1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiếp nhận số đỏ ở Việt Nam

62 773 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 90,4 KB

Nội dung

Tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến nhữngvẫn đề của xã hội, khái quát được một phạm của đời sống hết sức rộng lớn mà takhông thể tìm thấy ở những sáng tác khác của những nhà văn cùng thờ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

Th.S MAI THỊ HỒNG TUYẾT

HÀ NỘI – 2015

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Mai Thị Hồng Tuyết Cô

đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu cũngnhư luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học, khoaNgữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thựchiện và hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả khóa luận

Chu Thị Hằng

LỜI CAM ĐOAN

Trang 4

Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS Mai

Thị Hồng Tuyết Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả

khác Tôi xin cam đoan rằng:

- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Mội tư liệu trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Đóng góp của khóa luận

7 Bố cục của khóa luận

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ MỸ HỌC TIẾP NHẬN. 1.1 Vài nét về lý thuyết mỹ học tiếp nhận

1.2 Sự giới thiệu và vận dụng lý luận tiếp nhận trọng văn học Việt Nam CHƯƠNG 2 TIẾP NHẬN TÁC PHẨM SỐ ĐỎ Ở VIỆT NAM. 2.1 Thái độ hoài nghi ban đầu

2.1.1 Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn lịch sử, xã hội 2.1.2 Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phân tâm học

2.2 Thái độ phủ nhận triệt để trong những năm 1960 – 1970

2.2.1 Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn chính trị

2.2.2 Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn xã hội học dung tục

Trang 6

2.3 Thái độ khẳng định hiện nay

2.3.1 Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phong cách học và chân dung học 2.3.2 Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn thi pháp học.

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu trong nền vănxuôi Việt Nam trước cách mạng Dư luận coi ông là kiện tướng xuất sắc củakhuynh hướng “tả chân” đương thời Xung quanh Vũ Trọng Phụng đã từng cónhững cuộc tranh luận nảy lửa và diễn ra trong nhiều năm, ông trở thành một “vụ

án văn học” nghiêm trọng kéo dài Từ khi có công cuộc “đổi mới” trên đất nước,

“vụ án” đó mới chính thức được giải tỏa và vị trí xứng đáng của nhà văn trong sựnghiệp văn học dân tộc được khẳng định dứt khoát Người xưa từng nói “các cuốnsách có số phận của mình” Rất nhiều tác phẩm vừa ra đời đã “cộm lên” trong dưluận người đọc vài ba năm hay vài mươi năm, rồi sau đó chìm hẳn vào quên lãng

dưới lớp bụi của thời gian Với tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, tác phẩm

vừa buổi đầu ra mắt đã gặp phải những búa rìu của dư luận Sự “quan tâm” ấy thểhiện thái độ tiếp nhận của độc giả, là thước đo tài năng của người nghệ sĩ

Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam giaiđoạn 1930 – 1945 Chỉ với chín năm cầm bút ngắn ngủi, Vũ Trọng Phụng đã để lạimột sự nghiệp văn học đồ sộ cho dân tộc trên nhiều thể loại như: phóng sự, truyệnngắn, tiểu thuyết, kịch Nhưng có lẽ giữa sự phong phú và đa dạng của nhiều thể

Trang 8

loại ông thành công nhất là tiểu thuyết Tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến nhữngvẫn đề của xã hội, khái quát được một phạm của đời sống hết sức rộng lớn mà takhông thể tìm thấy ở những sáng tác khác của những nhà văn cùng thời.

Số đỏ là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu trong hệ thống sáng tác của

Vũ Trọng Phụng, đã nếm trải nhiều sóng gió dư luận khác nhau, ở mỗi giai đoạn

nó lại được độc giả tiếp nhận với những thái độ riêng

Nếu như ở giai đoạn 1934 – 1945, Nhất chi Mai có bài Ý kiến của một người

đọc “Dâm hay không dâm?” và đưa ra nhận xét của mình về tác phẩm của Vũ

Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ nói riêng như sau: “Đọc văn VTP,

thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tư tưởng lạc quan Đọc xong tôiphải tưởng tượng nhân gian là một địa ngục và nhân gian toàn là những kẻ giếtngười, là đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng

Phải chăng đó là một tấm gương phản chiếu tính tình, tư tưởng của nhà văn,một nhà văn nhìn thế giới qua cặp kình đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồnvăn càng đen hơn nữa?” [2; 138]

Đối với Vũ Ngọc Phan, ông xem “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là quyển tiểu

thuyết hoạt kê, nhưng lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm Cái lối khôi hài

của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời Nhưng không căn

cứ Nó giống như lối khôi hài ở một rạp chèo; hay “văn minh” hơn, nó giống nhưlối khôi hài của mấy vai hề trên màn bạc

Đọc Số đỏ không ai nhịn được cười, người ta cũng phải cười như nghe mấy

ai bông lơn trong một đám chèo hay xem mấy tay tài tử pha trò trong một phimchớp bóng, nhưng không phải cái cười thú vị thấm thía như ta đọc một hài kịch củaMolierc.” [2; 174]

Trang 9

Trái ngược với những ý kiến trên, Trần Đăng Suyền lại đề cao cá tính sáng

tạo của Vũ Trọng Phụng Trong cuốn Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng

tạo, ông từng có nhận xét: “Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Trọng

Phụng là một trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo Đây chính là

cơ sở của phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng Cá tính sáng tạo của ông trước

hết được thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn nhận hiện thực đời sống Cái nhìn

độc đáo của Vũ Trọng Phụng thể hiện khả năng nắm bắt tinh nhạy, chính xác, khảnăng nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy được Đó không chỉ là cái gìcủa cuộc sống thu hút sự chú ý của Vũ Trọng Phụng mà còn ở chỗ ông coi cái gì làquan trọng, là nổi bật, là tiêu biểu nhất của xã hội đương thời Với Vũ TrọngPhụng; “tiểu thuyết là sự thực ở đời” Và sự thực ở đời, qua cái nhìn rất riêng, đầy

ấn tượng của ông chỉ tràn những cái xấu xa, tồi tệ xã hội Việt Nam trước cáchmạng, trong quan niệm của ông, là môi trường tụ tập những “hội chứng” của cái

ác, cái dâm, cái đểu, cái rởm, bịp bợm và giả dối Đó là cái xã hội “khốn nạn”,

“chó đểu” theo cách gọi của ông.” [1; 223]

Năm 1997, trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã

từng nhận định về Số đỏ: “Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời Nó chứng minh

khả năng tưởng tượng rất phong phú của nhà văn mà là nhà văn trẻ Sở dĩ Vũ

Trọng Phụng có được trí tưởng tượng ghê gớm như vậy là do ông viết Số đỏ khi

còn rất trẻ Trí tưởng tượng là ưu thế của tuổi trẻ” [8; 9]

Có thể thấy rằng, tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn họ Vũ ở mỗi thời điểm khác

nhau và với mỗi đọc giả khác nhau lại có cách tiếp nhận riêng Dựa trên những thái

độ tiếp nhận đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” Với mục đích khái quát lại sự tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt

Nam trong suốt quá trình từ khi nó ra đời cho đến nay, cũng như giúp người đọc cómột cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nó Đồng thời qua đề tài này, chúng tôi hy vọng

Trang 10

sẽ góp một phần công sức vào việc khẳng định vị trí của chuyên ngành Lý luận vănhọc và ứng dụng của chuyên ngành này trong trong thực tiễn nghiên cứu văn họchiện nay.

2 Lịch sử vấn đề.

Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi ViệtNam hiện đại Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi (1912 – 1939) nhưng khối lượng tácphẩm của ông để lại khá phong phú: hơn 50 tác phẩm trong đó có 28 truyện ngắn,

9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 kịch bản, 1 dịch thuật Ngoài ra còn có một số bài viếttranh luận, phê bình văn học và hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, xã hội,văn hóa Nghiên cứu về vũ Trọng Phụng đã có rất nhiều, nhưng mỗi đề tài lại cónhững hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp cận được một số bài viết và

công trình nghiên cứu về Số đỏ và Vũ Trọng Phụng đáng lưu ý như:

Về cuộc đời sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng có: Vũ Trọng Phụng về tác gia

và tác phẩm (2000) biên tập các bài viết của nhiều tác giả Chuyên luận Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực (1957) của Văn Tâm Hay Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng của Gs Đỗ Đức Hiểu.

Nghiên cứu về tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có các công trình: Nhà

văn tư tưởng và phong cách (1976) của Gs Nguyễn Đăng Mạnh, Số đỏ (2000) của

Trần Đăng Suyền, Vũ Trọng Phụng (1912 – 1930) (1988) của Nguyễn Hoành

Khung

Trong cuốn Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta (Nxb Tp Hồ Chí Minh,

1999) do Gs Trần Hữu Tá sưu tầm – biên soạn – giới thiệu ra mắt nhân dịp 60năm Ngày Vũ Trọng Phụng qua đời là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công

Trang 11

phu nhằm “xem xét sơ lược vấn đề Vũ Trọng Phụng trong non 70 năm qua” vớihướng thể hiện “sự trân trọng đúng mức của chúng ta hôm nay đối với thành quảsáng tạo của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại”

Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn cũng đã dày công nghiên cứu về

Vũ Trọng Phụng: “ Stefan Zweig nói rằng trong Banzac “có cả một thời đại, cả

một vũ trụ, cả một thế hệ” Đôi lúc đọc những Cơm thầy cơm cô, kỹ nghệ lấy Tây,

Số đỏ, Giông tố người đọc bất chợt nghĩ rằng cũng có thể nói về Vũ Trọng Phụng

bằng một câu tương tự”

Nói về sáng tác của Vũ Trọng Phụng, trong cuốn Nhà văn hiện thực đời

sống và các tính sáng tạo Trần Đăng Suyền có viết: “Trong nền văn xuôi hiện đại

Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là một trong số ít những nhà văn có cá tính sáng tạođộc đáo Đây chính là cơ sở của phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng Cá tính

sáng tạo của ông trước hết được thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn nhận hiện

thực đời sống Cái nhìn độc đáo của Vũ Trọng Phụng thể hiện khả năng nắm bắt

tinh nhạy, chính xác, khả năng nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy được

Đó không chỉ là cái gì của cuộc sống thu hút sự chú ý của Vũ Trọng Phụng mà còn

ở chỗ ông coi cái gì là quan trọng, là nổi bật, là tiêu biểu nhất của xã hội đươngthời.” [1; 225]

Còn có rất nhiều các công trình khác nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng cũng

như tác phẩm Số đỏ, dù trực tiếp hay gián tiếp thì vấn đề tiếp nhận tác phẩm của

ông qua các thời kí vẫn ít nhiều được đề cập đến và được xem như một phần quantrọng

Về đề tài nghiên cứu “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở

Việt Nam” thực sự chưa có Các nghiên cứu thường nói đến thái độ tiếp nhận tácphẩm trên một phương diện cụ thể nào đó mà chưa thực sự có một nghiên cứu nào

Trang 12

đi sâu vào tìm hiểu, khảo sát thái độ tiếp nhận của độc giả từ khi tác phẩm ra đờicho đến nay Qua việc nghiên cứu và tiếp nhận các ý kiến của những tác giả đi

trước, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về tác phẩm Số

đỏ của Vũ Trọng Phụng, tiếp nối những thành tựu đó chúng tôi chọn đề tài: “Tiếp

nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam”.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Mục đích nghiên cứu.

Kế thừa và tiếp nhận những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước

vào việc nghiên cứu đề tài: “Tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở

Việt Nam” giúp chúng ta đánh giá đúng được vị trí cũng như giá trị của tác phẩm

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đọc cuốn Lý luận văn học tập 1, đặc biệt là các chương: Chương mười

“Bạn đọc, chủ thể tiếp nhận văn học”; Chương mười một “quá trình tiếp nhận” củaPhương Lựu (chủ biên) để nắm được lý thuyết về mỹ học tiếp nhận

Tìm hiểu các bài phê bình, các công trình nghiên cứu Vũ Trọng Phụng nói

chung và tiểu thuyết Số đỏ của ông nói riêng Tiếp nhận những ý kiến đó để khái quát lại sự tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu.

Tìm hiểu về quá trình tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ ở Việt Nam qua các thờikì

4.2 Phạm vi nghiên cứu.

Trang 13

Tư liệu mà chúng tôi nghiên cứu là tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng

Phụng

5 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện bài khóa luận này, chúng tôi thực hiện một sốphương pháp cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

6 Đóng góp của khóa luận.

Từ lý thuyết mỹ học tiếp nhận, vận dụng để tìm hiểu sự tiếp nhận nhận tiểu

thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam Từ đó góp phần đánh giá đúng về

tác phẩm

7 Bố cục của khóa luận.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chươngnhư sau:

Chương 1: Khái quát chung về mĩ học tiếp nhận.

Chương 2: Tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt Nam.

Trang 14

NỘI DUNG

Chương 1 Khái quát chung về mỹ học tiếp nhận.

1.1 Vài nét về lý thuyết mỹ học tiếp nhận.

Mỹ học tiếp nhận là khuynh hướng trong phê bình nghiên cứu văn học, xuấtphát từ ý tưởng cho rằng, tác phẩm văn học chỉ ra đời trong quá trình gặp gỡ tiếpxúc giữa văn bản tác phẩm với độc giả

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mỹ học tiếp nhận là sự tiếp nhận, tức sựcảm nhận văn học của độc giả

Xét về nguồn gốc, mỹ học tiếp nhận là sự phản ứng với mỹ học nội quan,đối với tư tưởng về tính tự trị của nghệ thuật “Mỹ học tiếp nhận đoạn tuyệt vớinhững ý niệm về tính độc lập của nghệ thuật khỏi văn cảnh xã hội lịch sử, nó gianhập lĩnh vực nghiên cứu độc giả và xã hội” Do vậy mỹ học tiếp nhận đặc biệtquan tâm tới các hiện tượng của văn hóa đại chúng (văn chương giải trí, các loại ấnphẩm báo chí), nó có mối liên hệ với các nghiên cứu xã hội học, khoa học xã hội,khoa học sư phạm, các bộ môn nghiên cứu văn học ứng dụng

Trong quá khứ, lí luận tiếp nhận đã được đề cập ở những mức độ nhất định.Tuy nhiện, ngọn nguồn của mỹ học tiếp nhận là Giải thích học, chủ nghĩa cấu trúc

Trang 15

trường phái Prague, trường phái hình thức Nga những năm 20 của thế kỉ XX, Xãhội học văn học

Người tiên phong của mỹ học tiếp nhận là R Ingarden Ông “coi trọng vaitrò tiếp nhận của bạn đọc Ông cho rằng tác phẩm văn học vốn hàm chứa những

“điểm chưa xác định”, chờ đợi người đọc đến bổ sung theo ý hướng của mình.Đến Giải thích học thì H G Gamado lại cho rằng một tác phẩm văn học ra đờitrong bối cảnh văn hóa lịch sử nhất định, khi đặt trong bối cảnh lịch sử văn hóakhác, sẽ nảy sinh những ý mới” [5; 328] Nghĩa là họ rất coi trọng việc tiếp nhậnchủ động và sáng tạo của bạn đọc

Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, một đại diện của chủ nghĩa cấu trúctrường phái Prague và Felix Vodicka cho rằng, không phải tất cả những sự cụ thểhóa có thể xét từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc giả, đều có thể trở thành mụctiêu nghiên cứu, mà chỉ có những sự cụ thể hóa nào cho thấy có diễn ra sự gặp gỡcấu trúc tác phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thểquy định, những chuẩn mực mà người tiếp nhận là đại diện

Biểu hiện hoàn chỉnh nhất của các nguyên tắc mỹ học tiếp nhận, tính đếnnay, là ở công trình của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Konstanz ra đời ởCộng hòa liên bang Đức những năm 60 Đại diện là H R Jauss, W Iser, R.Warning “Họ phê phán thuyết văn bản trung tâm của Phê bình mới và chủ nghĩacấu trúc và khảng định rằng ý nghĩa của tác phẩm được sản sinh trong sự tươngtác giữa văn bản với người đọc Tác phẩm không thể có ý nghĩa cố định, mà phụthuộc vào sự giao thoa diễn biến giữa những điểm nhìn trong lịch sử, do đó,không phải là lịch sử của tác giả với tác phẩm, mà là lịch sử tiếp nhận của bạnđọc” [5; 329]

“Như thế, gạt bỏ tất cả những sai trái mang sắc thái riêng, có thể thấy từ lốiđọc “kí thác” cổ điển phương Đông đến Mỹ học tiếp nhận phương Tây đều nhấnmạnh ý nghĩa tiếp nhận của người đọc Có thể khẳng định vai trò của người đọc

Trang 16

không phải chỉ là một khâu tất yếu tiếp theo, mà còn là một phương diện hữu cơtrong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật” [5; 329]

Mỹ học tiếp nhận đã ra đời trên cơ sở kế thừa, phát triến và kết hợp những lýluận của nhiều trường phái lý luận khác nhau trước nó Sự ra đời của nó thực sự

đã đánh dấu một bước phát triển mới của lý luận văn học cũng như khẳng địnhmột đường hướng mới, một phương diện tiếp cận mới đối với văn học nghệ thuậtTuy nhiều luận điểm và định nghĩa đã được luận chứng khá kĩ, song Mỹ họctiếp nhận với tư cách là hệ thống lí thuyết vẫn còn chưa hoàn chỉnh Như G.Grimm nhận xét, những khó khăn gắn với việc xây dựng một lí thuyết tiếp nhậnthống nhất, có gốc rễ ở tính phức tạp và đa thành phần của chính đối tượng nghiêncứu, đòi hỏi sự tiếp cận phân tích liên ngành và đa ngành Hiện tại các chuyên giamới chỉ ghi nhận một số lĩnh vực và khuynh hướng nghiên cứu của mỹ học tiếpnhận:

+ Mỹ học tiếp nhận nhận thức lý thuyết (giải thích học và hiện tượng học)+ Mỹ học tiếp nhận mô tả tái tạo (chủ nghĩa cấu trúc, những người kế tụcchủ nghĩa hình thức Nga)

+ Mỹ học tiếp nhận xã hội học thực nghiệm (xã hội học về thị hiếu đọc)+ Mỹ học tiếp nhận tâm lý (nghiên cứu tâm lý các thế hệ độc giả)

+ Mỹ học tiếp nhận lý thuyết giao tiếp (nghiện cứu kí hiệu học)

+ Mỹ học tiếp nhận thông tin xã hội học (nghiên cứu vai trò xã hội của cácphương tiện thông tin đại chúng)

MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ:

Trang 17

1 Kinh nghiệm thẩm mỹ: một trong số những phạm trù trung tâm của mỹ

học tiếp nhận do R Ingarden nêu ra trong cuốn Cụ thể hóa và tái lập Khái niệm này được H R Jauss tu chính trong cuốn Văn học sử như là sự khiêu khích

nghiên cứu văn học hay cuốn Kinh nghiệm thẩm mỹ và giải thích văn học Kinh

nghiệm thẩm mỹ cho phép người đọc đột phá về phía tương lai, mở cho con ngườinhững khả năng mới, làm sống lại cái quá khứ bị lãng quên; cho phép người đọcthâm nhập vai đối với cái thế giới được mô tả và biểu hiện, tạo cho người đọc khảnăng tham dự trò chơi độc đáo, đồng nhất mình với những gì được hình dung là

lý tưởng; nó cũng cho phép người đọc thưởng thức những cái mà trong cuộc đờithực không thể thực hiện được H R Jauss cho rằng, bản chất sâu xa của kinhnghiệm thẩm mỹ không phải ở sự tiếp nhận hay nhạy bén cái mới, không phải ởcái ấn tượng sửng sốt chứa đựng trong sự làm quen với thế giới khác; bản chất ấy

là ở việc quay lại thời gian đã mất, tiềm kiếm cái quá khứ đã bị lãng quên từ lâu

mà con đường đi đến phải qua “cánh cửa của sự nhận biết lặp lại”

2 Khoảng cách thẩm mỹ: khái niệm xác định mức độ bất ngờ của của tác

phẩm đối với độc giả, và theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận, nó xác định giá trịthi học của tác phẩm Sự ngạc nhiên hay thất vọng xâm chiếm người tiếp nhận khigặp gỡ tác phẩm đã cám dỗ sự chờ đợi của anh ta, theo H R Jauss, đó là tiêuchuẩn xác định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm Khoảng cách giữa tầm chờ đợi củađộc giả và tầm chờ đợi của tác phẩm, tức giữa cái quen biết thuộc kinh nghiệmthẩm mỹ và sự tất yếu “biến đổi tầm” mà sự tiếp nhận tác phẩm mới đòi hỏi, theoquan niệm của mỹ học tiếp nhận, khoảng cách ấy xác định tính nghệ thuật của tácphẩm văn học Trong trường hợp khoảng cách thẩm mỹ được rút ngắn lại, ý thứccảm thụ của người tiếp nhận không đòi hỏi tiếp xúc với tầm kinh nghiệm thẩm mỹmới, thì tác phẩm tiếp cận phạm trù “tiêu dùng” Nghệ thuật đó không đòi hỏi thayđổi tầm chờ đợi của người tiếp nhận, ngược lại nó hoàn toàn đáp ứng sự chờ đợi

Trang 18

ấy, thỏa mãn nhu cầu của người tiếp nhận là gặp lại các mẫu mực quen thuộc vềthẩm mỹ.

3 Cụ thể hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ quá trình độc giả tái tạo tác

phẩm nghệ thuật, đem ý niệm và xúc cảm của mình, dựa trên cơ sở tầm chờ đợicủa bản thân mình, lấp đầy nghĩa vào những điểm trống, những vùng bất địnhtrong khung cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm Theo R Ingarden, tác phẩm văn họcmang tính nghệ thuật chỉ là một thứ khung sườn, độc giả sẽ phủ da đắp thịt lên thứkhung sườn ấy Có vô số sự cụ thể hóa trong cùng một tác phẩm, mỗi lần đọc lại

tạo ra một sự cụ thể hóa mới, khác với sự cụ thể hóa cũ Cùng với khái niệm cụ thể

hóa, R Ingarden còn đề xuất khái niệm tái cấu trúc và giải thích nó như là sự

khách quan hóa nội dung đề tài tác phẩm mà độc giả thực hiện sau khi cụ thể hóa

Felix Vodicka cho rằng, không phải tất cả những sự cụ thể hóa có thể có xét

từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc giả, đều có thể trở thành mục tiêu nghiêncứu, mà chỉ những sự cụ thể hóa nào cho thấy có diễn ra sự gặp gỡ cấu trúc tácphẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể quy định,những chuẩn mực mà người tiếp nhận là đại diện

4 Đồng thời hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ sự tự đồng nhất của độc

giả với các nhân vật văn học; viêc độc giả trải nghiệm thế giới hư cấu của tác phẩmnghệ thuật như là thế giới cụ thể sống động có thực, trải nghiệm này nảy sinh trên

cơ sơ niềm tin của độc giả vào tính thực tại của ảo giác nghệ thuật

W Iser xem quá trình đọc như là sự xung đột thường xuyên của hai hướng:một mặt độc giả có nhu cầu đồng nhất hóa, tin vào ảo giác, mặt khác là “mỉa maivăn bản”, đặt toàn bộ các liên hệ cấu trúc của văn bản trước sự hoài nghi W Isernhận xét rằng, trong quá trình đọc, có sự này sinh hình thức tham gia của độc giảvào tác phẩm, khi anh ta bị lôi kéo vào văn bản đến mức anh ta có cảm tưởng là bất

Trang 19

cứ khoảng cách nào giữa anh ta và những điều xảy ra trong tác phẩm, cũng đều đãmất đi Kết quả là diễn ra sự “tan” ranh giới giữa chủ thể và khách thể, đưa đến sựtách vỡ cá nhân của bản thân độc giả.

5 Hiện thời hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ việc độc giả làm sống

động, vật thể hóa các chi tiết hoặc các đoạn của tác phẩm văn học, biến nhữngcảnh thoáng qua thành bức tranh khai triển, làm nảy nở một mạng lưới liên tưởng

và cảm xúc R Ingarden quan niệm, hiện thời hóa là một trong những cách kháchquan hóa và cụ thể hóa sự miêu tả nghệ thuật, ở mức độ nhất định nó được lậpchương trình bởi bản thân văn bản văn học Độc giả nghe và tiếp nhận sau đó hiệnthời hóa, tức là vật thể hóa, làm sống động – nhờ khai triển và bổ sung bằng tưởngtượng của bản thân – không phải bất cứ cái gì, mà chỉ những điều ám chỉ chứatrong tác phẩm; các chi tiết, đường nét, ngôn từ, hình ảnh Trong việc hiện thờihóa các mảng của văn bản, độc giả giữ lấy một sự tự do đáng kể khỏi ý chí tác giả,nhưng không thể hoàn toàn lạ hóa khỏi tác phẩm Theo R Ingarden, hiện thời hóa(cũng như cụ thể hóa) các chi tiết nội dung là phầm khó thực hiện nhất trong sựtiếp nhận cảu độc giả Ở đây nảy sinh sự lệch lạc đáng kể nhất khỏi chủ định củatác giả, ở đây độc giả đươc độc lập nhiều nhất Các hình ảnh thị giác thường đượchiện thời hóa nhiều hơn so với các hình ảnh âm thanh và nhịp điệu Các bức tranhđược hiện thời hóa trong quá trình tiếp nhận hầu như không bao giờ hoàn tất hoànchỉnh; chúng hầu như rải rác trong tác phẩm và chỉ gắn độc giả trong những mảngnhỏ, những chi thiết, chỉ xuât hiện một cách bất thường, không rõ rệt theo quy luật

6 Tầm chờ đợi: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ sự đồng bộ các ý niệm

thẩm mỹ, xã hội chính trị, tâm lí quy định quan hệ của tác giả, và do vậy các tácphẩm, với xã hội (và với những dạng công chúng độc giả khác nhau), cũng nhưquan hệ của độc giả với tác phẩm, như vậy nó quy định cả tính chất sự tác độngcủa tác phẩm đến xã hội lẫn việc xã hội tiếp nhận tác phẩm

Trang 20

H R Jauss phân thành tầm chờ đợi được mã hóa trong tác phẩm và tầm chờđợi của độc giả Sự tiếp nhận tác phẩm và sự hình thành kinh nghiệm thẩm mỹ củađộc giả được thực hiện trong tiến trình tương tác của hia tầm chờ đợi ấy H R.Jauss nhận xét, tầm chờ đợi của tác phẩm là bình ổn, khác với tầm chờ đợi củangười tiếp nhận vốn luôn luôn biến đổi.

1.2 Sự giới thiệu và vận dụng lí thuyết tiếp nhận trong văn học Việt Nam.

Từ sau năm 1980, vấn đề lý luận tiếp nhận đã gây được nhiều chú ý của giớinghiên cứu phê bình Đã có những bài nghiên cứu về vấn đề này xuất hiện trên các

báo, tạp chí: Năm 1974, trên Tạp chí văn học số 4, Nguyễn Văn Hạnh đã đề cập

đến vấn đề này như một “khâu thường thức” Năm 1980, Hoàng Trinh đề cập đếnvấn đề tiếp nhận văn học trong mối quan hệ với văn học so sánh Ông đã đưa ra

các “hình thái” và “cấp độ tiếp nhận” (Tạp chí văn học, số 4/1980)

Bài viết Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trên quan điểm liên ngành của Nguyễn Văn Dân trên Tạp chí văn học số 4/ 1986, đề cập con đường tìm ra “giá trị thẩm mĩ cỉa tác phẩm” Cùng số này có bài Giao tiếp trong văn học của Hoàng

Trinh bàn về “người đọc”

Có thể nói trong công tác “nghiên cứu văn học ở nước ta nhiều năm nay,một trong những vấn đề được coi là nổi bật nhất là vấn đề đánh giá tác phẩm vănhọc” Chúng ta có thể điểm các hiện tượng đánh giá tác phẩm:

- Đánh giá không chính xác do thái độ bị chi phối bởi động cơ cá nhân

- Có khoảng cách giữa dư luận phê bình và giá trị thực của tác phẩm

- Đồng nhất điển hình xã hội với điển hình nghệ thuật

- Không quan tâm đồng đều mọi tác phẩm

Trang 21

- Thiên về khen hay chê mà không đánh giá sát tác phẩm.

- Hiểu sai tác phẩm, gán ghép cho sáng tác những cái nó không có

Tất cả các hiện tượng trên đều do chưa nắm bắt đúng đối tượng Điều này cóliên quan đến vấn đề chính trị, xã hội với những biến động của văn học, nghệ thuật.Nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn học phong kiến lâu dài và về mặttruyền thống, có không ít những mặt yếu kém lạc hậu Chính những điều này đãtạo nên “sự bảo thủ văn học” Sự bảo thủ văn học này trong điều kiện xã hội hiệnnay làm hạn chế quá trình văn học dân tộc hướng về tương lai Bởi chính cái tínhtruyền thống của văn học nước nhà đã tạo ra cách ứng xử với tác phẩm: chỉ làkhen, chê tập trung vào một tác phẩm

Ở nước ta khi mà giáo trình Lý luận văn học đã có bài Tiếp nhận văn học thì

công chúng tiếp nhận văn học từ năm 1986 trở về đây đã khác rất nhiều so vớicông chúng tiếp nhận văn học trước năm 1985 rất nhiều Người ta không còn đếnvới tác phẩm văn học như bản sao của hiện thực để xem các nhân vật trong tácphẩm có giống ngoài đời thực, “ngang tầm” với hiện thực hay không, mà xem tácphẩm văn học nói gì về hiện thực, có tư tưởng mới gì về hiện thực

Với sự cố gắng nỗ lực nhằm du nhập và tham khảo lý luận văn học nướcngoài, bằng nhiều kênh thông tin khác nhau chúng ta đã giới thiệu được nhiều vềcác trường phái, trào lưu lý luận văn học nước ngoài trên các báo và tạp chí chuyên

ngành như Văn nghệ, Nhà văn, Tạp chí khoa học, Tạp chí thông tin khoa học xã

hội, Văn học nước ngoài Về mảng sách nghiên cứu chúng ta đặc biệt chú ý đến

cuốn Các vấn đề khoa học của văn học (Trương Đăng Dung chủ biên, Nxb KHXH, 1990) chúng ta có thể thấy được vai trò của cuốn sách qua Lời giới thiệu của nhà

nghiên cứu Ngọc Phan “đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tuyển tậpkhẳng định có thể nghiên cứu văn học một cách khách quan” Tuyển tập này đã

Trang 22

giới thiệu được những cách tiếp cận khác nhau của các học giả nước ngoài uy tín ởthế kỉ XX như Bakhtin, Jakopson, Lotman Cống trình này đã khởi nguồn cho

hàng loạt các cống trình khác như Từ kí hiệu học đến thi pháp học của Hoàng Trinh (1992); Triết học và mỹ học phương Tây hiện đại (Nguyễn Hòa Hải chủ biên, 1992) và Mười trường phái lý luân văn học phương Tây hiện đại (1998) của

Phương Lựu

Song song với đó là mảng sách dịch lý luận văn học Một số trường phái lớn

đã được giới thiệu: Cấu trúc kí hiệu học, chủ nghĩa hính thức Nga, phân tâm họcnghệ thuật, mỹ học tiếp nhận và hiện tượng học, chủ nghĩa hậu hiện đại Đỗ Lai

Thúy với cuốn Tác phẩm văn học như là quá trình (Nxb KHXH, 2004) Cuốn

chuyên luận này dựa trên những thành tựu của triết học, mỹ học và lý luận văn họchiện đại, hậu hiện đại đã đưa ra những bình diện để tiếp cận phương thức tồn tạicủa tác phẩm văn học Trên cơ sở đó, tác phẩm văn học được xem như là nhữngcấu trúc đang chờ đợi được giải mã, được nhìn nhận như là quá trình, một quá trìnhmang tính tạo nghĩa, mang tính chất quan hệ của văn bản học

Trang 23

Chương 2: Tiếp nhận tác phẩm Số đỏ ở Việt Nam.

Lý thuyết tiếp nhận thừa nhận vai trò quan trọng của người đọc trong việclàm phong phú những giá trị của tác phẩm văn học, khiến cho tác phẩm luôn sốngtrong mọi thời đại Trong lịch sử văn học, tác phẩm của những nhà văn tài năngthường tạo nên sự tiếp nhận phong phú, đa dạng và cả sự phức tạp Tác phẩm của

Vũ Trọng Phụng là một trường hợp như thế

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định “Vũ Trọng Phụng làmột hiện tượng phức tạp” [15; 5] nhưng nhà thơ Chế Lan Viên lại cho rằng khôngphải Vũ Trọng Phụng phức tạp mà “chính chúng ta phức tạp” [2; 369] Đây là mộtkhía cạnh của bình dân tiếp nhận văn học Sự phức tạp của người đọc quyết định

sự phức tạp trong việc tiếp nhận tác phẩm Thế kỉ XX, do sự thay đổi xã hội và tiếpdiễn các cuộc đấu tranh ý thức hệ, nên tình hình tiếp nhận các hiện tượng văn họccàng phức tạp hơn

Viết về Vũ Trọng Phụng – một trong những gương mặt tiêu biểu của nềnvăn xuôi Việt Nam hiện đại, tính đến nay đã có 3 tập chuyên luận và hơn 200 bàibáo Trong đó có một số bài hoàn toàn phủ nhận, nhiều bài hết sức ca ngợi thành

tựu sáng tác của ông Số đỏ có thể nói là một trường hợp đặc biệt được chú ý trong

số những sáng tác của Vũ Trọng Phụng

2.1 Thái độ hoài nghi ban đầu (Cuốn: Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta)

Trang 24

“Lịch sử văn học Việt Nam có không ít những hiện tượng văn học phức tạp,

song phức tạp, sóng gió như Vũ Trọng Phụng thì thật hiếm có Sự nghiệp vănchương của nhà văn trẻ này có số phận thăng trầm thật lạ lùng Ít có nhà văn nàogây được sự chú ý đặc biệt của giới văn học, giới giáo dục, giới lãnh đạo và côngchúng rộng rãi, hơn hết nhiều nhà văn cùng thời, và cũng có lúc, bị vùi sâu dướiđất đen, như chưa có nhà văn nào bị vùi dập như thế Vấn đề Vũ Trọng Phụng đãtừng gây nhiều tranh cãi, có lúc nảy lửa, song vẫn cứ treo lơ lửng không được giảiquyết và một nghi án kéo dài, kiểu như khiêu khích dư luận suốt nhiều thậpniên.Vũ Trọng Phụng có thể nói thành “vấn đề” văn học ngay từ khi vừa xuất hiệntrên diễn đàn.” [3; 19]

Trước 1945, dư luận nêu và phê phán việc miêu tả "cái dâm" trong Số đỏ của

Vũ Trọng Phụng, trong khi tác giả tự bảo vệ mình đã nhấn mạnh định hướng "tảchân xã hội", định hướng tố cáo xã hội của ngòi bút mình Nhưng tựu chung lại,thái độ tiếp nhận ban đầu của giới nghiện cứu và độc giả là sự hoài nghi, và sự hoàinghi đó được nhìn nhận từ góc độ lịch sử - xã hội và góc nhìn phân tâm học

2.1.1 Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn lịch sư – xã hội.

Ấn tượng sâu sắc nhất mà có lẽ tất cả bạn đọc đều chia sẻ khi đọc Số đỏ, ấy

là cái sự nhố nhăng nhảm nhí của đời sống được nhà văn phác hoạ theo lối châmbiếm Nói như Lưu Trọng Lư, ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã “chế nhạo tất cả nhữngcái rởm cái xấu cái bần tiện cái đồi bại của một hạng người một thời đại” Trongcon mắt của ông, xã hội đương thời là hoàn cảnh lý tưởng cho những kẻ tầmthường nhưng lại đầy tham vọng Cái phần luân thường đạo lý mà các thế hệ đitrước dày công vun đắp đã phai nhạt hẳn, người nào người nấy xoay xoả kiếm sống

và khao khát hưởng thụ Cả kẻ vô học như Xuân lẫn bọn có học như Văn Minhđều sống bằng lừa bịp, ai giỏi lừa người đó thắng Và cuộc sống của xã hội hiện

Trang 25

đại đồng nghĩa với sự tàn phá nhân cách , làm hỏng con người Thiếu hẳn những

kẻ có tài năng cũng như có tấm lòng, tức cũng là thiếu hẳn những con người xứngđáng để chúng ta kính trọng

Như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, bức tranh mà Vũ Trọng Phụng vẽnên đó là sự phản ánh trung thực xã hội đương thời đồng thời có tính cách kháiquát một phần bản chất cuộc sống Ở đó cuộc đời hiện ra như một thứ hội hoátrang mà tác giả đã miêu tả

“Thế nhưng liệu đã có thể nói đó là tất cả cái cuộc sống trên đường hiện đại

hoá được nói tới trong Số đỏ? Có phải xã hội đương thời chỉ có tàn lụi mục nát vô

phương cứu vãn hay thực ra nó đang vận động theo một phương hướng đầy triểnvọng và chính ngòi bút Vũ Trọng Phụng cũng đã tham gia vào việc ghi chép lạicái quá trình đổi khác đó – một việc chắc chắn là chính ông cũng không ngờtới?”, Vương Trí Nhàn khẳng định

Đặt xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong toàn bộ sự vận động chungcủa lịch sử dân tộc, chúng ta thấy nó là một bước rẽ ngoặt mà nội dung căn bản làhình thành nên một xã hội kiểu mới khác hẳn xã hội Việt Nam từ đó về trước.Trong cả sử học lẫn các bộ môn khác của khoa học xã hội, trong đó có lịch sửvăn học, người ta thường gọi đó là quá trình hiện đại hoá Nhưng sự thực xã hộiViệt Nam không hoàn toàn lố lăng, “Âu hóa” như những gì Vũ Trọng Phụng miêu

tả trong Số đỏ.

Hãy bắt đầu bằng một chi tiết nhỏ trong chương II của Số đỏ, cái đoạn tả

cảnh xảy ra tại một bóp cảnh sát khi một viên quản ngồi than thở sự đời với một

thầy cảnh sát dưới quyền, thầy min đơ:

- Thầy có tiếc cái thời buổi ngày xưa, cách đây mười năm không?

Trang 26

- Tiếc lắm! Mười năm trước đây, dân ta còn ngu.

- Ngày nay dân ta văn minh mất rồi rõ thảm hại! Thầy phải biết là xưa kia,

xã hội tinh nhứng du côn với nặc nô, tinh những người bất lịch sự chỗ nào cũng phóng uế,cũng đánh nhau Hồi ấy có khi bốn người ngồi một xe! Họ chửi nhau hàng nửa giờ, đánh nhau vỡ đầu, nhà cửa của họ thì rác rưởi, nước cống nước rãnh tung toé, ngập lụt Chó của họ cũng chạy ra ngoài đường nhông nhông… Xe

đi đèo, hay không đèn là nhan nhản Bây giờ mọi sự đã thay đổi cả [7; 238]

Điều bất ngờ là ở chỗ đằng sau câu chuyện mà tác giả thuật lại để chế giễu

tự nó có một ý nghĩa khác Không gì khác, cái thời buổi ngày xưa mà hai nhân vật nói ở đây chính là xã hội Việt Nam trước hiện đại hoá,với một nếp sống phải nói làlạc hậu và chẳng có gì là đáng ước ao, nếu không nói rằng đáng từ bỏ Còn thay thế

nó lại là xã hội nền nếp quy củ Và sự thay đổi mà các viên cảnh sát than phiền làhỏng là đáng chê trách thì theo lương tri thông thường, lại là một sự thay đổi theohướng tiến bộ hợp với tinh thần của nhân văn và đạo lý

Nếu tiếp tục khảo sát tác phẩm theo hướng này, người ta sẽ thấy Số đỏ vô

hình trung đã phác hoạ một khuôn mặt khác của xã hội trong một giai đoạn lịch sử

có những đảo lộn hàng trăm năm chưa từng có Từ đầu thế kỷ XX trong lòng xãhội phong kiến, những nhân tố của một xã hội theo kiểu phương Tây đã nảy sinh

và tới những năm ba mươi có thể nói cái nền nếp mới ấy đã trở nên ổn định thay

cho nền nếp xưa “thế là hết nhẵn nhụi “ Đóng vai trò đầu tàu cho lịch sử là những

đô thị mới vừa hình thành Trong kiến trúc trong đường xá cầu cống trong kiểu ăn

ở đi lại của con người, chúng khác hẳn so với cái gọi là đô thị thời trung đại.Phân công lao động trong xã hội đã khá cao, nhiều nghề mới nảy sinh, không phảichỉ có me Tây, đĩ điếm như nhiều người thích bêu riếu, mà quan trọng hơn cóngười đi du học, có luật sư bác sĩ, có các loại cửa hàng và khách sạn đầy đủ tiệnnghi, có cả các loại sân thể thao được xây riêng trong từng gia đình và thầy dạy

Trang 27

đánh quần vợt Đặc biệt ý thức công cộng của mỗi thành viên trong xã hội được

nâng lên một bước Đằng sau cái câu nói đơn sơ “Lúc này đến cả thằng phu xe

cũng biết luật “là một sự thật: xã hội đã vượt qua giai đoạn tự phát mạnh ai nấy

sống Làm gì người ta cũng phải chú ý xem phản ứng xã hội với mình là như thếnào Báo chí có mặt ở mọi nơi mọi chỗ Vì vậy có thể nói, xã hội Việt Nam lúcnày, bên cạnh những cái nực cười đáng phê phán vẫn có những điều tiến bộ

Thế nhưng, “xã hội trưởng giả hành thị qua con mắt của Vũ Trọng Phụng

trong tiểu thuyết Số đỏ là cả một lô một lốc lũ nhố nhăng, trâng tráo trong lối sống

sa đọa, bất nhân, giả dối, bịp bợm ( ) Đặt trong hoàn cảnh thời bấy giờ, cái nhìn

đó của Vũ trọng Phụng có ý nghĩa phê phán sâu sắc Nhà văn đã đứng về phíangười nghèo khổ lầm than để lên án cái ác, công kích lối sống ăn chơi sa đọa củanhững kẻ có tiền và có quyền” [1; 227] “Tác giả đã đả kích cay độc các phong trào

“Âu hóa”, “thể thao”, “giải phóng nữ quyền” đang phát triển rầm rộ khi ấy; nhândanh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất là chỉ ăn chơi trụy lạc,làm tiền, chà đạp trắng trợn lên mọi nền nếp đạo đức truyền thống” [12; 361]

Con người trong Số đỏ hiện ra với nhiều nét khó coi,ồn ào học đòi, tham

lam dâm đãng như những gì tác giả miêu tả Đã và sẽ có những người đọc cảmthấy dường như cái xã hội và những con người đang sống mà như diễn những trò

nhố nhăng kia, đã bị tác giả “Số đỏ” đả kích mãnh liệt, châm biếm sâu cay Songsuy cho cùng những thói xấu ấy vẫn là bề ngoài, nó không hoàn toàn xấu xa, “khồnnạn”, “chó đểu” như cách gọi của nhà văn

Nhìn tác phẩm Số đỏ từ góc độ lịch sử - xã hội, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc

Phan cho rằng: “Đọc quyển Số đỏ người ta thấy cái tư tưởng gì của tác giả? – Tưtưởng thủ cựu Trong cả quyển sách, những chỗ nhạo cái mới, chế giễu nhữngphong trào cấp tiến đều đầy rẫy Ông nhạo báng, chế giễu một cách hằn học những

Trang 28

cái mới, những cái mà người đời cho là tiến bộ nhưng ông không hề đề xướng lên

một luân lí nào nên theo cả Trong quyển Số đỏ ông là một người “phản động”, cái

tên mà những người “khuynh tả” thường dùng để chỉ những người không đồng ý

liến với họ” [2; 176,177] Rồi Vũ Ngọc Phan còn cho rằng Vũ Trọng Phụng (Biệt

hiệu thiên hư), ông nói: “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là quyển tiểu thuyết hoạt kê,

nhưng lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm

“Xuân tóc đỏ”, một gã nhặt ban ở sân quần chỉ nhờ sự may mắn “số đỏ” màthấm thoắt từ cái phận một gã lang thang trở nên được một tay đắc lực cho mộthiệu may tân thời, rồi dần dần đóng vai “đốc tờ”, đóng vai diễn giả, rồi đứng lêncải cách Phật giáo, rồi lại trở lên một tay cứu quốc, một bậc vĩ nhân!

Có ai tưởng tượng được trong một cuộc tranh quần vợt của hai tuyển thủ hainước, nếu tuyển thủ nước mình giữ phần thắng thì nước kia sẽ khai chiến với nướcmình không? Ấy Vũ Trọng Phụng đã tưởng tượng được như thế đó Cái lối khôi

hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời Nhưng không

căn cứ Nó giống như lối khôi hài ở một rạp chèo; hay “văn minh” hơn, nó giốngnhư lối khôi hài của mấy vai hề trên màn bạc

Đọc Số đỏ không ai nhịn được cười, người ta cũng phả cười như nghe mấy

ai bông lơn trong một đám chèo hay xem mấy tay tài tử pha trò trong một phimchớp bóng, nhưng không phải cái cười thú vị thấm thía như ta đọc một hài kịch củaMolierc

Những đọc tức cười như đoạn như các nhân viên Sở Cẩm phạt lẫn nhau,đoạn Xuân chữa thuốc cho cụ cố, đoạn Xuân ứng khẩu một bài thơ, đoạn xuân nhétnhững tờ giấy nguy hiểm vào túi quần hai nhà vô địch ten – nit để rồi giữ giải quánquân, đều là những đoạn nông nổi, tuy làm cho người ta phải cười, nhưng chỉ cómột lần thôi, vì nó là những việc không “đúng” được.” [2; 174]

Trang 29

Nhận xét về Số đỏ, Nhất Chi Mai từng khẳng định: “Đọc xong một đoạn

văn, tôi thấy trong lòng phẫn uất, khó chịu, tức tối Không phải phẫn uất, khó chịu

vì cái xã hội tả trong văn, mà chính là cảm thấy một tư tưởng hắc ám, căm hờn,nhỏ nhen, ẩu trong đó Đành rằng nhà văn có cái thiên chức nêu nên những cáithống khổ của nhân loại, vạch những cái xấu xa của nhân loại, nhưng bao giờ cũngphải có một ý nghĩ cao thượng, một tư tưởng vị tha, một lòng tín ngưỡng ở sự tiếnhóa, mong cho nhân loại khỏi u ám và một ngày một hay hơn, một sưng sướng hơnlên Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tưtưởng lạc quan Đọc xong tôi phải tưởng tượng nhân gian là một địa ngục và nhângian toàn là những kẻ giết người, là đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vôcùng” [2; 138]

Hay nói mạnh mẽ như Trương Tửu thì Vũ Trọng Phụng đã “đứng trên lậptrường bảo thủ để quan sát và hành động bằng ngòi bút Ông bảo thủ về cácphương diện luân lí Ông nhìn rõ được cái triển vọng của luật tiến bộ Ông chỉ nhìn

có hiện tại và khuynh hướng nhảy một bước lùi Đó là kết quả của một não trạng biquan và hoài nghi Đó là kết quả của một quan niệm xã hội học eo hẹp và sai lầm”[2; 146]

Tòm lại, có thể thấy Số đỏ dưới con mắt của những nhà nghiên cứu giai đoạn

đầu còn có nhiều điều đáng phê phán, đáng bàn cãi Họ cho rằng nhà văn đang

dùng “cặp kinh đen” để nhìn thế giới – một cái nhìn “không đúng được”.

2.1.2 Tiếp cận tác phẩm Số đỏ từ góc nhìn phân tâm học.(Cuốn Nhà văn Vũ

Trọng Phụng với chúng ta)

Phân tâm học là lý thuyết có nguồn gốc từ y học, do S.Freud, một bác sĩngười Áo gốc Do Thái sáng lập Học thuyết này không chỉ được áp dụng trong lĩnhvực y học mà còn được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội

Trang 30

trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật Ở Việt Nam vào thời kì thuộc Pháp, phântâm học đã bước đầu đi vào văn học mà tiêu biểu là các sáng tác của Vũ Trọng

Phụng như Số đỏ, Làm đĩ,Giông tố Riêng ở lĩnh vực phê bình văn học, từ năm

1936 đã có một số tác phẩm ứng dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học

Nếu ở lĩnh vực sáng tác, các nhà văn ứng dụng một số phạm trù của họcthuyết Freud nhưng tập trung nhất là mặc cảm Oedipe và tính dục thì ở lýluận - phê bình, các nhà nghiên cứu ứng dụng hầu hết các phạm trù trong phân tâmhọc để phê bình các hiện tượng văn học cũng như giải mã tâm lý sáng tạo của nhàvăn như vấn đề vô thức, tính dục, ám ảnh tuổi thơ, vấn đề dự phóng trong sángtạo…

Dưới góc nhìn của phân tâm học, ban đầu tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng

Phụng bị giới nghiên cứu hoài nghi, phê phán “Vũ trọng Phụng đã “bị” nổi mộtthời là văn sĩ khiêu dâm số một”.[ 2; 266] Nhiều lần trong các văn phẩm củamình, Vũ Trọng Phụng đã nhắc tới học thuyết Freud Đúng ra, phải nói ông đãmang tiếng là tuyên truyền cho nó Nhà văn “có cái “tật” hay nói về sinh lý phụ

nữ” [2; 191], khiến có người nghi ngờ ông Trong bài viết Vũ trọng Phụng (biệt

hiệu thiên hư), Vũ Ngọc Phan từng nhận định: “Trong Số đỏ cũng như trong tiểu

thuyết khác của Vũ Trọng Phụng, tác giả tin ở thuyết tính dục quá; sự tin ấy đôikhi đàn áp cả sự xét đoán của ông, làm cho mỗi khi gặp một “ca” khó hiểu, ông lạiđem thuyết ấy ra giải quyết” [2; 175]

Đối với một đứa con trai mười một tuổi được mẹ chiều, hãy còn trần truồngnồng nỗng, ông cũng đặt vào miệng mội “nhân vật” của ông những câu này: “Dễthường cậu đến tuổi dạy thì nên nhiều khi cậu ngồi ngẩn mặt ra đấy thôi Nếu lấy

vợ sớm cho cậu thì ” [7; 345]

Trang 31

“Lấy vợ cho một đứa trẻ mười một tuổi đẻ nó khỏi cái bệnh thỉnh thoảngchỉ biết ho và hắt hơi mấy tiếng và ngồi ngây! Thật là những lời kì quái, nhất là lại

ở miệng một “ông bác sĩ”, bác sĩ Trực Ngôn Ông này còn nói nhiều câu lạ nữa,thí dụ này: “loài người chỉ lôi thôi vì một cái dâm mà thôi! ” Cái thuyết Freud

không phải hoàn toàn đúng cả, vậy nếu lại tin ở thuyết tính dục một cách thiên vị,

không khỏi có sự sai lầm.” [2; 175]

Phan Khôi cho rằng: “Vũ Trọng Phụng có một cái “tật” hay nói về sinh lýphụ nữ” “Cái nhìn của Vũ Trọng Phụng thực sự rất quan tâm đến những gì dơ dáy,

bị chúng hấp dẫn, và thường xuyên nhất, văn chương của ông trở nên đặc biệtkhoái hoạt và quyến rũ ở những nơi động chạm đến thói xấu con người, nhữngcảnh tượng không sạch sẽ, và tất tật những mặt tối của các nhân vật mà ông dựng

ra Vũ Trọng Phụng không giỏi tả cảnh, không mấy để ý đến đối thoại nội tâm,những gì đẹp đẽ thì không mấy khi đề cập Vũ Trọng Phụng hoàn toàn thuộc mộtcõi văn chương đi sâu vào sự đen tối và rất nhiều khi ta thấy ông thực sự có khoáicảm ở trong cõi văn chương ấy Cũng chính điểm này khiến tác phẩm của ông đốinghịch không chỉ với một truyền thống văn chương Việt Nam “tùng cúc trúc mai”

mà đối nghịch luôn cả với các nhà văn “tả chân” cùng thời.” [10]

Ở thời kì đầu, khi tiểu thuyết Số đỏ mới ra đời, tác phẩm chịu không ít

những lời khen chê, hoài nghi khác nhau Nhà văn Vũ Trọng Phụng thẳng thắn viết

về tính dục ẩn chứa bên trong mỗi con người, vì vậy ông bị nhất Chi Mai phê phánlà: “Trong văn Vũ Trọng Phụng còn nhiều chỗ nhơ nhớp hay những câu sốngsượng, trần truồng ( )Không ai có quyền cấm nhà văn Vũ Trọng Phụng dùngnhững câu bửn thỉu để tả những sự bửn thỉu Nhưng trong khi viết những câu văn

mà mình cho là khoái trá, tưởng cũng nên nghĩ đến độc giả một chút [2; 138]

“Không phải phẫn uất, khó chịu vì cái xã hội tả trong văn, mà chính là cảmthấy một tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen, ẩu trong đó

Ngày đăng: 07/09/2016, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w