1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mùa xuân trong thơ thiền lý trần

17 344 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 332,98 KB

Nội dung

Với những đặc trưng riêng, thơ Thiền Lý – Trần trở thành dòng nước nhỏ hòa chung với nguồn chảy lớn của văn học trung đại Việt Nam, tạo nên một nền văn học đa dạng, đặc sắc.. Các tác giả

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

–––––––o0o–––––––

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN LÝ –TRẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội, 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

–––––––o0o–––––––

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN LÝ –TRẦN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Trần Ngọc Vương

Hà Nội, 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới GS.TS Trần Ngọc Vương - người hướng dẫn nhiệt tâm - đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn và trưởng thành hơn trong nghiên cứu khoa học Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nh ân văn đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu

chọn của tôi

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứuError! Bookmark not defined

4 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined

5 Ý nghĩa của luận văn Error! Bookmark not defined

6 Cấu trúc luận văn Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 1 CẢM THỨC MÙA XUÂN VÀ THI CA PHƯƠNG ĐÔNG

Error! Bookmark not defined 1.1 Cảm thức mùa xuân Error! Bookmark not defined

1.1.1 Mùa xuân trong tự nhiên Error! Bookmark not defined

1.1.2 Mùa xuân trong văn hóa Error! Bookmark not defined 1.1.3 Mùa xuân trong Thiền tông Error! Bookmark not defined

1.2 Mùa xuân trong thi ca phương Đông Error! Bookmark not defined

defined

defined

CHƯƠNG 2 CHỦ ĐỀ MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN LÝ – TRẦN

Error! Bookmark not defined 2.1 Chủ đề mùa xuân trong thơ Thiền Lý – TrầnError! Bookmark not defined

2.1.1 Thiên nhiên mùa xuân Error! Bookmark not defined 2.1.2 Con người mùa xuân Error! Bookmark not defined

2.2 Hình tượng mùa xuân Error! Bookmark not defined

2.2.1 Hoa Error! Bookmark not defined

Trang 5

2.2.2 Thanh âm mùa xuân Error! Bookmark not defined 2.2.3 Các hình tượng khác Error! Bookmark not defined

2.3 Triết lí Thiền trong thơ thiền mùa xuân Error! Bookmark not defined

2.3.1 Mùa xuân – cảnh giới của Thiền Error! Bookmark not defined 2.3.2 Mùa xuân và triết lí vô thường Error! Bookmark not defined 2.3.3 Mùa xuân và triết lí sắc – không Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN LÝ – TRẦN Error! Bookmark not defined

3.1 Nghệ thuật miêu tả mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần Error!

Bookmark not defined

3.1.1 Miêu tả khái quát Error! Bookmark not defined 3.1.2 Miêu tả chấm phá Error! Bookmark not defined

3.2 Nghệ thuật tượng trưng về mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần Error!

Bookmark not defined

3.2.1 Tượng trưng của mùa xuân vận hành theo quy luậtError! Bookmark

not defined

3.2.2 Tượng trưng của mùa xuân mang tính phủ đi ̣nhError! Bookmark not

defined

3.3 Nghệ thuật ẩn dụ về mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần Error!

Bookmark not defined

3.3.1 Ẩn dụ cho “bản thể chân như” Error! Bookmark not defined 3.3.2 Ẩn dụ cho con đường ngộ đạo Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn học Lý – Trần đặc biệt là phần thơ Thiền có đóng góp lớn lao cho

sự phát triển của nền văn học dân tộc buổi đầu tự chủ Là kết tinh của một thời đại văn hóa mà Phật giáo phát triển đến cao độ, thơ Thiền trở thành phương tiện để truyền tải triết lý Thiền tông Bên cạnh đó, không chỉ giới hạn trong nội dung tôn giáo, sự nhạy cảm và tài năng của các bậc Thiền sư đã tạo nên nhiều tác phẩm độc đáo dung hòa đạo với đời bằng hình tượng đẹp đẽ Với những đặc trưng riêng, thơ Thiền Lý – Trần trở thành dòng nước nhỏ hòa chung với nguồn chảy lớn của văn học trung đại Việt Nam, tạo nên một nền văn học đa dạng, đặc sắc

Thiên nhiên là nguồn mạch bất tận gợi hứng cho người nghệ sĩ bao đời,

từ cổ đến kim Thơ ca thâu nhận thiên nhiên như một lẽ tất yếu bởi sự giao cảm giữa con người – vũ trụ được xem như một hằng số bất biến của muôn đời Qua bức tranh cảnh vật, thi sĩ gửi gắm xúc cảm trước biến chuyển của đất trời, hay ẩn ngụ tình cảm riêng tư cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời Trong văn học trung đại, thiên nhiên đóng vai trò quan trọng: đề tài vịnh vật, vịnh cảnh cùng các thủ pháp “tả cảnh ngụ tình”, “thi trung hữu họa” trở thành một sự quy chiếu có tính chất bắt buộc Như vậy, thiên nhiên đã trở thành một yếu tố có tính quy phạm của văn chương Không nằm ngoài quy luật chung, hình ảnh thiên nhiên trong thơ Thiền Lý – Trần xuất hiện với tần

số cao, ẩn chứa những ý niệm sâu sắc Tuy nhiên, cảnh vật được soi chiếu dưới ánh quang của Thiền nên vẫn mang sắc thái riêng biệt Nó không chỉ là khách thể bên ngoài mà được chuyển thành chủ thể bên trong Các tác giả sử dụng thiên nhiên như một phương tiện để truyền tải Thiền lý, đưa người tu học tìm được bản thể chân như, hay biểu hiện những xúc cảm thế sự mang ý

vị Thiền

Trang 7

2

Mùa xuân trong thơ Thiền vừa mang ý nghĩa thời gian chảy trôi của tạo hóa, vừa gợi cảm thức không gian biến chuyển không ngừng của muôn vật

Nó kết đọng cao độ tinh thần ngộ đạo, thể hiện triết lí sâu sắc của Phật pháp

và trong nhiều trường hợp đem đến những rung động tinh tế, hấp dẫn, đậm đà tính nhân văn

Có thể thấy mùa xuân có vị trí quan trọng trong giáo lý Thiền học và thơ Thiền Lý – Trần, song lại chưa được nghiên cứu một cách chỉnh thể Do

đó, chúng tôi chọn đề tài “Mùa xuân trong thơ Thiền Lý – Trần”, với

mong muốn góp một phần nhỏ trong việc khai mở ý vị uyên áo của Thiền về mùa xuân – đối tượng được thể nghiệm và chứng ngộ trong thi ca

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Nghiên cứu về thơ Thiền Lý – Trần

Trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn học Lý – Trần nói riêng, thơ Thiền là bộ phận quan trọng, có đóng góp không nhỏ cho diện mạo văn học thời đại và dân tộc Trên thực tế, có không ít giáo trình, chuyên luận, bài viết tìm hiểu đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của thể loại văn học độc đáo này Do giới hạn thời gian, chúng tôi chưa có điều kiện bao quát tất

cả các công trình nghiên cứu đã có Ở phần này, chúng tôi chỉ điểm qua mấy nét chính về tình hình nghiên cứu thơ Thiền Lý – Trần thông qua những tài liệu thu thập được

Ở góc độ khảo cứu, sưu tầm, văn học Lý – Trần và thơ Thiền giai đoạn

này được ghi chép từ sớm, từ Tinh tuyển chư gia luật thi (Dương Đức Nhan),

Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) ở thế kỉ XV, tiếp đó là Khóa hư Lục

(Trần Thái Tông), Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh) ở thế kỉ XVI –

XVIII Sang thế kỉ XX, việc sưu tầm, giới thiệu thơ Thiền ghi dấu ấn quan

trọng bằng việc ra đời bộ Thơ văn Lý Trần (ba tập) do nhóm tác giả Viện Văn

học thực hiện Trong bộ sách, phần khảo luận văn bản của Nguyễn Huệ Chi

có đóng góp lớn cho việc thu thập tác phẩm văn học Lý – Trần Tác giả đã thu

Trang 8

3

thập được gần 1000 bài thơ và trích đoạn thơ, gần 250 bài văn và trích đoạn văn, thông qua đó, giới thuyết diện mạo văn học giai đoạn này trên các phương diện nội dung và thể loại văn học Đến năm 2004, thơ văn Lý – Trần

được tuyển chọn và sưu tầm lại trong cuốn Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập

3) do Nguyễn Đăng Na chủ biên

Nghiên cứu Thơ Thiền Lý – Trần đã có một quá trình lâu dài, được đề

cập qua các ý kiến nhận định trong các công trình khái quát như Việt Nam văn

học sử yếu (1941) của Dương Quảng Hàm, Việt Nam cổ học văn sử (1942)

của Nguyễn Đổng Chi, Văn học đời Lý và đời Trần của Ngô Tất Tố hay các bài viết như Tìm hiểu thơ văn các nhà sư Lý – Trần (1965) của Kiều Thu

Hoạch Tuy nhiên, phải từ sau năm 1975, thơ Thiền mới được xem như một đối tượng thẩm mĩ, một loại hình nghệ thuật độc đáo, được tiếp cận, đánh giá

ở nhiều góc độ khác nhau

Về loại hình tác giả, Nguyễn Phạm Hùng quan tâm tới tính loại biệt:

“tác giả thơ Thiền chủ yếu là các thiền sư và những người am hiểu sâu sắc về

đạo Phật” [24; 33] Trần Nho Thìn trong Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết

thế kỉ XIX khẳng định: “các nhà sư – thi tăng – chiếm một tỉ lệ lớn trong đội

ngũ tác giả văn học giai đoạn đầu của văn học trung đại Việt Nam” [66; 179],

“Các thiền sư còn là những thi sĩ tài năng, học vấn uyên bác, có tầm quan sát, hiểu biết cuộc sống, nắm vững các học thuyết, tư tưởng triết học và tôn giáo,

sử dụng ngôn ngữ linh hoạt” [66; 187] Còn tác giả Đỗ Thu Hiền qua Các loại

hình tác giả trong văn học thời Lý – Trần (in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX – những vấn đề lí luận và lịch sử) thì phân tích diện mạo tác

giả văn học Lý – Trần theo hai hướng: “Thiền sư – những nhà trí thức đầu tiên của thời độc lập” [84; 385] và quý tộc nhà Trần: “thay thế địa vị của các nhà sư trong buổi ban đầu là tầng lớp quý tộc, võ tướng” [84; 389]

Ở phương diện nội dung, Phạm Ngọc Lan quan tâm đến Chất trữ tình

trong thơ Thiền đời Lý qua việc “ghi lại những giờ phút êm đềm, những

Trang 9

4

khoảnh khắc xao động trong tâm hồn của các nhà sư – thi sĩ trước cuộc sống”

[34; 92] Khái quát hơn, các tác giả giáo trình Văn học Việt Nam (thế kỉ X

– nửa đầu thế kỉ XVIII) nhận định thơ Thiền đời Lý “gắn với triết lý Phật

giáo” [32; 60], tuy nhiên có khi “nội dung vượt ra khỏi phạm vi giáo lý”, thể hiện cái nhìn tinh tế và đầy xúc động đối với thiên nhiên” [32; 60] của các thiền sư

Cuốn Thơ Thiền Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ

thuật của Nguyễn Phạm Hùng là chuyên luận mang tính tổng quát nghiên cứu

thơ Thiền Việt Nam, trong đó có thơ Thiền Lý – Trần Đặc điểm chung của thơ Thiền xét về giá trị tư tưởng được đề cập tới thông qua hai bộ phận thơ Thiền thiên về triết lí và thiên về trữ tình, tư tưởng “hòa quang đồng trần” cũng như tinh thần “tam giáo” Bên cạnh đó, tác giả nhận định thơ Thiền đời

Lý “chủ yếu đi vào giải thích, triết lý về các tư tưởng Phật giáo, ca ngợi nhà Phật” và “ít nhiều là những cảm xúc trước thiên nhiên, cuộc sống ” [24; 89] Còn thơ Thiền đời Trần “vừa mang tính triết lý, vừa mang tính trữ tình, mang

tinh thần nhập thế tích cực” [24; 133] Sau này, trong cuốn Các khuynh hướng

văn học thời Lý – Trần, Nguyễn Phạm Hùng nhấn mạnh thêm thơ Thiền “như

một sự tổng kết toàn bộ nhận thức, tri thức và cả xúc cảm của nhà tu hành trong cuộc đời hành đạo” [24; 46]

Trong Những sáng tác văn học của các Thiền sư thời Lý – Trần [68],

Thích Giác Toàn không tách thơ Thiền thành thể loại riêng mà xem xét giá trị

tư tưởng trong sáng tác văn học nói chung của các Thiền sư trên phương diện tinh thần nhân bản và tinh thần dân tộc Tác giả nghiên cứu “sự hiện hữu của con người và cảm nhận về thân phận con người trong cuộc sống”, cảm nhận

về thiên nhiên, “giáo lý giác ngộ quy luật sanh tử” cũng như “tính truyền thống dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước”, “tinh thần độc lập tự do” và “tinh thần phụng sự lí tưởng hòa bình” Chuyên luận đề cập tới thơ Thiền như một bộ phận trong sự khái quát văn học Lý – Trần còn phải kể đến

Trang 10

5

Văn học Phật giáo Lý – Trần – Diện mạo vào đặc điểm của Nguyễn Công Lý

[37] Trong chương ba (Đặc điểm văn học Phật giáo Lý – Trần), tác giả đề cập đến “kiểu tư duy trực cảm tâm linh”, “tinh thần dung hợp các hệ tư tưởng”, nội dung “thể hiện giáo lý nhà Phật”, cảm hứng về đất nước, quan niệm con người và cảm hứng thiên nhiên, góp phần khẳng định giá trị nội dung – tư tưởng của văn học Phật giáo Lý – Trần nói chung, thơ Thiền giai đoạn này nói riêng

Xét về nghệ thuật, Trần Nho Thìn cho rằng: “Nhiều Thiền sư Việt Nam một mặt dùng thi kệ, kể cả hình thức thơ sấm vĩ để tuyên truyền giác ngộ, kể

cả sử dụng cho phục vụ chính trị; mặt khác cũng sáng tác nên những bài thơ, những hình tượng đẹp, có tính chất nghệ thuật cao, thiên về sử dụng các hình ảnh sinh động đầy thi ý làm ngôn ngữ biểu hiện đạo lý” [66; 186] Nguyễn Phạm Hùng quan tâm đến tượng trưng, ước lệ: “hình ảnh tượng trưng, ước lệ trong thơ Thiền là kết quả của những cảm xúc bột phát, tức thời”, “làm nên

cái đẹp của thơ Thiền” [24; 64] Đặc biệt, Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của

thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – XIV [77] của Đoàn Thị Thu Vân đã đi sâu khai

thác phần nghệ thuật thơ Thiền trên cơ sở những đặc điểm: ngôn ngữ, thể loại, thế giới hình tượng, không gian, thời gian, giọng điệu

Ở góc độ thi pháp, các nhà nghiên cứu, phê bình chú ý nhiều tới quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Thiền Lý – Trần Nguyễn Phạm Hùng khái quát “con người trong thơ Thiền là con người lưỡng thể, nó là sự hòa nhập của con người Phật giáo và con người cá nhân” [24; 65] Đoàn Thị Thu

Vân trong bài viết Quan niệm con người trong thơ Thiền Lý – Trần [76] đưa

ra các luận điểm “con người tự do”, “con người – vô ngã”, “con người vô ngôn”, “có xu hướng muốn đạt đến con người – vũ trụ” Nguyễn Viết Ngoạn

trong chuyên luận khái quát Văn chương Việt Nam truyền thống với sự phản

ánh con người nhận định: “Con người trong thơ Thiền Lý – Trần, bên cạnh

nét chung của con người cộng đồng yêu nước, thượng võ, nó còn là biểu

Trang 11

6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Thích Phước An (1992), “Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm

lặng của mùa thu”, Văn học, số 4

2 Dương Ngọc Anh (2011), Chữ hòa trong thơ Thiền thời đại Lý – Trần,

Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội

3 Đỗ Tùng Bách (1999), Thơ Thiền Đường Tống, Nxb Đồng Nai

4 Thích Minh Châu (2008), Hiểu va ̀ hành chánh pháp , Nxb Văn hóa sài

Gòn

5 J.Chevalier, A.Gheerbrant (2002), Tư ̀ điển biểu tượng văn hóa thế giới ,

Trường viết văn Nguyễn Du, Nxb Đà Nẵng

6 Minh Chi (2003), “Vua Trần Nhân Tông và phái Trúc Lâm Yên Tử”,

Thiền học đời Trần (tái bản), Nxb Tôn giáo, Hà Nội

7 Minh Chi (2003), “Thơ Huyền Quang”, Thiền học đời Trần (tái bản),

Nxb Tôn giáo, Hà Nội

8 Nguyễn Huệ Chi (1977), “Trần Tung – một gương mặt lạ trong làng

thơ thiền thời Lý - Trần”, Nghiên cứu văn học, số 4, tr.116-135

9 Nguyễn Huệ Chi (1978), “Các yếu tố Nho – Phật – Đạo được tiếp thu

và chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời Lý

– Trần”, Văn học, số 6

10 Nguyễn Huệ Chi (1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam, Nxb Tác phẩm

mới, Hà Nội

11 Nguyễn Huệ Chi (1987), “Mãn Giác và bài thơ nổi tiếng của ông”,

Văn học, số 5, tr.67-72

12 Nguyễn Phương Chi (1982), “Huyền Quang – nhà thơ, thi sĩ”, Văn

học, tr.75-81

13 Nguyễn Đình Chú (1999), “Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học

trung cận đại”, Văn học, số 5, tr.38-43

Ngày đăng: 09/09/2016, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w