Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế thế giới và những biến động về chính trị - xã hội của các khu vực, việc nghiên cứu đảm bảm an sinh xã hội trong
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHAN THỊ TRAI ANH
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 1: GS TS Lê Thế Giới
Phản biện 2: PGS.TS Lê Quốc Hội
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 21 tháng
8 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
An sinh xã hội là một trong những vấn đề quan trọng mang tính chất phát triển hài hòa, bền vững, đồng thời là vấn đề mang tính chất cấp bách cho sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực Nghiên cứu về an sinh xã hội vì thế cũng thu hút được một lượng lớn các học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu khá lâu Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế thế giới và những biến động về chính trị - xã hội của các khu vực, việc nghiên cứu đảm bảm an sinh xã hội trong điều kiện mới, cụ thể được các nhà khoa học trên thế giới đề cập và quan tâm nghiên cứu thời gian gần đây, trong đó đặc biệt là các nước như Mỹ, Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và một số nước đang phát triển khác Trong các viện nghiên cứu, các trường đại học ở các nước, vấn đề an sinh xã hội đã được xuất bản thành nhiều giáo trình, nhiều sacsg chuyên khảo, nhiều bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành
Ở Việt Nam, an sinh xã hội trở thành một trong những trụ cột
cơ bản trong hệ thống các chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm xây dựng An sinh xã hội là nhân tố đảm bảo công bằng
xã hội Thực tiễn phát triển đã cho thấy an sinh xã hội có vai trò rất lớn trong việc khắc phục những hệ lụy của phân hóa xã hội, tăng cường gắn kết xã hội, sự đồng thuận và đảm bảo ổn định chính trị Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay chưa phát triển tương xứng với đà phát triển của xã hội, và so với đổi mới tư duy về mô hình kinh tế, việc đổi mới tư duy về mô hình đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh còn chậm và thiếu bền vững Trước yêu cầu nói trên, nghiên cứu xây dựng mô
Trang 4hình và định hướng chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam là hết sức cấp thiết, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển bền vững, tiến tới việc hoàn thiện mô hình đảm bảo an sinh xã hội ở nước ta trong những điều kiện và thách thức mới của bối cảnh quốc tế
TP Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đang trong quá trình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH), đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính
Đà Nẵng luôn là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và là “điểm sáng” trong giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội ở miền Trung – Tây Nguyên Tuy nhiên, đánh giá khách quan phải thấy, việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân còn khá nhiều hạn chế
Vì vậy, làm gì và làm thế nào để thành phố Đà Nẵng đảm bảo
an sinh xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cả về xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển thủ đô văn minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng đã đề ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Do
đó, nghiên cứu về “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” là rất cần thiết sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững của Đà Nẵng
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về đảm bảo an sinh xã hội, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, nội dung và các điều kiện đảm bảo an sinh
Trang 5Đà Nẵng trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Luận văn nghiên cứu là đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
ý nghĩa trong thời gian 5 năm tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc, phương pháp so sánh, tổng hợp
và khái quát hóa
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tác giả thực hiện đề tài “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các nhà quản lý có những thông tin cần thiết để xây dựngcác chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
6 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đảm bảo an sinh xã hội
Trang 6Chương 2: Thực trạng công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.1 TỔNG QUAN VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.1.1 Khái niệm an sinh xã hội
An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà nước và xã hội bằng các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi
ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con
1.1.2 Cấu trúc của an sinh xã hội
Thực tế, khi phân tích về cấu trúc của hệ thống ASXH vẫn còn nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau Nhưng theo quan điểm của quốc tế thì một hệ thống ASXH bao giờ cũng phải có tối thiểu ba hợp phần trong cấu trúc nội dung:
Thứ nhất: Các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa rủi ro
Thứ hai: Các chính sách, chương trình mang tính chất giảm thiểu rủi ro
Thứ ba: Các chính sách, chương trình mang tính chất khắc phục rủi ro
Trang 71.1.3 Khái niệm đảm bảo an sinh xã hội
Đảm bảo an sinh xã hội là việc đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của nhà nước và xã hội nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục những rủi ro cho các nhóm dân cư yếu thế trong xã hội do chịu tác động bởi các nhân tố khách quan và chủ quan
1.1.4 Vai trò của đảm bảo an sinh xã hội
Đảm bảo an sinh xã hội có những vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, đảm bảo an sinh xã hội góp phần ổn định đời sống của người lao động
Thứ hai, đảm bảo an sinh xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội
Thứ ba, hệ thống an sinh xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội (BHXH) làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
Thứ tư, hệ thống an sinh xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
1.2 NỘI DUNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.2.1 Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột bảo hiểm
xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào Quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện
1.2.2 Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột bảo hiểm y
tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm mang tính cộng đồng chia
sẻ sâu sắc được áp dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc
Trang 8sức khỏe cho mọi người, không vì lợi ích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật
Đối tượng tham gia BHYT: toàn bộ người dân trong xã hội Điều kiện và các dịch vụ được hưởng: các đối tượng phải tham
gia đóng bảo hiểm y tế theo quy định và được cấp thẻ bảo hiểm y tế, BHYT chủ yếu cung cấp thuốc, chi trả các chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm
Mức hưởng BHYT: theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng
trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT
1.2.3 Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột trợ cấp xã hội
Trợ cấp xã hội (TCXH) là sự cứu tế và trợ giúp của nhà nước, cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn đặc biệt vì các nguyên nhân khác nhau nhằm giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tái hòa nhập đời sống cộng đồng xã hội
a Các đặc trưng của trợ cấp xã hội
b Nguyên tắc hoạt động của trợ cấp xã hội
c Nội dung của trợ cấp xã hội
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội: người dân nói chung đang
lâm vào hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần
Hình thức trợ cấp: TCXH thường xuyên và TCXH đột xuất Nguồn kinh phí trợ cấp xã hội: lấy từ NSNN và đóng góp của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Mức hưởng trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp: căn cứ chủ
yếu vào mức độ khó khăn của người được cứu trợ và nguồn cứu trợ
d Tiêu chí đánh giá
Trang 91.2.4 Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội (ƯĐXH) là sự đãi ngộ đặc biệt về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nước và cộng đồng đối với những người có công với dân, với nước và một số thành viên trong gia đình họ trong các lĩnh vực, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
1.2.5 Đảm bảo an sinh xã hội thông qua xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư
1.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.3.1 Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về ý nghĩa của việc đảm bảo an sinh xã hội
1.3.2 Nguồn lực tài chính để thực hiện đảm bảo an sinh xã hội 1.3.3 Chủ trương, chính sách đảm bảo an sinh xã hội 1.3.4 Đội ngũ cán bộ thực thi việc đảm bảo an sinh xã hội 1.3.5 Năng lực “tự an sinh” của đối tượng thụ hưởng 1.4 KINH NGHIỆM THỰC HIỆN ĐẢM BẢO AN SINH
XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.4.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
1.4.2 Kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ Đà Nẵng hiện là thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong sáu đô thị loại một của Việt Nam
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2
, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2
2.1.2 Điều kiện xã hội
a Về dân số, lao động, việc làm, thu nhập
Dân số: Năm 2015, dân số thành phố Đà Nẵng là 1.006.149
người Với diện tích tự nhiên 1.283,43 km2, mật độ dân số là 783,9995người/km2
Lao động: Lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng dồi dào
và đều tăng qua các năm
Việc làm: Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giúp
tăng thêm 73.500 chỗ làm mới; trên cơ sở đó đã giải quyết việc làm cho 161.486 lao động, bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho 32.300 lao động
Thu nhập và mức sống: thu nhập của người dân ngày càng
được cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm xuống
Trang 11b Về giáo dục
c Về nhà ở cho người dân
d Về y tế
2.1.3 Điều kiện kinh tế
a Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố
Đà Nẵng qua các năm đều cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của
cả nước khoảng 3%
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2015 có
sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành thủy sản - nông - lâm, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
b Cơ sở hạ tầng
2.2 THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1 Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội
a Công tác thu bảo hiểm xã hội
Số người tham gia bảo hiểm xã hội: Trong giai đoạn từ năm
2010 - 2015 thì số người tham gia BHXH trên địa bàn thành phố liên
tục tăng, điều đó được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Số người tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Đà
Trang 12Năm 2010 toàn thành phố có khoảng 159.495 người tham gia BHXH bắt buộc và 286 người tham gia BHXH tự nguyện Đến hết năm 2015 con số tham gia BHXH bắt buộc là 197.256 người và tham gia BHXH tự nguyện là 1099 người, tăng bình quân 1,24 lần
Mức độ bao phủ của BHXH: Tính đến hết năm 2015, trong
tổng số 556.371 người trong độ tuổi lao động thuộc diện tham gia BHXH thì mới chỉ có 198.355 người tham gia, chiếm 35,65% hay nói cách khác tỷ lệ bao phủ đạt 35,65%
Thu bảo hiểm xã hội: Số tiền thu BHXH trên toàn địa bàn
thành phố Đà Nẵng hàng năm tăng lên khá nhanh và vững Năm
2010, tiền thu BHXH chỉ đạt mức 1.109.963 triệu đồng nhưng đến năm 2015 con số này lên đến 1.940.163 triệu đồng, tăng 1,75 lần so
với năm 2010
b Công tác chi trả bảo hiểm xã hội
Mức chi trả BHXH: Tình hình chi trả BHXH tăng dần qua các
năm từ 943.491 triệu đồng năm 2010 lên 2.608.290 triệu đồng năm
2015, tốc độ tăng bình quân 22,55%/năm Trong đó, số tiền chi trả BHXH hàng tháng chiếm 74,16% tổng số tiền chi trả BHXH trên địa
bàn thành phố
Mức độ bền vững về tài chính: Cân đối thu – chi quỹ BHXH
luôn trong tình trạng âm từ năm 2012 đến nay Tỷ lệ chi/thu cũng có
xu hướng biến động tăng dần từ năm 2010 đến năm 2015 Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ chi/thu là 85% năm 2010 nhưng đến năm 2015 con số này lên đến 134,44%
2.2.2 Thực trạng công tác bảo hiểm y tế
a Công tác thu BHYT
Số người tham gia BHYT: Năm 2010, tổng số người tham gia
BHYT chỉ có 691.816 người nhưng đến năm 2015 con số này lên đến 925.321 người, tăng lên 233.505 người gấp 1,34 lần
Trang 13Mức độ bao phủ BHYT: Nếu như năm 2010 mới chỉ có
691.816 người, chiếm 74,70% trong tổng dân số trên toàn địa bàn thành phố thì đến năm 2015 đã là 925.321 người, chiếm 91,96%
Thu BHYT: Số thu của quỹ bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các
năm trong thời gian gần đây Cụ thể, năm 2010 số tiền bảo hiểm y tế thu về chỉ có 510.359 triệu đồng nhưng đến năm 2015 đã đạt mức
811.902 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2010
b Công tác chi trả BHYT
Mức chi trả BHYT: Nếu như năm 2010 tổng số kinh phí mà chi
trả BHYT là 375.967 triệu đồng thì năm 2015 đã lên đến 938.362 triệu đồng, tăng lên gấp 2,5 lần so với năm 2010
Mức độ bền vững về tài chính: giảm dần qua các năm Nếu
như năm 2010, thu – chi quỹ BHYT còn thừa 134.392 triệu đồng thì năm 2011 số dư này giảm xuống còn 45.446 triệu đồng và đến năm
2012 thì đã bội chi 68.286 triệu đồng Những năm tiếp theo vẫn tiếp tục tình trạng bội chi
2.2.3 Thực trạng công tác trợ cấp xã hội
a Trợ cấp thường xuyên
Đối tượng trợ cấp thường xuyên: số người thuộc diện trợ cấp
xã hội thường xuyên của thành phố khá đông và tăng dần qua các năm Cụ thể: năm 2010, số người được trợ cấp thường xuyên là 45.661 người thì đến năm 2015 lên đến 56.632 người, tập trung chủ yếu vào các đối tượng là người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu, hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng và người tàn tật không có khả năng lao động, không có khả năng tự phục vụ
Mức trợ cấp thường xuyên: Trong giai đoạn 2010-2015, kinh
phí thực hiện trợ cấp chung cho cả giai đoạn là 765.055 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,86%/năm