1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học Tư tưởng hồ chí minh về quản lý và cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân liên hệ với thực tiễn nước ta về vấn đề này

26 2,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 153 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là một hệ thống, quan điểm, toàn diện và sâu sắc về những vấn đề kinh tế cơ bản trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Ngay sau khi giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước giải quyết những vấn đề kinh tế hết sức cơ bản, đặt nền móng cho nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển kinh tế phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. Có thể thấy tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ gồm rất nhiều vấn đề như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc điểm, mục tiêu và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ; tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu ngành kinh tế, về thành phần kinh tế; tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao năng suất lao động, về nguyên tắc phân phối trong thời kỳ quá độ; tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý kinh tế…Hệ thống nền kinh tế quốc dân với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng là nền tảng của chế độ xã hội. Chế độ kinh tế mới ở nước ta gắn liền với một chế độ chính trị phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đồng thời cũng là ý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta. Nền kinh tế quốc dân với tư cách là đối tượng quản lý của một hệ thống phân công, hợp tác lao động trên quy mô toàn xã hội, được đặc trưng bởi hai yếu tố cơ bản là cơ cấu kinh tế và cơ cấu quản lý kinh tế. Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc lựa chọn mô hình, cơ cấu của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, em chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý và cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân. Liên hệ với thực tiễn nước ta về vấn đề này làm đề tài tiểu luận của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là một hệ thống, quan điểm, toàn diện

và sâu sắc về những vấn đề kinh tế cơ bản trong sự nghiệp cách mạng củaViệt Nam Ngay sau khi giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngbước giải quyết những vấn đề kinh tế hết sức cơ bản, đặt nền móng cho nềnkinh tế độc lập tự chủ, phát triển kinh tế phục vụ cho kháng chiến và kiếnquốc

Có thể thấy tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ gồm rất

nhiều vấn đề như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc điểm, mục tiêu và nhiệm vụ

của thời kỳ quá độ; tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu ngành kinh tế, về thànhphần kinh tế; tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao năng suất lao động, vềnguyên tắc phân phối trong thời kỳ quá độ; tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lýkinh tế…

Hệ thống nền kinh tế quốc dân với lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất tương ứng là nền tảng của chế độ xã hội Chế độ kinh tế mới ở nước tagắn liền với một chế độ chính trị phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhândân vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;đồng thời cũng là ý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta Nềnkinh tế quốc dân với tư cách là đối tượng quản lý của một hệ thống phâncông, hợp tác lao động trên quy mô toàn xã hội, được đặc trưng bởi hai yếu tố

cơ bản là cơ cấu kinh tế và cơ cấu quản lý kinh tế Từ rất sớm, Chủ tịch HồChí Minh đã quan tâm đến việc lựa chọn mô hình, cơ cấu của nền kinh tếquốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Vì vậy, em

chọn đề tài " Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý và cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân Liên hệ với thực tiễn nước ta về vấn đề này " làm đề tài tiểu luận

của mình

Trang 2

NỘI DUNG

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nền kinh tế quốc dân

1 Về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

1.1 Về cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng với vị trí, tỷ trọng

của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó được hình thànhtrong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, trong khoảng thời gian nhấtđịnh Sau khi giành được chính quyền, để xây dựng nền tảng vật chất cho chế

độ mới, bất cứ nước nào cũng xác định vấn đề ưu tiên hàng đầu là lựa chọn

mô hình, cơ cấu kinh tế để đạt tới hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất Chọn cơcấu kinh tế nào không thể do ý chí chủ quan, mà phải phụ thuộc vào điều kiệnlịch sử, xã hội của đất nước, xu thế vận động của nền kinh tế quốc tế Từ mộtnước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, ViệtNam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lựa chọn cơcấu kinh tế nào hợp lý cho chặng đường đầu là một vấn đề hết sức nan giải

Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đó là cơ cấu công – nôngnghiệp hiện đại và đưa ra quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế công –nông nghiệp và vai trò của thương nghiệp trong phát triển kinh tế – xã hội ởthời kỳ quá độ Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cơ cấu toàn bộ nền kinh tếquốc dân, công nghiệp và nông nghiệp có vị trí, vai trò riêng Đây là haingành sản xuất ra những sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau củanền kinh tế, của toàn xã hội Song hai ngành phát triển không tách rời nhau

mà có quan hệ hữu cơ với nhau Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa

ra quan niệm coi “Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế…Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển, như hai chân đi khỏe

và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến đích” Quan hệ giữacông nghiệp và nông nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến sự hợp tác giữa công nhân và

Trang 3

nông dân, là hai chủ thể của xã hội trực tiếp hoạt động trong hai lĩnh vực sảnxuất vật chất chủ yếu – nền tảng của chế độ xã hội mới.

Tại hội nghị Bộ Chính trị bàn về phương hướng khôi phục và phát triểnkinh tế sau hòa bình lặp lại, có ý kiến muốn tập trung lực lượng vào xây dựng

và phát triển công nghiệp nặng để nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta tiếnlên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Mấy năm kháng chiến ta chỉ có nôngthôn, bây giờ mới có thành thị,…nếu muốn công nghiệp hóa gấp thì là chủquan…cho nên, trong kế hoạch phải tăng tiến nông nghiệp…Ta cho nôngnghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ,sau mới đến công nghiệp nặng”

Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn con đường phát triển kinh tếsau năm 1954 là ưu tiên phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm gốc? Đó

là vì:

Trước hết, miền Bắn vừa ra khỏi chiến tranh, hậu quả do địch lập vànhđai trắng, thiên tai, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh đồng bằng rấtnghiêm trọng Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải giải quyết cái ăn, cái mặc,rồi mới đến các vấn đề khác Rõ ràng, trong điều kiện đó, “muốn công nghiệphóa gấp là chủ quan”

Thứ hai, phát triển nông nghiệp tao cơ sở để phát triển công nghiệp Vìnước ta là một nước nông nghiệp, mọi việc đều phải dựa vào nông nghiệp,

“Phải có một nền nông nghiệp phát triển mạnh thì công nghiệp mới có thểphát triển mạnh” “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chungphải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính Nếu không phát triểnnông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệpcung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa củacông nghiệp làm ra”

Thứ ba, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nôngnghiệp: khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ, lao động nông nghiệp dồi dào Đó

là ba nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển nông nghiệp, phát

Trang 4

triển kinh tế nói chung Vì vậy, phải đi lên từ nông nghiệp, phải coi “pháttriển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng.

Khi xác định trong bước đi ban đầu phải ưu tiên phát triển nông nghiệp,lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế nóichung, Người lưu ý đến nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội là công nghiệp hóa để biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạchậu thành một nước công nghiệp Người nhấn mạnh: “nhiệm vụ quan trọngnhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủnghĩa xã hội”

Những quan điểm về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp đãđược Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên ở tầm khái quát, có giá trị phương phápluận chỉ đạo hoạt động thực tiễn: cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xãhội Sự tương tác giữa công nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nóichung, lúc đầu là nông nghiệp – công nghiệp, ở giai đoạn sau là công nghiệp– nông nghiệp, phản ánh hai mức độ chín muồi, hai nấc thang trưởng thành vềkinh tế của bản thân chủ nghĩa xã hội Cơ cấu kinh tế công – nông nghiệphiện đại, nhưng để tới được tính chủ thể phải qua cơ cấu nông – công nghiệp;cùng với sự thay đổi kết cấu kinh tế, các quan hệ giai cấp, văn hóa, tư tưởngcũng biến đổi theo và kết cấu nông – công nghiệp có tính chất quá độ, tồn tạilâu dài trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đây mới làkhía cạnh triết học trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơ cấu nông –công nghiệp hợp lý Sự tồn tại và khả năng tương tác giữa công nghiệp vànông nghiệp được thực hiện qua một mắt khâu trung tâm là thương nghiệp Vìvậy, việc cải tạo và xây dựng nông nghiệp, công nghiệp không thể tách rời cảitạo và xây dựng ngành thương nghiệp Bởi vì “…trong nền kinh tế quốc dân

có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp Ba mặt côngtác quan hệ mật thiết với nhau Thương nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp

và công nghiệp Thương nghiệp là đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân,thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng Nếu

Trang 5

khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với côngnghiệp, không củng cố được liên minh công nông Công tác thương nghiệpkhông chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc” Hai mặtkinh tế và xã hội thống nhất trong hoạt động thương nghiệp, phản ánh đúngđắn các quan hệ kinh tế xã của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tiếp cận nghiên cứu cơ cấu kinh tế của một quốc gia cho chúng ta thấyngoài công, nông nghiệp còn có một bộ phận quan trọng nữa là ngành dịch

vụ, trong đó có thương nghiệp; nhưng thương nghiệp chưa phải là toàn bộdịch vụ Trong nền kinh tế hiện đại, vai trò của ngành dịch vụ không ngừngtăng lên, biều kiện rõ nhất là ở tỷ trọng trong GDP Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh chưa có điều kiện đề cập nhiều đến lĩnh vực dịch vụ, đó là thời giandài trước đây, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa lựa chọn mô hình kinh tế

kế hoạch hóa tập trung, hiện đại với hai khu vực chính là công nghiệp và nôngnghiệp

1.2 Về cơ cấu thành phần kinh tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển nền kinh

tế với cơ cấu nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

ở nước ta Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nền kinh tế nhiều thànhphần có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc Về mặt lý luận, Người đã kếthừa trực tiếp các luận điểm của V.I.Lênin về nền kinh tế nhiều thành phần,giải phóng tối đa lực lượng sản xuất thông qua phát triển sản xuất và trao đổi.V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phổ biến có bathành phần kinh tế cơ bản: kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản chủ nghĩa

và kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ V.I.Lênin còn khẳng định rằng, nền kinh tếnhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ, khi mà chưa có phươngthức sản xuất nào chiếm vị trí thống trị tuyệt đối, rằng một nước tiểu nôngmuốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một quá trình lâu dài với nhiềunấc thang trung gian mà chủ nghĩa tư bản nhà nước là một nấc thang quantrọng, gần với chủ nghĩa xã hội Sau Cách mạng Tháng Mưởi, V.I.Lênin đã

Trang 6

làm rõ, nền kinh tế nước Nga lúc bấy giờ có 5 thành phần kinh tế Đó là: Kinh

tế nông dân kiểu gia trưởng, có tính chất tự nhiên; Sản xuất hàng hóa nhỏ;Chủ nghĩa tư bản tư nhân; Chủ nghĩa tư bản nhà nước; Chủ nghĩa xã hội

Việc sắp xếp các thứ tự các thành phần kinh tế như trên, chủ đích củaV.I.Lênin là làm rõ sự vận động của các chế độ sở hữu trong lịch sử theohướng từ thấp lên cao; đồng thời chỉ ra tính chất tiệm cận, mức độ gần gũi củacác thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa Cũng qua sự sắp xếp này, V.I.Lêninmuốn chỉ ra vai trò của thành phần kinh tế tư bản nhà nước như là một nấcthang trung gian cần thiết, xuyên quan nó, các nước tiểu nông đi lên chủ nghĩa

xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lĩnh hội tinh thần cơ bản từ những luận điểm

đó và áp dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế nước ta Sau Cách mạng ThángTám thành công, nước ta không chủ trương xóa bỏ tất cả các loại hình kinh tếđang có lúc bấy giờ, trên thực tế là thừa nhận sự tồn tại khách quan của cơ cấukinh tế nhiều thành phần Thực tế khách quan này được Người khái quátthành quan điểm lý luận: cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng nổi bậtcủa nền kinh tế dưới chế độ dân chủ mới: “Trong chế độ dân chủ mới, có nămloại kinh tế khác nhau:

A Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội…)

B Các hợp tác xã (nó là nửa xã hội chủ nghĩa…)

C Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ…

D Tư bản của tư nhân

E Tư bản của nhà nước

Việc sắp xếp các thứ tự các thành phần kinh tế của Chủ tịch Hồ ChíMinh tuy bề ngoài có ngược lại với cách sắp xếp của V.I.Lênin, nhưng khôngtạo nên sự đối lập mà là sự bổ sung hợp lý Nếu V.I.Lênin sắp xếp các thànhphần kinh tế theo logic vận động khách quan của chúng thì Chủ tịch Hồ ChíMinh lại sắp xếp căn cứ vào vai trò thực tế của từng thành phần kinh tế trongđời sống kinh tế xã hội Việt Nam Theo tiêu chí này, thành phần kinh tế xã

Trang 7

hội chủ nghĩa đứng ở vị trí cao nhất, bởi nó đang là nền tảng của chế độ mới,

là chỗ dựa của Nhà nước Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò chủ đạo củathành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa là ở chỗ: nắm giữ những lĩnh vực thenchốt, ảnh hưởng lớn đến quốc kế, dân sinh, có tác dụng hướng dẫn các loạihình kinh tế khác và là dòng chảy chủ đạo, là mục đích hướng tới của tất cảcác quan hệ và hoạt động kinh tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người Việt Nam đầu tiên dành sự quantâm đặc biệt đến việc phát triển kinh tế hợp tác Trong tác phẩm “Đường cáchmệnh”, Nguyễn Ái Quốc dành hẳn một chương viết về hợp tác xã TheoNgười, Hợp tác xã là loại hình kinh tế nửa xã hội chủ nghĩa và là “góp gạothổi cơm chung” cho khỏi hao của, tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ, cũng

có nghĩa rằng hợp tác xã vừa có ý nghĩa là một loại hình tổ chức sản xuất(thuộc phạm trù kinh tế) vừa bao hàm cả ý nghĩa xã hội Đúc rút từ lịch sửhình thành và phát triển loại thành phần kinh tế này, Nguyễn Ái Quốc chỉ rarằng, “hợp tác xã trước là có ích lợi cho dân, sau là bớt sức bóp nặn của tụi tưbản và đế quốc chủ nghĩa” Ở nước ta, đại bộ phận dân số là nông dân với nềnsản xuất chủ yếu là nông nghiệp và khá phát triển các hoạt động thươngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, việc áp dụng các loại hình hợp tác xã là phù hợp

và rất cần thiết Về cách tổ chức hợp tác xã, Người viết: “Không phải làngnào cũng phải lập mỗi làng một hợp tác xã Cũng không phải lập cả mấy hợptác xã Cũng không phải có hợp tác xã này thì không lập được hợp tác xã kia.Chẳng qua theo hoàn cảnh nơi nào lập được hợp tác xã nào, và có khi hai hợptác xã – mua và bán – lập chung cũng được”

Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về hợp tác xã trước khi dân tộc giành dượcđộc lập Đó là tầm nhìn chiến lược Luôn luôn nghĩ về quyền lợi của nước,của dân, Người sớm ý thức tìm phương cách tổ chức nhân dân để họ tự giáccải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sống của chính họ và đấu tranhchống sự bóc lột của giai cấp thống trị Bàn về hợp tác xã, Người đã trang bịcho quần chúng nhân dân cả lý luận và vũ khí để họ chuẩn bị tiến hành cách

Trang 8

mạng giải phóng dân tộc và dần tiến lên chủ nghĩa xã hội Hợp tác xã càngphát triển rộng rãi thì cách mạng càng đông lực lượng và càng bền vững vềmọi phương diện Chuẩn bị xây dựng hợp tác xã cũng là một yếu tố quantrọng để xây dựng một nền kinh tế tự chủ Nghiên cứu những tinh hoa mà nềnvăn minh nhân loại đã đạt được, hiểu rõ bản chất và những lợi ích do chúngđem lại, vận dụng chúng có chọn lọc vào con đường cách mạng của nướcmình, trực tiếp giúp cho dân mình cải tạo xã và cải thiện chính bản thân họ đểvươn tới cuộc sống mới, đó là nét đặc sắc, độc đáo trong tư tưởng và hànhđộng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cònthừa nhận sự tồn tại khách quan, tất yếu, lâu dài của các thành phần kinh tếkhác Người chỉ rõ: “Đối với người làm nghề thủ công và lao động rieng lẻkhác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướngdẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xãsản xuất theo nguyên tắc tự nguyện” Còn “Đối với những nhà tư sản côngthương Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cảikhác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kếdân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước Đồng thời Nhà nướckhuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công

tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác”

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người Việt Nam đầu tiên đề cập đếnphạm trù tư bản nhà nước, Người coi đó là một trong năm thành phần kinh tế

dưới chế độ dân chủ nhân dân Người viết: “Kinh tế tư bản quốc gia là Nhà

nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo Trong loạinày, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản Tư bản của Nhà nước là chủnghĩa xã hội” Người còn giải thích: kinh tế tư bản của tư nhân bóc lột côngnhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế

Song song với việc sử dụng là việc quản lý các thành phần kinh tế Đểkinh tế Nhà nước có thể trở thành nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc

Trang 9

đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa và lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, theo Chủtịch Hồ Chí Minh, “Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên” Chủtrương ưu tiên cho kinh tế nhà nước cần được triển khai thực hiện trên tất cảcác mặt: hoạch định chiến lược, tập tring nguồn lực tài chính, lao động khoahọc, kỹ thuật… Đối với kinh tế tư nhân, quan điểm sử dụng và quản lý củaNgười dựa trên tư tưởng xuyên suốt “lấy dân làm gốc”, dựa vào nhân dân,thực hiện phương châm tự lực, tự cường Trong chiến tranh cũng như tronghòa bình, vượt lên trên những định kiến giai cấp đương thời, Người chú trọngvai trò, tiềm năng, luôn kêu gọi và tạo mọi điều kiện cho thành phần kinh tếnày phát triển Trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Nười chỉ đạo việcquản lý phải dựa trên lợi ích kinh tế: “công tư đều có lợi” và “chủ thợ đềulợi” Người chỉ rõ: “nhà tư bản thì không khỏi bóc lột Nhưng chính phủ ngăncấm họ bóc lột công nhân quá tay Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của côngnhân Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh em thợ cũng để cho chủ số lợi hợp lý,không yêu cầu quá mức Chủ và thợ đều tự giác tự dộng, tăng gia sản xuất lợi

cả đôi bên”

Tư tưởng sử dụng và quản lý nền kinh tế nhiều thành phần của Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã được áp dụng vào thực tế trong công cuộc khôi phục và pháttriển kinh tế ở miền Bắc trong giai đoạn hòa bình, xây dựng từ sau năm 1954

và đã chứng minh tính đúng đắn, phù hợp với điều kiện của nước ta Nhờ pháthuy được tiềm năng và động lực của các thành phần kinh tế nên đã thúc đẩysản xuất phát triển mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao, nhất là vàonhững năm 1960 Tư tưởng sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế đã tácdộng tới cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta Nhờ vậy, ngay cả khi kinh tếquốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhát thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn

có vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân vẫntồn tại dưới hình thức cá thể, tiểu chủ Đây là điểm khác biệt trong cơ cấuthành phần kinh tế của nước ta so với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.Người nói: “làm trái với Liên Xô, đó cũng là mácxít”

Trang 10

2 Về cơ chế quản lý kinh tế

2.1 Hệ thống bộ máy quản lý kinh tế quốc dân

Hệ thống bộ máy quản lý kinh tế với tư cách là chủ thể quản lý, baogồm những cơ quan và cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, cómối quan hệ phụ thuộc theo chiều dọc và theo chiều ngang để thực hiện cácchức năng quản lý trong nền kinh tế quốc dân Nền kinh tế của chế độ dân chủmới ở nước ta, với tư cách là một hệ thống, có đối tượng quản lý là các quátrình kinh tế đang diễn ra với cơ cấu kinh tế tương ứng và chủ thể quản lý là

hệ thông các cơ quan quản lý từ Trung ương đến cơ sở, gắn với cơ chế quản

lý tương ứng, thực hiện các chức năng quản lý các quá trình kinh tế – xã hội ởcác cấp khác nhau Trong đó, vai trò của Nhà nước các cấp là hết sức quantrọng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, hạnh phúc của nhân dân từng bước đượcnâng lên, trước hết do thành quả lao động của chính họ; song, để đem lại hạnhphúc thực sự lâu bền và toàn diện, cho toàn xã hội thì vai trò của nhà nước hếtsức to lớn, có ý nghĩa quyết định, vì nhà nước xã hội chủ nghĩa là của dân, dodân, vì dân Vai trò đó thể hiện ở chính sách cụ thể về phát triển kinh tế – xãhội trong từng giai đoạn, từng thời kỳ theo mục tiêu chiến lược; về sự phânphối mọi lợi ích trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai; về sự độngviên đầy đủ mọi nguồn tiềm lực vật chất và tinh thần của quần chúng nhândân phục vụ lợi ích dân tộc Vai trò đó còn thể hiện ở hệ thống pháp luật đầy

đủ, toàn diện, chặt chẽ, đảm bảo cho mọi người trong xã hội thực hiện tốtnghĩa vụ công dân, được hưởng những quyền lợi chung Do đó, công tác giáodục phải từng bước nâng cao tinh thần làm chủ, ý thức công dân của quầnchúng nhân dân lao động

Đặc điểm cơ bản trong tư duy quản lý kinh tế của Chủ tịch Hồ ChíMinh là tất cả mọi thao tác đều quy tụ về nhân tố người lao động Tổ chức sảnxuất và quản lý kinh tế cũng xuất phát từ nhân tố con người và nhằm mụcđích phục vụ con người Trong đó, sử dụng hợp lý người lao động trong quá

Trang 11

trình sản xuất được xem là nhiệm vụ quan trọng Tổ chức sản xuất, trước hếtphải xếp đặt người nào việc nấy, người nào giỏi việc nào thì bố trí công việcthích hợp để làm sao sản xuất thông suốt, nhịp nhàng ăn khớp, khâu sau đã cókhâu trước đảm bảo và hỗ trợ cho khâu tiếp theo Dụng nhân như dụng mộc,

là vậy Nếu sử dụng không đúng người, đúng việc thì không có điều kiện tăngnăng suất và nâng cao chất lượng Do đó, tổ chức lao động hợp lý là: vì việcxếp người, không vì người mà đặt việc Thực tế cho thấy, tổ chức lao độnglủng củng, người thì nhiều mà việc không chạy, chỉ thấy người chạy lăngxăng là do làm ngược, do không biết cách sử dụng người Tổ chức lao độngthất bại, nguyên nhân lại xuất phát từ thói tự tư tự lợi, bỏ người giỏi để đưangười nhà, người thân vào cơ quan, xí nghiệp, thậm chí ăn đút lót dù người đókém năng lực

Quản lý kinh tế, trước hết là phải quản lý người lao động Quản lý chặtchẽ đi đôi với giáo dục Hệ thống pháp luật dù có hoàn thiện đến đâu chăngnữa vẫn không đủ, vẫn có kẽ hở Cho nên, giáo dục tính tự nguyện tự giác chongười lao động mới thực sự có ý nghĩa Hô hào chung không phải là giáo dục.Nói chuyện với cán bộ, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), ngày 15-9-

1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ở xí nghiệp phải biết quản lý; cóquản lý mới biết thu vào tiêu ra, mới biết lỗ lãi, mới biết ai làm tốt, ai làmxấu, ai làm vượt mức, ai không muốn vượt mức, muốn làm được như thế phảibiết quản lý”

Điều này có nghĩa là: muốn quản lý tốt, phải có người quản lý giỏi,nhưng trước tiên người quản lý phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm đếnnơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: cán bộtham gia lao động, công nhân tham gia quản lý Đây là cách tư duy biệnchứng và rất thực tế Người quản lý, mà phải lăn lộn vào trong hoạt động sảnxuất, hiểu rõ quy trình, các khâu trong dây chuyền sản xuất, hiểu rõ từngngười lao động, từ đó mới có được quan điểm quản lý rõ ràng, biện pháp quản

lý cụ thể Có làm như vậy mới chống được bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chống

Trang 12

được thói bảo thủ, rụt rè, chống được tệ coi khinh, xem thường người laođộng Dành thời gian lao động, người quản lý sẽ có điều kiện nâng cao tinhthần trách nhiệm, nắm bắt được những vấn đề sai để điều chỉnh các biện phápquản lý cho phù hợp với thực tế.

Tham gia quản lý, người lao động thực sự thực hiện nghĩa vụ và quyềnlợi công dân của mình Trong sản xuất, người lao động có điều kiện phát hiệnnhững điều hợp lý hay chưa hợp lý để đề xuất với người quản lý cách thứcphát huy hoặc biện pháp khắc phục, giúp cho người quản lý điều chỉnhphương pháp, biện pháp kịp thời, làm tốt nhiệm vụ quản lý Khi hiệu quảquản lý đã đạt, doanh nghiệp có lợi (năng xuất tăng, chất lượng tốt, lợi nhuậnnhiều, quy mô sản xuất, kinh doanh mở rộng) và người lao động cũng có lợi(thu nhập tăng, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện) Nhờ đó, ngườiquản lý và người lao động luôn đoàn kết, thống nhất, hợp tác chặt chẽ, tưtưởng thoải mái, sống và làm việc trong môi trường không chỉ có lý, có tìnhđồng nghiệp, mà còn có cả tình người Nếu quay lưng lại với nhau, thì sẽtrống đánh xuôi, kèn thổi ngược, tài chính thất thoát, lãng phí thời gian vàoviệc giải quyết những khúc mắc, mâu thuẫn, mất đoàn kết, sản xuất kinhdoanh thua lỗ, tất yếu dẫn tới phá sản

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹthuật và cải tiến tổ chức như cái kiềng ba chân Ba chân phải bằng nhau thìcái kiềng mới vững được Muốn làm tốt cả ba việc, cần phải thực hiện dânchủ Có dân chủ mới phát huy được sáng kiến cải tiến Người quản lý giỏimấy cũng chỉ có một cái đầu “Một cây làm chẳng nên non; Nhiều cây chụmlại nên hòn núi cao” Dân chủ là động lực của phát triển Mất dân chủ là mất

đi thái độ thực sự cầu thị, biết lắng nghe ý kiến thẳng thắn, là mất đi sự bànbạc để đi tới khẳng định sáng kiến, có khả năng thực hiện để đem lại nhiều lợiích cho tập thể Cái yếu kém nhất và cúng là cái xấu nhất của người quản lý làbóp nghẹt dân chủ, không chịu lắng nghe ý kiến của quần chúng, cất vào ngănkéo những sáng kiến hay của người lao động Người thường chỉ ra những

Trang 13

khuyết điểm phổ biến trong công tác tổ chức quản lý của ta là lủng củng,thiếu nề nếp, kém hiệu quả, người thì nhiều việc quá, làm không hết, ngườithì ngồi chờ việc, người thì chạy lăng xăng… và đề ra yêu cầu “phải tìm cáchtổ chức sắp đặt cho hợp lý, để 1 người có thể làm việc như 2 người, 1 ngày cóthể làm việc của 2 ngày, 1 đồng có thể dùng bằng 2 đồng”.

2.2 Về phương thức tác động

2.2.1 Hệ thống các mục tiêu phát triển kinh tế và quản lý kinh tế

- Về mục tiêu phát triển kinh tế

Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta tranh được tự

do, độc lập rồi mà dân chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì.Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn, mặc đủ”; do

đó, Người dành toàn bộ sự quan tâm về kinh tế của mình cho việc chăm lophát triển sản xuất để sao cho nhân dân ta có đủ cái ăn, cái mặc, chỗ ở, đượchọc hành, đi lại, chữa bệnh… tức là sao cho mọi người được ấm no, hạnhphúc Người nói: “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách của Đảng đềuchỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân”

Sau này, khi có điều kiện bàn về chủ nghĩa xã hội, Người nói chủnghĩa xã hội là “làm cho dân giàu, nước mạnh Dân có giàu thì nước mớimạnh” Vì vậy, theo Người phải đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế nhằm

“Làm cho người nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàuthì giàu thêm” Nêu lên những điều này, chứng tỏ Người hiểu sâu sắc quy luậtphát triển không đều – trong xã hội thường có một bộ phận giàu lên trước, các

bộ phận khác sẽ giàu sau để tất cả cùng giàu có, đó cũng là mục tiêu của chủnghĩa xã hội

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc điểm lớn nhất, bao trùm nhất, nó chi phốicác đặc điểm khác của nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

là “từ nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phảikinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Đặc điểm này thâu tóm đầy

đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp, đồng thời nó đặt ra hàng loạt vấn đề

Ngày đăng: 31/08/2016, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w