Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển) đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.
Trang 1BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN BIỂN, ĐẢO
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị
và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có Với bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển) đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp, chiều sâu phòng thủ đất nước bị hạn chế Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của ta đều năm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển
Bên cạnh đó, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, đó là nơi rất hấp dẫn các thế lực đế quốc, bành trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới Biển Việt Nam có tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bề trầm tích có triển vọng dầu khí, các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như: tôm cua, mực, hải sâm, rong biển,… Dọc ven biển còn có hơn 80 vạn héc-ta bãi triều
và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu… Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tạo ra nguồn xuất khẩu có kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao
Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi
Trang 2Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải,… Riêng khu vực Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ Hiện nay nước
ta có trên 100 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống các cảng biển
Với tất cả tầm quan trọng nói trên, biển đảo quê hương Việt Nam là phần nội dung quan trọng để chúng ta cùng nhau tìm hiểu, giữ gìn và bảo vệ
I Một số hiểu biết về Biển, Đảo:
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2) Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước; một số đảo ven bờ còn
có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển
Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường
cơ sở thẳng Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lang; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải; A7: Hòn Đôi (Bình Thuận); A8: Mũi Đại Lãnh; A9: Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
Biển Đông là vùng biển có một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải) Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới Là tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau; chuyên chở 1/2 sản lượng dầu thô và các sản phẩm toàn cầu
Vậy tình hình trên biển Đông hiện nay như thế nào?
Trang 3II Tình hình biển Đông hiện nay
1 Tình hình trên đảo Trường Sa:
Tranh chấp trong vùng quần đảo Trường Sa và các vùng gần đó không chỉ là tranh chấp chủ quyền đối với các đảo mà còn là tranh chấp tài nguyên thiên nhiên như dầu khí và hải sản Đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa các nước về những tàu đánh cá nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và những vụ bắt giữ ngư dân
Từ 1956 - 1975, quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa sau khi tiếp thu từ Pháp Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa tàu ra dựng bia ở một số đảo, nhưng sau đó rút đi và không đống trú lâu dài
Năm 1970, Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị
Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa
Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ vũ trang trên biển về quyền kiểm soát đảo Gạc Ma, đảo Cô Lin và đảo Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa Tháng 9 năm 1992, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã bắt giữ hai mươi tàu chở hàng từ Việt Nam đến Hồng Kông từ tháng 6 năm 1992 nhưng không thả hết số tàu này
Tháng 7 năm 2007, tàu hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, khiến ít nhất một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương
Năm 2011, ba tàu Trung Quốc đã bắn đuổi các tàu cá Việt Nam tại một địa điểm nằm cách đá Đông 15 hải lí (27,8 km) về phía đông nam
Ngày 6/11/2014, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo phi pháp trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Ngày 16/4/2015, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hoa Xuân Oánh ngày 9/4/2015 về việc mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía
Trung Quốc, kể cả ở cấp cao về vấn đề này Theo ông, "Một lần nữa, chúng tôi tuyên
bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở các đảo, đá thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
mà không được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị" Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động nêu trên và yêu cầu các bên
liên quan nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Ngày 28/4/2015, Chủ tich Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 ra tuyên bố chia
sẻ quan ngại sâu sắc của các lãnh đạo ASEAN về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và
Trang 4ổn định ở Biển Đông; khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhấn mạnh các bên cần bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn vẹn Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông
Với những sự kiện trên cho thấy tình hình trên đảo Trường Sa hiện nay rất phức tạp
2 Tình hình trên đảo Hoàng Sa:
Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản nhưng không có dân bản địa sinh sống Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956)
Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải quân, lính thủy đánh bộ và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây
Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố nhiều tài liệu để chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam Ngoài ra cũng có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam
Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, đó chính là sắc chỉ của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao
và Du lịch tỉnh
Vào tháng 7/2012, báo chí Việt Nam đưa ra bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo ở Biển Đông đó là tấm bản đồ của Nhà Thanh xuất bản năm 1904 trong đó điểm cực nam của Trung Hoa chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam mà không hề có Tây Sa hay Nam Sa mà Trung Quốc đang cố gắng chiếm giữ
Tuy nhiên phía Trung Quốc vẫn khẳng chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng sa Vào ngày 1/5/2014, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã
có một số va chạm nghiêm trọng
3 Tình hình tranh chấp trên biển Đông.
Những năm 2009-2013 đánh dấu thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh cuộc tranh chấp Biển Đông ở cường độ cao Ngày 7-5-2009, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò Yêu sách này chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhưng không dựa trên bất kỳ một cơ sở pháp lý nào
Nửa đầu năm 2010, Trung Quốc bắt đầu đưa Biển Đông vào phạm trù “lợi ích cốt lõi”, thực hiện các bước đi được tính toán sâu xa, cụ thể hóa các đòi hỏi về đường lưỡi bò 9 đoạn: ngoài các mục tiêu kinh tế khai thác nguồn tài nguyên biển cả và dầu khí được xem là dồi dào, thì mục tiêu quân sự hết sức quan trọng
Trang 5Đồng thời, Biển Đông cũng trở thành một trong các hướng phòng thủ từ xa của các lực lượng vũ trang Mỹ và Mỹ quyết tâm thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó Đông Nam Á, Biển Đông là một bộ phận của một hệ thống nối từ Bắc Nhật Bản tới biển Tây Philíppin Biển Đông thành nơi “ngọa hổ tàng long”
Biển Đông từ vấn đề của quan hệ song phương đã trở thành vấn đề khu vực với
sự tham gia của ASEAN và từ năm 2010 trở thành vấn đề quốc tế Nó liên quan chủ quyền biển đảo, luật pháp quốc tế, kinh tế và an ninh hàng hải quốc tế Đây là một trong các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo phức tạp nhất trên thế giới, không chỉ liên quan đến nhiều nước ven bờ Biển Đông, mà còn liên quan đến lợi ích địa - chính trị của nhiều nước ở châu Á - Thái Bình Dương và hầu hết các nước lớn trên thế giới Đối với Bắc Kinh, Biển Đông là trọng điểm của chiến lược xây dựng Trung Quốc thành “cường quốc biển”, Biển Đông như “đường huyết mạch” đối với chiến lược hải dương của Trung Quốc, không có Biển Đông, chủ trương chính trị hải dương của Trung Quốc hầu như không tồn tại
Nhưng cũng chính sự leo thang tranh chấp của Trung Quốc tại Biển Đông đã thúc đẩy các nước lớn khác tái can dự vào vùng biển này Cụ thể, sau 20 năm Mỹ đã trở lại Philippin để thông qua các chương trình hợp tác quốc phòng, trong đó có việc tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philíppin Các nước lớn liên quan khác như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ cũng tích cực can dự, góp phần hình thành nên cục diện cân bằng quyền lực đa dạng hóa tại Biển Đông
Đối với ASEAN, sau hơn 10 năm thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4-11-2002 tại Phnôm Pênh, con đường để đạt tới một bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) đầy quanh co, khúc khuỷu Các nước ASEAN cùng với Trung Quốc bắt đầu quá trình đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc giữa các bên tại Biển Đông (COC); cộng đồng quốc tế cũng hỗ trợ cho việc tìm ra một giải pháp theo hướng này Nhưng bao giờ giải pháp mới được thực hiện và giải quyết vẫn đang còn rất nhiều tranh cãi
Nói tóm lại, vấn đề Biển Đông tạo ra nhiều phức tạp trong quan hệ Việt - Trung, cũng như sự phức tạp trong mối quan hệ quốc tế chưa từng có trong tiền lệ trong lịch
sử bang giao giữa các nước
III Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đối với Trung Quốc và vấn đề biển Đông.
Trong các văn bản thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam -Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực
Trang 6Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc
cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
1 Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến
lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng
tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu
nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan
hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực
2 Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp
lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản
và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển
3 Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam -Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác
4 Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu
và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của thỏa thuận này
5 Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn
Trang 76 Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử
lý thỏa đáng vấn đề trên biển
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục nhiều lần gay hấn trên biển và tranh chấp
hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa của chúng ta Trước tình đó, lập trường của Việt Nam như Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã tuyên bố là: "Một lần nữa, chúng tôi tuyên bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở các đảo, đá thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Chính phủ Việt
động nêu trên và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông
IV Vận dụng tình hình biển đảo vào công tác giảng dạy:
Thông qua thực tiễn giảng dạy cũng như tình hình biển Đông hiện nay, bản thân tôi đã tiến hành giáo dục cho học sinh về vấn đề biển đảo như sau:
- Tôi và các đồng nghiệp trong tổ đã tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa Đây là một hoạt động được tổ chức tại trường Trần Qúy Cáp cho học sinh toàn trường tham gia Cụ thể là chúng tôi đã phát động cuộc thi tìm hiểu về các chủ đề biển đảo quê hương, trong đó có vấn đề tìm hiểu đảo Hoàng Sa, Trường Sa Hoạt động trên đã thu hút đông đảo học sinh tham gia nhiệt tình, kết thúc hoạt động chúng tôi đã trao giải cho những học sinh có những bài thi, bài tìm hiểu xuất sắc Thông qua hoạt động này, tôi và đồng nghiệp đã giúp các em hiểu sâu hơn, rộng hơn về biển đảo, về Hoàng sa và Trường sa, các em đã tìm thấy những cứ liệu lịch sử chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Đồng thời cũng bồi dưỡng thêm tinh thần yêu quê hương đất nước, đặc biệt là đối với Trường sa và Hoàng sa
- Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, thông qua những tiết lịch sử của mình, tôi
đã lồng ghép, tích hợp kiến thức biển đảo vào các bài học Tôi đã lồng ghép các vấn
đề liên quan đến lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của các chính quyền phong kiến đối với hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa (nhất là dưới thời nhà Nguyễn) Tôi hướng dẫn HS tìm hiểu các bằng chứng lịch sử chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Thông qua đó tôi vừa giáo dục lịch sử dân tộc (lịch sử trên đất liền và
cả trên biển đảo), đồng thời giáo dục tình cảm cho các em về tinh thần tự tôn dân tộc, chủ quyền lãnh thổ Điều đó vừa để bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước vừa kiểm soát và tránh những hệ quả tiêu cực trong suy nghĩ của các em (vì đây là vấn đề nhạy cảm, diễn biến thường xuyên và phức tạp)
Cụ thể, tôi đã áp dụng vào dạy học ở bài 25 - Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX) (Lịch sử lớp 10 ban cơ bản)
Trang 8Ở bài này, bên cạnh yêu cầu HS nắm được những nét cơ bản nhất về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa trong giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858, tôi đã lồng ghép, tích hợp vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa vào mục 1
- Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao Tôi hướng dẫn cho
HS rằng: đây là thời kỳ nhà Nguyễn vẫn còn lưu lại được những chứng cứ lịch sử quan trọng chứng minh sự xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo thông qua các bản đồ, các tư liệu văn bản, các sắc chỉ của nhà vua
Hoặc đối với lớp 12, tôi lồng ghép vào một số bài nhưng quan trọng nhất và thuận lợi nhất là vào bài 23 - Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) Bài này có mục III - Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, trong mục này có bản đồ “Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975”, trong lược đồ có thể hiện mỗi tên tiến đánh của quân đội Việt Nam, tiến ra giải phóng quần đảo Trường Sa
- Ngoài ra, trong quá trình dạy học, tôi cũng thường xuyên kể về những câu chuyện về biển đảo, đặc biệt là đối với những tiết dạy lịch sử địa phương Cần phải nói thêm rằng, đối với bản thân tôi là một người con được sinh ra, lớn lên và làm việc
ở Khánh Hòa, nơi có đảo Trường sa thì tình cảm đối với biển đảo càng tăng lên Cũng chính vì lẽ đó mà những bài giảng cho HS về Trường sa, về biển đảo càng thêm có ý nghĩa quan trọng và hấp dẫn
Có thể kết luận rằng, biển đảo quê hương Việt Nam là một phần quan trọng trong lãnh thổ Việt Nam Mặc dù hiện nay đang có rất nhiều tranh chấp, xung đột gay gắt, nhưng một điều chung nhất đối với người Việt Nam thì một phần biển Đông, đảo Trường sa, Hoàng sa vẫn là của Việt Nam Chủ quyền đó đã được lịch sử chứng minh
là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, một phần diện tích không tách rời Dù bất kì một nước nào trên thế giới có lấn chiếm, tranh giành hay chiếm giữ thì điều đó cũng không thay đổi được lịch sử, không thay đổi trong suy nghĩ của người Việt Nam, kể cả thế hệ trẻ của chúng tôi bây giờ và sau này
Nhưng càng quan trọng hơn khi mỗi người trong chúng ta hôm nay không ngừng học tập, giáo dục, rèn luyện hiểu biết về chủ quyền biển đảo nói chung và Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng Vì sao như thế? Vì vấn đề tranh chấp chủ quyền vẫn kéo dài, còn rất gay go phức tạp, kẻ thù luôn có những hướng đi mới, những mánh khóe mới mà chúng ta không lường trước được Nếu chúng ta không chủ động học tập, giáo dục kiến thức về biển đảo cho chính mình và truyền lại cho thế hệ trẻ thì chủ quyền của nước ta sẽ bị kẻ thù xâm chiếm lấy Và cũng không quên nói rằng, để thực hiện việc này đạt kết quả tốt thì mong mọi người dân Việt Nam hãy quan tâm đến vấn
đề học tập môn lịch sử