ sộ ở Giêruxalem của ta đã hoàn thành... khóc, tiếng kêu không? - Em tìm trong thực tế những người giống người bịt tai – không làm gì cả khi thấy người khác gặp nạn - Em và các bạn chỉ ra thói xấu của “những con khỉ bịt tai” 3 Trò chơi 3 – “Con khỉ bịt miệng” Mục đích: Em tìm ra một thói xấu chống lại trách nhiệm với cộng đồng Chuẩn bị: 3 em đóng vai con khỉ, các em khác đóng vai người gặp nạn Tiến hành: - 3 em lấy tay bịt miệng (như con khỉ thứ ba trong tranh) đi đi lại lại trong phòng quanh các bạn đang

Ngày đăng: 18/09/2016, 06:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w