1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG KHU VỰC TÂY BẮC

180 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 6,37 MB

Nội dung

Đào Thị Vân Anh Khoa Kinh tế Tóm tắt: Bài viết nhằm mục đích nghiên cứu những đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ du lịch và ảnh hưởng của những đặc điểm này đến quá trình p

Trang 1

TỪ THÀNH CÔNG CỦA “DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG KHU VỰC TÂY BẮC” ĐẾN NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TS Nguyễn Văn Bao Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc

1 Đặt vấn đề

Theo thời gian thì tháng 02 năm 2014, Dự án nâng cao Năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển Nông thôn Bền vững khu vực Tây Bắc sẽ kết thúc Tuy còn một số công việc đòi hỏi phải kéo dài thời gian ngắn nữa mới hoàn thành, nhưng cho đến giờ phút này những mục tiêu cơ bản của Dự án đã có kết quả tốt đẹp Từ những thành công của Dự án,

đã gợi mở những định hướng mới cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế… của Trường Đại học Tây Bắc trong thời gian tới

2 Những kết quả của Dự án

2.1 Mục tiêu, mục đích Dự án

Dự án nâng cao Năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển Nông thông Bền vững khu vực Tây Bắc được hình thành và đi vào hoạt động từ tháng 02 năm 2011 với thời hạn 03 năm Mục tiêu tổng thể của Dự án: Trường ĐHTB trở thành trung tâm hàng đầu nâng cao năng lực địa phương và đóng vai trò chủ chốt trong phát triển nông thôn Tây Bắc Mục đích của Dự án: Năng lực của Trường Đại học Tây Bắc đối với khu vực Tây Bắc được nâng cao Cụ thể, sau Dự án: 1) Hệ thống đào tạo của Khoa Nông-Lâm được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; 2)

Hệ thống nghiên cứu của Khoa Nông-Lâm phục vụ phát triển nông thôn được tăng cường; 3) Hoạt động chuyển giao của Khoa Nông-Lâm được đẩy mạnh nhằm chuyển giao kiến thức và

kỹ thuật phục vụ phát triển nông thôn

Dự án được thực hiện sẽ như tên gọi của nó là nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các giảng viên Khoa Nông-Lâm từ đó giúp cho việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có khả năng tiếp thu khoa học, chuyển giao công nghệ góp phần giúp nông thôn Tây Bắc phát triển bền vững

2.2 Kết quả Dự án

Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Chính phủ hai nước Việt Nam, Nhật Bản, của các

bộ, ngành Trung ương, của các chuyên gia từ các trường đại học lớn của hai nước, với sự nỗ lực cố gắng của Trường ĐHTB, đặc biệt là của các giảng viên Khoa Nông-Lâm, sự giúp đỡ tạo điều kiện của sinh viên, của nhân dân các tỉnh Tây Bắc…, đến nay Dự án đã sắp hoàn thành Kết quả theo đánh giá cuối kỳ của Ban Quản lý Dự án với sự tham gia của các chuyên

Trang 2

gia đánh giá từ phía Nhật Bản đã thu được như sau:

2.2.1 Hệ thống đào tạo của Khoa Nông-Lâm được cải thiện nâng cao đáp ứng được một phần nhu cầu đào tạo nhân lực địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Theo đánh giá của Dự án thì có ít nhất 60% giảng viên và giáo viên hướng dẫn thực hành tại phòng thí nghiệm có thể áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp lấy người học làm trung tâm) trong bài giảng và trong hướng dẫn thí nghiệm Trả lời về việc có thực hiện được nhiệm vụ hướng dẫn ở mức độ thỏa đáng thì có 17/43 người đáp có và 24 người đạt mức độ thực hiện hạn chế

Về việc xây dựng giáo cụ trực quan thì các cán bộ Khoa Nông Lâm làm được hơn 200 giáo cụ (500 hình ảnh, 31 bài giảng trình chiếu ppt, 155 tiêu bản và mẫu)

Về chương trình cả Khoa đã xem xét và chỉnh sửa cho phù hợp với kiến thức khoa học mới và thực tiễn Trong đó có 3 chương trình trong số 5 chương trình của Khoa được sửa sâu

Có 15 chương trình soạn thảo tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập

2.2.2.Việc thiết lập các hoạt động NCKH đã được thực hiện thành công Các kỹ năng nghiên cứu đã từng bước được hình thành thông qua việc hình thành 11 nhóm nghiên cứu về

củ mài, cafe, thức ăn gia súc, lúa địa phương, gà, đào, dưa chuột, mắc khén, rau sắng và đa dạng sinh học Các nhóm thiết kế được thiết lập để xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, ngoài thực tế các địa phương Tây Bắc Trong thời gian 2 năm đã có 10 hoạt động nghiên cứu ngoài thực địa, trên đồng ruộng và trong rừng vùng Tây Bắc Có 63 % cán bộ đã tham gia trong các phòng thí nghiệm để khảo sát, điều tra những đặc tính hóa, sinh của các sản phẩm như của hạt mắc khén, củ mài, rau sắng… Có 27/43 người đã thường xuyên trao đổi với các chuyên gia Nhật về các thí nghiệm của mình Kết quả nghiên cứu là một số lĩnh vực đã được viết thành các bài báo khoa học gửi đăng trên các tạp chí, 100% được đăng trên Web của Trường Nhiều kết quả nghiên cứu đã được báo cáo trước các

sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và đã được tuyển chọn đưa vào các Dự án chuyển giao công nghệ như rau mầm ở Điện Biên, Rau Sắng ở Lai Châu, Mắc khén ở Sơn La… Các đề tài đều được các lớp sinh viên tham gia

2.2.3 Việc đánh giá các hoạt động của Dự án được thường xuyên tiến hành Phương pháp đánh giá bằng phỏng vấn Trong đánh giá đã đưa các tiêu chí cụ thể để trên căn cứ đó đánh giá các hoạt động Tiêu chí về Tính phù hợp của Dự án; Tính hiệu quả của Dự án; Tính hiệu suất của Dự án; Tính tác động của Dự án; Tính bền vững của Dự án Trong các tiêu chí này thì tiêu chí Tính phù hợp được đánh giá cao vì phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-

xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020, đó là phát triển vùng khó khăn, cải thiện sinh kế vùng núi, nâng cao năng lực khoa Nông Lâm Tính hiệu quả được đánh giá vừa phải vì đây mới là bước đầu Tính hiệu suất, tính tác động, tính bền vững được đánh giá tương đối cao vì nó phù hợp với địa phương, với xu hưởng bảo vệ sự bền vững…

Trang 3

Như vậy, tuy còn một số điểm tồn tại của việc thực hiện Dự án như thời gian thực hiện giai đoạn đầu chậm; việc mua sắm trang thiết bị chậm dẫn tới quá hạn Dự án; một bộ phận giảng viên chưa theo kịp tiến độ của Dự án nên năng lực chưa được nâng cao về ngoại ngữ,

về kỹ năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… nhưng có thể nói những mục tiêu cơ bản của Dự án đã được hoàn thành Cán bộ giảng dạy Khoa Nông Lâm từ một đội ngũ còn non về kinh nghiệm, không đồng đều về trình độ về ngoại ngữ, tính thống nhất trong dạy và học, khả năng nghiên cứu, khả năng soạn kế hoạch, lên lớp giảng dạy, khả năng vận động quần chúng, chuyển giao công nghệ còn hạn chế, tính thực tiễn yếu…, nay các yếu tố trên đã được cải thiện đáng kể Khả năng nghiên cứu khoa học, soạn kế hoạch, lên lớp truyền thụ kiến thức, năng lực ngoại ngữ,… đều được các giảng viên khoa Nông Lâm tự tin thực hiện Tất cả các giảng viên tham gia Dự án đều có thể giao dịch thông thường với các chuyên gia Nhật Bản bằng tiếng Anh, tự dịch những văn bản tiếng Anh để học tập, nghiên cứu… Nhiều giảng viên

đã có năng lực tiếng Anh đủ để tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn tại Nhật Bản Trong lĩnh vực soạn kế hoạch, chỉnh sửa chương trình đào tạo, các giảng viên tham gia Dự án của Khoa Nông Lâm đều thể hiện sự nhuần nhuyễn các thao tác, các kỹ năng, các năng lực nghiên cứu

để đề xuất kế hoạch, đề xuất chương trình Các kế hoạch, chương trình do các giảng viên trên đều thể hiện tính khoa học, đậm chất thực tiễn Nhờ những yếu tố này mà các chương trình chỉnh sửa của Khoa Nông Lâm đều đạt yêu cầu chất lượng và được đưa vào thực hiện chỉ trong một thời gian ngắn Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, các giảng viên tham gia Dự án

đã thể hiện sự ưu thế so với các giảng viên khác Cách thức lựa chọn đề tài luôn sát với thực tiễn, cách thức lập kế hoạch thực hiện luôn rất bài bản, khoa học giàu sức thuyết phục Trong quá trình thực hiện, các giảng viên luôn đề cao tính thực tiễn, tính cụ thể, xác thực, chi tiết, tính hệ thống, luôn lắng nghe ý kiến của những người dân tham gia, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia đến từ các trường đại học,… để đánh giá những kết quả nghiên cứu Chính nhờ những kết quả của các lĩnh vực trên mà các giảng viên tham gia Dự án rất tự tin khi soạn bài giảng, tự tin trong truyền thụ tri thức, tự tin, nhần nhuyễn trong chuyển giao công nghệ Đây chính là kết quả nâng cao năng lực cho các giảng viên mà Dự án mong muốn

3 Những định hướng nâng cao năng lực toàn Trường

Những kết quả Dự án Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển nông thôn bền vững khu vực Tây Bắc, đã và đang được triển khai tại nhiều lĩnh vực Tuy nhiên trên thực tế, việc thụ hưởng Dự án mới chỉ dừng ở Khoa Nông Lâm và năng lực của Khoa Nông Lâm cũng chỉ mới nâng cao ở một số lĩnh vực, ở một mức độ nhất định Việc tiếp tục giúp khoa Nông Lâm nâng cao năng lực hơn nữa cũng như nhân rộng ảnh hưởng của Dự

án qua các mô hình trên cho toàn Trường là việc làm cần thiết Phương hướng tiếp sau Dự án cần có những định hướng cụ thể sau:

3.1 Năng lực giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ luôn là yêu cầu đối với một giảng viên của một trường đại học bởi vì vị trí của họ có một tầm ảnh hưởng rộng lớn

Trang 4

trong việc đào tạo nguồn nhân lực, trong việc định hướng cho một sự phát triển Vì vậy, việc cần thiết là luôn định hướng ý thức nâng cao năng lực cho toàn thể cán bộ, giảng viên để họ

tự giác, quyết tâm thực hiện Chỉ có ý thức tự giác thì cán bộ, giảng viên mới xác định cho mình những mục tiêu, phương hướng học tập, nghiên cứu, rèn luyện một cách khoa học, có chất lượng

3 2 Nhà trường phải tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên được học tập, trau dồi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để họ có thể tự dịch, tự giao tiếp với các chuyên gia nước ngoài trong việc nâng cao năng lực Trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại của thông tin khoa học, việc nắm vững ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh có ý nghĩa quan trọng Có ngoại ngữ, người cán bộ giảng dạy mới truy cập được thông tin toàn cầu, có khả năng trao đổi học thuật với các chuyên gia nước ngoài, có khả năng đăng các bài nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy tín Có khả năng ngoại ngữ, giúp người giảng viên tự tin nghiên cứu, tự tin giảng dạy, chuyển giao công nghệ trong bất cứ môi trường nào, kể cả với môi trường quốc tế…

3.3 Người cán bộ giảng dạy phải đi sâu, đi sát thực tiễn để khảo sát, kiểm chứng, để vận dụng các kiến thức nghiên cứu mà mình có được Các đề tài nghiên cứu luôn thể hiện đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có sẵn trong thực tiễn Các đề tài nhiều khi chỉ là những cái rất bình thường quanh ta, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn cho khoa học, cho đời sống, vấn đề là ta cần chịu khó quan sát và lựa chọn Khi lựa chọn các đề tài nghiên cứu cần xác định rõ mục tiêu, mục đích, cần đặt ra các tiêu chí cụ thể để theo dõi, đánh giá… Các đề tài thực hiện trong Dự

án trên là một ví dụ thuyết phục

3 4 Cán bộ cần tự tin rèn luyện, chịu khó học hỏi, rèn luyện mọi việc thành kỹ năng,

kỹ xảo Vượt qua những hoài nghi, vượt qua những tự ti mặc cảm trước các nhà khoa học để trau dồi kỹ năng là một điều không dễ dàng,việc tự tin để nghiên cứu, để giảng dạy, chuyển giao công nghệ chỉ có được khi những kỹ năng đã thuần thục.Để có được kỹ năng thuần thục phải rèn luyện Quá trình rèn luyện nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, giảng dạy sẽ không tránh những thất bại, song, qua những thất bại sẽ chọn ra được những con đường đi tới thành công Những con đường hình thành trong quá trình rèn luyện giúp cho ta tự tin rất nhiều trong cuộc sống Dự án mà Khoa Nông Lâm thực hiện cũng trải qua những giai đoạn khó khăn như vậy, nhưng nhờ sự giúp đỡ, sự chỉ bảo tận tình của các chuyên gia Nhật Bản nên các giảng viên đã đi được tới đích mình cần Đó là những kỹ năng giúp cho sự tự tin được củng cố

3.5 Cần chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ chu đáo các chương trình nâng cao năng lực Các nhà, xưởng, phòng thí nghiệm, các máy móc thiết bị đi kèm phải được trang bị đồng

bộ Việc chuyển giao bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu, cán bộ thực hành, thực nghiệm để họ trở thành những chuyên gia giỏi cần được tiến hành một cách cụ thể, chi tiết

4 Kết luận

Dự án Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển nông thôn bền vững khu vực Tây Bắc đến thời điểm này, với những kết quả đạt được đã khẳng định sự thành

Trang 5

công của mình.Sự thành công của Dự án không chỉ là nâng cao năng lực cho đội ngũ khoa Nông Lâm, không chỉ đem lại những lợi ích bằng định hướng, bằng công nghệ sản xuất cho nhiều ngành nông lâm, cho nông dân vùng Tây Bắc, không những đem lại những hiểu biết, sự

ý thức về tính bền vững của phát triển mà còn gợi ra rất nhiều những định hướng để nâng cao năng lực cho Trường Đại học Tây Bắc trong việc hoàn thiện nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của mình Trường Đại học Tây Bắc sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp tiếp theo để nâng cao năng lực cho mình Đó là con đường giúp cho Trường Đại học Tây Bắc nâng cao nhận thức,

và tự tin trên con đường tự hoàn thiện sẵn sàng đảm trách những nhiệm vụ được giao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2010), Ma trận thiết kế Dự án (PDM)

[2] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2011), Văn kiện Dự án

[3] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2011), Biên bản cuộc họp Ban điều phối chung (JCC) lần thứ nhất

[4] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2012), Biên bản cuộc họp Ban điều phối chung (JCC) lần thứ hai

[5] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2013), Biên bản cuộc họp Ban điều phối chung (JCC) lần thứ ba

[6] Ban Quản lý Dự án.TBU-JICA (2013), Báo cáo cuối kỳ Dự án

[7] JICA Việt Nam và Trường Đại học Tây Bắc (2012), Biên bản đánh giá giữa kỳ Dự

án

[8] JICA Việt Nam (2009), Báo cáo thực địa nghiên cứu Khoa Nông Lâm – Trường Đại học Tây Bắc

Trang 6

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NIKEN TRONG MỘT SỐ MẪU NƯỚC TẠI XÃ THẠCH SƠN HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ

THỌ BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỐ HẤP THỤ

NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA

ThS Lê Sỹ Bình Khoa Sinh HóaTóm tắt: Chúng tôi đã áp dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) để xác định hàm lượng kim loại niken trong một số mẫu nước tại Thạch Sơn – Lâm Thao – Phú Thọ (làng ung thư) Chúng tôi đã chọn được các điều kiện nguyên tử hoá tối ưu, tạo bức xạ cộng hưởng của máy hấp thụ nguyên tử ZEEnit

700 để xác định niken Xác định được khoảng tuyến tính, giới hạn xác định của niken là và xây dựng đường chuẩn của niken Chúng tôi đã áp dụng phương pháp đường chuẩn để xác định hàm lượng Ni trong một số mẫu nước sinh hoạt ở Thạch Sơn

Từ khóa: F-AAS, Thạch Sơn, Đường chuẩn niken, hàm lượng niken

1 Mở đầu

Kim loại nặng gây độc hại đối với cơ thể con người khi nồng độ vượt quá mức cho phép Chất lượng nước là vấn đề trọng tâm của cả Thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Như vậy việc đánh giá chất lượng nước phải được coi trọng, quan tâm đúng mức Xã Thạch Sơn - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ là nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải, khí thải từ nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao Nên việc phân tích hàm lượng các kim loại nặng trong nước để đánh giá chất lượng nước là thật sự cần thiết

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là một trong những phương pháp có độ chọn lọc và độ chính xác cao phù hợp cho việc xác định lượng vết các kim loại nặng có trong nước

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Hóa chất, dụng cụ máy móc, phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Hoá chất

- Nước cất 2 lần

- Dung dịch chuẩn gốc 1000 mg/l các ion kim loại: Cu2+, Zn2+, Pb2+, Cd2+, Co2+, Ni2+, Cr3+,

K+, Mn2+, Fe3+, Al3+, Mg2+

- Axit clohiđric, axit nitric, axit sunfuric

- Các hoá chất đều thuộc loại tinh khiết phân tích (PA)

- Các dung dịch nghiên cứu đều được pha từ dung dịch gốc có nồng độ 1000mg/l bằng bình định mức đã được kiểm tra độ chính xác thể tích

2.1.2 Dụng cụ máy móc

- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ZEEnit 700 của Đức

- Máy đo pH (pH - Meter HM 16S của Nhật Bản)

- Cân phân tích Startorius (độ chính xác ± 0,1 mg)

- Máy cất nước hai lần do hãng Halminton của Anh sản xuất

- Máy tính để xử lý số liệu trên phần mềm Excel

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) Áp dụng phương pháp đường chuẩn để xác định hàm lượng niken trong một số mẫu nước ở Thạch Sơn

Trang 7

2.2 Kết quả và thảo luận

2.2.1 Khảo sát các điều kiện cơ bản phép đo phổ hấp thụ nguyên tử đối với niken

Khảo sát bằng cách đo độ hấp thụ đối với dung dịch chuẩn Ni2+ 2 mg/l Chúng tôi đã khảo sát các điều kiện nguyên tử hóa mẫu như: tốc độ khí axetilen; chiều cao đầu đốt; tốc độ dẫn mẫu và các điều kiện tạo bức xạ cộng hưởng như: cường độ dòng đèn catot rỗng; bước sóng hấp thụ; bề rộng khe đo Các điều kiện tối ưu được trình bày trong bảng 1

Bảng 1: Các điều kiện cho phép đo phổ hấp thụ nguyên tử đối với niken

2.2.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến phép đo niken

2.2.2.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của axit

Chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số loại axit có thể dùng để hoà tan mẫu và tạo môi trường axit như: HCl, HNO3 lên cường độ vạch phổ hấp thụ của niken Việc khảo sát đó được tiến hành trên nguyên tắc giữ cố định nồng độ niken ở 1 mg/l được pha trong các dung dịch axit có nồng độ biến thiên từ 0% đến 5%

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi chọn chọn axit HNO3 với nồng độ 2% làm nền cho phép đo phổ hấp thụ nguyên tử đối với nguyên tố niken bởi ở nồng độ đó axit HNO3 tạo cho phép đo có độ lặp, độ nhạy tương đối tốt

2.2.2.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của các cation kim loại khác

Khảo sát sự ảnh hưởng của từng loại cation kim loại khác đến độ hấp thụ của niken, thu được kết quả và rút ra kết luận sự ảnh hưởng là không đáng kể (sai số nhỏ hơn 5%) Khảo sát sự ảnh hưởng của tổng các cation đến độ hấp thụ của niken, nhận thấy sự ảnh hưởng là không đáng kể

Như vậy trong quá trình phân tích không cần phải tách các cation khác có trong mẫu 2.2.3 Khảo sát khoảng tuyến tính của niken

Pha dãy mẫu chuẩn Ni2+ có nồng độ từ 0,05 đến 12 mg/l Đo độ hấp thụ của các dung dịch trên, Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ (A) vào nồng độ của Ni2+ thu được hình 1

Trang 8

Hình 1: Khoảng tuyến tính của niken

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy, vùng nồng độ tuyến tính của niken là 0,1 ÷ 7,0 mg/l 2.2.4 Xây dựng đường chuẩn của niken

Pha dãy mẫu chuẩn Ni2+ có nồng độ từ 0,4 đến 1,8 mg/l Đo độ hấp thụ của các dung dịch trên, Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ (A) vào nồng độ của Ni2+ thu được hình 2

Hình 2: Đường chuẩn của niken Chúng tôi tiến hành kiểm tra độ đúng và độ lặp của đường chuẩn và đều cho kết quả tốt, sai số dưới 5% Từ đó ứng dụng đường chuẩn trên để xác định hàm niken trong mẫu nước

ở Thạch Sơn gồm các mẫu nước ngầm (giếng khoan, giếng đào), nước mặt (hồ, ao, mương)

và nước thải

2.2.5 Giới hạn phát hiện của phép đo FAAS

Độ lê ̣ch chuẩn được tı́nh theo công thức : S = S2 Trong đó S2 là phương sai, công

i i

1

S = (X -X)

N-1Chúng tôi tính độ lê ̣ch chuẩn (S) bằng cách đo lặp lại 9 lần đối với dung dịch chuẩn Ni2+ 0,5 mg/L Các điều kiện đo như khi lập đường chuẩn Kết quả trình bày trong bảng 2

Bảng 2: Tính độ lệch chuẩn của phép đo FAAS

A 0,0216 0,0221 0,0219 0,0223 0,0224 0,0218 0,0220 0,0217 0,0225

Trang 9

Giới hạn phát hiện được tính theo công thức :

3.S 3.0,00032

2.2.6 Phân tích mẫu nước ở Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ

Chúng tôi tiến hành lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu theo đúng quy trình và tiêu chuẩn QCVN

Bảng 3: Kết quả xác định hàm lượng niken trong một số mẫu nước

Từ kết quả thu được ta nhận thấy:

So với QCVN 08:2008/BTNMT về tiêu chuẩn nước mặt các mẫu NM1; NM2; NM3;

NM4; NM5 có hàm lượng Ni đều nằm trong giới ha ̣n cho phép

So với QCVN 09 : 2008/BTNMT về tiêu chuẩn nước ngầm các mẫu NN1; NN2; NN3;

NN4; NN5; NN6; NN7; NN8; NN9; NN10 có hàm lượng niken đều nằm trong giới ha ̣n cho phép

So với QCVN 24: 2009/BTNMT về tiêu chuẩn nước thải mẫu NT hàm lượng Ni vượt quá giới ha ̣n 1,35 lần

3 Kết luận

Với mục đích ứng dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) để phân tích nhằm xác định hàm lượng kim loại trong nước ở Thạch Sơn, chúng tôi đã tiến hành các bước thí nghiệm khảo sát chọn các điều kiện thích hợp rồi tiến hành phân tích trên mẫu thực Kết quả thu được như sau:

1 Đã chọn được các thông số phù hợp của máy hấp thụ nguyên tử ZEEnit 700 cho việc xác định niken

2 Đã khảo sát và chọn được các điều kiện nguyên tử hoá mẫu tối ưu và phù hợp trong

Trang 10

quá trình nguyên tử hoá mẫu để xác định niken bằng phương pháp F-AAS

3 Đã kiểm tra ảnh hưởng của các nguyên tố kim loại khác đến sự hấp thụ quang của

Ni và thu được kết quả là các cation có mặt trong mẫu không gây ảnh hưởng đến phép đo niken

4 Trên cơ sở các điều kiện thực nghiệm đã chọn, xác định được khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện và xây dựng đường chuẩn của niken

5 Ứng dụng phương pháp hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, để xác định hàm lượng niken trong mẫu nước ở Thạch Sơn

Vậy phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử thích hợp với việc xác định lượng vết và lượng nhỏ các kim loại nặng trong mẫu nước sinh hoạt cho kết quả nhanh, độ chính xác cao,

độ lặp tốt, tăng độ nhạy và độ chọn lọc có thể phân tích hàng loạt với hàm lượng rất nhỏ, tốn

ít thời gian cũng như tốn ít mẫu Đặc biệt, với phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi các nguyên tố khác có trong mẫu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải, giáo trình hóa học môi trường, NXB Khoa học và kı̃ thuâ ̣t, Hà Nội, Việt Nam, 2004

[2] Bộ tài nguyên và môi trường, QCVN 08 : 2008/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09 : 2008/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 24 : 2009/BTNMT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải

[3] Bộ Y tế, QCVN 02:2009/BYT, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt [4] Trần Công Việt, Nguyễn Chí Đức, Nghiên cứu xác định hàm lượng crom trong một số mẫu rau và nước nông nghiệp ở Từ Sơn – Bắc Ninh bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử trong ngọn lửa (F-AAS), Tạp chí khoa học – ĐHSP Hà Nội, Vol 55, No 3(2010),

pp 64-70

[5] Ilton Luiz de Alcântara; Paulo dos Santos Roldan; Maurício A L Margionte; Gustavo R Castro; Cilene C F Padilha; Ariovaldo de Oliveira Florentino; Pedro de Magalhães Padilha, Determination of Cu, Ni and Pb in aqueous medium by FAAS after pre-concentration on 2-aminothiazole modified silica gel, J Braz Chem Soc., Vol 15, No 3, 366-371, 2004

[6] Daryyoushafzali, Nezhat Jandaghi, Mohammad Ali Taher, Flame atomic absorption spectrometric determination trace Amounts of nickel in water samples after soil-phase extraction and preconcentration onto IR-120 Amberlite modifier with 5-(4-dimehyl amino-benzylidene)-rhodanin, J Chil Chem Soc vol.56 no.1 Concepción 2011, p 591-594

[7] Özdemir, Y and Güçer, Ş., 1998, Speciation of Manganase in Tea Leaves and Tea infusions, Food Chemistry, 61 (3) 313-317

[8] S Yalҫin, H Filik, R Apak Speciation Analysis of Manganese in Tea Sample Using Flame Atomic Absorption Spectrometry after Cloud Point Extraction, Journal of Chemistry, 2012, 67, 47-55

Trang 11

DETERMINING THE CONTENT OF NICKEL METAL IN SOME WATER SAMPLES IN THACH SON - LAM THAO - PHU THO BY THE METHOD OF FLAME ATOMIC ABSORPTION SPECTROSCOPY

Le Sy Binh, M.A Faculty of Biology and Chemistry

Abstract: We applied the method of flame atomic absorption spectrometry (F-AAS) to determine the content of nickel metal in some water samples in Thach Son - Lam Thao - Phu Tho, the village of many cancer patients We made a choice of the optimal conditions to atomize and created resonance radiation of atoms absorbing ZEEnit 700 to determine the linear range, limit determination and construct standard curve of nickel Then we used the standard curve method to decide the content of Ni in several water samples in Thach Son Keywords: FAAS, Thach Son, The Standard curve nickel, nickel content

Trang 12

NGHIÊN CỨU PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC THỦY ĐIỆN

NẬM CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

ThS Nguyễn Tiến Chính

Khoa Nông Lâm Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp và kết quả phân cấp đầu nguồn cho lưu vực thủy điện Nậm Chiến, sử dụng 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến xói mòn tiềm năng gồm: độ cao, độ dốc và bề mặt địa hình để phân cấp Cơ sở phân cấp được xác định theo phương pháp phân cấp đầu nguồn sông Mê Kông tại Quảng Trị, phân cấp mỗi nhân tố ảnh hưởng thành 3 cấp tương ứng với tiềm năng xói mòn khác nhau Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu Raster có độ phân giải 30x30 m để phân cấp đầu nguồn lưu vực hồ thủy diện Nậm Chiến thành 3 cấp Báo cáo còn trình bày đặc điểm các trạng thái rừng tự nhiên; đặc điểm và hiệu quả tổng hợp các mô hình sử dụng đất và kết quả lựa chọn các mô hình sử dụng đất thích hợp với từng cấp đầu nguồn Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất được một số giải pháp sử dụng đất thích hợp cho từng cấp đầu nguồn

Từ khóa: Phân cấp đầu nguồn, thủy điện Nậm Chiến, lưu vực

I Đặt vấn đề

Lưu vực thủy điện Nậm Chiến có vai trò quan trọng cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Nậm Chiến với công suất 200 MW Tuy nhiên, lưu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh nên rất khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp sử dụng bền vững Các mô hình canh tác nông nghiệp hình thành một cách tự phát nên hiệu quả sử dụng đất chưa mang tính tổng hợp, có thể là nguyên nhân gây suy thoái các bộ phận tài nguyên vùng đầu nguồn Việc quy hoạch và khai thác tiềm năng đất đai trên các diện tích đất nông nghiệp chưa hợp lý dẫn đến tình trạng lấn đất rừng làm nương rẫy làm giảm diện tích rừng Để giải quyết vấn đề nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện để đề xuất và áp dụng được các giải pháp sử dụng đất hợp lý với từng cấp đầu nguồn để đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên vùng đầu nguồn

II Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Áp dụng phương pháp phân cấp đầu nguồn sông Mê Kông bằng việc sử dụng phương pháp dữ liệu dạng Raster chồng xếp các bản đồ sau khi đã phân cấp để tạo thành bản

đồ giá trị cấp đầu nguồn

- Điều tra đặc điểm các mô hình sử dụng đất: Mỗi mô hình nông nghiệp lập 5 ô tiêu chuẩn diện tích 1 m2 xác định chiều cao cây trồng, độ dốc trung bình, và tình hình sinh trưởng Mỗi mô hình trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp lập 3 ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000

m2 để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất: Phỏng vấn 30 hộ gia đình để thu thập các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập của mô hình sử dụng đất

III Kết quả nghiên cứu

1 Phân cấp đầu nguồn

- Xác định diện tích lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến bằng bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000 của Tổng cục Địa chính với sự hỗ trợ của GIS

Bảng 1 Diện tích lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến

(ha)

Tỷ lệ (%)

Trang 13

3 Chế Tạo Mù Cang Chải Yên Bái 409 1,20

- Cơ sở phân cấp các nhân tố phân cấp đầu nguồn: Đề tài phân cấp độ cao, độ dốc và

bề mặt địa hình thành nhiều trường hợp khác nhau Căn cứ vào bản đồ phân chia cấp độ cao,

độ dốc và bề mặt địa hình tiến hành khảo sát 100 điểm để đánh giá tính chính xác của các trường hợp phân cấp

Bảng 2 Phân cấp các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng xói mòn

Bảng 3 Phân bố diện tích lưu vực theo từng cấp độ cao

Kết quả tại bảng 3, cho thấy khu vực có độ cao > 1.600m có diện tích lớn nhất 15.663

ha chiếm 46,04%, khu vực có độ cao < 1.200m có diện tích ít nhất 4.915 ha chiếm 14,45%

Kết quả tại bảng 4, cho thấy khu vực có độ dốc 10 – 25o có diện tích lớn nhất 16.071

ha chiếm 47,24%, khu vực có độ dốc < 10o có diện tích ít nhất 4.490 ha chiếm 13,20%

Trang 14

- Phân cấp bề mặt địa hình:

Bảng 5 Phân bố diện tích lưu vực theo bề mặt địa hình

Bảng 6 Phân bố diện tích lưu vực theo từng cấp đầu nguồn

Trang 15

+ Cấp 2: Địa hình có độ cao từ 1.200 – 1.600 m, độ dốc từ 10o – 25o và bề mặt địa hình bằng phẳng chiếm chủ yếu Các hiện trạng sử dụng đất chủ yếu gồm: rừng phục hồi có diện tích lớn nhất chiếm 25,77%, rừng nghèo chiếm 17,54%, rừng trồng chiếm 16,09%, đất trống chiếm 10,90%

+ Cấp 3: Địa hình có độ cao > 1.600 m, độ dốc > 25o và bề mặt địa hình bằng phẳng chiếm chủ yếu Các hiện trạng sử dụng đất chủ yếu gồm: rừng phục hồi có diện tích lớn nhất chiếm 22,15%, rừng nghèo chiếm 19,79%, rừng trung bình chiếm 19,76%, rừng giàu chiếm 15,35% và đất trống chiếm 12,77%

2 Đặc điểm và hiệu quả của các mô hình sử dụng đất

2.1 Đặc điểm các mô hình sử dụng đất

- Mô hình trồng cây lâm nghiệp gồm: thông, trẩu và sơn tra

Bảng 07 Đặc điểm của các mô hình trồng cây lâm nghiệp

Mô hình Mật độ

(cây/ha)

D 1.3 (cm)

D T (m)

H vn (m)

H dc (m)

Tàn che (%)

Sinh trưởng (%)

Thông 583 17,18 3,65 7,89 4,33 57,50 75,40 17,79 6,82 Trẩu 1.167 17,15 4,88 7,85 3,46 58,33 94,59 5,41 0

Sơn tra 700 9,73 3,11 5,48 1,76 58,83 95,65 4,35 0

Các mô hình rừng trồng có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây có chất lượng tốt chiếm chủ yếu

- Mô hình trồng cây ăn quả gồm: mận và đào

Bảng 08 Đặc điểm của các mô hình trồng cây ăn quả

Mô hình Mật độ

(cây/ha)

Tàn che (%)

Hvn (m)

- Mô hình trồng cây lương thực gồm: lúa nước, lúa nương, ngô, sắn

Bảng 09 Đặc điểm của các mô hình trồng cây lương thực

( o )

Độ cao (m)

Trang 16

4 Sắn 27,6 1,00

Kết quả phân tích cho thấy: Lúa nước được trồng ở nơi có độ dốc trung bình 14o, độ cao cây bình quân 0,8 m; lúa nương được trồng ở nơi độ dốc trung bình 21,8o, độ cao cây bình quân 0,8 m; sắn được trồng phổ biến ở địa phương là sắn Trắng trồng trên nương có độ dốc trung bình 27,6o, độ cao cây bình quân 1,0 m

2.2 Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất

- Mô hình trồng sơn tra là mô hình cây lâm nghiệp có hiệu quả nhất mang lại doanh thu trung bình 93.117.000 đồng/ha/năm và đảm bảo các chỉ tiêu sinh thái và xã hội

- Mô hình trồng mận là mô hình cây ăn quả có hiệu quả nhất mang lại doanh thu trung bình 6.829.000 đồng/ha/năm và đảm bảo các chỉ tiêu sinh thái

- Mô hình trồng lúa nước là mô hình cây lương thực có hiệu quả nhất mang lại lợi nhuận trung bình 14.700.000 đồng/ha/năm và đảm bảo các chỉ tiêu sinh thái và xã hội

3 Đề xuất giải pháp sử dụng đất cho từng cấp đầu nguồn

3.1 Giải pháp sử dụng đất cho vùng đầu nguồn cấp 1

Vùng đầu nguồn cấp 1 có diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu; phân bố nhiều ở nơi có

độ cao trung bình, độ dốc nhỏ và bề mặt địa hình bằng phẳng Các giải pháp chủ yếu tập trung cho việc nâng cao hiệu quả của các mô hình trồng lúa, cây ăn quả như mận

3.2 Giải pháp sử dụng đất cho vùng đầu nguồn cấp 2

Vùng đầu nguồn cấp 2 có diện tích đất rừng phục hồi là chủ yếu; phân bố nhiều ở nơi

có độ cao, độ dốc trung bình và bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng Các giải pháp chủ yếu tập trung bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, phát triển các mô hình rừng trồng sơn tra

3.3 Giải pháp sử dụng đất cho vùng đầu nguồn cấp 3

Vùng đầu nguồn cấp 3 chủ yếu được che phủ bởi các trạng thái rừng tự nhiên và một phần diện tích đất trống; phân bố nhiều ở nơi có độ dốc, độ cao lớn và bề mặt địa hình lồi, lõm xen kẽ Các giải pháp chủ yếu tập trung bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên kết hợp với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

IV Kết luận

- Lưu vực hồ thủy Nậm Chiến được phân chia thành 3 cấp đầu nguồn: Cấp 1 chiếm 9,63% diện tích lưu vực gồm những khu vực phân bố ở độ cao thấp, độ dốc nhỏ, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng; cấp 2 chiếm 39,55% gồm những khu vực phân bố ở độ cao nhỏ đến trung bình, độ dốc trung bình và bề mặt địa hình tương đối bằng phằng hoặc lõm; cấp 3 chiếm 50,81% gồm những khu vực phân bố ở độ cao trung bình đến lớn, độ dốc trung bình đến lớn và có bề mặt địa hình lồi là chủ yếu

- Giải pháp sử dụng đất thích hợp: vùng đầu nguồn cấp 1 ưu tiên giải pháp phát triển lúa nước, trồng Mận; vùng đầu nguồn cấp 2 ưu tiên giải pháp phát triển các mô hình rừng trồng Sơn Tra; vùng đầu nguồn cấp 3 ưu tiên giải pháp tập trung bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên kết hợp với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Trang 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Tiến Hà (2009), Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên

[2] Phạm Văn Điển, Võ Đại Hải, Vương Văn Quỳnh (2011), Thủy văn rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

[3] Andreas Heinimann (2003), GIS based Watershed Classification in Lao P.D.R, Centre for Development and Environment, University of Berne

[4] Christine Knie (1993), Watershed Classification with GIS as an Instrument of Conflict Management in Tropical Highlands of the Lower Mekong Basin, The University of Giessen

A RESEARCH ON WATERSHED CLASSIFICATION IN NAM CHIEN

BASIN, MUONG LA DISTRIC, SON LA PROVINCE

Nguyen Tien Chinh, M.A

Faculty of Agriculture and Forestry

Abstract: The report presents the methodology and results of Watershed Classification in Nam Chien Basin, using the 3 main factors which affect potential erosion including elevation, slope, and surface to classify The foundation of classification is determined basing on Watershed Classification in the Lower Mekong Basin at Quang Tri province, classifying each influential factor into 3 levels in accordance with different potential for erosion The research employed raster data to categorize the fountain head area of Nam Chien Basin into 3 watershed classes In addition, the report shows characteristics of natural forest states, features and general efficiency of land using models, as well as the results of selecting suitable land using models for each watershed class

Keywords: Watershed classification, Nam Chien hydropower, Basin

Trang 18

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ DU LỊCH

THÀNH PHỐ SƠN LA

ThS Đào Thị Vân Anh Khoa Kinh tế Tóm tắt: Bài viết nhằm mục đích nghiên cứu những đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ

du lịch và ảnh hưởng của những đặc điểm này đến quá trình phân tích tài chính tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Sơn La Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các thông tin thu thập được từ Công ty

cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La và công ty cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La là hai doanh nghiệp tại Sơn La đã hoạt động và có kinh nghiệm lâu năm, mang đầy đủ những đặc trưng của ngành dịch vụ du lịch Bài viết đã chỉ ra được những ảnh hưởng nhất định từ đặc trưng của ngành đến quá trình phân tích tài chính tại các doanh nghiệp này, những ảnh hưởng từ cơ sở dữ liệu đến hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính giúp cho nhà phân tích có hướng đi phù hợp và có thêm căn cứ để đánh giá về tình hình tài chính của các doanh nghiệp này

1 Đặt vấn đề

Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh nhất định, với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau đều có những đặc trưng riêng và những đặc trưng này cũng là một trong số các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính doanh nghiệp Vì vậy, trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích cũng cần quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của các đặc trưng này đến phân tích tài chính nói chung và các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp nói riêng

Công ty cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La và công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La cũng là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và mang đầy đủ những đặc trưng của ngành Theo đó, khi nghiên cứu những đặc trưng riêng của ngành dịch vụ du lịch tại các doanh nghiệp này sẽ giúp chúng ta thấy được những ảnh hưởng của chúng đến công tác phân tích tài chính tại đây

2 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu về những đặc điểm cơ bản của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch và đặc biệt là thu thập các báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La và Công ty cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La trong năm 2012

Quá trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, thống kê bằng việc tính toán các chỉ tiêu về số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân Các chỉ tiêu phân tích và thống

kê là giá trị hàng tồn kho, giá trị tài sản dài hạn, tài sản cố định, tổng tài sản của doanh nghiệp

và một số chỉ tiêu cần thiết khác có liên quan

3 Kết quả

Hiện nay, dịch vụ đang được hiểu như là một loại sản phẩm kinh tế, không phải là vật phẩm tồn tại dưới hình thái vật thể mà đó là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại nhằm đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất và đời sống con người Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Sơn La nói chung cũng như tại Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh

Trang 19

Sơn La và Công ty cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La nói riêng đều mang những đặc điểm kinh doanh chung của ngành dịch vụ du lịch

Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của ngành dịch vụ du lịch là hoạt động dịch vụ sau khi đã được thực hiện thì các yếu tố cấu thành dịch vụ không mất đi, quá trình tạo ra dịch

vụ sẽ được lặp lại nhiều lần bởi một căn phòng của khách sạn có thể được sử dụng để tiếp đón nhiều đoàn khách khác nhau Những yếu tố cấu thành trên không phải là sản phẩm dự trữ, mà đơn giản nó chỉ là tiềm năng tạo nên dịch vụ Chính vì vậy, quá trình sản xuất và tiêu dùng của dịch vụ được diễn ra đồng thời nên ngành dịch vụ gần như không có sản phẩm tồn kho Với những đặc điểm riêng này, trong tổng tài sản của các công ty, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ Cụ thể như sau:

Bảng 1 Tỷ trọng hàng tồn kho và tài sản dài hạn năm 2012 Chỉ tiêu Công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn

Sơn La Công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La

Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)

Mặt khác, dịch vụ du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như hướng dẫn du lịch, vận tải du lịch, kinh doanh ăn uống, kinh doanh khách sạn, kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, và các hoạt động khác Hơn nữa, đây cũng là ngành kinh doanh bao gồm một hệ thống có nhiều hoạt động dịch vụ liên quan chặt chẽ với nhau như dịch vụ cho thuê khách sạn, tour du lịch tham quan nghỉ mát, các dịch vụ ăn uống, dịch

vụ massage, xông hơi, giải trí… Theo đó, đây là ngành đòi hỏi một phần vốn lớn để đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất như đầu tư cho khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận tải,… Theo Bảng 1, tại công ty Cổ phần Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 47,16%, mặc dù tỷ trọng của loại tài sản này chưa thực sự cao, tuy nhiên, so với hàng tồn kho thì tỷ trọng của loại tài sản này cao hơn rất nhiều Hơn nữa, tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La chiếm tới 93,46% tổng tài sản Như vậy, quá trình phân tích đòi hỏi cần có sự quan tâm nhiều đến các chỉ tiêu về tài sản dài hạn hơn là

Trang 20

những chỉ tiêu về tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho Cụ thể hơn, cần tập trung đi sâu phân tích những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản dài hạn (TSDH) như sau:

* Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn:

Tỷ suất sinh lời của TSDH

Lợi nhuận sau thuế

Giá trị tài sản dài hạn bình quân

Giá trị TSDH bình quân được xác định trung bình giữa TSDH đầu kỳ và cuối kỳ mã

số 200 thuộc Bảng cân đối kế toán Lợi nhuận sau thuế được xác định từ mã số 60 trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị tài sản dài hạn bình quân sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp là tốt, đó là nhân tố thực sự hấp dẫn của các nhà đầu tư

* Sức sản xuất của tài sản dài hạn:

Sức sản xuất của TSDH

Doanh thu thuần Giá trị tài sản dài hạn bình quân

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lấy từ lấy từ chỉ tiêu mã số 01, 10 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các TSDH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

* Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu:

Suất hao phí của TSDH so với doanh thu

Giá trị TSDH

Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSDH, đó là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp Chỉ tiêu này còn

là căn cứ để xác định vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn mức doanh thu như mong muốn

* Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận:

Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận

Giá trị TSDH bình quân

Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ cần bao nhiêu đồng giá trị TSDH, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, đó là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp

Trong TSDH, tài sản cố định của các công ty thường chiếm tỷ trọng cao nhất Theo Bảng 1, tại công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La, tài sản dài hạn chiếm 93,46% tổng tài sản, trong đó tài sản cố định chiếm tới 88,43% tổng tài sản Tương tự, tại công ty Cổ phần

Trang 21

Thương mại – Khách sạn tỉnh Sơn La, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 47,16% thì riêng tài sản

cố định đã chiếm 38,18% tổng tài sản Do vậy, có thể nói hiệu quả sử dụng TSDH thường do hiệu quả của tài sản cố định quyết định Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, khi phân tích thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

* Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định (TSCĐ):

Tỷ suất sinh lời

* Sức sản xuất của tài sản cố định:

Sức sản xuất của TSCĐ

Doanh thu thuần trong kỳ Giá trị TSCĐ bình quân trong

kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị TSCĐ đầu tư trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSCĐ Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả của hoạt động kinh doanh càng tốt

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Hao mòn lũy kế TSCĐ

Giá trị TSCĐ bình quân

Hơn nữa, các hoạt động dịch vụ du lịch tại các doanh nghiệp này tương đối đa dạng, bao gồm các loại hình dịch vụ như: dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống, dịch vụ dã ngoại theo

Trang 22

tour, dịch vụ xông hơi massage Do đó, chỉ tiêu doanh thu và chi phí nếu được chi tiết sẽ rất

Có thể sử dụng một số chỉ tiêu phân tích doanh thu mang tính đặc thù như:

- Doanh thu trên một đơn vị phòng nghỉ

Doanh thu trên

một đơn vị phòng nghỉ

Doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn

Tổng số phòng nghỉ Chỉ tiêu Doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn được lấy từ Sổ chi tiết doanh thu hoặc tổng hợp từ Báo cáo bán hàng của bộ phận bán hàng Chỉ tiêu này nhằm xác định doanh thu trên mỗi phòng nghỉ của khách sạn mang lại mà doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ, từ đó đánh giá hiệu suất hoạt động của mỗi phòng nghỉ Trong quá trình phân tích, chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hoạt động cung cấp dịch vụ khách sạn của doanh nghiệp trong kỳ càng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên lợi nhuận cũng sẽ gia tăng và ngược lại

- Doanh thu trên một tour du lịch

Trang 23

Doanh thu trên một tour du lịch

Doanh thu cung cấp dịch vụ

Tổng số chuyến tour Chỉ tiêu doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch cũng được lấy từ Sổ chi tiết doanh thu Chỉ tiêu doanh thu trên một tour du lịch giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quả mang lại

từ các chuyến du lịch, cho biết bình quân mỗi chuyến du lịch mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng hiệu quả và ngược lại

Mặt khác, đối với ngành dịch vụ du lịch, chất lượng sản phẩm nhiều khi không được

ổn định, chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào người cung ứng dịch vụ trực tiếp và cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan chi phối như khí hậu, thời tiết Khu vực các tỉnh Tây Bắc nói chung và thành phố Sơn La nói riêng đã được các du khách biết đến với khí hậu mát mẻ, nhiều dãy núi cao cùng những thắng cảnh đẹp nên hầu hết các khu du lịch, nghỉ dưỡng tại đây chủ yếu phù hợp trong mùa hè Do đó, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của những doanh nghiệp tại đây cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết, mang tính thời vụ, doanh thu gia tăng nhanh chủ yếu vào mùa xuân hoặc mùa hè nắng nóng và có xu hướng tăng chậm vào mùa đông Hơn nữa, hoạt động này còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán và những nhu cầu hay sở thích của khách hàng Như vậy, trong quá trình phân tích tài chính, nếu điều kiện cho phép, có thể tiến hành phân tích riêng tình hình doanh thu theo mùa vụ, đồng thời với đó, khi nghiên cứu cần quan tâm đến điều kiện về tự nhiên và xu hướng nhu cầu hay thị hiếu của khách hàng để xác định chính xác những nhân tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả hoạt động

Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Sơn La đều là những doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, do đó ngoài lợi nhuận thu được từ các hoạt động liên quan đến dịch

vụ du lịch, các doanh nghiệp này còn quan tâm đến lợi nhuận từ các ngành nghề kinh doanh khác như: kinh doanh thương mại, xây dựng, cho thuê tài sản… Đặc điểm này cho thấy khi phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như lợi nhuận, doanh thu, chi phí cần được hiểu là các chỉ tiêu do nhiều hoạt động mang lại Với đặc điểm đa dạng và phức tạp của các chỉ tiêu này đã đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cần có các chỉ tiêu phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau để từ đó có thể phản ánh được chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành Xét ở một góc độ khác, đặc điểm này không những làm phức tạp hoá công tác tổ chức kế toán vì rất khó có thể tách biệt riêng từng hoạt động theo ngành để đánh giá, các số liệu trên các báo cáo tài chính của những doanh nghiệp này hầu như chỉ là những số liệu được tập trung của toàn doanh nghiệp, không được chi tiết đến từng chỉ tiêu Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến phân tích tài chính vì cơ sở dữ liệu không được chi tiết nên trong quá trình phân tích, chỉ có thể tiến hành phân tích chung các hệ số bình quân cho cả doanh nghiệp

mà rất khó có thể tách riêng hoạt động dịch vụ - du lịch để đánh giá

4 Kết luận

Với những đặc điểm riêng của ngành dịch vụ - du lịch, trong quá trình phân tích tài

Trang 24

chính tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Sơn

La cũng chịu những ảnh hưởng nhất định, từ quá trình thu thập dữ liệu đến hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính Vì vậy, quá trình phân tích tài chính tại các doanh nghiệp này cần được thực hiện với một số các chỉ tiêu tài chính đặc thù và có hướng phân tích riêng

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Công ty Cổ phần Du lịch – Khách sạn Sơn La, (2012), Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2012

[2] Công ty Cổ phần Thương Mại – Khách sạn tỉnh Sơn La, (2012), Báo cáo tài chính [3] Đặng Đình Đào, (2003), Giáo trình kinh tế các ngành thương mại – dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội

[4] PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

[5] PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào, (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

EFFECTS OF BUSINESS ACTIVITY CHARACTERISTICS ON FINANCIAL ANALYSIS AT TOURIST SERVICE COMPANIES IN SON

LA CITY

Dao Thi Van Anh, M.A Faculty of Economics Abstract: The article studies the characteristics of business activities in tourist sector and their impact

on the process of financial analysis at traveling service companies in Son La city The study was conducted basing on the information collected in the Son La Hotel - Trade Joint Stock Company and Son La Hotel - Tourism Joint Stock Company which have extensive experience in tourist service in Son La The article succeeds

in finding the influence of certain characteristics upon the financial analysis at these companies The impact from the database to the financial system of indicators helps the analyst make appropriate decision and have more foundation for the evaluation of financial situation in these companies

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ CHÈ

Ở TỈNH SƠN LA

ThS Đă ̣ng Huyền Trang

Khoa Kinh tế

Trang 25

Tóm tắt: Cây cà phê Arabica (cà phê chè) được khẳng định là một trong những cây trồng có lợi thế của tỉnh Sơn La; đã được Công ty Cà phê và Cây ăn quả Sơn La đầu tư phát triển từ năm 1989, trên địa bàn 11 huyện thị, 93

xã phường, thị trấn, với trên 7.200 hợp đồng, tổng vốn đầu tư 68.524,6 triệu đồng Đến năm 2012 diê ̣n tı́ch trồng cây cà phê toàn tı̉nh đa ̣t gần 10 nghı̀n ha, trong đó diê ̣n tı́ch cà phê đang cho thu hoạch khoảng 6.000 ha với sản lượng gần 10 nghı̀n tấn cà phê nhân Diện tích cà phê tăng nhanh đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo trong nông thôn Tuy nhiên, sản xuất cà phê còn nhiều hạn chế như diện tích tăng lên ồ a ̣t vượt quy hoa ̣ch phát triển cà phê của tı̉nh; năng suất chưa cao do ha ̣n chế về yếu tố đầu vào và trı̀nh độ thâm canh của người dân chưa tương xứng Diê ̣n tı́ch cà phê của tı̉nh Sơn La được tâ ̣p trung ta ̣i thành phố Sơn La, Mai Sơn và Thuâ ̣n Châu, trong đó Thành phố Sơn La có diê ̣n tı́ch trồng, sản lượng cà phê chiếm tỷ trọng lên đến 49,8% (năm 2007), năm 2012 tỷ trọng của khu vực này còn 39% do diê ̣n tı́ch, sản lượng cà phê của huyê ̣n Mai Sơn và Thuâ ̣n Châu tăng lên ma ̣nh mẽ, ước tı́nh năm 2013 Mai Sơn dẫn đầu toàn tı̉nh về diê ̣n tı́ch trồng cà phê Diê ̣n tı́ch trồng cà phê phân bố không đều nên sức lan tỏa của phát triển sản xuất cà phê đến những vùng nghèo chưa cao

1 Đă ̣t vấn đề

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong những năm gần đây, sản lượng cà phê Việt Nam luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/năm, kim ngạch đạt trên 1,5 triệu USD Với vi ̣ thế này, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê (cà phê chè và cà phê vối) đứng thứ hai thế giới về sản lượng Cà phê của Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

Tỉnh Sơn La nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc, với tọa độ địa lý từ 20039’đến 22002’độ

Vĩ Bắc; Từ 103011’đến 105002’ độ kinh Đông Độ cao trung bình 600-700m, Sơn La được đánh giá là nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với cây cà phê chè (Arabica); có thể sánh ngang với vùng cà phê nổi tiếng bậc nhất thế giới là Brazil Hiện nay, Sơn La có gần 6 nghı̀n ha cà phê Arabica đang cho thu hoa ̣ch với sản lượng 10 nghı̀n tấn nhân/năm Cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt tương đương với cà phê arabica nổi tiếng thế giới của Brazil nếu chăm sóc tốt Những vườn cà phê thâm canh ở Sơn La, Mai Sơn, Thuận Châu đều cho sản lượng bình quân 20 tạ cà phê nhân/ha Giá cà phê Arabica Sơn La thuộc loại cao,

có giá gần 40 nghìn đồng/kg nhân Bởi vậy, cây cà phê có ưu thế nổi trội hơn tất cả các loại cây công nghiệp khác, một bộ phận lớn dân cư không những nhanh chóng xoá đói giảm nghèo, mà còn giàu lên nhanh chóng từ cây cà phê Cây cà phê phát triển có tác động trực tiếp đến tổ chức dân cư, xã hội, chuyển dịch cơ cấu cây trồng Đồng bào các dân tộc thiểu số tự nguyện dãn bản, dãn hộ ra làm trang trại cà phê, hình thành cụm dân cư mới trồng cà phê, bản làng trồng cà phê có thu nhập cao hơn

Tuy nhiên, sản xuất cà phê ở tỉnh Sơn La còn tập trung ở một số vùng có điều kiện thuận lợi, nhưng năng suất thấp, tiêu thụ cà phê chưa chủ động và dưới dạng cà phê nhân nên hiệu quả sản xuất chưa cao

Xuất phát từ thực trạng trên, việc phân tích về diê ̣n tı́ch, năng suất, sản lượng cà phê ta ̣i các đi ̣a củatı̉nh Sơn La nhằm mục đích đánh giá thực tra ̣ng phát triển sản xuất cà phê làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp phát triển cà phê bền vững trong tương lai là việc làm cần thiết

2 Đánh giá thực trạng diê ̣n tı́ch, năng suất và sản lượng cà phê ở tı̉nh Sơn La 2.1 Về diện tích cà phê

- Về diện tích trồng cà phê: Cây cà phê du nhập vào Sơn La 55 - 60 năm, được trồng rải rác trong các hộ gia đình với các giống thuộc giống Boubon, Typica; đã được Công ty Cà phê và Cây

Trang 26

ăn quả Sơn La đầu tư phát triển từ năm 1989, trên địa bàn 11 huyện thị, 93 xã phường, thị trấn, với trên 7.200 hợp đồng, tổng vốn đầu tư 68.524,6 triệu đồng Từ năm 1989 đến nay tổng diện tích luỹ

kế là 13.186 ha song do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan như: trồng phân tán, quảng canh, giống cũ, thiếu chăm sóc và nhiều lần sương muối nay chỉ còn gần 10 nghìn ha

Bảng 1: Diện tích trồng cà phê phân theo địa phương thuộc tỉnh Sơn La

Đơn vị: ha Chỉ tiêu

Diê ̣n tı́ch (ha)

Tỷ

tro ̣ng (%)

Diê ̣n tı́ch (ha)

Tỷ

tro ̣ng (%)

Diê ̣n tı́ch (ha)

Tỷ

tro ̣ng (%)

Diê ̣n tı́ch (ha)

Tỷ tro ̣ng (%)

Thành phố Sơn La 1.465 49.8 3.178 43.8 3.462 41.66 3.791 39.01 Thuận Châu 326 11.8 1.186 16.3 1.671 20.11 2.454 25.25 Mai Sơn 1.355 28.8 2.735 37.7 2.995 36.04 3.183 32.76 Các huyện còn lại 240 9.6 160 2.2 182 2.19 289 2.974

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La) Diê ̣n tı́ch cà phê của tı̉nh Sơn La tăng qua các năm; từ 3.386 ha năm 2007 lên 9.717ha năm 2012, tương ứng tăng gần 3 lần Những năm 2010-2012, do giá cà phê bán ra cao, thu nhâ ̣p từ cây cà phê cao hơn nhiều lần so với các loa ̣i cây trồng khác, nông dân chuyển sang trồng cà phê ồ a ̣t khiến diê ̣n tı́ch trồng cà phê tăng lên nhanh chóng

Các vùng trồng cà phê tập trung của Sơn La bao gồm, Thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn và Thuận Châu, trong đó Thành phố Sơn La chiếm tỷ trọng 43,8% năm 2010, 41,6% năm

2011 và 39,01% năm 2012 tiếp theo đến khu vực huyê ̣n Mai Sơn với diện tích 2.735 ha năm

2010 chiếm gần 38% diện tích toàn tỉnh lên 3.183 ha năm 2012 chiếm 32,76% Tốc độ tăng diện tích của huyện Thuâ ̣n Châu nhanh nhất tương ứng với tăng khoảng 8 lần diê ̣n tı́ch từ

2007 đến 2012 tương ứng từ 326 ha lên 2.454 ha

Như vậy, cà phê đã được phát triển ở các địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhất là các điều kiện tự nhiên phù hợp nhất với đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê

- Về diện tích cà phê cho thu hoạch: Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm, trong 2 năm đầu là giai đoạn xây dựng cơ bản, cây chưa cho thu hoạch quả; từ năm thứ ba trở đi cây bắt đầu cho thu hoạch Vì vậy trong diện tích cây cà phê trồng, có một số bị chết do chăm sóc kém, một số chưa đến kỳ thu hoạch Diện tích cây cà phê cho thu hoạch của tỉnh Sơn La phân theo vùng giai đoạn 2007-2012 thể hiện bảng 2

Qua bảng 2 cho thấy, Thành phố Sơn La luôn dẫn đầu các huyện/ thành phố trong tỉnh

về tỷ trọng diện tích cà phê cho thu hoạch Tuy tỷ trọng giảm dần qua các năm; cụ thể năm

2007 chiếm gần 51%, đến năm 2012 chỉ chiếm 46%; nhưng diện tích tăng từ 1161 ha năm

2007 lên 2711ha năm 2012

Huyện Mai Sơn và Thuận Châu tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về diện tích cà phê cho thu hoạch, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao Trong 5 năm từ 2007 đến 2012, Thuận Châu

Trang 27

có diện tích cà phê cho thu hoạch tăng 3,42 lần (từ 306 ha lên 1.045 ha, tăng 739 ha); huyện

Mai Sơn có diện tích cho thu hoạch tăng 2,89 lần (từ 680 ha lên 1.963 ha, tăng 1.283 ha)

Bảng 2: Diện tích cây cà phê cho thu hoạch của tỉnh Sơn La Chỉ tiêu

Diê ̣n tı́ch (ha)

Tỷ

tro ̣ng (%)

Diê ̣n tı́ch (ha)

Tỷ

tro ̣ng (%)

Diê ̣n tı́ch (ha)

Tỷ

tro ̣ng (%)

Diê ̣n tı́ch (ha)

Tỷ

tro ̣ng (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La)

Tỷ lệ diện tích cà phê cho thu hoạch so với diện tích cà phê trồng ở các địa phương có

độ chênh lệch khá lớn và giảm dần theo mức độ tăng diện tích trồng của cây cà phê Tính

chung cả tỉnh từ 60,02% năm 2012 đến 67,45% năm 2007 Thành phố Sơn La có tỷ lệ diện

tích cà phê thu hoạch so với tỷ lệ cà phê trồng cao nhất, từ 71,51% năm 2012 đến 79,25%

năm 2007 Huyện Mai Sơn đứng ở vị trí thứ 2, theo chiều tăng dần theo chiều từ năm 2007

đến năm 2012; với mức tỷ lệ từ 50,18% năm 2007 lên 61,67% Thuận Châu và các huyện còn

lại có tỷ lệ thấp, phần lớn ở dưới mức 50% (trừ năm 2007)

Tỷ lệ diện tích cà phê thu hoạch so với diện tích cà phê trồng một mặt phản ánh việc

bố trí sản xuất cà phê theo hương khai thác lợi thế so sánh, mặt khác phản ánh trình độ thâm

canh sản xuất cà phê của từng địa phương trong tỉnh Đây cũng là một trong các căn cứ xem

xét mở rộng diện tích cà phê theo các địa phương và lưu ý đến các giải pháp khi mở rộng diện

tích cà phê ở từng địa phương trong tỉnh

Bảng 3: Tỷ lệ diện tích cà phê cho thu hoạch so với diện tích cà phê trồng theo các địa phương trong tỉnh Sơn La

Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán của tác giả từ bảng 1 và bảng 2

2.2 Về sản lượng cà phê

Sản lượng cà phê nhân của tỉnh Sơn La được thể hiện qua bảng 4 Qua bảng ta thấy,

sản lượng cà phê nhân của tỉnh Sơn La tăng qua các năm từ 2007-2012, với mức tăng từ 3.073

tấn lên 9.969 tấn, tăng hơn 3 lần Cụ thể:

Trang 28

- Năm 2010 gấp đôi so với năm 2007 tương ứng huyện Mai Sơn tăng 1.911 tấn so với năm 2007, huyện Thuận Châu tăng ı́t hơn với tăng gần 600 tấn Khu vực thành phố Sơn La sản lượng cà phê nhân năm 2010 gấp đôi năm 2007 tương ứng tăng gần 2.000 tấn

- Năm 2011 tăng 11,3% so với năm 2010 tương ứng tăng 755 tấn, trong đó tốc độ tăng lớn nhất là huyê ̣n Thuâ ̣n Châu tăng 21% nhất là khu vực thành phố Sơn La tăng gần 1300 tấn (tăng 8,6%)

- Năm 2012 sản lượng cà phê nhân tăng so với 2011 gần 1.600 tấn tương ứng với tăng 18% trong đó khu vực thành phố Sơn La đóng góp gần 45% mức tăng sản lượng, huyê ̣n Mai Sơn đóng góp 28% mức tăng sản lượng trong năm 2012

Từ phân tı́ch trên ta thấy diê ̣n tı́ch cà phê nhân của tı̉nh Sơn La tăng lên đều đă ̣n và ổn

đi ̣nh qua các năm, trong đó khu vực thành phố Sơn La có tỷ trọng sản lượng cà phê nhân của tı̉nh, chiếm tới 50% Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng giảm do các huyê ̣n như Mai Sơn và Thuâ ̣n Châu ngày càng tăng về diê ̣n tı́ch trồng cà phê trong thời gian qua, còn khi vực thành phố Sơn La quỹ đất dành cho phát triển cà phê gă ̣p phải ha ̣n chế do đó khó khăn trong mở rộng diê ̣n tı́ch

Bảng 4: Sản lượng cà phê nhân của tỉnh Sơn La Địa phương

Sản lượng Sản lượng

Sản lượng Tốc tăng đô ̣ Sản lượng Tốc tăng đô ̣

(Nguồn: Niên giám thống kê tı̉nh Sơn La và tı́nh toán của tác giả)

3 Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất cà phê chè của tỉnh Sơn La đến năm 2020 3.1 Những thuận lợi và khó khăn phát triển cà phê chè ở Sơn La đến năm 2020

- Những thuận lợi

Thứ nhất, cây cà phê được coi là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Sơn La

Thứ hai, tỉnh Sơn La được hỗ trợ đầu tư hệ thống giao thông đường bộ phục vụ cho phát triển kinh tế Đồng thời tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa nói chung và sự lưu thông sản phẩm cà phê được diễn ra thuận lợi

Thứ ba, tỉnh Sơn La và một số vùng cà phê trọng điểm có điều kiện thích hợp với cây cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica

Thứ tư, cây cà phê được trồng ở Sơn La trong một thời gian dài và đã khẳng định được

vị thế là cây trồng cho giá trị kinh tế cao

Thứ năm, cơ sở hạ tầng đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cà phê như hệ thống giao thông đang dần được hoàn thiện

Thứ sáu, nguồn lao động với sức khoẻ dồi dào, chịu thương chịu khó và đã có kinh

Trang 29

nghiệm trong trồng, chăm sóc cây cà phê và chế biến nông sản cũng là một điều thuận lợi cho phát triển sản xuất cà phê

Thứ bảy, Sơn La có nhiều cơ sở chế biến với kinh nghiệm trong chế biến nông sản lâu năm góp phần tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân Đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy mối liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê

- Những khó khăn và thách thức

Trước hết, điều kiện tự nhiên thích hợp tạo chất lượng cà phê ngon, tuy nhiên diện tích thích hợp cho phát triển cà phê chưa nhiều, phân bố rải rác Hiện tượng gió Phơn Tây Nam (gió Lào) vào mùa khô ảnh hưởng đến đợt cây ra hoa làm cho năng suất cà phê thấp; mùa đông có thể xảy ra hiện tượng sương muối khiến cây cà phê ngừng sinh trưởng

Hai là, Nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, người dân chịu thương chịu khó nhưng còn bộ phận khá lớn trình độ canh tác còn thấp, ngại tiếp thu cái mới Mặt khác, trình độ quản

lý kinh tế của nông dân còn nhiều yếu kém nên tham gia vào các mối liên kết kinh tế bị hạn chế

Ba là, cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn chưa hoàn thiện, nhiều nơi vẫn là đường đất ảnh hưởng đến việc vận chuyển sản phẩm cũng như vật tư phục vụ cho sản xuất về thời gian và chi phí vận chuyển Việc cung cấp nước về mùa khô còn kém, hệ thống lưới điện nông thôn công suất thấp không đủ phục vụ cho các cơ sở chế biến khi nhu cầu chế biến cao Hệ thống thuỷ lợi không đảm bảo nước tưới cho cà phê ở vùng rộng lớn

Bốn là, hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn khá phát triển nhưng do phương hướng kinh doanh chưa đa dạng, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân chưa thực sự chặt chẽ Vì vậy, sản phẩm của nông dân lại tiêu thụ khó khăn Với vốn đầu tư còn hạn chế nên công nghệ áp dụng vào chế biến nông sản nói chung và chế biến cà phê nói riêng chủ yếu dùng hệ thống lò sấy tĩnh với công suất thấp

Năm là, thói quen sản xuất nhỏ lẻ với trình độ thâm canh thấp, tâm lý “chụp giật” trong kinh doanh chỉ thấy lợi trước mắt mà không tính đến lâu dài ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê

3.2 Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ cà phê tỉnh Sơn La

- Quy hoạch vùng trồng cà phê: Cây cà phê có những đòi hỏi khắt khe về khí hậu và đất đai nên việc bố trí vùng trồng cà phê với điều kiện khí hậu, đất đai, các điều kiện kinh tế -

xã hội phù hợp mang tính chất quyết định Do đó cần tiến hành rà soát lại các vùng trồng cà phê, kể cả các vùng đã được đầu tư từ trước, không chỉ dừng lại ở mức tổng thể mà phải tiến hành điều tra chi tiết ở từng địa phương, từng vùng để vạch rõ từng nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển cà phê Các vùng trồng cà phê phải được bố trí tập trung để thuận tiện cho việc cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến Các vùng được ưu tiên lựa chọn phải có quy mô đất đai đủ lớn, tầng đất phải dày trên 70cm và độ dốc không quá 8o

- Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Tuỳ đặc điểm từng vùng cần tập trung xây dựng yếu tố nào trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật Có nơi là hệ thống kênh mương tưới, tiêu nước; Có nơi là hệ thống đường nội đồng… Việc này cần phải có bàn tay của nhà

Trang 30

nước từ công tác quy hoạch, thiết kế đến tổ chức huy động vốn, tổ chức xây dựng công trình,

tổ chức khai thác và quản lý công trình vì người dân với trình độ thấp, năng lực vốn kém không thể làm được

- Gắn kết giữa sản xuất và chế biến: Tiến hành đồng bộ giữa xây dựng vùng trồng cà phê gắn với các cơ sở chế biến, đây chính là đầu mối quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm đầu

ra của sản xuất nông nghiệp Vấn đề này được giải quyết thông qua việc ký kết hợp đồng kinh

tế, hợp đồng có thể được ký kết theo các hình thức: Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và mua lại cà phê quả; Bán vật tư, mua lại cà phê quả; Trực tiếp tiêu thụ cà phê quả…

- Tổ chức tốt các hoạt động cung ứng các yếu tố sản xuất cho phát triển cà phê: cung ứng vâ ̣t tư nông nghiê ̣p như phân bón chuyên dụng cho cây cà phê; thuốc phòng, chống sâu

bê ̣nh và hỗ trợ kỹ thuâ ̣t; cung ứng vốn… cho sản xuất cà phê giúp người nông dân có đủ các yếu tố phu ̣c vụ cho quá trı̀nh sản xuất Trong đó, công tác quản lý cây giống cần được quan tâm hơn cả vı̀ hiê ̣n nay cây cà phê giống chưa được cung ứng bởi các đơn vi ̣ có uy tı́n, có sự quản lý của Nhà nước do đó chất lượng cây giống chưa đảm bảo về yêu cầu kỹ thuâ ̣t

Vốn phu ̣c vụ cho phát triển cà phê cần được hỗ trợ về lãi suất, quy trı̀nh vay vốn…để các hộ nông dân tiếp câ ̣n được các nguồn vốn ưu đãi phục vụ cho phát triển cà phê góp phần nâng cao thu nhâ ̣p, cải thiê ̣n đời sống

-Tổ chức các đội, nhóm sản xuất cà phê: Hiện tại ở Sơn La hình thức tổ chức sản xuất

cà phê là các hộ gia đình nên phát triển sản xuất có nhiều hạn chế Các hộ gia đình việc đầu tư cho sản xuất còn ít, quy mô diện tích của các hộ nhỏ nên khó áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất Để sản xuất cà phê phát triển mạnh hơn nữa cần tổ chức các trang trại, các nhóm sản xuất cà phê song song với các hộ sản xuất cà phê nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản xuất… Đồng thời hạn chế sự phân tán manh mún trong sản xuất cà phê, tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển sản xuất và chế biến

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đào tạo cho người lao động các kiến thức kĩ thuật về trồng cà phê, những thành tựu của công nghệ mới vào sản xuất, những kiến thức về thị trường…Các nội dung đào tạo cần hướng tới việc sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực, tạo ra hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường Kết hợp đào tạo tập trung ngắn hạn từ 3 – 5 ngày với đào tạo ngay tại cơ sở sản xuất thông qua tập huấn đầu bờ, xây dựng các mô hình trình diễn, phát huy các hình thức truyền tải kiến thức khoa học

và công nghệ của tổ chức khuyến nông

Trang 31

sản xuất cà phê ở Sơn La Trong đó, công tác quy hoa ̣ch vùng trồng và chế biến cà phê nhằm gắn kết giữa sản xuất và chế biến ta ̣o điều kiê ̣n trong tiêu thụ sản phẩm của người nông dân

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê tỉnh Sơn La (2012), (2013), Niên giám thống kê 2011, 2012 Sơn La [2] Sở nông nghiệp & PTNT tỉnh Sơn La (2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo thực trạng phát triển cà phê chè ở Sơn La

[3] Trung tâm khuyến nông Sơn La (2004), Kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê chè NXB Lao động - xã hội

[4] UBND tỉnh Sơn La (2010), Quy hoạch rà soát, bổ sung quy hoạch vùng trồng Cà phê tập trung tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2020

[5] Website của hiệp hội cà phê ca cao Việt nam: WWW.Vifaco.org.com.vn

SOME SOLUTIONS TO PROMOTE THE DEVELOPMENT OF

ARABICA COFFEE IN SON LA PROVINCE

Dang Huyen Trang, M.A Faculty of Economics Abstract: The Arabica coffee plant has been confirmed as one of the beneficial plants in Son La province The plant was first invested by Son La Coffee and Fruit Plant Company on an area of 11 districts, 93 villages and quarters in 1989 Of 10 thousand hectares for growing coffee plants in 2012, there were roughly 6 thousands hectares of harvesting with the yield of nearly 10 thousand tones of coffee seeds The increase in area

of coffee plantation has had an immense contribution to job creation, income generation, and poverty reduction

in rural areas However, there are still many restrictions such as the so massive growth in planting area, the insufficient productivity due to the poor state of inputs and intensive farming of the local people Coffee area in Son La province is mainly concentrated in the city of Son La, Mai Son and Thuan Chau, and it is found that growing coffee densely does not help to spread the production of coffee plants in remote areas

VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA PHỤ NỮ THÁI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI Ở KHU VỰC TÁI ĐỊNH CƯ VEN HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA

Vũ Thị Nự

Trang 32

Khoa Nông Lâm - ĐH Tây Bắc ThS Đỗ Xuân Đức

Cao đẳng Sơn La

Tóm tắt: Phụ nữ Thái có vai trò, vị trí quan trọng trong gia đình, xã hội và cộng đồng, phát triển kinh tế

hộ gia đình gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới đang nhận được sự tham giá tích cực của phụ nữ xã Mường Chiên - Quỳnh Nhai - Sơn La Bài viết trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát những vấn đề đang đặt ra trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, khảo sát vai trò, vị trí của phụ nữ Thái trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò, vị thế và sự tham gia của phụ nữ Thái vào xây dựng nông thôn mới ở Mường Chiên

1 Đặt vấn đề

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới áp dụng đối với Trung du miền núi phía bắc, bộ 19 tiêu chí bao gồm: “Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự

xã hội”[1]

Xã Mường Chiên – huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La thuộc diện tái định cư của công trình thủy điện Sơn La “Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên: 8.233,0 ha, dân số 1.574 nhân khẩu với 385 hộ, bình quân nhân khẩu toàn xã có 4,45 người/hộ, mật độ dân số bình quân toàn xã là 21 người/km2 Toàn xã có 708 lao động, chiếm 45% dân số, trong đó: Lao động nông nghiệp 659 người (chiếm 93,0% số lao động), 100% cư dân là dân tộc Xã Mường Chiên cách trung tâm huyện mới Quỳnh Nhai hơn 30km về phía Bắc, giao thông còn nhiều khó khăn, nhân dân đi lại chủ yếu bằng đường thủy” [3] Nhằm thích ứng với điều kiện sản xuất, sinh kế mới khu vực ven hồ, từng bước ổn định đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, các hộ gia đình người Thái ở Mường Chiên đã đẩy mạnh chương trình xây dựng Nông thôn mới, tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình theo các tiêu chí đã được cụ thể hóa trong

Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Mường Chiên

Đề án Nông thôn mới đã được UBND xã Mường Chiên xác định triển khai trên cơ sở đánh giá các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của địa phương theo 4 định hướng phát triển kinh tế: “Phát triển kinh tế Hợp tác xã gắn với xây dựng Nông thôn mới (phát triển nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi thủy cầm, sử dụng đất bán ngập; Phát triển Hợp tác xã dịch vụ du lịch tắm suối nước nóng Bó Ún; Phát triển kinh tế rừng (trồng cây cao su, chăn nuôi đại gia súc); Đảm bảo đúng tiến độ giao đất cho các hộ tái định cư ổn định sản xuất, đền bù chênh lệch giá đất; Khôi phục phát triển giá trị của làn điệu hát tính tẩu Mường Chiên”[3] Nông nghiệp, nông thôn tái định cư đang có bước chuyển biến thay đổi quan trọng đòi hỏi sự tham gia, vào cuộc tích cực

từ các hộ gia đình và vai trò quan trọng của người phụ nữ nhằm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới

2 Nội dung

2.1 Nhận thức của phụ nữ Thái về 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Trang 33

Đề án xây dựng nông thôn của UBND xã Mường Chiên thực hiện từ năm 2010 đến 7/

2013, sau 3 năm đi vào triển khai thực hiện, phụ nữ Thái bước đầu nhận thức được ý nghĩa mang lại từ quá trình xây dựng Nông thôn mới (Bảng 1)

Bảng 1: Phụ nữ Mường Chiên đánh giá mức độ quan trọng xây dựng Nông thôn mới

TT 19 Tiêu chí xây dựng Nông thôn

mới Đánh giá của phụ nữ Số tham

gia Tổng số Mức độ quan trọng (%) Ghi chú

1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 52 200 26 Phiếu điều tra

6 Cơ sở vật chất văn hóa 23 200 11.5 Phiếu điều tra

13 Hình thức tổ chức sản xuất 200 200 100 Phiếu điều tra

18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

19 An ninh, trật tự xã hội 27 200 13.5 Phiếu điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại xã Mường Chiên 8/2013 [2]

Đề án xây dựng Nông thôn mới của UBND xã Mường Chiên đánh giá: tiêu chí giao thông liên xã, liên bản là chưa đạt (so với chuẩn tiêu chí mới chỉ đạt 50%) Tỷ lệ lao động được đào tạo tập huấn kỹ thuật 9,0% (theo Bộ tiêu chí về phát triển nông thôn mới đạt > 20%) Tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, trình độ lao động, chất lượng lao động còn thấp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo có kỹ thuật còn thấp hơn nhiều so với chuẩn tiêu chí quy định [3] Trong điều kiện cụ thể ở xã Mường Chiên, đây là những vấn đề đang đặt ra ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của các hộ gia đình ven

hồ Vì vậy, kết quả điều tra phản ánh mức độ quan tâm ở phụ nữ Thái đến việc xây dựng giao thông, cải thiện sinh kế, y tế, xây dựng chợ phù hợp với nguyện vọng và mong muốn cải thiện đời sống của người dân địa phương

2.2 Vị trí của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình

Trong sản xuất nông nghiệp, phụ nữ Thái là người đóng vai trò chính ở hầu hết các khâu quan trọng: lựa chọn giống 72%, kỹ thuật canh tác 81,6% Trong việc thực hiện các khâu công việc từ làm đất, gieo trồng, đến thu hoạch, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu nước, phun thuốc sâu, thu hoạch bán sản phẩm, người vợ giữ vai trò chủ đạo (Bảng 2)

Trang 34

Bảng 2 Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong trồng trọt

chồng Con nam Con nữ

1 Người ra quyết định các khâu công việc

Mua vật tư nông nghiệp (phân, thuốc ) 28,23 16,29 42,4 7,21 5,50

Thuê phương tiện, lao động 72,4 13,9 6,48 5,77 1,45

2 Người thực hiện các khâu công việc

Gieo trồng trên nương rẫy 11,46 59,67 18,51 1,15 0,81

Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại xã Mường Chiên 8/2013 [2]

Trong chăn nuôi, phụ nữ thực hiện chủ yếu khâu chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc gia cầm vốn đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỷ mỉ, khéo léo (Bảng 3)

Bảng 3 Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong chăn nuôi

chồng Con nam Con nữ

1 Người ra quyết định các khâu công việc

Mua vật tư nông nghiệp (thức ăn, thuốc.) 37,28 52,09 8,09 0,00 2,54

Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại xã Mường Chiên 8/2013 [2]

2.3 Sự bình đẳng tương đối ở phụ nữ Thái trong kiểm soát kinh tế hộ gia đình Trong gia đình người Thái hiện nay, vai trò phụ nữ ngày càng được nâng lên, sự bình đẳng trong việc quyết định những vấn đề lớn của kinh tế gia đình là thước đo quan trọng nhất khảng định vai trò làm vợ làm mẹ của phụ nữ Thái trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp

Trang 35

phần đẩy nhanh chương trình trình xây dựng Nông thôn mới trong cộng đồng người Thái ở Mường Chiên (Bảng 4)

Bảng 4: Vai trò trong kiểm soát kinh tế, tài sản hộ gia đình

Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại xã Mường Chiên 8/2013 [2]

2.4 Phụ nữ Thái tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội xây dựng nông thôn mới

Hiện nay việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông (xem ti vi, nghe đài, nghe loa phát thanh của xã, bản, sử dụng điện thoại bàn, điện thoại di động), kết quả điều tra từ bảng hỏi thu được cho thấy ở người phụ nữ ở Mường Chiên ngày càng tăng lên Đặc biệt việc xem

ti vi vào buổi tối, tham gia các hoạt động văn nghệ ở bản, họp phụ nữ, tham dự các lớp tập huấn sức khỏe sinh sản, chăm sóc trẻ nhỏ, khuyến nông để nắm bắt kỹ thuật mới giúp người phụ nữ ở Mường Chiên tiếp cận với các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và hiểu biết (Bảng 5)

Bảng 5: Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội

Tham gia công việc chung của bản (lễ hội) 77 Thỉnh thoảng

Tham gia các cuộc thi (tuyên truyền) 53 Thỉnh thoảng

Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại xã Mường Chiên 8/2013 [2]

2.5 Một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ Thái Mường Chiên trong xây dựng Nông thôn mới

Thứ nhất: ổn định cuộc sống các hộ gia đình khu vực tái định cư ở Mường Chiên: hoàn thiện xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tập trung ưu tiên hoàn thiện đường giao thông tránh ngập quốc lộ 279 nối liên xã Mường Chiên - xã Cà Nàng, bê tông hóa, giải cấp phối đường trục liền UBND xã với các bản Chú trọng việc quản lý, duy tu sửa chữa hệ thống giao thông thuộc địa bàn xã quản lý, đặc biệt hệ thống giao thông nối liền các bản với xã Cần sớm xây dựng chợ trung tâm xã giúp người dân đi lại thuận tiện và quá trình trao đổi thông thương, mua bán Sớm hoàn thiện công tác giao đất ven hồ trên cốt 218 cho người dân canh tác Bên cạnh đó cần sớm chính sách ưu tiên sớm giải quyết đất thổ cư cho khoảng 20 gia

Trang 36

đình ở một số bản ven hồ (Nà sản, Hé, Quyền) dò sạt lở đất “trong tình trạng “màn trời chiếu đất”, nhà cửa, đồ đạc bị vùi lấp trong mưa lũ do sạt lở đất nhưng chưa được xem xét giải quyết đến nơi ở mới an toàn, ngoài ra còn đến 13 hộ khác đang trong tình trạng phải di dời nhà cửa khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất” [2]

Thứ hai: Nâng cao quyền bình đẳng phụ nữ Thái: huy động sự vào cuộc trách nhiệm các tổ chức đoàn thể địa phương: Hội liên hiệp phụ nữ xã, chi hội phụ nữ các bản, hội nông dân, đoàn thành niên, mặt trận tổ quốc tăng cường tuyên truyền, vận động trên các phương tiện và các hình thức sinh hoạt của địa phương về vị trí, vai trò của phụ nữ Thực hiện lồng ghép tuyên truyền công tác Bình đẳng giới - Vì sự tiến bộ phụ nữ trong các hoạt động giáo dục ở cộng đồng bản làng người Thái, trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Vận động và tạo điều kiện cho mọi chị em phụ nữ được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp đoàn thể phụ nữ, thanh niên, hội nông dân; được học tập, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các phương tiện truyền thông Tập trung vào các giải pháp giúp phụ nữ thái tiếp cận với các dịch

vụ xã hội; kiến thức pháp luật; vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế; tăng cường đề bạt phụ nữ Thái tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, bổ nhiệm vào các chức danh chủ chốt Ủy ban nhân dân xã, các ban, các bản làng Thông tin, tuyên truyền những hạn chế mang định kiến về giới, thói quen, tập quán, nếp nghĩ từ lâu ảnh hưởng đến vị trí, địa vị của người phụ nữ Thái trong xã hội, xây dựng chuyên mục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh từ xã đến cơ sở tại các bản làng người Thái ven hồ

Thứ ba: Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ thái tái định cư ven hồ: hiện nay

“có đến 78% phụ nữ Thái ở Mường Chiên có trình độ học vấn thấp, lấy chồng sớm Do vậy, nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (19-49 tuổi), ít được tiếp xúc với các dịch vụ y tế

về chăm sóc sức khỏe” [2] Báo cáo của Hội liện hiệp phụ nữ xã Mường Chiên, phần lớn phụ

nữ Thái dựa vào tri thức dân gian, kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai phụ, sản phụ, trẻ nhỏ, việc tiếp cận dịch vu y tế hiện đại chưa được nhiều phụ nữ ở đây quan tâm, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em Do đó, bên canh khai thác giá trị tri thức dân gian cần kết hợp các dịch vụ y tế hiện đại trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ Thái Các giải pháp chú trọng tới tổ chức các đợt cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, vận động đông đảo phụ nữ Thái tham gia thực hiện các gói dịch vụ, ngoài việc đưa tin, bài tuyên truyền về hoạt động Chiến dịch trên hệ thống phát thanh tại xã, bản, phòng y tế, trạm y tế chủ trì phối hợp đoàn thể các xã, bản tổ chức nhiều buổi truyền thông cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về những vấn đề dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và gói dịch vụ siêu âm phát hiện khiếm khuyết thai nhi cho bà mẹ mang thai Đồng thời, cung cấp và nâng cao kiến thức trong việc phòng ngừa và xử trí các bệnh thường gặp cho phụ nữ, trẻ em, giúp

họ nâng cao ý thức, thái độ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình

Thứ tư: Đào tạo, tập huấn nghề cho phụ nữ nông thôn khu vực ven hồ, “trình độ, năng lực và chuyên môn nghề nghiệp của lao động nữ ở khu vực tái định ven hồ còn rất thấp (99,3% làm nương rẫy)”[2] Chú trọng phát triển các hình thức dạy nghề và ngành nghề đào

Trang 37

tạo ngắn hạn phù hợp với điều kiện sản xuất, lợi thế khu vực ven hồ thủy điện Sơn La Triển khai tập huấn phát triển kinh tê hộ gia đình cho phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tạo điều kiện để phụ nữ Thái được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức mới trong nông nghiệp, áp dụng kiến thức mới vào trồng trọt, chăn nuôi đạt năng suất hiệu quả và thu nhập cao Tập huấn chương trình xây dựng nông thôn mới cho phụ nữ, tập huấn về sinh kế, chuyển đỏi sinh kế cho các hộ gia đình nhằm thích ứng điều kiện sản xuất mới khu vực ven hồ, tổ chức tập huấn các lớp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông, lâm nghiệp, chăn nuôi cho phụ nữ Thái Tập huấn về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy mô sản xuất hàng hóa trong các hộ gia đình đẩy mạnh hoạt động

hỗ trợ sản xuất, giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất Xây dựng, triển khai, nhân rộng các mô hình kinh tế dựa vào lợi thế của địa phương: mô hình nuôi cá nước ngọt trên hồ, nuôi vịt thả hồ, mô hình nuôi gà thả đồi, mô hình nuôi dê ven hồ, mô hình trồng măng, mô hình trồng ngô lai, mô hình làm du lịch cộng đồng; dịch vụ lưu trú tại gia (homestay), dịch vụ phục

vụ ẩm thực, cách làm các dịch vụ phục vụ nghỉ dưỡng, dịch vụ hướng dẫn, thuyết minh, giới thiệu tham quan di sản (văn hóa nhà sàn), dịch vụ phục vụ nghệ thuật truyền thống gần khu vực suối nước nóng), góp phần cải thiện đời sống cho các hộ gia đình, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giải phóng sức lao động cho phụ nữ Thái

3 Kết luận

Chương trình xây dựng Nông thôn mới góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở Mường Chiên, phụ nữ đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp nhất là thực hiện các khâu công việc trồng trọt nương rẫy, chăm sóc gia súc, gia cầm Phụ nữ Mường Chiên có vai trò quan trọng trong việc phát triển một số mô hình kinh tế hộ gia đình mang lại hiệu quả cao: mô hình trồng ngô lai, mô hình trồng măng, mô hình nuôi cá nước ngọt trên hồ, mô hình chăn nuôi lợn thịt, trâu, bò, làm vườn trồng cây hoa màu, mở rộng phát triển quy mô, mô hình vườn - ao - chuồng

Theo truyền thống văn hóa người Thái, địa vị của người phụ nữ tương đối bình đẳng

so với nam giới, truyền thống đó đến nay còn nguyên giá trị Trong gia đình, người phụ nữ Thái ở Mường Chiên có đia vị quan trọng, họ là người quản lý kinh tế, chi tiêu của gia đình, trong phần lớn các gia đình người vợ có quyền bình đẳng tương đối với người chồng khi vợ chồng cùng nhau quyết định, thống nhất những công việc chung, việc lớn quan trọng Điều này khảng định vị trí, địa vị của người phụ Thái được coi trọng trong gia đình và cộng đồng

Điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp và thói quen, tập quán đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao địa vị của người phụ nữ Thái trong ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, chăm lo co con cái được học hành và tham gia các hoạt động xã hội Những giải pháp, khuyến nghị đưa ra phù hợp với nguyện vọng, mong muốn, đề xuất của phụ nữ ở Mường Chiên cũng như các địa phương khác ven hồ

có điều kiện tương tự hướng đến ổn định đời sống các hộ gia đình tái định cư, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội Nâng cao vị trí quan trọng của

Trang 38

người phụ nứ Thái góp phần thực hiện thành công Đề án xây dựng nông thôn mới tại các địa

phương tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La./

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cổng thôn tin điện tử Bộ NN & PTNT, (2013), 19 Tiêu chí xây dựng Nông thôn

mới cấp xã khu vực Bắc Trung Bộ (Theo quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ

tướng Chính phủ), http://www.agroviet.gov.vn

[2] Đỗ Xuân Đức (2013), Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát biến đổi điều kiện sống tại

các địa phương tái định ven hồ tại 02 huyện Mường La- Quỳnh Nhai (thuộc đề tài nghiên cứu

khoa học xã hội nhân văn cấp tỉnh: Nghiên cứu những biến đổi điều kiện sống, đề xuất giải

pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng cư dân khu vực tái định cư thủy điện

Sơn La, tỉnh Sơn La, Đại học Quốc Gia Hà Nội chủ trì (2012-2014)

[3] Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2012-2020 xã Mường Chiên - huyện

Quỳnh Nhai- tỉnh Sơn La, lưu tại UBND xã Mường Chiên, 2013

THE ROLE OF THAI WOMEN IN THE DEVELOPMENT OF NEW

RURAL RESETTLEMENT AREAS BY SON LA HYDRO LAKE

Vu Thi Nu, M.A Faculty of Agriculture and Forestry – Tay Bac University

Do Xuan Duc, M.A Son La college

Abstract: Thai women play an important role in their family, community, and society The economic

development associated with household movement to build new rural areas is receiving the active participation

of the women in Muong Chien- Quynh Nhai- Son La Basing on the survey results related to the facing problems

in the implementation of the new rural construction, the article explores the role and position of Thai women in

the agricultural and rural development and recommends a number of measures to enhance the role, status and

participation of Thai women in the new rural construction in Muong Chien

Trang 39

SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

ThS Đoàn Thanh Hải Khoa Kinh tế Tóm tắt Mỗi hoạt động sau khi thực hiện đều cần đánh giá hiệu quả, xác định những kết quả đạt được

và những điểm tồn tại, phân tích nguyên nhân của những hạn chế để từ đó xây dựng kế hoạch cho những lần thực hiện tiếp sau Trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một hoạt động, phương pháp truyền thống là sử dụng

hệ thống chỉ tiêu tài chính để đo lường Tuy nhiên, phương pháp này bộc lộ khiếm khuyết khi đánh giá hiệu quả của những hoạt động mà kết quả không định lượng được bằng các con số, chẳng hạn như hoạt động kiểm soát nội bộ Do vậy, trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu áp dụng bảng điểm cân bằng nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng - Balanced Score Card (BSC) trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Cụ thể:

Đề tài “Xây dựng hệ thống bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) cho Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị Thắm (2009) Tác giả nghiên cứu xác định cho chiến lược kinh doanh của Công ty là “Dẫn đầu về dịch vụ taxi” tức

là dẫn đầu về chất lượng, dẫn đầu về phương tiện, dẫn đầu vể doanh thu; từ đó công ty xây dựng thành các chỉ tiêu cụ thể phân phối về các phòng/ban sở hữu Dựa trên chỉ tiêu được sở hữu, nhân viên trong phòng/ban đăng ký các chi tiêu cho cá nhân mình sở hữu Sau khi nắm được chỉ tiêu sở hữu, nhân viên phải thiết lập hồ sơ KPI – Key Performance Indicator (KPI Profile) nhằm đưa ra kế hoạch hành động để đạt được chỉ tiêu đó, công ty sẽ quản lý nhân viên thông qua KPI profile

Đề tài “Thiết lập và áp dụng bảng đánh giá thành quả tại Công ty thuốc lá nguyên liệu Khatoco” của tác giả Nguyễn Hồng Hà (2012) Nghiên cứu sâu về Công ty theo quan điểm của Kaplan và Norton đã hình thành nên Bản đồ chiến lược và Bảng đánh giá thành quả Triển khai thực hiện phương pháp quản trị này thông qua việc giao chỉ tiêu KPI cho từng cá nhân, bộ phận để họ tự đề xuất giải pháp tiến tới mục tiêu Kết quả hoàn thành các chỉ tiêu của Bảng đánh giá thành quả năm 2011 minh chứng cho hiệu quả của phương pháp và là một trong những cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện trong năm 2012

Trong Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010), tác giả Đặng Thị Hương có đề cập đến nghiên cứu áp dụng bảng điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam Trong đó, tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung về bảng điểm cân bằng và đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng bảng điểm cân bằng tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam để từ đó gợi ý giúp các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam nghiên cứu và triển khai áp dụng thẻ điểm một cách rộng rãi, hiệu quả

Tiêu biểu trong báo cáo nghiên cứu áp dụng bảng đánh giá thành quả tại Việt Nam của các tác giả sau:

Trang 40

(1) Lưu Trọng Tuấn (Balanced Scorecard Implementation at Rang Dong Plastic stock Company): Trong nghiên cứu này Lưu Trọng Tuấn đã thiết lập bảng đánh giá thành quả cho Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông nhằm đảm bảo tất cả các nguồn lực đều hướng tới việc thực hiện các chiến lược góp phần đạt mục tiêu chung

Joint-(2) Lê Kiều, Lưu Trường Văn, Lê Minh Khánh (Ứng dụng kỹ thuật thang điểm (balanced scorecard) để đánh giá chiến lược kinh doanh của một Công ty Kinh doanh Bất động sản): Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra cho các lãnh đạo Phòng công trình Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng thấy được điểm yếu và điểm mạnh của mình và kiến nghị một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình hoạt động Trong đó, nhấn mạnh tới tiêu chí nghiên cứu và phát triển, một tiêu chí đạt kết quả rất thấp, mà cụ thể là nguồn lực con người, một nguồn lực có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến lợi nhuận và phát triển sản xuất

Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để đối phó với sự thay đổi và giữ vững

vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển từ chiến lược tập trung vào công nghệ sang chiến lược kinh doanh hướng vào khách hàng Điều này đòi hỏi trong chiến lược quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cần xây dựng được một hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân thật khoa học, thật chính xác từ

đó làm tiền đề cho các chính sách phát triển nhân sự sau này Vì vậy, làm thế nào để có thể quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động của doanh nghiệp? Làm thế nào để tăng cường hiệu quả kiểm soát nội bộ (KSNB) trong các doanh nghiệp Để trả lời câu hỏi đó thì việc vận dụng mô hình bảng điểm cân bằng là sự tất yếu đối với các doanh nghiệp

1.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Bảng điểm cân bằng Balanced Score Card được xây dựng bởi Robert Kaplan – giáo sư chuyên ngành kế toán thuộc Đại học Harvard và tiến sĩ David Norton – chuyên gia tư vấn quản trị, nhà nghiên cứu, diễn giả quản lý kết quả chiến lược - khi hai ông thực hiện dự án được bảo trợ bởi Học viện Nolan Norton với đề tài “ Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ chức trong tương lai” vào những năm đầu của thập niên 90

Sau đó, mục tiêu của công trình nghiên cứu khảo sát các phương pháp mới trong lĩnh vực đo lường hiệu suất là do Robert Kaplan và David Norton khởi xướng Nhóm nghiên cứu

đã thảo luận về nhiều giải pháp khả thi và cuối cùng đã chốt lại với ý tưởng về Thẻ điểm – công cụ đề cao các thước đo hiệu suất và thu hút được các hoạt động xuyên suốt tổ chức Đó

là các vấn đề về Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo – phát triển Kaplan và Norton đã gắn tên gọi cho công cụ mới này là Bảng điểm cân bằng và sau đó đã tổng kết chính khái niệm này trong phần đầu của các bài viết trên tạp chí Harvard Business Review

“Bảng điểm cân bằng – Những thước đo dẫn dắt hiệu suất” (Robert S.Kaplan - David P.Norton, 1992)

Theo Niven (2006) ước tính có trên 60% doanh nghiệp trong danh sách Fortune 1.000

có bảng đánh giá thành quả phù hợp Một nghiên cứu điều tra 2.000 doanh nghiệp toàn cầu của Hackett năm 2002 cho thấy 96% trong số đó đã thực hiện hoặc đang lên kế hoạch thực hiện thiết lập bảng đánh giá thành quả

Ngày đăng: 16/09/2016, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w