1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QLNN về dân tộc, tôn giáo Tìm hiểu về Phật giáo

25 503 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 68,1 KB

Nội dung

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam. Chắc chẵn mỗi người trong chúng ta đều có một số hiểu biết nhất định về Phật giáo. Hi vọng bài tìm hiểu này sẽ giúp mọi người phần nào hệ thống hóa được kiến thức về tôn giáo này.

Trang 1

MỞ ĐẦU 4

I KHÁI QUÁT CHUNG 5

1 Khái niệm và nguồn gốc Phật giáo 5

2 Giáo luật của Phật giáo 5

3 Giáo lý của Phật giáo 7

3.1 Duyên khởi 7

3.2 Tứ Diệu đế 8

3.3 Bát chính đạo 8

3.3.1 Nhóm trí tuệ 8

3.3.2 Nhóm đạo đức: 8

3.3.3 Nhóm thiền định: 9

4 Giáo chủ của Phật giáo: 10

4.1 Bảy vị Phật quá khứ: 10

4.2 Phật giáo chủ Thích Ca Mâu Ni: 11

4.3 Phật giáo chủ Đức Phật Di Lặc: 11

5 Nghi lễ của Phật giáo: 12

5.1 Ban Nghi lễ: 12

5.1.1 Thành phần: 12

5.1.2 Nhiệm vụ 12

5.2 Bài bản thông thường của một buổi lễ: 13

5.2.1 Thứ tự một thời kinh: 13

5.2.2 Niệm hương bạch Phật: 13

5.3 Những điều cần lưu ý trước khi hành lễ 14

5.4 Ý nghĩa của nghi lễ 14

5.5 Ý nghĩa đánh chuông mõ 15

Trang 2

5.6 Ý nghĩa tán sám tụng niệm 16

6 Niềm tin của Phật giáo 16

7 Tổ chức của Phật giáo 18

II SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM 19

1 Quá trình hình thành Phật Giáo ở Việt Nam 19

2 Quá trình phát triển Phật giáo ở Việt Nam 19

2.1 Phật Giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ II đến hết thế kỷ thứ V, thời kỳ du nhập và hình thành Phật Giáo Việt Nam 19

2.2 Phật giáo Việt Nam từ TK thứ VI đến hết TK thứ IX, thời kỳ phát triển 20 2.2.1 Thiền Tông 20

2.2.2 Tịnh Độ Tông 21

2.2.3 Mật tông 21

2.3 Phật giáo Việt Nam từ TK thứ X đến hết TK thứ XIII, thời kỳ cực thịnh 21 2.4 Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ XX, thời kỳ phục hưng 22

4 Ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam 23

4.1 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền thống 23 4.2 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tôn giáo khác 23

4.3 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa giữa các tông phái Phật Giáo 24 4.4 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các thế hệ chính trị xã hội 24 4.5 Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học và nghệ thuật Việt Nam 24

3.5.1 Văn học 24

3.5.2 Nghệ thuật 24

4.6 Ảnh hưởng Phật Giáo trong đời sống người bình dân và giới trí thức Việt Nam 25

KẾT LUẬN 26

Trang 3

MỞ ĐẦU

Tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận văn hóa tinh thần của từng con người,

của từng cộng đồng xã hội Như C.Mác đã nói “Tôn giáo là tiếng thở dài của

chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó

là tinh thần của những trật tự không có tinh thần “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo với cái đích là cứu con

người thoát khỏi nổi khổ.Nó xuất hiện cuối thế kỉ 6 TCN ở Ấn Độ Nội dung cơbản của triết học Phật giáo là đề cập đến việc lý giải căn nguyên của nổi khổ và tìmcon đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên đó Phật giáo khởi thủy ở

Ấn Độ truyền đi khắp các xứ lân cận.Trước hết sang các nước Trung Á rồi sangTây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản và các nước miền Nam Châu Á

Việt Nam là một quốc gia phương Đông – nơi mà tôn giáo có ảnh hưởng rấtlớn đến đời sống văn hóa xã hội, tùy giai đoạn phát triển lịch sử của các nước thìtôn giáo nắm vai trò chủ đạo, có tác động mạnh mẽ đến nếp sống tinh thần, thóiquen, suy nghĩ của con người Phật giáo đến với người Việt Nam từ rất lâu đời Dobản chất từ bi hỉ xã, đạo Phật đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng và bám rễ vữngchắc trên đất nước ta Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần củangười Việt

Ngày nay, để đạt được những tựu trong cuộc cải tiến cách mạng theo địnhhướng đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì tôn giáo đã có những chuyển biến,nhưng tôn giáo chưa thể mất đi được, mà nó còn tồn tại lâu dài và có ảnh hưởngnhất định đến quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Phật giáo cũng không phải làmột ngoại lệ Với chủ đề tìm hiểu về Phật giáo, nhóm chúng em đã tìm hiểu, chắtlọc nhiều nguồn tài liệu, sách báo, website, khác nhau, sau đó tổng hợp lại thànhmột bài hoàn chỉnh gồm 2 phần chính:

Phần I: Khát quát chung về Phật giáo

Phần II: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam

Trang 4

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG

1 Khái niệm và nguồn gốc Phật giáo

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, vào thời kỳ xuất hiện các trường phái triết học khácnhau và sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội vào khoảng thế kỷ 6 TCN.Phật giáo là một tôn giáo vô thần bao gồm một loạt các truyền thống, tínngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất Đạt

Đa Cồ Đàm thường được gọi là Phật Đà, Bụt Đà, gọi tắt là Phật, hay Bụt, có nghĩa

là "người tỉnh thức", "người giác ngộ"

Sau khi Tất Đạt Đa Cồ Đàm qua đời thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thànhnhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt so với ban đầu NhánhPhật giáo Nam tông (hay Phật giáo Nguyên thủy, Theravada, Tiểu thừa) phát triểnmạnh ở Sri-Lankavà Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar);nhánh Phật giáo Bắc tông (hay Phật giáo Phát triển, Mahayana, Đại thừa) phát triển

ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Việt Nam, Singapore Đại thừa baogồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông, Phật giáo TâyTạng, Chân ngôn tông, Thiên thai tông Ngoài ra, theo một số cách phân loại,nhánh thứ 3 là Mật tông (vajrayana), phát triển ở Tây Tạng và Mông Cổ, nhưng,theo một số phân loại khác thì Mật tông được xếp vào Đại thừa

Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy

ở khắp thế giới Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 1,6 tỷngười

Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đườngđưa đến giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là

ở phương thức tu tập

2 Giáo luật của Phật giáo

Giáo luật Phật giáo được Đức Phật chế ra xuất phát từ thực tế trong khi điềuhành Tăng đoàn với những điều quy định, cấm nhằm duy trì tổ chức tăng đoàn,hướng mọi người tới chân - thiện - mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha,biết làm lành lánh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát Cốt lõi của giáo luật Phậtgiáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”

Ngũ giới là 5 giới cấm: Không sát sinh; Không nói sai sự thật; Không tà dâm;Không trộm cắp; Không uống rượu

Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:

+ Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm;

+ Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều

ác, không nói thêu dệt;

Trang 5

+ Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.

Trên cơ sở của quy định Ngũ giới và Thập thiện, Phật giáo đã quy định chi tiết và cụ thể đối với từng loại xuất gia.

- Đối với hàng đệ tử xuất gia đã thụ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni:

• Theo Luật Tứ phận thì kinh Giới bản quy định: Tỳ kheo phải giữ 250giới; Tỳ kheo Ni phải giữ 348 giới

• Theo Nam truyền Luật tạng thì: Tỳ kheo phải giữ 227 giới

- Đối với hàng đệ tử xuất gia còn ở bậc Sa di phải giữ 10 giới Ngoài ngũ giớinhư đã nói ở trên, người tu ở bậc Sa di còn phải giữ thêm 5 giới nữa là: Khôngtrang điểm, không bôi nước hoa hay xức dầu thơm; Không nằm giường đệm caosang, giường rộng dùng cho hai người; Không xem ca hát nhảy múa và cũng khôngđược ca hát nhảy múa; Không giữ vàng bạc; Không ăn phi thời (quá giờ quy định).Tăng Ni phải nương vào giới luật để làm mực thước sinh hoạt hàng ngày

- Đối với Phật tử tại gia: Sau khi thụ Tam quy (quy Phật, quy Pháp, quy Tăng)người Phật tử cần trì Ngũ giới để ngăn cấm những tưởng niệm ác, hành động bấtchính, gieo lòng từ bi, bình đẳng trong chúng sinh giúp họ được tiến trên conđường giải thoát, an lạc

Ngoài ra người Phật tử tuỳ căn cơ, sở nguyện có thể thụ Bát quan trai giới (8giới) Nội dung Bát quan trai giới gồm có Ngũ giới và thêm 3 điều quy định nữa:Không trang điểm; Không dùng đồ sang trọng (giường cao rộng, không ca múa hátxướng và cũng không xem nghe ); Không ăn uống không đúng giờ

Đạo Phật cũng đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn mọi người trong cáchsống chung, tu hành cùng giữ trọn vẹn hòa khí, ví dụ như tinh thần Lục hòa (6 điềuhòa hợp): Thân hòa đồng trụ; Giới hòa đồng tu; Khẩu hòa vô tranh; Ý hòa đồngduyệt; Kiến hoà đồng giải; Lợi hòa đồng quân

Có thể nói, giáo luật của Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với truyền thốngvăn hoá của các dân tộc, đặc biệt là ở các nước phương Đông, trong đó có ViệtNam Giáo luật của Phật giáo đã có đóng góp không nhỏ vào việc điều chỉnh hành

vi, hình thành nhân cách, đạo đức lối sống của một bộ phận đông đảo nhân dânViệt Nam

Trang 6

3 Giáo lý của Phật giáo

Toàn bộ giáo lý Phật giáo là khối lượng lớn những phương pháp linh hoạt,thích hợp với nhiều mặt, nhiều lúc, nhiều nơi, và nhất là những căn tính khác nhaucủa con người có thể đi từ tự giác, giác tha và cuối cùng đạt đến giác hạnh viênmãn Qua giáo lý mang tính khế cơ của đạo Phật, chúng ta thấy không có lời dạynào của Ngài mà không bao hàm hai điểm lớn: "Xây dựng trên căn bản của conngười" và "Dẫn đến giác ngộ tối thượng cho mỗi người" Giáo lý cơ bản của đạoPhật gồm:

3.1 Duyên khởi

Phật giáo quan niệm các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn vận động vàbiến đổi không ngừng theo quy luật Thành - Trụ - Hoại - Không (mỗi sự vật đều cóquá trình hình thành, phát triển và tồn tại một thời gian, rồi biến chuyển đi đến huỷhoại và cuối cùng là tan biến) và đều bị chi phối bởi quy luật nhân - duyên, trong

đó nhân là năng lực phát sinh, là mầm để tạo nên quả và duyên là sự hỗ trợ, làphương tiện cho nhân phát sinh, nảy nở

Phật giáo quan niệm con người được sinh ra không phải là sản phẩm của mộtđấng tối cao nào đó, càng không phải tự nhiên mà có Sự xuất hiện của một người

là do nhiều nhân, nhiều duyên hội hợp và người đó không còn tồn tại khi nhânduyên tan rã Nhân - duyên ở đây được Phật giáo khái quát thành một chuỗi 12nhân duyên (Vô minh; Hành; Thức; Danh sắc; Lục nhập; Xúc; Thụ; Ái; Thủ; Hữu;Sinh; Lão tử.), là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử luân hồi.Phật giáo cho rằng 12 nhân duyên có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, cái này làquả của cái trước nhưng lại là nhân, là duyên cho cái sau Cuộc đời con người vuisướng hay phiền não đều do nhân và duyên mà con người tự tạo ra chi phối

Giáo lý duyên khởi được triển khai thành 4 loại duyên căn bản:

- Nhân Duyên: Duyên gần gũi nhất, làm cơ sở, cái này là tiền đề để sinh ra cáikhác

- Tăng Thượng Duyên: Cái trợ lực cho nhân duyên như nước

- Sở Duyên Duyên: Những điều kiện làm đối tượng cho quá trình nhận thức

- Vô Gián Duyên: Sự không gián đoạn cần thiết cho mọi phát triển, trưởngthành và tồn tại của vật chất, vũ trụ, nhân sinh

Kinh A Hàm, Phật dạy: "Vì cái này có nên cái kia có, vì cái này không nên cái

kia không, vì cái này sinh nên cái kia sinh, vì cái này diệt nên cái kia diệt" Luật

Nhân quả trong quan niệm đạo Phật cũng được quan sát theo góc độ nguyên tắcduyên sinh vừa nêu trên

Trang 7

3.2 Tứ Diệu đế

Một trong những giáo lý cơ bản của đạo Phật là “khổ” và “con đường cứukhổ” được thể hiện trong bộ “Tứ diệu đế” Bốn chân lý giải thích bản chất của sựkhổ trong luân hồi, nguyên nhân của sự khổ và làm thế nào để giải trừ đau khổ.Đức Phật dạy “Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tậpđế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát chính đạo - Trung đạo là con đườngđưa đến khổ diệt (Đạo đế)”

- Khổ đế - chân lý về sự Khổ: đau trên thân gồm: sinh, già, bệnh, chết; khổ

tâm gồm: sống chung với người mình không ưa, xa lìa người thân yêu, mong muốn

mà không được, chấp vào thân ngũ uẩn Khổ đau là một hiện thực, không nên trốnchạy, không nên phớt lờ, cũng không nên cường điệu hóa Muốn giải quyết khổ đautrước tiên phải thừa nhận nó

- Tập đế - chân lí về sự phát sinh của khổ: khổ đau đều có nguyên nhân

thường thấy do tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ Cần truy tìm đúng nguyên nhânsinh ra khổ, nguồn gốc sâu xa sinh ra khổ trong sinh tử luân hồi là do vô minh và áidục, những mắt xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên

- Diệt đế - chân lí về diệt khổ: là trạng trạng thái không có đau khổ, là một sự

an vui giải thoát chân thật, là một hạnh phúc tuyệt vời khi chấm dứt lòng hammuốn, và có sự hiểu biết của trí tuệ chấm dứt vô minh

- Đạo đế - chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đi đến sự

diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo Phương tiện hay phápmôn để thành tựu con đường bát chánh đạo là 37 phẩm trợ đạo

3.3 Bát chính đạo

3.3.1 Nhóm trí tuệ

- Chính kiến - hiểu biết chân chính: hiểu biết về nhân quả, duyên khởi, hiểu

biết về sự vật hiện tượng chân thực, như chúng đang là, không kèm theo cảm xúc,cảm tính, hiểu biết 4 chân lý về khổ và cách thoát khổ, từ đó biểu hiện thái độ sốngkhông làm khổ mình, khổ người

- Chính tư duy - suy nghĩ chân chính: suy nghĩ dựa trên nền tảng hiểu biết, suy

nghĩ tích cực, suy nghĩ giải quyết vấn đề

3.3.2 Nhóm đạo đức:

- Chính ngữ - lời nói chân chính: lời nói sự thật, lời nói hòa hợp, đoàn kết,

mang tính xây dựng, mang lại an vui hạnh phúc cho người khác

- Chính nghiệp - hành vi chân chính: không sát sinh, không trộm cắp, không

ngoại tình, không sử dụng rượu bia ma túy Các hành vi được khuyến khích: trồngcây bảo vệ môi trường, chia sẻ sở hữu hợp pháp với những người kém may mắn

Trang 8

hơn, sống chung thủy một vợ một chồng, giữ sức khỏe để chăm sóc bảo vệ ngườithân.

- Chính mạng - nghề nghiệp chân chính để nuôi sống thân mạng: không làm

nghề đồ tể vì giết động vật hàng loạt; không làm nghề buôn bán vũ khí vì tạo ra giếtngười hàng loạt; không làm nghề buôn bán ma túy vì tiếp tay cho con nghiện, hủyhoại đời sống cá nhân và mất ổn định xã hội; không làm nghề buôn bán độc dược

vì tổn hại sức khỏe, sinh mạng nhiều người; không làm nghề mại dâm vì phá hoạihạnh phúc nhiều gia đình

- Chính tinh tấn - nỗ lực kiên trì chân chính: tiếp tục làm những việc thiện

đang làm, hiện thực hóa những việc thiện có ý định làm, từ bỏ những việc bất thiệnđang làm, loại bỏ ý định về những việc bất thiện sẽ làm

3.3.3 Nhóm thiền định:

- Chính niệm - sự làm chủ các giác quan trong các tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi,

nói, nín, động, tịnh, thức và ngủ, làm chủ cảm xúc và thái độ sống

- Chính định - 4 tầng thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền cùng với

những phương pháp hỗ trợ như tứ niệm xứ, định niệm hơi thở, định sáng suốt,v.v được đề cập trong kinh tạng Pali Sau khi đã đạt tứ thiền, hành giả dẫn tâm về Tamminh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh Chứng tam minhxong, hành giả giải thoát hoàn toàn, thành tựu thánh quả A-la-hán, các vị A-la-hántuyên bố "Tái sinh đã tận, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm, không còn trở lạisinh tử này nữa"

Những tư tưởng cơ bản của Phật đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng

có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiềutrường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp

3.4 Kinh Tam tạng

Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng, bao gồm:

Kinh tạng: bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử Kinh

tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh,

Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh và Tiểu bộ kinh.

Luật tạng: chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng già cũng như các giới luật

của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khiPhật nhập Niết-bàn

Luận tạng: chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học.

Trang 9

4 Giáo chủ của Phật giáo:

Theo kinh sách phát triển đạo Phật có ba vị Giáo Chủ:

- Bảy vị Phật giáo Chủ ở quá khứ.

- Một vị Phật giáo Chủ ở hiện tại là: Thích Ca Mâu Ni.

- Một vị Phật giáo Chủ ở tương lai là: Đức Phật Di Lặc.

4.1 Bảy vị Phật quá khứ:

- Đức Phật Tỳ Bà Thi của kiếp quá khứ Ngài giáng sinh tại thành Bàn Đầu

Ma Na, và đắc đạo dưới cây Bà La, cách nay 91 kiếp Ngài có 3 hội thuyết phápgồm 348.000 đệ tử Hai đệ tử đứng đầu là Kiển Trà và Chất Sa Đệ tử chấp sự củangài là Vô Ưu

- Đức Phật Thi Khí của kiếp quá khứ Ngài giáng sinh tại thành Quang Tướng,

đắc đạo dưới cây Phân Đà Lỵ, cách nay 31 kiếp Ngài có 3 hội thuyết pháp gồm250.000 đệ tử Hai đệ tử đứng đầu là A Tỳ Phù và Tam Bà Đà Đệ tử chấp sự làNhẫn Hạnh

- Đức Phật Tỳ Xá Ba của kiếp quá khứ Ngài giáng sinh tại thành Vô Dụ, đắc

đạo dưới cây Bác Lạc Xoa, cách nay 31 kiếp Ngài có 2 hội thuyết pháp gồm130.000 đệ tử Hai đệ tử đứng đầu là Phò Du và Uất Đa Ma Đệ tử chấp sự là TịchDiệt

- Đức Phật Câu Lưu Tôn của kiếp hiện tại Ngài giáng sinh tại thành An Hòa,

đắc đạo dưới cây Thi Lỵ Sa Ngài có 1 hội thuyết pháp gồm 40.000 đệ tử Hai đệ tửđứng đầu là Tát Ni và Tỳ Lâu Đệ tử chấp sự là Thiện Giác

- Đức Phật Câu Na Hàm của kiếp hiện tại Ngài giáng sinh tại thành Thanh

Tịnh, đắc đạo dưới cây Ưu Đàm Bác La Ngài có 1 hội thuyết pháp gồm 30.000 đệ

tử Hai đệ tử đứng đầu là Ưu Bà Hiển Xí Đa và Uất Đa La Đệ tử chấp sự là AnHòa

- Đức Phật Ca Diếp của kiếp hiện tại Ngài giáng sinh tại thành Ba La Nại,

đắc đạo dưới cây Thi Câu Loại Ngài có 1 hội thuyết pháp gồm 20.000 đệ tử Hai

đệ tử đứng đầu là Đề Xá và Bà La Bà Đệ tử chấp sự là Thiện hữu

- Đức Phật Thích Ca của kiếp hiện tại Ngài giáng sinh tại thành Ca Tỳ La Vệ,

đắc đạo dưới cây Bát Đa (Bồ đề) Hội thuyết pháp của ngài được 1.250 đệ tử Hai

đệ tử đứng đầu là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên Đệ tử chấp sự là A Nan

Về sự tích các đức Phật, có sách chép: Ca Diếp và A Nan Đà (hay A Nan) làhai đệ tử của đức Phật Thích Ca

Tại các chùa theo phái Tiểu thừa, trên chính điện chỉ bày tượng Phật Thích

Ca, giáo chủ Phật giáo Ngoài ra không có pho tượng nào khác Ngược lại, các chùatheo phái Đại thừa, chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu, thờ nhiều Phật, nhiều nhân vật

Trang 10

của Phật giáo Nhiều chùa còn thờ thêm thần thánh của đạo Lão, của tín ngưỡngdân gian.

4.2 Phật giáo chủ Thích Ca Mâu Ni:

Siddhārtha Gautama hay Tất Đạt Đa Cồ Đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng

Phạn) cũng được gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) hay gọi tắt

là Đức Phật, là một nhà hiền triết và đạo sư Ấn Độ cổ đại,vốn là con đầu vua TịnhPhạn Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 trước công nguyên, và mấtnăm 483 trước công nguyên Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giảcủa một thái tử để đi tu, tìm đường diệt khổ cho chúng sinh Sau 6 năm, ông đã

“ngộ đạo” và trở thành Thích Ca Mâu Ni (35 tuổi) Khi ấy ông lấy hiệu là Buddha

có nghĩa là “người giác ngộ” (Trung quốc dịch là Phật) Người ta gọi ông là muni (nhà hiền triết xứ Sakya)

Sakya-Qua 40 năm hoằng pháp và truyền đạt Giáo lý khắp đất nước Ấn Độ,ông mất

ở tuổi 80 Ông để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý

báu Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường,

chịu biến hoại, hãy tinh tiến tu học (để đạt giải thoát)!"

4.3 Phật giáo chủ Đức Phật Di Lặc:

Di Lặc là một vị Bồ Tát hay là Chuyển luân thánh vương và cũng là vị Phậtcuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất

Ngài người dòng Bà La Môn ở Nam Thiên Trúc; thân sinh tên là Ba Bà Lợi,

họ A Dật Ða, tên là Di Lặc Di Lặc dịch là Từ thị, nghĩa là có lòng Từ rộng lớn Lạitrong một kiếp trước, Ngài làm vị tiên tên là Nhất Thế Trí Quang, nhờ Ðức Phậtdạy pháp tu Từ tâm tam muội, Ngài tu pháp ấy đến khi thành Phật, nên gọi Ngài là

Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di Lặc là người khởi xướng hệ phái Duythức của Đại thừa Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanātha, thầytruyền giáo lí Duy thức cho Vô Trước Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng,Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc ngũ luận:

- Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận

- Pháp pháp tính phân biệt luận

- Trung biên phân biệt luận

- Hiện quán trang nghiêm luận

Trang 11

- Đại thừa kinh trang nghiêm luận.

5 Nghi lễ của Phật giáo:

- Cử chuông (duy na): Ðánh chuông trong buổi lễ

- Cử mõ (duyệt chúng): Ðánh mõ trong buổi lễ

- Kích tử: Xử dụng tan, linh

- Công văn: Thiết lập bàn lễ, sớ điệp

- Kinh sư hộ niệm: góp nguyện lực

5.1.2 Nhiệm vụ

- Chủ lễ (chủ sám): Trước khi lễ phải sắp xếp,kiểm soát kinh sách, kinh sư, gia

chủ, lễ vật và sớ điệp với sự phụ giúp của công văn Phân nhiệm, mời thỉnh hay cắt

cử nhân sự cho buổi lễ Trong khi hành lễ phải chú tâm hướng thượng, quán chiếu,trình thỉnh, tán tụng với lòng chí thành Tư cách khiêm cung, kính cẩn, tránh lời nóihay hành động thô, ngoài cuộc lễ.Sau khi lễ khuyến tấn gia chủ, bổ khuyết nhữngthiếu sót, sám hối những lỗi lầm

- Cử chuông (duy na): Kiểm soát kinh sách, Pháp khí (chuông), chuẩn bị

nhang cho chủ lễ Tư thế đứng, cầm dùi chuông cho nghiêm trang, sử dụng chuôngđúng chỗ, đúng lúc để buổi lễ được uy nghiêm, thanh tịnh

- Cử mõ (duyệt chúng): Kiểm soát kinh sách, pháp khí (mõ), chuẩn bị nhang

cho chủ lễ Thông thường duy na đốt nhang cho chủ lễ, duyệt chúng nhận nhang từchủ lễ cắm vào lư hương sau khi chủ lễ kỳ nguyện xong Tư thế đứng, cầm dùi mõnghiêm trang Sử dụng mõ đúng bài bản; thông thường mõ giữ đều về trường canh

và cao độ (lớn nhỏ), chỉ thay đổi khi cần

- Kích tử (sử dụng tan, linh): Tùy theo bài bản của buổi lễ, mục đích làm tăng

phần uy nghiêm, trang trọng của buổi lễ Cần được thực tập nhiều, tránh lắc người,nhảy nhót, đứng nghiêng một bên

- Công văn: Công văn chính là một thư ký phối hợp chặt chẽ với chủ lễ để biết

cách hành lễ như thế nào? Dâng lễ ra sao? Dâng lễ cho ai, phẩm vật gì, nhiều hay

ít Công cố vấn cách hành lễ cho gia chủ, hoàn thành bản văn dâng cúng gọi là sớ,điệp , phụ giúp tiến cử kinh sư hộ niệm để gia chủ mời thỉnh, chỉ cách sắm sửa,sắp xếp lễ vật qua người “chiếu liệu”

Trang 12

- Kinh sư hộ niệm: Nhất tâm thành kính tụng niệm và sẵn sàng giúp đỡ sử

dụng pháp khí để buổi lễ tăng thêm nguyện lực

Ðể có những buổi lễ trang trọng, chúng ta cần phải có một ban nghi lễ đơngiản như trên, nhưng phải thành thục khoa nghi

5.2 Bài bản thông thường của một buổi lễ:

5.2.1 Thứ tự một thời kinh :

a Nghi thức

b Niệm hương (nguyện hương), bạch Phật (kỳ nguyện)

c Tán Phật: (Pháp Vương )

d Xướng đảnh lễ (quán tưởng): Năng lễ

e Ðảnh lễ tam bảo: Nhất tâm đảnh lễ

f Tán hoặc tụng một bài cúng dường hoặc sái lịnh (tùy theo tính cách buổilễ)

g Tụng chú Ðại Bi, tán Cam Lổ Vương hoặc bài Trí huệ

h Tác bạch tuyên sớ (nếu không có sớ thì tác bạch mà thôi)

i Khai kinh kệ (nếu tụng kinh bộ)

j Tụng kinh: Sám Hối, Cầu An, Cầu Siêu (Quy Y Linh)

Nguyện hộ trì cho mình và tất cả chúng sinh nhờ vào công đức này mà tâm bồ

đề kiên cố, lòng đạo mở mang, tu thành chính quả

5.2.2.2 Các khóa lễ cầu an

Như phần trên, nhưng quán tưởng đến câu "hộ trì cho đệ tử/bệnh nhân "được nhờ công đức này, tật bệnh tiêu trừ, thân thể bình phục Nếu bịnh tình quá

Ngày đăng: 07/09/2016, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w