2.3.2.1. Cập nhật giá cả thị trường để đưa ra định mức phù hợp
Việc thi công xây dựng các công trình xây dựng đòi hỏi một lượng vốn lớn, do thời gian thực hiện thường kéo dài nên vốn này nằm khê đọng, chi phí về vốn lớn, mà các nhà thầu thường chỉ nhận được tiền công khi công trình đã hoàn thành, quyết toán và đưa vào sử dụng. Việc tăng giá cả VLXD và các chi phí khác sẽ làm cho giá thành công trình cao, thậm chí lạm phát không kiểm soát được sẽ làm cho nhà thầu lâm vào tình cảnh khó khăn. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế thế giới và trong nước đang diễn ra những biến động chưa thể dập tắt được thì thị trường VLXD cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Việc cập nhật giá cả thị trường để đưa ra định mức đơn giá phù hợp là thực sự cần thiết đối với các nhà thầu xây dựng
2.3.2.2. Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính
Thủ tục đấu thầu hiện nay được quy định còn quá rườm rà. Riêng khâu sơ tuyển, thông báo mời thầu, chuẩn bị hồ sơ…cũng mất 4 tháng, cộng thêm giai đoạn lâp thủ, hồ sơ để xây dựng dự án thiết kế bản vẽ, dự toán, thẩm định, đấu thầu mất khoảng 8tháng. Nếu làm như thế nàu thì các chủ đầu tư rất khó khăn và không khuyến khích họ thực hiện phưong án đấu thầu, tất cả chủ đầu tư đều rất thích chỉ định thầu, thậm chí đến 80% các gói thầu thuộc nhiều lĩnh vực, đã dược các giới chức Việt Nam thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế hoặc tự thực hiện vì thủ tục đấu thầu hiện nay quá mất thời gian, quá phức tạp, trình lên trình xuống nhiều cấp mà không chọn được nhà thầu tốt nhất. Có thể đơn giản hoa bằng cách tinh giảm bộ máy quản lý trong đấu thầu, giảm thiểu việc làm thủ tục với quá nhiều cấp
Nhìn chung, Nhà nước cần tạo cơ chế pháp lý thông thoáng để khuyến khích tạo điều kiện cho chủ đầu tư tổ chức đấu thầu rộng rãi, như vậy mới tạo điều kiện để các nhà thầu được tranh tài một cách công bằng, công khai và minh bạch
2.3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về đấu thầu
Một trong những vẫn đề còn thu hút sự quan tâm và gây bức xúc lớn trong công tác đấu thầu ở nước ta hiện nay đó là có hiện tượng có những nhà thầu tham dự với “giá không tưởng”, giá thấp hơn cả giá thành sản phẩm chỉ để được trúng thầu. Rồi sau đó, khi đã ký kết hợp đồng và bắt tay vào thi cồng công trình, họ tìm cách cắt xén nguyên vật liêụ sử dụng vật tư, vật liệu không đảm bảo yêu cầu. Điều này dẫn đến kết quả tất yếu là công trình kém chất lượng, nghĩa là mục tiêu hiệu quả của đấu thầu không còn được đáp ứng. Do đó, có một biện pháp khá hữu hiệu đó là thực hiện thanh tra, giám sát thi công công trình thật gắt gao. Vì vậy, cần tang cường vai trò của tư vấn giám sát cũng như công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước. Thực chất là bộ phận giám sát bắt buộc các nhà thầu thực hiện công tác xây lắp đúng như trong yêu
cầu của Hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư và những cam kết của họ nêu trong hồ sơ dự thầu. Làm tốt được công tác đó, chúng ta sẽ có những công trình có giá rẻ và chất lượng tốt
Mặt khác, trên thực tế, vẫn còn những trường hợp mà việc tổ chức đấu thầu chỉ là hình thức, Việc biết trước kết quả đấu thầu, nhà thầu nào sẽ trúng thầu đã được sắp xếp từ trước, điều này gây ra sự bất công trong lựa chọn nhà thầu, đặc biết là với những nhà thầu còn non trẻ.
Đứng trước những vấn đề trên, Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung luật cũng như các quy định về đấu thầu, trong đó quy định chặt chẽ việc xử phạt các vi phạm, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, để hoạt động đấu thầu thực sự là hiệu quả đúng như vai trờ của nó
2.3.2.4. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu
Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo một trật tự công bằng cho các nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Nhà nước cần quan tâm đến việc quy định trách nhiệm cụ thể của một số chủ thể như sau:
Chủ đầu tư: Là đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện về công trình đối với xã hội, là tổ chức trực tiếp lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả chấm thầu, do vậy mà chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Do đó, chủ đầu tư phải thực sự là một tổ chức có cơ chế hoạt động thích hợp để hoàn thành nghĩa vụ mà Nhà nước giao phó, phải tăng cường năng lực để làm tốt công tác đấu thầu. Và quan trọng hơn là phải có những quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ đầu tư trong các giai đoạn của quá trình đầu tư
Các nhà thầu: là các tổ chức tham gia dự thầu mà nếu là người thắng thầu, sẽ trực tiếp thi công gói thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư. Các nhà thầu tham gia đấu thầu phải tuân thủ các quy tắc đấu thầu, cạnh tranh lành mạnh, hết sức cố gắng. Khi thực hiện gói thầu cần phải nghiêm túc thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng của công trình
KẾT LUẬN
Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng là một hoạt động còn mới ở nước ta, việc áp dụng phương thức này trên cả phương diện quản lí nhà nước cũng như ở góc độ các chủ đầu tư và các doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có sự thích ứng dần mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, do việc tham dự đấu thầu xây lắp có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, quyết định sự tồn tại của các đơn vị này trong cơ chế thị trường nên việc coi trọng và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu của mình đối với các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Trên cơ sở những vấn đề lí luận về đấu thầu, sau quá trình xem xét công tác đấu thầu tại Công ty CPXD&PTNT 10, bài viết đã phân tích và đóng góp một số biện pháp cùng các kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đấu thầu tại công ty, với mục đích nâng cao khả năng trúng thầu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Em mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét, ghi nhận đồng thời cũng hy vọng với những nỗ lực và khả năng của mình, công ty sẽ không ngừng khảng định vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước, đóng góp hơn nữa vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Kinh tế quản trị Kinh doanh xây dựng “- GS.TS Nguyễn Văn Chọn - NXB Khoa học kỹ thuật-1996.
2. Giáo trình “Kinh tế đầu tư” – Chủ biên TS. Từ Quang Phương 3. Bài giảng “Đấu thầu” – Chủ biên ThS. Đinh Đào Ánh Thủy 4. Luật đấu thầu 2005
5. “Hồ sơ năng lực” Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 10. Báo cáo tài chính của công ty CPXD&PTNT 10 từ 2005-2008
6. Giáo trình “Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước “ TS.Mai Văn Bưu- NXB Khoa học kỹ thuật-HN 1998 - Khoa khoa học quản lý - Trường ĐHKTQD.
7. Nghị định CP 88/ 1999 / NĐ-CP của chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu ngày 01/9/1999.
8. Thông tư số 04/2000/thị trường-BKH ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu (Ban hành kèm theo nghị định số 88/ 1999 / NĐ- CP ngày 01/9/1999 và nghị định số 14/2000/NĐ-CPngày 05/5/2000 của Chính Phủ.