Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước Châu Á.doc

25 1.9K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước Châu Á.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước Châu Á

Trang 1

PHẦN GIỚI THIỆU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa, việc người lao độngra nước ngoài làm việc theo một tổ chức hay cá nhân tự tìm kiếm việc làm là hiệntượng phổ biến như một tất yếu của xã hội Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩulao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quantrọng cho nhiều quốc gia Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việclàm và thất nghiệp đang là một bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế Vì vậy tìmkiếm mọi biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm nói chung, xuất khẩu lao độngnói riêng đều đang được Chính phủ các nước đang phát triển chú trọng.

Ở Việt Namvới số dân gần 86 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm60%, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 4.66% (2009) lực lượng lao động nên sức ép của tìnhtrạng thiếu việc làm là rất lớn.

Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện ở thị trường trong nước mà phảichú trọng đến thị trường ngoài biên giới Chính vì thế, Chính phủ đã có những đánh giá đúngtầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó đã cónhững định hướng đúng đắn: "Đẩy mạnh dịch vụ xuất khẩu lao độngvà các dịch vụ thu ngoạitệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế" Trong thực tế những năm gần đây, xuấtkhẩu lao độngđem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn, tuy nhiên cũng đã bộc lộ nhiều khiếmkhuyết Để nâng cao hiệu quả cũng như hạn chế những khó khăn về hoạt động xuất khẩu lao

động, em chọn đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang một số nướcChâu Á cụ thể là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản giai đoạn 2007 – 2009.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:2.1 Mục tiêu chung:

Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam Đồng thời, đề ra nhữngbiện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm thông qua xuất khẩu lao động.

Trang 2

- Đề ra một số biện pháp tăng cường xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nướcChâu Á nhằm giải quyết vấn đề việc làm.

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:3.1 Giới hạn không gian:

Việc nghiên cứu chỉ phân tích tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sangcác nước Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản.

3.2 Giới hạn thời gian:

Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước Châu Ágiai đoạn 2007 – 2009.

3.3 Giới hạn nội dung:

Vấn đề quan tâm là phân tích thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sangcác nước Châu Á (Đài Loan, Maylasia, Nhật Bản, Hàn Quốc) giai đoạn 2007 –2009

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn: các đề án, báo cáo, các trang webtrên internet

4.2 Phương pháp phân tích:

- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng xuất khẩu

lao động Việt Nam sang các nước Châu Á

- Mục tiêu 2: phương pháp phân tích so sánh

- Mục tiêu 3: tổng hợp các đánh giá làm nền tảng đề ra một số biện pháp nhằm

giải quyết vấn đề việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Trang 3

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG1 Một số khái niệm về hoạt động xuất khẩu lao động:

1.1 Nguồn lao động:

Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và cókhả năng lao động Nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham giavào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vàoquá trình lao động Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ởnước ta là từ 15 tuổi trở lên).

1.2 Lao động:

Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tựnhiên phù hợp với lợi ích của mình Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quátrình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất.

1.3 Xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động: (Export of Labour) là hoạt động kinh tế của một quốc gia

thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặchợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.

Lao động xuất khẩu: (Labour Export), là bản thân người lao động, có những độ

tuổi khác nhau, sức khỏe và kỹ năng lao động khác nhau, đáp ứng được những yêu cầucủa nước nhập khẩu lao động.

Trong nền kinh tế thị trường, xuất khẩu lao độnglà một hoạt động kinh tế đốingoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung Thực chất xuất khẩu lao độnglà một hìnhthức di cư quốc tế Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp.

1.4 Thị trường lao động quốc tế:

Thị trường lao động: một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường trong nền

kinh tế thị trường phát triển Ở đó diễn ra quá trình thoả thuận, trao đổi, thuê mướn laođộng giữa hai bên, bên sử dụng và bên cho thuê lao động.

Thị trường lao động trong nước: một loại thị trường, trong đó mọi lao động đều có

thể tự do di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng trong phạm vi biên giới của một quốcgia.

Trang 4

Thị trường lao động quốc tế: một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế

giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển từ nước này sang nước khác thôngqua Hiệp định, các Thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới.

2 Đặc điểm của xuất khẩu lao động:

- Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạt độngmang tính xã hội cao.

- Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh.

- Không có sự giới hạn theo không gian đối với hoạt động xuất khẩu lao động.

- Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua - bán một loại hàng hoá đặcbiệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia.

3 Các hình thức xuất khẩu lao động: Có 2 hình thức xuất khẩu lao động

- Thứ nhất là hình thức đưa lao động ra nước ngoài làm việc nhằm thu hút ngoại tệ về

- Thứ hai là hình thức lao động sống ngay tại nước sở tại, nhưng cung cấp sức lao động

tạo ra giá trị cho nước ngoài, còn gọi là xuất khẩu lao động tại chỗ.

Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin đề cập đến loại hình xuất khẩu lao động thứnhất.

3.1 Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bênnước ngoài

3.2 Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu,khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.

3.3 Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữacá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài.

4 Vai trò của xuất khẩu lao độngvới sự phát triển KT - XH của Việt Nam:

4.1 Lợi ích về mặt kinh tế:

Xuất khẩu lao động đã được các Nghị định của Đảng và Chính phủ nhiều lần đềcập Nhiều nước trên thế giới coi trọng xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động vừa íchnước vừa lợi nhà, vì nó là mong muốn không chỉ của Chính phủ mà là của mọi người laođộng Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủthể tham gia đó là Người lao động, Doanh nghiệp xuất khẩu lao động và Nhà nước.

Trang 5

- Lợi ích của người lao động: Người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu

nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước Với số tiền tích luỹ được, nhiều ngườilao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh,phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việclàm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng.

- Lợi nhuận của Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Doanh nghiệp xuất khẩu lao

độnglà nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế quốc dân cho Nhà nước.Thông thường, khi hoàn thành tổ chức xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi phídịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động khoản từ 10 - 18% tuỳ theo ngành nghề.

- Lợi ích của Nhà nước: xuất khẩu lao động được coi là một hướng giải quyết việc

làm cho người lao động và thu ngoại tệ về cho đất nước Doanh thu từ xuất khẩu lao độngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này.Theo báo cáo của một số doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu củahoạt động xuất khẩu lao động đạt khoảng 15 - 20%.

4.2 Lợi ích về mặt xã hội:

Xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần giảiquyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứđọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hộido người lao động không có việc làm gây nên " nhàn cư vi bất thiện".

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình độ chuyên môn kỹthuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc côngnghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao, đây làđiều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nướckhi họ trở về

Trang 6

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAMSANG MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á GIAI ĐOẠN 2007 – 20091 Tình hình lao động và việc làm Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009:

1.1 Đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam:

Với tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giữa 2 cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009là 1,2%/năm, so với thời kỳ 10 năm trước (1989-1999), mỗi năm tăng gần 1,2 triệu người(với tỷ lệ tăng hàng năm là 1,7%/năm), Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực dồidào, đứng thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 2 trong khối ASEAN Theo dự báo dân sốnước ta sẽ còn tăng tới 100 triệu người vào năm 2020 với tốc độ tăng dân số hầu nhưkhông đổi Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu thị trường lao động, Đại họcLeicester (CLMS), kết hợp với VCCI và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thì 3,5% lựclượng lao động nằm trong độ tuổi 16 - 18 và 39% trong độ tuổi 19 - 25 Điều này cónghĩa là một bộ phận lớn lực lượng lao động Việt Nam là lao động trẻ Nhưng theoPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 30/6/2009 chỉ cógần 15% lao động trẻ Việt Namđược đào tạo và hầu như rất ít lao động có tay nghề cao.Vì vậy, để có thể sử dụng triệt để ưu thế về lao động, Việt Nam cần phải xem xét và thựchiện công tác đào tạo cho người lao động càng sớm càng tốt

1.2 Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm93% Riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm khoảng 97% tổng lực lượng lao động.Theo Báo cáo phát triển con người tháng 10/2009 của Liên Hợp quốc chỉ số phát triểncon người (HDI) của Việt Nam vào loại trung bình với chỉ số là 0,733 và xếp thứ116/182

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên Trong 3 năm (1996-1998) bìnhquân hàng năm lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng 6,18% Đến năm 2009 sốlao động đã qua đào tạo là 20%, tỷ lệ này càng tăng lên trong những năm tới.

Trang 7

1.3 Hạn chế về khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam ở nước ngoài vàsức ép về việc làm trong nước:

a) Sức cạnh tranh của hàng hóa sức lao động Việt Nam còn kém hơn các nướckhác.

Sức khỏe của lao động Việt Nam chưa đủ đáp ứng yêu cầu của một số ngành nghềnhư đi biển, công nghiệp xây dựng.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, trong số 21,2 triệu lao động nông nghiệp trongđộ tuổi lao động trên cả nước, có 20,7 triệu người (chiếm 97,65%) chưa qua đào tạo vàkhông có chứng chỉ chuyên môn; người có bằng sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm1,26%; bằng trung cấp chiếm 0,87%; tỷ lệ lao động có bằng CĐ, ĐH chỉ chiếm 0,22%(trong khi tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Hàn Quốc là 48%; Nhật Bản: 64,4%; Thái Lan:58,2%) Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật rất bấthợp lý Hiện là 1 -1,6 - 3,6; (các nước khác là 1-4-10) Còn theo đánh giá của Tổ chứcBERI về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100, thì Việt Nam mới đạt 45 điểmvề khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểmvề kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động So với 59 nước, Việt Nam đứngthứ 48 1.

Lao động tuy cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ, có khả năngsáng tạo, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp (40 điểm/100 như đã nói ở trên).

b) Sức ép về việc làm trong nước:

Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế, do bìnhquân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, gâytrở ngại trong việc giải quyết việc làm và làm quá tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng nhưcác dịch vụ xã hội khác.

Số dân trong độ tuổi lao động ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng tăng Theo dựbáo, năm 2000 chiếm khoảng 55%, đến năm 2005 chiếm khoảng 59,1% và năm 2010chiếm khoảng 60,7% dân số, làm cho sức ép về việc làm càng trở nên gay gắt.

1 Tổng hợp

Trang 8

2 Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009:

Nếu trong giai đoạn 1980-1990 nước ta chủ yếu có quan hệ hợp tác lao động vớicác nước XHCN, lao động xuất khẩu chủ yếu tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Âucũ, Irac và một vài nước Châu Phi Giai đoạn 1991 đến nay hoạt động xuất khẩu của ta đãmở rộng ra nhiều quốc gia tại nhiều châu lục khác nhau

Tuy rằng, thị trường lao động nước ngoài đang có những biến động bất lợi, nhưngkhông có nghĩa là đóng cửa đối với lao động Việt Nam Một số thị trường trọng điểmnhư Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Phi, Trung Đông và đặc biệt là thịtrường lao động trên biển đang rất tiềm tàng, hàng năm thu hút hàng triệu lao động nướcngoài vào các nhóm ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắtvà chế biến hải sản mà chúng ta có khả năng đáp ứng

Hiện tại Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu lao động sang tổng số là gần 40 quốcgia/vùng lãnh thổ tương đương với 21% thị phần của Việt Nam trên thị trường xuất khẩulao động Như vậy, ta có thể thấy lợi thế một nước đông dân chưa được khai thác triệt để.

Thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới

Biểu đồ 1

Nguồn: Dữ kiện thế giới CIA

Nếu ta hình dung 193 quốc gia và vùng lãnh thổ là một thị phần lớn tương đươngvới 100% thì thị phần của Việt Nam chiếm lĩnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là 40quốc gia/vùng lãnh thổ, tương đương với 21% Nhìn trên biểu đồ hình tròn có thể thấy thịphần của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ Điều này đồng nghĩa với việc 79% thịphần còn lại hoặc là đã thuộc về quốc gia khác hoặc là còn để trống Như vậy cơ hội chochúng ta còn rất nhiều Vấn đề là làm thế nào chúng ta giành lại hoặc chiếm lĩnh được79% thị phần còn lại Đây thực sự là một câu hỏi khó bởi vấn đề chính để giải quyết chocâu hỏi này lại nằm ở nguồn nhân lực của chúng ta

Trang 9

Từ năm 2006 đến nay, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam đã có những tínhiệu đáng mừng Tính đến cuối năm 2009, theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý laođộng ngoài nước, tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam tại tất cả các thị trường là73.028 người.

Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10.363 người (khoảng 10,9%) và so với 2009giảm 21.960 người (khoảng 30,07%) Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếbắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, lượng lao động xuất khẩu năm 2009 đãgiảm so với những năm trước Đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu lao động lớn nhấtcủa Việt Nam như Đài Loan tuyên bố giảm 24.000 công nhân và người giúp việc nướcngoài, Hàn Quốc giảm ¾ hạn ngạch lao động nước ngoài, đầu năm 2009 Malaysia cũngtuyên bố cấm nhập khẩu lao động nước ngoài do quá phụ thuộc vào lao động nhập cư2.Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh tế đình trệ thì con số trên đãthể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và các ban ngành đối với sự phát triểnngành xuất khẩu lao động Cho đến nay, khủng hoảng kinh tế vẫn còn đang là một ràocản đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì ngành xuất khẩu lao động vẫnvươn lên để hoàn thành chỉ tiêu năm 2010 xuất khẩu 85.000 người lao động.

Con số này cũng đánh dấu những bước tiến của ngành xuất khẩu lao động trongquá trình nền kinh tế suy thoái Đó là thành quả của quá trình nỗ lực không ngừng tìmđầu ra cho thị trường lao động nước nhà Nhưng trong cái được của ngành xuất khẩu laođộng của Việt Nam, ta cũng thấy nhiều nhược điểm Thứ nhất, thị trường lao động củachúng ta chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ như Malaysia, Đài Loan, Hàn2 Tổng hợp

Trang 10

Quốc…; trong đó một loạt các thị trường tiềm năng có thu nhập cao khác như Mỹ, Anh,Pháp thì chúng ta vẫn chưa chạm tới được Nếu có thì cũng chỉ là một vài doanh nghiệpký kết hợp đồng trực tiếp, còn thực tế thì Việt Nam chưa có một cung chính thức nào.Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta mới chỉ đang tìm hiểu các thị trường đó một cách dèdặt, chưa có những chính sách mang tính chiến lược, bứt phá… Thứ hai, lao động củachúng ta xuất khẩu chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề chưa cao Theo báo cáo củaCục Quản lý lao động ngoài nước, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo xuất khẩu đi các nướccủa nước ta chỉ đạt 20% Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng lao động, nguồn thu cho ngân sách và cho chính bản thân người lao động.

3 Yêu cầu lao động của một số thị trường xuất khẩu và khả năng đáp ứng yêucầu của lao động Việt Nam:

3.1 Đài Loan:

Sau 5 năm mở thị trường, Đài Loan đã tiếp nhận trên 80 ngàn lao động Việt Nam,trong đó có gần 16 ngàn người làm việc trong lĩnh vực công xưởng, 2.000 người làmthuyền viên và trên 60 ngàn người làm công việc khán hộ công, giúp việc gia đình Phầnđông lao động Việt Nam được tuyển sang Đài Loan đều làm việc trong những nhà máyvừa và nhỏ Do đảm trách ở những khâu giản đơn, không đòi hỏi kỹ năng và trình độ taynghề cao nên thu nhập của họ cũng không cao Tương tự, lao động giúp việc nhà, khánhộ công của Việt Nam tuy đưa sang với số lượng lớn nhưng tính chuyên nghiệp và kỹnăng nghề nghiệp chưa cao, thị trường Đài Loan đang được người lao động lựa chọnnhiều bởi thị trường này không quá kén chọn lao động, không cần tay nghề cao, chi phíthấp, mức thu nhập khá phù hợp cho lao động nông thôn, với mức lương cơ bản 17.280Đài tệ - khoảng 10 triệu đồng/tháng Đài Loan có số lượng hồ sơ xin thẩm định tiếp nhậnlao động Việt Nam lớn nhất Chỉ tính riêng trong tháng 7/2010 đã có 1.426 bộ hồ sơ vớisố lượng 3.489 lao động, tăng 119 bộ so với tháng 6/2010 Trong đó có 826 bộ hồ sơ (với2.889 lao động) được các công ty Đài Loan đăng ký tiếp nhận lao động Việt Nam thôngqua 47 công ty Việt Nam và 600 hồ sơ theo hình thức tuyển dụng trực tiếp

Đánh giá về lao động Việt Nam, nhiều chủ sử dụng đều có nhận xét tốt về laođộng Việt Nam: cần cù, chịu khó, nắm bắt công việc nhanh Tuy nhiên so với mặt bằngchung của lao động nước ngoài đang làm việc tại đây có tính chuyên nghiệp, có kinh

Trang 11

nghiệm cao như Philippines và Thái Lan thì chất lượng lao động của Việt Nam chưa đạtyêu cầu Do chạy theo hợp đồng, không chuẩn bị nguồn kỹ nên nhiều công ty xuất khẩulao động của Việt Nam đưa sang đây những lao động không đạt yêu cầu của đối tác.Chẳng những không biết tiếng Hoa, họ còn không biết làm việc, thể lực yếu, tư tưởng daođộng công tác tuyển chọn lao động và giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu cũngchưa tốt, chi phí cho chuyến đi quá lớn, trong đó phí môi giới do phía Đài Loan thu quácao

Vì muốn kiếm tiền nhanh, trả nợ những khoản vay cho chuyến đi lên đến 4-5 ngànUSD đối với làm việc công xưởng và trên dưới 10 triệu đồng làm khán hộ công, giúpviệc nhà, nhiều lao động đã chọn phương án bỏ trốn, bất chấp rủi ro, nguy hiểm Chính vìlẽ đó các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam phải tìm giải pháp giảm chi phí đi nướcngoài làm việc cho lao động Vì lợi ích nhỏ của cá nhân, họ đã và đang phá vỡ lợi ích lớncủa cả một quốc gia Chính vì thế, cần có chế tài mạnh hơn nữa đối với lao động trốn,thậm chí bỏ tù, như một số nước đã làm với lao động của mình Số lượng lao động xuấtkhẩu giảm, một số thị trường gần như bão hòa hoặc bị lao động từ chối vì lương thấp, thịtrường mới khai thác nhỏ giọt, thị trường tiềm năng thu nhập cao thì vừa mở đã đóng.Trong tình trạng trên, các doanh nghiệp vật vã với chỉ tiêu đưa 85.000 lao động đi cácnước trong năm 2010

3.2 Malaysia:

Malaysia là nước hồi giáo, dân số ít, thiếu hụt lao động trầm trọng, nhiều ngànhcông nghiệp phát triển với nhu cầu nhân công cao, vì vậy nhu cầu nhập khẩu lao độngkhá lớn, lực lượng này chiếm hơn 1/5 nhân lực tại Malaysia, là thị trường tương đối dễtính, không đòi hỏi cao về trình độ lao động của nhân công, tuy nhiên do đặc tính về xãhội và văn hóa – là quốc gia hồi giáo nên nó đòi hỏi khá nhiều về trình độ ngôn ngữ giaotiếp, hay tập quán của người công nhân Bên cạnh đó, nó đòi hỏi tính kỷ luật cao và tínhhợp pháp của người lao động Với thị trường Malaysia lao động xuất khẩu thường làmviệc ở nhiều nhà máy sản xuất linh kiện điện, điện tử, gỗ nội thất, in ấn, các công trìnhxây dựng, nông trại dầu cọ…

Trang 12

Thực tế từ trước đến nay, đây là thị trường mà các doanh nghiệp đưa đi đượcnhiều lao động nhất, cũng là thị trường có số lượng doanh nghiệp khai thác rất lớn (trên100 doanh nghiệp) Tuy nhiên, trong năm 2009, phần lớn số doanh nghiệp này đều “đứngyên”, số doanh nghiệp đưa lao động đi “nhỏ giọt” cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.Nếu như năm 2007, cả nước đưa được gần 3 vạn lao động sang Malaysia, thì năm 2009,chúng ta gần như thất bại ở thị trường này khi chỉ dừng lại ở con số 3.000 lao động3.Ngoài nguyên nhân khủng hoảng tài chính khiến các thị trường thu hẹp nhu cầu tiếp nhậnlao động nhập cư thì nguyên nhân chính khiến số lao động đưa đi Malaysia sụt giảmnghiêm trọng vẫn là do mức thu nhập khá thấp so với mặt bằng chung, cùng với nhiềuthông tin tiêu cực về cách quản lý lao động ở Malaysia đã khiến lao động chần chừ

Với những thị trường được coi là thu nhập cao thì lao động Việt Nam gần nhưkhông đủ điều kiện Các thị trường “bình dân” (gồm Trung Đông, Đài Loan, Malaysia,Lybia) thì không có thị trường nào mà điều kiện tiếp nhận lao động dễ dàng, chi phí laođộng phải bỏ ra ban đầu thấp, doanh nghiệp không mất nhiều thời gian tìm kiếm hợpđồng như Malaysia Các doanh nghiệp khi xuất khẩu lao độngsang Malaysia thì phảichọn hợp đồng tốt, lương cao (trên 4 triệu đồng), có tính ổn định cao, ít rủi ro cho ngườilao động Đồng thời cơ quan này cũng sẽ theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề phátsinh, bảo đảm quyền lợi của người lao động, không để các vụ việc kéo dài, gây ảnhhưởng xấu tới người lao động và dư luận

3.3 Hàn Quốc:

Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt và chămchỉ làm việc Họ chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thông, không cần có nghề và cũngkhông cần sang Việt Nam để tuyển chọn hoặc phỏng vấn

Tại Hàn Quốc, số lượng lao động Việt Nam được ký hợp đồng và làm việc luôncao nhất trong số các nước đưa lao động sang Hàn Quốc, như năm 2009 là gần 5.000 laođộng, bằng 34% chỉ tiêu tuyển dụng của nước này Trong năm 2010, dự báo của cácdoanh nghiệp trong ngành thì đây tiếp tục là thị trường quan trọng khi mức lương cao,công việc ổn định.

Việt Nam là nước tổ chức tốt nhất cuộc thi năng lực tiếng Hàn và là nước dẫn đầutrong số 15 nước về số lượng lao động sang làm việc tại Hàn Quốc Lao động Việt Nam3 Số liệu thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:47