1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tieu luan cao học tu tuong ho chi minh ve CNXH viet nam

24 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 57,24 KB

Nội dung

1.Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam 2.Lí do nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hiểu rằng cái lớn nhất, vĩ đại nhất, điều không gì có thể so sánh từ thắng lợi của cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng với lí tưởng về Chủ Nghĩ Xã Hội là mang lại độc lập tự do dân chủ cho dân tộc, đi lên thay đổi một chế độ nhà nước của nhân dân. Do dân và vì dân. Nền kinh tế Việt Nam đang xây dựng là nền kinh tế phát triển cao gắng liền với sự phát triển của sức sản xuất, của khoa học kĩ thuật, với các hình thức sỡ hữu, các thành phần kinh tế phù hợp. Mục tiêu của Chủ Nghĩa Xã Hội là giữ gìn cốt cách dân tộc, đồng thời với tiêp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo môi trường sống bình đẳng, dân chủ, cuộ c sống âm no, hạnh phúc cho người dânNguyễn Ái Quốc người anh hùng Nghệ An, một người An Nam nhỏ bé nhưng đã làm chấn động cả thế giới với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh vị thuyền trưởng đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến với bến bờ thành công, đất nước Việt Nam đến với bến bờ độc lập, tự do, hạnh phúc đã lấy chủ nghĩa MácLênin làm cơ sở để sáng tạo nên tư tưởng của chính mình: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chiếc “la bàn” đã đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thành công và hơn thế nữa. Với tư tưởng đúng đắn sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa xã hội Việt Nam đến bến bờ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, một vùng đất mà ở đó mọi người dân đều làm chủ, mọi tài sản đều là của chung, một xã hội không có giai cấp, không có bóc lột, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa hết sức to lớn: trang bị hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng cả mỗi người, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp , đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và trong nước đang có nhiều chuyển biến động mang tính thời sự rất cao. Đó cũng là lí do mà người viết chọn đề tài này, qua đó cũng góp phần cho thấy sự vận động của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp đôi mới và phát triển đất nước ngày nay.

Trang 1

I Phần mở đầu……….……… …… Tr.2

- Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài……… ……… …… Tr.3

- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu……… …… Tr.3

- Bố cục……… ……… Tr.3

II Phần nội dung……… Tr.4

- Chương I:Tính tất yếu của Chủ Nghĩa Xã hội ở Việt Nam………… Tr.4

- Chương II:Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất và đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam……….… Tr.6

+Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội……… Tr.6+Về bản chất đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội……….Tr.10-Chương III:Mục tiêu và động lực của Chủ Nghĩa xã hội……… Tr.14+Mục tiêu của Chủ nghĩa xã hôi……… Tr.14+Động lực của Chủ nghĩa xã hội……… Tr.18III Phần kết thúc……… Tr.20

IV Tài liệu tham khảo……… Tr.22

Trang 2

I.Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài

1.Đối tượng nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam

2.Lí do nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đếncách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủnghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoadân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóngcon người

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hiểu rằng cái lớn nhất, vĩ đạinhất, điều không gì có thể so sánh từ thắng lợi của cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạocủa Đảng với lí tưởng về Chủ Nghĩ Xã Hội là mang lại độc lập tự do dân chủ cho dântộc, đi lên thay đổi một chế độ nhà nước của nhân dân Do dân và vì dân Nền kinh tếViệt Nam đang xây dựng là nền kinh tế phát triển cao gắng liền với sự phát triển củasức sản xuất, của khoa học kĩ thuật, với các hình thức sỡ hữu, các thành phần kinh tếphù hợp

Mục tiêu của Chủ Nghĩa Xã Hội là giữ gìn cốt cách dân tộc, đồng thời với tiêpthu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo môi trường sống bình đẳng, dân chủ, cuộ c sống

âm no, hạnh phúc cho người dânNguyễn Ái Quốc người anh hùng Nghệ An, mộtngười An Nam nhỏ bé nhưng đã làm chấn động cả thế giới với cuộc cách mạng giảiphóng dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị thuyền trưởng đã đưa con thuyềncách mạng Việt Nam đến với bến bờ thành công, đất nước Việt Nam đến với bến bờđộc lập, tự do, hạnh phúc- đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở để sáng tạo nên tưtưởng của chính mình: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Tư tưởng Hồ Chí Minh là chiếc

“la bàn” đã đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thành công và hơn thế nữa

Với tư tưởng đúng đắn sáng tạo- tư tưởng Hồ Chí Minh- đã đưa xã hội Việt Namđến bến bờ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, một vùng đất mà ở đó mọi người dân đều làmchủ, mọi tài sản đều là của chung, một xã hội không có giai cấp, không có bóc lột,một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Trang 3

Việc nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa hết sức to lớn:trang bị hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng caothêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng cả mỗi người,

để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nềntảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta Chính vì vậy, tư tưởng HồChí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp , đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và trongnước đang có nhiều chuyển biến động mang tính thời sự rất cao Đó cũng là lí do màngười viết chọn đề tài này, qua đó cũng góp phần cho thấy sự vận động của Đảng vànhà nước ta trong sự nghiệp đôi mới và phát triển đất nước ngày nay

II.Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ tính tất yếu, bản chất mục tiêu và động lực cũng như những quan điểmsâu sắc của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

IV.Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng nhiều phương thức khác nhau như diễn dịch, quy nạp, sosánh, lập luận chứng minh

V.Bố cục

Bài tiểu luận ngoài hai phần mở đầu và kết thúc thì phần nội dung chia làm bachương:

*Chương I: Tính tất yếu của Chủ nghĩa Xã Hội ở Việt Nam

*Chương II: Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của Chủ Nghĩa Xã

Hội ở Việt Nam

*Chương III: Mục tiêu và động lực của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam

Chương I: TÍNH TẤT YẾU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Trang 4

Tổng kết lịch sử phương Tây, Mác và Awngghen đã chỉ ra tính tất yếu của sự rađời của Chủ Nghĩa Xã hội trong tiến trình lị sử nhân loại Nhưng với các nướcphương Đông cụ thể như thế nào học thuyết của ông vẫn để mở Tiếp thu học thuyếtcủa Chủ nghĩa Mác Lê nin về chủ nghĩa Mác Lê nin về Chủ Nghĩa Xã hội, bằng cáchtiếp cận mình, Hồ Chí Minh đã chỉ ra chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan củaCách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triểntất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội Quan điểm của HồChí Minh là: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất vếu ở Việt Nam sau khinước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản

Người viết:”Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển biến đổi mãi, do đó mà tưtưởng của người, chế độ xã hội cũng phát triển và biến đổi Chúng ta đều biết từ đờixưa đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát triển dần dần đến máymóc, sức điện, sức nguyên tử Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủyđến chế độ nô lê, chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày gần mộtnửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa , chế độ phong kiên, đến chế độ

tư bản chủ nghĩa và ngày một nửa loài người đang tiến len chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản Sự phát triển và tiến bộ đó không ngăn cản được Cách lí giải nàycho thấy Hồ Chí minh hoàn toàn tán thành cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ nhữngkiến thức kinh tế-xã hội, chính trị-triết học của các nhà kinh điển Mác Lê nin Mặtkhác, Hồ Chí Minh còn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ nhiều góc độ khác nhau để chothấy chủ nghĩa xã hội cũng rất tất yếu đối với Việt Nam

Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ ChíMinh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân đượchưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành được độc lập dân tộcnhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới xã hội chủ nghĩa

Trước hết, Hồ Chí Minh luận giải sự ra đời và bản chất của chủ nghĩa xã hội từphương diện kinh tế, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Người cho rằng, sựhình thành, phát triển và chín muồi của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu mà nguyênnhân sâu xa chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội Trên cơ sở mộtnền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống, các giá trị đặc thùmang tính nhân bản thấm sâu vào mỗi quan hệ và lĩnh vực xã hội Sự thống nhất giữatính khoa học và tính giá trị thể hiện rất rõ trong nhận thức của Hồ Chí Minh về chủnghĩa xã hội

Nét sáng tạo của Hồ Chí Minh trước hết là ở chỗ, Người đến với chủ nghĩa xã

hội, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người

Trang 5

một cách triệt để.

Hồ Chí Minh còn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa, đã đưa văn hóa thâm

nhập vào bên trong của chính trị và kinh tế, tạo nên một sự thống nhất biện chứnggiữa văn hóa và chính trị, kinh tế, giữa các mục tiêu phát triển xã hội Điều này chothấy, ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội chính là một hình thái phát triển của văn hóa,một đỉnh cao của nền văn minh nhân loại Do đó, quá trình hình thành và phát triểncủa chủ nghĩa xã hội lại càng phải gắn với văn hóa, và chỉ có đứng trên đỉnh cao củavăn hóa, chủ nghĩa xã hội mới có thể phát triển theo đúng quy luật xã hội kháchquan, phù hợp với tiến trình phát triển chung của nhân loại

Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng: chủnghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân,trái lại, đề cao, tôn trọng con người cá nhân, các giá trị cá nhân, phát triển mọi nănglực để đáp ừng nhu cầu của thời đại mới

Những truyền thống tốt đẹp về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam đã giúp

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội đếnvới nhân dân Việt Nam như là một điều tất yếu

Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, sự thống nhấtbiện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội với các nhân tố nhân văn đạođức, văn hóa Từ bản chất ưu tú của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đã đi tới khẳngđịnh tính tất yếu của sự lựa chọn chu nghĩa xã hội ở nước ta

Chủ nghĩa xã hội tạo mọi điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và

xã hội Xã hội tôn trọng mọi cá nhân, đồng thời cá nhân biết đề cao lợi ích xã hội,

có thể hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích xã hội

Hồ Chí Minh luận giải tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội trên cơ

sở kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, củaphương Đông Từ việc phân tích một cách khoa học truyền thống tư tưởng - vănhóa, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, các nước phương Đông, sự tàn bạo củachế độ thuộc địa tại các nước đó, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức mới lạ: Chủnghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở châu á, phươngĐông mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu

Hồ Chí Minh đã nhận thức tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội như

là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện tại; dân tộc vàquốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa Người không tuyệt đối hóa một mặtnào và đánh giá đúng vị trí của chúng Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phúcách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, có những cống hiến xuất sắc vào việc phát triển lý

Trang 6

*Cách tiệp cận của Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa xã hội

Nhận thấy con đường giải phóng dân tộc theo chu nghĩa xã hội theo con đường phong kiến và tư sản, Hồ Chí Minh rời Tổ quốc năm 1911 là để tiếp tục thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Đây là điểm đầu tiên Hồ Chí Minh không giống Mác và Lênin

C.Mác xuất hiện trên vũ đài lịch sử là để xây dựng học thuyết giải phóng dântộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Kế tục sự nghiệp của Mác, Lênin xâydựng lý luận cách mạng vô sản và đã thực hiện thành công ở nước Nga Hồ Chí Minhbước vào con đường cách mạng không phải để xây dựng học thuyết mà để giải phóngđồng bào và Tổ quốc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Trên cuộc hành trìnhtìm đường cứu nước đó, Hồ Chí Minh biết đến Cách mạng tháng Mười Nga (11-1917), bắt gặp ánh sáng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đóNgười tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản, tán thành con đường của Cáchmạng tháng Mười Nga, đồng nghĩa bắt gặp và tán thành con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội Như vậy, từ chỗ chưa biết gì về chủ nghĩa xã hội, qua hoạt động thực tiễn vànghiên cứu lý luận, Hồ Chí Minh chấp nhận chủ nghĩa xã hội như con đường,phương thức để giải phóng dân tộc, vừa là mục tiêu của cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh xuất hiện trên vũ đài chính trị với tư cách vừa là nhà khoa họcvừa là nhà cách mạng chuyên nghiệp Là nhà khoa học, Hồ Chí Minh nghiên cứu, tìmnguyên nhân sự thất bại của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo khuynhhướng phong kiến và tư sản và khẳng định giải phóng dân tộc theo con đường cáchmạng vô sản Là nhà cách mạng chuyên nghiệp, Người xây dựng hệ thống quan điểm

về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, gắn độc lập dân tộcvới chủ nghĩa xã hội Điểm hội tụ của nhà cách mạng - nhà khoa học Hồ Chí Minhchính là giành độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì mới thắng lợi vàchỉ có chủ nghĩa xã hội mới đích thực là thước đo của giá trị độc lập dân tộc

Hồ Chí Minh là một nhà mác-xít, tiếp cận chủ nghĩa xã hội trước hết theo họcthuyết Mác - Lênin, tức là theo hình thái kinh tế - xã hội và những kiến giải chính trị,

Trang 7

triết học cùng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nhưng là sản phẩm của nonsông đất nước ta, được nuôi dưỡng trong dòng chảy của lịch sử và văn hoá dân tộc,sinh ra và lớn lên ở một nước bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độthực dân không kém phần chuyên chế, nên Người tiếp cận chủ nghĩa xã hội trên cănbản bằng lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, từ phương tiện vănhoá, đạo đức Sáng tạo này làm cho chủ nghĩa xã hội Việt Nam mang đậm sắc thái

Hồ Chí Minh

Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê nin, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh tìm thấy con đường, giải phóng dân tộc muốn thành công phải đi theo con đường Cách mạng vô sản, con đường của Lê Nin và cách mạng tháng 10 Nga

Tháng 12 năm 1920, Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên Từ thời điểm này, con đường và định hướng phát triển Cách mạng Việt Nam được Người từng bước phác thảo

Định hướng con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam theo con đường Cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã khẳng định: Dân tộc Việt Nam phải được độc lập, nhân dân Việt Nam phải được hưởng cuộc sống ấm no, hạnhphúc Muốn vậy phải đi lên Chủ nghĩa Xã hội Đó là một điều tất yếu, một sự phát triển tất yếu Người viết trong truyền đơn cổ động mua báo Le Paria:”Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc

và nguồn sống sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no hạnh phúc trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người …” Sự khẳng định này càng được củng cố khi người đến Liên Xô và được chứng kiến những thành tựu toàn diện về chính trị vềchính trị, kinh tế, xã hội của Đảng cộng sản và nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội Người coi đó là tấm gương, là mô hình tương lai của dântộc Việt Nam

Trải qua nhiều hoạt động gian khổ, sự phấn đấu không mệt mỏi nhằm truyền

bá chủ nghĩa Mác Lê nin về Việt Nam, chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tư tưởng và tổ chức, thàng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam Kể từ

đó, sự khẳng định của người được cụ thể hóa thành đường lối Cách mạng Việt Nam Điều này cũng làm chúng ta đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng vì sao Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn nhất quán với quan điểm tư tưởng của Hội nghị thành lập Đảng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau khi thành công tất yếu phải phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

Điều này thể hiện rõ ràng khi chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, tìm hiểu con đường hình thành tư duy của Người về chủ nghĩa xã hội

Trang 8

Trước hết, như đã đề cập ở phần trên và cũng theo như Hồ Chí Minh đã viết, lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước đã khiến tôi tin theo Lê nin và Quốc tế thứ ba

Rõ ràng là Người đã tiếp cận chủ nghĩa Xã hội từ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm cứu nước và khát vọng giải phóng dân tộc Dần dần từng bước một, bằng nghiên cứu

lí luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã nhận thức được lí luận mác leenin đã luận giải

rõ sự thống nhất, biện chứng quá trình từ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp vàgiải phóng con người Người coi đó là mục tiêu của cách mạng Việt Nam theo đúng bản chất của chủ nghĩa Mác Lê nin, điều như Người đã viết:” chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân trên toàn thế giới”

Thứ hai, Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện nhân văn, đạo đức

Mác xít

“Sự phát triển tự do cho mỗi người là tiền đề cho sự phát triển tự do cho mọi người” Đó là quan điểm của CMac và Awnghen đã khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Các ông cũng chỉ ra rằng, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đọa của chính đảng của mình phải từng bước xây dựng một hình thái kinh tế xã hội dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Đó là điều kiện đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, để giai cấp công nhân tự giải phóng mình và tiếntới giải phóng cả loài người khỏi chế độ áp bức bóc lột và các thế lực thù địch ra sức chống phá, các thói hư tật xấu của xã hội cũ trở thành lực cản của sự phát triển chủ nghĩa xã hội Đó là biếu hiện của chủ nghĩa vị kỉ đối lập với lợi ích của công nhân và nhân dân lao động mà nổi lên nhất là chủ nghĩa cá nhân Vì vậy, Hồ Chí Minh đã viết:”Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh rời

bỏ chủ nghĩa cá nhân.” Khẳng định việc phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân nhưng Hồ Chí Minh nhưng Hồ Chí Minh không hề phủ nhận cá nhân mà ngược lại Người luôn chăm lo đến nhu cầu và lợi ích cá nhân, đề cao năng lực và phẩm chất tốt đẹp của cá nhân Người nói rõ:”Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa” Tính khoa học nhân văn của người nằm ở chỗ đó

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cao cả, nhân cách, trong sáng của con người là chỗ toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người, đóa là đạo đức xã hội chủ nghĩa, là con người xã hội chủ nghĩa, là bước phát triển đạo đức Người nói rõ: “ Muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội vì vậy cũng là giai đoạn phát triển mới của đạo đức xã hội, củađạo đức mỗi con người

Trang 9

Thứ ba, Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống văn hóa dân tộc và

con người Việt Nam

Việt Nam là một nước kinh tế nông nghiệp , nông dân chiếm bộ phận chủ yếu trong thành phần dân cư Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình đa dạng, phức tạp, nắng lắm mưa nhiều, người dân Việt Nam phải thường xuyên vật lộn, chống chọivới thiên tai Thêm đó là sự nhòm ngó xâm lược của các thế lực ngoại bang Đó là điều kiện, nhân tố để người Việt Nam hình thành tính cố kết cộng đồng vững mạnh trong cuộc đấu tranh chống xâm lăng, chống chọi với thiên tai và trong cuộc sống laođộng, sản xuất

Trọng nhân, khoan dung, hòa mục để hòa đồng là truyền thống tốt đẹp của dântộc Các vị vua anh minh và các chính quyền phong kiến, các các lãnh tụ của phong trào yêu nước có tư tưởng trọng dân , biết lấy dân làm gốc, quý trọng những bậc tri thức và hiền tài

Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng và tấm lòng vị tha “thương người như thể thương thân”, bởi vậy luôn biết kết hợp cái của riêng mình với cái chung của gia đình cộng đồng làng xóm, quê hương với tổ quốc Đó là tiền đề để người Việt Nam sớm có ý thức kết hợp dân tộc với thời đại Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên bản sắc văn hóa truyền thông dân tộc Việt Nam

Bản chất của chủ nghĩa xã hội tự nó đã thể hiện tính nhân văn,văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam Đó là điều từ rất sớm Hồ Chí Minh đãnhận thức rất rõ Bởi vậy, cũng rất sớm người nhận thức rõ sức mạnh và vai trò của văn hóa nói chung, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói riêng

Chủ thể của văn hóa là con người Vì vậy nói văn hóa là nói chính con người Trong chủ nghĩa Mác Lê nin, xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng con người Người đã nói rõ: Hiểu chủ nghĩa Mác Lê nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa, muốn xây dựng chủ nghĩa Mác Lê nin phải xây dựng con người có văn hóa, có đạo đức Văn hóa theo Hồ Chí Minh phải là con người biết trọng đạo lí, sống cs lí tưởng Cách mạng trong sáng, có đạo đức cách mạng, có năng lực tri thức khoa học kĩ thuật chuyên môn nghiệp vụ hoàn thành công việc mà Cách mạng giao phó Muốn vậy, người Cách mạng phải biết kế thừa, phát triển những tinh hoa truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế Nói một cách khái quát, xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng một nền văn hóa mới Quan điểm tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết là xâydựng con người văn hóa và sáng lập ra một nền văn hóa mới Quan điểm độc lập dân tộc gắng liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh có cơ sở hình thành

từ văn hóa cũng có ý nghĩa như vậy

Trang 10

*Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã hội

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, ngay trong điều kiện của xã hội xã hội chủ nghĩa, nhờ công cuộc cải tạo mang tính cách mạng mà xã hội đã đạt được một trạng thái phát triển mới về chất: làm cho tất cả mọi tư liệu sản xuất trở thành tài sản chungcủa toàn xã hội, qua đó tạo điều kiện để phát triển kinh tế theo một kế hoạch thống nhất, bảo đảm tính chất xã hội của lao động; theo nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo lao động"

V.I Lênin đã phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen, Người cho rằng,trong xã hội xã hội chủ nghĩa, một mặt, có chế độ sở hữu nhà nước về tư liệu sảnxuất quan trọng, mặt khác, có các xí nghiệp hợp tác (nghĩa là xí nghiệp không phảicủa toàn dân), xã viên hợp tác xã Như vậy họ cũng như công nhân đều là nhữngngười đại biểu cho phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa Theo V.I Lênin, việctiến lên chủ nghĩa xã hội không loại trừ nền sản xuất hàng hóa do giai cấp côngnhân tổ chức V.I Lênin đề ra việc sử dụng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ vànhững phạm trù liên quan tới chúng như hàng hóa, giá cả, lợi nhuận, hạch toán kinh

tế Đồng thời, việc phân phối phải được xây dựng nhờ các quan hệ hàng hóa - tiền

tệ, thương nghiệp, chứ không phải xây dựng trên việc cung cấp trực tiếp từ nguồn

dự trữ của xã hội, trên việc trao đổi sản phẩm trực tiếp

Từ những điểm đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số kết luận: Một là, thực tiễn

sinh động là cơ sở xây dựng quan điểm về các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã

hội Hai là, các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được các nhà kinh điển đưa ra có ý

nghĩa trong cuộc đấu tranh chống lại tư tưởng, học thuyết phi mácxít nhằm giànhthắng lợi quyết định cho học thuyết cách mạng Vì thế, những đặc trưng ấy sẽ dầndần được nhận thức thêm, phù hợp với biện chứng khách quan của hiện thực

Phần lớn thời gian của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh cùng với Đảng dồn tâm trílãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta Tuy vậy, những quanđiểm của Người về chủ nghĩa xã hội vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc HồChí Minh bày tỏ quan điểm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉtrong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện nào đó mà tùy từng lúc tùy từngnơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe để Người diễn đạt quan niệm củamình Vẫn theo nguyên lí chủ nghĩa Mác Lê nin nhưng với cách diễn đạt ngôn ngữnói và viết của người thì những vấn đề đầy chất chính trị phong phú, phức tạp đượcbiểu đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống, của nhân dân Việt Nam, rất giản dị , mộcmạc dễ hiểu

Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xãhội như là mộ chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó

Trang 11

con người được phát triển một cách toàn diện và tự do Trong một xã hội như thếthì mọi cơ cấu, thiết chế xã hội đều nhắm tới mục tiêu giải phóng con người.

Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó như chính trị, kinh tế, xã hội Với cách diễn đạt như thế thì chúng ta không nên tuyệt đối hóa từng mặt hay tách riêng lẽ từng mặt , mà cẩn trọng đặt trong một thể chế chung Chẳng hạn, khi nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III và hội nghị sư phạm vào tháng 7/1956, Hồ Chí Minh cho rằng:” Như vậy chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v làm của chung Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con Thế ta đã đến đấy chưa? Chưa đến Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần ở nông thôn phải có tổ đổi công để tăng gia sản xuất rồi tiến lên hợp tác xã, tiến lên nông trường.Chủ nghĩa

xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh ở nông thôn, nông dân được ruộng rồi mà

cứ làm ăn theo cách cũ thì sản xuất không thể tăng gia được, xã hội không tiến lên được mà phải thụt lùi Cho nên lúc đầu là cải cách ruộng đất, sau tiến lên một bước là

tổ chức tổ đổi công sao cho tốt, cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng, rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn, lúc bấy giờ mới có chủ nghĩa xã hội Ở thành thị, Chính phủ có những xí nghiệp lớn, trong các xí nghiệp đó, công nhân phải thi đua sản xuất và quản lý cho tốt Dần dần, như bên Trung Quốc, ta sẽ khuyên các nhà tư sản – không phải bắt ép mà giáo dục thuyết phục họ – chung vốn với Chính phủ Các nhà tư sản sẽ hợp tác với Chính phủ để sản xuất dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Phải hướng về phía ấy, mà công tư hợp doanh cũng còn phải tiến lên nữa Các nhà tư sản sẽ thấy công tư hợp doanh có lợi, không có hại, dần dần họ thấy nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội Bác hỏi các cô, các chú muốn đi con đường nào?” Hồ Chí Minh đã nêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Xây dựng một xã hội như thế là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của một dân tộc Cho nên với động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sức mạnh được sử dụng tổng hợp và phát huy, đó là sức mạnh của toàn dân kết hợp với sức mạnh của thời đại

Đặc trung bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cũng trên cơ sở Mác Lê nin, nghĩa là trên những mặt về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội Một số định nghĩa cơ bản mà Hồ Chí Minh đã đề cập về chủ nghĩa xã hội:

Định nghĩa tổng quát, xem xét chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như

là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con

đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức Hồ Chí Minh viết: "Chỉ có chủ nghĩacộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc vànguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho

Trang 12

mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộnghòa thế

giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những

“vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêuthương nhau", hoặc ở dưới dạng tổng hợp hơn, Người cho rằng: "Muốn cho chủnghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọingười đều được phát triển hết khả năng của mình" Cách định nghĩa chủ nghĩa xãhội, chủ nghĩa cộng sản như trên thường được Người sử dụng thời kỳ trước năm

1954, khi chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu mà quá trình cách mạng Việt Nam cầnđạt

Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của nó (kinh

tế, chính trị, văn hóa ) Hồ Chí Minh viết: " chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xelửa, ngân hàng, v.v làm của chung Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, aikhông làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con ".Khi đề cập về kinh tế, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh hai yếu tố: chế độ sở hữucông cộng hoặc xã hội) và quan hệ phân phối: làm theo năng lực, hưởng theo laođộng Còn trong lĩnh vực chính trị, Người nhấn mạnh mặt bản chất nhất của chủnghĩa xã hội, đó là nhà nước dân chủ kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân.Người viết: "Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi chonhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng được tiến bộ về vật chất vàtinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người" Khi tìm hiểu cáchđịnh nghĩa này của Người, chúng ta phải đặt trong tổng thể quan niệm chung về chủnghĩa xã hội, nếu tuyệt đối hóa một mặt nào đó mà Người đưa ra, dễ dẫn đến sai lầmtrong chỉ đạo thực tiễn

Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt được mục tiêu đó Đây là cách định nghĩa phổ

biến mà Hồ Chí Minh hay dùng nhất Trong hơn 20 định nghĩa về chủ nghĩa xãhội thống kê được thì hơn 2/3 định nghĩa thuộc loại này Chẳng hạn, Hồ Chí Minhhỏi: "chủ nghĩa xã hội là gì" và Người tự trả lời: "là mọi người được ăn no mặc ấm,sung sướng tự do", "là đoàn kết, vui khỏe"

Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định động lực xây dựng nó:

"Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và

do nhân dân tự xây dựng lấy" Nhấn mạnh động lực tinh thần và ý thức xã hội chủnghĩa, Hồ Chí Minh coi: chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì cao xa, mà đó lànhững gì rất cụ thể như ý thức lao động tập thể, ý thức kỷ luật, tinh thần thi đuayêu nước, tăng sản xuất cho hợp tác xã, tăng thu nhập cho xã hội, tinh thần đoànkết tương trợ, tinh thần dám nghĩ , dám nói, dám làm, không sợ khó, ý thức cần

Ngày đăng: 06/12/2016, 18:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh/Bộ Giáo dục và đào tạo/Nhà Xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân/Hà Nội năm 2008 Khác
2. Hỏi & Đáp tư tưởng Hồ Chí Minh/PGS.TS. Hoàng Trang/Nhà Xuất bản chính trị-hành chính/Hà Nôi năm 2009 Khác
3. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh/Bộ Giáo dục và đào tạo/Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-sự thật/Hà Nôi năm 2013 Khác
4. Chủ nghĩa Xã hội hiện thực và quá độ lên Chủ Nghĩa Xã hội ở Việt Nam/PGS. TS. Hoàng Chí Bảo/Nhà xuất bản chính trị quốc gia/Hà Nội 2012 Khác
5. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay, những quan điểm lí luận cơ bản/PGS. TS. Trần Thành/Nhà xuất bản chính trị quốc gia/Hà Nội năm 2013 Khác
6. Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng thiên tài/Giáo sư Trần Nhâm/Nhà xuất bản chính trị quốc gia/Hà Nội năm 2011 Khác
7. Cùng một số nguồn thông tin thảm khảo từ các trang web và diễn đàn chính trị trên Inernet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w