Đề án Đổi mới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020” Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Bắc Kạn, khóa học 20142016 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU………………………………………………………………................ 1 1. Tính cấp thiết của đề án…………………………………………………............. 1 2. Mục tiêu của đề án……………………………………………………….............. 3 2.1 Mục tiêu chung…………………………………………………………............... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………………….............. 3 3. Giới hạn của đề án………………………………………………………............... 4 B. NỘI DUNG…………………………………………………………….................. 5 1. Cơ sở xây dựng đề án…………………………………………………….............. 5 1.1. Cơ sở khoa học………………………………………………………….............. 5 1.1.1. Tổng quan chung về dự án ĐTXD………………...…………………..................... 5 1.1.2. QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA thuộc Sở Xây dựng 8 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý………………………………………………................. 12 1.2.1 Cơ sở chính trị………………………………………………………........................... 12 1.2.2 Cơ sở pháp lý…………………………………………………………......................... 13 1.3. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………............... 13 2. Nội dung thực hiện của đề án……………………………………………............. 15 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án……………………………………………….............. 15 2.1.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn…………………………………………………………………........................................ 15 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện đề án……………................ 18 2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án…………………………........... 19 2.2.1. Giới thiệu đơn vị thực hiện đề án Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn 19 2.2.2. Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2011 2015……...…………................................................................................... 23 2.2.3. Đánh giá công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2011 2015 …………………….............................................................................. 29 2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện…………………………………................ 32 2.4. Các giải pháp thực hiện đề án………………………………………….............. 32 2.4.1. Xây dựng đề án chuyển đổi mô hình Ban QLDA……………............................... 32 2.4.2. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Ban QLDA…………................... 33 2.4.3. Đổi mới phương pháp, nội dung và trình tự QLDA cũng như cách thức tổ chức thực hiện dự án………………………………………................................................ 35 3. Tổ chức thực hiện đề án………………………………………………….............. 42 3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án……………………………….............. 42 3.2. Tiến độ thực hiện đề án………………………………………………................ 44 3.3. Kinh phí thực hiện đề án……………………………………………….............. 45 4. Dự kiến hiệu quả của đề án………………………………………………........... 47 4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án……………………………………………............. 47 4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án…………………………………………........... 47 4.3. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án…………………...................................................................................................... 48 C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN……………………………………………................ 49 1. Kiến nghị………………………………………………………………….............. 49 1.1. Đối với Quốc Hội………………………………………………………............... 49 1.2. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan……………………............... 49 1.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn………………………………............... 49 1.4. Đối với Sở, ngành tỉnh Bắc Kạn………………………………………............... 50 2. Kết luận…………………………………………………………………................. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………................................. 52 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề án Trong những năm qua, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực kinh tế, trong đó có lĩnh vực đầu tư xây dựng (ĐTXD), công tác quản lý ĐTXD ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án (QLDA) ĐTXD đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng ở nước ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy ra đời một “nghề” mới mang tính chuyên nghiệp thực sự, đó là QLDA một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động. QLDA là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả các khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói một cách khác, QLDA là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của Dự án nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. Mỗi dự án ĐTXD có địa điểm và không gian thực hiện khác nhau, quá trình triển khai dự án cũng có những diễn biến riêng, đòi hỏi công tác quản lý cần linh hoạt nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật để công trình đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ và tiết kiệm chi phí. Có thể nói, QLDA ĐTXD là một quá trình phức tạp, chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên và xã hội. Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm qua, các công trình ĐTXD đã góp phần không nhỏ đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của nước ta nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Đối với Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có những tiền năng phát triển chưa được khai thác và sử dụng hết thì việc đầu tư vào xây dựng công trình là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh đã chú trọng đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTXD và đã có những thành quả nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt được khá cao so với mức bình quân chung của cả nước. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì trong thời gian tới, với sự gia tăng các dự án ĐTXD trên địa bàn trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn đầu tư thì việc tăng cường, đổi mới công tác quản lý các dự án ĐTXD nhằm đạt được những mục tiêu của dự án: đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ và tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư, tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ĐTXD là yêu cầu cần thiết. Ban QLDA ĐTXD là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Xây dựng Bắc Kạn, có chức năng nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý và điều hành các dự án ĐTXD do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn của chủ đầu tư kể tư giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự án, đảm bảo tính hiệu quả của dự án, tuân thủ theo đung quy định của pháp luât. Trong những năm qua, công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD đã đạt được một số kết quả nhất định: Quản lý các dự án được cấp trên đánh giá đạt chất lượng cao; thi công đúng thiết kế kỹ được duyệt; giám sát tốt chất lượng công trình; nghiệm thu thanh toán đúng quy định, kịp thời; từ năm 2011 đến năm 2015 Ban QLDA luôn được Sở Xây dựng Bắc Kạn tặng thưởng giấy khen danh hiệu Lao động tiên tiến. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý các dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD còn bộc lộ không ít hạn chế, thiếu sót và bất cập gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư cần phải được khắc phục như: (1) Công tác quản lý chất lượng về công tác khảo sát, thiết kế còn nhiều hạn chế, dẫn đến phải sửa chữa điều chỉnh, phát sinh làm ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí của dự án; (2) Thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm; (3) Năng lực tài chính của nhà thầu thi công chưa đáp ứng được theo yêu cầu kết hoạch tiến độ của dự án; (4) Công tác lựa chọn các nhà thầu tham gia thực hiện dự án kết quả chưa cao, chưa tạo được hiệu quả thực sự; (5) Nguồn vốn của dự án còn hạn hẹp, bố trí vốn chưa kịp thời theo kế hoạch tiến độ. Bên cạnh đó, mô hình hoạt động của Ban QLDA ĐTXD hiện tại không còn phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Xây dựng số 502014QH13, có hiệu lực 01012015. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm đổi mới công tác QLDA ĐTXD công trình nhằm nâng cao hiệu quả các dự án ĐTXD phù hợp với các quy định của pháp luật là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách. Từ những nội dung đã nêu trên, để góp phần khắc phục các bất cập, hạn chế trong công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD Sở Xây dựng Bắc Kạn trong những năm vừa qua, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp với các quy định mới của Luật Xây dựng số 502014QH13 và các Văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực ĐTXD, tôi lựa chọn thực hiện Đề án: “Đổi mới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020” làm Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. 2. Mục tiêu của đề án 2.1 Mục tiêu chung Đổi mới công tác QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA ĐTXD Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót, bất cập trong công tác QLDA ĐTXD của Ban QLDA; đảm bảo thực hiện, hoàn thành các dự án được giao quản lý, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giảm chi phí đầu tư; nâng cao hiệu quả các dự án ĐTXD phù hợp với các quy định mới của pháp luật về ĐTXD công trình. 2.2. Mục tiêu cụ thể Chuyển đổi mô hình Ban QLDA ĐTXD từ Ban QLDA với chức năng làm đại diện Chủ đầu tư sang Ban QLDA thực hiện chức năng của Chủ đầu tư. Tăng cường năng lực quản lý của Ban QLDA. Tạo sự thay đổi chuyển biến căn bản về tư duy và nhận thức của cán bộ, viên chức của Ban QLDA trong công tác quản lý các dự án ĐTXD phù hợp với các quy định mới của Luật Xây dựng hiện hành. Đổi mới phương pháp QLDA của Ban QLDA. Đổi mới nội dung, trình tự quản lý dự án. Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện dự án. 3. Giới hạn của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA ĐTXD thuộc Sở Xây dựng Bắc Kạn, trong đó tập trung chủ yếu vào 5 nội dung: Quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ thực hiện; quản lý chi phí ĐTXD; quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý an toàn trong thi công xây dựng. 3.2. Không gian: Tại Sở Xây dựng Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 3.3. Thời gian: Đề án sử dụng tư liệu, số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2011 2015. Thời gian thực hiện đề án là giai đoạn 2016 2020. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở xây dựng đề án 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Tổng quan chung về dự án ĐTXD 1.1.1.1. Khái niệm về dự án ĐTXD Tại Khoản 15, Điều 3 của Luật Xây dựng số 502014QH13, Dự án ĐTXD được hiểu là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án ĐTXD, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD, Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật ĐTXD. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc ĐTXD, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương ĐTXD. Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc ĐTXD theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định ĐTXD. Báo cáo kinh tế kỹ thuật ĐTXD là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc ĐTXD theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định ĐTXD. Hồ sơ dự án bao gồm hai phần, phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Hồ sơ dự án ĐTXD là tập hợp các hồ sơ tài liệu và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công được giải quyết. Một dự án ĐTXD công trình thường bao gồm 4 thành phần chính: (1) Mục tiêu của dự án thể hiện ở hai mức: Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại và mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án; (2) Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án; (3) Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án; (4) Các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần thiết cho dự án. Trong 4 thành phần trên thì các kết quả đạt được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án, vì vậy, trong các quá trình thực hiện dự án ĐTXD công trình phải thường xuyên theo dõi các kết quả đánh giá đạt được và do đó, những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm. 1.1.1.2. Yêu cầu đối với dự án ĐTXD Khuyến khích các thành phần kinh tế ĐTXD các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Sử dụng các nguồn vốn cho ĐTXD công trình đạt hiệu quả cao nhất, chống thất thoát, lãng phí. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án ĐTXD. Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.1.1.3. Phân loại dự án ĐTXD Dự án ĐTXD được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiết tại Nghị định số 592015NĐCP ngày 1862015 của Chính phủ. Dự án ĐTXD được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác. Dự án ĐTXD gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau. 1.1.1.4. Trình tự thực hiện dự án ĐTXD Trình tự thực hiện dự án ĐTXD gồm 3 giai đoạn: (1) Chuẩn bị dự án; (2) thực hiện dự án; và (3) kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ. Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật ĐTXD để xem xét, quyết định ĐTXD và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. 1.1.2. QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA thuộc Sở Xây dựng 1.1.2.1. Khái niệm QLDA là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. QLDA ĐTXD công trình là sự tác động của chủ thể quản lý thông qua quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án ĐTXD công trình hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng công trình, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. QLDA ĐTXD công trình được tiến hành theo ba giai đoạn chủ yếu đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc của dự án ĐTXD công trình nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Tập hợp các giai đoạn của quá trình QLDA tạo thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện giám sát, sau đó qua nhà quản lý phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án. Giai đoạn lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc dự tính nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo logic. Giai đoạn điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. 1.1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ công tác QLDA ĐTXD Mục tiêu QLDA ĐTXD: Mục tiêu cuối cùng của QLDA ĐTXD là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn của quá trình ĐTXD, QLDA nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải bảo đảm lập ra một dự án có giải pháp kinh tế kỹ thuật mang tính khả thi; giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm tạo ra tài sản cố định có tiêu chuẩn kỹ thuật đúng thiết kế; giai đoạn khai thác vận hành phải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệu quả về tài chính kinh tế xã hội theo dự kiến của chủ đầu tư. Nhiệm vụ QLDA ĐTXD: Thực hiện các kỹ năng quản lý và theo dõi, kiểm tra các hoạt động trong quá trình đầu tư để đạt được mục tiêu dự án. Để thực hiện các nhiệm vụ trên cần áp dụng các biện pháp phù hợp với từng nhiệm vụ bao gồm các giải pháp về tài chính, nhân sự, công nghệ thiết bị và tổ chức quản lý...Trong giai đoạn thực hiện dự án ĐTXD, nhiệm vụ quản lý là tiến hành các hoạt động cần thiết để đảm bảo thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, khối lượng thi công xây dựng công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng (theo quy phạm chất lượng thiết kế ), trong giới hạn chi phí cho phép và bảo đảm an toàn cho công trình và lực lượng lao động, đồng thời bảo đảm vệ sinh môi trường. 1.1.2.3. Hình thức tổ chức QLDA ĐTXD Theo quy định hiện hành, có các hình thức tổ chức QLDA sau: Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành, Ban QLDA ĐTXD khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Hình thức Ban QLDA ĐTXD một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước. Hình thức thuê tư vấn QLDA đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ. Hình thức Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng. 1.1.2.4. Nội dung QLDA ĐTXD (1) Quản lý chất lượng xây dựng: Là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng đặt ra, bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng. Công tác quản lý chất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình. (2) Quản lý thời gian tiến độ thực hiện dự án: Là quá trình quản lý thiết lập mạng lưới công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu đã định về chất lượng, đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch đề ra. (3) Quản lý chi phí ĐTXD: Là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán (dự toán); quản lý định mức dự toán, đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phí ĐTXD công trình. Quản lý chi phí ĐTXD phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự ĐTXD từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí ĐTXD phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình. (4) Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng: Là quá trình tổ chức thực hiện tìm được nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình. Công tác lựa chọn nhà thầu được tiến hành trong tất cả các hạng mục công việc của dự án như trong công việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và trong các hạng mục phục vụ công tác giải pgóng mặt bằng (GPMB) như: tư vấn rà phá bom mìn, tư vấn thiết kế các công trình di chuyển, tư vấn giám sát (TVGS) di chuyển, tư vấn lập bản đồ trích đo địa chính, tư vấn cắm mốc giới GPMB, nhà thầu thi công di chuyển công trình kỹ thuật .... (5) Quản lý an toàn trong thi công xây dựng: Là quá trình quản lý điều hành triển khai thực hiện dự án đảm bảo an toàn về con người cũng như máy móc thiết bị và ngăn ngừa khả năng xảy ra sự cố trong quá trình thi công xây dựng. 1.1.2.5. Nội dung đổi mới công tác QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA ĐTXD. Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy: Chuyển đổi mô hình Ban QLDA ĐTXD phù hợp với qui định hiện hành và yêu cầu thực tiễn. Đổi mới công tác cán bộ từ xác định vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh đến công tác đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm tăng cường nâng cao năng lực cho cán bộ QLDA của Ban. Đổi mới phương pháp QLDA của Ban QLDA. Đổi mới nội dung, trình tự quản lý dự án. Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện dự án. Đổi mới công cụ, phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ công tác QLDA. 1.1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đổi mới công tác QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA ĐTXD Nhân tố khách quan: Các nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư: Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có vị trí địa lý rất khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, xã trung tâm phát triển kinh tế của vùng, không có cửa khẩu biên giới để giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực đầu tư còn khó khăn. Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh nhiều dạng địa hình (như: thung lũng, đồi núi cao thấp địa hình không bằng phẳng dễ gây sạt nở). Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn; kinh tế chậm phát triển; Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội của tỉnh cũng có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư như: Mặt bằng dân trí thấp, các hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại; nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số chưa thật ổn định, vững chắc. Yếu tố về quản lý vĩ mô của Nhà nước: Hoạt động ĐTXD công trình chịu sự chi phối bởi các quy định của pháp luật về đầu tư, về sử dụng ngân sách… Các quy định của pháp luật về QLDA ĐTXD công trình trong đó có quy định về mô hình các Ban QLDA ĐTXD. Nhân tố chủ quan: Năng lực của Ban QLDA: Năng lực đó thể hiện ở trình độ chuyên môn và thể chất của từng cá nhân trong mỗi đơn vị, bao gồm năng lực của người lãnh đạo đứng đầu, năng lực của các lãnh đạo của phòng ban có liên quan. Nếu có năng lực tốt và sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động đầu tư thì hoạt động đầu tư sẽ được thực hiện với tiến độ thời gian, chi phí và chất lượng công trình hợp lý hơn. Năng lực còn thể hiện ở không gian làm việc, máy móc, công nghệ áp dụng ... Năng lực của các nhà thầu tham gia thực hiện dự án bao gồm: Năng lực tài chính; năng lực trình độ chuyên môn; Năng lực nhân sự, máy móc, thiết bị; năng lực, kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý. Trình độ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đầu tư trang thiết bị công nghệ: Việc thực hiện dự án ĐTXD phụ thuộc rất nhiều vào việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chất lượng trang thiết bị công nghệ vì các nhân tố này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm (là các công trình xây dựng) có chất lượng, đảm bảo tiến độ và tiết kiệm chi phí. Nguồn vốn ĐTXD còn hạn chế, dẫn đến đầu tư dàn trải nên ảnh hưởng đến công tác QLDA và hiệu quả của dự án ĐTXD công trình. 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý 1.2.1 Cơ sở chính trị Nghị quyết số 232012QH13 ngày 1362012 của Quốc hội nhiệm kỳ thứ XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013. Nghị quyết số 08NQTU ngày 1252011 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về công tác ĐTXD cơ bản giai đoạn 2011 2015; Thông báo số 02TBTU ngày 26102015 của Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc Kiện toàn và chuyển đổi mô hình các Ban QLDA do các Sở, Ban ngành làm chủ đầu tư, thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực theo quy định của Luật Xây dựng. 1.2.2 Cơ sở pháp lý Luật Đấu thầu số 432013QH13 ngày 26112013 của Quốc hội khoá 13; Luật đầu tư công số 492014QH13 ngày 1862014 của Quốc hội khoá 13. Luật xây dựng số 502014QH13 ngày 1862014 của Quốc hội khoá 13; Nghị định 632014NĐCP ngày 2662014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 322015NĐCP ngày 2532015 của Chính phủ về quản lý chi phí ĐTXD công trình; Nghị định số 442015NĐCP ngày 0652015 của Chính phủ. Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 462015NĐCP ngày 1252015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 592015NĐCP ngày 1862015 của Chính phủ về QLDA ĐTXD công trình. Thông tư số 132013TTBXD ngày 1582013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. Chỉ thị 1792CTTTg ngày 15102011 của Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Chỉ thị số 14CTTTg ngày 2862013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn ngân sách nhà nước. Quyết định số 052014QĐUBND ngày 2542014 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Từ thực tiễn công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn trong những năm vừa qua Trong giai đoạn 2011 2015, Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Sở Xây dựng, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức, viên chức nên đã đạt được nhiều kết quả khích lệ như: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quản lý nhiều dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo yêu câu chất lượng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư, góp phần vao việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các công trình thi công xong bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao đã được Sở Xây dựng và các đơn vị sử dụng đánh giá đạt chất lượng cao, thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật được duyệt. Đời sống cán bộ, viên chức không ngừng được cải thiện, động viên khuyến khích cán bộ, nhân viên kịp thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm và không ngừng nâng cao năng lực quản lý dự án. Tuy nhiên vẫn còn một số các tồn tại bất cập, hạn chế sau: Trong 29 công trình được giao quản lý có tới 04 công trình chậm tiến độ so với dự án được duyệt do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do các nguyên nhân sau: (1) Công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm; (2) Sự phối hợp giữa Ban QLDA với Hội đồng đền bù GPMB của các địa phương chưa thật tốt; (3) Sự yếu kém về năng lực tài chính của nhà thầu thi công: (4) Công tác quản lý chất lượng về công tác khảo sát, thiết kế còn nhiều thiếu sót (5) Nguồn vốn chưa đáp ứng theo kế hoạch; (6) Cơ cấu tổ chức, nhân sự chưa được hợp lý; (7) Năng lực chuyên môn của một số cán bộ Ban QLDA còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm. Do vậy, đòi hỏi Ban QLDA phải đổi mới hoàn thiện công tác QLDA trong thời gian tới. 1.3.2. Từ yêu cầu của công tác QLDA ĐTXD trên địa bàn trong thời gian tới Trong quá trình triển khai Luật Xây dựng số 162003QH 11 và một số Luật liên quan được ban hành, như: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp..., trong đó có những quy định mới hoặc không thống nhất với Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn nên dẫn đến chồng chéo, chưa thống nhất. Đồng thời bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật Xây dựng số 162003QH 11 cũng bộc lộ những mặt hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nước ta trong giai đoạn hiện nay, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong ĐTXD còn bất cập. Do đó, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTXD và có tính khách quan trong quá trình xây dựng phù hợp với giai đoạn hiện nay, ngày 1862014 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Xây dựng số 502014QH13 thay thế Luật Xây dựng số 162003QH 11 và kể từ ngày 01012015 công tác QLDA ĐTXD thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng số 502014QH 13 ngày 1862014 của Quốc hội và các Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng. Từ các cơ sở thực tiễn ở trên, việc đổi mới công tác QLDA ĐTXD công trình là một yêu cầu cấp thiết trong công tác QLDA để nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng, tiến độ các công trình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được các yêu cầu trong thời kỳ mới. 2. Nội dung thực hiện của đề án 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án 2.1.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, gần chí tuyến bắc hơn xích đạo. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ. Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 25% tổng lượng mưa trong năm. Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha, trong đó: Đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 413.044ha, chiếm 85%; đất phi nông nghiệp là 21.159 ha, chiếm 4,35%; đất chưa sử dụng là 51.738ha, chiếm 10,65%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng. Nguồn tài nguyên đất đai phong phú là cơ sở quan trọng để Bắc Kạn phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Về động vật, hiện nay tập trung ở khu vực Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì, Cao Sơn thuộc huyện Bạch Thông, Bản Thi thuộc huyện Chợ Đồn và hồ Ba Bể. Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặc hữu và quý hiếm. Về thực vật, qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 loài thực vật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh đó, Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Đây là lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Bắc Kạn còn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic....Hiện nay đã có một số doanh nghiệp ĐTXD Nhà máy chế biến quặng chì kẽm ở quy mô nhỏ, sản phẩm mới chỉ đạt ở mức tinh quặng chì kẽm và chưa luyện được thành kẽm thỏi có hàm lượng cao. Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 122 xã, phường, thị trấn. Dân số Bắc Kạn hiện có trên 308.300 người, gồm 7 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay; trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, dân số thành thị là 50.750 người (chiếm 16,4%) và dân cư nông thôn là 257.560 người (chiếm 84,6%). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,93%, Mật độ dân số trung bình 63,45 ngườikm2. Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong lục địa, song có Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Bắc Kạn hiện đã được cải tạo nâng cấp, khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn khoảng 200km, đường bộ từ thành phố Bắc Kạn đến Sân bay Nội Bài 150km và Cảng Hải Phòng gần 300km. Như vậy có thể thấy việc giao lưu thông thương hàng hoá từ Bắc Kạn đến các cửa khẩu của Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội là khá thuận tiện. Mạng lưới đường bộ của tỉnh được xây dựng phù hợp với sự phát triển hệ thống đường bộ của cả nước và của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư, nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn các tuyến đường giao thông đến khu du lịch, các khu trung tâm của tỉnh. Đến nay, cả tỉnh có 126km đường quốc lộ, 84km đường tỉnh lộ được bê tông nhựa; 16,9km đường huyện được bê tông xi măng; 447,5km đường từ trung tâm huyện đến xã đạt giao thông nông thôn loại A. Toàn tỉnh có 84,2% thôn có đường giao thông nông thôn đến trung tâm thôn; 108 xã, phường, thị trấn có đường giao thông ô tô đi đến trung tâm trong 4 mùa. Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách mạng của Việt Nam. Trong những năm qua công tác Quốc phòng và An ninh tiếp tục được củng cố và giữ vững, ổn định. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, tích cực chủ động triển khai kế hoạch đảm bảo An ninh tại các địa bàn phức tạp, không để xảy ra bị động bất ngờ, không để xảy ra điểm nóng, giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh. 2.1.1.2. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2015 Năm 2015, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh đạt 5.386,72 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010) tăng 6,08% so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 2015 (theo giá cố định năm 1994) đạt 13,5%năm và tăng 6,4% (theo giá so sánh năm 2010). Giá trị sản công nghiệp xây dựng ước đạt 838,38 tỷ đồng tăng 2,55%; thương mại dịch vụ ước đạt 2.623,44 tỷ đồng tăng 6,74%; nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 1.750,05 tỷ đồng, tăng 5,22%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng Nông Lâm nghiệp, giảm tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản: So với 2010 tỷ trọng Nông Lâm nghiệp tăng 7,47%; công nghiệp xây dựng cơ bản giảm 5,5%.; dịch vụ giảm 2,03%. Thu nhập bình quân đầu người 24,4 triệu đồngngười, tăng 1,3 lần so với năm 2014, quy tương đương xấp xỉ 1.100 USDngười. Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực,phần lớn đều đạt kế hoạch đề ra, an sinh xã hội được đảm bảo, công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Đời sống nhân dân trong tỉnh còn định, quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện đề án (1) Sự quan tâm của Tỉnh, của Sở Xây dựng đối với việc xây dựng và thực hiện đề án: Việc xây dựng và thực hiện đề án có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều đến sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh Bắc Kạn cũng như của Sở Xây dựng Bắc Kạn cho đơn vị thực hiện đề án trong việc triển khai xây dựng và thực hiện các nội dung của đề án. Nếu việc xây dựng và thực hiện đề án được sự quan tâm, ủng hộ của Tỉnh, của Sở thì sẽ được triển khai theo kế hoạch, đảm bảo tính khả thi, ngược lại, nếu không có sự quan tâm, ủng hộ thì sẽ khó thực hiện. (2) Nguồn lực tài chính cho việc xây dựng và thực hiện đề án: Bất cứ một công việc gì, muốn thực hiện được thì phải có nguồn vốn nhất định. Việc xây dựng và thực hiện đề án cũng đòi hỏi phải có một lượng tài chính nhất định (kinh phí) để thực hiện các công việc đề ra trong đề án. Nếu không có kinh phí hoặc thiếu kinh phí thì việc xây dựng và thực hiện đề án sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc có thể không thực hiện được; ngược lại, nếu có nguồn tài chính phù hợp thì sẽ có điều kiện thực hiện tốt. (3) Nguồn nhân lực cho việc xây dựng và thực hiện đề án: Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ hoạt động nào bởi nếu không có nhân lực thì không thể làm bất cứ điều gì. Sự tác động của nguồn nhân lực thể hiện thông qua số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Nếu số lượng nhân lực đủ và có chất lượng thì các công việc của đề án sẽ được tiến hành trôi chảy, ngược lại, nếu thiếu một trong hai yếu tố đó hoặc cả hai thì việc xây dựng và thực hiện đề án sẽ gặp nhiều khó khăn. (4) Cơ chế, chính sách và hệ thống luật pháp liên quan đến qui định chức năng, quyền hạn của Ban QLDA ĐTXD và công tác QLDA ĐTXD: Ban QLDA ĐTXD thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao. Công tác QLDA ĐTXD gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án 2.2.1. Giới thiệu đơn vị thực hiện đề án Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 2.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA ĐTXD Ban QLDA ĐTXD được thành lập theo Quyết định số 589QĐSXD ngày 11112011 của Sở Xây dựng Bắc Kạn, trên cơ sở kế thừa mọi hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành xây dựng tỉnh Bắc Kạn được thành lập tại Quyết định số 2665QĐUB ngày 18122001 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Ban QLDA ĐTXD Sở Xây dựng Bắc Kạn là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Xây dựng Bắc Kạn, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản được mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Kạn. Ban QLDA ĐTXD trực tiếp quản lý và điều hành các dự án ĐTXD do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn của chủ đầu tư kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự án, đảm bảo tính hiệu quả của dự án, tuân thủ theo đung quy định của pháp luât. Ban QLDA ĐTXD có các nhiệm vụ: (1) Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình; (2) Kiểm tra xem xét hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định; (3) Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; (4) Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của Chủ đầu tư; (5) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực; (6) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng đã ký kết; (7) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng; (8) Nghiệm thu bàn giao công trình; (9) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; (10) Quản lý về tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động; về tài chính, tài sản của Ban theo quy định của nhà nước và phân cấp của tỉnh; (11) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Xây dựng giao. 2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban QLDA ĐTXD Ban QLDA gồm Lãnh đạo Ban QLDA (Trưởng Ban QLDA và 02 Phó trưởng Ban QLDA) do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm; 03 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, gồm: Tổ dự án; Tổ Kế hoạch Tổng hợp; Tổ Kế toán Hành chính Văn thư. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Ban QLDA ĐTXD hiện tại có 18 người, trong đó có 16 cán bộ có trình độ đại học và 02 cán bộ có trình độ cao đẳng. 2.2.1.3. Đặc điểm công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD Sở Xây dựng Bắc Kạn Mô hình QLDA: Áp dụng mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, với đơn vị tham mưu là Phòng Quản lý xây dựng (là đơn vị thẩm định, đại diện quản lý nhà nước) và Ban QLDA ĐTXD là đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án. Quy trình quản lý các dự án: Quy trình quản lý một dự án đầu tư của Ban QLDA ĐTXD được thực hiện theo Nghị định số 122009NĐCP ngày 12022009 của Thủ tướng Chính phủ (từ ngày 0582015 thực hiện theo Nghị định số 592015NĐCP ngày 1862015 của Thủ tướng Chính phủ), bao gồm các bước sau: Bước 1: Đề xuất dự án. Sở Xây dựng là Chủ đầu tư, báo cáo người quyết định đầu tư là UBND tỉnh Bắc Kạn (đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn khác của địa phương) hoặc Bộ Xây dựng (đối với dự án vốn ngân sách, vốn Trái phiếu chính phủ, vốn khác của Trung ương), đồng thời gửi đề xuất dự án cho các ngành, địa phương liên quan xin ý kiến về chủ trương đầu tư dự án. Sau khi được UBND tỉnh (hoặc Bộ Xây dựng) cho phép đưa vào kế hoạch trung hạn, danh mục dự án đầu tư và chính thức có văn bản cho phép lập báo cáo đầu tư, Sở Xây dựng Bắc Kạn ban hành Quyết định giao cho Ban QLDA ĐTXD tổ chức quản lý và điều hành. Ban QLDA ĐTXD ban hành các quyết định phân công nhiệm vụ cho Tổ Kế hoạch Tổng hợp tiến hành thực hiện bước chuẩn bị dự án. Bước 2: Chuẩn bị dự án. Sau khi nhận Quyết định giao QLDA, Ban QLDA ĐTXD tổ chức lựa chọn tư vấn lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (đối với dự án nhóm B, nhóm C); lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A); lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với chương trình, dự án đầu tư công) để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Ban QLDA ĐTXD chịu trách nhiệm về hồ sơ báo cáo dự án, giải trình trước Sở Xây dựng và tham mưu để Sở Xây dựng xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn chỉnh dự án trình cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án ĐTXD. Bước 3: Thực hiện dự án. Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban QLDA ĐTXD tham mưu cho Sở Xây dựng Bắc Kạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu của dự án để làm cơ sở tổ chức lựa chọn các nhà thầu tham gia thực hiện dự án theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời tiến hành các thủ tục liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Sau khi có Quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu thầu của cấp có thẩm quyền, Ban QLDA ĐTXD tổ chức tổ chức lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, đáp ứng được các tiêu trí của hồ sơ mời thầu và các quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời trình Sở Xây dựng thẩm định và phê duyết kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định. Tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng với các nhà thầu tham gia thực hiện dự án. Bước 4: Theo dõi và đánh giá dự án. Ban QLDA ĐTXD chịu trách nhiệm việc điều hành, quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án, báo cáo kịp thời cho Sở Xây dựng Bắc Kạn và các cấp có thẩm quyền. Sở Xây dựng chỉ đạo và báo cáo đánh giá giám sát đầu tư của dự án kịp thời cho cấp có thẩm quyền (UBND tỉnh Bắc Kạn hoặc Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư) về tình hình thực hiện các dự án. Bước 5: Nghiệm thu bàn giao công trình. Khi dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, Sở Xây dựng Bắc Kạn tổ chức chỉ đạo nghiệm thu theo đúng quy định. Ban QLDA ĐTXD là đơn vị quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao công trình cho đơn vị quản lý và sử dụng công trình với sự tham gia của tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng, cung ứng thiết bị và cơ quan quản lý chất lượng theo phân cấp (nếu có). Các dự án do Ban QLDA ĐTXD đại diện chủ đầu tư quản lý và điều hành có địa điểm xây dựng tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Kạn, đây là các dự án ĐTXD dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và các dự án quy hoạch xây dựng được sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau có tính chất tương đối phức tạp. Hiện nay, Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn đang quản lý điều hành các dự án sau: Bảng 2.1. Các dự án Ban QLDA đang quản lý điều hành TT Tên dự án Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Địa điểm xây dựng 1 Dự án Cấp nước và Vệ sinh thị xã Bắc Kạn 285.889, 548 Thành phố Bắc Kạn 2 Dự án Trung tâm Dậy nghề và Hỗ trợ nông dânHội Nông dân tỉnh Bắc Kạn 36.294, 650 Thành phố Bắc Kạn 3 Dự án Tăng cường tiềm lực trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Kạn 19.210,726 Thành phố Bắc Kạn 4 Dự án Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Bắc Kạn 49.971,167 Thành phố Bắc Kạn 5 Dự án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Kạn đến năm 2035 2.985,447 Tỉnh Bắc Kạn 6 Dự án Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 1.650,890 Tỉnh Bắc Kạn Nguồn: Ban QLDA ĐTXD Sở Xây dựng Bắc Kạn 2.2.2. Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2011 2015 2.2.2.1. Công tác quản lý chất lượng xây dựng Ban QLDA ĐTXD đã cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng các dự án được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình, cụ thể: (1) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; (2) Kiểm tra giám sát, nghiệm thu các sản phẩm hợp đồng của các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành của Nhà nước; (3) Thực hiên kiểm tra, giám sát công tác thanh quyết toán công trình xây dựng theo đúng quy định, đảm bảo không để xảy ra thất thoát lãng phí làm trái quy định. Đối với công tác khảo sát: Ban QLDA ĐTXD đã đưa ra các yêu cầu cần phải đảm bảo như sau: Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với đề cương nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với từng yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế; Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế; Đối với khảo sát địa chất công trình thì ngoài các yêu cầu như trên còn phải xác định độ xâm thực, mức độ giao động của nước ngầm theo mùa đề đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình có quy mô lớn, công trình quan trọng phải thường xuyên kiểm tra khảo sát quan trắc sự tác động của công trình trong quá trình xây dựng, đánh giá sự ảnh hưởng để có biện pháp xử lý kịp thời; Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật. Đối với công tác thiết kế: Quản lý công tác thiết kế của Ban QLDA ĐTXD được thực hiện theo các yêu cầu sau: Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợ
Trang 1ĐÀO MINH THUYẾT
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG -
SỞ XÂY DỰNG BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016- 2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG -
SỞ XÂY DỰNG BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016- 2020
Người thực hiện: Đào Minh Thuyết
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Bắc Kạn, khóa học 2014-2016 Chức vụ: Trưởng Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng
Đơn vị công tác: Sở Xây dựng Bắc Kạn
Trang 3Trong quá trình tham gia học tập lớp Cao cấp lý luận chính trị Hệ không tậpchung tỉnh Bắc Kạn, khóa học 2014- 2016, Em đã được Ban Giám đốc, Ban Quản
lý Đào tạo tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa học; các Thầy- Cô giáocủa Học viện chính trị Khu vực I đã tận tình và truyền đạt cho chúng em khối lượngkiến thức rất lớn, giúp cho Em có thêm lượng vốn tri thức để phục vụ tốt hơn chocông việc, có được khả năng nghiên cứu độc lập và tạo tiền đề tăng cường năng lực
để tham gia vào công tác quản lý trong tương lai
Xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình công tác, với vốn kiến thức được học
và qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định của pháp luật, Nhà nước
về lĩnh vực ĐTXD cơ bản, Em đã lựa chọn đề án “Đổi mới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2016- 2020” Để hoàn thành tốt đề án, trước hết, Em xin
chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Chính trị khu vực I cùng các thầy giáo,
cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ Em trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu và thực hiện đề án Đặc biệt, Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
Cô giáo thực hiện nhiệm vụ cố vấn và theo dõi thực hiện đề án của Học viện Chính trịkhu vực I đã hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để Em hoàn thiện được đề án này.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Xây dựng tỉnh BắcKạn, Ban cán sự và các bạn trong lớp Cao cấp lý luận chính trị Hệ không tập trungtỉnh Bắc Kạn, khóa học 2014- 2016 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian tôi họctập và nghiên cứu tại trường Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Quản lý đự
án ĐTXD- Sở Xây dựng Bắc Kạn cùng toàn thể gia đình, người thân, bạn bè đãgiúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Kạn, ngày 22 tháng 6 năm 2016
Tác giả đề án
Trang 5A MỞ ĐẦU……… 1
1 Tính cấp thiết của đề án……… 1
2 Mục tiêu của đề án……… 3
2.1 Mục tiêu chung……… 3
2.2 Mục tiêu cụ thể……… 3
3 Giới hạn của đề án……… 4
B NỘI DUNG……… 5
1 Cơ sở xây dựng đề án……… 5
1.1 Cơ sở khoa học……… 5
1.1.1 Tổng quan chung về dự án ĐTXD……… ……… 5
1.1.2 QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA thuộc Sở Xây dựng 8 1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý……… 12
1.2.1 Cơ sở chính trị……… 12
1.2.2 Cơ sở pháp lý……… 13
1.3 Cơ sở thực tiễn……… 13
2 Nội dung thực hiện của đề án……… 15
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án……… 15
2.1.1 Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Kạn………
. 15 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện đề án……… 18
2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án……… 19
2.2.1 Giới thiệu đơn vị thực hiện đề án - Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn 19 2.2.2 Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD- Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2015…… ………… 23
2.2.3 Đánh giá công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2015 ……… 29
2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện……… 32
2.4 Các giải pháp thực hiện đề án……… 32
Trang 62.4.2 Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Ban
QLDA………… 33
2.4.3 Đổi mới phương pháp, nội dung và trình tự QLDA cũng như cách thức tổ chức thực hiện dự án……… 35
3 Tổ chức thực hiện đề án……… 42
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án……… 42
3.2 Tiến độ thực hiện đề án……… 44
3.3 Kinh phí thực hiện đề án……… 45
4 Dự kiến hiệu quả của đề án……… 47
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án……… 47
4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án……… 47
4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án……… 48
C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN……… 49
1 Kiến nghị……… 49
1.1 Đối với Quốc Hội……… 49
1.2 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan……… 49
1.3 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn……… 49
1.4 Đối với Sở, ngành tỉnh Bắc Kạn……… 50
2 Kết luận……… 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 52
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề án
Trong những năm qua, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoátrong mọi lĩnh vực kinh tế, trong đó có lĩnh vực đầu tư xây dựng (ĐTXD), công tácquản lý ĐTXD ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiềucấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan Do đó, công tác quản lý
dự án (QLDA) ĐTXD đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyênnghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình xây dựng ở nước tatrong thời gian tới Thực tiễn đó đã thúc đẩy ra đời một “nghề” mới mang tínhchuyên nghiệp thực sự, đó là QLDA- một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyênnghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động
QLDA là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác hoạch định, theo dõi vàkiểm soát tất cả các khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham giavào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chiphí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt Nói một cách khác, QLDA làcông việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của
Dự án nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra Mỗi dự án ĐTXD có địa điểm vàkhông gian thực hiện khác nhau, quá trình triển khai dự án cũng có những diễn biếnriêng, đòi hỏi công tác quản lý cần linh hoạt nhưng phải tuân thủ các quy định củapháp luật để công trình đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ và tiết kiệm chi phí Cóthể nói, QLDA ĐTXD là một quá trình phức tạp, chịu nhiều tác động của yếu tố tựnhiên và xã hội
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ;phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Bắc Kạn; phíaĐông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp cáchuyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện
Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Trong những năm qua, cáccông trình ĐTXD đã góp phần không nhỏ đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh
tế của nước ta nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng Đối với Bắc Kạn là một tỉnh
Trang 8miền núi có những tiền năng phát triển chưa được khai thác và sử dụng hết thì việcđầu tư vào xây dựng công trình là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong côngcuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn Tỉnh đã chú trọng đầu tư và nângcao hiệu quả hoạt động ĐTXD và đã có những thành quả nhất định, nhờ đó mà tốc
độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt được khá cao so với mức bình quân chungcủa cả nước Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh thì trongthời gian tới, với sự gia tăng các dự án ĐTXD trên địa bàn trong điều kiện khó khăn
về nguồn vốn đầu tư thì việc tăng cường, đổi mới công tác quản lý các dự án ĐTXDnhằm đạt được những mục tiêu của dự án: đảm bảo chất lượng, an toàn, tiến độ vàtiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư, tuân thủ theo đúng các quyđịnh của pháp luật trong lĩnh vực ĐTXD là yêu cầu cần thiết
Ban QLDA ĐTXD là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Xây dựng BắcKạn, có chức năng nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý và điều hành các dự án ĐTXD do
Sở Xây dựng làm chủ đầu tư; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn của chủ đầu tư
kể tư giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự án, đảm bảo tính hiệu quả của dự
án, tuân thủ theo đung quy định của pháp luât Trong những năm qua, công tácQLDA tại Ban QLDA ĐTXD đã đạt được một số kết quả nhất định: Quản lý các dự
án được cấp trên đánh giá đạt chất lượng cao; thi công đúng thiết kế kỹ được duyệt;giám sát tốt chất lượng công trình; nghiệm thu thanh toán đúng quy định, kịp thời;
từ năm 2011 đến năm 2015 Ban QLDA luôn được Sở Xây dựng Bắc Kạn tặngthưởng giấy khen danh hiệu "Lao động tiên tiến"
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý các dự án ĐTXD tại BanQLDA ĐTXD còn bộc lộ không ít hạn chế, thiếu sót và bất cập gây ảnh hưởng đếnhiệu quả đầu tư cần phải được khắc phục như: (1) Công tác quản lý chất lượng vềcông tác khảo sát, thiết kế còn nhiều hạn chế, dẫn đến phải sửa chữa điều chỉnh,phát sinh làm ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí của dự án; (2) Thực hiện công tácbồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm; (3) Năng lực tài chính của nhà thầu thicông chưa đáp ứng được theo yêu cầu kết hoạch tiến độ của dự án; (4) Công tác lựachọn các nhà thầu tham gia thực hiện dự án kết quả chưa cao, chưa tạo được hiệu
Trang 9quả thực sự; (5) Nguồn vốn của dự án còn hạn hẹp, bố trí vốn chưa kịp thời theo kếhoạch tiến độ Bên cạnh đó, mô hình hoạt động của Ban QLDA ĐTXD hiện tạikhông còn phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, có hiệu lực 01/01/2015 Do vậy, việc nghiên cứu nhằm đổi mới công tácQLDA ĐTXD công trình nhằm nâng cao hiệu quả các dự án ĐTXD phù hợp vớicác quy định của pháp luật là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách.
Từ những nội dung đã nêu trên, để góp phần khắc phục các bất cập, hạn chếtrong công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD- Sở Xây dựng Bắc Kạn trong nhữngnăm vừa qua, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp với các quy định mới của LuậtXây dựng số 50/2014/QH13 và các Văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực
ĐTXD, tôi lựa chọn thực hiện Đề án: “Đổi mới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng - Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2016- 2020” làm Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.
2 Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Đổi mới công tác QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA ĐTXD- Sở Xâydựng Bắc Kạn giai đoạn 2016- 2020 nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót, bất cậptrong công tác QLDA ĐTXD của Ban QLDA; đảm bảo thực hiện, hoàn thành các
dự án được giao quản lý, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, đẩy nhanh tiến độthực hiện, giảm chi phí đầu tư; nâng cao hiệu quả các dự án ĐTXD phù hợp với cácquy định mới của pháp luật về ĐTXD công trình
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Chuyển đổi mô hình Ban QLDA ĐTXD từ Ban QLDA với chức năng làmđại diện Chủ đầu tư sang Ban QLDA thực hiện chức năng của Chủ đầu tư
- Tăng cường năng lực quản lý của Ban QLDA
- Tạo sự thay đổi chuyển biến căn bản về tư duy và nhận thức của cán bộ, viênchức của Ban QLDA trong công tác quản lý các dự án ĐTXD phù hợp với các quyđịnh mới của Luật Xây dựng hiện hành
- Đổi mới phương pháp QLDA của Ban QLDA
Trang 10- Đổi mới nội dung, trình tự quản lý dự án.
- Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện dự án
3 Giới hạn của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLDA ĐTXD công trình tại Ban
QLDA ĐTXD thuộc Sở Xây dựng Bắc Kạn, trong đó tập trung chủ yếu vào 5 nộidung: Quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ thực hiện; quản lý chi phíĐTXD; quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý an toàn trong thicông xây dựng
3.2 Không gian: Tại Sở Xây dựng Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
3.3 Thời gian: Đề án sử dụng tư liệu, số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng
công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn
2011-2015 Thời gian thực hiện đề án là giai đoạn 2016- 2020
Trang 11Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD là tài liệu trình bày các nội dungnghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc ĐTXD, làm cơ sởxem xét, quyết định chủ trương ĐTXD Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD là tàiliệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quảcủa việc ĐTXD theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét,quyết định ĐTXD Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD là tài liệu trình bày các nộidung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc ĐTXD theo phương ánthiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyếtđịnh ĐTXD.
Hồ sơ dự án bao gồm hai phần, phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở Hồ
sơ dự án ĐTXD là tập hợp các hồ sơ tài liệu và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồmcác tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thicông được giải quyết Một dự án ĐTXD công trình thường bao gồm 4 thành phầnchính: (1) Mục tiêu của dự án thể hiện ở hai mức: Mục tiêu phát triển là những lợiích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại và mục tiêu trước mắt là các mục đích
cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án; (2) Các kết quả: Đó là những kết quả
cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là
Trang 12điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án; (3) Các hoạt động: Lànhững nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quảnhất định Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với lịch biểu và trách nhiệm
cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án; (4) Cácnguồn lực về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt độngcủa dự án Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần thiếtcho dự án
Trong 4 thành phần trên thì các kết quả đạt được coi là cột mốc đánh dấu tiến
độ của dự án, vì vậy, trong các quá trình thực hiện dự án ĐTXD công trình phảithường xuyên theo dõi các kết quả đánh giá đạt được và do đó, những hoạt độngnào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủyếu phải được đặc biệt quan tâm
1.1.1.2 Yêu cầu đối với dự án ĐTXD
- Khuyến khích các thành phần kinh tế ĐTXD các cơ sở sản xuất kinh doanhphù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trongthời kỳ đổi mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa, đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncủa nhân dân
- Sử dụng các nguồn vốn cho ĐTXD công trình đạt hiệu quả cao nhất, chốngthất thoát, lãng phí
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch pháttriển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phươngnơi có dự án ĐTXD
- Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp
- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụngcông trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khíhậu
- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quảkinh tế - xã hội của dự án
Trang 13- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.1.3 Phân loại dự án ĐTXD
- Dự án ĐTXD được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xâydựng của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự
án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy
định chi tiết tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
- Dự án ĐTXD được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sửdụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự
- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phêduyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáonghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD để xem xét, quyết địnhĐTXD và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặcthuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sátxây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xâydựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựachọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sátthi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu côngtrình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vậnhành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụnggồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng
Trang 141.1.2 QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA thuộc Sở Xây dựng
1.1.2.1 Khái niệm
- QLDA là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản
lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thànhđúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạtđược mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra
- QLDA ĐTXD công trình là sự tác động của chủ thể quản lý thông qua quátrình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triểncủa dự án nhằm đảm bảo cho dự án ĐTXD công trình hoàn thành đúng thời hạn,trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chấtlượng công trình, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép
QLDA ĐTXD công trình được tiến hành theo ba giai đoạn chủ yếu đó là việclập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc của dự ánĐTXD công trình nhằm đạt được những mục tiêu xác định Tập hợp các giai đoạncủa quá trình QLDA tạo thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đếnđiều phối thực hiện giám sát, sau đó qua nhà quản lý phản hồi cho việc tái lập kếhoạch dự án
- Giai đoạn lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định côngviệc dự tính nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triểnmột kế hoạch hành động thống nhất, theo logic
- Giai đoạn điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực baogồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến
độ thời gian
- Giai đoạn giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tíchtình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướngmắc trong quá trình thực hiện
1.1.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ công tác QLDA ĐTXD
Trang 15- Mục tiêu QLDA ĐTXD: Mục tiêu cuối cùng của QLDA ĐTXD là bảo đảmđạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư Tuy nhiêntrong mỗi giai đoạn của quá trình ĐTXD, QLDA nhằm đạt được các mục tiêu cụthể khác nhau Giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải bảo đảm lập ra một dự án có giảipháp kinh tế kỹ thuật mang tính khả thi; giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm tạo ratài sản cố định có tiêu chuẩn kỹ thuật đúng thiết kế; giai đoạn khai thác vận hànhphải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệu quả về tài chính kinh tế - xã hội theo dựkiến của chủ đầu tư.
- Nhiệm vụ QLDA ĐTXD: Thực hiện các kỹ năng quản lý và theo dõi, kiểmtra các hoạt động trong quá trình đầu tư để đạt được mục tiêu dự án Để thực hiệncác nhiệm vụ trên cần áp dụng các biện pháp phù hợp với từng nhiệm vụ bao gồmcác giải pháp về tài chính, nhân sự, công nghệ thiết bị và tổ chức quản lý Tronggiai đoạn thực hiện dự án ĐTXD, nhiệm vụ quản lý là tiến hành các hoạt động cầnthiết để đảm bảo thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, khối lượng thi công xâydựng công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng (theo quy phạm chất lượng thiết kế ),trong giới hạn chi phí cho phép và bảo đảm an toàn cho công trình và lực lượng laođộng, đồng thời bảo đảm vệ sinh môi trường
1.1.2.3 Hình thức tổ chức QLDA ĐTXD
Theo quy định hiện hành, có các hình thức tổ chức QLDA sau:
- Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành, Ban QLDA ĐTXD khu vực áp dụng đốivới dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốnnhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
- Hình thức Ban QLDA ĐTXD một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốnnhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ caođược Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốcphòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước
- Hình thức thuê tư vấn QLDA đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoàingân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ
Trang 16- Hình thức Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điềukiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sựtham gia của cộng đồng.
1.1.2.4 Nội dung QLDA ĐTXD
(1) Quản lý chất lượng xây dựng: Là quá trình quản lý có hệ thống việc thực
hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng đặt ra, bao gồm việc quyhoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng Công tác quản lýchất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thicông, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình
(2) Quản lý thời gian tiến độ thực hiện dự án: Là quá trình quản lý thiết lập
mạng lưới công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ
dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lựccho phép và những yêu cầu đã định về chất lượng, đảm bảo hoàn thành dự án theođúng kế hoạch đề ra
(3) Quản lý chi phí ĐTXD: Là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự
toán (dự toán); quản lý định mức dự toán, đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chiphí ĐTXD công trình Quản lý chi phí ĐTXD phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệuquả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự ĐTXD từ giai đoạn chuẩn bị dự
án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sửdụng Chi phí ĐTXD phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, góithầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng,mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng côngtrình
(4) Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng: Là quá trình tổ chức
thực hiện tìm được nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hànhnghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình Công tác lựa chọn nhà thầu đượctiến hành trong tất cả các hạng mục công việc của dự án như trong công việc khảosát, thiết kế, thi công xây dựng và trong các hạng mục phục vụ công tác giải pgóngmặt bằng (GPMB) như: tư vấn rà phá bom mìn, tư vấn thiết kế các công trình di
Trang 17chuyển, tư vấn giám sát (TVGS) di chuyển, tư vấn lập bản đồ trích đo địa chính, tưvấn cắm mốc giới GPMB, nhà thầu thi công di chuyển công trình kỹ thuật
(5) Quản lý an toàn trong thi công xây dựng: Là quá trình quản lý điều hành
triển khai thực hiện dự án đảm bảo an toàn về con người cũng như máy móc thiết bị
và ngăn ngừa khả năng xảy ra sự cố trong quá trình thi công xây dựng
1.1.2.5 Nội dung đổi mới công tác QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDAĐTXD
- Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy: Chuyển đổi mô hình Ban QLDA ĐTXDphù hợp với qui định hiện hành và yêu cầu thực tiễn
- Đổi mới công tác cán bộ từ xác định vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danhđến công tác đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm tăngcường nâng cao năng lực cho cán bộ QLDA của Ban
- Đổi mới phương pháp QLDA của Ban QLDA
- Đổi mới nội dung, trình tự quản lý dự án
- Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện dự án
- Đổi mới công cụ, phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ công tác QLDA.1.1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đổi mới công tác QLDA ĐTXD côngtrình tại Ban QLDA ĐTXD
* Nhân tố khách quan:
- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự
án đầu tư: Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có
vị trí địa lý rất khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, xã trung tâm phát triểnkinh tế của vùng, không có cửa khẩu biên giới để giao lưu kinh tế, thu hút nguồnlực đầu tư còn khó khăn Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnhnhiều dạng địa hình (như: thung lũng, đồi núi cao thấp địa hình không bằng phẳng
dễ gây sạt nở) Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn; kinh tế chậm phát triển;
- Các yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội của tỉnh cũng có ảnh hưởng đến quátrình thực hiện dự án đầu tư như: Mặt bằng dân trí thấp, các hủ tục lạc hậu vẫn còntồn tại; nhất là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số chưa thật ổn định, vững chắc
Trang 18- Yếu tố về quản lý vĩ mô của Nhà nước: Hoạt động ĐTXD công trình chịu sựchi phối bởi các quy định của pháp luật về đầu tư, về sử dụng ngân sách…
- Các quy định của pháp luật về QLDA ĐTXD công trình trong đó có quyđịnh về mô hình các Ban QLDA ĐTXD
* Nhân tố chủ quan:
- Năng lực của Ban QLDA: Năng lực đó thể hiện ở trình độ chuyên môn vàthể chất của từng cá nhân trong mỗi đơn vị, bao gồm năng lực của người lãnh đạođứng đầu, năng lực của các lãnh đạo của phòng ban có liên quan Nếu có năng lựctốt và sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động đầu tư thì hoạt động đầu tư sẽ đượcthực hiện với tiến độ thời gian, chi phí và chất lượng công trình hợp lý hơn Nănglực còn thể hiện ở không gian làm việc, máy móc, công nghệ áp dụng
- Năng lực của các nhà thầu tham gia thực hiện dự án bao gồm: Năng lực tàichính; năng lực trình độ chuyên môn; Năng lực nhân sự, máy móc, thiết bị; nănglực, kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý
- Trình độ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đầu tư trang thiết bị côngnghệ: Việc thực hiện dự án ĐTXD phụ thuộc rất nhiều vào việc áp dụng tiến bộkhoa học công nghệ và chất lượng trang thiết bị công nghệ vì các nhân tố này có vaitrò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm (là các công trình xây dựng) có chấtlượng, đảm bảo tiến độ và tiết kiệm chi phí
- Nguồn vốn ĐTXD còn hạn chế, dẫn đến đầu tư dàn trải nên ảnh hưởng đếncông tác QLDA và hiệu quả của dự án ĐTXD công trình
- Thông báo số 02-TB/TU ngày 26/10/2015 của Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn
về việc Kiện toàn và chuyển đổi mô hình các Ban QLDA do các Sở, Ban ngành làm
Trang 19chủ đầu tư, thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực theo quyđịnh của Luật Xây dựng.
1.2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội khoá 13;
- Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khoá 13
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khoá 13;
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về việc quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chiphí ĐTXD công trình;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chitiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chấtlượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về QLDAĐTXD công trình
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựngquy định về thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
- Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Chính phủ về tăng cường quản lýđầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăngcường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn ngân sách nhà nước
- Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 Ủy ban nhân dân(UBND) tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước vềchất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Từ thực tiễn công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn trong những năm vừa qua
Trang 20Trong giai đoạn 2011- 2015, Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn được
sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Sở Xây dựng, cùng với sự nỗ lựcphấn đấu của tập thể cán bộ, công chức, viên chức nên đã đạt được nhiều kết quảkhích lệ như: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quản lý nhiều dự án hoàn thànhđúng tiến độ, đảm bảo yêu câu chất lượng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư,góp phần vao việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Các công trình thi công xongbàn giao đưa vào khai thác sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao đã được Sở Xâydựng và các đơn vị sử dụng đánh giá đạt chất lượng cao, thi công theo đúng thiết kế
kỹ thuật được duyệt Đời sống cán bộ, viên chức không ngừng được cải thiện, độngviên khuyến khích cán bộ, nhân viên kịp thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm vàkhông ngừng nâng cao năng lực quản lý dự án
Tuy nhiên vẫn còn một số các tồn tại bất cập, hạn chế sau: Trong 29 côngtrình được giao quản lý có tới 04 công trình chậm tiến độ so với dự án được duyệt
do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do các nguyên nhân sau: (1) Công tác đền bùgiải phóng mặt bằng còn chậm; (2) Sự phối hợp giữa Ban QLDA với Hội đồng đền
bù GPMB của các địa phương chưa thật tốt; (3) Sự yếu kém về năng lực tài chínhcủa nhà thầu thi công: (4) Công tác quản lý chất lượng về công tác khảo sát, thiết kếcòn nhiều thiếu sót (5) Nguồn vốn chưa đáp ứng theo kế hoạch; (6) Cơ cấu tổ chức,nhân sự chưa được hợp lý; (7) Năng lực chuyên môn của một số cán bộ Ban QLDAcòn hạn chế, thiếu kinh nghiệm Do vậy, đòi hỏi Ban QLDA phải đổi mới hoànthiện công tác QLDA trong thời gian tới
1.3.2 Từ yêu cầu của công tác QLDA ĐTXD trên địa bàn trong thời gian tới
Trong quá trình triển khai Luật Xây dựng số 16/2003/QH 11 và một số Luậtliên quan được ban hành, như: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp ,trong đó có những quy định mới hoặc không thống nhất với Luật Xây dựng và cácvăn bản hướng dẫn nên dẫn đến chồng chéo, chưa thống nhất Đồng thời bên cạnhnhững kết quả đã đạt được, Luật Xây dựng số 16/2003/QH 11 cũng bộc lộ nhữngmặt hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và chuyển đổi
mô hình tăng trưởng của nước ta trong giai đoạn hiện nay, hiệu lực, hiệu quả của
Trang 21quản lý nhà nước trong ĐTXD còn bất cập Do đó, để hoàn thiện hệ thống pháp luật
về ĐTXD và có tính khách quan trong quá trình xây dựng phù hợp với giai đoạnhiện nay, ngày 18/6/2014 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Xây dựng số50/2014/QH13 thay thế Luật Xây dựng số 16/2003/QH 11 và kể từ ngày01/01/2015 công tác QLDA ĐTXD thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng số50/2014/QH 13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội và các Văn bản quy định chi tiết,hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng
Từ các cơ sở thực tiễn ở trên, việc đổi mới công tác QLDA ĐTXD công trình
là một yêu cầu cấp thiết trong công tác QLDA để nâng cao hiệu quả đầu tư, nângcao chất lượng, tiến độ các công trình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hộitoàn tỉnh trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được các yêu cầu trong thời kỳ mới
2 Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1 Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Kạn
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ;phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Bắc Kạn; phíaĐông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp cáchuyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện
Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Bắc Kạn nằm hoàn toàn trongvành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, gần chí tuyến bắc hơn xích đạo
Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượngmưa, độ dài ngày và đêm Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cungmiền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh
về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20- 25% tổng lượng mưa trong năm
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941ha, trong đó: Đất nông nghiệp(bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 413.044ha, chiếm 85%; đất phi nông nghiệp là
Trang 2221.159 ha, chiếm 4,35%; đất chưa sử dụng là 51.738ha, chiếm 10,65% Đất đaitương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợpcho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.Nguồn tài nguyên đất đai phong phú là cơ sở quan trọng để Bắc Kạn phát triểnnông- lâm nghiệp Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong cáctỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích) Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng,phong phú Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vậtquý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật củavùng Đông Bắc Về động vật, hiện nay tập trung ở khu vực Kim Hỷ thuộc huyện Na
Rì, Cao Sơn thuộc huyện Bạch Thông, Bản Thi thuộc huyện Chợ Đồn và hồ Ba Bể
Hệ động vật của tỉnh Bắc Kạn có giá trị tự bảo tồn nguồn gen cao với nhiều loại đặchữu và quý hiếm Về thực vật, qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 280 loài thựcvật, trong đó có 300 loài gỗ, 300 loài cây thuốc, 52 loài đã đưa vào sách đỏ ViệtNam Bên cạnh đó, Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn câytrồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại giasúc Đây là lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩmtập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
Bắc Kạn còn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biếnkhoáng sản, vật liệu xây dựng Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loạikhoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ vàđiểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạchanh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon,titan, Kaolin, Silic Hiện nay đã có một số doanh nghiệp ĐTXD Nhà máy chế biếnquặng chì kẽm ở quy mô nhỏ, sản phẩm mới chỉ đạt ở mức tinh quặng chì kẽm vàchưa luyện được thành kẽm thỏi có hàm lượng cao
Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (thành phố Bắc Kạn)
và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm)với 122 xã, phường, thị trấn Dân số Bắc Kạn hiện có trên 308.300 người, gồm 7dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay; trong đó dân tộc thiểu số
Trang 23chiếm trên 80%, dân số thành thị là 50.750 người (chiếm 16,4%) và dân cư nôngthôn là 257.560 người (chiếm 84,6%) Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,93%, Mật độdân số trung bình 63,45 người/km2.
Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong lục địa, song có Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đếncửa khẩu Tà Lùng tỉnh Bắc Kạn hiện đã được cải tạo nâng cấp, khá thuận lợi choviệc vận chuyển hàng hoá Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế HữuNghị và cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn khoảng 200km, đường bộ từ thành phốBắc Kạn đến Sân bay Nội Bài 150km và Cảng Hải Phòng gần 300km Như vậy cóthể thấy việc giao lưu thông thương hàng hoá từ Bắc Kạn đến các cửa khẩu của BắcKạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội là khá thuận tiện Mạng lướiđường bộ của tỉnh được xây dựng phù hợp với sự phát triển hệ thống đường bộ của
cả nước và của vùng trung du miền núi Bắc Bộ Tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư, nângcấp theo đúng tiêu chuẩn các tuyến đường giao thông đến khu du lịch, các khu trungtâm của tỉnh Đến nay, cả tỉnh có 126km đường quốc lộ, 84km đường tỉnh lộ được
bê tông nhựa; 16,9km đường huyện được bê tông xi măng; 447,5km đường từ trungtâm huyện đến xã đạt giao thông nông thôn loại A Toàn tỉnh có 84,2% thôn cóđường giao thông nông thôn đến trung tâm thôn; 108 xã, phường, thị trấn có đườnggiao thông ô tô đi đến trung tâm trong 4 mùa
Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách mạng của Việt Nam.Trong những năm qua công tác Quốc phòng và An ninh tiếp tục được củng cố vàgiữ vững, ổn định Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, tíchcực chủ động triển khai kế hoạch đảm bảo An ninh tại các địa bàn phức tạp, không
để xảy ra bị động bất ngờ, không để xảy ra điểm nóng, giữ vững ổn định chính trị,đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhândân, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh
2.1.1.2 Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2015
Năm 2015, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh đạt 5.386,72 tỷ đồng(theo giá so sánh 2010) tăng 6,08% so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân giai đoạn 2011- 2015 (theo giá cố định năm 1994) đạt 13,5%/năm và tăng6,4% (theo giá so sánh năm 2010) Giá trị sản công nghiệp- xây dựng ước đạt838,38 tỷ đồng tăng 2,55%; thương mại dịch vụ ước đạt 2.623,44 tỷ đồng tăng6,74%; nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 1.750,05 tỷ đồng, tăng 5,22% Cơ cấu kinh tế
Trang 24của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng Nông- Lâmnghiệp, giảm tỷ trọng công nghiệp- xây dựng cơ bản: So với 2010 tỷ trọng Nông -Lâm nghiệp tăng 7,47%; công nghiệp- xây dựng cơ bản giảm 5,5%.; dịch vụ giảm2,03% Thu nhập bình quân đầu người 24,4 triệu đồng/người, tăng 1,3 lần so vớinăm 2014, quy tương đương xấp xỉ 1.100 USD/người Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếptục có những chuyển biến tích cực,phần lớn đều đạt kế hoạch đề ra, an sinh xã hộiđược đảm bảo, công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được triển khai có hiệu quả.Đời sống nhân dân trong tỉnh còn định, quốc phòng được tăng cường, an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện đề án
(1) Sự quan tâm của Tỉnh, của Sở Xây dựng đối với việc xây dựng và thực
hiện đề án: Việc xây dựng và thực hiện đề án có thành công hay không phụ thuộc
rất nhiều đến sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh BắcKạn cũng như của Sở Xây dựng Bắc Kạn cho đơn vị thực hiện đề án trong việc triểnkhai xây dựng và thực hiện các nội dung của đề án Nếu việc xây dựng và thực hiện
đề án được sự quan tâm, ủng hộ của Tỉnh, của Sở thì sẽ được triển khai theo kếhoạch, đảm bảo tính khả thi, ngược lại, nếu không có sự quan tâm, ủng hộ thì sẽ khóthực hiện
(2) Nguồn lực tài chính cho việc xây dựng và thực hiện đề án: Bất cứ mộtcông việc gì, muốn thực hiện được thì phải có nguồn vốn nhất định Việc xây dựng
và thực hiện đề án cũng đòi hỏi phải có một lượng tài chính nhất định (kinh phí) đểthực hiện các công việc đề ra trong đề án Nếu không có kinh phí hoặc thiếu kinhphí thì việc xây dựng và thực hiện đề án sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc có thể khôngthực hiện được; ngược lại, nếu có nguồn tài chính phù hợp thì sẽ có điều kiện thựchiện tốt
(3) Nguồn nhân lực cho việc xây dựng và thực hiện đề án: Nguồn nhân lựcluôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ hoạt động nào bởi nếu không có nhân lựcthì không thể làm bất cứ điều gì Sự tác động của nguồn nhân lực thể hiện thông qua
số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực Nếu số lượng nhân lực đủ và có chấtlượng thì các công việc của đề án sẽ được tiến hành trôi chảy, ngược lại, nếu thiếumột trong hai yếu tố đó hoặc cả hai thì việc xây dựng và thực hiện đề án sẽ gặpnhiều khó khăn
Trang 25(4) Cơ chế, chính sách và hệ thống luật pháp liên quan đến qui định chứcnăng, quyền hạn của Ban QLDA ĐTXD và công tác QLDA ĐTXD: Ban QLDAĐTXD thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp
tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật vàngười quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sửdụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao Công tác QLDAĐTXD gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chấtlượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi côngxây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xâydựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiếtkhác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật cóliên quan
2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
2.2.1 Giới thiệu đơn vị thực hiện đề án - Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
2.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA ĐTXD
Ban QLDA ĐTXD được thành lập theo Quyết định số 589/QĐ-SXD ngày11/11/2011 của Sở Xây dựng Bắc Kạn, trên cơ sở kế thừa mọi hoạt động của BanQLDA chuyên ngành xây dựng tỉnh Bắc Kạn được thành lập tại Quyết định số2665/QĐ-UB ngày 18/12/2001 của UBND tỉnh Bắc Kạn Ban QLDA ĐTXD- SởXây dựng Bắc Kạn là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Xây dựng Bắc Kạn, có
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản được mở tại Kho bạc Nhà nướctỉnh Bắc Kạn và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Kạn
Ban QLDA ĐTXD trực tiếp quản lý và điều hành các dự án ĐTXD do Sở Xâydựng làm chủ đầu tư; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quyền hạn của chủ đầu tư kể từgiai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc dự án, đảm bảo tính hiệu quả của dự án,tuân thủ theo đung quy định của pháp luât
Ban QLDA ĐTXD có các nhiệm vụ: (1) Thực hiện các thủ tục về giao nhậnđất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác
Trang 26phục vụ cho việc xây dựng công trình; (2) Kiểm tra xem xét hồ sơ thiết kế, dự toán,tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theoquy định; (3) Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; (4) Đàm phán, ký kếthợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của Chủ đầu tư; (5) Thực hiện nhiệm vụgiám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực; (6) Nghiệm thu,thanh toán, quyết toán theo hợp đồng đã ký kết; (7) Quản lý chất lượng, khối lượng,tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;(8) Nghiệm thu bàn giao công trình; (9) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàngnăm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; (10) Quản
lý về tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động; về tài chính, tài sản của Ban theo quyđịnh của nhà nước và phân cấp của tỉnh; (11) Thực hiện các nhiệm vụ khác do SởXây dựng giao
2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban QLDA ĐTXD
Ban QLDA gồm Lãnh đạo Ban QLDA (Trưởng Ban QLDA và 02 Phó trưởngBan QLDA) do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm; 03 bộ phận chuyên môn nghiệp
vụ, gồm: Tổ dự án; Tổ Kế hoạch- Tổng hợp; Tổ Kế toán- Hành chính- Văn thư.Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Ban QLDA ĐTXD hiện tại có 18 người,trong đó có 16 cán bộ có trình độ đại học và 02 cán bộ có trình độ cao đẳng
2.2.1.3 Đặc điểm công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD- Sở Xây dựng BắcKạn
* Mô hình QLDA: Áp dụng mô hình "Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án", vớiđơn vị tham mưu là Phòng Quản lý xây dựng (là đơn vị thẩm định, đại diện quản lýnhà nước) và Ban QLDA ĐTXD là đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án
* Quy trình quản lý các dự án: Quy trình quản lý một dự án đầu tư của BanQLDA ĐTXD được thực hiện theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009của Thủ tướng Chính phủ (từ ngày 05/8/2015 thực hiện theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ), bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Đề xuất dự án Sở Xây dựng là Chủ đầu tư, báo cáo người quyếtđịnh đầu tư là UBND tỉnh Bắc Kạn (đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn Tráiphiếu Chính phủ, vốn khác của địa phương) hoặc Bộ Xây dựng (đối với dự án vốn
Trang 27ngân sách, vốn Trái phiếu chính phủ, vốn khác của Trung ương), đồng thời gửi đềxuất dự án cho các ngành, địa phương liên quan xin ý kiến về chủ trương đầu tư dự
án Sau khi được UBND tỉnh (hoặc Bộ Xây dựng) cho phép đưa vào kế hoạch trunghạn, danh mục dự án đầu tư và chính thức có văn bản cho phép lập báo cáo đầu tư,
Sở Xây dựng Bắc Kạn ban hành Quyết định giao cho Ban QLDA ĐTXD tổ chứcquản lý và điều hành Ban QLDA ĐTXD ban hành các quyết định phân công nhiệm
vụ cho Tổ Kế hoạch- Tổng hợp tiến hành thực hiện bước chuẩn bị dự án
- Bước 2: Chuẩn bị dự án Sau khi nhận Quyết định giao QLDA, Ban QLDAĐTXD tổ chức lựa chọn tư vấn lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (đối với dự
án nhóm B, nhóm C); lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đối với dự án quan trọngquốc gia và dự án nhóm A); lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với chương trình,
dự án đầu tư công) để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư Ban QLDA ĐTXDchịu trách nhiệm về hồ sơ báo cáo dự án, giải trình trước Sở Xây dựng và tham mưu
để Sở Xây dựng xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn chỉnh dự
án trình cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án ĐTXD
- Bước 3: Thực hiện dự án Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt,Ban QLDA ĐTXD tham mưu cho Sở Xây dựng Bắc Kạn trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu của dự án để làm cơ sở tổ chức lựa chọncác nhà thầu tham gia thực hiện dự án theo các quy định của pháp luật về quản lýđầu tư và xây dựng, đồng thời tiến hành các thủ tục liên quan đến công tác bồithường giải phóng mặt bằng Sau khi có Quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu thầucủa cấp có thẩm quyền, Ban QLDA ĐTXD tổ chức tổ chức lựa chọn các nhà thầu
có đủ năng lực, đáp ứng được các tiêu trí của hồ sơ mời thầu và các quy định hiệnhành của Nhà nước Đồng thời trình Sở Xây dựng thẩm định và phê duyết kết quảlựa chọn nhà thầu theo quy định Tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng với cácnhà thầu tham gia thực hiện dự án
- Bước 4: Theo dõi và đánh giá dự án Ban QLDA ĐTXD chịu trách nhiệmviệc điều hành, quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án, báocáo kịp thời cho Sở Xây dựng Bắc Kạn và các cấp có thẩm quyền Sở Xây dựng chỉđạo và báo cáo đánh giá giám sát đầu tư của dự án kịp thời cho cấp có thẩm quyền(UBND tỉnh Bắc Kạn hoặc Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư) về tình hình thựchiện các dự án
Trang 28- Bước 5: Nghiệm thu bàn giao công trình Khi dự án hoàn thành và bàn giaođưa vào sử dụng, Sở Xây dựng Bắc Kạn tổ chức chỉ đạo nghiệm thu theo đúng quyđịnh Ban QLDA ĐTXD là đơn vị quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao công trìnhcho đơn vị quản lý và sử dụng công trình với sự tham gia của tổ chức tư vấn thiết
kế, tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng, cung ứng thiết bị và cơ quan quản lý chấtlượng theo phân cấp (nếu có)
* Các dự án do Ban QLDA ĐTXD đại diện chủ đầu tư quản lý và điều hành cóđịa điểm xây dựng tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Kạn, đây là các dự ánĐTXD dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và các dự án quy hoạch xây dựngđược sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau có tính chất tương đối phức tạp Hiện nay,Ban QLDA ĐTXD, Sở Xây dựng Bắc Kạn đang quản lý điều hành các dự án sau:
Bảng 2.1 Các dự án Ban QLDA đang quản lý điều hành
Tổng mứcđầu tư(triệu đồng)
Địa điểm xây dựng
1 Dự án Cấp nước và Vệ sinh thị xã Bắc
Kạn 285.889, 548 Thành phố Bắc Kạn
2 Dự án Trung tâm Dậy nghề và Hỗ trợnông dân-Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn 36.294, 650 Thành phố Bắc Kạn
3
Dự án Tăng cường tiềm lực trung tâm ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh
Bắc Kạn 19.210,726 Thành phố Bắc Kạn
4 Dự án Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh
Bắc Kạn 49.971,167 Thành phố Bắc Kạn
5 Dự án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh BắcKạn đến năm 2035 2.985,447 Tỉnh Bắc Kạn
6 Dự án Điều chỉnh bổ sung quy hoạch pháttriển vật liệu xây dựng đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 1.650,890 Tỉnh Bắc Kạn
Nguồn: Ban QLDA ĐTXD- Sở Xây dựng Bắc Kạn
2.2.2 Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD- Sở Xây dựng Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2015
2.2.2.1 Công tác quản lý chất lượng xây dựng
Trang 29Ban QLDA ĐTXD đã cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng các dự
án được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công, giaiđoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành công trình, cụ thể: (1) Lập hệ thốngquản lý chất lượng phù hợp với với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng,trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc quản lý chấtlượng công trình xây dựng; (2) Kiểm tra giám sát, nghiệm thu các sản phẩm hợpđồng của các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng theo đúng các tiêuchuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành của Nhà nước; (3) Thực hiên kiểm tra,giám sát công tác thanh quyết toán công trình xây dựng theo đúng quy định, đảmbảo không để xảy ra thất thoát lãng phí làm trái quy định
* Đối với công tác khảo sát: Ban QLDA ĐTXD đã đưa ra các yêu cầu cần
phải đảm bảo như sau: Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xâydựng phải phù hợp với đề cương nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt, quy chuẩn, tiêuchuẩn xây dựng; Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với từng yêu cầu từng loại côngviệc, từng bước thiết kế; Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thựctế; Đối với khảo sát địa chất công trình thì ngoài các yêu cầu như trên còn phảixác định độ xâm thực, mức độ giao động của nước ngầm theo mùa đề đề xuất cácbiện pháp phòng, chống thích hợp Đối với những công trình có quy mô lớn,công trình quan trọng phải thường xuyên kiểm tra khảo sát quan trắc sự tác độngcủa công trình trong quá trình xây dựng, đánh giá sự ảnh hưởng để có biện pháp
xử lý kịp thời; Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy địnhcủa pháp luật
* Đối với công tác thiết kế: Quản lý công tác thiết kế của Ban QLDA ĐTXD
được thực hiện theo các yêu cầu sau: Nội dung thiết kế xây dựng công trình phảiphù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu và công năng sửdụng, bảo đảm mỹ quan giá thành hợp lý đồng thời cũng phải đảm bảo các yêu cầucủa nhiệm vụ thiết kế được duyệt; Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan,điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc, dự án ĐTXD công trình đã đượcduyệt; Kiểm tra giám sát: Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình, tuân thủ