Xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường cho sản phẩm túi xách da leetee Xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường cho sản phẩm túi xách da leetee Xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường cho sản phẩm túi xách da leetee Xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường cho sản phẩm túi xách da leetee
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH
-*** -Bộ môn MARKETING QUỐC TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
CHO SẢN PHẨM TÚI XÁCH DA LEE&TEE
Giảng viên: Hồ Thị Hải Thùy
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về Lee&Tee 1
1.1 Giới thiệu công ty 1
1.2 Sản phẩm 1
1.3 Chiến lược Marketing ở thị trường nội địa 2
1.4 Phân tích SWOT Lee&Tee ở thị trường nội địa 3
Chương 2 Phân tích thị trường tiềm năng: Nhật Bản và Singapore 5
2.1 Thị trường Nhật Bản 5
2.1.1 Môi trường cạnh tranh 5
2.1.2 Hành vi người tiêu dùng 6
2.1.3 Đối thủ cạnh tranh 9
2.1.4 Cơ hội và thách thức 10
2.2 Thị trường Singapore 11
2.2.1 Môi trường cạnh tranh 11
2.2.2 Hành vi người tiêu dùng 13
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh 14
2.2.4 Cơ hội và thách thức 15
Chương 3 Chiến lược marketing xâm nhập thị trường Singapore 17
3.1 Bối cảnh, tầm nhìn chiến lược và mục tiêu 17
3.2 Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh bền vững 17
3.3 Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu 18
3.4 Thấu hiểu khách hàng 19
3.5 Vai trò thương hiệu 19
3.6 Chương trình Marketing 19
3.6.1 Sản phẩm 20
3.6.2 Giá cả 20
3.6.3 Truyền thông 20
3.6.4 Phân phối 21
3.7 Phân tích SWOT VÀ TOWS 21
Trang 3Chương 1: Tổng quan về Lee&Tee
1.1 Giới thiệu công ty
Công ty TNHH MTV Liêm Thư, hay gọi Lee&Tee là một trong những nhãnhiệu túi xách thời trang khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam Với sứ mệnh đưa thươnghiệu túi xách Việt Nam lan tỏa ra khắp châu Á và thế giới, anh Phạm Ngọc Liêm(chủ tịch HĐQT công ty túi xách Lee and Tee) đã không quản ngại khó khăn xâydựng nên công ty từ đôi bàn tay trắng
Từ số vốn vỏn vẹn 40 triệu đồng, sau 6 năm cùng nhau khởi nghiệp (từ năm2009), vợ chồng Liêm và Thư đã tạo dựng được một thương hiệu túi xách thuầnViệt, cùng chuỗi 19 cửa hàng trên toàn quốc
Năm 2013, Lee&Tee là một trong “TOP 10 Thương hiệu Nổi tiếng” do Trungương Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam bình chọn Ngoài ra còn đạt các giải thưởngkhác như Huy chương Vàng chất lượng Việt Nam Phù Hợp tiêu chuẩn và ChứngNhận: Thương Hiệu Việt Nam tin dùng 2014
1.2 Sản phẩm
Lee&Tee chỉ kinh doanh nhãn hàng túi xách da Việt, nổi bật với những sảnphẩm theo phong cách unisex cá tính, bền đẹp, giá phải chăng, thách thức thời gianthông qua sự đơn giản, trẻ trung, bên cạnh dịch vụ bảo hành trọn đời khi mua
Chất liệu chính simili tổng hợp giả da và da bò thật cao cấp, với 3 tông màu chủđạo là màu nâu bò, nâu đậm, và nâu nhạt Tuổi thọ da bền bỉ, kết hợp màu sắc hợp
lý, kiểu dáng hoài cổ pha lẫn nét hiện đại,… tất cả đã tạo nên 1 Lee&Tee đơn giảnnhưng cá tính, mộc mạc mà tiện nghi và năng động nhưng vẫn không kém phầnthanh lịch, sang trọng
Toàn bộ sản phẩm được Lee&Tee gia công tại xưởng để đảm bảo chất lượng vàthiết kế tốt nhất đến người dùng Sản phẩm Lee&Tee được chia làm 6 nhóm sản
Trang 4phẩm trên liên tục được đổi mới và phát triển đa dạng theo từng mùa, từng nhómkhách hàng, theo xu hướng thời trang của thế giới
1.3 Chiến lược Marketing ở thị trường nội địa
Thương hiệu Lee&Tee gắn liền với những câu chuyện của anh Phạm NgọcLiêm: những câu chuyện vượt khó, vượt khổ với ý chí sắt đá muốn Việt Nam phải
có được những thương hiệu xứng tầm thế giới Đây là chiến lược gắn liền thươnghiệu doanh nghiệp với thương hiệu cá nhân qua các phương châm “Câu chuyệncuộc sống và Cảm hứng Lee&Tee: Lời nói gió bay, khắc rồi khó phai”, trong đó đềcao tinh thần Start-up của các bạn trẻ dám dấn thân Chính bản thân tinh thần khởinghiệp của thương hiệu cũng được VNExpress và các báo mạng khác đăng bài vànhận được nhiều phản hồi rất tích cực từ phía cộng đồng như: Bước thăng trầm làmtúi xách Việt của đôi vợ chồng trẻ1 Ngoài ra, Lee&Tee còn là thương hiệu được cáctrung tâm khởi nghiệp, kỹ năng mềm lấy đó làm ví dụ về tinh thần dấn thân khôngquản ngại khó khăn Nhờ đó, thương hiệu Lee&Tee được truyền thông bằng miệngrất mạnh, đặc biệt ở giới start-up (cùng với thương hiệu Windmills Coffee)
Bên cạnh đó, thương hiệu Lee&Tee cũng được định vị trong mắt người dùngnhư một sản phẩm quà tặng (bạn bè/gia đình/người yêu) Lee&Tee bán hàng linhhoạt với khoảng giá từ 300.000 tới khoảng 1.000.000 VND, mức giá tầm trung chocác sản phẩm đồ da, cùng với đó là các chiến dịch giảm giá hay khuyến mãi (khắctên miễn phí lên sản phẩm) để kích cầu giới trẻ Chính giới trẻ, đặc biệt là sinh viên
và dân văn phòng, độ tuổi từ 18 đến 30 là khách hàng mục tiêu của Lee&Tee Sựkết hợp giữa thương hiệu cá nhân và các chương trình khuyến mãi lớn tạo nên nhucầu muốn tìm hiểu sản phẩm ở người tiêu dùng Nhưng chính chất lượng sản phẩm
và hình thức bảo hành giữ chân khách hàng lại đến Lee&Tee vào các lần sau
Lee&Tee không tập trung vào marketing qua các kênh thông tin truyền thốngnhư truyền hình hay báo giấy mà đánh mạnh vào e-marketing, cụ thể là truyềnthông qua mạng xã hội, ngoài ra công ty gần đây còn tham gia vào các chiến dịchquảng cáo truyền thông như việc đưa các sản phẩm lên sàn catwark qua chiến dịch
1 tre-3258847.html
Trang 5http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/khoi-nghiep/buoc-thang-tram-lam-tui-xach-viet-cua-doi-vo-chong-'đọ' túi trên sàn diễn Phong Cách Trẻ Các người mẫu đình đám như: Minh Triệu,Lan Khuê, Lệ Hằng, Khánh Ngọc, Nam Thành,… song hành trong các bộ cánhđược thiết kế riêng của các nhà thiết kế lớn của Việt Nam, với hành trang là sảnphẩm túi xách da của Lee&Tee Chiến dịch không chỉ là một thành công về mặtquảng bá thương hiệu mà còn nâng sản phẩm của L&T lên một tầm cao mới, sangtrọng và quý phái hơn.
Lee&Tee thực hiện phân phối trực tiếp qua các chuỗi các cửa hàng ở cả 3 miềnBắc, Trung và Nam Hiện hệ thống Lee&Tee có 19 cửa hàng, 8 cửa hàng tập trung
ở các quận nội thành ở TP.HCM, đều nằm trên các con đường lớn; ở Hà Nội có 3của hàng, 1 cửa hàng phân phối ở các tỉnh miền Trung và ĐBSCL Ngoài ra, công
ty còn tiến hành phân phối qua chuyển phát nhanh và thanh toán trực tuyến Điềunày giúp cho sản phẩm của công ty phủ sóng toàn quốc
1.4 Phân tích SWOT Lee&Tee ở thị trường nội địa
S:
Doanh nghiệp túi xách được công
nhận uy tín và chất lượng TOP
đầu Việt Nam
Thương hiệu đã được xây dựng
Không có đội ngũ chuyên viên vềhoạt động nghiên cứu thị trường
và xuất nhập khẩu
Các chiến dịch Marketing hiện tạichỉ phục vụ mục tiêu bán hàng,dẫn đến độ nhận diện thương hiệuLee&Tee còn chưa cao
Trang 6chứng khoán vì bản thân
Lee&Tee vẫn là công ty TNHH
Hiệp định TPP và khu vực kinh tế
chung ASEAN được ký kết, cơ
hội xuất khẩu rộng mở cho
Lee&Tee
hưởng tới Lee&Tee khi mở rộngthị trường ra nước ngoài
Sự cạnh tranh từ các nhãn hiệuhàng da khác và các trung tâmphân phối của họ
Người tiêu dùng Việt Nam chưadứt bỏ hẳn xu hướng sính ngoại
Trang 7Chương 2: Phân tích thị trường tiềm năng: Nhật Bản và Singapore
2.1 Thị trường Nhật Bản
2.1.1 Môi trường cạnh tranh
Ngành công nghiệp thời trang tại Nhật Bản, từ năm 1992 hàng sản xuất trongnước đã giảm dần cả về trị giá và khối lượng, do các nhà sản xuất Nhật Bản chuyểndần sản xuất ra nước ngoài, chủ yếu sang Trung Quốc Hệ thống bán lẻ Nhật ngàycàng tăng số các cửa hàng bán lẻ chuyên đồ da, giầy, túi nhập khẩu từ nước ngoài
Trị giá nhập khẩu các mặt hàng giầy dép (trừ giầy da) và túi xách của NhậtBản, đã tăng liên tục cho đến năm 2007, nhưng giảm dần kể từ năm 2008 đến nay.Một trong nhưng nguyên nhân là tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu trong các năm 2008-2009 Cũng như đối với các mặt hàng quần áo,mặc dù nhập khẩu giảm mạnh về tổng giá trị, nhưng về số lượng giầy dép nhậpkhẩu không giảm nhiều, hay gần như không giảm Điều này chứng tỏ người tiêudùng không giảm mua số lượng các món đồ tiêu dùng, nhưng đã giảm mua các mặthàng đăt tiền và mua nhiều hơn các hàng giá rẻ
Thị trường túi xách ở Nhật Bản gồm nhiều loại giá khác nhau: các sản phẩmbình dân, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước châu Á có giá từ 1000 đến
5000 yên Các nhãn hiệu nước ngoài đắt tiền hơn có giá từ 20.000 – 70.000 yên.Cácsản phẩm cao cấp có giá trên 70.000 Yên.Các sản phẩm thương hiệu Nhật có giá10.000 – 30.000 yên, nằm giữa hai nhóm giá rẻ và cao cấp, số lượng sản xuất tạiNhật đang ngày càng giảm Từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, cơcấu tiêu dùng mặt hàng túi xách giam các sản phẩm cao cấp và tăng các sản phẩmbình dân sản xuất tại Trung Quốc và châu Á Thời kỳ sau năm 2010 tỷ giá đồng yêncao so với euro nên hàng nhập khẩu từ châu Âu có tăng lên do giá rẻ hơn, tuy nhiênnhu cầu mua hàng bình dân vẫn cao
Theo một nghiên cứu của McKinsey Asia, thị trường hàng hóa cao cấp tạiNhật Bản đã cho thấy mức suy giảm 7% kể từ năm 2007 đến 2008 Điều này quả
Trang 8thật gây ngạc nhiên vì mức tăng trưởng trên thế giới trong cùng kỳ là 5% bất chấpcuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, trong khi các quốc gia còn lại của châu Á
mà Trung Quốc là nước dẫn đầu đạt mức tăng trưởng 17%, còn châu Âu đạt 7% vàcác quốc gia còn lại của thế giới chiếm 9% Thậm chí Hoa Kỳ, nơi Phố Wall làtrung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính, cũng giữ được phong độ với mức tăngtrưởng 1%
Nói chung, người tiêu dùng hàng hóa cao cấp tại Nhật Bản chính là nguồnlực dẫn dắt phía sau hiện tượng toàn cầu hóa ngành bán lẻ các sản phẩm thời trangcao cấp với mức chi phí tính theo đầu người là 156 USD mức chi tiêu cao gấp đôi
so với mức 85 USD của người tiêu dùng Mỹ, và hơn hai lần so với mức 71 USDcủa người tiêu dùng châu Âu Vào năm 2008, thị trường hàng hóa cao cấp tại Nhậttrị giá gần 20 tỉ đô-la đã chiếm vị trí thứ ba trên thế giới sau châu Âu và Mỹ Tuynhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã khiến cho nền công nghiệp hàng hóacao cấp tại xứ sở hoa anh đào giảm sút đáng kể với mức 7% vào năm 2008, chấmdứt thời hoàng kim của những thương hiệu đình đám như LVMH hay PPP
Hơn nữa, sự suy giảm về số lượng các “quý cô độc thân ký sinh” do tốc độlão hóa dân số Nhật Bản tăng nhanh cũng chính là một yếu tố quan trọng khiến chobức tranh kinh doanh của ngành công nghiệp hàng hóa cao cấp trở nên ảm đạm hơnbao giờ hết Đó là chưa kể đến sự hiện diện của các “tân binh” trong ngành hànghóa cấp trung như Zara, Gap, H&M…
2.1.2 Hành vi người tiêu dùng
Khác với các nước phương Tây có trình độ phát triển tương đương, Nhật Bảnvẫn là một quốc gia coi trọng tính truyền thống của cộng đồng hơn là của cá nhân.Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% dân số Nhật Bản làthuộc tầng lớp trung lưu và đặc trưng này cũng góp phần tạo ra tính đồng nhất của
xã hội Nhật Bản Bởi tính đồng nhất của xã hội nên người tiêu dùng Nhật Bản cũng
có những đặc điểm chúng trong hành vi tiêu dùng của mình
2.1.2.1 Đòi hỏi cao về chất lượng
8
Trang 9Xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe nhất.Sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra nhưngtiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng củasản phẩm Đối với người tiêu dùng Nhật, giá cả là một tín hiệu của chất lượng Họsẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt
Yêu cầu về chất lượng còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi như sự phân phốikịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửachữa của sản phẩm đó Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoànthiện sản phẩm ví dụ như những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sảnphẩm, bao bì xô lệch…cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnhhưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài Một đặc điểm của người Nhật Bản là họ coitrọng các tiêu chuẩn Nhật Bản tiêu biểu là tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản [JAS]
và tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản [JIS] Chúng còn được coi trọng hơn các tiêuchuẩn quốc tế
2.1.2.2 Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hằng ngày
Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bìđảm bảo, dich vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng vớigiá cả hợp lí Không giống ở châu Âu, các bà nội trợ Nhật Bản vẫn đi chợ hàngngày theo thói quen, giống các bà nội trợ Việt Nam, để mua hàng tươi sống, họ làlực lượng quan trọng ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng, họ hay để ý đến biến độnggiá cả và các mẫu mã mới Người Nhật sẽ trả tiền để mua các hàng hóa có nhãnhiệu tốt, có chất lượng cao và thể hiện địa vị Khách hàng có xu hướng ngày càngquan tâm đến việc mua các nhãn hàng hóa có chất lượng và giá trị
2.1.2.3 Thời trang và thị hiếu về màu sắc
Có thời, người Nhật thích ăn mặc giống bạn bè hoặc thích sắm những đồ vậtgiống như đồ của các thành viên khác trong gia đình, trường thọ, câu lạc bộ hay nơilàm việc Nhưng gần đây mọi thứ trở nên đa dạng hơn, xu hướng bây giờ là mua cáchàng hóa khác nhau nhưng có cùng công dụng Các hàng hóa thời trang nhập khẩuđược ưa chuộng là các nhãn hiệu nổi tiếng và có chất lượng Ở các gia đình truyền
Trang 10thống, người ta thích màu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà Đối với thời trang của
nữ thanh niên, màu sắc thay đổi theo mùa
2.1.2.4 Những thay đổi theo mùa
Người Nhật rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa: Xuất phát từ yếu tốcạnh tranh, các nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc nhập đượcnhững sản phẩm hợp thời trang và hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,mua sắm của các loại đối tượng khách hàng do tiêu dùng của người Nhật Bản mangtính mùa vụ rõ rệt Nhật Bản có 4 màu rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông, mùa hè nóng và
ấm ướt, mùa đông lạnh và khô Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướngtiêu dùng
2.1.2.5 Sự đa dạng của sản phẩm
Người tiêu dùng Nhật Bản yêu chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng hóa
có mẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản Vào mộtsiêu thị của Nhật Bản mới hình dung được tính đa dạng của sản phẩm đã phổ biếnđến mức nào ở Nhật Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với sốlượng ít và không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phùhợp mẫu mã mới Một chi tiết khác là người Nhật đặc biệt ưa thích những hàng thủcông mỹ nghệ tinh xảo và thực sự được làm bằng phương pháp thủ công và chuộngcác loại nguyên liệu tự nhiên, phản ánh truyền thống và văn hóa đặc thù của cácnước châu Á
2.1.2.6 Thói quen mua sắm
Mua sắm thường xuyên tại các cửa hàng bán lẻ: Hệ thống phân phối hànghóa của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ, với mật độ dày đặc nhưng quy mô nhỏ,nằm ở vùng đông dân cư và kinh doanh nhiều loại mặt hàng như : thực phẩm, maymặc và các loại hàng hóa tiêu dùng khác Với mật độ dân cư đông đúc, các cửahàng bán lẻ là điểm mua sắm ưa thích, người tiêu dùng không phải lái xa đến cácvùng ngoại ô xa xôi, nơi có các siêu thị lớn
2.1.2.7 Quyền quyết định mua hàng
10
Trang 11Phụ nữ Nhật nắm quyền quyết định trong việc mua hàng: Theo thống kê,khoảng 80% chi tiêu cá nhân ở Nhật là do phụ nữ Phụ nữ Nhật Bản nắm mọi chitiêu trong gia đình, nắm giữ phần tài chính của gia đình nên họ rất chịu mua sắm.Tại các siêu thị và các cửa hàng thời trang, người chồng muốn mua loại cà vạt nàohay bộ quần áo nào, quyết định cuối cùng vẫn là người vợ Do vậy, một sách lượcnên sử dụng cho thị trường bán lẻ Nhật Bản là nhằm vào phụ nữ, sản phẩm phải ‘nữtính’ một chút hoặc là phải thiết kế hợp mắt phụ nữ.
Bên cạch các nước châu Âu, Trung Quốc là nước xuất khẩu túi xách lớnnhất vào Nhật cả về số lượng và trị giá, chủ yếu các sản phẩm giá rẻ Như vậy thịtrường Nhật Bản có sự phân chia rõ ràng, túi xách cấp thấp giá rẻ của Trung Quốc
và túi xách cao cấp đắt tiền nhập khẩu từ Italia và Pháp Đây là thách thức rất lớnđối với một nhãn hiệu túi xách chưa có tên tuổi như L&T của Việt Nam
Thị trường túi xách Nhật Bản còn có sự tham gia của rất nhiều thương hiệutrong nước Theo thống kê, năm 2011, Nhật Bản có đến 777 công ty sản xuất túixách, đạt sản lượng 3 617 nghìn cái Việc các công ty Nhật tăng cường đặt hàng giacông tại các nước đang phát triển như Trung Quôc,… đã làm tăng nguồn cung hànggiá rẻ hơn nhiều so với hàng sản xuất tại Nhật Ngoài ra, ngày càng nhiều các công
Trang 12ty Nhật sản xuất giầy dép, túi xách chuyển các cơ sở sản xuất tại Nhật ra nước ngoàinơi có chi phí sản xuất rẻ hơn.
12
Trang 132.1.4 Cơ hội và thách thức
2.1.4.1 Cơ hội
Nhật Bản được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng của ngành giày daViệt Nam với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong những năm gần đây Ngày5/10/1015 vừa qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được kí kết.Điều này mang lại lợi thế không nhỏ cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóasang thị trường Nhật Bản Hiệp định TPP được ký sẽ là cú hích mới cho các DN dagiày, túi xách Việt Nam phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng Số lượng ở đâyhàm ý quy mô sản xuất và xuất khẩu, chất lượng là nói tới sự hoàn thiện hơn trong
hệ thống sản xuất, kinh doanh, cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm da giày, túixách, ví của Việt Nam Khi TPP có hiệu lực về cơ bản tất cả các loại hàng hóaxuất nhập khẩu của các nước thành viên của hiệp định này sẽ được ưu đãi thuếquan, trong dài hạn thuế quan có khả năng về mức 0% Ðây chính là lợi thế để hàng
da giày Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so một số nước như Trung Quốc,
Ấn Ðộ những nước xuất khẩu da, giày, túi xách hàng đầu thế giới nhưng khôngphải là thành viên của TPP Theo đó, các hãng giày, túi xách lớn của Mỹ và châu
Âu sẽ di dời gia công, sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm hưởng lợi thếTPP Cụ thể, trong năm 2013, Việt Nam nhận thêm 25% các đơn hàng trong ngành
do sự chuyển dịch từ Trung Quốc, Bangledesh (các nước không có đàm phán TPP)