1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC - TÍNH TẤT YẾU BIỆN CHỨNG GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

25 605 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Sự đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng, một bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học nói riêng và trong lịch sử nhân loại nói chung, nó là sản phẩm, là tinh hoa của nhân loại, là toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển xã hội. Mỗi một học thuyết, mỗi một hình thái ý thức ra đời nó đều dựa trên cơ sở tồn tại của nó, đối với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng được gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên

Trang 1

MỞ ĐẦU

Sự đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng, một bước ngoặt cách mạng vĩđại trong lịch sử triết học nói riêng và trong lịch sử nhân loại nói chung, nó làsản phẩm, là tinh hoa của nhân loại, là toàn bộ tiến trình lịch sử phát triển xãhội Mỗi một học thuyết, mỗi một hình thái ý thức ra đời nó đều dựa trên cơ

sở tồn tại của nó, đối với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng được gắnliền với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự phát triểncủa phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, cùng với

sự phát triển của khoa học tự nhiên

Những năm 40 của thế kỷ XIX, sự phát triển của khoa học tự nhiên, nhất

là vật lý học đã đem lại rất nhiều tài liệu phong phú để chứng minh tính chấtthiếu sót, tính phiến diện và chật hẹp của phương pháp tư duy máy móc siêuhình của chủ nghĩa duy vật trước Mác Sự phát triển của khoa học tự nhiên đãđặt ra vấn đề rất cần thiết phải xây dựng một thế giới quan duy vật biệnchứng Nghiên cứu lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật và sự ra đời củachủ nghĩa duy vật biện chứng, có thể thấy rằng, mỗi bước phát triển, mỗithành tựu của khoa học tự nhiên đều gắn với mỗi bước tiến của triết học duyvật và đều là sự tích luỹ những tiền đề, là sự thai nghén, chuẩn bị cho sự rađời của chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy

vật Chính vì vậy, nghiên cứu, làm rõ vấn đề “Tính tất yếu quan hệ biện

chứng giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên Ý nghĩa đối với vấn đề bảo vệ, phát triển Triết học Mác – Lênin trong giai đoạn hiện nay” là cơ sở để chúng ta khẳng định chủ nghĩa duy vật biện chứng và

khoa học tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít trong sự ra đời củachủ nghĩa duy vật biện chứng cũng như sự phát triển của khoa học tự nhiên,đồng thời là cơ sở để khẳng định tính tất yếu phải bảo vệ, phát triển Triết họcMác – Lênin trong tình hình hiện nay

Trang 2

NỘI DUNG

1 Tính tất yếu quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên

1.1 Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa duy vật

Theo ph.Ph.Ăng ghen, ngay từ thời cổ xưa, con người đã gặp phải một

số vấn đề về quan hệ giữa linh hồn của con người và thể xác của nó Từ việcgiải thích những giấc mơ, người ta đi tới quan niệm về sự tách giữa linh hồn

và thể xác, về sự bất tử của linh hồn Từ đó nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linhhồn của con người với thế giới bên ngoài Khi triết học ra đời, nó không thểkhông giải quyết những vấn đề đó Với tư duy triết học, vấn đề dược đặt ravới tầm khái quát cao hơn, đó là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm

và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn cơ bản của triết học “Vấn

đề cơ bản lớn của mọi triết học,đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệgiữa tư duy và tồn tại”1 Vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức

và vật chất được gọi là “vấn đề cơ bản lớn” hay “vấn đề tối cao” của triết học

vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn

đề khác của triết học Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học sẽ là tiêuchuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của

họ Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Thứ nhất đó là giữa vật chất và ýthức cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định? Thứ hai: ý thứccủa chúng ta có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan không? Nói cáchkhác, con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? Việc giải quyếtmặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành haitrường phái lớn Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước

và quyết định ý thức của con người được gọi là nhà duy vật Ngược lại, nhữngngười cho rằng ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các nhàduy tâm Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại, khi triết học mới

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H 1995, t21, tr403

Trang 3

bắt đầu hình thành Từ đó đến nay lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vậtluôn gắn liền với lịch sử của khoa học và thực tiễn Nó đã trải qua nhiều hìnhthức khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau ở chỗ coi vật chất là cái cótrước và quyết định ý thức, đều xuất phát từ bản thân thế giới để giải thích thếgiới.

Hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật chất phác,ngây thơ thời cổ đại Nó xuất hiện ở nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở Ấn

Độ, Trung Quốc và Hy Lạp Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nóichung là đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ, chất phác, vì chủ yếu dựa vàocác quan sát trực tiếp, chưa dựa vào thành tựu của các bộ môn khoa họcchuyên ngành, vì các bộ môn khoa học chuyên ngành lúc đó chưa phát triển.Hình thức thứ hai là chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII-XVIII Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của cơ học khiến cho quan điểm xemxét thế giới theo kiểu máy móc chiếm địa vị thống trị và tác động mạnh mẽđến các nhà duy vật Họ xem xét giới tự nhiên và con người chỉ như hệ thốngmáy móc, siêu hình vì họ chỉ thấy sự vật trong trạng thái biệt lập, ngưngđọng, không vận động không phát triển Quá trình khắc phục các thiếu sótmáy móc siêu hình, và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội của chủnghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII cũng đồng thời là quá trình ra đời hình thứcthứ ba của chủ nghĩa duy vật - đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.2 Nguyên nhân dẫn đến tính chất máy móc, siêu hình của chủ nghĩa duy vật ở thế kỷ XVII-XVIII

Vào thế kỷ XVII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở nhiều nướcTây Âu đã hình thành hầu hết trong lòng xã hội phong kiến Cùng với sự pháthiện ra châu Mỹ con đường hằng hải vòng quanh châu phi tạo cho giai cấp tưsản đang lên môi trường hoạt động mới Thị trường ấn Độ, và Trung Quốcrộng lớn, việc chiếm châu Mỹ làm thuộc địa, việc tăng thêm số phương tiệntrao đổi và số lượng hàng hoá đã đem lại cho thương nghiệp, và công nghiệp

Trang 4

hằng hải một đà phát triển chưa từng có, do đó đã làm cho các yếu tố trong xãhội phát triển, sự phát triển của phương thức tư bản chủ nghĩa đã dẫn tớinhững biến đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội và sự phát triển nhanhchóng của khoa học tự nhiên Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khôngthoả mãn với những kiến thức khoa học tự nhiên còn ở tình trạng chưa đầy

đủ, sơ khai, chưa sâu sắc,chưa cụ thể đã có từ trước Người ta không thể dựavào kinh nghiệm đi biển thông thường và thuyền gỗ để chuyên trở khối lượnghàng hoá lớn vượt đại dương, trái lại, cần phải có phương tiện đảm bảo kỹthuật, đòi hỏi phải có kỹ thuật đóng tàu mới, có máy móc mới để sản xuấtnhằm tăng năng lực sản xuất và trao đổi hàng hoá với mục đích cuối cùng làtăng lợi nhuận ngày càng nhiều hơn cho nhà tư bản Thực tế đó, đòi hỏi khoahọc tự nhiên như cơ học toán học, thiên văn học, vật lý học, hoá học, sinh vậthọc …phải có bước phát triển mới

Từ nhu cầu của sản xuất và buôn bán thời kỳ đó, đã thúc đẩy sự pháttriển chưa từng có của khoa học tự nhiên Đúng như Ăngghen đã từng nhậnxét: khi thực tiễn sản xuất có nhu cầu thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơnmười lần các trường đại học Khoa học thời kỳ này dần dần tách khỏi triết học

và trở thành những ngành khoa học độc lập, có phương pháp nghiên cứu thậtchi tiết, cụ thể tỷ mỉ, nhằm phát hiện ra những thuộc tính, tính chất, quy luậtcủa vật chất như tính năng độ bền, tác dụng của vật liệu…sự phát triển đó củakhoa học tự nhiên với những thành tựu rực rỡ mà nó mang lại Ăngghen đãchỉ ra “sự phát triển của các ngành khoa học cũng tiến được những bướckhổng lồ và ngày càng mạnh mẽ lên có thể nói là tỷ lệ với bình phương củakhoảng cách (tính theo thời gian) kể từ khởi điểm Hình như là lúc nào đó,cần phải chứng minh cho thiên hạ thấy rằng từ nay, cái sản phẩm cao nhất củavật chất hữu cơ, tức là trí tuệ của con người, tuân theo một quy luật vận độngngược lại với quy luật vận động của vật chất vô cơ”1 Sự phát triển đó củakhoa học tự nhiên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nhiều mặt của

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H 1994, t20, tr461

Trang 5

xã hội, nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất mà giai cấp tư sản là ngườiđại diện trong thời kỳ đó Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen

đã đánh giá rất cao sự phát triển chưa từng có của sản xuất vật chất dưới chủnghĩa tư bản “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ

đã tạo ra những lực lượng sản xuất và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cảcác thế hệ trước cộng lại”1 Nhưng khoa học tự nhiên phát triển trong thời kỳnày là khoa học thực nghiệm, thí nghiệm mà Phran xi Bêcơn (1561- 1626)người sáng lập duy vật Anh Bêcơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thếgiới vật chất, khoa học không biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất,ngoài giới tự nhiên Ông cho rằng con người cần phải thống trị, phải làm chủgiới tự nhiên Điều đó có thực hiện được không tất cả điều đó phụ thuộc vào

sự hiểu biết của con người Bêcơn cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh làtri thức Do đó, cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượngnghiên cứu nhằm biến giới tự nhiên thành “giang sơn” của con người Tuynhiên, ông lại đi sâu nghiên cứu từng đối tượng vật chất, từng mặt, từng thuộctính của nó Nhận xét về triết học duy vật của Bê Cơn, Mác viết “ở Bêcơn,người đầu tiên sáng tạo ra nó, chủ nghĩa duy vật còn che giấu, dưới nhữnghình thức ngây thơ, những mầm mống của sự phát triển mọi mặt Vật chấtmỉm cười với toàn bộ con người, trong vẻ lộng lẫy của cái cảm tính nên thơcủa nó”2 Song, chủ nghĩa duy vật của Bê Cơn là chủ nghĩa duy vật siêu hình.Ông quy sự vận động của vật chất thành sự lặp lại vĩnh viễn những hình thứcbất biến Hay Hốpxơ là một nhà duy vật cơ học điển hình Ông coi cơ học vàtoán học là mẫu mực của bất kỳ tư duy khoa học nào Hốpxơ coi giới tự nhiên

là tổng số các vật thể có quảng tính với những khác biệt về kích thước, hìnhdáng, vị rí và vận động Theo ông, vận động là thay đổi vị trí của các vật thể.Ông giải thích nguồn gốc của vận động là sự tác động của vật thể này lên vậtthể khác qua va chạm đầu tiên Hốpxơ liên hệ hình thức vận động cao nhất

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H 1995, t1 , tr603

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H 1995, t2, tr195-196

Trang 6

của vật thể với hình thức cơ học giản đơn Chính là nhà cơ học, cho nên ôngkhông thấy đặc điểm riêng của giới hữu cơ Ông cho rằng trái tim là gì, nếukhông phải là chiếc lò xo, dây thần kinh là gì, nếu không phải là những sợidây chỉ, còn khớp xương là gì, nếu không phải là những bánh xe làm cho cơthể chuyển động Và thành tựu rực rỡ nhất của nó là cơ học, được thể hiệnđầy đủ trong hệ thống cơ học của Niu Tơn Trên một mức độ nhất định,phương pháp thực nghiệm hiện đại thế kỷ XVII- XVIII và những thành tựurực rỡ của cơ học đã ảnh hưởng đến lĩnh vực triết học Chính vì vậy đã xuấthiện phương pháp tư duy siêu hình, máy móc và chủ nghĩa duy vật đã trởthành máy móc, siêu hình về tự nhiên Vậy tại sao sự phát triển của khoa học

tự nhiên lại có được kết quả như vậy? Có phải do nội dung biện chứng kháchquan trong các phát minh khoa học quy định hay do một nguyên nhân nàokhác

Như chúng ta đã thấy rằng ngay từ thời kỳ cổ đại, các nhà triết học đã đimuốn xây dựng một bức tranh tổng quát về các hiện tượng và đối tượng trong

tự nhiên và họ đã làm được điều đó Họ cho rằng thế giới là một chỉnh thể cómối quan hệ với nhau, điều đó hoàn toàn là đúng tuy nhiên họ không thấy vìsao có mối liên hệ đó, không thấy nguyên nhân của mối liên hệ Những phátbiểu của họ là đúng nhưng lại mờ nhạt, thiếu những cơ sở khoa học xác đáng

mà chỉ dựa trên những cơ sở phỏng đoán và những trực kiến thiên tài mà thôi.Chính vì vậy bức tranh do chủ nghĩa duy vật cổ đại không thể nào đáp ứngđược nhu cầu của sản xuất và việc giải phóng con người và tư duy con ngườikhỏi chủ nghĩa kinh viện và nhà thờ Điều đó đặt ra là phải xây dựng đượcmột thế giới quan mới khắc phục được tính chất thiếu cơ sở khoa học của chủnghĩa duy vật cổ đại và chủ nghĩa duy tâm tôn giáo của chủ nghĩa kinh viện.Thế giới quan đó phải được xây dựng trên cơ sở , những bằng chứng khoahọc, vì vậy ở trong thời kỳ đó chỉ có cơ học là phát triển đến đỉnh cao, còncác ngành khác của khoa học thì vẫn ở thời kỳ ấu trĩ, nó chưa vượt qua khỏi

Trang 7

giới hạn của trình độ phát triển lúc ban đầu của nó Mặt khác cơ học do đã đạtđược tính hệ thống hoàn chỉnh, nó được ứng dụng một cách hết sức rộng rãitrong đời sống, trong sản xuất, nhất là trong sản xuất công nghiệp và nó đã cóđóng góp trực tiếp đưa lại bước phát triển rất dài và rất cao của lực lượng sảnxuất Do vậy, cơ học được coi là khoa học có vị trí thống trị trong thời kỳ này.

Cơ học được coi là chỗ dựa tin cậy nhất, chính xác nhất của nhiều nhà triếthọc trong việc xây dựng hệ thống triết học Đề-các-tơ, một trong những nhàsáng lập ra triết học cận đại đã tìm cách xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh

về thế giới quan khoa học dựa trên nguyên lý cơ học Điều đó đã dẫn

Đề-các-tơ đến những quan điểm “máy móc’ về tự nhiên Ông cho rằng, thế giới vềbản chất là vật chất, tồn tại ở chỗ và chỉ ở chỗ chúng có quảng tính, và sự biếnđổi xảy ra trong vật chất đều qui vào sự di chuyển của các vật thể trong khônggian từ vị trí này sang vị trí khác, tức là đều qui vào chuyển động cơ học.Quan điểm máy móc ấy về tự nhiên đã được thể hiện một cách đầy đủ nhấttrong tác phẩm của Niu Tơn, trong thời kỳ đó nó đóng một vai trò tích cựctrong cuộc đấu tranh chủ nghĩa kinh viện và đã được áp dụng một cách cóhiệu quả trong cơ học trong trái đất và cơ học thiên thể Chính vì vị trí của nótrong khoa học và vai trò của nó trong đời sống, trong sản xuất, cơ học đã làmcho các nhà khoa học thời kỳ đó tưởng rằng tất cả các hiện tượng tự nhiên đều

có thể giải thích được trên cơ sở các nguyên lý cơ học và trong khuôn khổ cácđịnh luật chung của cơ học Thực ra, như chúng đã biết, các định luật cơ họcphản ánh những đặc điểm chỉ của một lĩnh vực hiện tượng của tự nhiên.Nhưng khuôn khổ trật hẹp ấy của các định luật cơ học đã bị các nhà khoa họ,các nhà triết học thời kỳ đó xoá bỏ và nâng các định luật ấy lên thành qui luậtphổ biến của tự nhiên, và chuyển động cơ học thì do đó mà được coi là hìnhthức duy nhất và cơ bản của sự vận động của giới tự nhiên Vì vậy, tính chấtmáy móc, siêu hình được sinh ra Đây là đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa duyvật hay những quan điểm về tự nhiên thời kỳ này Đặc điểm nổi bật khác của

Trang 8

những quan điểm về tự nhiên trong thời kỳ này là tính hạn chế siêu hình, máymóc, là chủ nghĩa duy vật siêu hình Vậy, cái gì là nguyên nhân trực tiếp dẫnđến sự ra đời của chủ nghĩa duy vật siêu hình? Chúng ta thấy rằng, trong thời

kỳ này, việc nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm đã phát triển hết sứcmạnh mẽ và nó đã giành được một vị trí hết sức xứng đáng trong khoa học

Một mặt, phương pháp thực nghiệm được truyền bá rộng rãi trong khoa

học tự nhiên, chính điều đó đã thúc đẩy việc nghiên cứu tự nhiên một cáchmạnh mẽ, chính xác và nghiêm túc, vì vậy nó đã giúp vào việc giải phóngkhoa học tự nhiên khỏi ảnh hưởng của nhà thờ, tôn giáo, cũng nhờ đó màkhoa học tự nhiên dã tích luỹ được một lượng tri thức vô cùng to lớn đúngnhư Ăngghen đã nhận xét “Khoa học tự nhiên kinh nghiệm đã tích luỹ đượcmột khối lượng tài liệu chính diện to lớn đến nỗi ngày nay tuyệt đối bức thiếtphải sắp xếp những tài liệu ấy lại một cách có hệ thống và dựa vào mối liên

hệ nội tại của chúng trong lĩnh vực riêng biệt”1 Và chính vì vậy mà khoa học

tự nhiên nói chung và khoa học thực nghiệm nói riêng đã có những đóng gópxứng đáng vào sản xuất công nghiệp, các kết quả nghiên cứu khoa học bằngthực nghiệm trong cơ học, hoá học, sinh vật học, quang học…được ứng dụngvào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đã đưa lại bước phát triển vượt bậccủa lực lượng sản xuất Đồng thời khoa học thực nghiệm còn đóng vai tròquan trọng trong việc chống lại sự thống trị, sự ảnh hưởng của chủ nghĩa kinhviện, nó làm cho giáo lý, giáo điều, tín điều của tôn giáo bị tiêu tan thành mâykhói, và nó tạo ra một khối lượng tài liệu khoa học khổng lồ làm cơ sở nềntảng cho sự phát triển của khoa học giai đoạn kế tiếp

Như vậy, chúng ta thấy rằng trong thế kỷ XVII-XVIII, xét về trình độphát triển thì cơ học chiếm một vị trí quan trọng, xét về phương pháp nghiêncứu thì phương pháp thực nghiệm khoa học trở thành phương pháp phổ biến.Tuy nhiên sự truyền bá rộng rãi phương pháp thực nghiệm khoa học và những

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H1994, t20, tr487

Trang 9

thành tựu to lớn mà nó đem lại trong thời kỳ này đã dẫn đến sự chín muồi chomột quan điểm cho rằng sự phân cắt tự nhiên ra thành từng mảnh riêng rẽ,không có mối liên hệ, là phương thức duy nhất và phổ biến của sự nghiên cứukhoa học, là cơ sở của lý luận nhận thức Vì vậy mà có thói quen là xem xétnhững sự vật tự nhiên và quá trình tự nhiên trong thái biệt lập của chúng, ởbên ngoài mối liên hệ to lớn chung, và do đó không xem xét chúng trongtrạng thái vận động mà xem xét trong trạng thái tĩnh, không coi chúng về cơbản là biến đổi mà coi chúng là vĩnh viễn không biến đổi, không xem xétchúng trong trạng thái sống mà xem xét chúng trong trạng thái chết Phươngpháp nhận thức ấy được Bêcơn và Lốc-cơ đưa từ khoa học tự nhiên vào triếthọc thì nó tạo ra tính hạn chế đặc thù của những thế kỷ gần đây, tức làphương pháp siêu hình Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và sự phảnánh của chúng trong tư duy, tức là những khái niệm, đều là những đối tượngnghiên cứu riêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn, phải được xem xét cái nàybên cạnh cái kia Tiêu điểm của quan niệm siêu hình về các hiện tượng tựnhiên là những quan điểm về tính tuyệt đối không biến đổi về tự nhiên, cáchiện tượng và các đối tượng về tự nhiên, được xem xét là tồn tại vĩnh viễn,không biến đổi, không có mối liên hệ với nhau,độc lập tuyệt đối với nhau.Theo quan điểm này thì dẫu cho bản thân giới tự nhiên xuất hiện bằng cáchnào chăng nữa, nhưng một khi nó đã có rồi thì nó vĩnh viễn không thay đổi,chừng nào nó còn tồn tại các loài thực vật và động vật sinh ra như thuyết nàothì cứ vĩnh viễn như thế không thay đổi, cái giống nhau bao giời cũng sinh racái giống nhau, không có một sự phát triển nào trong giới tự nhiên Nhà siêuhình học suy nghĩ bằng những sự tương phản hoàn toàn trực tiếp, họ nói có là

có, ngoài cái đó ra là trò xảo quyệt Theo Ăngghen thì “khoa học tự nhiên củađầu thế kỷ XVIII đã vươn cao hơn thời cổ Hy Lạp về mặt khối lượng kiếnthức và ngay cả về mặt phân loại các tài liệu của mình bao nhiêu thì về mặtnắm vững những tài liệu trên lý luận, về mặt quan niệm tổng quát giới tự

Trang 10

nhiên, nó lại kém thời đó bấy nhiêu”1 Đó chính là nguyên nhân đưa các nhàkhoa học tự nhiên và các nhà triết học thời kỳ đó rơi vào chủ nghĩa duy vậtsiêu hình Với quan điểm siêu hình về tự nhiên, người ta không thấy được sựliên hệ, sự mâu thuẫn bên trong, sự chuyển hoá của các sự vật, không thấyxung lực bên trong của sự vận động Chính vì vậy, Ăngghen đã viết “ở bất cứđâu, nó cũng đi tìm và tìm thấy rằng nguyên nhân cuối cùng là sự thúc đẩy từbên ngoài, một sự thúc đẩy không thể giải thích được từ bản thân giới tựnhiên”2 Đó là cái “hích của thượng đế” và thế là với quan điểm siêu hình, với

“cái hích đầu tiên” khoa học tự nhiên vào thời kỳ này lại rơi vào thần học Dovậy, Ăngghen đã có kết luận hết sức xác đáng về khoa học thời kỳ này đó là

“Vào đầu thời kỳ đó Cô-péc-ních đã gửi cho thần học một bức thư đoạn tuyệt,Niu-tơn kết thúc thời kỳ đó bằng cái định đề về cái hích đầu tiên của chúa”38

Từ nội dung được trình bày ở trên, có thể thấy rằng, cái quyết định tính chấtmáy móc, siêu hình của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII không phải donội dung của các phát minh khoa học cái hàng ngày hàng giờ đang vạch ratính chất biện chứng của thế giới, mà là do trình độ phát triển của khoa học tựnhiên thời kỳ đó, dẫn đến sự thống trị của cơ học trong khoa học và vai trò tolớn của phương pháp thực nghiệm kha học trong nghiên cứu khoa học Địa vịthống trị của cơ học, trong khoa học đã làm cho các nhà triết học, lầm tưởngcác định luật của cơ học là định luật vạn năng, chi phối mọi lĩnh vực tự nhiên,điều đó dẫn người ta đến chủ nghĩa máy móc Còn tính phổ biến và vai tròcủa phương pháp thực nghiệm khoa học, một phương pháp chia nhỏ thế giới,

để nghiên cứu một cách chính xác các thuộc tính, tính năng …của từng sự vậthiện tượng, và quá trình riêng lẻ đã dẫn các nhà triết học, và các nhà khoa học

tự nhiên, đến với chủ nghĩa duy vật siêu hình Ở đây, cũng cần chỉ rõ rằngphương pháp thực nghiệm khoa học và cơ học không phải là cơ sở khoa học

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H1994, t20, tr464

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H1994, t20, tr464

3 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H1994, t20, tr464-465

Trang 11

tự nhiên của chủ nghĩa siêu hình máy móc Các quan điểm siêu hình, máymóc, về tự nhiên ra đời là do người ta đã đề ra các quan điểm đó một cách tuỳtiện, chủ quan Trong đó, người ta đã biến quy luật đặc thù của cơ học thànhquy luật phổ biến của vũ trụ, biến một phương pháp đặc thù trong nghiên cứukhoa học, thành phương pháp phổ biến và nguyên tắc chung nhất để nhậnthức thế giới, và cuối cùng đi tới chia cắt thế giới, biến giới tự nhiên thànhmột tập hợp hỗn độn các sự vật, hiện tượng.

Mặt khác, cũng cần thấy rằng việc truyền bá rộng rãi và củng cố những

quan điểm siêu hình máy móc làm cho nó trở thành quan điểm thống trị trongtriết học và khoa học tự nhiên thời kỳ đó, và cũng vì xuất phát từ lợi ích củagiai cấp tư sản quyết định Giai cấp tư sản sử dụng quan điểm siêu hình máymóc làm cơ sở lý luận và tư tưởng, để nói lên rằng chế độ tư bản là vĩnh viễnkhông thể thay đổi được Họ đã đưa ra vấn đề đó một cách khéo léo vào trongtriết học và khoa học tự nhiên Như vậy, nguyên nhân của sự ra đời của chủnghĩa duy vật máy móc, siêu hình ở thế kỷ XVII-XVIII đã được làm sáng tỏ.Chúng ta cần thấy rằng, tuy tính chất và trình độ phát triển của khoa học tựnhiên ở thế kỷ XVII-XIII đã quyết định sự ra đời của những quan điểm siêuhình, máy móc về tự nhiên, nhưng nội dung khoa học của nó, lại có tính chấtduy vật biện chứng, chỉ có điều nó phản ánh tính chất biện chứng và các quyluật khách quan của giới tự nhiên ở chừng mực khác nhau mà thôi Có thểthấy rõ điều đó ngay trong các thành tựu của cơ học một môn khoa học đượcxem là thủ phạm đưa các nhà triết học xa lầy vào chủ nghĩa siêu hình, máymóc Thuyết nhật tâm của Cô-péc-níc và những định luật chuyển động củacác hành tinh đã đem lại nhiều cơ sở vững vàng để nhận mối liên hệ qua lại,

sự tác động lẫn nhau trong quá trình tồn tại, vận động của các thiên thể trong

hệ mặt trời Cơ học của Niu-tơn đã phát hiện những định luật tổng quát củamột trong những hình thức vận động của vật chất, tất cả những điều ấy nói lênrằng cơ học (vĩ mô) đã phản ánh được những yếu tố nhát định của phép biện

Trang 12

chứng khách quan của tự nhiên Từ đó, có thể nhận định rằng khoa học khôngbao giời là kẻ thù của phép biện chứng, mà những bí mật trong phép biệnchứng của tự nhiên luôn luôn và dần dần được hé mở bởi những phát kiếnkhoa học và sự tiến bộ của khoa học

1.3 Những tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Từ sự phân tích ở trên, và dẫn chứng Cô-péc-ních đã chia tay thần họcbằng lá thư đoạn tuyệt, thì Niu-tơn lại đến với chúa bằng “cái hích đầu tiên”.Điều đó nói lên tính hạn chế, tính chật hẹp và sự sai lầm của quan điểm máymóc, siêu hình về tự nhiên Khoa học không thể tiến lên được nếu một lần nữakhông dũng cảm chia tay với chúa, chia tay với quan điểm siêu hình máy móc

đó của các nhà triết học và các nhà khoa học Do quan điểm siêu hình máymóc về tự nhiên, cho nên ngay từ đầu quan niệm ấy đã để cho thần học một vịtrí trong khoa học Các nhà tự nhiên không thể giải thích được thế giới bằngbản thân nó, chừng nào chủ nghĩa duy vật của họ còn nằm trong khuôn khổhạn chế của phép siêu hình và chủ nghĩa máy móc về tự nhiên Do chỗ quanniệm máy móc siêu hình về tự nhiên, quy mọi sự vận động của thế giới vàovận động cơ học và các định luật của cơ học trở thành các định luật vạn năngcho nên các nhà triết học và khoa học thời kỳ ấy, không lý giải được nguồngốc của sự vận động phát triển của vạn vật trong vũ trụ Từ chỗ cho rằng vậnđộng của vạn vật chỉ là vận động cơ học, các nhà cơ học buộc phải tìmnguyên nhân bên ngoài để lý giải sự vận động ấy, và nguyên nhân ấy khôngphải là cái gì khác ngoài thượng đế Đó chính là sự bế tắc, sự chật hẹp, sự hạnchế của quan niệm siêu hình máy móc về tự nhiên Để có cái nhìn nhận đúngđắn hơn và khách quan hơn đòi hỏi cần phải phá bỏ cách suy nghĩ đó để cứuchủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, cải tạo chủ nghĩa duy vật ấy thành duyvật triệt để, chân chính, làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành thế giới quankhoa học, mở ra con đường rộng lớn và phương hướng đúng đắn cho khoa

Ngày đăng: 04/09/2016, 22:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb Lý Luận Chính Trị, HN.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học
Nhà XB: Nxb Lý Luận Chính Trị
1. C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H 1995, tập 1 Khác
2. C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H 1995, tập 2 Khác
3. C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H 1994, tập 20 Khác
4. C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb.CTQG,H 1995, tập 21 Khác
6. Lịch sử triết học, GS,TS. Nguyễn Hữu Vui, Nxb CTQG, HN.2004 7. Triết học hỏi và đáp, Trường Đại học quốc gia Lômônôxốp, GS. E.E Nexmeyanov, Nxb Đà Nẵng.2002 Khác
9. Lịch sử triết học, PGS.Vũ Ngọc Pha, Nxb Thống Kê.2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w