1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biên soạn tài liệu“thuật ngữ anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh” cho nhóm môn học thiết kế trang phục

212 571 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 10,47 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu:  Nghiên cứu, sưu tầm và soạn thảo một bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh cho nhóm môn học thiết kế trang phục có giá trị khoa học và tính ứng

Trang 1

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU“THUẬT NGỮ ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH BẰNG HÌNH ẢNH” CHO NHÓM MÔN HỌC THIẾT KẾ TRANG PHỤC

MÃ SỐ: T2011 - 103

S 0 9

S 0 2

S KC 0 0 3 2 8 2

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

MÃ SỐ: T2011-103

Chủ nhiệm đề tài: ThS TRẦN THANH HƯƠNG

-TP HCM, tháng 11/2011-

Trang 3

KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG

MÃ SỐ: T2011-103

Chủ nhiệm đề tài: ThS TRẦN THANH HƯƠNG

-TP HCM, tháng 11/2011-

Trang 4

MỤC LỤC

Phần Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ Anh văn

Phần 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc biên soạn thuật ngữ Anh văn

III Những điều kiện hay kỹ năng cơ bản cho một người làm công tác

Trang 5

Chương II: Cơ sở thực tiễn 29

I Thực trạng về vấn đề đào tạo Anh văn chuyên ngành trong

I.1 Tình trạng chung về đào tạo AVCN trong các trường đại học 29 I.2 Thực trạng đào tạo ngành công nghệ may tại trường Đại học

Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh 32

II Sự cấp thiết của việc soạn thảo bộ tài liệu AVCN may bằng hình ảnh

cho nhóm môn học TKTP tại K.CNM&TT trường Đại học

Phần 2: Soạn thảo bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành may bằng hình ảnh cho nhóm môn học Thiết kế trang phục 36

Chương I: Phân tích các đặc điểm hình thành nên bộ tài liệu thuật ngữ

AVCN may bằng hình ảnh cho nhóm môn học TKTP 37

I Nghiên cứu các tai liệu thuật ngữ AVCN bằng hình ảnh

II Phân tích các đặc điểm cần có của bộ tài liệu AVCN may bằng

hình ảnh cho nhóm môn học TKTP tại K.CNM&TT

trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM 42

Chương II Triển khai thực hiện việc biên soạn bộ tài liệu Thuật ngữ

AVCN may bằng hình ảnh cho nhóm môn học thiết kế trang phục 45

I Tìm hiểu nhu cầu của Cán bộ kỹ thuật ngành may 45

II Tìm hiểu nhu cầu của Giáo viên và Sinh viên ngành may 46

V Biên soạn nội dung cho các đề mục của tài liệu 48

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AVCN: Anh văn chuyên ngảnh CBKTNM: Cán bộ kỹ thuật ngành may ĐHSPKT: Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật K.CNM&TT: Khoa Công nghệ May và Thời trang NPTC: Ngữ Pháp toàn cầu

TKTP: Thiết kế trang phục

Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CN MAY & TT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp HCM, ngày 20 tháng 11 năm 2011

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: : Biên soạn tài liệu” Thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình

ảnh” cho nhóm môn học Thiết kế trang phục

- Mã số: T2011-103

- Chủ nhiệm: ThS Trần Thanh Hương

- Cơ quan chủ trì: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian thực hiện: 1 năm

 Giới thịệu một số chi tiết trên sản phẩm may

 Cách đo sản phẩm khi tiến hành thiết kế

3 Tính mới và sáng tạo:

Trang 8

 Hệ thống kiến thức Anh văn chuyên ngành cho nhóm môn học thiết kế trang phục theo cách phân loại, các dạng đường may, chi tiết trên sản phẩm may và cách đo khi tiến hành thiết kế

 Đề xuất các thuật ngữ tương ứng với các hình ảnh, làm tăng tính trực quan, tính chính xác và tính khoa học cho việc tích lũy kiến thức của sinh viên ngành may Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt được trình bày dưới dạng song ngữ, giúp người đọc giúp người đọc hiểu kỹ hơn về các từ vựng đang tiếp cận

 Là tài liệu đầu tiên trong lĩnh vực thuật ngữ Anh văn chuyên ngành may ở Việt nam, có thể đáp ứng nhanh nhu cầu tra tìm thông tin về từ vựng chuyên ngành, cung cấp số lượng lớn thuật ngữ Anh văn chuyên ngành may bằng hình ảnh, được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, được biên dịch bằng kiến thức của chuyên gia có kinh nghiệm

4 Kết quả nghiên cứu:

 Nghiên cứu, sưu tầm và soạn thảo một bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh cho nhóm môn học thiết kế trang phục có giá trị khoa học và tính ứng dụng cao

 Bộ tài liệu đáp ứng tốt nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của Cán bộ Kỹ thuật ngành may, Giáo viên và sinh viên chuyên ngành may, là một tài liệu tham khảo tốt cho quá trình đào tạo môn học Anh văn chuyên ngành và các môn học Thiết kế trang phục trong các trường trung cấp, cao đẳng và đại học chuyên ngành may

 Bộ tài liệu giúp người xem giảm thiểu thời gian nghiên cứu, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đọc, dịch, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình triển khai các đơn hàng

 Cung cấp số lượng lớn từ vựng và thuật ngữ Anh văn chuyên ngành ở cả hai dạng tiếng Anh và tiếng Việt, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau

Trang 9

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

 Đề tài là một tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn cao trong lĩnh vực nghiên cứu về thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh cho Cán bộ

kỹ thuật ngành may, cho Giáo viên và Sinh viên ngành may

 Người đọc có thể tự học, tự nghiên cứu thông qua quá trình đọc tài liệu và đối chiếu với các hình ảnh tương ứng; áp dụng ngay vào công việc một cách

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VỀ THUẬT NGỮ ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH MAY

1

Trang 11

I NÊU VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, ngành may nói riêng và dệt may nói chung đã có những

sự đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong bước đi ban đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà Ngành đã giải quyết việc làm cho lực lượng lao động đông đảo của cả nước, chủ yếu là lao động nữ; cung cấp sản phẩm cần thiết cho nhu cầu cơ bản của con người ngày càng phong phú và đa dạng, mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm cao Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, bên cạnh những thuận lợi trong môi trường kinh doanh như: nguồn lao động dồi dào, giá cả sức lao động rẻ; mỗi loại hình doanh nghiệp có thế mạnh riêng về kỹ năng chuyên môn, về cơ sở vật chất; được chính phủ quan tâm giúp đỡ nhiều mặt,v.v; ngành may Việt Nam còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua mới có thể đứng vững trên thị trường, nhất là xu hướng hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu Những thách thức cơ bản đối với ngành may hiện nay là: nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tỉ lệ hàng may gia công xuất khẩu còn cao so với hàng tự doanh, sản phẩm may chưa có nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, nguồn nguyên liệu nội địa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết kế sản phẩm may, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dệt và may chưa chặt chẽ, cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp trong ngành may còn diễn ra gay gắt, quản lý nhà nước về kinh tế ngành dệt may chưa được thực hiện đầy đủ.v.v Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam cần có nhiều giải pháp cấp vĩ mô lẫn vi mô đồng bộ để phát huy đầy đủ các điểm mạnh sẵn có và tháo gỡ những khó khăn để phát triển mạnh mẽ

Mặt khác, công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành may trong các trường dạy nghề còn chưa được quan tâm đúng mức Nội dung đào tạo trong các trường vẫn nặng về lý thuyết, thiếu tính ứng dụng và đặc biệt, khó hội nhập được với thực tiễn Đến nay, dù đã có hơn 1200 cơ sở dạy nghề may trải khắp đất nước Việt nam, nhưng các trường vẫn chưa có được sự đồng thuận trong lĩnh vực thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Việt Điều này đã dẫn đến một số hiểu lầm và thiếu chính

Trang 12

Vì vậy, cũng không lấy làm ngạc nhiên khi biết, rất nhiều trường học, dủ đã đưa môn Anh văn chuyên ngành vào giảng dạy, nhưng nhiều sinh viên giỏi, sau khi ra trường vẫn gặp phải những lúng túng trong việc đọc tài liệu cũng như lĩnh hội những ý kiến đóng góp từ chuyên gia nước ngoài về những vấn đề chuyên môn sâu

Bên cạnh đó, việc tổ chức đào tạo, đánh giá và hoàn thiện kiến thức của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp may hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc đào tạo bồi dưỡng về kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành Điều này dẫn đến việc bố trí nhân sự chưa hợp lý, không kích thích được óc sáng tạo và việc tự đào tạo của cán bộ ngành may

Qua khảo sát tại nhiều công ty may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy, mỗi nơi phải tự soạn thảo các bộ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành riêng cho mình Do đó, các nghiên cứu này chưa thực sự tập trung và còn nhiều tản mạn Việc triển khai đơn hàng đôi khi phụ thuộc vào khả năng “đoán ý” của cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, do chưa thực sự nắm kỹ các nội dung có trong các tài liệu kỹ thuật của các đơn hàng gia công

Có nhiều công ty nước ngoài đóng tại Việt nam hiện đã có bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành của mình, nhưng lại muốn bảo mật, không cho phép chia xẻ tài liệu ra bên ngoài Đây cũng là một rào cản khá lớn cho những ai thực sự quan tâm đến dịch thuật tài liệu Anh văn chuyên ngành may

II TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

 Sản phẩm ngành may Việt nam có hơn 90% là hàng gia công xuất khẩu

Do đó, nhu cầu đọc dịch tài liệu chuyên ngành là cấp thiết Trong số những đơn hàng này, hơn 80% được viết bằng Tiếng Anh, vì đây được xem là ngôn ngữ mang tính phổ biến cao

 Do còn nhiều bất cập trong đào tạo môn Anh văn chuyên ngành, nên nhìn chung, sinh viên ngành may còn thiếu khá nhiều về mảng Anh văn chuyên ngành, có nhu cầu biết thêm về các thuật ngữ chuyên ngành, đặc

Trang 13

biệt là trong lĩnh vực thiết kế trang phục Khi tiến hành thiết kế, sinh viên rất cần biết rõ về kiểu dáng và tên các chi tiết sản phẩm, đo vẽ và lắp ráp sản phẩm sao cho đảm bảo yêu cầu của khách Tuy nhiên, một số thuật ngữ không thể hiểu được nếu không có các hình ảnh hỗ trợ

Qua phần trình bày trên, vấn đề đặt ra hiện nay là: làm thế nào để giúp sinh viên, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành may tiếp cận nhanh hơn và chính xác hơn với

hệ thống kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành một cách khoa học, chính xác và tiết kiệm thời gian?

Để trả lời câu hỏi này, chắc chắn có nhiều đáp án khác nhau Tuy nhiên, với khả

năng và điều kiện nhất định, người nghiên cứu mạnh dạn tìm hiểu vấn đề Biên soạn

tài liệu “ Thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh”, nhằm đáp ứng mong

đợi về một bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh để hỗ trợ cho công tác chuyên môn của Giáo viên, sinh viên và Cán bộ kỹ thuật ngành may

IV CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI

Tiếp cận tài liệu chuyên ngành dạng tiếng Anh và tiếng Việt từ những nguồn sau:

Sách, giáo trình, tài liệu chuyên ngành May – Thời trang

Tra cứu tại các website lĩnh vực May- Thời trang trong và ngoài nước

Chọn lọc sử dụng dữ liệu trên các phần mềm từ điển có sẵn như từ điển Lạc

Việt, từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thu thập và phân tích cơ sở nghiên cứu đề tài thông qua các công trình nghiên

cứu của các chuyên gia tên tuổi trong lĩnh vực ngôn ngữ học trong và ngoài nước

Vẽ hình, chỉnh sửa hình ảnh thông qua các phần mềm đồ họa

Trang 14

Biên dịch tài liệu dựa trên kiến thức chuyên môn đã có và sự đóng góp y kiến

của chuyên gia

 Phương pháp phân tích dữ liệu: Tìm và tiếp cận với các tài liệu tham

khảo trong và ngoài nước

 Phuơng pháp phỏng vấn: trao đổi với các chuyên gia, các cán bộ quản lý

và người lao động của một số doanh nghiệp may trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh

 Phương pháp kế thừa: sử dụng lại một số kết quả thực nghiệm đã đúc kết

của các doanh nghiệp về vấn đề thuật ngữ Anh văn chuyên ngành may

 Phương pháp khảo sát: lấy ý kiến sử dụng của một số sinh viên trong

ngành Công nghệ Cắt may về khả năng ứng dụng của bộ thuật ngữ (sau khi triển khai thử nghiệm qua các để thi hết môn)

VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 Tài liệu Anh văn chuyên ngành của các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm ngành may

 Tài liệu kỹ thuật của các đơn hàng gia công xuất khẩu

 Các thông tin trên từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia và các trang mạng liên quan đến chuyên môn

 Phân tích các catalogue hướng dẫn về cách sử dụng và bảo trì các mặt hàng điện gia dụng để tham khảo, kế thừa cách trình bày thuật ngữ sao cho khoa học và hiệu quả nhất

VII PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu và xây dựng bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh là một vấn đề lớn và phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải thực sự

Trang 15

tâm huyết với đề tài và có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là trong nghiên cứu, giao tiếp

và dịch thuật tài liệu gia công may mặc

Vì lẽ đó, để tập trung lượng thuật ngữ Anh văn chuyên ngành may bằng hình ảnh, người nghiên cứu tạm giới hạn đề tài cho nhóm môn học Thiết kế trang phục Với nhóm môn học này, nội dung đề tài cũng có rất nhiều vấn đề cần khảo sát và nghiên cứu Bên cạnh đó, không phải từ vựng nào cũng có khả năng trình bày thông qua thuật ngữ và hình ảnh Do đó, việc giới hạn phạm vi nghiên như trên sẽ giúp cho người đọc có khả năng tra cứu thuật ngữ và hình ảnh dễ dàng hơn, phù hợp với các vấn đề đang quan tâm

VIII NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài đi sâu và việc tìm kiếm, phân loại và đưa ra một số thuật ngữ Anh văn

chuyên ngành bằng hình ảnh cho nhóm môn học Thiết kế trang phục, giúp người

đọc có thêm một kênh ghi nhớ kiến thức: học ngoại ngữ bằng phương pháp trực quan

Đề tài đi sâu vào các nhiệm vụ chính sau:

 Phân tích cơ sở lý luận của việc soạn thảo thuật ngữ chuyên ngành

 Phân tích các đặc điểm hình thành nên bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh cho nhóm môn học Thiết kế trang phục

 Đề xuất bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành bằng hình ảnh cho nhóm môn học Thiết kế trang phục

 Thời gian triển khai và thực hiện đề tài ngắn Do đó, khó có thể hoàn thiện mọi kỳ vọng về đề tài, dẫn đến còn tồn tại một số sai sót nhất định

 Kinh phí giới hạn làm cho một số yêu cầu khó có thể thực hiện: vẽ hình của từng chi tiết, bộ phận trên các lớp của sản phẩm may

 Khả năng sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa còn hạn chế, do đó, phải phụ thuộc vào người thuê khoán chuyên môn

Trang 16

 Một số từ vựng, thuật ngữ ngành may chưa được thống nhất giữa các chuyên gia (cả người Việt và người nước ngoài), nên gây ra một số khó khăn trong việc biên dịch

 Một số hình ảnh sưu tầm được lại không thể đưa vào sử dụng, do chúng chưa có tên gọi hoặc không có các thuật ngữ giải thích một cách rõ ràng

Trang 18

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I PHÂN NGÀNH TRONG NGÔN NGỮ HỌC

Các nghiên cứu chuyên ngành của ngôn ngữ học được rất nhiều nhà chuyên ngành theo đuổi; và những nhà nghiên cứu này ít khi đồng ý với nhau, như Russ Rymer đã diễn tả một cách trào phúng như sau:

Linguistics is arguably the most hotly contested property in the academic realm It is soaked with the blood of poets, theologians, philosophers, philologists, psychologists, biologists, anthropologists, and neurologists, along with whatever blood can be got out of grammarians

(Ngôn ngữ học có thể nói là một đấu trường nóng bỏng nhất trong giới trí thức Đấu trường đó đẫm đầy máu của các nhà thơ, nhà thần học, nhà triết học, nhà tâm lý học, nhà sinh vật học, nhà nhân chủng học và nhà thần kinh học, cùng với tất cả lượng máu có thể lấy ra được của những nhà văn phạm học.)

Quan tâm hàng đầu của ngôn ngữ học lý thuyết là mô tả bản chất của khả năng ngôn ngữ của loài người, hay "sự tinh thông"; giải thích cho được khi nói một người

"biết" một ngôn ngữ thì người đó thật sự "biết" được gì; và giải thích cho được bằng cách nào con người đã "biết" được ngôn ngữ đó

Tất cả con người (trừ những trường hợp bị bệnh đặc biệt) đều đạt tới sự tinh thông ở bất kỳ ngôn ngữ nào được nói (hoặc ra dấu, trong trường hợp ngôn ngữ dấu) xung quanh họ trong quá trình trưởng thành, với rất ít sự hướng dẫn có ý thức Động vật khác không làm được như vậy Do đó, có một tính chất bẩm sinh nào đó khiến cho con người có thể biết cách sử dụng ngôn ngữ Không có một quá trình "di truyền học"

rõ rệt nào gắn với sự khác biệt giữa các ngôn ngữ: một cá nhân có thể lĩnh hội được

Trang 19

bất kỳ ngôn ngữ nào mà họ đã được tiếp xúc lâu dài trong môi trường sống khi còn bé, không phân biệt xuất xứ cha mẹ hay dân tộc của họ

Các cấu trúc ngôn ngữ là các cặp song hành giữa ý nghĩa và âm thanh (hoặc hình thức ngoại hiện khác) Các nhà ngôn ngữ học có thể chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định của ngôn ngữ, có thể sắp xếp như sau:

Ngữ âm học (Phonetics), nghiên cứu quy luật của các thể (aspect) của

âm

Âm vị học (Phonology), nghiên cứu những khuôn mẫu (pattern) của âm

Hình thái học (Morphology), nghiên cứu bản chất cấu trúc của từ vựng

Cú pháp học (Syntax), nghiên cứu thủ thuật xây dựng câu trong ngữ

pháp

Ngữ nghĩa học (Semantics), nghiên cứu ý nghĩa từ vựng (từ vựng học)

và thành ngữ (ngữ cú học)

Ngữ dụng học (Pragmatics), nghiên cứu phát biểu trong ngữ cảnh giao

tiếp (nghĩa đen và nghĩa bóng)

Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis), phân tích ngôn ngữ trong

văn bản (văn bản nói, viết hoặc ký hiệu)

Nhiều nhà ngôn ngữ học đồng ý rằng các phân ngành trùng lắp nhau đáng kể trong nghiên cứu Tuy nhiên, bất kể quan điểm của họ ra sao, mỗi lĩnh vực đều có những quan niệm cốt lõi của nó, đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng

Những lĩnh vực được cho là trùng lắp được phân ra dựa theo các yếu tố ngoại tại được xem xét Thí dụ như:

 Phong cách học, môn nghiên cứu những yếu tố ngôn ngữ giúp cho ngôn

từ phù hợp ngữ cảnh

 Ngôn ngữ học phát triển, môn nghiên cứu sự phát triển khả năng ngôn ngữ của một cá nhân, cụ thể là sự tiếp thu ngôn ngữ trong giai đoạn ấu thơ

Trang 20

 Ngôn ngữ học lịch sử hay Ngôn ngữ học lịch đại, môn nghiên cứu sự thay đổi trong ngôn ngữ

 Ngôn ngữ học tiến hoá, môn nghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển nối tiếp của ngôn ngữ

 Ngôn ngữ học tâm lý, môn nghiên cứu các quá trình nhận thức và trình bày gắn liền với việc sử dụng ngôn ngữ

 Ngôn ngữ học xã hội, môn nghiên cứu các khuôn mẫu xã hội của sự đa dạng ngôn ngữ

 Ngôn ngữ học điều trị, việc ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học vào lĩnh vực nói-sửa các tật nói

 Ngôn ngữ học thần kinh, môn nghiên cứu các mạng lưới dây thần kinh gắn liền với văn phạm và giao tiếp

 Ngôn ngữ học vạn vật, môn nghiên cứu các hệ thống giao tiếp tự nhiên cũng như do con người truyền dạy cho ở động vật khác so với ngôn ngữ loài người

 Ngôn ngữ học máy tính, môn nghiên cứu những bổ sung cấu trúc ngôn ngữ bằng khoa học máy tính

 Ngôn ngữ học ứng dụng, môn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày, đáng chú ý là chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ

Một phần lớn công sức của các nhà ngôn ngữ học được bỏ ra để đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự khác nhau giữa các ngôn ngữ trên thế giới Bản chất của sự đa dạng ngôn ngữ này rất quan trọng để chúng ta hiểu được khả năng ngôn ngữ của loài người nói chung: nếu khả năng ngôn ngữ của con người bị bó buộc hạn hẹp bởi những đặc điểm sinh học của loài, thì các ngôn ngữ phải rất giống nhau Nếu khả năng ngôn ngữ của con người không bị hạn chế, thì các ngôn ngữ có thể cực kỳ khác nhau

Tuy nhiên, có nhiều cách hiểu khác nhau đối với sự giống nhau giữa các ngôn ngữ Thí dụ như, tiếng Latin được người La Mã sử dụng đã phát triển thành tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý Sự giống nhau giữa tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, trong nhiều tình huống, là do cả hai đã kế thừa từ tiếng Latin Vậy, về nguyên tắc, nếu hai ngôn

Trang 21

ngữ có cùng tính chất nào đó thì tính chất này có thể hoặc do có cùng nguồn gốc hoặc

do tính chất nào đó thuộc bộ phận ngôn ngữ của con người (human language faculty)

Dĩ nhiên, luôn luôn có thể xảy ra một sự ngẫu nhiên dẫn đến sự giống nhau nào đó, như là trường hợp từ 'mucho' trong tiếng Tây Ban Nha và từ 'much' tiếng Anh Cả hai

từ không liên quan nhau chút nào về mặt lịch sử, mặc dù chúng có nghĩa và cách phát

âm giống nhau

Thường thì khả năng có cùng nguồn gốc có thể được loại bỏ Ai cũng biết, việc học một ngôn ngữ là rất dễ dàng đối với con người, do đó, ta có thể suy đoán rằng các ngôn ngữ đã được nói ít nhất là từ khi có con người hiện đại về mặt sinh học, có thể là tổi thiểu năm chục nghìn năm nay Những phương pháp khách quan quan sát sự thay đổi của ngôn ngữ (ví dụ như, so sánh ngôn ngữ trong các văn bản cổ với ngôn ngữ hậu sinh của chúng được nói ngày nay) cho thấy sự thay đổi là nhanh chóng đến độ chúng

ta không thể nào tái dựng lại một ngôn ngữ đã được nói cách đây thật lâu Từ đây suy

ra được rằng, những điểm tương đồng trong các ngôn ngữ được nói ở những nơi khác nhau trên thế giới thông thường không thể được dùng làm bằng chứng chứng minh chúng có cùng tổ tiên

Bất ngờ hơn nữa, người ta đã ghi nhận được những trường hợp ngôn ngữ dấu được phát triển trong các cộng đồng người khiếm thính bẩm sinh đã sớm không

có cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ nói Người ta đã chỉ ra được rằng các tính chất của những ngôn ngữ dấu này nói chung là trùng khớp với nhiều tính chất của các ngôn ngữ nói Điều này củng cố giả thuyết rằng những tính chất giống nhau đó không phải

do một nguồn gốc chung mà là do những đặc điểm tổng quát của phương thức học ngôn ngữ

Nói một cách tự do, tổng hợp các tính chất chung của tất cả các ngôn ngữ có thể được gọi là "ngữ pháp toàn cầu" (viết tắt NPTC), một đề tài có các đặc điểm được bàn cãi rất nhiều Các chuyên gia ngôn ngữ học và phi-ngôn ngữ học cũng sử dụng thuật ngữ này theo nhiều cách khác nhau

Trang 22

Các đặc tính chung toàn cầu của ngôn ngữ có thể một phần xuất phát từ các phương diện chung toàn cầu của những trải nghiệm của con người; thí dụ như, tất cả mọi người đều trải nghiệm qua nước, và tất cả ngôn ngữ của loài người đều có một từ

để chỉ nước Tuy nhiên, trải nghiệm chung không đủ để lý giải những câu hỏi khó hơn

về NPTC Hãy xét một thí dụ thú vị sau: giả sử tất cả ngôn ngữ loài người đều phân biệt được danh từ và động từ Nếu đúng như vậy thì hiện tượng này cần được giải thích thấu đáo hơn, vì danh từ và động từ không phải là thứ trải nghiệm được trong thế giới vật chất bên ngoài các ngôn ngữ sử dụng chúng

Nói chung, một đặc điểm của NPTC có thể là xuất phát từ những đặc tính chung của nhận thức con người hoặc từ đặc tính nhận thức chung cụ thể nào đó của con người gắn liền với ngôn ngữ Nhân loại còn hiểu biết quá ít về nhận thức của con người nói chung, không đủ để đưa ra phân biệt có giá trị Do đó, những điều tổng hợp thường được đưa ra trong ngôn ngữ học lý thuyết mà không khẳng định rõ chúng có

có mối liên hệ nào đến các khía cạnh khác của nhận thức hay không

Từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta đã hiểu rằng ngôn ngữ có khuynh hướng được

tổ chức theo các thể loại ngữ pháp như danh từ và động từ, danh cách và đối cách, hay hiện tại và quá khứ Từ vựng và ngữ pháp của một ngôn ngữ được tổ chức theo những thể loại cơ bản này

Ngoài cách dùng nhiều thể loại cụ thể, ngôn ngữ có một đặc điểm quan trọng là

nó tổ chức các yếu tố thành những cấu trúc đệ quy; cho phép một ngữ danh từ hàm

chứa ngữ danh từ khác (thí dụ như the chimpanzee's lips) hoặc một mệnh đề hàm chứa một mệnh đề khác (thí dụ như I think that it's raining) Mặc dù phép đệ quy trong ngữ

pháp được ngầm công nhận từ rất sớm (bởi nhiều người như Jespersen), tầm quan trọng của phương diện ngôn ngữ này chỉ được nhận thức trọn vẹn sau khi quyển sách của Noam Chomsky được xuất bản năm 1957, trình bày ngữ pháp chính quy của một phần Anh ngữ Trước đó, những mô tả chỉ tiết nhất về hệ thống ngôn ngữ chỉ bàn

về hệ thống ngữ âm vị học và hình thái học, có khuynh hướng khép kín và thiếu sáng tạo

Trang 23

Chomsky đã sử dụng ngữ pháp vô ngữ cảnh được bổ sung thêm nhiều biến đổi

Từ đó về sau, ngữ pháp vô ngữ cảnh đã được viết ra cho rất nhiều bộ phận ngôn ngữ khác nhau (thí dụ như, generalised phrase structure grammar, cho tiếng Anh), nhưng người ta đã chứng minh rằng ngôn ngữ loài người bao gồm các yếu tố phụ thuộc lẫn

nhau, không thể được giải quyết đầy đủ bằng ngữ pháp vô ngữ cảnh Việc này đòi

hỏi phải có giải pháp hiệu quả hơn, thí dụ như các biến đổi chẳng hạn

Những nghiên cứu trong phạm vi ngôn ngữ học hiện nay đều nằm trong lãnh

vực "miêu tả" (descriptive); các nhà nghiên cứu tìm cách làm sáng tỏ các bản tính của

ngôn ngữ mà không đưa ra các phán xét hay tiên đoán hướng đi của nó trong tương lai Tuy vậy, có nhiều nhà ngôn ngữ học và các người nghiên cứu nghiệp dư đã cố

gắng đưa ra các luật lệ cho ngôn ngữ theo kiểu "quy định" (prescriptive), họ cố gắng

đưa ra các "chuẩn" để mọi người theo

Những người theo lối đi "quy định" thường là những người trong lãnh vực giáo dục và báo chí, họ thường ít khi nằm trong lãnh vực ngôn ngữ học hàn lâm Những người này có một khái niệm khá rõ về những điều mà họ cho là "đúng" hay "sai", họ

có thể tự cho họ nhiệm vụ làm cho các thế hệ tương lai dùng một loại ngôn ngữ có thể dẫn đến "thành công" hơn "thất bại", thường là một lối nói, một cách phát âm mà họ cho là "chuẩn" Các lý do làm cho họ không chấp nhận được các "cách dùng sai" có

thể bao gồm sự ngờ vực cho các từ mới (neologism), các lý do liên quan đến các phương ngôn (dialect) bị xã hội chê bai, hay đơn giản là vì các mâu thuẫn với các lý

thuyết họ ưa chuộng Một hình thức cực đoan của hình thái "quy định" là hình thức kiểm duyệt; những nhà kiểm duyệt thường cho họ một nghĩa vụ diệt trừ các từ, các cách dùng, các lối phát âm mà theo các giá trị xã hội, đạo đức, chính trị của họ

có thể dẫn đến một xã hội xấu

Trong khi đó, những người theo lối "miêu tả" không chấp nhận khái niệm

"cách dùng sai" của những người đi theo lối "quy định" Họ có thể gọi cách dùng đó

như một "cách dùng riêng" (idiosyncratic) hay họ có thể tìm cách khám phá ra một

"luật" mới cho cách dùng đó để mang nó trở vào trong hệ thống (thay vì tự động cho

Trang 24

các lối dùng "sai" là nằm ngoài hệ thống như các người theo lối "điển chế" làm)

Trong phạm vi điều tra điền dã (fieldwork), các nhà ngôn ngữ học miêu tả nghiên cứu

ngôn ngữ bằng cách dùng một đường lối diễn tả Phương pháp của họ gần với phương pháp khoa học được dùng trong các ngành khác

Hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều có chung lập trường rằng ngôn ngữ nói mang tính chủ đạo hơn, do đó, quan trọng hơn, cần nghiên cứu hơn là ngôn ngữ viết Quan điểm này có một số lý do như sau:

 Việc nói năng là đặc tính chung của loài người trên toàn cầu, trong khi nhiều nền văn hoá và cộng đồng có tiếng nói không có chữ viết;

 Người ta học nói và xử lý ngôn ngữ nói dễ dàng hơn và sớm hơn ngôn ngữ viết

 Một số nhà khoa học nhận thức tranh luận rằng bộ não có một "đặc khu ngôn ngữ" bẩm sinh Kiến thức của đặc khu này được cho là có được từ việc học tiếng nói chứ không phải chữ viết, cụ thể là vì ngôn ngữ nói được tin là sự thích nghi theo luật tiến hoá, trong khi chữ viết lại là một phát minh tương đối gần đây

Dĩ nhiên các nhà ngôn ngữ học đồng ý rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ viết là

có giá trị và rất nên làm Đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ học sử dụng các phương thức ngôn ngữ học tập hợp và ngôn ngữ học máy tính, ngôn ngữ viết thường dễ dàng hơn khi xử lý số lượng lớn dữ liệu ngôn ngữ Một tập hợp lớn dữ liệu ngôn ngữ nói vừa khó tạo được, vừa khó tìm và thường là được ký âm và được viết ra Hơn nữa, các nhà ngôn ngữ học đã tìm đến dữ liệu ngôn từ dựa trên chữ viết, dưới nhiều định dạng giao tiếp qua máy tính để làm nguồn nghiên cứu

Việc nghiên cứu hệ thống chữ viết ở bất kỳ trường hợp nào cũng được xem là một nhánh của ngôn ngữ học

Ferdinand de Saussure là người sáng lập ra ngôn ngữ học cấu trúc hiện đại Edward Sapir, một người dẫn đầu trong ngành ngôn ngữ học cấu trúc ở Mỹ, là một trong những người đầu tiên khám phá quan hệ giữa nghiên cứu ngôn ngữ và nhân

Trang 25

chủng học Phương pháp luận của ông có sức ảnh hưởng lớn đối với những người hậu bối của ông Mô hình ngôn ngữ chính thức của Noam Chomsky, ngữ pháp sản sinh-chuyển hoá, đã phát triển dưới sự ảnh hưởng của thầy mình, Zellig Harris, người lại chịu ảnh hưởng lớn từ Leonard Bloomfield Mô hình này đã giữ vị trí chủ chốt từ những thập niên 1960

Chomsky vẫn là nhà ngôn ngữ học có sức ảnh hưởng lớn nhất ngày nay Những nhà ngôn ngữ học làm việc theo những khuôn khổ như Head-Driven Phrase Structure Grammar hoặcNgữ Pháp Chức Năng Từ Vựng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chính thức hoá và tính chính xác chính thức trong việc mô tả ngôn ngữ học, và có thể phần nào xa rời công trình gần đây hơn của Chomsky (chương trình "đơn giản tối thiểu" cho Ngữ pháp chuyển hoá) có liên hệ gần gũi hơn với những công trình trước đây của Chomsky Những nhà ngôn ngữ học theo đuổi Lý Thuyết Tối Ưu trình bày những điều tổng hợp được theo các quy luật có thể có ngoại lệ, một hướng đi khác xa với ngôn ngữ học chính quy, và những nhà ngôn ngữ học theo đuổi các loại ngữ pháp chức năng và ngôn ngữ học nhận thức có khuynh hướng nhấn mạnh tính phi độc lập của kiến thức ngôn ngữ học và tính phi toàn cầu của các cấu trúc ngôn ngữ học, do đó,

xa lìa kiểu mẫu Chomsky một cách đáng kể

I.1 Ngôn ngữ học ngữ cảnh

Ngôn ngữ học ngữ cảnh bao gồm những môn nghiên cứu sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ học và các ngành học khác Ở môn ngôn ngữ học lý thuyết, ngôn ngữ được xem xét độc lập trong khi những lĩnh vực đa ngành trong ngôn ngữ học nghiên cứu việc ngôn ngữ tương tác với thế giới bên ngoài ra sao

Ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ nhân chủng học, và nhân chủng học ngôn ngữ là những môn khoa học xã hội chuyên xem xét sự tương tác giữa ngôn ngữ học và toàn xã hội

Ngôn ngữ học tâm lý và ngôn ngữ học thần kinh liên kết y học với ngôn ngữ học

Trang 26

Những lĩnh vực đa ngành của ngôn ngữ học gồm có lĩnh hội ngôn ngữ, ngôn ngữ học tiến hoá, ngôn ngữ học máy tính và khoa học nhận thức

I.2 Ngôn ngữ học ứng dụng

Ngôn ngữ học lý thuyết quan tâm đến việc tìm ra và miêu tả những điều khái quát được về một ngôn ngữ nhất định cũng như về tất cả các ngôn ngữ Ngôn ngữ học ứng dụng đem những thành quả đó đi "ứng dụng" vào những lĩnh vực khác Thường

thì ngôn ngữ học ứng dụng được chỉ đến việc sử dụng nghiên cứu ngôn ngữ học trong

việc dạy ngôn ngữ, nhưng kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học còn được dùng trong các lĩnh vực khác

Nhiều lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng ngày nay liên quan mật thiết đến việc

sử dụng máy vi tính Máy nói và thiết bị nhận dạng giọng nói sử dụng kiến thức ngữ

âm học và âm vị học để cung cấp các giao diện giọng nói cho máy tính Các ứng dụng của ngôn ngữ học máy tính trong việc dịch bằng máy, dịch thuật có sự hỗ trợ của máy tính, và việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên là những lĩnh vực ngôn ngữ ứng dụng gặt hái được nhiều thành quả và đã tiến lên vị trí dẫn đầu trong những năm gần đây khi khả năng của máy tính ngày càng nâng cao Ảnh hưởng của các ứng dụng này đã đem lại

sự tác động tích cực đến các lý thuyết về cú pháp học cũng như ngữ nghĩa học, vì việc

mô phỏng các lý thuyết này trên máy tính giới hạn chúng trong phạm vi các thao tác tính toán được và nhờ vậy, đem lại cơ sở toán học vững chắc hơn

I.3 Ngôn ngữ học lịch đại

Trong khi cốt lõi của ngôn ngữ học lý thuyết là chú trọng nghiên cứu ngôn ngữ vào một thời điểm nhất định (thông thường là ở hiện tại), ngôn ngữ học lịch đại tìm hiểu xem ngôn ngữ thay đổi như thế nào theo thời gian, có khi xem xét đến cả hàng thế kỷ Ngôn ngữ lịch đại vừa đem đến một lịch sử ngôn ngữ phong phú (môn ngôn ngữ học đã phát triển từ ngôn ngữ học lịch đại), vừa tạo ra một nền móng lý thuyết vững chắc cho việc nghiên cứu sự thay đổi của ngôn ngữ

Trang 27

Ở các trường Đại học Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ), khuynh hướng phi lịch đại chiếm ưu thế trong môn ngôn ngữ học Nhiều khoá ngôn ngữ học nhập môn chỉ đề cập ngôn ngữ học lịch đại một cách qua loa Việc chuyển trọng tâm sang hướng phi lịch đại đã bắt đầu với Saussure và trở nên phổ biến với Noam Chomsky

Các nhánh ngôn ngữ học có tính lịch đại gồm có ngôn ngữ học lịch đại so sánh và từ nguyên học

II KHÁI NIỆM VỀ THUẬT NGỮ

Thuật ngữ là từ hay cụm từ cố định được dùng trong các chuyên ngành để biểu

thị chính xác các khái niệm và các đối tượng thuộc chuyên ngành Do yêu cầu chính xác, thuật ngữ thường được chú trọng trước tiên đến mối quan hệ một - đối - một giữa hình thức (vỏ ngữ âm) và nội dung (ý nghĩa chuyên ngành)

Thuật ngữ còn được biết đến như những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, chủ yếu để dùng trong các văn bản khoa học công nghệ

II.1 Đặc điểm của thuật ngữ:

 Khác với từ ngữ phổ thông, mỗi thuật ngữ thuộc một lĩnh vực khoa học công nghệ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm trong lĩnh vực đó chỉ được biểu hiện bằng một thuật ngữ

 Khác với từ ngữ phổ thông, thuật ngữ không có tính biểu cảm

II.2 Cách định nghĩa từ ngữ:

 Dùng trong sách báo đại chúng: giải thích bằng các đặc tính bên ngoài, dựa trên nhận thức cảm tính hoặc những khái niệm phổ thong (ai cũng có thể hiểu được)

 Dùng trong các văn bản khoa học công nghệ: giải thích thông qua các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp khoa học và dựa trên những khái niệm khoa học

Trang 28

II.3 Sử dụng thuật ngữ:

 Muốn thống nhất việc dùng thuật ngữ và hiểu cho chính xác thì phải có

định nghĩa hoặc giải thích thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tương ứng và có lưu ý đến văn cảnh sử dụng thích hợp

 Trong văn bản bên ngoài lĩnh vực, nếu việc dùng một thuật ngữ có thể

gây nhập nhằng (vì có nghĩa khác, ở lĩnh vực khác) thì phải chú thích, ít nhất cũng cần lưu ý bằng cách in nghiêng hoặc đặt vào ngoặc kép

 Thuật ngữ không được biểu hiện những sắc thái xúc cảm gây mâu thuẫn

về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính trị, giai cấp, địa vị, tuổi tác,…

 Khác với từ ngữ văn chương, việc công nhận thuật ngữ cần có cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt và ban hành

II.4 Cách đặt tên thuật ngữ:

 Kế thừa: Sử dụng từ ngữ có sẵn trong từ điển nhưng được định nghĩa lại cho phù hợp với lĩnh vực của thuật ngữ

 Vay mượn: thường được giữ nguyên trong trường hợp thuật ngữ đã được dùng phổ biến hoặc không gây hiểu nhầm hoặc được phiên âm trong trường hợp từ nước ngoài được phiên âm và dùng phổ biến, hoặc từ mới nhưng khó phát âm đúng

 Tạo mới: dùng từ có âm hoặc chữ mới hoặc hoàn toàn mới có cả âm và chữ; dùng cụm từ có một bộ phận mới hoặc hoàn toàn mới

II.5 Tiêu chí chọn thuật ngữ:

Một thuật ngữ cần đạt được một số tiêu chí dưới đây và đó cũng là những tiêu chí cho phép đánh giá, lựa chọn trong trường hợp có nhiều ứng viên cho một khái niệm:

 Tính khoa học: chính xác, khách quan và mang tính quốc tế

 Tính tiện dụng: dễ nhớ, dễ viết, dễ đọc

Trang 29

 Tính bền vững: phù hợp với nhiều cấu trúc cú pháp, khó thay đổi theo

thời gian

 Tính phổ biến: được đại đa số dùng quen (dù không chính xác)

III NHỮNG ĐIỀU KIỆN HAY KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO MỘT NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC DỊCH THUẬT ANH-VIỆT

III.1 Điều kiện chung:

Tiêu chuẩn tối thiếu để có thể dịch một tài liệu Anh ngữ nói chung là có khả năng đọc hiểu bài viết và biết cách diễn đạt nó một cách đúng ý nghĩa sang Việt ngữ Trong đó, bao gồm cả việc nắm bắt các cấu trúc câu và nắm bắt thuật ngữ là điều kiện cần cho một bản dịch thông thường

III.2 Điều kiện luận giải:

Trong nhiều trường hợp hoặc do cách dùng từ hay cách viết câu của dịch giả Anh, của ngyên tác, hoặc do đặc điểm phức tạp của chính nội dung bài viết nên có thể người dịch sẽ phải đương đầu với những cụm từ hay chữ khó hiểu, hay cấu trúc câu khá phức tạp, hay ngay cả trong một số trường hợp không theo sát luật văn phạm Anh ngữ

Trường hợp khó khăn này có thể đòi hỏi người dịch dùng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tìm ra được ý nghĩa hay thuật ngữ phù hợp nhất để dùng cho bản dịch Việt ngữ Một phương pháp dể thấy là dựa trên ý đang đề cập và dòng lưu chuyển ý hay ngữ cảnh của cả đọan văn trước và sau câu hay chữ đang cần xác minh (phương pháp này đặc biệt có ích trong các bài văn theo đúng quy cách viết kiểu Mỹ được dạy ở các trường đại học về luận Anh văn mà đôi khi được gọi tên là "context clues") Ngoài ra còn có thể dùng các biện pháp khác để suy đoán ra ý đúng của câu văn hay chữ cần hiểu

Trang 30

III.3 Khả năng truy cứu:

Một kĩ năng thứ hai không thể thiếu cho một người dịch là biết tận dụng các phương tiện tra cứu chuyên ngành và phổ thông Thật sự, Anh ngữ là ngôn ngữ phổ dụng nhất và do đó cũng là một ngôn ngữ sinh động và rất phức tạp Chưa một cá nhân nào có thể biết hết hay một từ điển Anh ngữ nào có thể liệt kê đủ các từ vựng và cách dùng trong Anh ngữ Mỗi một bài viết đều hoàn toàn phụ thuộc vào cách dùng ngôn ngữ của nguyên tác và các dịch giả Do đó, khó tránh khỏi việc tra cứu thêm bằng các phương tiện sẵn có Việc tra cứu như thế nào cho có hiệu quả lại là một việc khác Điều này sẽ được phân tích nhiều hơn ở các phần sau

III.4 Kiến thức chuyên ngành và Việt ngữ:

Điều kiện về kiến thức chuyên môn và Việt ngữ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc biên dịch thuật ngữ Chẳng hạn, trong một bản dịch liên quan sâu sắc đến chuyên ngành May Công nghiệp và Khoa học thì người dịch không thể (đúng hơn là không nên làm việc này) cho ra một bản dịch đúng và hay, mà không đủ kiến thức hay không hề quan tâm tìm hiểu cặn kẽ đến các hiểu biết được đề cập trong cả hai lãnh vực này của đề tài

Ngoài ra, cũng có trường hợp dịch giả do điều kiện không nắm vững đủ Việt ngữ nhưng vẫn chuyển dịch các tài liệu chuyên ngành sang Việt ngữ, điều này sẽ làm hạn chế nhiều phẩm chất của bản dịch

III.5 Về mặt đạo đức:

Bản dịch sẽ không có hồn nếu không đặt một tâm thức hứng khởi và niềm tin nào đó vào trong công việc Mục tiêu tối hậu của một bản dịch, là phải chuyển tải một cách chính xác, đầy đủ, và hiểu được tức là chuyển tải được toàn bộ giá trị tinh thần của nguyên bản đến cho càng nhiều độc giả càng tốt Thật không gì thành công cho bằng một bản dịch giữ được sinh khí và đạt đến mục tiêu mà nguyên tác muốn đạt

Trang 31

Từ mục tiêu này cho thấy một bản dịch đòi hỏi người dịch không được tự ý bẻ cong, hay tự ý đục bỏ các chi tiết cho dù nhỏ hay lớn Dĩ nhiên, trong nhiều trường hợp, dịch giả cần và có thể thêm các chú giải để làm rõ các thuật ngữ chuyên môn hay

phần nào giúp người đọc hiểu sâu hơn Tuy nhiên, các chú giải này cần (nếu không nói là bắt buộc) phải được trình bày trong một hình thức hay định dạng đặc biệt nào

đó sao cho người đọc nhận biết được dể dàng đâu là chính văn, đâu là nội dung của nguyên bản, và đâu là chú thích hay ý kiến thêm vào của dịch giả

Trang 32

CHƯƠNG II:

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BIÊN SOẠN

THUẬT NGỮ ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH MAY

BẰNG HÌNH ẢNH

I THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH

TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

I.1 Tình trạng chung về đào tạo Anh văn chuyên ngành trong trường Đại học

Trong những năm qua, môn học Anh văn chuyên ngành đã trang bị cho Sinh viên nhiều kiến thức Anh văn về chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo Giáo viên phụ trách môn học đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn đề cương, giáo trình và giảng dạy Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất giữa các trường có đào tạo cùng chuyên ngành, nên nội dung giảng dạy chưa thống nhất, còn nhiều lúng túng và bất cập Mặt khác, do hầu hết giáo viên dạy Anh văn chuyên ngành lại tốt nghiệp từ các trường Đại học ngoại ngữ, nên việc đào tạo về Anh văn chuyên ngành còn hạn chế do một số từ chuyên môn, giáo viên ngoại ngữ lại thực sự chưa có điều kiện tiếp cận

Việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên chưa hợp lý dẫn

đến sinh viên ra trường rất yếu kỹ năng này, ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp

“Qua thực tế, tôi thấy nhiều kỹ sư rất yếu tiếng Anh chuyên ngành và những

người này thường rất chậm tiến bộ trong công việc Nhiều kỹ sư khi cần tiếp cận với tài liệu khoa học thì chỉ biết vào mạng tra tài liệu bằng tiếng Việt, còn tiếng Anh không đọc được, rồi nản chí Tiếng Anh chuyên ngành yếu khiến cho trình độ của nhiều kỹ sư trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ tụt hậu nhanh” Ông Phan Trí Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Petech, bày tỏ Đây cũng là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ các trường ĐH hiện nay

Trang 33

PGS-TS Nguyễn Thúy Vân, trưởng bộ môn điện tử viễn thông Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ THPCM, cho rằng: “ tiếng Anh chuyên ngành cực kỳ quan trọng, nếu không biết sẽ không có chìa khóa để mở các kiến thức mới, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ Không đọc được tài liệu tiếng Anh thì sinh viên cũng rất khó làm đề án, luận văn chuyên sâu”

Tuy nhiên, tại các trường ĐH hiện nay, việc dạy tiếng Anh chuyên ngành còn nhiều khó khăn, bất cập Theo TS Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, khó khăn nhất là nguồn tài liệu và giáo trình: “tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành không theo chuẩn nào Ví dụ, ngành hàng hải thì dùng giáo trình của tổ chức hàng hải thế giới, ngành công nghệ thông tin thì dùng một giáo trình của Anh, một số ngành thì tập hợp từ nhiều môn khác nhau cho phù hợp Cũng có những ngành không kiếm được tài liệu, giảng viên phải tự soạn nên chất lượng chuyên môn phụ thuộc vào trình độ của người soạn”

Cùng quan điểm, TS Đoàn Huệ Dung, Trưởng Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, nhận định: “việc xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành chưa có sự kết hợp giữa giảng viên tiếng Anh và giảng viên chuyên ngành Do đó, giáo trình và phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với mục tiêu phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc chuyên môn, mà giáo trình hiện mang nặng nội dung đọc – dịch – từ vựng”

Giảng viên không chuyên

TS Ngô Cao Cường, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM nêu : “thực tế đa số giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành tại trường là giảng viên khoa ngoại ngữ Những giảng viên này khi dạy tiếng Anh chuyên ngành không đáp ứng được bởi tiếng Anh chuyên ngành có thuật ngữ riêng Hiện một số ngành đang triển khai việc giảng viên chuyên ngành đảm nhiệm dạy tiếng Anh, tuy nhiên, việc này cũng còn nhiều hạn chế Tại nhiều trường, phần lớn giảng viên dạy

Trang 34

TS Nguyễn Văn Thư cũng cho biết: “từ khi chuyển sang tín chỉ, việc triển khai dạy học tiếng Anh chuyên ngành khó khăn hơn Trước đây, nhà trường xây dựng chương trình tiếng Anh cơ bản kết hợp với chuyên ngành cho từng ngành riêng để sinh viên tiếp cận ngay từ đầu, tuy nhiên, khi chuyển sang tín chỉ, sinh viên bắt buộc phải học chương trình tiếng Anh cơ bản chung theo tín chỉ, sau đó mới chuyển sang tiếng Anh chuyên ngành”

Đại diện các trường đều cho rằng thời lượng dành cho tiếng Anh chuyên ngành hiện chưa phù hợp vì chỉ có khoảng 3-4 tín chỉ (tương đương 45-60 tiết) Thời lượng này để dạy cho sinh viên đọc hiểu còn khó Đó cũng là lý do khiến nhiều sinh viên ra trường nói tiếng Anh rất kém, thiếu tự tin và không làm việc nổi với chuyên gia nước ngoài

Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian qua, nhiều trường tổ chức bổ túc tiếng Anh chuyên ngành cho giảng viên chuyên Anh, cử giảng viên các khoa đi học tiếng Anh, tích cực tiếp cận những tài liệu nước ngoài để xây dựng chương trình phù hợp Tuy nhiên, kết quả mang lại vẫn chưa như mong muốn

Các yếu tố để dạy tốt tiếng Anh chuyên ngành

Theo TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TPHCM:

- Yếu tố đầu vào: hiện nay, hầu như không có trường nào xác định mức đầu vào

cần thiết để có thể học tiếng Anh chuyên ngành cho có hiệu quả

- Giáo trình: thông thường, các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành được soạn

sẵn đều không có hiệu quả và kém hấp dẫn, do quá nặng phần ngôn ngữ (chủ yếu là ngữ pháp và từ vựng chuyên ngành), nhưng không cập nhật về nội dung chuyên môn của ngành

- Giáo viên phải có năng lực chọn và biên soạn tài liệu giảng dạy cho phù hợp

Trang 35

Cần có sự phù hợp giữa một bên là đầu vào, chương trình, thời lượng và bên kia là mục tiêu đặt ra: các mục tiêu thường được đặt rất cao, làm giảm động cơ giảng dạy và học tập của cả thầy lẫn trò Chính vì vậy mà việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành hiện nay có thể xem là chưa thành công, nếu không muốn nói là thất bại

Đội ngũ giảng viên: không thể thay thế giảng viên tiếng Anh chuyên ngành bằng cách yêu cầu các giảng viên ngoại ngữ sang dạy tiếng Anh chuyên ngành, vì điều này là phi lý Ở các nước, người ta vẫn để giáo viên tiếng Anh giảng dạy, nhưng

có sự kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên ngoại ngữ và giảng viên chuyên ngành sao cho việc dạy học đạt được kết quả cao nhất

I.2 Thực trạng đào tạo ngành công nghệ May tại trường đại học Sư phạm

kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

“Việc giảng dạy Anh Văn chuyên ngành (AVCN) chưa thực sự được chú trọng, nếu không muốn nói là bị bỏ lửng, phương pháp giảng dạy của giáo viên thì nhàm chán” Đó là lời phán xét khá thẳng thắn của phần đông sinh viên trong cuộc điều tra gần đây từ nhóm sinh viên ngành Công nghệ Cắt may của Trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo viên dạy AVCN chủ yếu dựa vào giáo trình, nhưng giáo trình lại đến từ nhiều nguồn khác nhau: sản phẩm “tự tạo” của trường, kết quả nghiệm thu được nâng cấp lên từ công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, nhưng chủ yếu là các tài liệu phát tay Nhìn xấp tài liệu rời rạc không rõ xuất xứ mới thực sự thấu hiểu lời khẩn cầu thiết tha của không ít sinh viên ngành Công nghệ Cắt may: “ cần có tài liệu chuẩn

và sát thực tế hơn, chúng em học chuyên ngành may nhưng kiến thức lại nghiêng nhiều về dệt”

Bài viết “Trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp và tính thích ứng

của chương trình đào tạo” tại Hội thảo Giáo dục & Đào tạo Đại học - Cao đẳng –

Tp HCM 12/11/2004, Tiến Sĩ Thái Bá Cần - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm

kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh - cũng đã có các thông tin:

Trang 36

Khả năng tiếp cận thực tế công việc đối với sinh viên ngành Công nghệ cắt

may còn nhiều tồn tại sau:

 Có 85% ý kiến cho rằng sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất đạt khá (70% đến 80%) và đáp ứng tốt nhu cầu thực tế sản xuất Tuy nhiên, trường chỉ trang bị được cho sinh viên các kiến thức chuyên môn cơ bản, tạo tiền đề cho việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn nâng cao sau này Vì vậy, so với thực tế sản xuất có một chênh lệch khá xa

 Có 57,14% lãnh đạo các đơn vị cho rằng do sinh viên ít được đi tham quan thực tế, thiếu thực tập nhà máy nhất là môn qui trình công nghệ, sinh viên chỉ đáp ứng được về mặt lý thuyết

 Có 57,1% ý kiến lãnh đạo các công ty và 35,5% ý kiến của các kỹ sư cho rằng việc trang bị cho sinh viên khối kiến thức tin học - ngoại ngữ chuyên ngành may

là cấp thiết

Các số liệu trên tuy chưa phản ánh được một cách toàn diện thực tế đang diễn

ra, cũng có thể còn mang nhiều cảm tính, nhưng số liệu khảo sát cũng cho chúng ta biết được các quan điểm đánh giá, các yêu cầu thực tế của doanh nghiệp đối với Sinh viên ngành may Các số liệu cũng chỉ ra những mảng kiến thức mà sinh viên ngành may, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật cần phấn đấu trong thời gian tới:

- Có 38,6% ý kiến lãnh đạo các công ty cho rằng sinh viên sau khi tốt nghiệp nắm vững các kiến thức chuyên môn tổng quát, nhưng khả năng vận dụng vào thực tế còn nhiều hạn chế

- Có 80% ý kiến lãnh đạo các công ty đánh giá các sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến, có phương pháp làm việc khoa học, có ý thức cầu tiến, có sáng tạo trong khoa học, nhạy bén nắm bắt công việc

- Tuy nhiên do kiến thức chuyên môn mới chưa được cập nhật kịp thời nên khả năng đáp ứng công việc chưa cao

Trang 37

II Sự cấp thiết của việc nghiên cứu soạn thảo bộ tài liệu AVCN bằng hình ảnh cho nhóm môn học Thiết kế trang phục tại khoa Công nghệ May và Thời trang, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Những tài liệu tham khảo trong lĩnh vực May công nghiệp ở Việt nam hiện nay chủ yếu được soạn bằng tiếng Anh, các tài liệu tiếng Việt vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học tập kiến thức chuyên ngành Vấn đề dịch thuật các tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt vẫn chưa được quan tâm đúng mức Sinh viên và giáo viên khi tìm hiểu các tài liệu tiếng Anh gặp khá nhiều khó khăn vì một số từ thuật ngữ chuyên môn không thể tra trên từ điển thông thường, mà cần có bộ tài liệu tham khảo về thuật ngữ Anh Việt chuyên sâu hơn để đáp ứng nhu cầu này

Trong quá trình sưu tầm tài liệu để thiết kế trang phục, rất nhiều sinh viên tỏ ra lúng túng khi tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh, nhưng không có từ điển chuyên ngành để tra cứu Khi hỏi ý kiến các nhân viên đang công tác trong doanh nghiệp, các

em chỉ nhận được sự chỉ bảo sơ sài về tiếng Anh chuyên ngành, bởi vì các anh chị cũng chỉ suy luận chung chung mà chưa có những thuật ngữ chinh xác để hướng dẫn

cụ thể cho các em

Mặt khác, không phải giáo viên dạy AVCN nào cũng có thời gian biên soạn bộ tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành may, chưa kể đến việc: cần làm tăng tính trực quan của tài liệu thông qua các hình ảnh cụ thể Do đó, nhu cầu về bộ tài liệu thuật ngữ Anh văn chuyên ngành may bằng hình ảnh lại càng trở nên cấp thiết đối với sinh viên, giáo viên và cả cán bộ kỹ thuật ngành May

Qua phần trình bày trên, ta thấy rõ, nhu cầu về một bộ tài liệu AVCN, giúp sinh viên ngành May công nghiệp hiểu rõ hơn về thuật ngữ AVCN là rất cần thiết Có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành, sinh viên vẫn không thể hiểu rõ, giáo viên cũng rất khó diễn tả cho sinh viên hiểu kỹ hơn, nếu không chỉ ra hình ảnh cụ thể của các thuật ngữ này, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế trang phục

Trang 38

Với kinh nghiệm giảng dạy về chuyên ngành may công nghiệp đã hơn 20 năm, người nghiên cứu cũng nhận thấy, không chỉ giáo viên sinh viên trong nhà trường cảm thấy lúng túng khi đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, mà một số cán bộ kỹ thuật ngành may cũng thật sự cảm thấy khó khăn khi tiếp xúc với tài liệu nghề Vì thế, chúng tôi

đã mạnh dạn tìm hiểu và đưa ra một số đề xuất về thuật ngữ AVCN phục vụ cho công tác thiết kế, kiểm tra chất lượng cũng như quản lý đơn hàng cho ngành may Trong phần sau của tài liệu, người viết sẽ tập trung trình bày một số cơ sở khi biên soạn thuật ngữ AVCN bằng hình ảnh cho nhóm môn học Thiết kế trang phục, có bổ sung phần biên dịch sang tiếng Việt để người đọc tiện theo dõi

Trang 40

CHƯƠNG I

PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH NÊN

BỘ TÀI LIỆU THUẬT NGỮ ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH

I.1 Tài liệu” Học tiếng Anh qua các câu chuyện bằng tranh- Trình độ sơ

cấp – LIGON-TANNENBAUM - Dịch và chú giải Lê Huy Lâm- Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh- Tháng 11/1997”

 Tài liệu khổ 14,5x20,5 cm, gồm 165 trang

 Tài liệu có 16 bài, theo 16 chủ điểm khác nhau Với mỗi chủ điểm, là một chuỗi trang đơn giản về một câu chuyện hội thoại Anh ngữ

 Ưu điểm: gợi cho người học sự sáng tạo, sự tự tin khi xem tranh và có thể trao đổi về nội dung tranh thông qua vốn từ có sẵn và gợi ý cho trước

Ngày đăng: 04/09/2016, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w