1.1.Dưới góc độ kinh tế - xã hội * Khái niệm: việc làm có thể hiểu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho NLĐ được xã hội thừa nhận, là hoạt động kiếm sống quan
Trang 11.Khái niệm và đặc điểm của việc làm
Việc làm là vấn đề luôn được nhìn nhận dưới 2 góc độ là góc độ kinh tế- xã hội và góc độ luật pháp, sau đây em xin phân tích khái niệm, đặc điểm của việc làm dưới
2 góc độ này
1.1.Dưới góc độ kinh tế - xã hội
* Khái niệm: việc làm có thể hiểu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi
ích, thu nhập cho NLĐ được xã hội thừa nhận, là hoạt động kiếm sống quan trọng nhất của thế giới nói chung và con người nói riêng có thể hiểu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho NLĐ được xã hội thừa nhận
* Đặc điểm:
Thứ nhât, việc là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của cá
nhân Người có việc làm là khái niệm dùng để chỉ những người hiện đang tham gia các hoạt động nói trên Tùy theo mức độ tham gia và thu nhập từ những hoạt động
đó mà có thể chia đối tượng này làm hai loại là: người có việc làm đầy đủ và người
có việc làm không đầy đủ (hoặc người thiếu việc làm)
Thứ hai, việc làm là vấn đề của cộng đồng vì con người không sống đơn lẻ và hoạt
động lao động của mỗi cá nhân cũng không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản xuất của xã hội Việc làm và thu nhập không phải là vấn đề mà lúc nào mỗi cá nhân NLĐ cũng quyết định được Vì vậy bên cạnh ý nghĩa là vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng, của xã hội Điều này đòi hỏi phải có những chính sách và biện pháp nhất định phù hợp từ phía Nhà nước nhằm tăng số lượng việc làm và chất lượng việc làm, đảm bảo đời sống dân cư, kiềm chế nạn thất nghiệp và thông qua đó mà giải quyết các vấn đề xã hội khác
Thứ ba, việc làm còn được đánh giá trên các mặt như tính chất cá nhân hay tập
thể, tính chất kĩ thuật, tính chất kinh tế Dựa trên các tiêu chí này mà người ta chia việc làm thành các phạm trù nghề nghiệp – xã hội khác nhau Việc làm vừa có tính chất cá nhân (mức độ thành thạo trong công việc của NLĐ) vừa có tính chất xã hội của việc làm (tính tập thể) Tính xã hội của việc làm đòi hỏi việc làm phải đáp ứng được các yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận Điều này lí giải tại sao trong xã hội có nhiều hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng không được coi là
việc làm cả về phương diện xã hội và luật pháp
1.2.Dưới góc độ pháp lí
* Khái niệm:
Trang 2Theo pháp luật Việt Nam, Bộ luật lao động Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ
thể về việc làm, song việc làm cũng được quy định tại điều 13, bộ luật lao động
như sau: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”(Điều 13 Bộ luật lao động).
Bên cạnh đó, theo ILO (International Labour Organization) cũng coi việc khuyến nghị và xúc tiến việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng trong tôn chỉ hoạt động của mình Theo quan niệm của ILO, người có việc làm là những người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia và các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật
*Đặc điểm:
Như vậy, có thể khẳng định rằng dưới góc độ pháp lí, việc làm được cấu tạo thành bởi 3 yếu tố:Là hoạt động lao động, tạo ra thu nhập, hoạt động đó phải hợp pháp.
Thứ nhất, Là hoạt động lao động: Đây là hoạt động thể hiện sự tác động của sức
lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Tuy nhiên, hoạt động lao động chỉ là dấu hiệu của việc làm chứ không đồng nhất lao động với việc làm Mọi người đều có hoạt động lao động nhưng không có nghĩa đều có việc làm Yếu tố lao động trong việc làm khác với lao động thông thường ở chỗ nó phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp Vì vậy, người có việc làm thông thường phải là người thực hiện các hoạt động trong phạm vi nghề nhất định
và trong thời gian tương đối ổn định
Thứ hai, Tạo ra thu nhập: Thu nhập ở đây được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là
khoản thu nhập trực tiếp mà còn bao hàm cả khả năng tạo ra thu nhập
Thứ ba, Hoạt động đó phải hợp pháp: Không phải mọi hoạt động lao động tạo ra
thu nhập đều được coi là việc làm Hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng phải hợp pháp, phải được pháp luật thừa nhận hay không trái pháp luật mới được coi là việc làm Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm Vì vậy, có thể ở quốc gia này hoạt động lao động đó là hợp pháp nhưng nó lại không được thừa nhận ở các quốc gia khác Có thể nói dấu hiệu này đã thể hiện đặc trưng pháp lí của việc làm Đặc biệt, đối với nhà nước pháp quyền thì đây là một trong cá dấu hiệu không thể thiếu trong khái niệm về việc làm
Trang 32.Ý nghĩa của việc làm
2.1.Trên bình diện kinh tế - xã hội
Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại, nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế
Về mặt xã hội, giải quyết việc làm có mục tiêu hướng vào toàn dụng lao động, chống thật nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu việc làm, bảo đảm thu nhập Bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nền nếp xã hội
2.2.Trên bình diện chính trị - pháp lí
Việc làm không đơn thuần là vấn đề kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề mang ý nghĩa chính trị Chính sách việc làm không phù hợp tất yếu sẽ không hiệu quả đối với vấn đề lao động - việc làm nói riêng và các vấn đề xã hội nói chung Hậu quả
là sự gia tăng nạn thất nghiệp và những hệ quả kéo theo nó
Trên bình diện pháp lí, việc làm là phạm trù thuộc quyền cơ bản của con người Mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm, có quyền tiến hành bất kì hoạt động nào tọa ra thu nhập cho bản thân và gia đình nếu hoạt động đó là hợp pháp Bên cạnh đó, vấn đề việc làm còn gắn liền với chế độ pháp lí lao động, trong
đó quan hệ việc làm được coi là quan hệ “tiền quan hệ lao động”, đóng vai trò là
cơ sở hình thành, duy trì và là nội dung của quan hệ lao động
2.3.Trên bình diện quốc gia – quốc tế
Đối với mỗi quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thế chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung Và trong xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề lao động không chỉ còn là cạnh tranh giữa những NLĐ mà nó còn trở thành vấn đề giữa các quốc gia Điển hình là việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động từ nước kém phát triển sang làm việc ở nước phát triển,
từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động Thị trường lao động không chỉ tồn tại trong đường biên giới lãnh thổ quốc gia mà không ngừng được mở rộng sang các quốc gia khác và trên phạm vi quốc tế
Trang 4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình luật lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội
2 Bộ luật lao động Việt Nam
3 Các trang web khác