Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới xã cẩm vân giai đoạn 2011 2015

55 574 3
Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới xã cẩm vân giai đoạn 2011 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 6 1.2.1.Mục tiêu chung 6 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 6 1.3.Đối tượng, phạm vị, và phương pháp nghiên cứu 8 1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 8 PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ CẨM VÂN – HUYỆN CẨM THUỶ TỈNH THANH HOÁ 1.1.Điều kiện tự nhiên 9 1.1.1 Vị trí địa lý 9 1.1.2 Địa hình 9 1.1.3 Khí hậu, thủy văn 9 1.1.4 Đất đai, tài nguyên 11 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 13 1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 13 1.2.2 Dân số và lao động 14 1.3. Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch trước đây 15 1.4 Đánh giá vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp 16 1.5.Đánh giá tiềm năng của xã 18 1.6 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế xã hội trong 20 1.6.1 Điều kiện tự nhiên 20 1.6.2 Nhân lực 20 PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ CẨM VÂN I. Quy hoạch (Tiêu chí số 1 Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch) 21 II. Về hạ tầng kinh tế xã hội 22 1. Giao thông (Tiêu chí số 2) 22 2. Thủy lợi (Tiêu chí số 3) 23 3.Điện ( Tiêu chí số 4 ) 24 4. Trường học (Tiêu chí số 5) 25 5.Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí số 6) 26 6. Chợ nông thôn (Tiêu chí số 7) 26 7. Bưu điện (Tiêu chí số 8) 26 8. Nhà ở dân cư (Tiêu chí số 9) 26 III. Kinh tế và tổ chức sản xuất 27 1. Thu nhập (Tiêu chí số 10) 27 2. Hộ nghèo (Tiêu chí số 11) 28 3. Cơ cấu lao động (Tiêu chí số 12) 28 4. Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13) 29 IV. Văn hóa xã hội và môi trường 30 1. Giáo dục (Tiêu chí số 14) 30 2. Y tế (Tiêu chí số 15) 30 3. Văn hóa (Tiêu chí số 16) 30 V. Hệ thống chính trị trật tự an toàn xã hội 31 1. An ninh, trật tự xã hội (Tiêu chí số 18) 31 2. Hệ thống chính trị (Tiêu chí 19) 29 VI. Đánh giá các chỉ tiêu đạt, chưa đạt của xã Cẩm Vân theo bộ tiêu chí quốc gia 32 1. Các chỉ tiêu đã đạt được 32 2. Các chỉ tiêu chưa đạt của giai đoạn 2011 2015 cần thực hiện 33 3.Kêt luận chung 34 PHẦN III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 I. Quan điểm của đảng và nhà nước về xây dựng và phát triển nông thôn 35 II .Các giải pháp xây dựng nông thôn mới xã đồng hóa giai đoạn 2011 – 2015 37 1 . Xây dựng dự toán, phân bổ vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên 38 2. Quản lý và điều hành xây dựng nông thôn mới 40 3. Công tác tuyên truyền vận động 41 4. Huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới 42 5. Đào tạo cán bộ chỉ đạo, tạo nghề trong thực hiện xây dựng nông thôn mới 43 III. Định hướng đến năm 2020 44 1) Quy hoạch sản xuất nông nghiệp 44 2) Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp 45 3) Quy hoạch sản xuất thuỷ sản 46 4) Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn 46 PHẦN IV: KẾT LUẬT 52 LỜI CẢM ƠN Không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Những kiến thức quý báu mà các thầy cô giáo đã truyền đạt trong quá trình học tập đã làm sang tỏ ý tưởng, tư duy trong suốt thời gian thực tập này. Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô ThS.Nguyễn Thị Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế, cùng các Thầy cô trong Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức trong những năm em học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào cánh cửa “cuộc đời” một cách vững chắc và tự tin hơn. Đồng thời, em cũng gửi lời chân thành cảm ơn đến các Cô chú, các Anh chị, cùng tập thể các đơn vị trong UBND xã Cẩm vân đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ để em thực tập tại Ủy Ban. Một lần nữa em chân thành cảm ơn Cô ThS.Nguyễn Thị Hà đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Cuối cùng, em xin kính chúc Thầy, cùng toàn thể các Thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.Đồng thời, chúc các Cô, các Chú, các Anh, các Chị trong UBND xã Cẩm Vân luôn có nhiều sức khỏe, thành công trong cuộc sống. PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương có tầm cỡ chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đây là một chương trình tổng thể vê phát triển kinh tế – xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Mục tiêu xây dựng NTM có kêt cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông ngiệp với phát triển nhanh công ngiệp, dịch vụ ; gắn với phát triển nông thôn vơi đô thị theo quy hoạch ; xã hội nông thôn dân chủ, ôn định, giàu bản săc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái đượ bảo vệ; an ninh trật tự đươc giữ vững; đơì sống vật chất và tinh thần của ngươì dân ngày càng được nâng cao; xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN. Ngày 0462010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 800QĐTTG, phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 2020. Nội dung quyết định 491 quy định xã là đơn vị cơ sở với 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực( quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế sản xuất, văn hoáxã hôi môi trường và hệ thống chính trị ) của bảy vùng kinh tế khác nhau.xã đạt chuẩn nông thôn mới. Và đây chính là cơ sơ để kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyên, tỉnh đạt nông thôn mới. Xã Cẩm Vân là một xã đồng bằng miền núi dân số đông,nông nghiêp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nguyên cứu, chuyển giao khoa họccông nghệ và đào taọ nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất nông nghiệp còn chậm, phổ biến vấn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều măt hàng. công nghiệp, dịch vụ và nghành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ơ nông thôn. các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kêt cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn hạn chế, đời sống vật chất và tinh thần của ngươi dân nông thôn còn thấp. chêch lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận,nông dân, nông thôn, cơ chế chính sách, phát triển các lĩnh vực thiếu đồng bộ,thiếu tính đột phát;một số chủ trương chính sách không hợp lý ,thiếu tính khả thi nhưng chậm được điểu chỉnh,bổ sung kịp thời;đầu tư ngân sách nhà nước và các ngân sách nhà nước vào các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập,yếu kém ;vai trò của các cấp uỷ, chính quyền, mặt trận tổ quốc các đoàn thể quần chúng trong việc triểm khai chủ trương , chính sách của đảng và nhà nước về nông nhgiệp ,nông dân,nông thôn ở nhiều nơI còn hạn chế. Xuất phát từ thực trạng xây dưng nông thôn mới tại xã Cẩm Vân trong thời gian qua, em đã chọn đề tài Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới xã Cẩm Vân giai đoạn 20112015 cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1Mục tiêu chung Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng mới có tính tiên tiến về mọi mặt. Một là đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng xã: Làng xã thực sự là một cộng đồng, trong đó công tác quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hòa; các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh, trật tự xã hội,… nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Hai là đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, đô thị hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết, tạo cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, du lịch; để người nông dân có thể “ly nông bất ly hương”. Ba là nông thôn biết khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực. Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, môi trường sinh thái được giữ gìn, khai thác tốt tiềm năng du lịch, khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Vận dụng các công nghệ cao về quản lý, sinh học, các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển hài hòa, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế. Bốn là dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, Nhà nước, tư nhõn…) tham gia tích cực trong mọi quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và tự quyết định trên luống cày, thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Năm là nông dân, nông thôn có văn hóa phát triển, trí tuệ được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đú chớnh là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Người nông dân có cuộc sống ổn định, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại... nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp. Các tiêu chí này đang trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định chính sách về mô hình nông thôn mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Đối tượng, phạm vị, và phương pháp nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Điều kiện tự nhiên ,kinh tế xã hội và môi trường của xã Tiêu chí để xây dựng mô hình NTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491QĐTTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể. Các nhóm tiêu chí: Về quy hoạch Về hạ tầng kinh tế xã hội Về kinh tế và tổ chức sản xuất Về văn hóa xã hội môi trường Về hệ thống chính trị 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu ngườinăm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa Thu thập số liệu qua các phòng chức năng phương pháp xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê toán học. PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ XÃ CẨM VÂN – HUYỆN CẨM THUỶ TỈNH THANH HOÁ 1.1.Điều kiện tự nhiên. 1.1.1 Vị trí địa lý Xã Cẩm Vân là trong 20 xã, thị trấn của huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm huyện lỵ cẩm thủy 20km về phía tây, cửa ngõ tiếp giáp với các huyện đồng bằng miền xuôi của tỉnh Phía bắc giáp các xã Cẩm Tân (ranh giới tự nhiên là sông Mã) và Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy. Phía đông giáp xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc. Phía nam giáp xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc và các xã Quý Lộc, Yên Lâm, huyện Yên Định. Phía tây giáp xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy. Nhìn chung, Cẩm Thủy là xã gần trung tâm huyện nên thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu trao đổi hàng hoá 1.1.2 Địa hình Cẩm vân có diện tích đồng bằng tương đối lớn, chiếm 23 diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đồi núi của xã chỉ chiếm 13, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, trong đó có núi mầu là núi cao nhất với độ cao 117m . Các dãy núi đá vôi xem kẽ với nhưng ngọn đồi thấp tạo thành bức tường thành hình vòng cung kéo dài từ phia bắc xuống phía nam 1.1.3 Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu Cẩm Vân chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa đông bắc nằm thường xuất hiện vào đầu tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp,gió rét và gió tây nam xuất hiện từ giữa tháng 4 đến tháng 9 mang theo không khí khô nóng. Nhìn chung Cẩm Vân trong vùng nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng, mùa đông lạnh, ít mưa, có sương giá, sương muối. nhiệt độ không khí trung bình năm là 220C , biên độ năm từ 120C 180C biên độ nhiệt ngày từ 80C 100C; mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 11 180C, nhiệt độ thấp nhất tiệt đối có năm xuống tới 80C , mùa hè nhiệt độ trung bình từ 28 310C.cao nhất tiệt đối từ 37 400C. b. Thủy văn Trên địa bàn xã Cẩm Thủy có sông mã chảy qua, do đặc điểm đất đai và địa hình nên nguồn nước mặt trên địa bàn xã rất phong phú. + Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các ao, hồ, đầm, mương máng là nguồn dự trữ cung cấp nước một phần diện tích đất nông nghiệp. + Nước ngầm là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cho nhân dân, chủ yếu là giếng khơi và giêng khoan. Nguồn nước ngầm nông, sạch, hiện nay vẫn chưa bị ô nhiễm, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Lượng mưa: lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9; lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600mm 1.900mm; tháng mưa nhiều nhất là tháng 8; với lượng mưa trung bình khoảng 300mmtháng; tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau với lượng mưa trung bình từ 10 20mmtháng. Độ ẩm: Cẩm Vân có độ ẩm không khí trung bình khoảng 65 68%;tháng 2,3 là các tháng có độ ẩm cao nhất gần (85%), Gió: nằm trong vùng chịu ảnh hưởng chung của khu vực gió mùa, Cẩm Thủy chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông; gió mùa đông nam; gió tây nam khô nóng mùa hè. + Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau làm cho nhiệt độ xuống thấp, giá rét và xuốt hiện xương muối gây ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi đời sống xã hội. + Gió đông nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau mang theo nhiều hơi nước và mưa lớn. Vì vậy ở đây thường xuyên xuất hiện mưa bão kèm theo mưa to kéo dài gây ngập úng cục bộ rất khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. ngoài ra vào thời kỳ này của gió tây nam khô nóng ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi. + Nhìn chung khí hậu, thời tiết phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi. 1.1.4 Đất đai, tài nguyên a.Đất đai Bảng biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1750.13 100 1 Đất sản xuất nông nghiệp 797.4 45,56 2 Đất nuôi trồng thủy sản 20.17 1,15 3 Đất lâm nghiệp 293.38 16,76 4 Đất chưa sử dụng 85.8 4,90 5 Đất phi nông nghiệp 553.37 31,61 (Nguồn ban nông nghiệp xã Cẩm Vân) Dạng viến Cẩm Thủy có các loại đất chính: Đất đỏ vàng trên phiến sét và đá biến chất: phân bổ ơ vùng đồi núi, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Loại đất này thích hợp với việc trồng cây lâm nghiệp và cây lâu năm. Đất phù sa: Được hình thành do quá trình bồi lắng của sông mã và các hệ thống khe suối trên địa bàn xã. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Loại đất này thích hợp với cây màu, cây luá và cây có khả năng thâm canh ca Đất phù sa bão hoà bazơ + Hình thái : là đất phù sa nên ở mức độ nhất định phụ thuộc rất lớn vào nguồn phù sa và quy luật bồi tụ của các sông, suối. đất thường có sự phân lớp rõ. + Lý tính : đất có thành phần cơ giới biến động rất lớn từ cát pha đến thịt nặng , hay sét phụ thuộc vào phù sa sông, vị trí đầu nguồn hay cuối nguồn nước. Cờu trúc đất thường cục trên chân + Ruộng trồng màu, còn ruộng trồng lúa đất có cấu trúc dạng tảng Đất phù sa chua – Dystric Fluvisols (FLD) : Tính chất : + Hình thái : Đất phân tầng rõ rệt, trong phẫu diện đất thường xuất hiện tầng kết bón hay glay ở mức độ nông, sâu khác nhau. + Lý tính : Cũng như các đất phù sa khác, đất phù sa chua có thành phần cơ giới biến động rất rộng, từ thịt nhẹ đến sét. Kết cấu của đất chủ yếu ở dạng khối và tảng. Đất xám kết von nhiều : Ferric Acrisols ( ACfe) Tính chất : + Đơn vị đất này thường tập trung ở các thung lũng và chân đồi núi quanh thung lũng có liên quan chặt chẽ đến mạch nước ngầm. + Là đát xám nhưng trong đất có tỉ lệ kết vón lớn, tổng kết vón lại ở gần mặt đất, đây là nhược điểm lớn nhất của đơn vị đất này. Ngoài ra đá lẫn trong đất cũng hạn chế đáng kể cho việc làm đất cũng như sự phát triển của rễ cây. + Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Trừ đất bị glay hầu hết đất có kết cấu tốt ( kết cấu dạng cục đến hạt ở tầng mặt đất) + Đất có phản ứng chua, độ bão hòa bazo thấp. + Đất có tỉ lệ các chất dinh dưỡng đật từ nghèo đến trung bình, đặc biệt là đất nghèo lân Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.750,13 (ha). Trong đó : Đất nông nghiệp là 797.4 (ha) chiếm 45,56% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có diện tích 553.37 (ha) chiếm 31,62% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. b)Tài nguyên . Tài nguyên nước trên địa bàn xã Cẩm Thủy khá phong phú, đảm bảo tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. . Nguồn nước mặt : Cẩm Thủy có nguồn nước mặt khá phong phú Nhờ hệ thống sông mã. ngoài ra nguồn nước mặt phục vụ sản xuất còn được cung cấp từ các các ao, hồ thông qua các kênh mương. Tổng diện tích mặt nước sông, suối là: 162,11 ha. Diện tích mặt nước ao hồ là 20,17 ha, đã được giao cho các hộ sử dụng nuôi trồng thủy sản là 20,17ha. Nguồn nước ngầm : trước đây nguồn nước ngầm ít được khai thác sử dụng nhưng trong những năm gần đây ngươi dân đã bắt đầu khai thác để phục vụ cho sinh hoạt và sản suất của nhân dân. đến nay 100% số hộ nông thôn đã được dùng nước sạch, phần lớn là các hộ đã sử dụng là giếng khoan và một số giếng khơi. . Tài nguyên khoáng sản Cẩm Vân có trữ lượng đá vôi rất lớn, địa phương có nguồn tài nguyên chủ yếu là cát, sỏi và có loại đá đá hoa cương trước kia được dùng để xây lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. . Tài nguyên rừng Diện tích đất rừng 200ha đã được giao cho hộ gia đình quản lý theo dự án khoanh nuôi bảo vệ núi đá có cây 93,38 ha đất có rừng trồng sản xuất 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội. 1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế a. Tình hình sản xuất nông nghiệp Trồng trọt: + Tổng diện tích gieo trồng 3 vụ năm 2015 đạt 718,86 ha; + Hệ số sử dụng đất đạt 2,5 lần; + Hiệu quả bình quân năm 2015 đạt 91,6 triệu đồnghanăm. Chăn nuôi gia súc: + Tổng đàn Trâu, Bò năm 2015 đạt 640 con. + Tổng đàn Lợn năm 2015 đạt 4.600 con. + Tổng đàn gia cầm năm 2015 đạt 51.100 con. b. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Trên địa bàn có có các doanh nghiệp khai thác thác đá xẻ, đá vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi. Máy cày bừa, vỏ lúa, bon ngô trong nhân dân được phát triển, đến nay có 36 máy xay sát phục vụ đời sống nhân dân. dịch vụ thương mại tổng hợp co:124hộ. Giá trị sản xuất tiêu thủ CN,XDCB, mua sắm trang thiết bị trong nhân dân năm 2010 ước đạt 36 tỷ đồng, tăng 38,5% so với năm 2005 trong đó nhiều hộ đã xây dựng được nhà kiên cố, mua sắm được nhiều trang thiết bị phục vụ c. Xây dựng cơ bản Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ( khoá XXVI ) trong 5 năm qua nhà nước đầu tư cùng với nhân dân đóng góp địa phương đã xây dựng được 14 nhà văn hoá trên 14 thôn trong xã, trường tiểu học 1 nhà 3 tầng tầng 12 phòng, 1 nhà 2 tầng 8 phòng, trường mầm non, nhà công vụ, nhà bia tưởng niệm liệt sỹ… 1.2.2 Dân số và lao động a. Dân số Số hộ: 2.912 hộ Nhân khẩu: 10.565 người; trong đó nữ: 5.861 người; Nam: 4.704 người. b. Lao động Lao động trong độ tuổi 5.902 người Lao động có việc làm thường xuyên (35 giờtuần hoặc 20 ngàytháng) cả trong và ngoài địa bàn xã 4.847 người Lao động làm việc trong công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp – xây dựng: 3.955 người. Lao động thường xuyên đi lao động ngoại tỉnh: 1206 người Lao động đi xuất khẩu: 98 người Lao động được đào tạo: 2060 người 1.3. Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch trước đây. a.Đất nông nghiệp. + Diện tích trồng lúa được diệt đến năm 2010 là 290,09ha; diện tích phải thực hiện trong kỳ giảm 3,27ha, diện tích thực hiện được dến năm 2010 giảm 28,25ha. + Đất trồng cây hàng năm còn lại được duyệt đến năm 2010 là 115,44 ha; diện tích phải thực hiện trong kỳ tăng 16,85ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 giảm 48,99ha. + Đất trồng cây lâu năm được duyệt đến năm 2010 là 65,65ha diện tích phải thực hiện trong kỳ giảm 2,96ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 giảm 22.84 (ha). + Đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 là 2,93 (ha), diện tích phảI thực hiện trong kỳ giảm 0,02 (ha), diện tích thực hiện được đến năm 2010 tăng 4,56 (ha). + Đất nông nghiệp khác được duyệt đến năm 2010 là 1.95 (ha), diện tích năm 2010 không có. b. Đất phi nông nghiệp: + Đất ở nông thôn được duyệt đến năm 2010 là 32.88 (ha), diện tích thực hiện được đến năm 2010 tăng 84,84 (ha) vượt chỉ tiêu kế hoạch. + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được duyệt đến năm 2010 là 0,23 (ha), diện tích đến năm 2010 có 0,24 (ha) + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được duyệt đến năm 2010 là 28,29 (ha) diện tích phảI thực hiện trong kỳ tăng 21,80 (ha) diện tích phảI thực hiện được đến năm 2010 tăng 0,05 (ha) đạt 0,23% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. + Đất xử lý, chôn lấp chất thảI được duyệt đến năm 2010 là 2,00 (ha), diện tích đến năm 2010 là không có. + Đất nghĩa trang , nghĩa địa được duyệt đến năm 2010 là 9,80 (ha), diện tích năm 2010 có 11,53 (ha). + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng được duyệt đến năm 2010 là 166,12 (ha), diện tích phảI thực hiện trong kỳ giảm 1,48 (ha), diện tích thực hiện được đến năm 2010 tăng 5,03 (ha). + Đất phát triển hạ tầng được duyệt đến năm 2010 là 6,68 (ha), diện tích phảI thực hiện trong kỳ tăng 3,18 (ha), diện tích thực hiện được đến năm 2010 tăng 4,60 (ha), đạt 144,65% kế hoạch. c. Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng được duyệt đến năm 2010 là 84,60 (ha), diện tích thực hiện được trong kỳ giảm 38,32 (ha), diện tích thực hiện được đến năm 2010 giảm 121,68 (ha). 1.3.2 Đánh giá vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp a. Hình thức tổ chức sản xuất: Hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn xã như sau: Tổng số trang trai là 8: Trang trại nông lâm kết hợp là 3 trang trại, trang trại chăn nuôi là 5 Xã có 1 hợp tác xã dịch vụ với hơn 1236 xã viên tham gia. b. Áp dụng khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm: Tiến bộ khoa học trong nông nghiệp nông thôn sẽ là nền tảng để nâng cao trình độ sản xuất, diện tích, năng xuất của nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ tác động tích cực đến nền sản xuất nông nghiệp của xã trong thời gian tới. Sự phát triển nhanh của công nghệ sinh học sẽ tạo ra những bước tiến nhanh chóng tạo ra những giống cây trồng vật nuôi năng suất, chất lượng cao, khả năng chống dịch bệnh tốt hơn. Áp dụng những kĩ thuật trong canh tác có bước phát triển mạnh tạo điều kiện áp dụng các công thức luân canh cho hiệu quả cao, các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôI như xây dựng hệ thống nông trại thoáng mát hợp vệ sinh, ứng dụng máy móc tự động hóa trong chăn nuôi. Các máy canh tác và thu hoạch loại vừa và nhỏ sẽ thay thế dần lao động thủ công, máy chế biến cũng được sản xuất theo quy mô phù hợp. c. Công tác dồn điền đổi thửa: Thực hiện chỉ thị của ban thường vụ tỉnh Thanh Hóa, và BCH Đảng bộ huyện “về cuộc vận động đổi điền, dồn thửa” tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất. Đảng ủy và chính quyền xã đã ra nghị quyết chỉ đạo và xây dựng phương án dồn điền đổi thửa nhằm giảI quyết những hạn chế sự phát triển ngành nông nghiệp, tạo ra những thuận lợi cho người dân khả năng đầu tư đúng mức, chủ động trong khâu sản xuất, chất lượng sản phẩm, từng bước đưa những cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Vì thế ngành nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu cây trồng luân canh mùa vụ, hình thành những vùng chuyên sản xuất hàng hóa. Đồng thời đang từng bước áp dụng các khoa học kic thuật vào sản xuất góp phần tăng năng xuất cây trồng, bình ổn sản lượng nông sản. d. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cở cấu cây trồng vật nuôi: Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng và là ngành kinh tế chính cua xã trong những năm qua, sản xuất của ngành trồng trọt tương đối ổn định, năng suất cây trồng được cải thiện rõ rệt nhờ vào việc áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất và các biện pháp thâm canh tăng vụ… Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đang được chuyển đổi một cách phù hợp, nhiều mô hình sản xuất theo trang trại, gia trại đang được mở rộng. Về quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đang ngày càng phát triển.Chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã khá đa dạng và phong phú, nhân dân trong xã đã tận dụng được thế mạnh riêng và có nhiều loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: Trâu, bò, dê, chó… xu hướng phát triển chăn nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiện chủ trương cải tạo đàn bò theo hướng bò lai, lợn theo hướng lợn hướng nạc và chăn nuoi đang dần mở rộng theo hình thức trang trại tổng hợp. e. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản của xã còn thấp, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôI trên địa bàn còn chậm., việc xác định, lập phương hướng, kế hoạch sản xuất cây trồng, vật nuôi chưa thực sự gắn với sự phát triển theo nhu cầu thị trường. Sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu…. vì vậy năng suất các loại nông sản chưa cao. Các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư xây dựng và nâng cấp nên hiệu quả tưới tiêu thấp, chi phí sản xuất lớn, hiệu quả sản xuất chưa cao. Cần phải tiếp tục đầu tư tu bổ, nâng cấp va sửa chữa cho công tác thủy lợi nhằm mang lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 1.3.3.Đánh giá tiềm năng của xã. Phát triển sản xuất nông nghiệp: Là một xã có diện tích đất sản xuất các loại cây trồng đa dạng nên rất thuận lợi cho phát triển nônglâm nghiệp và chăn nuôI, nguồn nhân lực lao động trong độ tuổi, trẻ, khoẻ, nhạy bén với nẵm bắt khoa học kỹ thuật, cần cù trong lao động sản xuất. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng khu dân cư nông thôn. + Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. + Tạo điệu kiện về đất đai, cơ chế chính sách cho các hộ có điệu kiện tài chính đấu thầu ở khu trung tâm xã. + Phát triển các nghành nghề như: mộc, sửa chữa cơ khí, may mặc nhà hàng phục vụ khách du lịch. + Tăng cường các cơ sở dịch vụ, hộ kinh doanh cá thể dịch vụ văn hoá theo đúng quy định của pháp luật. Sự phân bố các khu dân cư nông thôn của xã đã có từ lâu đời, các khu dân cư đều ở nơi cao ráo, xã có trung tâm hành chính, kinh tế và dịch vụ thương mại. Với 10 thôn, phần lớn các khu dân cư được hình thành và phân bố từ lâu( trừ các khu mới quy hoạch) các khu dân cư nông thôn thường tập trung, nếu được quy hoạch và xắp xếp lại và có chính sách phù hợp thì khả năng san gép tách hộ đất ở trong khu dân cư còn rất lớn, vừa tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, kết hợp với quy hoạch khu dân cư nông thôn mới, vừa tiết kiệm được đất canh tác nhất là đất chuyên trồng lúa nước Tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của xã hiện giờ chưa đáp ứng được nhu cầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. để phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương đáp ứng nhu cầu về ở, sinh hoạt của dân cư ngày một tăng và việc sử dụng đất ở tiết kiệm, hiệu quả, môi trường Sống được cải thiện. Phát triển các khu dân cư mới phải đi đôi với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, tạo điệu kiện cho sinh hoạt gắn liền với sản xuất dịch vụ, quan tâm đến bảo vệ môi trường. Đầu tư tích cực, thoả đáng cho cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, phúc lợi công cộng để vừa khai thác đầy đủ tiềm năng về đất đai, lao động, các tài nguyên khác của xã để phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày ngày càng cao về phúc lợi xã hội. Trong thời gian tới cần nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng Như giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hoá, vì vậy xã dành quỹ đất thích hợp để nâg cấp, tu sửa, mở các tuyến đường liên xã, liên thôn, xóm, các tuyến giao thông nội đồng của các tuýên kênh mương thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đánh giá về tình hình nhân lực của xã Thuận lợi : xã có một nguồn nhân lực dồi dào, đó là nguồn lao động trẻ. Trình độ lao động tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh, tổ chức sản xuất nhanh gọn, nên dễ dàng phát triển kinh tế lao động sản xuất. Khó khăn : tuy có nguồn lao động trẻ khoẻ nhưng nguồn lao động này chưa có công việc ổn định. Nên nguồn lao động này thường hay di làm ăn xa, mặt khác nguồn nhân lực này chưa qua trường lớp đào tạo, nên chưa có kiến thức cơ bản để đào tào và phát triển. 1.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế xã hội trong 1.4.1 Điều kiện tự nhiên Thuận lợi: Địa hình đồng bằng, bằng phẳng, đất đai màu mỡ do hằng năm được sông mã bồi tụ phù sa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi. Khó khăn: Do địa hình xã Cẩm Vân có dòng sông Mã chảy qua nên hằng năm thường xuyên có những đợt lũ lụt lớn gây hại cho hoa màu. Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp rét kéo dài gây nhiều khó khăn trong phát triển trồng trọt,canh tác nên làm giảm năng xuất trong sản xuất nông nghiệp. 1.4.2 Nhân lực Thuận lợi: Nhân dân trong xã có sức khỏe tốt, cần cù trong lao động, nhanh nhẹn trong nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất Khó khăn: Hiện tại việc phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, nguồn nhân lực có nghề đạt thấp, lao động chủ yếu là phổ thông, mức thu nhập còn thấp; tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học hạn chế, việc làm và đời sống là nhu cầu bức súc cần phải giải quyết trong những năm tới. Cơ sở hạ tầng đó cú tiến bộ, xong về cơ bản chưa đáp ứng được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, công tác môi trường đó cú giải pháp, xong chỉ là giải pháp tình thế, chưa có giải pháp mang tầm chiến lược trong công tác môi trường. PHẦN II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ CẨM VÂN Việc đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới xã Cẩm Vân được thực hiện theo các nhóm tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện nay. I. Quy hoạch (Tiêu chí số 1 Quy hoạch và phát triển theo quy a)Đất nông nghiệp + Diện tích trồng lúa được duyệt đến năm 2010 là 290,09ha; diện tích phải thực hiện trong kỳ giảm 3,27ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 giảm 28,25ha. + Đất trồng cây hàng năm còn lại được diệt đến năm 2010 là 115,44ha; diện tích phải thực hiện trong kỳ tăng 16,85ha; diện tích phả thực hiện đến năm 2010 tăng 63,44ha, vượt chỉ tiêu kế hoạch + Đất trồng cây lâu năm được diệt đến năm 2010 là 65,65ha, diện tích phải thực hiện trong kỳ giảm 2,96ha, diện tích thực hiện được đến năm 2 010 giảm 22,84ha. + Đất nuôi trồng thuỷ sản được diệt đến năm 2010 là 2,93ha;diện tích phải thực hiện trong kỳ giảm 0,02ha, diện tích thực hiện đến năm 2010 tăng 4,56ha. + Đất nông nghiệp khác được diệt đến năm 2010 là 1,95ha; diện tích đến năm 2010 là không có. b) Đất phi nông nghiệp. + Đất ở nông thôn được duyệt đến năm 2010 là 23,88ha; diện tích thực hiện đến năm 2010 tăng 84,84ha, vượt chỉ tiêu kế hoạch. + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được duyệt đến năm 2010 là 0,23ha; diện tích đến năm 2010 là 0,24ha. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được diệt đến năm 2010 là 29,28ha; diện tích phải thực hiện trong kỳ tăng 21,80ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 tăng 0,05ha, đạt 0,23% kế hoạch. + Đất xử lý, chôn lấp chất thải được diệt đến năm 2010 là 2,00ha; diện tích nă 2010 là không có. + Đất nghia trang, nghĩa địa được diệt đến năm 2010 là 9,80ha; diện tích năm 2010 có 11,53ha. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng được diệt diệt đến năm 2010 là 166,12ha, diện tích phải hực hiện trong kỳ giảm 1,48ha diện tích phảI thực hiện đến năm 2010 tăng 5,03ha. + Đất phát triển hạ tầng được diệt đến nă 2010 là 68,68ha, diện tích phải thực hiện trong kỳ tăng 3,18ha, diện tích thực hiện được đến năm 2010 tăng 4,60ha đạt 144,65% kế hoạch. c) đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng được diệt đến năm 2010 là 85,8ha; diện tích phả thực hiện trong kỳ giảm 35,32ha, diện tích thực hiện đến năm 2010 giảm 131,68ha Đánh giá thực hiện quy hoạch của xã Cẩm Vân Những quy hoạch đã có: Quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch sản xuất, nhìn chung Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện cơ bản đảm bảo đúng nội dung trong quy hoạch. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn có tồn tại cụ thể như sau: Việc triển khai thực hiện điểm dân cư nông thôn như: Thông tin, tuyên truyền quy hoạch, bảo vệ quy hoạch và ý thức người dân thực hiện quy hoạch còn hạn chế. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp việc đầu tư cho công tác thủy lợi, đường giao thông nụ̣i đụ̀ng còn khá khiêm tốn, cây trồng còn phân tán, hiệu quả thấp chưa có vùng chuyên canh. Khi chưa có quy hoạch : Hiện tượng xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội làm xong vài ba năm lại phá, cảnh quan làng quê không được khang trang, đường lãng ngõ xóm trật hẹp, bẩn thỉu, nếp sống văn hóa xã hội theo thủ tục cũ, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, nhà cửa xây dựng không theo quy hoạch. Thậm chí xây dựng các công trình chồng chéo quy hoạch của huyện, tỉnh gây lãng phí tiền của của nhà nước, nhân dân. II. Về hạ tầng kinh tế xã hội 1. Giao thông (Tiêu chí số 2) Trong những năm qua xã Cẩm Vân đã tập trung khai thác các nguồn hỗ trợ của nhà nước, huy động nhân dân đóng góp và các nguồn khác, nên hệ thống đường xã, đường ngõ xóm đã được bê tông hóa, các tuyến đường khuyến nông cơ bản đã được cứng hóa đảm bảo giao thông đi lại phục vụ dân sinh và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện còn một số tuyến đường chưa đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới đó là: + Tổng số Km đường quốc lộ 217 là : 2,5 km; + Đường Cẩm Vân đi Quý Lộc là 6 Km, Cẩm Vân đi Cẩm Tâm là: 10 km + Tổng số Km đường trục xã; Đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng 68,5 km; + Tổng số cầu, cống trên đường xã, liên xã, đường trục thôn, xóm, đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng: 95 cái. Xác định số Km đường đã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT cho từng loại đường theo nội dung sau đây: + Quốc lộ, Đường xã, đường liên xã: Tổng số 18,5 km, số km nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn: 18,5 km; đạt 100 % so với tiêu trí NTM. + Đường thôn, xóm: Tổng số 23,6 km, số km cứng hóa đạt chuẩn: 23,6 km; đạt 100% so với tiêu trí NTM. + Đường ngõ, xóm: Tổng số 16,6 km, số km sạch, không lầy lội vào mùa mưa đạt 100% so với tổng số, số km cứng hóa: 16,6 km, đạt 100 %. + Đường trục chính nội đồng: Tổng số 18 km , được cứng hóa 18 km.đạt 100% Bảng biểu 2: kết quả thực hiện giao thông nông thôn Tổng hợp tuyến đường đảm bảo đạt chuẩn tiêu chí xây dựng nông thôn mới: STT Loại đường Tổng chiều dài( km ) Cơ cấu( %) 1 Đường trục xã 18,5 100% 2 Đường thôn,xóm 23,6 100% 3 Đường ngõ, xóm 16,6 100% 4 Đường chục chính nội đồng 18 100% Tổng cộng 76,6 100% (Nguồn ban nông nghiệp xã Cẩm Vân) 2. Thủy lợi (Tiêu chí số 3) Toàn xã có 8 trạm bơm điện và 1 đập chứa nước, UBND xã giao cho HTX Dịch vụ nông nghiệp Cẩm Vân trực tiếp quản lý và điều hành, đáp ứng được yêu cầu của bà con nhân dân trong toàn xã. Tổng số kênh mương trong toàn xã là 28 Km, đã được kiên cố hóa là 24 km. Các công trình thủy lợi đủ điều kiện đáp ứng tưới, tiêu cho 100% diện tích sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh cho nhân dân trong địa bàn toàn Xã. Số km kênh mương đã được cứng hóa, đạt tỷ lệ 85%. Bảng biểu 3: Kết quả thực hiện về thủy lợi Tổng hợp những tiêu chí về thủy lợi đạt chuẩn NTM STT ĐVT Số liệu đề án 2011 2015 1 Diện tích trồng trọt đã được tưới tiêu Ha 1.158 1.158 1152,6 2 Diện tích nuôi trồng thủy sản, đã được cấp thoát nước chủ động Ha 20.17 20.17 20.04 3 Công trình thủy lợi đã được nâng cấp Công trình 8 8 8 4 Số km kênh mương do xã quản lý đã được kiên cố đạt chuẩn Km 28 22 28 (Nguồn ban nông nghiệp xã Cẩm Vân) 3.Điện ( Tiêu chí số 4 ) Toàn xã có 17 km đường dây cao thế, 17 km đường dây hạ thế, 09 trạm biến áp 150 KVA. do nguồn vỗn hỗ trợ của nhà nước và nhân dân đóng góp xây dựng hệ thống lưới điện đạt chuẩn kỹ thuật theo quy định của nghành điện. Hệ thông điện đường dây hạ thế, vận hành,bảo dưỡng đã bàn giao cho nghành điện quản lý phục vụ nhân dân Năm 2009 xã đã ban giao cho ngành điện trực tiêp quản lý. Tổng số hộ được dùng điện thường xuyên, an toàn là 2.912 hộ, đạt tỷ lệ 100% Hiện tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang trực tiếp bán điện cho các hộ dân, đơn giá bán điện theo quy định của Sở Công thương. 4. Trường học (Tiêu chí số 5) a) Trường mầm non Trường mầm non có 2 điểm trường ở khu trung tâm, thuận tiện cho trẻ đến trường, đảm bảo các nhóm trẻ được phân chia theo độ tuổi, 90% trẻ được học bán trú, cơ sở vật chất cơ bản đủ điều kiện phục vụ cho việc dạy và học. Tổng số các cháu là 295 cháu. Trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Số phòng học đã có là 12 phòng, số phòng đã được kiên cố hóa theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng là 12 phòng; Số phòng chức năng đã có: 02 phòng; Số phòng còn thiếu 02 phòng. Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có là 2887 m2, đạt tỷ lệ 9,8m2học sinh, đạt so với tiêu chí NTM. b) Trường tiểu học: Trường Tiểu học có 3 khu, 2 khu lẻ và 1 khu trung tâm xã, rất thuận tiện cho học sinh đến trường, cơ sở vật chất cơ bản đủ điều kiện phục vụ cho việc dạy và học. Trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Số phòng học đã có là 30 phòng, số phòng học đã được kiên cố hóa theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng là 29 phòng; Số phòng học chưa đạt chuẩn 01 phòng. Số phòng chức năng đã có: 07 phòng; Số phòng còn thiếu 02 phòng. Nhà hiệu bộ đã xuống cấp cần phải đầu tư xây dựng mới. Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có là 11.487m2, đạt tỷ lệ 25,2m2học sinh, đạt so với tiêu chí NTM. c) Trường THCS: Trường THCS được đặt tại khu trung tâm xã, rất thuận tiện cho học sinh đến trường, cơ sở vật chất cơ bản đủ điều kiện phục vụ cho việc dạy và học.Đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Tổng số học sinh 395 Số phòng học đã có là 22 phòng, số phòng học đã được kiên cố hóa theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng là 22 phòng. Số phòng chức năng đã có: 05 phòng; Số phòng còn thiếu 05 phòng. Nhà hiệu bộ đã xuống cấp cần phải đầu tư xây dựng mới. Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có là 12.526 m2, đạt tỷ lệ 31,7 m2học sinh So với mức độ đạt được so với Tiêu chí NTM thì: Trường Mầm non, Tiểu Học, THCS đạt 80,0%. 5.Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí số 6) Khu trung tâm văn hóa, thể thao của xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và Du lịch Tổng số nhà văn hóa và khu thể thao ở thôn, do thôn quản lý là 14, đã được nhân dân đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn địa phương đủ điều kiện phục vụ cho sinh hoạt, hội họp của cộng đồng dân cư ở các thôn. Số nhà văn hóa và khu thể của thôn đạt chuẩn theo Tiêu chí là: 0 nhà, đạt tỷ lệ: 0,00%. Phấn đấu đến hết năm 2015, 100% số nhà văn hóa và khu thể thao của thôn đạt tiêu chí NTM và đến hết năm 2015 khu Trung tâm văn hóa, thể thao của xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và Du lịch So với tiêu chí NTM chưa đạt. 6. Chợ nông thôn (Tiêu chí số 7) Chợ nông thôn cả xã có 2 chợ, chợ sáng và chợ chiều được đặt ở vị trí trung tâm xã, là nơi diễn ra việc giao lưu buôn bán hàng hóa hàng ngày của nhân dân trong xã và các vùng lân cận. Được UBND xã đầu tư xây dựng từ những năm 1980 theo mô hình xây dãy gian hàng lợp ngói, hàng năm đều được đầu tư tu sữa cơ sở vật chất. So sánh với quy định của bộ Xây dựng và Bộ công thương thì mức độ đạt được so với Tiêu chí NTM là: Không đạt 7. Bưu điện (Tiêu chí số 8) Trong xã có 1 Bưu điện Văn hóa xã, Tổng số thôn có điểm truy cập Internet là 1414 thôn, đạt tỷ lệ 100% 8. Nhà ở dân cư (Tiêu chí số 9) Tổng số hộ toàn xã 2.912 hộ. Số nhà đạt chuẩn (Bộ XD) là: 2.900 nhà, đạt 99,59% Không có nhà nào bị dột nát III. Kinh tế và tổ chức sản xuất 1. Thu nhập (Tiêu chí số 10) a) Kinh tế + Trong những năm qua ủy ban nhân dân xã đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế vào sản xuất như: Lúa lai cả năm đạt trên 55% diện tích năm; lúa chất lượng hàng hóa đạt 25% diện tích năm. Chuyển dịch mạnh mẽ cây trồng,vật nuôi sang sản xuất hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. + Đối với chăn nuôi đã xây dựng được 01 khu chăn nuôi tập trung với quy mô 7,8 ha xã khu dân cư ( thôn đồm). Thực hiên mô hình sản xuất đa canh với công thức lúa cá chăn nuôi cây ăn quả; giá trị thu ha canh tác khu trang trại có hộ lên đến 115 150 triệu đồng ha, lãi hàng năm đạt từ 50 70 triệu đồng hanăm. + Kết quả cụ thể đạt được như sau: Đối với vùng sản xuất 03 vụ: Diện tích cấy lúa cả năm đạt: 718,68 ha; trong đó diện tích vụ đông xuân là: 396,12 ha; vụ chiêm là: 322,56 ha; diện tích cây vụ đông hàng năm đạt 460 ha. Hiệu quả của cấy lúa cả năm đạt 6.417 tấn, giá trị 39,351 tỷ đồng; giá trị trên ha là: 91,6 triệu đồngnăm Sản lượng từ sản xuất cây vụ đông đạt: 1.146,6 tấn; trong đó: Ngô lấy hạt 858,6 tấn; ngô ngọt: 120 tấn; Đậu tương 90 tấn, khoai tây 78 tấn. Tổng giá trị thu từ cây vụ đông đạt: 0,89 tỷ đồng. Tổng giá trị thu từ vùng 3 vụ trong năm là: 40,241 tỷ đồng. Đối với vùng sản xuất đa canh: Tổng giá trị thu: 9,13 tỷ đồng Giá trị thu từ cây lúa 1,030 tỷ đồng Giá trị thu từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: 5,325 tỷ đồng Thu nhập từ cây ăn quả, cây ngắn ngày: 0.8 tỷ đồng Giá trị bình quân thu nhập 142 triệu đồngha. Về chăn nuôi: Do dịch bệnh phát sinh nhiều ở đàn gia súc, gia cầm; giá thức ăn chăn nuôi nâng cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ bị thu hẹp, chủ yếu tập trung ở các khu chăn nuôi tập trung và các khu trang trại với quy mô lớn. Tổng đàn lợn năm 2010: 3.000 con Trâu, bò: 480 con; gà: 18,3 nghìn con, vịt: 23,2 nghìn con Tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn, nên viêc đầu tư xây dựng chuồng trại còn hạn chế, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp nên việc đầu tư chăn nuôi còn gặp khó khăn chưa phát huy được hiệu quả của khu chăn nuôi tập trung; do vậy bình quân thu nhập chỉ đạt 110 triêu đồngha. 2. Hộ nghèo (Tiêu chí số 11) Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Số hộ nghèo được đảng, nhà nước, MTTQ các đoàn thể tào điều kiện về cơ chế, chính sách ủng hộ giúp đỡ trong kỳ xoá được 80 nhà tranh tre dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 11% so với năm 2005 giảm 19% , đến cùng kỳ năm 2015 số hộ nghèo trong xã chỉ còn 8%. Hộ có nhà xây chiếm 98%. Số hộ sử dụng điện lưới quốc gia chiếm 100%, Thu nhập của người dân đạt 14 triệu đồngngườinăm. 3. Cơ cấu lao động (Tiêu chí số 12) Lao động trong độ tuổi 5.902 người Lao động có việc làm thường xuyên (35 giờtuần hoặc 20 ngàytháng) cả trong và ngoài địa bàn xã 4.847 người Lao động làm việc trong công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp – xây dựng: 3.955 người. Lao động thường xuyên đi lao động ngoại tỉnh: 1206 người Lao động đi xuất khẩu: 98 người Lao động được đào tạo: 2060 người Bảng biểu 4: cơ cấu lao động STT Nội dung tiêu chí ĐVT Số liệu theo đề án 2011 2015 1 Tổng số lao động trong độ tuổi Người 5.839 5.368 5.902 2 Lao động có việc làm thường xuyên (35 giờtuần hoạc 20 ngàytháng) cả trong và ngoài địa bàn xã Người 4.630 4.410 4.847 3 Số lao động làm việc trong công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp – xây dựng Người 3.618 3.584 3.955 4 Số người thường xuyên đi lao động tỉnh Người 510 860 1.206 5 Số người đi xuất khẩu lao động Người 7 38 98 6 Số lao động được đào tạo Người 1.800 1.845 2.060 ( nguồn ban nông nghiệp xã Cẩm Vân) 4. Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13) Xã có 01 hợp tác xã toàn xã, hoạt động các loại hình dịch vụ như: Thủy nông, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, cày bừa, dịch vụ cung ứng giống, phân bón, dịch vụ điện. Nhìn chung tất cả các khâu dịch vụ đều đảm bảo tốt, hoạt động có hiệu quả; bảo tồn và phát triển vốn quỹ hợp tác xã, được nhân dân tin tưởng. Toàn xã có 192 hộ hoạt động theo mô hình trang trại, có 01 trại chăn nuôi gia cầm với quy mô 9 nghìn con; có 01 khu chăn nuôi tập trung,01 trang trại nuôi lợn quy mô 3000 con Hiện tại UBND xã đã có quy hoạch vị trí địa điểm kinh doanh với diện tích 10 ha, đã được ủy ban nhân dân huyện phê duyệt ; hiện nay xã đang làm thí điểm 1,0 ha cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vào sản xuất kinh doanh trong khu quy hoạch. Ngoài ra còn có một số tổ thợ, nhóm thợ xây, thợ mộc, dân dụng và các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. IV. Văn hóa xã hội và môi trường. 1. Giáo dục (Tiêu chí số 14) Hoàn thành việc phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS; 100% số trẻ trong độ tuổi được đi học, có đủ cơ sở vật chất cho việc dạy và học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS: 99,5% Số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học là 90 % : T rong đó: THPT chiếm tỷ lệ 80% Học sinh tiếp tục học nghề chiếm 10 % Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38% 2. Y tế (Tiêu chí số 15) Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm 77,6%. Công tác quản lý y tế có nhiều tiến bộ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm. chất lượng khám chứa bệnh ngày càng được nâng cao. Số lượt người được khám bệnh bình quân mỗi năm : 4.101 lượt người, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường có nhiều cố gắng, đội ngũ cán bộ y tế thôn hoạt động tốt, hàng năm luôn được công nhận xã chuẩn quốc gia về y tế. Công tác dân sô kế hoạch hoá gia đình. Làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông, tỷ lệ phát triển dân số trung bình hàng năm dưới 1%. 3. Văn hóa (Tiêu chí số 16) Xã có 1414 làng được công nhận làng văn hóa, có 1 làng Vân Trai được nhận danh hiệu làng van hóa cấp Tỉnh các làng đều được xây dựng phương hướng và thực hiện một cách nghiêm túc. Cả 14 làng đều tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong dịp lễ, tết diễn ra hết sức sôi động, mang đâm bản sắc dân tộc, địa phương. Tạo lên không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân, các hoạt động thể thao được diễn ra hàng ngày cả ở 14 thôn; phong trào tập luyện thể dục ngày càng được củng cố và phát triờ̉n mạnh, được đông đảo quõ̀n chúng tham gia rèn luyện sức khỏe. Việc tổ chức hiếu, hỉ được thực hiện theo nếp sống mới, không có các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, nghiệm hút.... Tỷ lệ gia đình đạt văn hóa đạt 71% 4. Môi trường (Tiêu chí số 17) Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100%. (chủ yếu là dùng nước giếng tự đào và giếng khoan). Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình( nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn 35%. Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 1%. Chưa có nơi xử lý chất thải, đã được quy hoạch đất. Số km rãnh thoát nước trong thôn xóm: chưa có Nghĩa trang nhân dân; đã quy hoạch 7 khu nhưng chưa xây dựng và ban hành quy chế hợp lý. Tình hình chunh về môi trường trên địa bàn xã còn lầy lội, về mùa mưa chất thải chưa được thu gom tập trung theo quy định, chưa có người chuyên trách để làm công tác môi trường và VSMT. V. Hệ thống chính trị trật tự an toàn xã hội: 1. An ninh, trật tự xã hội (Tiêu chí số 18) Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn nhiều năm liền luôn ổn định; các ý kiến của nhân dân được tiếp thu và giải quyết chu đáo. Do vậy nhiều năm nay xã Cẩm Vân không có đơn thư vượt cấp, không có vụ việc đột xuấtt, bất ngờ xảy ra, an ninh chính trị, an ninh nông thôn đảm bảo. Nhân dân trong xã luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước các quy định của tỉnh, huyện, xã, hương ước của thôn, xóm. 2. Hệ thống chính trị (Tiêu chí 19) Tổng số cán bộ chuyên trách và công chưc xã là 21 người, trong đó: Đạt chuẩn là 21người, chiếm tỷ lệ đạt 100 %; Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến thôn theo quy định. Đảng bộ, chính quyền của X được công nhận trong sạch, vững mạnh 4 năm li

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết đề tài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 1.3.Đối tượng, phạm vị, phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ CẨM VÂN – HUYỆN CẨM THUỶ- TỈNH THANH HOÁ 1.1.Điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý 1.1.2 Địa hình 1.1.3 Khí hậu, thủy văn 1.1.4 Đất đai, tài nguyên 11 1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 13 1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 13 1.2.2 Dân số lao động 14 1.3 Đánh giá việc thực quy hoạch trước 15 1.4 Đánh giá vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp 16 1.5.Đánh giá tiềm xã 18 1.6 Đánh giá thuận lợi khó khăn từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế xã hội 20 1.6.1 Điều kiện tự nhiên 20 1.6.2 Nhân lực 20 PHẦN II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ CẨM VÂN I Quy hoạch (Tiêu chí số - Quy hoạch phát triển theo quy hoạch) 21 II Về hạ tầng kinh tế xã hội 22 Giao thông (Tiêu chí số 2) 22 Thủy lợi (Tiêu chí số 3) 23 3.Điện ( Tiêu chí số ) 24 Trường học (Tiêu chí số 5) 25 5.Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí số 6) 26 Chợ nông thôn (Tiêu chí số 7) 26 Bưu điện (Tiêu chí số 8) 26 Nhà dân cư (Tiêu chí số 9) 26 III Kinh tế và tổ chức sản xuất 27 Thu nhập (Tiêu chí số 10) 27 Hộ nghèo (Tiêu chí số 11) 28 Cơ cấu lao động (Tiêu chí số 12) 28 Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí số 13) 29 IV Văn hóa xã hội và môi trường 30 Giáo dục (Tiêu chí số 14) 30 Y tế (Tiêu chí số 15) 30 Văn hóa (Tiêu chí số 16) 30 V Hệ thống trị - trật tự an toàn xã hội 31 An ninh, trật tự xã hội (Tiêu chí số 18) 31 Hệ thống trị (Tiêu chí 19) 29 VI Đánh giá tiêu đạt, chưa đạt xã Cẩm Vân theo tiêu chí quốc gia 32 Các chỉ tiêu đã đạt 32 Các chỉ tiêu chưa đạt giai đoạn 2011- 2015 cần thực hiện 33 3.Kêt luận chung 34 PHẦN III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 I Quan điểm đảng nhà nước xây dựng phát triển nông thôn 35 II Các giải pháp xây dựng nông thôn xã đồng hóa giai đoạn 2011 – 2015 37 Xây dựng dự toán, phân bổ vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên 38 Quản lý điều hành xây dựng nông thôn 40 Công tác tuyên truyền vận động 41 Huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn 42 Đào tạo cán đạo, tạo nghề thực xây dựng nông thôn 43 III Định hướng đến năm 2020 44 1) Quy hoạch sản xuất nông nghiệp 44 2) Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp 45 3) Quy hoạch sản xuất thuỷ sản 46 4) Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn 46 PHẦN IV: KẾT LUẬT 52 LỜI CẢM ƠN Không có thành công mà không gắn liền với hỗ trợ giúp đỡ dù hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp người khác Trong suốt thời gian từ bắt đầu học tập giảng đường đại học đến em nhận nhiều quan tâm, giúp đỡ quý thầy cô, gia đình bạn bè Những kiến thức quý báu mà thầy cô giáo truyền đạt trình học tập làm sang tỏ ý tưởng, tư suốt thời gian thực tập Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô ThS.Nguyễn Thị Hà tận tình hướng dẫn em suốt trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Kinh tế, Thầy cô Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên tận tình truyền đạt cho em kiến thức năm em học tập trường Với vốn kiến thức tiếp thu trình học không tảng cho trình nghiên cứu khóa luận mà hành trang quý báu để em bước vào cánh cửa “cuộc đời” cách vững tự tin Đồng thời, em gửi lời chân thành cảm ơn đến Cô chú, Anh chị, tập thể đơn vị UBND xã Cẩm vân cho phép tạo điều kiện giúp đỡ để em thực tập Ủy Ban Một lần em chân thành cảm ơn Cô ThS.Nguyễn Thị Hà hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo Cuối cùng, em xin kính chúc Thầy, toàn thể Thầy cô dồi sức khỏe thành công nghiệp cao quý.Đồng thời, chúc Cô, Chú, Anh, Chị UBND xã Cẩm Vân có nhiều sức khỏe, thành công sống PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết đề tài Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương có tầm cỡ chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực cách mạng vận động lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình khang trang, đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường an ninh nông thôn đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần người dân nâng cao Đây chương trình tổng thể vê phát triển kinh tế – xã hội, trị an ninh quốc phòng Mục tiêu xây dựng NTM có kêt cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, bước đại; cấu kinh tế hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông ngiệp với phát triển nhanh công ngiệp, dịch vụ ; gắn với phát triển nông thôn vơi đô thị theo quy hoạch ; xã hội nông thôn dân chủ, ôn định, giàu săc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái đượ bảo vệ; an ninh trật tự đươc giữ vững; đơì sống vật chất tinh thần ngươì dân ngày nâng cao; xây dựng nông thôn theo định hướng XHCN Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 800/QĐ-TTG, phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn (NTM) giai đoạn 2010 - 2020 Nội dung định 491 quy định xã đơn vị sở với 19 tiêu chí lĩnh vực( quy hoạch hạ tầng kinh tế -xã hội, kinh tế sản xuất, văn hoá-xã hôi môi trường hệ thống trị ) bảy vùng kinh tế khác nhau.xã đạt chuẩn nông thôn Và sơ để kiểm tra, đánh giá công nhận xã, huyên, tỉnh đạt nông thôn Xã Cẩm Vân xã đồng miền núi dân số đông,nông nghiêp phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nguyên cứu, chuyển giao khoa học-công nghệ đào taọ nguồn nhân lực hạn chế Việc chuyển dịch cấu kinh tế đổi cách thức sản xuất nông nghiệp chậm, phổ biến vấn sản xuất nhỏ phân tán; suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều măt hàng công nghiệp, dịch vụ nghành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cấu kinh tế lao động nông thôn hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá Nông nghiệp nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kêt cấu hạ tầng kinh tế – xã hội yếu kém, môi trường ngày ô nhiễm; lực thích ứng, đối phó với thiên tai hạn chế, đời sống vật chất tinh thần dân nông thôn thấp chêch lệch giàu, nghèo nông thôn thành thị, vùng lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội xúc Những hạn chế, yếu có nguyên nhân khách quan chủ quan, nguyên nhân chủ quan chính: nhận thức vị trí, vai trò nông nghiệp, nông dân, nông thôn bất cập so với thực tiễn chưa hình thành cách có hệ thống quan điểm lý luận,nông dân, nông thôn, chế sách, phát triển lĩnh vực thiếu đồng bộ,thiếu tính đột phát;một số chủ trương sách không hợp lý ,thiếu tính khả thi chậm điểu chỉnh,bổ sung kịp thời;đầu tư ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước vào thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tổ chức đạo thực công tác quản lý nhà nước nhiều bất cập,yếu ;vai trò cấp uỷ, quyền, mặt trận tổ quốc đoàn thể quần chúng việc triểm khai chủ trương , sách đảng nhà nước nông nhgiệp ,nông dân,nông thôn nhiều nơI hạn chế Xuất phát từ thực trạng xây dưng nông thôn xã Cẩm Vân thời gian qua, em chọn đề tài Thực trạng giải pháp xây dựng nông thôn xã Cẩm Vân giai đoạn 2011-2015 cho chuyên đề tốt nghiệp 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1Mục tiêu chung Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bước đại; cấu kinh tế hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái bảo vệ; an ninh trật tự giữ vững; đời sống vật chất tinh thần người dân ngày nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mô hình nông thôn tổng thể đặc điểm, cấu trúc tạo thành kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt cho nông thôn điều kiện nay, kiểu nông thôn xây dựng có tính tiên tiến mặt Một đơn vị mô hình nông thôn làng - xã: Làng - xã thực cộng đồng, công tác quản lý Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn tinh thần tôn trọng tính tự quản người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật Nhà nước) Quản lý Nhà nước tự quản nông dân kết hợp hài hòa; giá trị truyền thống làng xã phát huy tối đa, tạo bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, giữ vững an ninh, trật tự xã hội,… nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế nông thôn Hai đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, đô thị hóa, chuẩn bị điều kiện vật chất tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống trở nên thịnh vượng mảnh đất mà họ gắn bó lâu đời Trước hết, tạo cho người dân có điều kiện để chuyển đổi lối sống canh tác tự cung tự cấp, nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, du lịch; để người nông dân “ly nông bất ly hương” Ba nông thôn biết khai thác hợp lý nuôi dưỡng nguồn lực Tăng trưởng kinh tế cao bền vững, môi trường sinh thái giữ gìn, khai thác tốt tiềm du lịch, khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vận dụng công nghệ cao quản lý, sinh học, hoạt động kinh tế đạt hiệu Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển hài hòa, hội nhập địa phương, vùng, nước quốc tế Bốn dân chủ nông thôn mở rộng vào thực chất Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, tổ chức phi phủ, Nhà nước, tư nhõn…) tham gia tích cực trình định sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt hiệu tác nhân có liên quan; phân phối công Người nông dân thực “được tự tự định luống cày, ruộng mình”, lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo chủ trương, đường lối Đảng sách, pháp luật Nhà nước Năm nông dân, nông thôn có văn hóa phát triển, trí tuệ nâng lên, sức lao động giải phóng, nhiệt tình cách mạng phát huy Đú chớnh sức mạnh nội sinh làng - xã công xây dựng nông thôn Người nông dân có sống ổn định, trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật tay nghề cao, lối sống văn minh, đại giữ gìn giá trị văn hóa, sắc truyền thống, tin tưởng vào lãnh đạo Đảng, tham gia tích cực phong trào trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại nhằm vừa tự hoàn thiện thân, nâng cao chất lượng sống mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp Các tiêu chí trở thành mục tiêu, yêu cầu hoạch định sách mô hình nông thôn nước ta giai đoạn 1.3 Đối tượng, phạm vị, phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên ,kinh tế xã hội môi trường xã Tiêu chí để xây dựng mô hình NTM Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng năm 2009 gồm 19 tiêu chí chia thành nhóm cụ thể Các nhóm tiêu chí: * Về quy hoạch * Về hạ tầng kinh tế - xã hội * Về kinh tế tổ chức sản xuất * Về văn hóa - xã hội - môi trường * Về hệ thống trị 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới: Quy hoạch thực quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức trị xã hội vững mạnh an ninh, trật tự xã hội 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa - Thu thập số liệu qua phòng chức - phương pháp xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê toán học 10 được đó; không dàn trải; viợ̀c rờ̃ làm trước, khó làm sau Thực tốt quy chế dõn chủ sở với hiệu: Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng thụ Quản lý điều hành xây dựng nông thôn Việc quản lý điều hành xây dựng nông thôn cần tiến hành cách đạo, có tổ chức, cụ thể UBND xã Cẩm Vân cần tiến hành: a) Thành lập ban chỉ đạo xây dựng NTM Ban chỉ đạo của xã cấu đồng chí bí thư Đảng bộ xã làm trưởng Ban; đồng chí chủ tịch UBND phó bí thư đảng là phó ban thường trực; đồng chí phó bí thư đảng bộ xã làm phó ban; Trưởng các ban của xã làm ủy viên Nhiệm vụ lãnh và chỉ đạo Đảng bộ và Ban quản lý xây dựng NTM, toàn thể ngõn nhõn thực hiện thắng lợi công tác xây dựng NTM địa phương, đảm bảo chṍt lượng, đúng tiến độ theo lộ trình đã quy định b) Thành lập ban quản lý xây dựng NTM Thành lập ban quản lý dự án xây dựng NTM đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; đồng chí phó chủ tịch phụ trách kinh tế làm phó ban thường trực; đồng chí phó chủ tịch phụ trách khối văn xã phó ban Các ủy viên là trưởng các ban ngành của UBND xã Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra hoàn thành nốt 10 tiêu chí - 12 tiêu xây dựng NTM đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ quy định c) Thành lập ban phát triển xây dựng NTM Thành lập ban phát triển, trưởng ban là đồng chí Bí thư trưởng thôn, xóm làm trưởng ban; đồng chí trưởng xóm làm phó ban thường trực; các đồng chí có kinh nghiệm quản lý, xây dựng bản thôn, xóm đại diện làm ủy viên Nhiệm vụ: Tổ chức và triển khai, kiểm tra, giám sát, quyết toán, tổng hợp, báo cáo các công việc xây dựng NTM tại thôn, xóm lên ban quản lý xây dựng nông thôn xã d) Thành lập ban giám sát xây dựng NTM Thành lập Ban giám sát đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, thành viên là các đồng chí ban ngành của xã, thôn, xóm; những người có kinh 41 nghiệm công quản lý, xây dựng bản ở xã và thôn, xóm Nhiệm vụ quan kiểm tra, giám sát toàn bộ công trình, hạng mục công trình có liên quan đến đầu tư xây dựng của xã, hợp tác xã nông nghiệp Công tác tuyên truyền vận động - Xây dựng nông thôn nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên hệ thống trị, cần có kiên trì, liên tục, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm Các chương trình phải thực sức mạnh tổng hợp, Nhà nước nhân dân làm, xây dựng nông thôn nghiệp dân, dõn, dõn làm, dân hưởng - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức nội dung, tư tưởng đạo, chế sách Đảng Nhà nước xây dựng nông thôn mới, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin để hệ thống trị toàn xã hội hiểu tham gia - Tổ chức phát động tổ chức trị xã hội, toàn đảng, toàn dân tập trung cao độ cho việc lãnh, đạo tổ chức thực tiêu chí xây dựng nông thôn hoàn thành theo lộ trình quy định - Vận động nhõn dõn phá rào, hiến đất làm đường giao thông, công trình y tế, thủy lợi .trong xây dựng nông thôn - Tuyên truyền, xác định chủ thể xây dựng nông thôn người dân; phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn tới toàn thể cán bộ, đảng viên nhân dân.Nhiệm vụ xây dựng thôn phải trở thành nhiệm vụ trị hệ thống trị toàn xã hội - Tổ chức phát động tổ chức trị xã hội, toàn đảng, toàn dân tập trung cao độ cho việc lãnh, đạo tổ chức thực tiêu chí xây dựng nông thôn hoàn thành theo lộ trình quy định - Thường xuyên cặp nhặt,đưa tin mô hình, điển hình kinh nghiệm hay xây dựng nông thôn thôn xóm, địa bàn xã; huyện, tỉnh Huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn - Tận dụng tối đa hỗ trợ kinh phí, chế sách Trung ương, địa 42 phương việc xây dựng nông thôn như: Quyết định 800 Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 2005/QĐ - UBND UBND tỉnh Thanh Hóa; chế sách đặc thù tỉnh, huyện: Bán đấu giá đất để xây dựng sở hạ tấng nông thôn theo tỷ lệ 6-2-2( xã 6, huyện 2, tỉnh 2); xây dựng rãnh thoát nước thải thôn, xóm chế đầu tư theo tỷ lệ 5-3-2 ( dân 5, huyện 3, xã ) - Huy động nguồn vốn nội lực nhân dân chủ yếu giải pháp phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu, nâng cao giá trị thu nhập đơn vị diện tích Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ đặc biệt phát huy, mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương Thực việc lồng ghép chương trình dự án vào xây dựng công trình nông thôn như: Hạ tầng giáo dục, y tế, thủy lợi, giao thông - Huy động chung sức đóng góp vốn tổ chức,doanh nghiệp, nhà hảo tâm nước vào công xây dựng nông thôn - Vốn vay từ quỹ tín dụng, ưu đãi Nhà nước tổ chức nước - Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ vùng nông thôn theo quy hoạch Khuyến khích thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Phát triển nhanh nâng cao chất lượng loại dịch vụ phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập dân cư nông thôn - Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, hình thành phát triển mạnh loại hình doanh nghiệp nông thôn, doanh nghiệp có đầu tư sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, sử dụng nguyên liệu thu hút nhiều lao động chỗ Phát triển doanh nghiệp công nghiệp phục vụ nông nghiệp Đào tạo cán đạo, tạo nghề thực xây dựng nông thôn a Đào tạo cán đạo - Nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định; trọng làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quản lý quyền Thực tốt pháp lệnh dân chủ sở, làm tốt công tác tiếp dân giải đơn thư khiếu nại, tố cáo công dân từ sở - Tiếp tục đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho cán có xã Cẩm 43 Vân công tác xây dựng nông thôn như: Thực quy hoạch; xây dựng hạ tầng kinh tế tổ chức sản xuất, văn hóa xã hội môi trường, xây dựng hệ thống trị - Nâng cao lực,điều hành Ban đạo,Ban quản lý,Ban phát triển, ban giám sát xây dựng nông thôn - Bổ xung thêm cán có trình độ, lực xây dựng nông thôn b Tạo nghề, giải việc làm xây dựng nông thôn - Tiếp tục mở lớp dạy nghề cho bà nông dân nghề: Mộc, nề, mây giang đan Cơ khí, sửa chữa tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, bước nõng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân - Đào tạo nghề, giải việc làm cho nông dân nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt chương trình phát triển kinh tế - xã hội: định rõ sách bảo đảm việc làm cho nông dân cỏc vựng chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn với kế hoạch phát triển địa phương; đẩy mạnh xuất lao động từ nông thôn - Ðẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, xây dựng nhiều mô hình mới, mô hình liên kết sản xuất mang lại hiệu quả; sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ bảo vệ môi trường - Ðổi xây dựng hình thức tổ chức 0sản xuất, dịch vụ có hiệu nông thôn như: Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, sản xuất hàng hóa theo mô hình gia trại, trang trại, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống nụng thụn… quan tâm củng cố phát triển nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác làm ăn có hiệu Thực tốt sách an sinh xã hội phục vụ nhân dân, trước tiên áp dụng cho gia đình sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo - Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quản lý nhà nước đảm bảo nông nghiệp phát triển bền vững, định hướng, tăng cường lãnh đạo Ðảng, quản lý Nhà nước, phát huy sức mạnh tổ chức đoàn thể trị - xã hội dân 44 cư vùng nông thôn Tóm lại việc xây dựng nông thôn nhiệm vụ cấp bách, lâu dài đòi hỏi tham gia hệ thống trị toàn dân, qua phát huy sức mạnh đoàn kết gắn bó thực nhiệm vụ chung, nhằm mang lại lợi ích thiết thực, thay đổi toàn diện mặt nông thôn, góp phần đưa đất nước ngày phát triển văn minh, đại III Định hướng đến năm 2020 1) Quy hoạch sản xuất nông nghiệp a Trồng trọt Tập trung đạo thôn chưa “ đổi điền dồn thửa” vận động, nông dân dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất tập trung, đưa giới vào áp dụng sản xuất áp dụng tiến khoa học kỹ thuật, tạo thành vùng chuyên canh cho loại trồng Tiếp tục đạo cho thôn chiềng, thôn vọng, thôn thực dồn điền đổi thửa, thôn có diện tích đất bãi, đất vụ lúa trộng lương thực suất thấp sang trồng công nghiệp nghiệp ngắn ngày mía loại trồng có giá trị khác b Chăn nuôi - Phấn đấu đàn lợn năm 2015 có 4600 con, đến năm2020 có 6500 - Đàn trâu, bò năm 2015 có 640 con, đến năm 2020 có 800 Tốc độ Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 1,17%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 0,88%/năm - Đàn gà 2015 có 23.7 nghìn con, đến 2020 có 28 nghìn - Đàn vịt 2015 có 27.4 nghìn con, đến 2020 có 31 nghìn Tập trung đạo phát triển đàn gia súc đàn trâu bò, dê, lợn, ưu tiên cho bò sinh sản Trước mắt tập trung khảo sát,đánh giá, phân loại thực trạng đàn trâu, bò có địa bàn, triển khai, quán triệt, chủ trương định, huyện uỷ – UBND tỉnh đến cán nhân dân xây dựng đế án thực chương trình chăn nuôi đại gia súc, dạo thắng lợi đề án phát triển chăn nuôi bò sinh sản quản 45 lý tốt dịch bệnh, mở lớp tập huấn thú y, kỹ thuật chăn nuôi cho nhân dân, làm tốt công tác tiêm phòng, đảm bảo 100% gia súc, gia cầm tiêm phòng đầy đủ loại vác xin Chỉ đạo, phát động nhân dân dành diện tích trồng cỏ tương ứng Lượng phát triển đàn gia súc, tận dụng rơm rạ dự trữ thức ăn cho trâu, bò, hướng nhân dân chế biến thức ăn phục vụ cho chăn nuôi 2) Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp: Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, không để xảy cháy rừng Khai thác lâm sản trái phép, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, vận động nông dân đóng góp, xây dựng quỹ bảo vệ phát triển rừng, phấn đấu hàng năm quỹ có từ 10 triệu đồng trở lên quản lý, sử dụng mục đích, phấn đấu đến năm 2015 độ che phủ rừng đạt 50% trở lên vận động, hướng dẫn cho nhân dân tận dụng đất chân đồi, thung lũng đất lâm nghiệp trồng khép tán Trong thời gian tới địa phương bố trí diện tích trồng rừng bảo vệ môi trường đồng thời chống xạt lở 3) Quy hoạch sản xuất thuỷ sản - Kết hợp số ao, đầm nhỏ tạo thành vùng nuôi trồng thâm canh tập trung Từ tăng diện tích vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung địa bàn xã - Song song với qua trình chuyển đổi, tập trung đầu tư thâm canh tăng suất, từ đưa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lên cao áp dụng tiến khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng mang lại hiệu kinh tế cao cho nuôi trồng 4) Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn a.Quy hoạch phát triển không gian xã * Yêu cầu nguyên tắc: Quy hoạch định hướng phát triển không gian phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu, nguyên tắc sau - Sử dụng hiệu nguồn lực chỗ thu hút nguồn lực ngoại vi để phát huy tối đa tốc độ phát triển chuyển dịch cấu kinh tế – xã hội xã theo 46 hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân cho địa phương - Đảm bảo phát triển đồng khu chức phục vụ tốt cho sinh sống cộng đồng khu dân cư - Quy hoạch định hướng không gian phải đảm tính kế thừa, hạn chế tối sáo trộn không cần thiết, gây lãng phí tốn - Tôn trọng điều kiện tự nhiên, tránh san lấp tràn lan cầu toàn, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng môi trường sinh thái - Phải tạo không gian mở theo hướng phát triển bền vững cho điểm dân cư tổng thể địa bàn xã * Cơ cấu phân khu chức : Các khu chức quy hoạch xã nông thôn Cẩm Thủy xác định bao gồm : khu vực sản xuất nông nghiệp ; khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dịch vụ thương mại ; khu trung tâm xã ; điểm dân cư thôn làng khu đặc trưng khác b Khu vực sản xuất nông nghiệp Theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực sản xuất nông nghiệp trình bày Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội xã đến năm 2020, dự kiến bố trí sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sau: đất nông thôn; đất sở sản xuất kinh doanh; đất giao thông; đất thuỷ lợi; đất truyền dẫn lượng; đất sở thể dục thể thao Tổng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 712,2ha, chiếm 45,56% diện tích tự nhiên, giảm 85,2ha so với năm 2010 c Khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Để tạo điều kiện chuyển dịch cấu kinh tế, phát huy lợi tài nguyên đất, tài nguyên rừng, lao động chỗ….Dự kiến bố trí khu sản xuất công nghiệp – TTCN, với nghành nghề: chế biến lâm sản xây dựng khu dịch vụ 47 thương mại.vị trí xây dựng khu vực hồ khu sét thuộc thôn Tiên lăng với tổng diện tích 8,7 d Các khu trung tâm xã : * Khu công sở xã trung tâm văn hóa, thể dục – thể thao : - Công sở xã có công trình phụ trợ : + Hiện trạng : Được xây dựng từ lâu phát huy hiệu sử dụng, phục vụ nhu cầu thiết thực cho nhu cầu thiết thực đảng uỷ, HĐND, UBND tổ chức đoàn thể, HTX xã năm qua - Khu công sở quy hoạch bố trí gắn với trung tâm văn hoá TDTT thành khu trung tâm xã, với công trình: trụ sở làm việc HĐND, UBND xã, quan đảng, đoàn, hội trường, nhà văn hoá trung tâm, thư viện, phòng truyền, sinh hoạt câu lạc bộ…vv; sân bóng đá, cầu lông, bóng chuyền,….khuôn viên xanh - Trung tâm văn hoá thể thao: Cơ cấu công trình: + Nhà văn hoá xã có sức chứa: 170 chỗ, để tổ chức hoạt động: học tập cộng đồng, hoạt động văn hoá văn nghệ, trưng bày, chuyển lãm, phòng đọc sách báo + Các khu công trình thể thao: khu tập luyện trời ( sân đa năng, sân tập riêng); khu tập luyện nhà; bể bơi hoạc hồ bơi ( có điều kiện); công trình phụ trợ khác ( khu vệ sinh, bãi để xe) Tổng diện tích khu thể thao trung tâm xã 6585m2 - Vị trí xây dựng: giữ nguyên vị trí quy mô đất đai - Định hướng: cải tạo, chỉnh trang công trình, khuôn viên cấp trang thiết bị để đảm bảo tiêu chí NTM Mật độ xây dựng: + Diện tích xây dựng công trình : 45% ; + Diện tích phần sân tập trời : 20% ; + Diện tích sân vườn 20% 48 + Diện tích giao thông nội bộ: 15% * Khu Y tế Định hướng phát triển: - Vị trí xây dựng : giữ nguyên vị trí quy mô đất đai - Định hướng : Cải tạo, chỉnh trang công trình, khuôn viên cấp trang thiết bị để đảm bảo tiêu chí NTM * Hệ thống trường học - Tiếp tục đầu tư nâng cấp, tu bổ phòng học trang thiết bị, khu vui chơi giải trí khối trường mẫu giáo, trường tiêu học, trường THCS * Chợ nông thôn: - Hiện trạng: địa phương có chợ sáng chiều chưa đạt tiêu về NTM Để đáp ứng yêu cầu phục vụ đầu mối giao lưu kinh tế địa phương với bên ngoài, kích thích thị trường phát triển cần sớm thực hiệu Tiêu chí chợ nông thôn - Định hướng phát triển: + Vị trí xây dựng : khu ngã năm thuộc thôn Tường Yên + Quy mô đất: đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn + Đầu tư chợ theo quy điọnh: diện tích 0,5ha Diện tích xây dựng nhà chợ ( hạng mục công trình có mái khác): ≤ 40%; Diện tích mua bán trời: >= 25%; Diện tích đường giao thông nội bãi để xe: >25% Diện tích vườn, xanh : >=10% * Điểm bưu viễn thông : - Hiện trạng: + Vị trí: khu trung tâm xã + Tổng diện tích đất: 400m2 49 + Mật độ xây dựng: 60% + Quy mô: - Nhiệm vụ chính: cung cấp hệ thống dịch vụ bưu viễn thông - Định hướng phát triển: Giữ nguyên vị trí, bổ sung đầu tư nâng cấp trang thiết bị theo tiêu chí nghành viễn thông Cải thiện hệ thống truyền xã để phục vụ công tác tuyên truyền vận động toànDân xây dựng NTM * Nhà văn hoá thôn : Nhà văn hoá tất thôn chưa đáp ứng tiêu chí NTM cần thực có hiệu sớm đạt tiêu chí sở vật chất văn hóa - Định hướng phát triển: diện tích đủ nên không cần mở rộng thêm mà cần đầu tư thêm trang thiết bị Cơ cấu hạng mục công trình: Đất xây dựng > 500m 2, lại khuôn viên xanh, sân chơi thể thao mi ni Cơ sở vật chất khác ( hệ thống loa phát ti vi…) trọng đầu tư đạt tiêu chí NTM e Định hướng phân bố hệ thống dân cư thôn, làng: * Yêu cầu quy hoạch cải tạo điểm dân cư nông thôn hữu: Khi tiến hành cải tạo, chinh trang điểm dân cư hữu phải đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất khu dân cư, khu trung tâm xã, khu xây dựng công trình sản xuất phục vụ sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dành cho mục đích khác ( quốc phòng, du lịch, di tích lịch sử…) Khu vực ( theo chức năng) sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch giữ lại; khu vực ổn định cần chỉnh trang, cải tạo khu đất không phù hợp phải chuyển đổi mục đích sử dụng Đề xuất giải pháp cải thiện Điều kiện sống nhân dân điểm dân cư cũ tổ chức lại không gian chức năng, nâng cấp mạng lưới giao thông công trình đầu mối kỹ thuật Rà soát lại phân bố dân cư theo quy hoạch thực Tuỳ theo tiềm mạnh phát triển kinh tế địa phương xác định rõ mô 50 hình xã nông nghiệp, xã phi nông nghiệp, xã có nghề truyền thống, xã có dịch vụ du lịch, thương mại Cần đề xuất quy hoạch khu dân cư phù hợp với định hướng phát triển tương lai nhu cầu tái định cư có yêu cầu thay đổi chức sử dụng đất, cho điểm dân cư vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai bắt buộc phải di dời Cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác nhỏ lẻ xen lẫn với đất thổ cư để có điều kiện hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật * Đối với đất để xây dựng mở rộng điểm dân cư nông thôn: Khi quy hoạch xây dựng mở rộng Điểm dân cư nông thôn việc tuân thủ quy định QCVN 14: 2009/BXD – Quy chuẩn xây dựng việt nam, phải tuân theo yêu cầu sau: + Khu đất xây dựng điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, đảm bảo điều kiện điểm liên hệ thuận tiện sinh hoạt sản xuất người dân khoảng cách từ điểm dân cư đến khu vực canh tác không lớn km + Giải tốt mối quan hệ việc xây dựng với dự kiến phát triển tương lai + Dần lấp đầy vị trí đất kẹp khu dân cư để tạo điều kiện hình thành khu dân cư tập trung + Đáp ứng yêu cầu sản xuất dân sinh + Đảm bảo tiêu sử dụng đất cho việc xây dựng đồng hạ tầng kỹ thuật + Đảm bảo yêu cầu cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường an toàn cháy nổ + Đảm bảo yêu cầu an ninh, quốc phòng, du lịch, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng… + Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng cho điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện đất đai địa phương theo quy định sau: 51 Bảng 04: tiêu sử dụng đất điểm khu dân cư nông thôn Loại Đất Đất ( lô đất gia đình) Đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng Đất cho giao thông hạ tầng kỹ thuật Đất xanh công cộng Đất nông lâm ngư nghiệp ; đất công nghiệp Chỉ tiêu sử đất ( m2/người) >= 25 >= >= >= Tùy thuộc vào quy hoạch phát triển địa phương tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất * Quy hoạch hệ thống giao thông Đường từ huyện đến xã, liên xã, đường từ xã xuống thôn phải đạt tiêu chuẩn đường kỹ thuật ô tô cấp VI quy định TCVN 4054-2005, sau: - Lưu lượng xe 200 xqđtc/ngđ ; - Tốc độ thiết kế: + 20km/h vùng miền núi - Chiều rộng phần xe chạy giành cho xe giới ; >= 3,5m/ xe - Chiều rộng lề lề gia cố: Đối với khu vực miền núi : >= 1,25m - Chiều rộng mặt cắt ngang đường: + Đối với khu vực miền núi : >= 6,0m Đường ngõ, xom, đường từ thôn cánh đồng phải phù hợp với quy định tiêu chuẩn 22 TCN 210: 1992 - đường giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu phục vụ cho giới hoá nông nghiệp, sử dụng phương tiện giao thông giới nhẹ phương tiện giao thông giới thô sơ chiều rộng mặt đường : >= 3,0m Đường trục nội đồng bố trí phù hợp với hệ thống kênh mương thuỷ lợi 52 Kết cấu mặt đường áp dụng với hình thức kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá dăm, lát gạch, cát sỏi trộn xi măng, cát gạch vỡ, xỉ lò cao PHẦN IV: KẾT LUẬT Xã Cẩm Vân - huyện Cẩm Thủy – tỉnh Thanh Hóa xã có truyền thống cách mạng; có hệ thống trị xã hội vững mạnh; nhiều năm liền xã hoàn thành xuất sắc tiêu kinh tế xã hội huyện giao, xã có phong trào thi đua sôi nổi,được huyện suy tôn đánh giá xã cờ đầu huyện Xã đồng Hóa có xu hướng, điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng tốt Đến ( tháng 3/2016 ) xó hoàn thành 17/19 tiêu chí nông thôn mới; triển khai tiêu chí chưa đạt là: tiêu chí sở vật chất – văn hóa, tiêu chí chợ nông thôn Phấn đấu năm hoàn thành từ tiêu chí đến năm 2016; với phương châm tiêu chí rễ làm trước khó làm sau; thực tốt quy chế dân chủ sở, phát huy sức mạnh hệ thống trị, lấy nội lực chính, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn đảng, toàn dân lãnh đạo,quan tâm đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương định đến năm 2017 xã Cẩm Vân hoàn thành công xây dựng nông thôn quê hương xã Cẩm Vân Trong trình thực tập ban địa nông nghiệp xã Cẩm Vân – huyện Cẩm Thủy – tỉnh Thanh Hóa với đề tài: thực trạng giải pháp xây dựng nông thôn xã Cẩm Vân – huyện Cẩm Thủy – tỉnh Thanh Hóa Trong trình thực tập chắn không tránh khỏi sai sót, hạn chế việc viết chuyên đề tốt nghiệp, mong góp ý thấy cô để viết hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn 53 54 55

Ngày đăng: 01/09/2016, 07:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan