1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội cũng phát triển nhanh chóng. Với khả năng liên kết các thành viên xã hội không giới hạn, mạng xã hội không chỉ là nơi để nhóm cộng đồng có nhu cầu kết nối với nhau trò chuyện, tâm sự những vấn đề riêng tư, mà ở đó còn có những thông tin mang tính xã hội rất có giá trị. Chỉ cần một động tác click chuột, vài phút, thậm chí vài giây sau, thông tin người chia sẻ đã đầy ắp trên các trang mạng và được các thành viên đón nhận nhiệt tình đón nhận, bình luận, đánh giá. Cùng với khả năng liên kết, tốc độ lan truyền nhanh chóng của thông tin trên mạng xã hội đã trở thành nguồn thông tin hữu ích đối với báo chí một loại hình truyền thông luôn cần tính thời sự và nguồn tin rộng lớn. Cộng đồng mạng gồm nhiều thành viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Và mỗi thành viên ấy lại có những kiến thức vô cùng phong phú về lĩnh vực chuyên môn của họ. Trong khi đó, nhà báo và cơ quan báo chí, dù có nhanh nhạy đến bao nhiêu cũng khó có thể bao quát được mọi thông tin của đời sống xã hội. Vì lẽ đó, báo chí và mạng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Báo chí sử dụng mạng xã hội như một nguồn khai thác thông tin, nguồn đề tài mới mẻ cho mình. Những nhà báo hiện đại cũng chính là những thành viên tích cực của các mạng xã hội. Họ có thể là nguồn tin nhưng cũng có thể là những người khai thác thông tin. Từ việc làm quen với blog, một trong những trang mạng xã hội đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và bắt đầu với việc cung cấp những thông tin bằng ngôn ngữ viết đơn thuần, những cư dân mạng Việt Nam đã nhanh chóng có nhiều “ngôi nhà chung” trên mạng như: Facebook, Twitter, các diễn đàn: lamchame, webtretho… với việc đăng tải các thông tin bằng lời nói, bằng hình ảnh sinh động, lôi cuốn, có sức tác động lớn đối với xã hội. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một nguồn tin nào khác, thông tin từ mạng xã hội có thể có những thiếu xót, sai lệch. Thomas Friedman, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng” trong cuộc đối thoại với các chính trị gia, các sinh viên… tại Việt Nam ngày 652014 cho biết: “Tôi từng thề không bao giờ vào Facebook. Cách đây vài năm tôi có 3 lời thề: Không bao giờ vào Facebook, không bao giờ vào Twitter và không bao giờ hút thuốc” Nhưng ông đã phá bỏ 2 lời thề đầu tiên vì yêu cầu công việc của một nhà báo New York Times (tờ báo thu hút phản hồi rất mạnh). Nói vậy không có nghĩa hiện ông là con nghiện Facebook. “Nhiều khi tôi phải thoát thư điện tử, tắt Facebook và ngăn mình không đọc 400 lời bình luận của độc giả trên New York Times rồi mới có thể làm việc được” Friedman chia sẻ “Những thứ đó quá ồn ào”. Mạng xã hội có sức hấp dẫn đặc biệt với người dân, và báo chí không nằm ngoài sự tác động này. Nhưng thực tế đã chứng minh, khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội thiếu kiểm chứng cẩn trọng có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, có thể ảnh hưởng đến uy tín, sự nghiệp của người làm báo cũng như cơ quan báo chí. Bởi vậy, kiểm chứng thông tin cho xác thực là một yêu cầu bắt buộc đối với nhà báo, cơ quan báo chí khi lấy tin từ mạng xã hội để tránh những sai xót, nhất là khi khai thác thông tin từ mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và xảy ra nhiều sai xót. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an” cho luận văn của mình, khảo sát Báo Công an nhân dân, An ninh Thủ đô và Công an Nghệ An từ tháng 32013 đến tháng 32014. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học về nội dung này.
Trang 1Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁO CHÍ VÀ MẠNG XÃ HỘI 9
1.1 Khái niệm 91.2 Đặc điểm thông tin trên mạng xã hội 141.3 Ưu điểm, hạn chế của mạng xã hội 211.4 Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hệ thống báo in của lực lượng côngan 26
Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HỆ
THỐNG BÁO IN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN 332.1 Vài nét về tờ báo khảo sát 332.2 Khảo sát tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượngcông an nhân dân 402.3 Thành công và hạn chế của sự tác động mạng xã hội đến hệ thống báo incủa lực lượng công an nhân dân 58
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HỆ THỐNG BÁO IN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN 623.1 Xây dựng khung pháp lý và hoàn thiện cơ chế, chính sách 623.2 Tăng cường vai trò của báo in lực lượng công an nhân dân trong việc hạnchế “nhiễu thông tin” trên mạng xã hội 693.3 Nâng cao đạo đức và trách nhiệm xã hội của nhà báo khi sử dụng truyềnthông trên mạng xã hội 743.4 Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa báo in lực lượng công an và độcgiả 793.5 Tăng cường vai trò lãnh đạo của cơ quan chủ quan, lãnh đạo cơ quan báochí và liên kết với mạng xã hội 83
KẾT LUẬN 86
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội cũng pháttriển nhanh chóng Với khả năng liên kết các thành viên xã hội không giớihạn, mạng xã hội không chỉ là nơi để nhóm cộng đồng có nhu cầu kết nối vớinhau trò chuyện, tâm sự những vấn đề riêng tư, mà ở đó còn có những thôngtin mang tính xã hội rất có giá trị Chỉ cần một động tác click chuột, vài phút,thậm chí vài giây sau, thông tin người chia sẻ đã đầy ắp trên các trang mạng
và được các thành viên đón nhận nhiệt tình đón nhận, bình luận, đánh giá.Cùng với khả năng liên kết, tốc độ lan truyền nhanh chóng của thông tin trênmạng xã hội đã trở thành nguồn thông tin hữu ích đối với báo chí- một loạihình truyền thông luôn cần tính thời sự và nguồn tin rộng lớn
Cộng đồng mạng gồm nhiều thành viên, hoạt động trên nhiều lĩnh vựckhác nhau của cuộc sống Và mỗi thành viên ấy lại có những kiến thức vôcùng phong phú về lĩnh vực chuyên môn của họ Trong khi đó, nhà báo và cơquan báo chí, dù có nhanh nhạy đến bao nhiêu cũng khó có thể bao quát đượcmọi thông tin của đời sống xã hội Vì lẽ đó, báo chí và mạng xã hội có mốiquan hệ mật thiết với nhau Báo chí sử dụng mạng xã hội như một nguồn khaithác thông tin, nguồn đề tài mới mẻ cho mình Những nhà báo hiện đại cũngchính là những thành viên tích cực của các mạng xã hội Họ có thể là nguồntin nhưng cũng có thể là những người khai thác thông tin
Từ việc làm quen với blog, một trong những trang mạng xã hội đầu tiênxuất hiện ở Việt Nam và bắt đầu với việc cung cấp những thông tin bằng ngônngữ viết đơn thuần, những cư dân mạng Việt Nam đã nhanh chóng có nhiều
“ngôi nhà chung” trên mạng như: Facebook, Twitter, các diễn đàn: lamchame,webtretho… với việc đăng tải các thông tin bằng lời nói, bằng hình ảnh sinhđộng, lôi cuốn, có sức tác động lớn đối với xã hội
Trang 3Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một nguồn tin nào khác, thông tin từmạng xã hội có thể có những thiếu xót, sai lệch
Thomas Friedman, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng” trongcuộc đối thoại với các chính trị gia, các sinh viên… tại Việt Nam ngày6/5/2014 cho biết: “Tôi từng thề không bao giờ vào Facebook Cách đây vàinăm tôi có 3 lời thề: Không bao giờ vào Facebook, không bao giờ vào Twitter
và không bao giờ hút thuốc” Nhưng ông đã phá bỏ 2 lời thề đầu tiên vì yêucầu công việc của một nhà báo New York Times (tờ báo thu hút phản hồi rấtmạnh) Nói vậy không có nghĩa hiện ông là con nghiện Facebook “Nhiều khitôi phải thoát thư điện tử, tắt Facebook và ngăn mình không đọc 400 lời bìnhluận của độc giả trên New York Times rồi mới có thể làm việc được” -Friedman chia sẻ - “Những thứ đó quá ồn ào” Mạng xã hội có sức hấp dẫnđặc biệt với người dân, và báo chí không nằm ngoài sự tác động này
Nhưng thực tế đã chứng minh, khi sử dụng thông tin trên mạng xã hộithiếu kiểm chứng cẩn trọng có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, có thểảnh hưởng đến uy tín, sự nghiệp của người làm báo cũng như cơ quan báochí Bởi vậy, kiểm chứng thông tin cho xác thực là một yêu cầu bắt buộc đốivới nhà báo, cơ quan báo chí khi lấy tin từ mạng xã hội để tránh những saixót, nhất là khi khai thác thông tin từ mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến
và xảy ra nhiều sai xót Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an” cho luận văn của
mình, khảo sát Báo Công an nhân dân, An ninh Thủ đô và Công an Nghệ An
từ tháng 3-2013 đến tháng 3-2014 Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu mộtcách đầy đủ, toàn diện và khoa học về nội dung này
2 Tình hình nghiên cứu
Vì đây là vấn đề mới, đang được trao đổi thảo luận nên số lượng côngtrình nghiên cứu sâu dưới dạng luận án, luận văn chưa nhiều
Trang 4Khóa luận, luận văn, luận án:
- Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền(2011) của Nguyễn Thị Cẩm Nhung với đề tài “Tác động của mạng xã hội đốivới báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay” Tác giả đã tìm hiểu nhận thứcchung về mạng xã hội, ảnh hưởng của mạng xã hội đến báo mạng điện tử trêncác mặt:
+ Tác động đến cách thức thu thập thông tin của báo mạng điện tử+ Tác động đến nội dung thông tin của báo mạng điện tử
+ Tác động tạo sức ép đối với báo mạng điện tử, tác động đến xuhướng tương tác của báo mạng điện tử với mạng xã hội nhưng tác giả chưalàm rõ được tác động này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của
tờ báo mạng, đến tâm lý công chúng cũng như gây khó khăn cho cơ quanquản lý Luận văn thạc sĩ cũng đã làm rõ được điểm tương đồng giữa mạng xãhội với báo mạng điện tử Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung mới chỉ dừng lại ởviệc phân tích những tác động của mạng xã hội đến báo mạng điện tử nóichung, một số khía cạnh có sự trùng lặp
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền(2013) của Dương Nam Hoàng với đề tài “Tác động của mạng xã hội đến việc
xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam” đã làm khá rõ nhưng tácđộng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báomạng điện tử Việt Nam hiện nay, thể hiện trên các khía cạnh như: là nguồn đềtài cho báo mạng điện tử, giúp báo mạng điện tử tương tác tốt hơn với bạnđọc, tác động đến… Đặc biệt, những giải pháp tác giả Dương Nam Hoàngđưa ra khá cụ thể và mang tính khả thi cao
- Khóa luận tốt nghiệp (2013), Học viện Báo chí và Tuyên truyền củaNguyễn Minh Hải với đề tài: “Sử dụng và kiểm chứng thông tin trên mạng xãhội trong tác phẩm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” Thành công của
Trang 5khóa luận này là nêu tương đối chi tiết về các đặc trưng, đặc điểm của mạng
xã hội, điểm tương đồng của mạng xã hội và báo mạng điện tử cũng như thựctrạng sử dụng, kiểm chứng thông tin của báo mạng điện tử khi khai thác thôngtin từ mạng xã hội hiện nay Tác giả đã khảo sát, nghiên cứu rất công phu cáctác động tiêu cực của thông tin từ mạng xã hội Tuy nhiên, các giải pháp đưa
ra của luận văn còn chung chung, cứng nhắc
Đề tài khoa học cấp Bộ (2008) của Cục Báo chí- Bộ Thông tin vàTruyền thông với chủ đề “Nghiên cứ xu thế phát triển báo chí Việt Nam đếnnăm 2015 và 2020” đề cập đến trách nhiệm cá nhân của những thông tin đượcđăng trên mạng xã hội với danh nghĩa cá nhân và đề ra các giải pháp
Các bài báo:
- Tác giả Đinh Phong trong bài viết “Những người làm báo cần phải cómột tầm vóc văn hóa tương xứng” cho rằng: “Tầm vóc văn hóa đối với ngườilàm báo là yêu cầu đối với những người phụ trách báo, đài và những ngườitrực tiếp viết bài báo” và “Nội dung của tờ báo, đài phải tôn trọng những quyđịnh của cơ quan quản lý và cách nghĩ, cách sống văn hóa của dân tộc ta”, đềcao trách nhiệm của người làm báo trước biển thông tin khổng lồ
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí và Tuyên truyềnvới bài viết “Tác động của truyền thông xã hội đối với báo chí” đưa ra nhữngđặc điểm của mạng xã hội và ý nghĩa vai trò của mạng xã hội đối với hoạtđộng báo chí một cách rõ ràng, khoa học và đầy đủ
- TS Nguyễn Thành Lợi, “Nghiên cứu, trao đổi: Sự vận động và pháttriển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông”, đề cập đến
xu hướng hội tụ truyền thông trong môi trường truyền thông mới và nhữngthách thức đặt ra với người làm báo, cơ quan báo chí
Ngoài ra, còn có nhiều bài tham luận trong các kỷ yếu hội thảo, cáckhóa luận, luận văn, bài viết trên các báo, tạp chí… khác cũng đề cập đến mối
Trang 6quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí, mặc dù chỉ là một khía cạnh nhỏ Tuynhiên, từ trước tới nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, đề cậpđầy đủ và toàn diện đến tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lựclượng công an Tình hình nghiên cứu này đặt ra cho tác giả những thuận lợinhư: tìm hiểu thực trạng tác động và đề xuất những giải pháp mới, theo quanđiểm cá nhân, nhưng cũng đặt ra thách thức là nguồn tài liệu lý luận liên quanđến vấn đề này chưa nhiều, chưa hệ thống, có thể dẫn đến nhận thức chưa đủsức thuyết phục.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua khảo sát tác động củamạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an, cụ thể là trên cácbáo: Công an nhân dân, An ninh Thủ đô và Công an Nghệ An Từ đó đề xuấtnhững kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và phát huy,khai thác các tác động tích cực
- Tìm hiểu về thực trạng tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo incủa lực lượng công an
- Phân tích, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực tới hoạt động củabáo in, của cơ quan báo chí và người làm báo
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tácđộng tiêu cực để nền báo chí nước nhà phát triển bắt kịp với xu thế chung củathế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn sự trong sángcủa tiếng Việt…
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn phải thực hiệnnhững nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Trang 7- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đềtài: mạng xã hội, tác động của mạng xã hội tới hệ thống báo in của lực lượngcông an.
- Khảo sát và phân tích thực trạng tác động của mạng xã hội đến hoạtđộng của báo in trên Báo Công an nhân dân, An ninh Thủ đô, Công an Nghệ An
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực củamạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an.Tác giả sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu mạng xã hội tác động tích cực, tiêucực, làm thay đổi diện mạo, nội dung, tổ chức của hệ thống báo in lực lượngcông an như thế nào
- Tác động của mạng xã hội tới hoạt động của nhà báo và cơ quan báo chí
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo
in trên Báo Công an nhân dân, An ninh Thủ đô, Công an Nghệ An
Lý do tác giả luận văn chọn tờ báo trên là vì đây là những tờ báo hàngđầu, tiên phong trong việc hội nhập, chịu sự tác động trực tiếp của mạng xãhội và mang những đặc thù riêng
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về báo chí, những vấn đề liên quan đến nguyên tắc hoạt động của báo chí
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luậnvăn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Trang 8- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để xem xét, phân tích thông
tin có trong tài liệu từ đó kế thừa những giá trị vốn có, rút ra dữ liệu để sosánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: để xử lý các dữ liệu thu thập trong
quá trình khảo sát
- Phương pháp phỏng vấn sâu một số lãnh đạo, nhà báo… về tác động
của mạng xã hội tới hệ thống báo in của lực lượng công an
- Phương pháp phỏng vấn anket: Phỏng vấn các nhà báo thuộc 3 tờ báo
khảo sát về tác động của nó đến hoạt động của nhà báo, sản phẩm báo chí
6 Đóng góp mới của luận văn
Sau khi hoàn thiện, luận văn có đóng góp mới về:
- Đánh giá, phân tích một cách hệ thống, khoa học về tác động củamạng xã hội tới hệ thống báo in của lực lượng công an
- Kiến nghị biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội tới hệthống báo in của lực lượng công an
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trang 98 Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chínhcủa luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
- Chương 1: Mạng xã hội và tác động của nó đến hệ thống báo in củalực lượng công an
- Chương 2: Thực trạng tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo incủa lực lượng công an
- Chương 3: Những vấn đề đặt ra và một số kiến nghị, giải pháp
Trang 10Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁO CHÍ VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.1 Khái niệm
1.1.1 Mạng xã hội
Từ năm 1976, nữ hoàng Anh Alizabeth đã biết sử dụng mạng xã hội đểgửi đi những bức thư điện tử đầu tiên, từ đó đánh dấu sự đột phá trong lĩnhvực truyền thông Tuy nhiên, đến đầu năm 1990, trên thế giới mới có nà cungcấp dịch vụ internet chính thức Sự phát triển của internet tạo ra một “thế giớiphẳng” với xa lộ thông tin kết nối toàn cầu Trên nền tảng đó, các mạng xãhội cũng ra đời khiến các phương tiện truyền thông nhỏ bé như chiếc điệnthoại di động trở thành vật bất ly thân của con người trong xã hội hiện đại.Mạng xã hội đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với hàng triệu người.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm mạng xã hội
Bộ phim The Social Network có đưa ra một xu hướng của con ngườihiện đại: “Ngày xưa chúng ta sống trong hang động, sau đó sống trong thànhphố, bây giờ chúng ta sống trên mạng” Theo một nghiên cứu gần đây, năm
2012, trên toàn cầu có khoảng 10,5 tỷ phút mỗi ngày vào mạng xã hộifacebook Và chỉ tính riêng ở Việt Nam, đến tháng 8/2013, nước ta có 19,6triệu người dùng facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người
sử dụng internet Việt Nam cũng là nước thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăngtrưởng người sử dụng facebook hiện nay
Thành công của mạng xã hội được lý giải bởi nhiều nguyên nhân như:kết nối và chia sẻ đơn giản và dễ dàng do giao diện, chức năng và thói quencủa người dùng Hơn hết, khi tham gia mạng xã hội, cá nhân được thể hiện
“cái tôi” của mình Đây là môi trường quá lý tưởng để thể hiện bản thân vàgây sự chú ý Bên cạnh đó, mạng xã hội còn là nơi giải trí cho mọi người
Trang 11Trong bài viết “Mạng xã hội- Cộng đồng không khoảng cách” đăngtrên tạp chí Marketing số tháng 2-2009, tác giả Hà Linh đưa ra khái niệm:
“Mạng xã hội là một xã hội ảo, một cộng đồng trực tuyến- nơi các thành viêngiao lưu và chia sẻ thông tin với nhau thông qua các công cụ trực tuyến domạng cung cấp như: email, blog, chat, tin nhắn, diễn đàn…”
Trên website saga.vn, tác giả nick name saganor lại đưa ra khái niệm vềmạng xã hội một cách khá kỹ thuật như sau: “Mạng xã hội (tiếng Anh làSocial Networking site) là một cộng đồng trực tuyến hay mạng lưới gồmnhiều điểm (note) và dây (tie): cá nhân tại các vị trí khác nhau được liên kếtbởi “dây” quan hệ ở các cấp khác nhau”
Bàn đến khái niệm này, PGS.TS Mai Quỳnh Nam lại cho rằng:
“Không nên hiểu mạng xã hội chi ở khía cạnh thông tin điện tử Mạng xã hội
cỏ thể hỉnh dung như là khái niệm chỉ mối quan hệ liên đới giữa con ngườivới nhau về một vấn đề nào đó trong xã hội”
Quan điểm của PGS.TA Mai Quỳnh Nam khá gần với ý kiến của tácgiả nước ngoài Peter K.Ryan trong cuốn sách “Social networìđng” (TheRosen Publishing Group) Theo Peter, mạng xã hội là một nhổm người kết nổi
vì một lý do cụ thể nào đấy Một ví dụ điển hình nhất cho khái niệm này làmột nhóm bạn Ngoài ra, trường học, doanh nghiệp, thành phố, đất nước lànhững dạng thức khác của mạng xã hội Với việc phát minh ra radio, tivi, vàđặc biệt là Internet, con người có thể thiết lập và duy trì sự liên kết vượt quanhững giới hạn về không gian trong lịch sử trước đây Khả năng giao tiếpvượt qua biên giới đã tạo ra những dạng thức mạng xã hội mới
Trong khi đó, theo Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet thìmạng xã hội được hiểu như sau: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụcung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ,
Trang 12lưu giữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet bao gồm dịch
vụ tạo blog, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến và các hình thức tương tác khác”[Nghị định 97/2008/NĐ-CP, tr41]
Nói cách khác, mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên có cùng
sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt khônggian và thời gian Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm mạng xã hộitheo Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ, bởi đây là văn bản Nhà nướcchính thống, giám sát, quản lý lĩnh vực này
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voicechat, chia sẻ file, blog, diễn đàn và xã luận Các dịch vụ này có nhiều phươngcách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ nhưtên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mailhoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh,sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, vớiMySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu;Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái BìnhDương Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miềnnhư Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tạiViệt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe,Tamtay và hiện thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia
Ở Việt Nam, các mạng xã hội thu hút đông đảo thành viên tham gia là:Facebook, Zingme, Youtube, và trước đây là blog
1.1.2 Hệ thống, hệ thống báo in của lực lượng công an
Khái niệm hệ thống:
Tác giả Đỗ Thanh Thúy trong bài viết “Khái niệm hệ thống” đăng trêntrang tin điện tử doanhnhanhanoi.net ngày 23/11/2013 cho rằng: “Hệ thống là
Trang 13một tập hợp nhiều phần tử ( đơn vị, bộ phận ) và các phần tử đó phải có liênkết , tương tác lẫn nhau” Do đó, điều kiện để có hệ thống là cần có ít nhất haiphần tử trở lên và điều kiện đủ là các phần tử này phải có quan hệ tương táclẫn nhau
Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) Dẫn luận ngôn ngữ học NxbGiáo dục, H., 1998, trang 52–55, theo cách hiểu chung, "hệ thống" là một thểthống nhất bao gồm các các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau Mỗi đốitượng trọn vẹn làm một hệ thống, chẳng hạn: một cái cây, một con vật, mộtgia đình v.v Nói đến hệ thống, cần phải nói đến hai điều kiện: Tập hợp cácyếu tố; Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó Cần phânbiệt hệ thống với những tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ tấtyếu nào đối với nhau Một đống củi cũng gồm rễ cây, thân cây, cành cây, lácây không tạo thành cái cây (hệ thống) mà chỉ là đống củi Vài ba ngườighép lại ở với nhau cũng không thành gia đình, bởi vì họ thiếu những quan hệthuộc về gia đình
Hệ thống là gì? Có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau với phạm trù hệ
thống Chẳng hạn như “Hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay bênngoài) của các yếu tố có liên hệ (hay tác động lẫn nhau)” hoặc như “hệ thống,tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau
và với môi trường xung quanh một các phức tạp” Tác giả V P Cuzơmintrong cuốn Nguyên lý hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C Mác
đã nhận xét: “Dù cho khái niệm hệ thống được xác định theo nhiều cách khácnhau, thì người ta vẫn thường hiểu rằng, hệ thống là một tập hợp những yếu tốliên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có nhữngthuộc tính và những quy luật tích hợp”
Hệ thống chính là một thể thống nhất Đó là bản chất riêng của nó, làcái cốt lõi mà người ta hay gọi là nguyên lý tính hệ thống Song, tính hệ thốngkhông quy giản về tính thông nhất, chỉnh thể, chỉnh hợp Tính hệ thống còn làtính thống nhất đa dạng Mặt khác, hệ thống có bản tính đa chức năng
Trang 14Theo Từ điển Tiếng Việt, hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùngloại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làmthành một thể thống nhất.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm hệ thống theo từ điểnTiếng Việt bởi cách lý giải dễ hiểu và hợp lý
Hệ thống báo in của lực lượng công an:
Để tìm hiểu khái niệm hệ thống báo in, trước hết cần hiểu báo in là gì?Điều 6, chương 1, Luật Báo chí năm 2009 quy định, báo in là loại hình báochí sử dụng chữ viết, tranh ảnh, thực hiện bằng phương tiện in phát hành đếnngười đọc ( bao gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn)
Từ đó, hệ thống báo in của lực lượng công an là tập hợp các ấn phẩmbáo in của lực lượng công an có yếu tố liên hệ với nhau, cùng có cơ quan chủquản thuộc ngành công an Hệ thống báo in của lực lượng công an có nhiệm
vụ tuyên truyền cho đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quyđịnh, quy chế riêng của ngành công an, phản ánh các lĩnh vực của đời sống xãhội, góp phần xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa dân chủ, công bằng, vănminh và tiến bộ Hệ thống các tờ báo in này đều được phát hành định kỳ vànhất quán về mục tiêu, lý tưởng, nhiệm vụ tuyên truyền
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu hệ thống báo
in của lực lượng công an thông qua việc tìm hiểu đặc điểm, thuộc tính, quyluật chung của 3 tờ báo in gồm: Báo Công an nhân dân (cơ quan ngôn luậncủa Bộ Công an), Báo An ninh Thủ đô (cơ quan ngôn luận của Công an thànhphố Hà Nội) và Báo Công an Nghệ An (cơ quan ngôn luận của Công an tỉnhNghệ An)
1.1.3 Tác động
Tác động là một trong những thuật ngữ được dùng trong nghiên cứucủa chúng tôi Có rất nhiều cách hiểu về thuật ngữ "tác động"
Trang 15Trên quan điểm đánh giá trong giáo dục, Weiss đã định nghĩa "Tácđộng là kết quả của một chương trình (ví dụ: đó là kết quả thu được đối vớinhững người tham dự một chương trình trừ đi những gì thu được của nhómngười không tham dự chương trình)"(1998:331) Cũng chính bà sau đó đã mởrộng khái niệm này thành "Tác động có thể coi như là những kết quả của mộtchương trình tới một cộng đồng lớn hơn"
"Tác động (cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặckhông như dự định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạtđược ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặckhông kéo dài Tác động có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quátrình thực thi, khi dự án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án"(Department for International Development (DFID) Glossary of terms 1998)
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi thống nhất khái niệm tác độngnhư sau: "Tác động là sự khác biệt có thể thông báo được, có thể xác địnhđược mà một chương trình hay một dự án mang lại cho con người."
Theo từ điển Tiếng Việt, tác động có nghĩa là làm cho một đối tượngnào đó có những biến đổi nhất định
Tác động của mạng xã hội đến hệ thống báo in của lực lượng công an
là làm cho hệ thống báo in của lực lượng công an có những thay đổi, biếnchuyển Tác động ở đây được hiểu ở cả 2 khía cạnh: tích cực và tiêu cực
1.2 Đặc điểm thông tin trên mạng xã hội
1.2.1 Đăng tải thông tin nhanh chóng, kịp thời
Đặc điểm đầu tiên và nổi bật của thông tin trên mạng xã hội là sựnhanh chóng, kịp thời Với lượng người dùng khổng lồ, những thông tin đãđược lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt trước khi được đăngtải trên báo chí Hàng triệu người trên toàn thế giới đang là thành viên của cácmạng xã hội Chứng kiến hàng loạt sự kiện xảy ra mỗi ngày, mỗi thành viên
Trang 16ấy lại chia sẻ thông tin bằng hình ảnh, chữ viết lên trang cá nhân, khiến mạng
xã hội có lượng thông tin khổng lồ, luôn nóng hổi, đầy tính thời sự Trong khi
đó, nhà báo lại chỉ có thể có mặt ở một địa điểm, thông tin trước khi đăng tảilên báo cần kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất bản định kỳ nên không thể nhanhnhạy, kịp thời như thông tin trên mạng xã hội Điều này có thể thấy rõ quamột số sự kiện nổi bật Trên thế giới, tờ AP nổi tiếng là đưa tin nhanh chóng,kịp thời song vẫn thua xa về tốc độ so với mạng xã hội twitter khi đưa tin vềcái chết của ngôi sao Whitney Houston và thảm họa động đất, sóng thần ởNhật Bản
Tương tự như vậy, ở Việt Nam, nhiều thông tin thời sự xuất hiện trênmạng xã hội từ rất sớm, bỏ xa thông tin báo chí, kể cả báo mạng điện tử vốn
có lợi thế là phi định kỳ, nhanh nhạy, thời sự Ví dụ vụ cháy lớn căn nhà 5tầng tại đường Âu Cơ (quận Tây Hồ- Hà Nội) vào ngày 11/3/2013 Ngay khi
vụ cháy vừa xảy ra, nhiều người dùng Facebook đã nhanh chóng chia sẻnhững hình ảnh về vụ cháy lên trang cá nhân của mình trước khi báo chí kịpđưa tin Một số báo điện tử, trang tin điện tử cũng lấy ngay nguồn tin, hìnhảnh minh họa về sự kiện từ mạng xã hội để cung cấp thông tin ban đầu chođộc giả
Trang 17Ảnh hiện trường vụ cháy tại Âu Cơ được chia sẻ trên Facebook
1.2.2 Mạng xã hội có lượng thông tin khổng lồ, đa dạng về mọi lĩnh vực
Theo thống kê mới đây trên website internetworldstats.com, đến tháng6/2012, số người sử dụng mạng Internet đã lên tới gần 2,5 tỷ người, chiếm 1/3dân số thế giới Đầu năm 2013, Facebook thông báo tổng số người sử dụnggần đây nhất của họ đã tăng đến 1,11 tỷ người, Twitter có hơn 500 triệu tàikhoản
Ở Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội cũng tăng nhanh Hãngnghiên cứu và phân tích thị trường comScore vừa báo cáo tình hình sử dụngInternet tại khu vực Đông Nam Á, tính đến hết tháng 7/2013 Báo cáo củacomScore tập trung vào xu hướng thịnh hành trong việc sử dụng web, videotrực tuyến, tìm kiếm trực tuyến, thương mại điện tử… và chủ yếu tập trungvào 6 quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Philippines, Singapore và Thái Lan Với 16,1 triệu người dùng Internet mỗitháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng người dùng Internet đôngnhất tại khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là Indonesia với13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia với 12 triệu người dùng Việt Namcũng là quốc gia có lượng tăng trưởng người dùng Internet nhanh thứ 2 tạikhu vực So với cùng kỳ năm ngoái, lượng người dùng Internet tại Việt Nam
đã tăng thêm đến 14%
Facebook tiếp tục là mạng xã hội phổ biến nhất tại khu vực Đông Nam
Á, với 3 quốc gia tại đây nằm trong số 15 quốc gia có lượng truy cậpFacebook nhiều nhất thế giới, bao gồm Philippines, Thái Lan và Malaysia.Tại Việt Nam, Facebook cũng là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, xếp sau
đó là Zing Me
Còn về lĩnh vực giải trí, Youtube là trang web giải trí được truy cậpnhiều nhất tại châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng Việt Nam cũng là
Trang 18quốc gia có lượng xem video trực tuyến lớn nhất tại khu vực Tính riêngtháng 3/2013 đã có đến 1,6 tỷ lượt xem video trực tuyến tại Việt Nam, 64%trong số đó xem thông qua Youtube Con số này bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 làMalaysia với 931 triệu lượt xem video trực tuyến.
Vì có nguồn tin khổng lồ, phổ biến và tiện ích nên mạng xã hội đangtrở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của hàng triệu cá nhân “Cư dânmạng” ăn, ngủ với mạng xã hội, sử dụng mạng xã hội phục vụ cho công việc,cuộc sống, học tập, giải trí Họ chia sẻ thông tin bằng văn bản, âm thanh, hìnhảnh, video Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp… đều dễdàng có cho mình một tài khoản mạng xã hội
Vì mạng xã hội có thành viên thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần,nghề nghiệp tham gia, cách nhìn nhận đánh giá về cuộc sống, về các sự kiệndiễn ra mỗi ngày khác nhau nên lượng thông tin vô cùng đồ sộ, phong phú Từhoạt động thường nhật của bất kỳ cá nhân nào đến hoạt động của những ngườinổi tiếng Những ý kiến trái chiều, những bình luận, tranh cãi hay tán thưởng
về một vấn đề tạo nên một diện mạo hấp dẫn trong cộng đồng thế giới ảo
1.2.3 Sự lan toả thông tin rộng
Hiện nay, hầu hết các tờ báo trực tuyến đều chủ động sử dụng một sốcông cụ trên các mạng xã hội để có thể truyền tải nội dung đến nhiều đốitượng hơn nữa Bên cạnh đó, các tờ báo mạng cũng xây dựng các trang giớithiệu (fanpage) trên mạng xã hội để đăng tải thông tin lên đó nhằm thu hútđộc giả
Theo một thống kê mới đây, có tới 75% số tin tức được lan truyền trựctuyến là nhờ việc chia sẻ trên các trang xã hội như Facebook, Twitter… Mạng
xã hội với sự kết nối nhanh, rộng khắp là một nơi vô cùng lý tưởng cho việclan toả các thông tin Những tin tức gây bất bình, bức xúc, hoặc một thông tinhay, ý nghĩa đều được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiệt tình Số lượng người
Trang 19biết đến tin tức nhờ đó cũng được nâng lên rất nhiều Nhờ tiện ích này mà rấtnhiều tờ báo mạng điện tử sử dụng mạng xã hội nhằm mang tin tức của mìnhđến gần hơn với công chúng
Trên thế giới, một số hãng thông tấn, báo lớn như CNN, The Sun,BBC… đã tận dụng triệt để các ưu thế của mạng xã hội Tại Việt Nam, rấtnhiều tờ báo cũng sử dụng mạng xã hội để quảng bá tin tức cũng như hìnhảnh của mình như Tuổi Trẻ, Vnexpress, VOV Online, kênh truyền hình thiếunhi BiBi… bằng việc lập các Fanpage của mình Các độc giả khi like (thích)fanpage sẽ nhận được các cập nhật về các tin tức trên báo, cũng như một vàithông tin bên lề thú vị
Fanpage của kênh BiBi
Trang 20Fanpage của báo điện tử VOV Online
1.2.4 Độ tin cậy của thông tin chưa được đảm bảo
Với những đặc tính vốn có của mình, mạng xã hội cho phép các thànhviên thoải mái chia sẻ các thông tin, quan điểm cá nhân của mình về một vấn
đề nào đó Những vấn đề nóng, bức xúc đều có thể trở thành chủ đề bàn tántrên các mạng xã hội Đặc biệt, với sự tự do chia sẻ, nhiều thông tin bịa đặt,không chính xác xuất hiện, không ít người bị đánh lừa Có thể lấy một ví dụ,gần đây, trên mạng xã hội có chia sẻ rất nhiều về việc thiếu nữ bị rạch đùi bằngdao lam có nhiễm HIV Dư luận hết sức hoang mang Nhưng trên thực tế, tất cảđều là bịa đặt, kẻ tung tin đồn đó phải chịu sự trừng phạt của pháp luật
Mẩu tin đồn được lan truyền vô cùng nhanh chóng trên mạng xã hội
Tháng 12/2013 và tháng 1/2014, trên các diễn đàn và mạng xã hội rộthông tin dép của Trung Quốc chứa thuốc gây hại đến sức khỏe người sửdụng Trên FB ngay sau đó là hàng loạt các cảnh báo của người sử dụng, kèmtheo hình ảnh cắt đôi dép đã qua sử dụng Có đôi dép có viên thuốc bên trong
và chảy nước vàng, có đôi dép không có thuốc Kèm theo đó, rất nhiều thôngtin trên mạng xã hội cho rằng đi đôi dép này sẽ bị tê nhân, mất cảm giác, hạisức khỏe Đây là thông tin chưa được kiểm chứng Thậm chí, chưa cần các
Trang 21nhà khoa học lên tiếng cũng có thể biết thông tin đã nói quá sự thật, bởi loạidép này mới xuất hiện, chưa thể gây tác dụng phụ nhanh như thế
Đây không phải là lần đầu tiên thông tin về sản phẩm, hàng hóa củaTrung Quốc kém chất lượng, độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụngđược lan truyền trên mạng xã hội Cảnh báo đối với người tiêu dùng là điềurất tốt, tuy nhiên khi thông tin chưa được khẳng định là chính xác thì gâyhoang mang cho người dân Bên cạnh đó còn gây thiệt hại về kinh tế, ngườitiêu dùng cắt bỏ sản phẩm, rất lãng phí
Chỉ sau đó một thời gian, khi báo chí vào cuộc, nhiều chuyên gia lĩnh vựcnày lên tiếng thì thông tin về dép chứa viên thuốc lạ đã bị lãng quên Loại dépnày vẫn được bán trên thị trường và không ít người tiêu dùng vẫn sử dụng
Thông tin về dép chứa thuốc lạ tràn lan trên mạng xã hội Facebook
tháng 1-2014
Ở thời điểm hiện tại, thông tin trên mạng xã hội đang “nóng ran” bởidịch sởi Hàng trăm trẻ đã tử vong do biến chứng sởi Người người lên ánngành y tế, đòi Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức, dành cho người lãnh đạo nàynhững lời cay nghiệt Tâm lý a dua và “hội chứng lu loa” trên mạng xã hộiđang làm thông tin về dịch sởi và cách phòng tránh sởi bị hỗn loạn, hoang
Trang 22mang Tuy nhiên, thông tin này thiếu khách quan, bởi vì dịch bệnh bùng phát
có nguyên nhân từ trước, không phải do lỗi của Bộ trưởng Bộ Y tế ở thờiđiểm này Thậm chí, ở thời Bộ trưởng Bộ Y tế trước, dịch Sark cũng rất đáng
sợ, gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn dịch sởi, nhưng khi đó mạng xã hội chưa pháttriển như bây giờ nên thông tin không đa chiều, không thái quá như hiện tại
Tâm lý a dua đòi Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức trên mạng xã hội Facebook
tháng 4-2014
Từ một số ví dụ trên, có thể thấy, không phải thông tin nào trên mạng
xã hội cũng hoàn toàn chính xác Nhiều khi, đó chỉ là những tin đồn không cónguồn gốc, thậm chí là rất vô lý Nhiều kẻ gian đã lợi dụng sự thông thoángtrong việc kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội để tung tin đồn nhảm, gâytổn hại đến cá nhân, tổ chức, thậm chí còn gây chia rẽ nội bộ, đưa ra nhữngthông tin phản động, chống phá Nhà nước Đây có thể coi là một trong nhữngđiểm yếu nhất của thông tin trên mạng xã hội
1.3 Ưu điểm, hạn chế của mạng xã hội
1.3.1 Ưu điểm của mạng xã hội
Như đã phân tích đặc điểm của mạng xã hội ở trên có thể thấy, thôngtin thời sự đến từng giây, phong phú về mọi lĩnh vực và sức lan tỏa khôngbiên giới chính là ưu điểm vượt trội của mạng xã hội
Trang 23Có thể lý giải, thế mạnh của mạng xã hội được tạo nên từ nhiều nguyênnhân Trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là tính mới của dịch vụ Sovới tuổi đời của các loại hình dịch vụ trực tuyến khác thì mạng xã hội còn khá
“trẻ” Xu hướng thích khám phá cái mới chính là động lực để người sử dụnginternet, nhất là giới trẻ nồng nhiệt đón nhận các mạng xã hội Kế tiếp, ưuđiểm của mạng xã hội so với các phương tiện truyền thông trước đây là độtương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn Mạng xã hội cũng đáp ứngđược nhu cầu đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng Conngười, sau những nhu cầu thiết yếu để tồn tại (ăn, uống) thì các nhu cầu vềtinh thần như kết nối với cộng đồng, thể hiện khả năng, liên lạc và cập nhậtthông tin trở nên cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay
Với tất cả những lợi thế nói trên cùng với khả năng lan truyền không biêngiới dựa trên những mối quan hệ có sẵn (bắc cầu), không có gì ngạc nhiên khicác mạng xã hội phát triển một cách chóng mặt về số lượng người dùng
Điều này có thể chứng minh khi mạng xã hội “tiêu biểu” của Việt Nammới ra đời trong vài năm gần đây là Zing Me nay đã có hơn 5 triệu thành viêntham gia thường xuyên, còn với mạng xã hội có nguồn gốc nước ngoài đượckhông ít người Việt Nam, nhất là giới trẻ tham gia là Facebook, đã có trên
500 triệu thành viên trên toàn thế giới tham gia
Khi mạng xã hội mới ra đời, nhiều quan niệm cho rằng nó sẽ không bềnvững và ít giá trị vì nó là ảo nhưng càng ngày người ta thấy đó là nhận địnhsai lầm Điều này được thể hiện khá cụ thể khi trên các mạng xã hội đã hìnhthành nên các nhóm khá vững chắc, nhất là các nhóm quy mô nhỏ quy tụnhững người cùng sở thích, cùng chí hướng, mặc dầu họ không gặp nhau trựctiếp theo kiểu truyền thống mặt đối mặt nhưng điều đó không làm cho hoạtđộng của mạng kém hiệu quả Nhiều nhóm có cả trưởng nhóm, có các điềuphối viên và có quy chế hoạt động rất bài bản
Trang 24Bàn về ưu điểm của mạng xã hội trong cuộc tọa đàm về chủ đề nàydiễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Lê Uyên (Viện Nghiên cứu phát triển thànhphố Hồ Chí Minh), với các tính năng trên mạng xã hội như duy trì mối quan
hệ xã hội sẵn có và phát triển thêm những mối quan hệ xã hội mới; dễ dàngkết bạn với người lạ, bất cứ nơi đâu và dễ dàng quản lý nhóm bạn bè…, mạng
xã hội đã “đánh trúng” nhu cầu của nhiều người, nhất là giới trẻ nên mạng xãhội không ngừng phát triển
Đối với học sinh, những người còn đi học, tham gia mạng xã hội có thểlập nhóm để trao đổi thông tin bài học, cùng làm bài kiểm tra, học nhóm…Còn đối với những người kinh doanh, mạng xã hội là nơi lý tưởng để họquảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình với chi phí rẻ và lượng khách hàngtiếp nhận thông tin vô cùng rộng lớn
Đặc biệt, đối với những người làm báo, mạng xã hội còn là kênh thôngtin không thể thiếu Gần như 100% các nhà báo đều tham gia mạng xã hội, kể
cả những người làm báo đã về hưu, đã cao tuổi cho đến những sinh viên đangtheo học chuyên ngành này Đây là kho thông tin vô cùng phong phú về mọilĩnh vực, thông tin thời sự, có thể để các tờ báo, phóng viên báo chí khai thác,chuyển tải tới độc giả
1.3.2 Hạn chế của mạng xã hội
Có thể khẳng định, mạng xã hội chính là “con dao hai lưỡi” Cũng xuấtphát từ đặc điểm của mạng xã hội mà dễ dàng thấy thông tin chưa được kiểmchứng là một trong những hạn chế lớn nhất của mạng xã hội Thông tin từnhiều nguồn phát, nhiều nhận định, đánh giá, nhiều tầng nấc trở thành nhữnglời đồn đoán, và đặc biệt là những tin sốc, giật gân, câu view làm công chúngkhá rắc rối trong việc nhận biết đâu là thực Từ đó họ khó có thể tìm đượcđịnh hướng cho hành động và suy nghĩ của mình
Ở góc nhìn khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội có thểgây nghiện, như nghiện game và rất khó cai Ở Việt Nam, việc dành thời gian
Trang 25quá nhiều cho mạng xã hội, điển hình là Facebook được nhìn thấy dễ dàng ởgiới trẻ Có thể nói, nhiều bạn trẻ đang “ăn Facebook, uống Facebook, và ngủcũng Facebook”.
Tất nhiên, thật khó để đưa ra khái niệm thế nào là “dành thời gian quánhiều” nhưng buổi sáng ngủ dậy cố chụp một bức ảnh, rồi photoshop và đưalên facebook, ngồi “canh” xem có bao nhiêu người thích (like), bình luận(comment) Hay cứ tới bữa ăn chụp ảnh các món ăn và với các việc tương tựnhư vậy, cũng như vào giờ học, khi thầy giáo ngoảnh lên bảng thì cố lướtFacebook xem có gì mới trên Facebook không, hay mở một cuốn sách, mớiđược 2 phút thì ngó Facebook một lần thì quả thực đó là thời gian đang bịlãng phí cho Facebook
Mặc dù, vẫn chưa có thống kê con số cụ thể nhưng tôi nhận thấy rằngchúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăngảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống…là chủ yếu
Facebook là một kênh mang lại cho chúng ta giá trị giải trí Việc đăngảnh, chia sẻ ăn uống cũng được coi là tốt để giải trí nhưng như đã phân tích ởtrên, việc dành thời gian quá nhiều dẫn đến nghiện là có hại Có thể, gián tiếpảnh hưởng tới học hành, công việc và cuộc sống của người sử dụng
Giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, thay vì đến với nhaungoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện với nhau thì giới trẻ chỉ suốt ngày dánmắt vào màn hình máy tính để nói chuyện, trao đổi, “vui chơi” trên mạng xãhội… Dần dần họ sẽ mất các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tính huống
Theo học viên cao học Nguyễn Đình Toàn (học viên tại Đại học khoahọc xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh), không ít người có biểu hiện
“nghiện” mạng xã hội như sử dụng mạng xã hội trở thành thói quen, có hệthống và tâm lý bị lệ thuộc mạnh mẽ vào mạng Đây cũng là một bệnh lý vềtâm thần của người nghiện Nếu không sử dụng mạng xã hội để giao tiếp thìnhững người “nghiện” mạng xã hội cũng sẽ có trạng thái nôn nao, khó chịu,buồn bã…
Trang 26Bên cạnh đó, mạng xã hội đang bị “buộc tội” là ảnh hưởng tới lối sốngcủa giới trẻ khi ngày càng nhiều các thông tin về nữ sinh lộ hàng, clips sexcủa học sinh, học sinh đánh nhau, cởi áo… được tung lên không gian ảo này
Ngoài ra, có một số tác hại không hề nhỏ khác từ việc sử dụng khôngđúng Facebook, ví dụ như: Việc chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều dẫn đếnviệc bị đánh cắp thông tin cá nhân, mà nhiều đối tượng sử dụng cho hành vi lừađảo chiếm đoạt tài sản Hay một số người lập các trang nhóm để chỉ trích, mạtsát hay bình luận tiêu cực, xúc phạm danh dự của cá nhân, tổ chức nào đó
Mạng xã hội là một không gian ảo nhưng nó đang dần biến thànhkhông gian thật của hàng triệu người Chúng ta không nên “sống” trên thếgiới ảo quá nhiều, chẳng hạn như, lạm dụng việc trò chuyện qua mạng xã hội
sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp… Thậm chí, đây còn được gọi là
“trào lưu tự kỷ” của giới trẻ
Mạng xã hội chỉ mang tính cá nhân song rất nhiều người đã lợi dụng tưcách cá nhân đó để bôi xấu bạn bè, đồng nghiệp và cả người thân Chẳng hạn,trên facebook có “hội những người không đỡ nổi cô giám thị trường A”, trên
đó những thành viên trong hội này thoải mái xả những bức bối, khó chịu củamình về trường, lớp ‘và giáo viên
Trên thực tế, đã có những người bị mất việc vì nói xấu đồng nghiệp,giám đốc, có những người bị bắt vì tội vu khống trên facebook song nhữngnhà quản lý mạng xã hội cũng thừa nhận rằng không có bộ lọc hay rào cảnnào có thể theo dõi và năng chặn được hầu hết các phát ngôn, hình ảnh có nộidung xấu, ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ Là một môi trường sống đầy hấpdẫn và dễ dãi, mạng xã hội đang là thiên đường cho các thông tin có nội dungnhạy cảm thỏa sức phát tán
Theo Ofcom, một tổ chức giám sát truyền thông, mặc dù các trangmạng xã hội đều công bố chính thức độ tuổi giới hạn là 13 nhưng trên thực tế
Trang 27có khoảng 19% trẻ em từ 8-12 tuổi sử dụng các trang web truyền thống như:facebook, bebo, Myspace Và điều đáng lo ngại là nhiều bậc cha mẹ khôngbiết con em mình đang lang thang trên mạng xã hội Bản báo cáo cũng đề cậpđến dữ liệu người dùng internet, trong đó có 37% người dùng internet tại nhà
có độ tuổi từ 5-7 tuổi ghé thăm facebook
Không thể ngăn cản sự phát triển tất yếu của mạng xã hội mà nên tiếpnhận nó là cách ứng xử khôn ngoan Mặc dù mạng xã hội đang để lại nghingại cho nhiều người, nhưng việc khai thác lợi ích của mạng xã hội tích cựchay tiêu cực tùy thuộc vào nhận thức của mỗi cá nhân Nếu cá nhân đó nhậnbiết rõ mạng xã hội chỉ là nơi giao lưu, chia sẻ hình ảnh, kết bạn, kinh nghiệmcuộc sống… thì rất tích cực Ngược lại, nếu tham gia mạng xã hội để cổ súycho tâm lý đám đông, để khoe hàng, “ném đá”, “quăng bom” cá nhân, tổ chứckhác thì sẽ nhanh chóng nhận được những hệ lụy
Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã đưa ra lời khuyên, những điềusau không nên đưa lên mạng xã hội, bao gồm: nơi ở hiện tại, mối quan hệ cánhân, sinh nhật bạn và gia đình, đang ở nhà một mình, đề tên con cái trongnhững tấm hình (Tạp chí Nghề báo số 129 tháng 3-4/2014, trang 45)
1.4 Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hệ thống báo in của lực lượng công an
1.4.1 Ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đối với hệ thống báo in của lực lượng công an
Bàn về vấn đề này, Đại tá, nhà báo, nhà thơ Hà Văn Thể- Trưởng banBiên tập Báo Công an nhân dân cho rằng: “Mạng xã hội là diễn đàn của mọi
cá nhân, nhiều giai cấp khác nhau Đây chính là kênh thông tin để phóng viên
có thẻ quan sát, lắng nghe Tuy nhiên, đối với Báo Công an nhân dân, thôngtin trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng, tự phát, nên tác động đến người
Trang 28làm báo không nhiều Ý chí cá nhân không xuất phát từ quan điểm khoa học.Riêng mảng thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa do tôi phụ trách thì mạng xã hội
là kênh để phóng viên tham khảo thêm thông tin”
Báo Công an nhân dân đã có truyền thống 60 năm hình thành và pháttriển Bề dày lịch sử này đã giúp tờ báo có đội ngũ phóng viên, biên tập viêndầy dặn kinh nghiệm, am hiểu về nghiệp vụ báo chí Với lãnh đạo tờ báo,nhận thức được mạng xã hội đang tác động rất lớn tới đội ngũ người làm báocũng như độc giả của tờ báo in nên Ban Biên tập luôn lắng nghe và chọn lọcthông tin từ mạng xã hội Chính vì vậy, không gian ảo này ít tác động trựctiếp đến Báo Công an nhân dân, không làm lung lay quan điểm của ban biêntập và đội ngũ phóng viên Mặc dù không lấy thông tin trên mạng xã hội làmtrọng nhưng theo nhà báo Hà Văn Thể, đây vẫn là kênh giải trí cho cán bộ,phóng viên sau giờ làm việc
Đồng tình với quan điểm này, Đại úy, nhà báo Lưu Hồng Trưởng Ban Kinh tế- xã hội (Báo An ninh Thủ đô) bày tỏ, cần phải thừa nhận
Quân-sự tồn tại của mạng xã hội bên cạnh các phương tiện truyền thông khác Mạng
xã hội là kênh thông tin quan trọng đối với cán bộ, phóng viên Báo An ninhThủ đô “Chúng tôi còn lập một nhóm riêng của Báo để anh chị em đóng góp
ý kiến về chuyên môn hoặc đưa thông tin tới phóng viên Bên cạnh đó, tôicũng cho rằng mạng xã hội là kênh giúp báo in tương tác với bạn đọc tốthơn”- nhà báo Lưu Hồng Quân nói
Còn theo nhà báo Hồ Việt Dũng- Phó Tổng Biên tập Báo Công anNghệ An thì báo Công an Nghệ An cũng như các tờ báo chính thống khác,hiện nay đã phải chịu sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn từ các trang mạng xãhội Về mặt tích cực, các trang mạng xã hội cung cấp cho báo chí nhữngthông tin nhanh nhạy và kịp thời, giúp báo chí chính thống có được những đềtài hay, thời sự và có thể triển khai một cách sinh động và sâu hơn
Trang 29Về phía Báo Công an Nghệ An, những tin tức trên các trang mạng xãhội giúp cho phóng viên biết phát hiện và triển khai các đề tài, nhất là các vụviệc tiêu cực, các vụ án và những vấn đề khác của cuộc sống Trang mạng xãhội còn là nơi để các phóng viên trao đổi thông tin nhiều chiều, giúp phóngviên có cái nhìn đa dạng hơn về một vấn đề mà mình đang tìm hiểu.
Báo Công an Nghệ An là một tờ báo được công chúng ở Nghệ An, HàTĩnh ghi nhận là luôn theo kịp các vấn đề thời sự của cuộc sống ở hai địaphương này Vì vậy, phóng viên ở báo luôn phải nắm bắt nhanh nhạy và đầy đủcác thông tin cần thiết Trang mạng xã hội giúp cho họ không những có đượcthông tin, mà còn có tác dụng giúp cho phóng viên có được cái nhìn đa chiều
về vụ việc thông qua các sự kiện, các bình luận, các ý kiến của người dân
Chính những phản hồi đó của công chúng cũng giúp tòa soạn và nhàbáo có thể đánh giá phần nào về sức hấp dẫn của bài báo, trong nhiều trườnghợp, những ý kiến quý báu của công chúng giúp nhà báo có thể mở rộng đềtài và góc nhìn, tổ chức những tuyến bài mới có chiều sâu, tăng tính thuyếtphục cho bài báo
Trang mạng xã hội còn là nơi để phóng viên thể hiện quan điểm củamình đối với bài báo của mình Nhiều khi một tờ báo chỉ gói gọn trong mườimấy trang báo, bao gồm nhiều chuyên trang chuyên mục nên bài viết có hạn.Thậm chí đối với báo Công an Nghệ An, có khi bài báo chỉ được phép gói gọntrong khoảng 1.000 từ Vì vậy những quan điểm, nhũng chính kiến của tác giả
có khi chưa được thẻ hiện hét trong tác phẩm Vì vậy, trang mạng xã hội sẽgiúp cho phóng viên có thể đăng các nội dung bên lề sự kiện, hoặc nhữngthông tin có liên quan như bối cảnh của sự kiện, quá trình phỏng vấn, cảm nhận
cá nhân của tác giả lên mạng xã hội của tòa soạn, bổ sung, mở rộng và giúp bảntin trở nên phong phú và có chiều sâu hơn Bên cạnh đó, trang mạng xã hội còn
Trang 30là nơi để cho các cơ quan báo chí truyền thông có thể đánh giá các nhà báothông qua những gì họ đã đăng tải và chia sẻ quan điểm với công chúng
Nhà báo Nguyễn Thị Thanh Huyền- Phóng viên Báo Công an nhân dânnhận xét: “Nhiều vấn đề các mạng xã hội đề cập đến có thể cũng là đề tài màbáo chí phản ánh Hay nói cách khác, cung cấp thêm đề tài cho báo chí Sựnhanh nhạy của các mạng xã hội khiến báo chí cũng phải thay đổi cách thứclàm việc theo hướng tin tức cập nhật hơn”
Kết quả điều tra xã hội học phóng viên, biên tập viên của 3 tờ báo nàycho thấy, trong số số phiếu thu về, có 44% phóng viên, biên tập viên hoạtđộng trong mảng thông tin về kinh tế, chính trị; 46,5% hoạt động trong lĩnhvực văn hóa xã hội; 9,3% làm trong lĩnh vực thể thao, giải trí và 7% theo dõicác lĩnh vực khác
Về mức độ quan tâm của đối tượng khảo sát đối với mạng xã hội, kếtquả thu được như sau: 25,6% rất quan tâm; 62,8% quan tâm và 11,6% bìnhthường Không có người nào trong diện khảo sát không quan tâm đến mạng
xã hội
0 10 20 30 40 50 60 70
Rất quan tâm
Quan tâm
Bình thường
Hình 1.1
Biểu đồ về mức độ quan tâm đến các thông tin trên mạng xã hội của
phóng viên, biên tập viên
Trang 31Có thể nói, quan điểm chung của lãnh đạo các tờ báo và phóng viên 3
tờ báo in đầu ngành của lực lượng công an nhân dân là tôn trọng mạng xã hộinhư một kênh thông tin tham khảo, một giải pháp để giải trí, tương tác vớibạn đọc
Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội cũng đang gây ranhững ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống báo in của lực lượng công an nhânnói riêng và các tờ báo in chính thống nói chung
Ví dự như trước một vụ án mạng xảy ra, người ta đặt ra nhiều giả thiếtnghi vấn xung quanh cái chết của nạn nhân Khi cơ quan điều tra chưa kếtluận chính thức thì các trang mạng xã hội đã có thể thông tin về vụ việc theonhiều quan điểm khác nhau, thậm chí là kết luận cái chết của nạn nhân theonhiều cách nghĩ khác nhau Chính điều đó đã làm nhiễu loạn thông tin, tạo ra
dư luận nhiều chiều, thậm chí dư luận xấu trong nhân dân Nó cũng khiến chocác tờ báo chính thống, nhất là hệ thống báo in của lực lượng công an gặp rấtnhiều khó khăn trong việc định hướng thông tin cho độc giả
Đồng tình quan điểm này, Đại tá, nhà báo, nhà thơ Hà Văn Thể chorằng, đặc trựng của báo chí công an là tính bảo mật phải đặt lên hàng đầu.Nếu những người làm báo công an mà tham gia tranh luận hào hứng trênmạng xã hội, đặc biệt là các vấn đề về nghiệp vụ, chuyên môn riêng củangành công an thì rất nguy hiểm
Trang 32Thứ ba, thông tin trên mạng xã hội nhanh nhưng không nhân danh aichính thống để công bố thông tin này nên tính chính xác của thông tin cầnphải xem xét kỹ lưỡng “Thông tin trên mạng thường giật gân Mà giật gân thìthường gây tò mò trong dư luận, tốc độ lan truyền rất nhanh nên không thể lấythông tin từ mạng xã hội để làm thông tin chính thống cho tờ báo Tuy nhiên,
tờ báo in nói chung và báo in của lực lượng công an nói riêng thông tin chínhthống, nhưng chậm và không đúng mong muốn chủ quan của hàng triệungười sẽ gây bất đồng trong dư luận và khó khăn khi định hướng thông tincho độc giả”- nhà báo Hà Văn Thể nói
Chia sẻ quan điểm này, nhà báo Nguyễn Thị Thanh Huyền- Phóng viênBáo Công an nhân dân cho hay, thông tin trên các mạng xã hội nhanh và rấtnhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng nên nếu người làm báo không kiểmsoát hoặc thậm định lại thì có thể dẫn đến đưa tin sai Việc có quá nhiều thôngtin đôi khi cũng dẫn đến loạn thông tin Nhiều cá nhân có thể mượn mạng xãhội để nói xấu, bôi nhọ, ảnh hưởng đến tổ chức và doanh nghiệp khác Nếungười làm báo không tỉnh táo thì rất dễ mắc sai lầm
Thứ tư, theo nhà báo Hồ Việt Dũng, cạnh tranh bạn đọc giữa báo in lựclượng công an và mạng xã hội là có thực Đây cũng là một tác động khôngmong muốn của trang mạng xã hội đối với các tờ báo in hiện nay Mạng xãhội làm giảm một phần không nhỏ độc giả đối với báo chính thống, nhất làđộc giả là giới trẻ hiện nay Bây giờ ngồi ở đâu chỉ cần một chiếc điện thoạitruy cập Internet là bạn đọc đã dễ dàng truy cập thông tin Các tờ báo như BáoCông an Nghệ An nếu không nhanh nhạy trong việc chuyển đổi cũng nhưthay đổi cách đưa tin thì rất khó cạnh tranh thông tin với các trang mạnh xãhội, đó là chưa nói đến thông tin đó có chính thống hay không
Nghệ An là tỉnh có diện tích và dân số rất lớn so vói cả nước Tuynhiên, văn hóa đọc so với các tỉnh thành phố khác vẫn đang còn hạn chế Việc
Trang 33một người dân buổi sáng bỏ vài nghìn đồng ra mua một từ báo giấy để đọcnhư ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh chưa thực sự trở thành thói quen.Bây giờ, hệ thống trang mạng xã hội phát triển lại càng khó khăn hơn cho báochí chính thống, trong đó có Báo Công an Nghệ An khó mở rộng được thịtrường phát hành.
Ở đô thị lớn nhất nhì cả nước như Hà Nội, mạng xã hội đã trở thànhmột phần tất yếu trong cuộc sống của hàng triệu người Thực tế này tạo ra khókhăn với các cơ quan báo in ở Hà Nội nói chung và Báo An ninh Thủ đô nóiriêng “Bởi vì người dân Hà Nội được trang bị máy móc, trang thiết bị, hạtầng để tham gia mạng xã hội nhanh và nhiều hơn bất kỳ địa phương nào kháctrong cả nước nên việc tiếp nhận thông tin, phản hồi thông tin, bày tỏ quanđiểm của người dân trên mạng xã hội cũng nhanh chóng hơn Cơ quan báo inkhó mà cạnh tranh về bạn đọc, về thông tin và không dễ để định hướng chonhững bạn đọc “cá tính” này trước sức mạnh của mạng xã hội”- nhà báo LưuHồng Quân chia sẻ
Trên thực tế, các tờ báo in của lực lượng công an chưa để xảy ra sai xótnào về mặt thông tin do khai thác thông tin thiếu kiểm chứng từ mạng xã hội.Tuy nhiên, việc các tờ báo in nói chung bị giảm lượng phát hành do tác độngcủa mạng xã hội, báo mạng điện tử và các phương tiện truyền thông khác là
có thật Ngoài ra, một số phóng viên, biên tập viên của các tờ báo nêu trêncũng bày tỏ quan điểm một cách thái quá, bình luận thiếu khách quan trên cácmạng xã hội về mọi lĩnh vực, gây ảnh hưởng xấu đến bộ mặt của tờ báo
Trang 352.1 Vài nét về tờ báo khảo sát
2.1.1 Báo Công an nhân dân
Báo Công an nhân dân là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Ngoàinhững tin thông thường như phóng sự xã hội, tin tức quốc tế, báo Công annhân dân cũng hướng đến các tin tức trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí lànhững thông tin giật gân
Báo Công an nhân dân là cơ quan cấp Cục thuộc Tông cục Xây dựnglực lượng CAND (Bộ Công an) Tiền thân của Báo Công an nhân dân là báoCông an mới Số đầu tiên của Báo Công an mới ra ngày 1/11/1946 dày 20trang, khổ lớn 21*30cm , bìa in màu Báo lần lượt có tên: Công an Mới, BạnDân, Nội san Rèn luyện, Tạp san công an nhân dân Từ năm 1965 đến nay làBáo Công an nhân dân
Năm 1988, Đáo Công an nhân dân đã chuyển từ bao cấp (cấp phát trongnội bộ) sang cơ chế đơn vị sự nghiệp cố thu, phát hành công khai rộng rãi
Năm 2004, Báo An ninh Thế giới và Văn nghệ Công sáp nhập vào BáoCông an nhân dân, trở thành cơ quan ngôn luận duy nhất (cùng với tạp chíCông an nhân dân - cơ quan lý luận của Bộ Công an) Tổng biên tập hiện tại
là Đại tá Phạm Văn Miên
Hiện nay, Báo Công an nhân dân có các ấn phẩm sau:
- Báo Công an nhân dân ra hàng ngày, 7 kỳ/tuần
- Chuyên đề An ninh thế giới phát hành thứ Tư và thử Bảy hàng tuần.Chuyên đề An ninh Thế giới Giữa tháng, Cuối tháng phát hành tuần Ivào tuần thứ 3 của tháng
Trang 36- Chuyên đề Văn nghệ Công an phát hành 2 số/tháng.
- Báo CAND Online:
Sau khi kiện toàn, Báo CAND đã mạnh dạn đổi mới, cải tiến cơ chếquản lý và phương pháp tố chức làm báo với tiêu chí “Nhân văn- Tin cậy- Kịpthời” Tờ báo đã có nhiều tiến bộ cả vẻ nội dung và hình thức, được bạn đọcđón nhận, thể hiện ở số lượng báo phát hành ngày càng tăng Nội dung các ấnphẩm đều bám sát tôn chỉ, mục đích và đúng định hướng tuyên truyền, phảnánh kịp thời những hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo BộCông an trong hoạt động đối nội, đối ngoại, bảo đảm an ninh trật tự Trong đóphản ánh đậm nét việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, các kì họpcông an, phong trào thi đua thực hiện 6 diều Bác Hồ dạy và các hoạt dộng củalực lượng Công an nhân dân nhân dịp ki niệm 60 năm ngày thành lập; Duy trìcác chuyên trang Thời sự- chính tri, Thời sự, kinh tế- xã hội, an ninh kinh tế,
an ninh trật tự, bạn đọc với CAND, CAND với bạn đọc giảm các bài viết ítnội dung thông tin, chú trọng các bài viết có nội dung thông tin “đắt” và “nóng”; đổi mới cách viết về vụ án, phản ánh được những khó khăn gian khổ
và những chiến công tiêu biểu trong các lĩnh vực công tác, nêu được nguyênnhân và giải pháp phòng ngừa tội phạm Nêu cao hiệu quả tính chiến đấu của
tờ báo, cập nhật được nhiều thông tin quan trọng, đề cập nhiều vân đề bức xúc
mà bạn đọc quan tâm
Báo Công an nhân dân cũng chăm lo các hoạt động xã hội từ thiện,tham gia tích cực cuộcvận động vì người nghèo, ùng hộ nạn nhân chất độc dacam, thường xuyên vận động trích quỹ xã hội từ thiện đến vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào nghèo dân tộc ít người, động viên các cá nhân và gia đình cóthành tích trong đấu tranh phòng chổng tội phạm, đã phối hợp với Hội Nhàbáo Việt Nam thực hiện chương trình giúp đỡ Hội nhà báo CHDCND Làohơn 1 tỷ đồng xây dựng trụ sờ, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giừa 2
Trang 37nước Việt - Lào; xây dựng 136 nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sáchtiếp tục phụng dường 2 Mẹ Việt Nam anh hùng, cứu trợ các gia đình gặp khókhăn, hoạn nạn.
Ngày 24 tháng 1 năm 2007, Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặngdanh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới cho Báo Công an nhândân nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lậpvà nhiều danh hiệu thi đua caoquý khác
Trong bối cảnh hiện nay, Báo Công an nhân dân vẫn tích cực đổi mới
để bám sát hơn vào các nhiệm vụ tuyên truyền về đời sống, các chủ trươngđường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như thực hiệncác nhiệm vụ xã hội khác Đây là tờ báo đầu ngành trong của lực lượng công
an nhân dân Việt Nam
2.1.2 Báo An ninh Thủ đô
Báo An ninh Thủ đô là cơ quan của Công an thành phố Hà Nội Báo cótrụ sở tại 82 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Từ số báo phát ngày15/8/1976 đến nay, Báo An ninh Thủ đô đã có 36 năm phát triển và trưởngthành Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban giám đốc Công an thành phố HàNội, bản tin lưu hành nội bộ đến khi phát hành rộng rãi năm 1985, Báo Anninh Thủ đô luôn là một tờ báo tuần theo tôn chỉ mục đích, chấp hành nghiêmtúc Luật Báo chí và quy định của Nhà nước, của ngành công an
Báo An ninh Thủ đô chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Công an thành phố
Hà Nội, có nhiệm vụ thông tin về hoạt động của lực lượng công an thành phố,tuyên truyền các chủ trương công tác của lực lượng công an, thông tin về tìnhhình an ninh trật tự diễn ra triên địa bàn thành phố Tuy nhiên, tòa soạn báo
An ninh Thủ đô là đơn vị sự nghiệp có thu, tự hạch toán kinh doanh nên dùchỉ là báo ngành, báo địa phương nhưng bằng sự nỗ lực của Ban biên tập vàcác phóng viên, nhân viên trong tòa soạn, cho đến nay, tờ báo liên tục phát
Trang 38triển trong mọi tình hình Đồng thời tòa soạn tổ chức đa dạng hóa ,các loạihình, phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là nhiệm vụbảo vệ an ninh trật tự của Thủ đô
Quá trình hình thành, phát triển của báo An ninh Thủ đô có thể đượcchia làm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1976 —1985: 15/8/1976 trước nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ
quốc sau khi đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ủy và Giám đốc sở Công
an Hà Nội (nay là Công an thành phố Hà Nội) quyết định phát hành bản tin
“An ninh Thủ đô” Đây chính là tài liệu tuyên truyền, động viên, hướng dẫncác lực lượng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự
Bản tin An ninh Thủ đô khi mới ra đời phát hành 2 số/tháng, có 4 trang
và được in ti pô ngay tại xưởng in Công an thành phố Số lượng phát hành từchỗ chỉ 1.000, 2.000 rồi dần dần lên 4.000 tờ/kỳ
Năm 1985, được phép của Ban tuyên huấn Trung Ương (nay là Bantuyên giáo Trung ương) và Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Thông tin vàtruyền thông), Báo An ninh Thủ đô đã phát hành công khai vói tư cách là cơquan tuyên truyền, hướng dẫn phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc của các lựclượng bảo vệ an ninh Thủ đô Báo xuất bản và phát hành 1 kỳ/tuần, 8 trang in 2màu và ngay sau khi phát hành công khai đã đạt số lượng 1,5-2 vạn tờ/kỳ Cóthể nói, giai đoạn 1976 - 1985, báo An ninh Thủ đô đã làm tròn nhiệm vụ củamột tờ bảo lưu hành nội bộ, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, tình hình và nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự
Giai đoạn 1986 -1995:
Ngoài những chuyên mục đã có tiếp tục được duy trì, để đáp ứng yêucầu và nhiệm vụ Cách mạng ữong giai đoạn mới, Báo An ninh Thủ đô đã mởthêm các chuyên mục như “Trang vàng truyền thống”, “Nhớ lại và suy nghĩ’,
“Tìm hiểu, thêm yêu Hà Nội”, “Điều tra qua thư bạn đọc”, “Giải đáp pháp
Trang 39luật”… An ninh Thủ đô đã từng bước khẳng định là tờ báo mang tính chuyênnghiệp, có bản sắc riêng, phản ánh đậm nét tình hình và kết quả cuộc đấu tranhchống các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” vàcuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội.
Từ năm 1986 — 1995 là thời kỳ Báo An ninh Thủ đô ổn định mô hình
tồ chức, lãnh đạo với các phòng ban cụ thể Tờ báo bước đầu tiếp cận với nềnkinh tế thị trường và chuẩn bị cho việc tăng kỳ, tăng trang
Giai đoạn 1996— 2005:
Từ năm 1996 — 2004, sau 8 năm hoạt động độc lập, An ninh Thủ đô
đã trải qua 6 lần tăng trang, tăng kỳ Từ một tờ báo phát hành 1 kỳ/tuần (8trang), đã trờ thành tờ báo phát hành 5 kỳ/tuần (16 trang), sổ lượng đạt 55.000
— 60.000 tờ/kỳ
Tháng 10/2004: Tờ An ninh Thủ đô cuối tuần 24 trang, in 4 màu với sốlượng phát hành 35.000 tờ/kỳ được ra mắt, đánh dấu bước trưởng thành củamột tờ báo ngành
Giai đoạn 1996 - 2005 là thời kỳ báo An ninh Thủ đô phát triển, xây
dựng thương hiệu và tạo chỗ đứng trong lòng độc giả Trong vòng 10 năm,khối lượng công việc của tòa soạn báo đã tăng lên 13 lần, trong khi số ngườichỉ tăng lên 4 lần
Giai đoạn từ 2006 đến nay:
Vượt qua sự canh tranh và những thách thức của nền kỉnh tế thị trường,báo An ninh Thủ đô tiếp tục khẳng định là công cụ chiến đấu đặc biệt của lựclượng công an Thủ đô, đa dạng hóa các loại hình báo chí mang tính chuyênngành, có bản sắc riêng
Từ tháng 7/2006, Báo An ninh Thủ đô chính thức phát hành hàng ngày
An ninh Thủ đô cũng là tờ báo đầu tiên của ngành công an phát hành hàngngày và là tờ báo thứ hai của Thành phố Hà Nội (sau báo Hà Nội mới) trở
Trang 40thành nhật báo Từ tháng 8/2008, cả 7 kỳ báo của An ninh Thủ đô đồng loạttăng từ 16 trang lên 20 trang (riêng tờ ANTĐ cuối tuần từ 24 trang rút xuốngcòn 20 trang), số lượng đạt trung bình 50.000 tờ/kỳ Năm 2007, Báo An ninhThủ đô điện tử chính thức ra mắt bạn đọc, cập nhật thông tin và phục vụ bạnđọc 24/24 giờ Đến nay, trung bình ngày báo điện tử có 50/000 lượt ngườitruy cập và đã được 110 quốc gia thế giới cỏ người truy cập.
Năm 2010, chương trình Truyền hình An ninh ATV phát sóng số đầutiên có thời lượng 30 phút trên kênh H1TV của Truyền hình cáp Hà Nội Năm
2011, chương trình Truyền hình An ninh ATV phát sóng 5 buổi/tuần trênkênh H2 của Đài truyền hình Hà Nội và phát lại trên kênh HITV của Truyềnhình cáp Hà Nội Như vậy, hiện nay chương trình truyền hình của tòa soạnbáo đã có 20 buổi phát sóng/ tuần (5 buổi phát sóng chính thức, 5 buổi phátlại trên kênh H2, và 10 buổi khác trên kênh HITV với thời lượng 30 phút/số)Với việc phát sóng trên Analog, hàng triệu khán giả của Thủ đô Hà Nội và cảnước đều có thể tiếp cận với nội dung của chương trình truyền hình, đem lạihiệu quả cao trong công tác tuyên truyền các nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tựThủ đô và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xă hội của thành phố
Năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày thành lập Báo An ninh Thủ
đô, Báo An ninh thủ đô di động - phiên bản đọc báo trên điện thoại di độngcủa An ninh Thủ đô cũng chính thức ra mắt công chủng cả nước
Từ năm 2006 đến nay, Báo An ninh Thủ đô bước sang giai đoạn pháttriển bền vững, đa dạng hóa các loại hình báo chi phù hợp với xu thể pháttriển của một cơ quan trttyền thông đa phương tiện
Báo An ninh thủ đô từ năm 1996 — 2005 đẳ được Chủ tịch nước tặngHuân chương chiến công hạng Ba (1996), Huân chương chiến công hạngNhất (2001), Huân chương lao động hạng Ba (1997), Chỉnh phủ tặng Bằngkhen (2002), Bộ công an và UBND thành phổ tặng 45 Bằng khen