Nâng cao chất lượng công trình xây dựng, hoàn thành công trình

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đấu thầu, công tác dự thầu và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 82 - 84)

đúng tiến độ, nhằm củng cố và giữ vững uy tín của công ty:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì uy tín và thương hiệu là điều không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Thương hiệu mạnh gắn liền với một doanh nghiệp mạnh, đó là tài sản vô hình có giá trị lớn, tạo ra lợi thế so sánh giúp công ty tăng khả năng thắng thầu

Uy tín, thương hiệu của Công ty được xây dựng từ kinh nghiêm tham gia xây lắp các công trình, từ chất lượng việc thực hiện các công trình đó, từ mức độ ảnh hưởng của các công trình đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội…

Nâng cao uy tín chất lượng của công ty là một chiến lược kinh doanh quan trọng, mà để làm được điều đó, giải pháp hiệu quả nhất là nâng cao chất lượng xây dựng công trình, đảm bảo tiến độ thi công dự kiến. Để làm được điều này thì đổi mới công tác quản lý tiến độ, chất lượng và an toàn là việc làm hết sức cần thiết. Một số giải pháp có thể thực hiện là:

- Thực hiện quản lý rủi ro dự án theo quy trình bắt đầu từ sự nhận diện rủi ro, đo lường, phân tích các rủi ro đã nhận dạng và xử lý sơ bộ, sau đó xử lý. Có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát rủi ro như tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chia sẻ rủi ro, chuyển giao rủi ro, bảo hiểm rủi ro...

- Thực hiện phân tách công việc của dự án một cách hợp lý, xây dựng sơ đồ PERT hay biểu đồ GANTT để xác định một tiến độ hợp lý nhất thực hiện các công việc khác nhau của dự án

- Nghiên cứu và hoàn thiện đinh mức lao động cho công nhân. Sau mỗi kỳ nhất định cần tiến hành kiểm tra nhằm củng cố tính thực tiễn của định mức, đảm bảo tăng năng suất lao động và phát huy tinh thần tự giác, sáng tạo của công nhân

- Với công tác quản lý chất lượng, Công ty tiếp tục thực hiện nghiêm túc và triệt để các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy chuẩn, quy phạm mà Nhà nước ban hành. Đồng thời giám sát chặt chẽ từ khâu kiểm tra nguyên vật liệu, máy móc thi công đến quá trình lao động sản xuất của đội ngũ công nhân và quá trình nghiệm thu, bàn giao công trình.

Ngoài ra một số giải pháp cũng cần đặc biệt chú ý để đảm bảo chất lượng công trình, đó là:

- Kiểm tra công tác chuẩn bị thi công:

Trước khi bắt tay vào thi công công trình thì các cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ theo dõi thi công phải chuẩn bị kĩ lưỡng các biện pháp, phương án thi công, bố trí sắp xếp nhân lực cho từng giai đoạn và từng công việc, thời gian và số lượng vật tư cần đáo ứn cũng nhiw nhu cầu máy móc thiết bị trong từng giai đoạn

- Kiểm tra, theo dõi quá trình cung ứng vật tư:

Chi phí cho việc mua vật tư và nguyên liệu đưa vào công trình chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá trị của công trình, Do đó, chất lượng công trình có đáp ứng được hay không phục thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên vật liệu cung ứng, việc kiểm tra kỹ chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhận hàng, cũng như theo dõi, bảo quản để vật tư không bị xuống cấp là những công việc quan trọng quyết định chất lượng công trình khi hoàn thành

- Khi hoàn thiện từng hạng mục công trình, cán bộ quản lý chất lượng phải tiến hành kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu, tiến hành ghi chép đầy đủ số liệu vào nhật kí công trình để làm tài liệu theo dõi, kiểm tra, xác định trách nhiệm của mỗi chủ thể khi xảy ra sự cố

Như vậy nâng cao uy tín, xây dựng thương hiệu là biện pháp quảng cáo Công ty hữu hiệu, giúp cho các chủ đầu tư tin tưởng và lựa chọn Công ty nhờ đó Công ty có thể tham gia nhiều hơn vào các cuộc đấu thầu hạn chế cũng như gia tăng khả năng được chỉ định thầu

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đấu thầu, công tác dự thầu và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10 giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 82 - 84)