thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loại cây phục vụ cho công nghiệp chế biến cao su, chè, keo, tre, nứa, luồng, mía… có rừng Quốc gia Bến En, thác Đồng Quan… để phát triển du lịch, đồng thờ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH HỮU ANH
SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC THỔ
Ở HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 62.31.03.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI, 2016
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn:
1 PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng
2 PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Duy Bính
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
Phản biện 3: TS Hoàng Xuân Lương
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện tại:
vào hồi……… ….giờ…………phút, ngày………tháng……….năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Như Xuân là huyện miền núi, nằm ở phía tây nam tỉnh Thanh Hóa gồm 18 xã thị trấn, là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, với mỏ Cao lanh ở thị trấn Yên Cát, vàng sa khoáng, bauxite (bô xít) ở
xã Thanh Quân thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loại cây phục vụ cho công nghiệp chế biến cao su, chè, keo, tre, nứa, luồng, mía… có rừng Quốc gia Bến En, thác Đồng Quan… để phát triển du lịch, đồng thời là địa phương có sự đa dạng về sắc thái văn hóa với nhiều dân tộc thiểu số cùng
cư trú như Thái, Thổ, Mường… trong đó, người Thổ còn giữ được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống Cơ cấu kinh tế của Như Xuân, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp Mặc dù có những tiềm năng nhưng đến nay chưa được khai thác một cách có hiệu quả, Như Xuân nằm trong danh sách 61 huyện nghèo của cả nước theo Quyết định 30a/2008/NQ- CP và là một trong số 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa
Từ sau Đổi mới (năm 1986) đến nay, nhất là trong những năm gần đây nhờ có chính sách quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thanh Hóa thông qua các Chương trình 134, 135, Chương trình 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới… kinh tế - xã hội ở người Thổ huyện Như Xuân có những chuyển biến mạnh mẽ, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, trồng lúa nước là chính chuyển sang kinh tế nông nghiệp hàng hoá đã góp phần đưa kinh tế của người Thổ từng bước ổn định và phát triển, đồng thời là tiền đề cho những biến đổi về xã hội
Các nghiên cứu về dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân trước đây đã đề cập ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, những biến đổi về kinh tế - xã hội của tộc người này còn chưa được quan tâm đúng mức Vì thế, nghiên
Trang 4cứu những biến đổi kinh tế - xã hội từ sau Đổi mới (1986) đến nay sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống về phương diện lý luận và thực tiễn mà các nghiên cứu trước để lại, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Những tư liệu thu thập được tại thực địa không chỉ phản ánh thực trạng về tình hình kinh tế - xã hội ở người Thổ, mà còn góp phần tìm ra nguyên nhân của những thành công và những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển
Vì vậy, lựa chọn đề tài “Sự biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá” làm luận án tiến sĩ nhân học có ý nghĩa
thiết thực cả về lý luận và thực tiễn
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp, thu thập các tài liệu thành văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu; thực hiện điền dã Dân tộc học/Nhân học, điều tra hộ gia đình nhằm thu thập tài liệu thực địa phục vụ cho chủ đề nghiên cứu của luận án Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu; xác định cơ sở lý thuyết làm định hướng cho triển khai nội dung luận án Mô tả và tìm ra những đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội truyền thống của người Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa Phân tích và đánh giá thực trạng biến đổi về kinh tế - xã hội của người Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Tộc người Thổ, trong đó tập trung trình bày những nét cơ bản về kinh tế - xã hội truyền thống và biến đổi của nó từ sau Đổi mới năm (1986) đến nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: phân tích những biến đổi về sở hữu và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; gia đình, dòng họ, thôn/làng, sự xuất hiện các tổ chức phường/hội mới và phân tầng xã hội Về không gian: nghiên cứu tại ba xã: Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa (đây là ba xã có vị trí cư trú khác nhau: xã ở gần thị trấn, xã gần đường mòn Hồ Chí Minh, xã ở nơi hẻo lánh),
để thấy được các yếu tố truyền thống và sự đa dạng của quá trình biến đổi kinh tế - xã hội ở tộc người này Về thời gian: trình bày kinh tế - xã hội truyền thống của người Thổ trước năm 1986 và những biến đổi từ sau 1986 đến nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Đề tài luận án được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội ở các dân tộc Việt Nam Luận
án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin để làm rõ sự vận động của quy luật phát triển
4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.2.1 Cách tiếp cận
- Tiếp cận liên - đa ngành
- Tiếp cận vùng văn hóa - tộc người
- Tiếp cận dưới góc nhìn chủ thể văn hoá
Trang 64.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền dã Dân tộc học là chủ yếu, với các hình thức quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, ghi âm, chụp ảnh, được áp dụng một cách linh hoạt, nhằm thu thập những tư liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Phương pháp điều tra xã hội học cũng được chú trọng thực hiện tại ba xã: Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ, trong đó mỗi xã lựa chọn một thôn để điều tra 100 hộ (tổng số phiếu điều tra là 300 hộ) Các phiếu này được xử lý bằng phần mềm SPSS
Phương pháp so sánh là phương pháp quan trọng được sử dụng trong luận án, nhằm thấy được sự biến đổi về kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở
các điểm lựa chọn nghiên cứu
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Từ góc độ Nhân học, luận án tập trung nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về những biến đổi kinh tế - xã hội của dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Từ kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra rằng, quá trình biến đổi kinh tế
- xã hội của dân tộc Thổ là do tác động trực tiếp của đường lối Đổi mới, nhất là sự vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở Thanh Hóa nói chung, huyện Như Xuân nói riêng
- Luận án góp thêm luận cứ khoa học cho việc định hướng xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Thổ ở huyện Như Xuân trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án bổ sung thêm tư liệu về dân tộc Thổ, nhất là sự biến đổi kinh
tế - xã hội ở tộc người này Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đề xuất một số chính sách trong xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc Thổ hiện nay
Trang 7Chương 2: Biến đổi về kinh tế
Chương 3: Biến đổi về xã hội
Chương 4: Các yếu tố tác động đến sự biến đổi kinh tế - xã hội và
những vấn đề đặt ra
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về sự biến đổi kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội của các dân tộc ở Việt Nam từ nghiên cứu tổng quát đến những nghiên cứu cụ thể về một tộc người
1.1.2 Nghiên cứu về người Thổ nói chung, người Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá nói riêng
Nhìn chung, các nghiên cứu về người Thổ nói chung và người Thổ ở huyện Như Xuân nói riêng tập trung vào hai mảng lớn, đó là: chỉ rõ nguồn gốc tộc người, sự phân bố dân cư (nội dung nghiên cứu này chủ yếu trước năm 1975) Khái quát một số nét trong bức tranh chung về văn hoá tộc người như nghề truyền thống, nhà ở, trang phục, cưới xin, tang ma, (nội dung nghiên cứu này chủ yếu từ sau năm 1975 đến nay) Đến nay, chưa có
Trang 8một nghiên cứu nào về sự biến đổi kinh tế - xã hội người Thổ ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá Vì vậy, thực hiện luận án này góp thêm vào việc nhận thức, đánh giá vai trò của tộc người Thổ trong sự phát triển chung của đất nước
1.2 Cơ sở lý thuyết
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Các khái niệm liên quan đến luận án bao gồm: kinh tế, xã hội, kinh tế
- xã hội, truyền thống, biến đổi kinh tế, biến đổi xã hội
1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu
Tác giả luận án vận dụng 4 lý thuyết: thuyết phát triển của R.Inglehart; thuyết chuyển dịch cơ cấu của M.Syrquin; thuyết chức năng - cấu trúc của B.Malinowski, Radcliffe - Brown và Talcott Parsons; thuyết biến đổi xã hội của August Comte
1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là các xã Yên Lễ, Cát Tân, Hóa Quỳ và được trình bày khái quát về Điều kiện tự nhiên; Dân số và sự phân bố dân cư; Thực trạng kinh tế - xã hội
Chương 2: BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ 2.1 Đặc điểm kinh tế truyền thống
2.1.1 Sở hữu, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên
Sau cách mạng tháng Tám (1945), vấn đề “người cày có ruộng” đã được giải quyết triệt để ở các vùng nông thôn miền Bắc, trong đó có người Thổ, chế độ sở hữu ruộng đất được trao cho người nông dân Bắt đầu từ năm 1961, người Thổ ở Như Xuân hình thành nên các hợp tác xã như hợp tác xã Trung Thành, hợp tác xã Yên Lợi, hợp tác xã Đon, hợp tác xã Liên Hiệp,…
2.1.2 Kinh tế nông nghiệp truyền thống
2.1.2.1 Trồng trọt
- Canh tác ruộng nước:
Trang 9Cách phân loại ruộng: người Thổ phân chia ruộng thành hai loại:
theo địa hình và theo chế độ nước Ruộng theo địa hình có ruộng gần chân núi (ruộng cao) và ruộng lầy thụt Ruộng theo chế độ nước có ruộng ngâm nước và ruộng chờ mưa Trước Cách mạng tháng Tám (1945) ở vùng người
Thổ Như Xuân ruộng còn được phân chia theo độ phì nhiêu của đất
Kỹ thuật canh tác: Làm đất những thửa ruộng cao thường được tiến
hành cày và bừa nhiều lần Ruộng lầy thụt hình thức trâu quần (ôn đất) là phổ biến Trước những năm 1960, ở Như Xuân hình thức canh tác trâu quần rất phổ biến trong cộng đồng Hệ thống công cụ sản xuất tương đối phong
phú và đa dạng bao gồm: cày, bừa, cuốc, cào, “hái cu”,“hái phát” (sau
những năm 1960, người Thổ mới sử dụng “liềm” để gặt lúa), Biện pháp
thủy lợi: với người Thổ ở huyện Như Xuân, hệ thống thủy lợi phổ biến là
mương dẫn nước, đào ao và giếng phụ để tưới tiêu Hệ thống thủy lợi truyền thống ở Như Xuân, nhất là ở người Thổ chủ yếu là mương chìm được đào rộng khoảng 40 cm nối từ xã này qua xã khác, và được kết nối với hồ, ao hoặc các con suối để dẫn nước vào ruộng Các giống lúa: trước Cách mạng tháng Tám (1945) người Thổ ở Như Xuân đã biết sử dụng hơn 40 giống lúa khác nhau Các giống lúa thường được người Thổ sử dụng như lúa tẻ, gié nghệ; lúa nếp, the, nếp củ, nếp bản… Các giống lúa này thơm và dẻo, có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với thổ nhưỡng được người dân ưa trồng Chọn giống và gieo mạ: người Thổ chọn giống lúa ở các ruộng màu
mỡ, hạt vàng và mẩy Theo kinh nghiệm, muốn hạt thóc nẩy mầm đều và khỏe thì trước khi gieo mạ sẽ ngâm thóc trong nước ấm một đêm, rồi mang
ra ủ rơm để cho hạt nhú mầm mới mang đi vãi Việc gieo mạ thường được diễn ra vào buổi chiều tối, để tránh ánh nắng Cấy: người Thổ nhổ mạ bằng tay và bó thành từng túm bằng lạt Công việc cấy lúa là của phụ nữ, nam giới ít tham gia Công việc cấy lúa diễn ra trong khoảng thời gian từ ba đến bốn ngày Nhìn chung, cấy lúa nhanh hay chậm phù thuộc vào việc các gia
đình đổi công cấy cho nhau Lịch thời vụ làm ruộng: nông lịch của người
Thổ thường không cố định và có sự linh hoạt theo thời tiết từng năm
Trang 10Chăm sóc và bảo vệ ruộng lúa: người Thổ ở Như Xuân thường sử
dụng phân gia súc, gia cầm đã được ủ tro bếp để bón lúa Ngoài ra, vào các dịp rỗi rãi, phụ nữ thường lên rừng lấy cây dại, thân mềm có tác dụng cải tạo đất về băm rồi ủ làm phân xanh Phân gia súc và phân xanh thường được bón lót trên các thửa ruộng, còn bón thúc ít khi đồng bào sử dụng Khi cấy lúa được khoảng một tháng thì bắt đầu làm cỏ Lúa gần ra đòng lại làm cỏ một lần nữa Để bảo vệ lúa, kinh nghiệm của người Thổ thường lấy cây riềng, cành cây xoan… cắm trong ruộng thì chuột sẽ không đến
Thu hoạch và bảo quản: khi mà lúa bắt đầu ngả màu vàng, người
Thổ sẽ quan sát từng ngày để đưa ra quyết định thu hoạch phù hợp nhất Thường lúa được thu hoạch vào ngày nắng để thuận lợi cho việc phơi phóng Người Thổ thường đựng thóc trong các bồ, cót được đan lát cẩn thận Những chiếc bồ, cót này sẽ được đặt ở phía bếp ngoài hoặc bếp trong và được giữ cẩn thận Có những gia đình cẩn thận hơn cho thóc vào các bao tải dứa và được treo lên phía trên cao, gần với mái nhà
- Canh tác nương rẫy:
Kĩ thuật canh tác: chọn đất ở khu vực rừng già thì người Thổ
cũng thường tìm đến những nơi đất có màu xám, đen, chất đất luôn xốp và ẩm, theo kinh nghiệm của các bậc cao niên chỗ đó đất màu mỡ, phù hợp với các loại cây trồng Khi đã chọn được cho mình một đám nương ưng ý, để tránh người khác xâm phạm, người Thổ thường lấy cuốc phát một đường có diện tích khoảng từ 1m đến 2m hoặc làm cây nêu bằng tre đặt ở đầu nương để đánh dấu đã có chủ Nông cụ: liên quan tới chặt phát bao gồm: dao, rìu, búa, trong đó dao được coi là công cụ vạn năng, chia thành hai loại là dao rựa và dao quắm Bên cạnh đó thì rìu là một công cụ để chặt cây khi mà dao không thể chặt được, còn búa để bổ những gốc cây to có trên rẫy Công cụ liên quan đến việc gieo hạt quan
trọng nhất đối với người Thổ phải kể đến cây gậy chọc lỗ (chè lè)
Ngoài ra, các nông cụ liên quan đến gieo hạt còn có sọt ngâm hạt
Trang 11giống, sọt đựng hạt giống và rổ rá Phát nương: kinh nghiệm của người Thổ, chặt những dây chằng chịt, dây mây và các cây bụi gai trước; sau đó mới đến các cây to Ở Như Xuân, người Thổ thường làm đổi công, các gia đình có nương gần nhau sẽ tập trung phát cho từng nhà để khi dọn và đốt sẽ không ảnh hưởng đến cây trồng của nhau Dọn đốt: sau khi phát khoảng một tháng người Thổ bắt đầu đi dọn và đốt nương Để tránh cháy rừng hoặc cháy sang những nương của người khác người ta thường xẻ rãnh rộng từ 1,5m đến 2m, tiếng Thổ gọi là “quẹn nương” Khi cây cối đốt xong, người ta để vài ngày sau khi than đã nguội gia đình mới đi dọn nương Gieo trồng: các giống lúa nương được người Thổ ưa
thích như ong, kén, đo, bản sậu, răng trâu… tất cả đều phù hợp
với điều kiện môi trường, khí hậu và cho năng suất ổn định Khi
gieo hạt người Thổ dùng gậy chọc lỗ (chè lè) chọc xuống đất Khi
tra hạt thường bắt đầu từ đầu nương và đi thành hàng lối để khi làm cỏ, chăm sóc, thu hoạch sẽ dễ dàng hơn Lịch thời vụ: lịch thời vụ có phần khác với canh tác ruộng nước
Chăm sóc và bảo vệ nương: ngoài việc thường xuyên phải thăm nom
nương thì một vụ cũng ít nhất phải làm cỏ từ một đến hai lần Bên cạnh đó việc đặt bẫy chim, bẫy thú và dựng hình người nộm cũng là một cách để
bảo vệ nương
Thu hoạch và bảo quản: thu hoạch lúa nương cũng tương tự như lúa
nước và nó cũng diễn ra theo đúng quy trình như vậy, người ta dùng hái để ngắt từng bông lúa rồi bó lại thành bó cầm vừa nắm tay; gánh về đập; phơi ở sân… đối với ngô thì bẻ cả bắp rồi về bóc vỏ túm lại thành bó để phơi khô, đem cất trong bồ, cót như cách bảo quản thóc
Gieo trồng luân canh, xen canh: đối với người Thổ, phương pháp này
tương đối phổ biến và nó gắn liền với nương rẫy của họ Người Thổ thường trồng xen canh bí, bầu ở đầu các nương trước khi gieo trồng lúa Ngoài ra, ở
Trang 12các nương ngô, nương sắn người Thổ thường xen canh những cây ngắn
ngày như đậu đũa, rau cải, mướp,
Làm vườn: ở người Thổ, gia đình nào cũng dành một quỹ đất cạnh
nhà để tạo cho mình những mảnh vườn riêng, được rào dậu cẩn thận Những cây lâu năm được trồng nhiều như cau, dừa, mít, chè…với mục đích lấy bóng mát, che chắn gió bão và phục vụ đời sống hằng ngày Bên cạnh
đó các cây ngắn ngày như dứa, chuối và các loại rau màu luôn được trồng tại các khoảnh vườn màu mỡ và nó là nguồn nguyên liệu phục vụ bữa ăn
2.1.2.2 Chăn nuôi
Mục đích chăn nuôi: mục đích chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, lấy sức kéo và là nguồn thức ăn cho các hoạt động tín ngưỡng, ma chay, cưới xin Vật nuôi: gia súc chủ yếu là trâu, bò, lợn và dê trâu là con vật đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp cũng như trong nghi lễ tôn giáo của người Thổ Lợn là gia súc được nuôi nhiều để bán hoặc phục vụ cho lễ cưới, ma chay, giỗ chạp, lên nhà mới,… Chọn được giống trâu tốt người Thổ có kinh nghiệm dân gian độc đáo, nếu là trâu kéo phải là loại trâu có “mõm gàu dai, tai lá mít, đít lồng bàn”, trâu sinh sản phải là “đầu thanh, mõm to, mông to, cổ nhỏ” Gia cầm chủ yếu là gà, vịt, ngan… gà thường được làm thịt khi gia đình có khách hoặc trong các đám giỗ, đám cưới,…vịt được nuôi để làm thực phẩm trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày của người Thổ và tuyệt đối nó không được dùng trong các dịp thờ cúng và nghi lễ.Kỹ thuật chăn nuôi: trâu được nuôi thả rông, thường sau mỗi vụ thu hoạch trâu được lùa vào trong rừng sống thành bầy đàn ở đó thỉnh thoảng chủ nhà mới vào thăm nom Ngoài lối chăn thả rông, trâu còn được chăn dắt theo hình thức buộc dây dài vào cọc gỗ cho gặm cỏ ở các bãi ven chân núi hoặc ven suối
2.1.3 Nghề thủ công
Đan lát: Theo kinh nghiệm của những người có thâm niên trong
nghề, sản phẩm đan lát của người Thổ khá đa dạng và phong phú phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống hằng ngày như rế để nồi, rổ đựng rau, hoặc
Trang 13những sản phẩm dùng trong sản xuất nông nghiệp như nia, nong, sàng, thúng, gàu dai…
Dệt vải: Sợi gai được dệt từ vỏ cây gai Vải sợi gai được dùng để dệt
váy, làm khăn đội đầu, thắt lưng, vỏ chăn…
2.1.4 Khai thác nguồn lợi tự nhiên
Săn bắt: không chỉ cung cấp thức ăn hằng ngày cho người Thổ mà còn là biện pháp để bảo vệ mùa màng
Hái lượm: xét về mục đích của hái lượm có thể chia ra hai hình thức
là hái lượm để bổ sung vào cơ cấu bữa ăn (cây củ có tinh bột) và hái lượm các loại thảo dược, cây gỗ
2.2 Những biến đổi về kinh tế
2.2.1 Biến đổi về sở hữu, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên
Trải qua các giai đoạn thực hiện Luật Đất đai (1988, 1993, 2013), hiện nay người Thổ ở Như Xuân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Người Thổ huyện Như Xuân quan niệm tài nguyên thiên nhiên bao gồm: đất, nước, khoáng sản và rừng Phần lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên đều nằm trong quyền sở hữu và sử dụng đất, và nó cũng gắn liền với những biến động của lịch sử Tài nguyên đất của người Thổ gồm có ba loại: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa qua sử dụng
2.2.2 Biến đổi kinh tế nông nghiệp
2.2.2.1 Biến đổi về trồng trọt
- Canh tác ruộng nước:
Các giống lúa mới: trước năm 1986, giống lúa truyền thống được sử
dụng phổ biến Giống lúa tẻ có: dự, gié nghệ, ; giống lúa nếp có: trứng the, nếp củ, nếp bản, nếp Mường Hiện nay, người Thổ đã sử dụng giống lúa mới và trồng đại trà như lúa lai Đ.ưu 527, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Nhị ưu
69, TH3 - 3, Khang dân 18, Hương thơm, Kỹ thuật canh tác: bên cạnh
việc duy trì sử dụng các hình thức canh tác cổ truyền như trâu quần, gieo
mạ, cấy… người dân đã bắt đầu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nếu trước đây canh tác trâu quần (ôn đất) là chủ yếu thì hiện