Do tỉ lệ sinh viên đông và sự đầu tư trang thiết bị cho hoạt động dạy - học môn ANCN Kinh tế của trường Cao đẳng nghề An Giang còn hạn chế, đa số giảng viên dạy môn học này mới
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN LỘC THỦY TIÊN
Tp Hồ Chí Minh, 2012
S 0 9
HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG
S 0 7
S KC 0 0 3 7 8 1
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ TÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG T
Trang 3LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: NGUYỄN LỘC THỦY TIÊN Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 15/07/1975 Nơi sinh: An Giang
Chức vu ̣, đơn vi ̣ công tác trước khi ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu:
Giáo viên trường Cao đẳng Nghề An Giang
Chổ ở riêng hoă ̣c đi ̣a chỉ liên la ̣c:
20 Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điê ̣n thoa ̣i cơ quan: Điê ̣n thoa ̣i nhà riêng: 0763.953979
Ngành học: Giáo dục học
3 Trình độ ngoại ngữ khác: Pháp văn – A
III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC :
Thời gian Nơi công tác Công viê ̣c đảm nhiê ̣m Từ 9/1998-11/2003 Trường Chính tri ̣ Tôn Đức Thắng Giáo viên
11/2003 đến nay Trường Cao đẳng nghề An Giang Giáo viên
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC Ngày 19 tháng 10 năm 2012
(Ký tên, đóng dấu) Người khai ký tên
Nguyễn Lô ̣c Thủy Tiên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
An Giang, tháng 10 năm 2012
Ký tên
Nguyễn Lô ̣c Thủy Tiên
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
- Cô TS Dương Thi ̣ Kim Oanh – Giảng viên khoa Sư phạm trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, người đã tận tình giúp đỡ, định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài
- Thầy TS.Nguyễn Văn Tuấn – Trưởng Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- Cô TS.Võ Thị Xuân – Cố vấn học tập lớp cao học giáo dục học
- Quý Thầy, Cô khoa Sư phạm Kỹ thuật trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP HCM
- Ban Giám Hiệu, quý Thầy, Cô trường Cao đẳng nghề An Giang, các em sinh viên lớp C-KDN11.1
- Các Anh, Chị học viên lớp cao học GDH Cần Thơ và GDH11A
Đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này
NGUYỄN LỘC THỦY TIÊN
Trang 6
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của việc học ngoại ngữ , và cải tiến phương pháp giảng dạy luôn được yêu cầu của mỗi giáo viên Một số nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp lấy người học làm trung tâm có điểm mạnh của nó trong việc nâng cao quyền tự chủ của người học, thái độ tích cực và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của họ
Xu hướng của nền giáo du ̣c hiê ̣n đa ̣i là đào ta ̣o đáp ứng theo yêu cầu của xã hô ̣i , Giáo dục Việt Nam đang từng bước cải tiến phương pháp dạy và học để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế tri thức hiê ̣n nay Trong chương trình ho ̣c, tiếng Anh luôn được xem là quan trọng nhất
Nhâ ̣n thấy tầm quan tro ̣ng của viê ̣c áp du ̣ng các phương pháp hiê ̣n đa ̣i tr ong viê ̣c dạy học môn tiếng Anh, người nghiên cứu thu ̣c hiê ̣n đề tài "Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang "
Nội dung đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa
- Sơ lược vấn đề nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
- Các khái niệm cơ bản
- Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy học
- Cơ sở lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa người học
- Khái quát về phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học theo hướng tích cực hóa môn Anh văn
Chương 2: Thực trạng dạy học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao
đẳng nghề An Giang
- Sơ lược về trường Cao đẳng nghề An Giang
- Thực trạng dạy và học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa
người học tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Cơ sở khoa học của việc đề xuất nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học tại trường Cao đẳng nghề An Giang
Trang 7- Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế theo hướng tích cực hóa người học tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người ho ̣c môn AVCN Kinh tế ta ̣i trường Cao đẳng nghề An Giang
- Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả
Kết quả nghiên cứu đề tài
Thứ 1: Đề tài đi sâu phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận về dạy học theo hướng
tích cực hóa người học, trong đó đặc biệt là các vấn đề lý luận về các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn tiếng Anh chuyên ngành
Thứ 2: Kết quả khảo sát thực trạng dạy học môn AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng
nghề An Giang cho thấy:
Vốn từ vựng của phần lớn sinh viên còn hạn chế, kiến thức ngữ pháp của sinh viên còn yếu Trong quá trình học tập, thái độ và tính tích cực học tập, hợp tác với giáo viên chưa cao Mặt khác, phần lớn các em còn ngại học môn AVCN Kinh tế, các em chỉ học lại bài khi kiểm tra và thi hết môn học
Do tỉ lệ sinh viên đông và sự đầu tư trang thiết bị cho hoạt động dạy - học môn ANCN Kinh tế của trường Cao đẳng nghề An Giang còn hạn chế, đa số giảng viên dạy môn học này mới chỉ có kiến thức về “tiếng”, kiến thức về ngành và năng lực sư phạm còn hạn chế nên phần lớn giảng viên chỉ sử dụng phương pháp dạy học thuyết trình, các phương pháp dạy học tích cực chưa được nhiều giáo viên quan tâm
Chính thực trạng hoạt động học - dạy môn AVCN Kinh tế như trên khiến cho chất lượng dạy - môn học này tại trường Cao đẳng nghề An Giang còn nhiều hạn chế
Thứ 3: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và căn cứ vào các cơ sở khoa học cụ
thể, người nghiên cứu đã đề xuất 5 giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang Các giải pháp được đề xuất gồm:
- Sử du ̣ng phương pháp hoạt động theo nhóm trong dạy học AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Sử du ̣ng phương pháp ho ̣c giải quyết vấn đề trong dạy học AVCN Kinh tế tại
trường Cao đẳng nghề An Giang
Trang 8- Sử du ̣ng phương pháp đóng vai trong dạy học AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Sử du ̣ng KT bản đồ tư duy trong dạy học AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề
Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai giải pháp sử dụng “phương pháp hoạt động theo nhóm trong dạy học AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang” và “KT bản đồ tư duy trong dạy học AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Gian g” bước đầu
cho thấy, sinh viên tích cực, chủ động và hợp tác với giáo viên trong quá trình học tập, việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng nghe - nói của sinh viên tốt hơn và tỉ lệ sinh viên đạt kết quả học tập khá, giỏi tăng lên
Trang 9ABSTRACT
Teaching methodology plays an important role in enhancing the quality of language learning, and reforming the methods of teaching is required of every teacher Several studies show that the learner-centered approach has its strong point in enhancing learners‟ autonomy, active attitude and improving their language skills
Tendency of modern education is training to meet the needs social, Vietnam Education is taking steps to improve the teaching and learning methods to keep up with the development of the knowledge today In the curriculum, English is the most important subjects
To realize that the important application of modern methods in teaching English, the researcher implements the topic“Raising quality of teaching the special English of Economics by active-oriented learning at An Giang Vocational College ”.
-The content of this topic consists of three chapters
Chapter 1: Rationale for teaching in the active-oriented learning
- Summary researches in the world and in Vietnam
- The Basic concepts
- The factors affect the quality of teaching
- Rationale for teaching towards positive learners
- Overview of active teaching methods
- Teaching English in the active-oriented learning
Chapter 2 : Reality of teaching the special English of Economics at An Giang Vocational College
- Summary of An Giang Vocational College
Vocational College
Chapter 3: Propose innovative solutions to improve the qualities of teaching with the
orientation of active learning at An Giang Vocational College
- The scientific basis of the recommendations improves the quality of teaching in theactive-oriented learning
- Solutions to improve the quality of teaching the special English of Economics by active-oriented learning at An Giang Vocational College
Trang 10- Survey experts on the feasibility to improve the quality of teaching the special
English of Economics by active-oriented learning at An Giang Vocational College
- Experimental pedagogy and assessment results
- Results of research topic
The first :The topic analyses deeply and synthesis of theoretical issues about
teaching towards positive learner, in particular the theoretical issues of teaching methods
in the direction of positive people of the special English
The second: Results of the survey subject teaching situation of the special English
of Economics at the An Giang Vocational College
+ Students‟vocabularies are limited; students' knowledge of grammar is weak In
the learning process, learning and positive attitude, cooperation with teachers is not high
On the other hand, most of the students are afraid of studying the special English of
Economics; they just review the subject when they have tests and examinations + Because the rate of students to shareholders and the investment of equipment for
vocational - to study the special English of Economics at An Giang Vocational College is
limited The majority of faculty members teaching this course only knowledge of
“ foreign language " but knowledge of the industry and pedagogical capacity is limited,
most teachers only use presentation teaching methods, teaching methods have not been
many positive teachers‟ attention
+ The reality school activities – teaching the special English of Economics makes
the quality of teaching in these subjects at An Giang vocational colleges is limited
The third, Based on theoretical studies, practical and based on the specific scientific
basis, researchers have proposed five measures of innovation teaching methods towards
positive learner in teaching the special English of Economics at An Giang Vocational
College
+ The proposed solution consists of:
- Group – based learning method in teaching the special English of Economics at An
Giang Vocational College
- Problem - based Learning Method in teaching the special English of Economics at
An Giang Vocational College
- Mind maps technology in teaching the special English of Economics at An Giang
Vocational College
Trang 11- Project-based learning method in teaching the special English of Economics at An Giang Vocational College
- Role - play method in teaching the special English of Economics at An Giang Vocational College
Survey results of the feasibility of the solution showed that the proposed solutions are able to do, have the ability to create excitement for students in the learning process and in accordance with the actual conditions at An Giang Vocational College
The experimental results for two pedagogical solutions "Group- based learnng method in teaching the special English of Economics at An Giang Vocational College" and " Mind map technology in teaching the special English of Economics at An Giang Vocational College " student initially showed positive, proactive and work with teachers
in the learning process, to acquire knowledge and skills formation listening - speaking students better and the rate of students achieve the learning better
MỤC LỤC
Trang 12Lý lịch khoa học …i
Lời cam đoan …ii
Lời cám ơn ….iii
Tóm tắt ….iv
Abstract ….vi
Mục lục ….x
Danh sách các từ viết tắt …xiv
Danh mục các hình …xv
Danh mục các bảng …xvi
Danh mục các biểu đồ xvii
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài……… ……… 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Khách thể nghiên cứu 3
6 Giả thuyết nghiên cứu 3
7 Phạm vi nghiên cứu 3
8 Phương pháp nghiên cứu 3
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 3
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
8.3 Phương pháp thống kê toán học 4
9 Đóng góp của đề tài 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC 1 1 Sơ lược vấn đề nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Tại Việt Nam 9
1.2 Các khái niệm cơ bản: 10
1 2.1 Hoạt động học 10
1 2.2 Hoạt động dạy 10
1.2.3 Chất lượng 11
Trang 131 2.4 Chất lượng dạy học 11
1.2.5 Tích cực hóa 12
1 2.6 Môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy học 12
1 3.1 Mục tiêu dạy học 12
1.3.2 Nội dung dạy học 13
1.3.3 Phương pháp dạy học 13
1 3.4 Phương tiện dạy học 14
1.3.5 Kiểm tra, đánh giá 14
1.3.6 Chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ giáo viên: 15
1.4 Co sở lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa người học 15
1.4.1 Các lý thuyết tâm lý về hoạt động học tập 15
1 5 Khái quát về phương pháp dạy học tích cực 20
1 5.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì? 20
1 5.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 20
1.5.3 So sánh sự khác biệt giữa cách dạy cũ và cách dạy mới 22
1 6 Dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế 24 1 6.1 Triết lý về giảng dạy ngoại ngữ 24
1.6.2 Dạy học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế theo hướng tích cực hóa người học 26
1 6.3 Các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG 2.1 Giới thiê ̣u về trường Cao đẳng nghề An Giang 37
2.2 Giới thiê ̣u về tổ ngoa ̣i ngữ 39
2.3 Giới thiê ̣u về bô ̣ môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế 40
2.4 Thực trạng dạy học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao đẳng Nghề An Giang .41
2.4.1 Thực trang hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế của sinh viên trường Cao đẳng nghề An Giang 41
Trang 142.4.2 Khảo sát thực trạng hoạt động dạy môn AVCN Kinh tế của GV ta ̣i trường Cao
đẳng nghề An Giang .51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 60
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI TRƯỜNG CĐN AN GIANG 3.1 Cơ sở khoa học của viê ̣c đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng da ̣y ho ̣c theo hướng tích cực hóa người học môn AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang 61
3.1.1 Cơ sở pháp lý: 61
3.1.2 Cơ sở thực tiễn: 62
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn AVCN Kinh tế theo hướng tích cực hóa người học ta ̣i trường Cao đẳng nghề An Giang 63
3.2.1 Sử du ̣ng PP hoạt động theo nhóm trong DH môn AVCN Kinh tế 63
3.2.2 Sử dụng PP học giải quyết vấn đề trong DH môn AVCN Kinh tế 66
3.2.3 Sử dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy trong DH môn AVCN Kinh tế 68
3.2.4 Phương pháp ho ̣c theo dự án (PBL): 69
3.2.5 Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn AVCN Kinh tế: 71
3.3 Khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người ho ̣c môn AVCN Kinh tế ta ̣i trường Cao đẳng nghề An Giang……… 73
3.3.1 Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp đối với nội dung môn AVCN Kinh tế mà người da ̣y đã đề xuất: 73
3.3.2 Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp trong dạy học môn AVCN kinh tế đối với đặc điểm lứa tuổi sinh viên ta ̣i trường Cao đẳng nghề An Giang .74
3.3.3 Đánh giá khả năng thực hiện được của các giải pháp trong việc dạy học môn AVCN kinh tế cho sinh viên kinh tế hê ̣ cao đẳng ta ̣i trường CĐN An Giang 75
3.3.4 Đánh giá mức độ tạo hứng thú học tập của các giải pháp trong dạy học môn AVCN kinh tế cho sinh viên kinh tế hê ̣ cao đẳng ta ̣i trường CĐN An Giang 76
3.3.5 Đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất với diều kiện thực tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang 77
3.4 Thực nghiê ̣m sư pha ̣m: 77
Trang 153.4.1 Mục đích thực nghiệm: 77
3.4.2 Đối tượng thực nghiệm: 77
3.4.3 Nội dung thực nghiệm: 78
3.4.4 Giới thiệu bài học cụ thể 78
3.4.5.Xử lí kết quả thực nghiệm 78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 16CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TT Chƣ̃ viết tắt Chƣ̃ viết đầy đủ
Trang 17DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1-1 Sơ đồ ứng dụng thuyết hành vi ……… ….….…16
Hình 1-2 Sơ đồ ứng dụng thuyết nhận thức ……… ………….… 17
Hình 1-3 Sơ đồ ứng dụng thuyết cấu trúc ……… ………… 19
Hình 2-1 Giới thiệu trường Cao đẳng nghề An Giang……… ……… 37
Hình 2-2 Phòng học của trường Cao đẳng nghề An Giang ……… … ……… 38
Hình 3-1 Hoạt động theo từng cặp ……… ……… 65
Hình 3-2 Hoạt động theo nhóm……… ….……… 66
Hình 3-3 Hoạt động học trong giở học môn AVCN Kinh tế……….… 67
Hình 3-4 Bản đồ tư duy ……… …… ….68
Hình 3-5 Học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong giờ học ……… …… 68
Hình 3-6 hoạt động đóng vai trong giờ học AVCN Kinh tế……….…… ….69
Trang 18DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1 Sơ đồ đổi mới phương pháp dạy học ……… ….……….23
Bảng 1-2 Sự thay đổi vai trò giáo viên……… ….…… 23
Bảng 1-3.Sự thay đổi vai trò của sinh viên……… … ……….24
Bảng 2-1 Kết quả học tập năm học 2010-2011 và HKI 2011-2012……… 43
Bảng 2-2 Kỹ năng sinh viên đạt được khi học môn AVCN Kinh tế……… 45
Bảng 2-3 Thái độ của sinh viên trong giờ học AVCN Kinh tế……… 46
Bảng 2-4 Tính tích cực học tập môn AVCN kinh tế của SV Kinh tế hệ Cao đẳng … 48
Bảng 2-5 Đánh giá của SV về mức độ GV sử dụng PPDH trong việc dạy học AVCN Kinh tế……… …….…….49
Bảng 2-6 Nguyên hân việc học AVCN Kinh tế không có hiệu quả 50
Bảng 2-7 Kỹ năng các SV đạt được khi học môn AVCN Kinh tế 52
Bảng 2-8 Nội dung môn AVCN Kinh tế 54
Bảng 2-9 Những PPDH mà GV thường dùng 54
Bảng 2-10 Mức độ hiệu quả trong việc dạy học môn AVCN Kinh tế của các PP và hình thức tổ chức dạy học 55
Bảng 2-11 Những khó khăn GV thường gặp khi dạy môn AVCN Kinh tế 56
Bảng 2-12 Các yếu tố để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn AVCN Kinh tế 57
Bảng 3-1 GV đánh giá về sự phù hợp của các giải pháp với ND bài học AVCN Kinh tế mà người nghiên cứu đề xuất 74
Bảng 3-2 GV đánh giá về khả năng thực hiện được của các giải pháp người nghiên cứu đề xuất cho SV Kinh tế hệ Cao đẳng 75
Bảng 3-3 Mức độ phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất với nđiều kiện thực tế của trường 77
Bảng 3-4 Kết quả kiểm tra thái độ chuẩn bị bài 80
Bảng 3-5 Kết quả kiểm tra tính chủ động tham khảo tài liệu chuyên ngành 80
Bảng 3-6 Kết quả kiểm tra thái độ tích cực học tập trong giờ học 80
Bảng 3-7 Kết quả kiểm tra thái độ hợp tác trong giờ học 82
Bảng 3-8 Bảng phân phối tần xuất 83
Bảng 3-9 Điểm trung bình X và độ lệch chuẩn Sx 84
Bảng 3-10 Xếp loại thứ hạng 85
Trang 19DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2-1 Sự cần thiết khi SV học môn AVCN Kinh tế ….43
Biểu đồ 2-2 Nội dung môn AVCN Kinh tế 44
Biểu đồ 2-3 Kiến thức SV đạt được khi học môn AVCN Kinh tế 44
Biểu đồ 2-4 Thái độ học tập của SV trước các buổi học 46
Biểu đồ 2-5 Thái độ học tập của SV sau các buổi học 47
Biểu đồ 2-6 Mức độ SV thích PPDH môn AVCN Kinh tế 50
Biểu đồ 2-7 Tầm quan trọng của việc học AVCN Kinh tế 52
Biểu đồ 2-8 Kiến thức các SV đạt được khi học AVCN Kinh tế……… …53
Biểu đồ 2-9 Thái độ của SV được hình thành khi học môn AVCN Kinh tế 53
Biểu đồ 2-10 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn AVCN Kinh tế 57
Biểu đồ 3-1 GV đánh giá về sự phù hợp của các giải pháp trong dạy học môn AVCN Kinh tế với đặc điểm tâm lí lứa tuổi SV Kinh tế hệ Cao đẳng 75
Biểu đồ 3-2 GV đánh giá mức độ tạo hứng thú học tập của các giải pháp đã đề xuất trong dạy học môn AVCN Kinh tế 76
Biểu đồ 3-3 Kết quả kiểm tra khả năng kỹ năng 79
Biểu đồ 3-4 Kết quả kiểm tra khả năng tư duy 79
Biểu đồ 3-5 Kết quả kiểm tra đánh giá kiến thức AVCN Kinh tế 81
Biểu đồ 3-6 Thái độ SV khi thực hiện kỹ năng 82
Biểu đồ 3-7 Đánh giá về lĩnh hội của SV 83
Biểu đồ 3-8 Xếp loại trình độ hai nhóm SV ……… 85
Trang 20MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang bước vào thế kỷ XXI với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để thực hiện được các mục tiêu trên, vai trò của giáo dục nói chung và giáo dục dạy nghề nói riêng rất quan trọng
Hòa vào xu thế hội nhập , giáo dục nước nhà đang từng bước được quan tâm cải tiến chất lươ ̣ng đào ta ̣o , trong đó cải thiê ̣n chất lượng giáo du ̣c cao đẳng , đa ̣i ho ̣c để đáp ứng yêu cầu nhân lực trình đô ̣ cao cho thời kỳ hô ̣i nhâ ̣p là vấn đề được xác đi ̣nh phải ưu tiên
Chất lươ ̣ng giảng da ̣y của trường chính là ta ̣o thươ ng hiê ̣u cho chính trường đó
Vì thế chất lượng giảng dạy được thể hiện ở ch ất lượng sản phẩm đào tạo Đánh giá chất lươ ̣ng sản phẩm đào ta ̣o thông qua khả n ăng của người được đào ta ̣o , chính là năng lực tư duy của người ho ̣c Người ho ̣c không chỉ có khả năng tác nghiê ̣p nghiê ̣p vu ̣ tốt mà còn có chi ều sâu của phương pháp luận , chiều rộng của tri thức thực tế , năng lực về nghiên cứu khoa ho ̣c
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục (GD) toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý GD; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đẩy mạnh phong trào tự học của nhân dân, thực hiện GD cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập Tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục- đào tạo theo nhịp độ phát triển kinh tế Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục thực hiện chủ trương
xã hội hóa GD” [21]
Tại hội nghị Trung Ương 6, khóa IX có những kết luận quan trọng “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay ” [10]
Luật GD (2005) tại khoản 2 điều 5: “Yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục: phải phát huy tính tích cực, tự giác, làm chủ, có tính tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành và ý chí vươn lên ”
Trang 21Hiê ̣n nay ở nhiều nước trên thế giới , mô hình da ̣y ho ̣c mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, kết hơ ̣p với sự hướng dẫn của thầy đang được áp dụng rộn g rãi Tuy nhiên, ở nước ta mô hình đang được sử du ̣ng phổ biến hiê ̣n nay trong các trường đa ̣i ho ̣c , cao đẳng là các phương pháp thuyết trình có tính chất áp đă ̣t
“người thầy làm trung tâm”
Vào năm 2007, trường Trung Cấp Kinh tế kỹ thuật An Giang và Trường Trung cấp Nghề sáp nhập thành trường Cao đẳng Nghề An Giang, chương trình Anh văn chuyên ngành được áp dụng dành cho các hệ trung cấp và Cao đẳng, Khi đưa chương trình AVCN vào giảng dạy, giáo viên và cán bộ quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong lựa chọn chương trình, phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học, trong khi cơ sở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn Số lượng sinh viên – học sinh còn hạn chế rất nhiều về kiến thức AV ở trường phổ thông Sinh viên chưa thực sự yêu thích môn học này vì những lý do khách quan và chủ quan
Cùng với ngành giáo dục của cả nước trường Cao đẳng nghề An Giang đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đào ta ̣o bằng viê ̣c cải tiến , nâng cấp cơ sở vâ ̣ t chất, phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c, chương trình đào ta ̣o và phương pháp da ̣y ho ̣c
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Anh văn chuyên ngành kinh tế tại Trường Cao đẳng nghề An Giang”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa người học
- Khảo sát thực trạng dạy học môn Anh văn chuyên ngành kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người
học môn Anh văn chuyên ngành kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học
Trang 225 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý tại trường Cao đẳng Nghề An Giang
6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu sử dụng các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế mà người nghiên cứu đã đề xuất thì
chất lượng dạy học môn học này tại trường Cao đẳng nghề An Giang sẽ được cải thiện
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài tập trung vào việc đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế hệ Cao
đẳng tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm hai giải pháp “Sử dụng ph ương pháp hoạt động theo nhóm trong dạy học môn AVCN Kinh tế” và “Sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy trong dạy học môn AVCN Kinh tế ” tại lớp Cao đẳng Kinh tế
C-KDN.11.1 - trường Cao đẳng nghề An Giang
8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới những văn bản pháp quy về giáo dục của Đảng và Nhà nước, phương pháp dạy học, về quan điểm dạy học theo hướng tích cực hóa người học, môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế đã được xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nước để làm cơ sở lý luận cho đề tài
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
- Khảo sát bằng bảng hỏi đối với sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Khảo sát bằng bảng hỏi đối với các chuyên gia về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và các giáo viên dạy môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế để tìm hiểu tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang đã được đề xuất
- Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm
Trang 238.2.2 Phương pháp quan sát
- Quan sát hoạt động dạy - học của giáo viên và sinh viên để thu thập được số liệu khách quan về thực trạng dạy học môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Quan sát hoạt động dạy - học của giáo viên và sinh viên khi tiến hành thực nghiệm sư phạm
8.2.3 Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý để thu thập các số liệu khách quan về thực trạng dạy học môn AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang
- Phỏng vấn giáo viên và sinh viên để tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi khi dạy - học môn AVCN Kinh tế theo phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hoạt động theo nhóm và sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy
8.2.4 Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia về phương pháp dạy học ngoại ngữ và giáo viên dạy học môn AVCN Kinh tế để tìm hiểu tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề An Giang đã được đề xuất
8.2.5 Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm giải pháp sử dụng “phương pháp hoạt động theo nhóm và
sử dụng kỹ thuật bản đồ tư duy” cho môn AVCN Kinh tế tại lớp C-KDN 11.1 - trường
Cao đẳng nghề An Giang để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
8.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát thực trạng dạy học môn AVCN Kinh tế, kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn AVCN Kinh tế đã được đề xuất và khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm
9 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài nhằm góp phần làm phong phú hơn cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn AVCN Kinh tế nói riêng
Trang 24- Đề tài đề xuất được 5 giải pháp về việc sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn AVCN Kinh tế tại trường Cao đẳng nghề
An Giang một cách khoa học và khả thi
Trang 25Tư tưởng về tính tích cực của người học đã có từ lâu Ngay từ thời cổ đại, các nhà
sư phạm lỗi lạc đã đề cập đến tầm quan trọng của vấn đề và đã bàn nhiều đến biện pháp phát huy tính tích cực của người học
* Ở Trung Hoa, Khổng Tử (551-479 TCN) phương pháp chân chính của dạy học là: khải phát (gợi mở) Ông xem trọng việc tự học, tự luyện, tự tu thân, kết hợp học với thực hành, phát triển hứng thú, động cơ, ý chí của người học
* Ở Ấn Độ : phương pháp học có khác biệt theo môn, học sinh đóng góp thảo luận tức được phép đặt câu hỏi và Thầy giải thích, sử dụng phương pháp thuyết trình Sophist giáo dục diễn thuyết PPGD với phương pháp trực tiếp, thực tế và thành công Diễn thuyết trước mọi người về các đề tài, sau diễn thuyết là đối thoại Hai phương pháp áp dụng là nghệ thuật lý luận và tài hùng biện thuyết phục
Socrates (469 – 339 TCN) Ông thường cùng học trò dùng “phương pháp tiêu dao”, vừa đi chơi, vừa đàm đạo, trao đổi và gợi mở để học trò tự đi đến kết luận
Phương pháp đàm thoại, đối thoại, thảo luận, phê bình Ông đặt câu hỏi và môn đệ trả lời Sau đó ông nhận định trả lời và vạch ra điều hay điều dở
Plato (427 – 347 TCN) PPGD dựa trên căn bản lý luận Lý luận chính xác để loại bỏ sai lầm, hồ đồ Đối thoại tìm chân lý
Isocrates (436 – 338 TCN) – Giáo dục lý luận Phương pháp tranh luận
Aritotle (384 – 322 TCN) Giáo dục lý luận thực tế và đa dạng Phương pháp lý luận khúc chiết gãy gọn
Vào thời kỳ giáo dục Trung Đại, ảnh hưởng giáo dục tôn giáo Ky tô giáo, khoa học kỹ thuật tiến bộ Hồi giáo nhưng phương pháp giảng dạy vẫn không gì tiến bộ mới hơn so với PPGD thời cổ đại, Phương pháp chủ yếu vẫn là đọc, học thuộc lòng, ghi nhớ, chép, sưu tầm bản thảo
Trang 26Giáo dục thời phục hưng: giáo dục Châu Âu thời phục hưng là giáo dục nhân văn, khoa học Phương pháp giáo dục: Giáo viên giải thích qua sách giáo khoa, thảo luận, giải đáp thắc mắc và học sinh làm bài thi
Thời kỳ Phục hưng cuối Trung đại chứng kiến sự chuyển hướng giáo dục với triết lý và mục đích mới Thời kỳ này, Châu Á bắt đầu ảnh hưởng Tây phương
Các cuộc cải cách sư phạm ở châu Âu từ cuối thế kỷ 17 cho tới thế kỷ 19, đặc biệt là việc thành lập trường Thực nghiệm ở Đại học Chicago (1896) đã thai ngén phong trào Giáo dục Tiến bộ (có tài liệu gọi là phong trào Tân giáo dục) Đây là một
phong trào được Hermann Rohrs gọi là “một phản ứng chống lại hệ thống giáo dục truyền thống hạn hẹp và hình thức” diễn ra ở châu Âu và Mỹ từ cuối thế kỷ 19 Cũng
theo Hermann, thì một trong những mục tiêu chính của phong trào xung quanh việc thông qua giáo dục để phát triển toàn diện trẻ em cả về thể chất, trí tuệ và tâm hồn Các mô hình trường học trong đó trẻ em tham gia tích cực và chủ động vào việc học tập và được tiến hành chủ yếu thông qua làm việc Theo lý thuyết của các nhà giáo dục tiến bộ, trẻ em sẽ học tập tốt nhất thông qua việc thực hiện cụ thể các nhiệm vụ đề ra
đi kèm với việc học Các môn học về sáng tạo như nghệ thuật, thủ công được chú trọng nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy sáng tạo Và theo John Dewey, một nhà
giáo dục có ảnh hưởng nhất tới thuyết Tiến bộ, “lớp học phải là một mô hình dân chủ”
Các học giả thuộc trường phái này cho rằng “giáo dục phải dựa trên nguyên lý cho rằng con người là động vật mang tính xã hội có khả năng học tốt nhất từ những hoạt động sống thực diễn ra với người khác” Theo quan điểm nhân bản này, một
người GV theo trường phái tiến bộ mong muốn không chỉ cung cấp kỹ năng đọc và luyện tập, mà còn cả những trải nghiệm và hoạt động trong thế giới thực xung quanh
cuộc sống thực của người HS Khẩu hiệu đặc trưng nhất của trường phái này là „học thông qua làm việc!‟ – “learning by doing”
Tương tự như vâ ̣y , Keller và David Johnson cho rằng phần nhiều thời gian da ̣y học dành cho các tương tác HS -GV và HS -tài liệu, còn tương tác HS -HS thì hầu như
bị lờ đi Trong mô ̣t tình huống ho ̣c hợp tác , sự tương tác được đă ̣c trưng bởi viê ̣c khẳng đi ̣nh sự phu ̣ thuô ̣c lẫn nhau về mu ̣c đích với trách nhiệm cá nhân Sự phu ̣ thuô ̣c về mu ̣c đích đòi hỏi sự chấp thuâ ̣n của nhóm là ho ̣ sẽ cùng bơi hoặc cùng chìm Theo Roger và David Johnson , thông thương ngày nay giáo viên cố tách ho ̣c sinh khỏi các
Trang 27học sinh khác và cho ho ̣ làm việc độc lập, khi liên tu ̣c dùng các câu như “đừng có nhìn
vào bài người khác ”, “tôi muốn thấy những gì em làm chứ không phải là của người
bên cạnh ”, “ tự làm bài đi ” Mô ̣t nghi ̣ch lý là đa số các nhà nghiên cứu so sá nh sự
tương tác HS-HS chỉ ra rằng ho ̣c sinh ho ̣c hiê ̣u quả hơn khi ho ̣ làm viê ̣c hợp tác
Ngoài ra , Roger Johnson và David Johnson cho rằng có một số khác biệt giữa
“chủ trương HS làm viê ̣c trong một nhóm ” và cấu trúc làm việc hợp tác với mô ̣t nhóm
học sinh ngồi cùng bàn và làm việc của họ , nhưng tự do nói với những ho ̣c sinh khác
khi làm viê ̣c, không được cấu trúc để là mô ̣t nhóm hợp tác khi không có sự phu ̣ thuô ̣c
tích cực lẫn nhau Tương tự mô ̣t nhóm học sinh được phân công làm một báo cáo mà
chỉ có một HS quan tâm và làm tất cả công việc trong khi những HS khác thì rong chơi
cũng không phải là nhóm hợp tác Mô ̣t nhóm hợp tác có mô ̣t ý thức về trách nhiê ̣m cá
nhân có nghĩa là tất cả tất cả HS cần nắm vững kiến thức và cùng thành công Theo như những vấn đề được đề cập trên đây, ta có thể thấy rằng, giáo dục tiến
bộ là một phong trào, một tư tưởng giáo dục có ý nghĩa rất rộng, bao hàm phần lớn các
lĩnh vực và khái niệm học tập hiện đại như: học qua trải nghiệm (experiential
learning), học thông qua giải quyết vấn đề (problem-based learning), học tập theo dự
án (project-based learning), học tập thông qua phục vụ cộng đồng (service-based
learning), học tập nhờ tương tác và hợp tác (collaborative learning), học tập suốt đời
(lifelong learning)…
Kế thừa ý tưởng giáo dục của các thời đại trước, thế kỷ XIX, XX xuất hiện các
trào lưu thúc đẩy đổi mới phương pháp giáo dục và dạy học
Nước Đức là một quốc gia điển hình chịu ảnh hưởng sâu rộng phương pháp sư
phạm của Pestalozzi quan điểm sư phạm hiện đại “lấy học sinh làm trung tâm” nhiều
trường học được thiết lập và áp dụng PPGD mới Vào đầu thế kỷ 19, Anh nhận định
rằng PP mới đối với họ có giá trị nhưng chưa có điều kiện thực hiện phổ biến Tại Mỹ,
phương pháp sư phạm mới được giới thiệu tại Philadelphia Tại Thụy Sĩ, một trung
tâm giáo dục được thiết lập để giảng dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm
Đầu thế kỷ XVII, A Komenski nhà giáo dục Tiệp Khắc trong tác phẩm“ Lý luận
dạy học vĩ đại” của mình đã nêu tính tự giác, tính tích cực với tư cách là một trong
những nguyên tắc dạy học quan trọng và cơ bản nhất
Đầu thế kỷ XIX trong tác phẩm của mình, nhà giáo dục Nga Usinxki đã nhiều lần
khẳng định tầm quan trọng của tính tích cực và độc lập trong quá trình học tập của học
Trang 28sinh.Ngày nay, với xu hướng giảng dạy “ lấy người học làm trung tâm”, tính tích cực
trong học tập của học sinh càng được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn Các công trình này gắn với tên tuổi của các nhà tâm lý học và giáo dục học như Aristova, M.A Danhinop, B.P Exipop…
1.1.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Các nhà lý luận dạy học nổi tiếng như GS Trần Bá Hoành; GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn; PGS.TS ĐặngThành Hưng; PGS.TS Vũ Hồng Tiến xem tư tưởng dạy học tích cực đã là một chủ trương quan trọng của ngành giáo dục nước ta, được giới thiệu rộng khắp trên các báo và tạp chí chuyên ngành
Những năm gần đây, vấn đề thay đổi phương pháp giảng dạy ngoại ngữ không ngừng được nâng cao, các hội thảo trong nước và ngoài nước luôn được tổ chức để thuyết trình về các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại, hiệu quả dành cho sinh viên quốc tế nói chung và cách ứng dụng cho sinh viên Việt Nam nói riêng Hơn thế nữa, hội thảo còn là cơ hội giao lưu trực tiếp với các giảng viên ngôn ngữ danh tiếng của Mỹ để trao đổi về những kinh nghiệm trong sự nghiệp giảng dạy của họ như: Đại học Nebraska-Lincoln và đại học Alabama của Mỹ năm 2011 tại VN
Bên cạnh đó số lượng đề tài nghiên cứu về phương pháp giảng dạy theo hướng
tích cực hóa ở trong nước ngày càng được phát huy mang tính ứng dụng rộng cao, cụ thể : Tác giả Hoàng Thị Minh Nhựt đã đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng da ̣y ho ̣c môn Anh văn chuyên ngành May và Thời trang [12 ] Các giải pháp được đề xuất là áp dụng qui trình công nghệ dạy học mà trọng tâm đặt vào thiết kế hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu đào tạo mà thời đại đặt ra cho toàn ngành giáo dục; đào tạo ra con người toàn diện về mặt phẩm chất và năng lực, năng động, tư duy sáng tạo và có khả năng làm chủ đất nước
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thanh Thủy đã tìm ra p hương cách cải thiê ̣n tình
hình dạy và học môn tiếng Anh kỹ thuâ ̣t chuyên ngành Điê ̣n tử của GV và HS của trường Trung cấp kỹ thuật công nghệ Đồng Nai Các giải pháp về dạy học theo hướng tích hợp mà tác giả đã đề xuất giúp cho HS hội tụ đươ ̣c các kỹ năng trong giao tiếp , hình thành tính tự giác và tính tích cục trong học tâ ̣p cũng như trong công viê ̣c , có khả năng tự ho ̣c suốt đời Đi ̣nh hướng da ̣y ho ̣c này cũng giúp cho GV tích cực hơn khi thực hiê ̣n vai trò điều khiển quá trình dạy học, phát huy sự sáng tạo trong giảng dạy [18]
Trang 29Khi nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh chuyên
ngành tại Trường CĐSPKT Vĩnh Long theo hướng tích cực hóa người học, tác giả Vũ
Thị Bích Thủy đã đề ra được mục tiêu nghiên cứu , phương pháp da ̣y ho ̣c mới kích thích người học tích cực tham gia học tập nhằm đạt được kết quả tốt học tập tốt hơn , góp phần nâng cao chất lươ ̣ng da ̣y ho ̣c môn ho ̣c[17]
Tác Giả Phan Thị Ngu yên đã tiến hành tổ chức dạy học tích hợp môn tiếng Anh chuyên ngành Điê ̣n , điê ̣n tử công nghiê ̣p và tự đô ̣ng hóa ta ̣i các trường trung cấp chuyên nghiê ̣p ở tỉnh Bình Dương theo hướng tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của một học này [13] Việc thay đổi này giúp HS hình thành PP tự tìm thông tin, giảm bớt lươ ̣ng nô ̣i dung phải ghi chép bảng Nhờ đó, HS có điều kiện trao đổi với nhau những thông tin thu thâ ̣p trong quá trình học tâp, cùng nhau xử lý tính huống, học hỏi và chia
sẻ kinh nghiệm với nhau Ngoài ra, việc thay đổi này còn tạo cho HS có sự hứng thú trong quá trình khám phá cái mới , tự tin hơn khi nói được tiếng Anh , cải thiê ̣n được tình trạng học thụ động , không phát biểu , không chuẩn bi ̣ bài, và thái độ bất hợp tác của HS
Như vậy, các đề tài nghiên cứu ở trên đi vào đề xuất các giải pháp chung hướng
tới nâng cao chất lượng da ̣y ho ̣c môn tiếng Anh như các giải pháp về mục tiêu, phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá … Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa
đề cập tới viê ̣c đề xuất các giải pháp về đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c theo hướng tích cực hóa người học Chính vì vậy, trong đề tài này người nghiên cứu tập trung vào việc
đề xuất các giải pháp về đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người ho ̣c môn AVCN Kinh tế ta ̣i trường Cao đẳng nghề An Giang
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1 2.1 Hoạt động học
GS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học), dưới sự điều khiển sư phạm của GV” [14]
1 2.2 Hoạt động dạy
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang “Dạy là điều khiển tối ưu hóa người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực phẩm chất)” [14]
“Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng và hình thành hoặc tăng cường tình cảm, thái độ”
Trang 30Giáo sư A.I.Vroeeijenstijn thuộc hiệp hội các trường đại học Hà Lan cho rằng
“Chất lượng là sự thích hợp với mục đích nhưng với mục đích thực tế, thì chất lượng quả thật tồn tại” [22,16]
Trên cơ sở lí thuyết, khái niệm chất lượng được hiểu là “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”, phản ánh các thuộc tính đặc trưng , giá trị, bản chất của sự vật và tạo nên sự khác
biệt (về chất) giữa sự vật này và sự vật khác
1 2.4 Chất lượng dạy học
Không chỉ có quan niệm chung chung và duy nhất mà chất lượng phải đi kèm với
“ngữ cảnh” và mục tiêu của chương trình đào tạo Chất lượng dạy học được đánh giá
qua mức độ đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra đối với chương trình dạy học nói riêng và chương trình đào tạo của nhà trường nói chung, không chỉ thoải mãn mục đích đề ra mà còn thể hiện ở năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng hình thành từ môn học trong sinh hoạt cộng đồng, thực tiễn lao động sản xuất của HS tốt nghiệp
Thông thường, chúng ta xác định mục tiêu chương trình môn học hay mục tiêu dạy học bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn xã hội, quá trình dào tạo của nhà trường Cho nên, khi tất cả các môn học trong chương trình đào tạo của một ngành nghề nhất định đều đạt được mục tiêu dạy học đề ra thì chất lượng đào tạo của nhà trường được đảm bảo
Vì vậy, chất lượng dạy học trước tiên thể hiện ở kết quả học tập của HS Kết quả này xác định được mức độ đạt được yêu cầu của mục tiêu môn học đề ra Tiếp đến, chất lượng dạy học còn thể hiện qua năng lực thực tiễn của người tốt nghiệp khi họ
Trang 31tham gia lao động sản xuất cũng như việc họ sử dụng kiến thức, kĩ năng từ môn học để giải quyết công việc của mình
Từ đó, ta có thể có một số tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học như sau:
+ Kiến thức của chương trình môn học
+ Kĩ năng, kĩ xảo hình thành trên cơ sở kiến thức đó
+ Thái độ, niềm tin hình thành ở người học
+ Năng lực hành nghề
+ Khả năng thích ứng thị trường và thăng tiến nghề nghiệp
Do vậy, để khảo sát đánh giá chất lượng dạy học, người nghiên cứu dựa trên: + Nghiên cứu kết quả học tập của người học
+ Khảo sát năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng hình thành từ môn học của người tốt nghiệp trong thực tiễn lao động sản xuất
1.2.5 Tích cực hóa là tác động làm cho ai đó , sự vâ ̣t nào đó trở nên năng đô ̣ng hơn ,
linh hoa ̣t hơn, thể hiê ̣n hoa ̣t tính của chúng nhiều hơn so với trước đây Trong lý luâ ̣n dạy học TCH đươ ̣c sử du ̣ng theo nghĩa làm cho tích cực hơn so với thu ̣ đô ̣ng , trì trệ, nhu nhươ ̣c(Active so với Passive ), hoàn toàn không liên quan đến việc đánh giá đạo đức, hành vi xã hội (tốt và xấu )………
Theo Khalanop: “Tích cực trong học tập có nghĩa lả hoàn thành một cách chủ động, tự giác có nghi ̣ lực, có mục tiêu rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng , những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức , kỹ năng , kỹ xảo vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn” [25]
1 2.6 Môn Anh văn chuyên ngành Kinh tế
Là phần học cơ bản cung cấp kiến thức , thuâ ̣t ngữ về chuyên ngành kinh tế để từng bước trang bi ̣ cho sinh viên có điều kiện củng cố và xây dựng nền tảng quan trọng vững chắc phần chuyên môn của mình thông qua việc nghiên cứ u, đo ̣c, dịch và hiểu đươ ̣c các tài liê ̣u kinh tế hiê ̣n đa ̣i được viết bằng tiếng Anh
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Trang 32Theo Chr Moeller: mục tiêu dạy học là sự mô tả về trạng thái người học sau quá trình dạy học đạt được
Vậy mục tiêu dạy học là mô tả trạng thái của HS về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong thời điểm tương lai có tính mong muốn được đưa ra trong thời điểm hiện tại hoặc mục tiêu dạy học là sự mô tả trạng thái của người học sau một khóa học hay sau khi học xong một môn học hoặc sau khi học xong một bài, một đoạn bài học phải có được về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ
1.3.2 Nội dung dạy học
NDDH là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học (QTDH) NDDH chính là nội dung của thầy và trò trong suốt QTDH Nó được quy định thông qua chương trình đào tạo
NDDH là tập hợp hệ thống các kiến thức văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, các
kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành và phát triển các phẩm chất năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của lao động nghề nghiệp ở trình độ mong đợi Nội dung dạy học phải :
- Đảm bảo tính cơ bản hiện đại và thực tiễn
- Đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa hoạt động học tập và hoạt động xã hội,
cơ bản và hiện đại, lý thuyết và thực hành
- Phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện của trường
- Đảm bảo tính sư phạm
1.3.3 Phương pháp dạy học (Teaching method)
o Định nghĩa phương pháp dạy học
“Phương pháp dạy học là những cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giáo viên và học sinh, hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học” [20]
o Phương pháp dạy học được hiểu theo hai cách
Phương pháp dạy học là cách thức đơn lẻ áp dụng để dạy học
Phương pháp dạy học là một hệ thống bao gồm những nguyên tắc dạy học, những phương thức hoạt động có trật tự, liên quan qua lại của giáo viên (GV) và học sinh (HS) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục”
o Đặc điểm của phương pháp dạy học
Trang 33cần phải hiểu rõ mục đích học tập của HS, để lập kế hoạch định hướng rèn luyện kỹ năng cho HS Khi vận dụng PP giáo viên phải linh động sáng tạo sao cho phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bởi vì PP có các đặc điểm sau:
PP dạy học phải gắn liền với nghề nghiệp đào tạo, với thực tế xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ, và gắn liền với PP nghiên cứu khoa học PP dạy học phải gắn liền với các thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại
PP dạy học phải phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo độc lập của học sinh
PP dạy học thay đổi theo đặc điểm môn học, theo nhân cách của GV và HS
1 3.4 Phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học (PTDH) bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt, và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
o Phương tiện dạy học có các vai trò sau:
- Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn
- Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng
- Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp
- Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học
- Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây, ), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học
- Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao
1.3.5 Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra là công cụ để đo lường trình độ kiến thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh Đánh giá là xác định mức độ của trình độ kiến thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh Kiểm tra và đánh giá có mối liên hệ giữa mục đích và phương tiện, trong đó kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục đích
Trang 34Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, nó mang tầm quan trọng rất lớn vì không có kiểm tra và đánh giá thì quá trình dạy học không hoàn tất
1.3.6 Chất lươ ̣ng đô ̣i ngũ giáo viên : là trình độ chuyên môn đạt chuẩn để giảng dạy ,
bên ca ̣nh đó người giáo viên ;phải có lòng yêu nghề , yêu ho ̣c sinh , say mê sáng ta ̣o , chịu khó và kiên trì nghiên cứu lĩnh vực khoa ho ̣c mà mình đang lĩnh hô ̣i
Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học , nhưng trong đề tài
này người nghiên cứu chỉ tâ ̣p trung nghiên cứu yếu tố đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c nhằm nâng cao chất lươ ̣ng da ̣y ho ̣ c môn Anh văn chuyên ngành kinh tế môn AVCN kinh tế ta ̣i trường Cao đẳng nghề An Giang
1.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
Các lý thuyết tâm lý về hoạt động học tập
Lý thuyết học tập là các lý thuyết thuộc tâm lý, để trả lời các câu hỏi như bản chất việc học tập của con người là gì, nó diễn ra như thế nào Từ đó đưa ra các chiến lược, các mô hình dạy học hiệu quả Trong các lý thuyết học tập có ba thuyết chính là thuyết hành vi, thuyết nhận thức, và thuyết cấu trúc
1.4.1 Thuyết hành vi (Behaviorism)-John B Watson, Skinner
o Đặc trưng của thuyết hành vi
Các nhà theo thuyết hành vi cho rằng học tập là một chuỗi các kích thích-phản ứng nơi người học và giảng viên cần kết nối các phản ứng từ các kỹ năng ở mức độ thấp để ta ̣o nên mô ̣t chuỗi hoa ̣t đô ̣ng học tập nhằm dạy kỹ năng ở mức độ cao, là quá trình và kết quả lĩnh hội kinh nghiệm cá nhân, tri thúc, kỹ năng, kỹ xảo Học tập được xem như là biểu hiê ̣n của phương pháp hành vi nhất đi ̣nh trong điều kiê ̣n tác đô ̣ng của các kích thích cụ thể
o Các nguyên tắc của thuyết Hành vi:
1 Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được
2 Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp các bước học tập đơn giản
3 Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sẽ sắp xếp giảng dạy sao cho người học đạt được hành vi mong muốn mà sẽ được đáp lại trực tiếp (khen thưởng và công nhận)
Trang 354 Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức những sai lầm
o Ứng dụng của thuyết hành vi:
o Các hình thức ứng dụng:
- Trong dạy học chương trình hoá
- Trong dạy học có hỗ trợ bằng máy vi tính
- Trong học tập thông báo tri thức
- Trong huấn luyện
o Thiết kế dạy học theo xu hướng hành vi : Thuyết hành vi nhấn ma ̣nh vào kết quả
học tập thu được là hành vi quan sát được với QTDH có xác định rõ mục tiêu , mang tính hệ thống , chuỗi hoa ̣t đô ̣ng đươ ̣c qui đi ̣nh trước và đánh giá dựa trên các tiêu chí hành vi quan sát được
1 4 2 Thuyết nhận thức (Cognitivism)- Jean Piaget, Lev Vygotsk
o Đặc trưng của thuyết nhận thức:
- Các lý thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách là một quá trình xử lí thông tin Bộ não xử lí các thông tin tương tự như một hệ thốngkĩ thuật
- Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi Con người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lí và đánh giá chúng, từ
đó quyết định các hành vi ứng xử
- Trung tâm của các lý thuyết nhận thức là các hoạt động trí tuệ: xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới
- Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm sinh mà hình thành qua kinh nghiệm
- Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng Vì vậy muốn có sự thay đổi đối với một người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó
NGƯỜI HỌC
Giáo viên đưa thông tin đầu vào
Giáo viên quan sát đầu ra Khen hay khiển trách
Hình 1-1 Sơ đồ ứng dụng thuyết hành vi
Trang 36- Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức: tự đặt mục đích, xây dựng
kế hoạch và thực hiện Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng phấn, không cần kích thích từ bên ngoài
Hình 1-2: Sơ đồ ứng dụng thuyết nhận thức
o Các nguyên tắc của thuyết nhận thức:
1 Không chỉ kết quả học tập (sản phẩm) mà quá trình học tập và quá trình tư duy cũng là điều quan trọng
2 Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy
3 Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính, mà thông qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp
4 Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng
5 Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội
6 Cần có sự cân bằng giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực
o Ứng dụng của thuyết nhận thức:
Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học, đặc biệt là:
- Dạy học Giải quyết vấn đề
- Dạy học định hướng hành động
- Dạy học khám phá
- Làm việc nhóm
o Thiết kế dạy học theo thuyết nhận thức:
Thiết kế da ̣y ho ̣c nhâ ̣n thức theo quan điểm hê ̣ thống với mu ̣c tiêu ho ̣c tâ ̣p được xác định rõ ràng , với các tiêu chí đánh giá cu ̣ thể và toàn bô ̣ các bước thiết kế tài liê ̣u học tập, phương tiê ̣n, chiến lươ ̣c da ̣y ho ̣c nhằm đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu trên
NGƯỜI HỌC (Quá trình nhận thức:
Phân tích - Tổng hợp Khái quát hoá, Tái tạo…)
Thông tin đầu vào Kết quả đầu ra
Trang 37Các thiết kế của trường phái nhận thức phân tích các nhiệm vụ thành các bước nhỏ nhưng sau đó vận dụng các chiến lược nhận thức , chiến lươ ̣c xử lý thông tin nhằm phát triển dạy học sao cho người học dễ dàng, hiê ̣u quả trong viê ̣c xử lý, cấu trúc thông tin
1.4.3 Thuyết cấu trúc (Constructivism)-George Herbert Mead, D.H Jonassen
o Đặc trưng của thuyết cấu trúc:
- Tư tưởng cốt lõi của các lý thuyết cấu trúc là: Tri thức được xuất hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên trong của mình, tri thức mang tính chủ quan
- Với việc nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức trong việc giải thích và kiến tạo tri thức, thuyết cấu trúc thuộc lí thuyết chủ thể Cần tổ chức sự tương tác giữa người học và đối tượng học tập để giúp người học xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy của chính mình, đã được chủ thể điều chỉnh Học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức
o Các nguyên tắc của thuyết cấu trúc:
1 Không có kiến thức khách quan tuyệt đối Kiến thức là một quá trình và sản phẩm được cấu trúc theo từng cá nhân (tương tác giữa đối tượng học tập và người học)
2 Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể
3 Việc học tập chỉ có thể được thực hiện trong một quá trình tích cực, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức và khả năng đã có
4 Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân mình
5 Học qua sai lầm là điều rất có ý nghĩa
6 Các lĩnh vực học tập cần định hướng vào hứng thú người học, vì có thể học
hỏi dễ nhất từ những kinh nghiệm mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức
7 Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc dạy
và học Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lí trí, mà cả về mặt tình cảm, giao tiếp
Trang 388 Mục đích học tập là xây dựng kiến thức của bản thân, nên khi đánh giá các kết
quả học tập không định hướng theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập
phức ta ̣p
o Ứng dụng của thuyết cấu trúc:
- Học tập tự điều khiển
- Học theo tình huống
- Học nhóm
- Học tương tác
- Học từ sai lầm
o Thiết kế dạy học theo thuyết cấu trúc:
Thiết kế da ̣y ho ̣c theo trường phái cấu trúc ít mang tín h mu ̣c đích do trường phái này nhấn mạnh đến việc học là sự kiện cá nhân, kiến thức không phải là sự áp đă ̣t từ phía người dạy mà tự người học trải nghiệm, khám phá trên cơ sở:
- Thích ứng và đồng hóa giữa kiến thức mớ i và kiến thức cũ bên trong nô ̣i bô ̣ người ho ̣c
- Thích ứng và đồng hóa nhiều ý đồ khác nhau từ những góc cạnh khác nhau về cùng một vấn đề thông qua viê ̣c ho ̣c tâ ̣p hơ ̣p tác
- Chuyển đi những gì đã ho ̣c vào tình huống như thật hoặc trong thực tiễn
Tóm lại, áp dụng thuyết hành vi vào dạy học khi muốn người học thông thạo nội
dung cụ thể và chính xác, kết quả học tập bắt nguồn từ phản xạ có điều kiện, học là sự hình thành mối liên hệ giữa kích thích và đáp ứng Thuyết nhận thức nghiên cứu trên hành vi của con người, học là sự đồng hóa kiến thức mới vào cấu trúc nhận thức có sẵn Thuyết cấu trúc hình thành cho người học khả năng giải quyết tình huống,
NGƯỜI HỌC (cá nhân và nhóm)
NỘI DUNG học tập
Trang 391 5 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1 5.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì?
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động,
trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động"
1 5.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực có các đặc trưng sau:
1.5.2.1 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do
GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó biết được kiến thức kĩ năng mới, vừa hiểu được phương pháp "làm ra" kiến thức, kỹ năng đó, không rập khuôn theo mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
Trang 40Dạy học theo cách này, GV không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng
1.5.2.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học Cốt lõi của các phương pháp học tích cực là phương pháp tự học Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
HS lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong
qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở
nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV
1.5.2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn, việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân