1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20152020

52 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 505,5 KB
File đính kèm De an nang cao hieu quan QL chat luong CT XD.rar (82 KB)

Nội dung

ĐỀ ÁN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 20152020 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU A. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề án 1 2. Mục tiêu của đề án 2 3. Giới hạn của đề án 3 B. NỘI DUNG 4 1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.2. Cơ sở chính trị 10 1.3. Cơ sở pháp lý 11 1.4. Cơ sở thực tiễn 12 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 12 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án 12 2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình XD tỉnh Bắc Kạn 16 2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 32 2.4. Các giải pháp thực hiện đề án 33 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 36 3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án. 36 3.2. Tiến độ thực hiện đề án 38 3.3. Kinh phí thực hiện đề án. 39 4. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 40 4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án 40 4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án 40 4.3. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án 40 C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 43 1. Kiến nghị 43 2. Kết luận 44 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề án Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận hợp thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động xây dựng đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Đồng thời cũng là một trong những ngành sản xuất vật chất lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó thể hiện thông qua quy mô và phạm vi hoạt động của ngành xây dựng; cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ lao động; đóng góp của ngành xây dựng vào giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Ngoài ra, nó cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, góp phần giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong nền sản xuất xã hội, như mối quan hệ sản xuất giữa các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ; cũng như mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với các ngành văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng,… Đầu tư xây dựng là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư phục vụ phát triển của xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chất lượng công trình xây dựng có tác động rất lớn đến chất lượng sản xuất và chất lượng cuộc sống bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp an toàn sinh mạng, an toàn tài sản và quyền lợi hợp pháp của người dân. Đối với xã hội, khi tuổi thọ công trình được nâng cao do tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định của pháp luật sẽ mang lại nhiều lợi ích: giảm chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí trong việc sử dụng, vận hành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan đẹp, hài hòa tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với một doanh nghiệp, việc nâng cao chất lượng công trình sẽ làm giảm các chi phí bảo trì, sửa chữa, cải tạo; tăng thời gian sử dụng, ít bị gián đoạn quá trình sản xuất từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một khái niệm phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố khác nhau có liên quan đến công trình xây dựng. Đó là sự phối hợp nhịp nhàng của các bên liên quan bằng việc áp dụng các công cụ, phương pháp và mô hình quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư để đáp ứng các yêu cầu đề ra và phù hợp với các quy định trong hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây diễn ra rất mạnh. Tuy nhiên chất lượng công trình xây dựng ở Bắc Kạn còn thấp, thể hiện trên nhiều khía cạnh: đầu tư sai, thất thoát, lãng phí, tiêu cực,... Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Bắc Kạn còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Chưa quản lý được năng lực hành nghề của các tổ chức tư vấn, công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế còn yếu dẫn tới sai sót, lãng phí ngay trong giai đoạn thiết kế công trình. Chưa quản lý chặt công tác thi công, chất lượng vật liệu đầu vào, công tác giám sát còn yếu, có nhiều lỗ hổng trong công tác lựa chọn nhà thầu, dẫn tới chất lượng công trình không đảm bảo theo thiết kế, kéo dài thời gian thi công. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, việc đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình để tránh lãng phí, thất thoát và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản cũng là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn của các cơ quan quản lý ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Vì thế em lựa chọn đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 2020” để làm đề án tốt nghiệp chương trình Cao cấp lý luận Chính trị. 2. Mục tiêu của đề án 2.1 Mục tiêu chung Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung nói trên, cần thực hiện tốt các nội dung như sau: Nâng cao năng lực các đơn vị tham gia xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Tăng cường chất lượng công tác QLCL công trình xây dựng của chủ đầu tư. Tăng cường cơ chế kiểm tra công tác giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Thiết lập một quy trình chuẩn, đồng bộ kiểm soát chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước. 3. Giới hạn của đề án Nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình từ khâu chuẩn bị đầu tư, quá trình thực hiện đầu tư xây dựng và quá trình khai thác sử dụng các công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Về không gian: Đối tượng nghiên cứu của đề án là quản lý Nhà nước về các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp từ vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Về thời gian: Đề án áp dụng và triển khai thực hiện trong giai đoạn (2015 2020). B. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm công trình xây dựng Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng có các đặc điểm sau: Mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về phương pháp chế tạo. Công trình xây dựng mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủ đầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng. Được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại hoặc sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ công trình. Có kích thước và trọng lượng lớn. Số lượng chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp, thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ. Liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp lẫn yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình. Liên quan nhiều đến cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư địa phương nơi đặt công trình. Mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật và quốc phòng. Công trình xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt,... Có thể nói công trình xây dựng phản ánh trình độ kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa trong từng giai đoạn phát triển của một đất nước. 1.1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…), không kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình. Có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. Xuất phát từ sơ đồ này, việc phân công quản lý cũng được các quốc gia luật hóa với nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng) do Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” do các chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng (chủ đầu tư và các nhà thầu) phải có nghĩa vụ kiểm soát. 1.1.1.3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động can thiệp gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng một loại sản phẩm có tính đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm; Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý nhắm vào đối tượng là các công trình xây dựng. Thực chất là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng. Chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế... Chất lượng công trình tổng thể được bảo đảm từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng thiết kế, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình. 1.1.1.4. Các chủ thể tham gia công tác QLCL công trình xây dựng Chất lượng công trình xây dựng là tổng hợp chất lượng của các công tác khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng; thi công xây dựng và bảo hành, bảo trì, thông qua các chủ thể trực tiếp tham gia công tác QLCL công trình cụ thể đó là: Chủ đầu tư; Nhà thầu tư vấn; Nhà thầu thi công và các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình nhằm hưỡng dẫn, thanh tra, kiểm tra chất lượng của các chủ thể tham gia trong hoạt động trên xây dựng đặc biệt đối với các chủ đầu tư địa bàn tỉnh góp phần ngày một nâng cao hiệu quả hiệu quả công tác QLCL công trình. 1.1.2. Nội dung quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Thực hiện đồng bộ theo các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 462015NĐCP ngày 1252015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 132013TTBXD ngày 1582013 về quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình và các quy định khác về quản lý chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực xây dựng. 1.1.2.1 Công tác QLCL trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (1) Công tác Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng Thực hiện khảo sát xây dựng. Giám sát Khảo sát xây dựng. Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng. (2) Công tác quản lý chất lượng thiết kế lập dự án đầu tư: Lập nhiệm vụ Quy hoạch, lập dự án đầu tư. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế. Thực hiện thiết kế lập dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư. 1.1.2.2 Công tác QLCL trong giai đoạn thực hiện đầu tư: (1) Công tác Quản lý chất lượng thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết kế 2,3 bước; Lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình thiết kế 1 bước: Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế. Lập thiết kế. Thẩm định thiết kế. (2) Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình: Lập và phê duyệt biện pháp thi công: Kiểm tra điều kiện khởi công và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công: Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng: Kiểm định chất lượng công trình, nghiệm thu hạng mục, hoàn thành công trình và kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục, hoàn thành công trình: Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; lưu trữ hồ sơ của công trình theo quy định: 1.1.2.3 Công tác QLCL trong giai đoạn kết thúc XD, bảo hành, bảo trì công trình Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện bảo hành công trình. Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định. Kiểm tra, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công sửa chữa, thay thế. Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa trên. Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình 1.1.3.1. Nhân tố bên ngoài Sự ổn định kinh tế vĩ mô: Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh và thịnh vượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp, các ngành nói chung cũng như các đơn vị hoạt động xây dựng, các tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng. Kinh tế vĩ mô có ổn định hay không tác động rất lớn đến các chủ thể tham gia công tác QLCLCT, nhất là các nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn. Các nhân tố quan trọng của môi trường kinh tế vĩ mô đó là: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, mức lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát và việc làm. Cơ chế chính sách quản lý chất lượng công trình xây dựng: Cơ chế quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm luật, các văn bản dưới luật có nội dung là các quy định, chế tài nhằm điều chỉnh các hoạt động trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chúng có tác dụng bao quát, tạo lập môi trường pháp lý và tăng cường năng lực quản lý của các chủ thể. Cơ chế quản lý công trình xây dựng chặt chẽ, đầy đủ sẽ làm cho công tác quản lý chất lượng công trình có cơ sở để hoạt động hiệu quả. Tiến bộ khoa học công nghệ: Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác QLCLCT giúp cho kết quả đạt được chính xác, hiệu quả hơn. Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng và ảnh hưởng đến các quá trình cụ thể của công tác QLCLCTXD. Các yếu tố như địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, nguồn cung cấp vật liệu,... ngay từ đầu đã chi phối công tác chọn địa điểm, lập dự án, phương án thiết kế. Đặc điểm thi công xây dựng thường là ngoài trời nên yếu tố thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thi công, an toàn lao động, bảo quản vật tư, bố trí lán trại. Do đó yếu tố môi trường tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý chất lượng thiết kế và công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. 1.1.3.2. Nhân tố bên trong Năng lực của các tổ chức tham gia đầu tư xây dựng công trình: Năng lực của các tổ chức tham gia đầu tư xây dựng công trình quyết định khả năng và mức độ thực hiện các công tác QLCLCT. Do đó cơ chế quản lý chất lượng công trình có các văn bản quy phạm pháp luật quy định năng lực cần thiết của từng tổ chức tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Các tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế thì yêu cầu về năng lực hành nghề và kinh nghiệm chuyên môn là đặt lên hàng đầu. Điều này quyết định công tác quản lý chất lượng thiết kế có đảm bảo hay không. Các cấp công trình tùy mức độ quan trọng và đặc biệt mà yêu cầu năng lực hành nghề tương ứng của các cá nhân tham gia thiết kế. Các đơn vị thi công xây dựng cần có yêu cầu cao về năng lực tài chính và năng lực công nghệ. Năng lực tài chính đảm bảo tiến độ thi công khi quyết định khả năng cung ứng vật tư, huy động máy móc và tập trung nhân công. Năng lực công nghệ đảm bảo chất lượng công trình khi áp dụng các phương pháp, máy móc tiên tiến trong quá trình thi công. Năng lực quản lý chất lượng của các tổ chức quyết định hiệu quả của việc áp dụng các quy trình đảm bảo chất lượng trong công việc của mình. Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư đảm bảo các công tác trong quá trình đầu tư được thực hiện đúng quy định của pháp luật từ khâu: lập dự án, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, giám sát, nghiệm thu tới đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia đầu tư công trình xây dựng cơ bản. Đội ngũ cán bộ, nhân viên là những người trực tiếp tham gia vào công tác đầu tư xây dựng công trình. Do đó trình độ chuyên môn của họ ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành công việc, phẩm chất của họ ảnh hưởng đến mức độ tiêu cực xuất hiện trong quá trình công tác. Trong công tác quản lý chất lượng thiết kế: trình độ chuyên môn của người thiết kế và người thẩm định thiết kế quyết định tính đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của hồ sơ thiết kế trong khi phẩm chất đạo đức của họ làm ảnh hưởng đến tính kinh tế, đến mức độ tiết kiệm hay lãng phí của nguồn vốn đầu tư. Trong công tác quản lý thi công xây dựng cũng vậy. Trình độ của người thực hiện thi công và người giám sát đảm bảo công trình thi công đúng theo thiết kế, đảm bảo an toàn. Nhưng phẩm chất của họ cũng quyết định đến các vấn đề tiêu cực như: ăn bớt vật liệu, nghiệm thu khống khối lượng vẫn còn xảy ra. 1.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng: Việc đánh giá chất lượng công trình một dự án xây dựng được thực hiện dựa trên kết quả kiểm tra đánh giá độc lập các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định, QLDA…Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầu của tổ chức đánh giá, tổ chức này được CQQLNN về CLCT xây dựng đào tạo. Tổ chức thực hiện đánh giá phải đăng ký với CQQLNN về CLCT xây dựng mới đủ điều kiện để đánh giá CLCT xây dựng theo hệ thống đánh giá chất lượng; Phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu để đánh giá: Trước khi tiến hành đánh giá bộ phận công trình hay dự án cần xác định phương pháp đánh giá thông qua việc lấy mẫu và sử dụng phương pháp thống kê. Những mẫu được lấy đảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình thực hiện dự án hay trong các giai đoạn xây dựng khác nhau. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh giá và các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm mang tính đại diện cho toàn bộ công trình và phải được phân tích đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành; Việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình và dựa vào tiêu chuẩn của hệ thống đánh giá chất lượng. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về năng lực và thủ tục đánh giá chất lượng các CTXD. 1.2. Cơ sở chính trị: Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước. Đối với địa phương Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 08NQTU ngày 1252011 về công tác đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 20112015. 1.3. Cơ sở pháp lý Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014, trong đó chất lượng công trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế; những mô hình quản lý chất lượng công trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả. Luật Ngân sách Nhà nước số 012002QH11, ngày 16122002. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26112003; Luật đấu thầu số 432013QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 Nghị định 632014NĐCP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Luật Đầu tư công số 492014QH13 ngày 1862014. Luật Xây dựng số 502014QH13 ngày 1862014. Nghị định số 602003NĐCP ngày 662003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Nghị định số 462015NĐCP ngày 1252015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Nghị định số 592015NĐCP ngày 1862015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 322015NĐCP ngày 2532015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Thông tư số 132013TTBXD ngày 1582013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. Chỉ thị 1792CTTTg ngày 15102011 của Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Chỉ thị số 14 CTTTg ngày 2862013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN. Quyết định số 052014QĐUBND ngày 2542014 UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 1.4. Cơ sở thực tiễn Thời gian qua, các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên về số lượng, nhiều công trình được đầu tư xây dựng có quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu về chất lượng, kỹ mỹ thuật ngày càng cao. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đã từng bước nâng cao được nhận thức về trách nhiệm của mình khi tham gia công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cũng ngày được hoàn thiện và nâng cao; từng bước đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về bảo đảm chất lượng công trình xây dựng trong quá trình phát triển đô thị của tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế trong các khâu từ: lập dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý chất lượng công trình; công tác kiểm tra, giám sát về hoạt động xây dựng đến hoàn thiện công trình đưa vào sử dụng. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra những sự cố về chất lượng công trình xây dựng, là nguyên nhân làm giảm chất lượng công trình xây dựng, gây thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN vẫn còn sảy ra, làm ảnh hưởng đến trật tự xây dựng và môi trường đô thị trên địa bàn của tỉnh. 2. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới. Việt Nam kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục đi theo con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam đã thu được những thành tựu cơ bản. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực. Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định. Tình hình xã hội có tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều so với những năm trước đổi mới cho phép nước ta tiếp tục phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững, trước mắt phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản làm cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng. Khí hậu Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả Tài nguyên rừng: Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản Bắc Kạn tương đối phong phú, đa dạng. Trong lòng đất khá giàu kim loại màu và kim loại đen… Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp khai thác nói riêng. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn Nguồn lao động, dân số và thu nhập Bảng 2.1. Dân số trung bình của Bắc Kạn giai đoạn 2010 2014 Đơn vị tính: Nghìn người Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 20142010 + % Tổng dân số 294,647 296,500 298,669 302,500 305,56 10,91 113 Phân theo giới tính Nam 148,533 149,822 151,276 153,155 154,67 6,143 104,1 Nữ 149,822 146,678 147,393 149,345 150,88 1,062 100,7 Phân theo khu vực Thành thị 47,315 47,838 48,416 48,992 49,646 2,331 104,9 Nông thôn 247,322 248,662 250,253 253,508 255,91 8,592 103,4 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2014) Thu nhập bình quân đầu người của Tỉnh năm 2013 là 20,4 triệu đồng, năm 2014 là 22,3 triệu đồng, tăng 8,5 triệu đồng so với năm 2010. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn năm 2010 là 25,18% đến năm 2014 tỷ lệ này chỉ còn 18,55%. Tăng trưởng kinh tế Giai đoạn 2010 2014, tốc độ tăng trưởng của Bắc Kạn đạt mức khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 7,37%.Tốc độ tăng trưởng bình quân của 3 khu vực thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20102014 Đơn vị tính: triệu đồng Khu vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nông lâm, thủy sản 2.087,229 2.663,651 3.435,542 3.905,253 3.981,269 Công nghiệp xây dựng 1.299,044 1.333,602 1.228,247 1.320,945 1.334,249 Dịch vụ 2.189,834 2.745,880 3.129,415 3.670,159 3.901,84 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2014) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành của tỉnh thời kỳ 20102014 ta có bảng sau: Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 2014 Đơn vị tính: % Khu vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng 100 100 100 100 100 Nông lâm, thủy sản 31,71 33,42 37,67 38,04 35,71 Công nghiệp – xây dựng 19,73 16,73 13,47 12,86 16,14 Dịch vụ 33,27 34,46 34,31 35,74 48,15 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2014) Bảng 2.4. Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2014: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 BQ % Tổng thu 3.693.513 4.187.855 5.293.496 6.731.728 7.087.704 100 Thu nội địa 170.236 279.207 304.412 345.863 401.850 5,58 Thu hải quan 6.042 9.168 20.828 15.341 29.861 0,2 Thu viện trợ 1.754 1.112 14.088 5.231 3.930 0,14 Thu kết dư ngân sách năm trước 40.590 42.467 70.777 80.768 107.513 1,198 Thu chuyển nguồn 581.061 678.809 653.322 748.824 865.750 13,55 Thu huy động đầu tư 80.000 65.000 87.702 105.000 140.000 1,72 Thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN 78.853 75.214 117.246 140.676 189.140 2,1 Thu chuyển giao 2.714.396 3.011.040 3.974.283 5.260.082 5.345.988 44,124 Các khoản thu khác 20.581 25.838 51.838 29.943 3.672 31,1 Tổng chi 3.641.782 4.091.249 5.183.761 6.601.164 6.616.804 100 Chi đầu tư phát triển 731.372 839.829 1.119.940 1.185.520 1.118.584 20,3 Chi trả nợ, gốc lãi huy động đầu tư 16.391 24.609 57.270 65.279 61.000 0,84 Chi thường xuyên 1.160.976 1.438.510 1.754.048 2.321.581 2.802.395 34 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 0,02 Chi chuyển nguồn 698.807 653.322 748.826 860.395 255.602 15,4 Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý 78.854 75.214 117.246 140.676 169.356 2,13 Chi bổ sung ngân sách cấp dưới 947.666 1.057.262 1.371.269 2.010.461 2.184.865 25,04 Chi nộp ngân sách cấp trên 6.716 1.503 14.162 16.297 24.002 0,20 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2014) 2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tỉnh Bắc Kạn 2.2.1. Khái quát tình hình đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh BắcKạn 2.2.1.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 2014 Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại Tỉnh Bắc Kạn phát triển mạnh mẽ, phạm vi đầu tư rộng khắp ở tất cả các địa bàn thị xã và các huyện. Về đối tượng đầu tư, nguồn vốn đầu tư cũng khá đa dạng. Bảng 2.5 Nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 2014, Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 BQ (%) I. Phân theo cấp quản lý 2.233.053 2.705.305 3.280.376 3.580.008 3.635.836 100 Trung ương 504.903 170.239 372.877 240.256 256.218 10,85 Địa phương 1.728.150 2.535.066 2.907.499 3.339.752 3.379.618 89,14 II. Phân theo khoản mục đầu tư 2.233.053 2.705.245 3.280.326 3.580.008 3.644.836 100 Vốn đầu tư XDCB 1.767.661 2.192.306 2.739.619 3.034.028 3.091.190 82,66 Vốn đầu tư khác 465.392 512.939 540.707 545.980 553.646 17,34 III. Phân theo nguồn vốn 2.233.053 2.705.245 3.280.326 3.580.008 3.644.836 100 Vốn khu vực NN 954.079 1.292.053 1.586.124 1.793.808 1.837.389 47,87 Vốn khu vực ngoài NN 1.278.974 1.413.192 1.694.202 1.783.095 1.804.323 52,09 Vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài 3.105 3.124 0,085 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2014) Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn chi cho đầu tư của tỉnh chủ yếu là của Ngân sách địa phương chiếm đến 89,14%. Còn phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 20102014 chiếm 82,66% có thể thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề đáng được quan tâm tỷ lệ tăng trưởng cho hoạt động này tăng cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Vốn đầu tư hàng năm đã làm cho kinh tế của địa phương tăng trưởng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 20102014 ước đạt trên 15.434 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 15%. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 7.463.431 triệu đồng. Trong đó cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực như sau: giao thông 1.856.695 triệu đồng (chiếm 25% tổng vốn), lĩnh vực y tế 382.249 triệu đồng (chiếm 5,1% tổng vốn), lĩnh vực giáo dục 382.466 triệu đồng (chiếm 5,1% tổng vốn), lĩnh vực thủy lợi 602.995 triệu đồng (chiếm 08% tổng vốn), , lĩnh vực an ninh quốc phòng 349.754 triệu đồng (chiếm 4,6% tổng vốn), các lĩnh vực khác 2.618.664 triệu đồng (chiếm 35% tổng vốn). Trong giai đoạn 20102014 bằng nhiều giải pháp thu hút đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT, PPP..., song đến nay trên địa bàn tỉnh chưa thu hút được dự án đầu tư đáng kể theo các hình thức này. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được tổ chức thực hiện tốt, qua đó đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, giảm dần nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình được quan tâm, thực hiện nghiêm túc các chính sách của Trung ương như: Nghị quyết số 11NQCP ngày 2422011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị số 1792CTTTg ngày 15102011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN và TPCP... Qua đó đã thực hiện cắt giảm kế hoạch vốn của 49 dự án để điều chuyển cho các dự án quan trọng, cấp bách. Trong công tác phân bổ kế hoạch vốn hàng năm tỉnh thực hiện theo nguyên tắc tập trung bố trí vốn trả nợ quyết toán; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đầu tư dự kiến hoàn thành trong năm và chỉ bố trí vốn cho các dự án đầu tư mới thật sự cấp bách và có đủ thủ tục đầu tư. Công tác thu hút vốn đầu tư đạt kết quả khá. Hiện tại có 06 dự án đang triển khai tại KCN Thanh Bình với tổng vốn đăng ký trên 3.500 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất là 41,5ha (đạt tỷ lệ lấp đầy 97% diện tích). Công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) được triển khai tích cực. Dự kiến đến năm 2015, tỉnh tiếp nhận 25 dự án với tổng vốn viện trợ khoảng 5,3 triệu USD và dự kiến giải ngân 100%. Công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã được thực hiện tốt. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước liên tục tăng qua các năm, trong giai đoạn 20102014, tổng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cư ước 9.100 tỷ đồng, tăng bình quân 2%năm. 2.2.1.2 Kết quả đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN Trong giai đoạn 20102014, Tỉnh Bắc Kạn huy động được một lượng vốn lớn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn là 7.463.431 triệu đồng. Tổng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng lên liên tục qua các năm. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20102014 theo các nguồn vốn được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Bảng 2.6. Bảng chi tiết nguồn vốn đầu tư XDCB thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20102014 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Giai đoạn 20102014 Trong nước Nước ngoài Tổng số 7.463.453 5.517.950 1.945.503 1 Vốn NSNN 2.866.642 2.866.642 0 Đầu tư trong cân đối NSĐP 931.016 931.016 0 Bổ sung có mục tiêu từ NSTW 1.935.626 1.935.626 0 2 Vốn trái phiếu chính phủ 1.101.434 1.101.434 0 3 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 334.702 334.703 0 4 Nguồn thu xổ số kiến thiết 51.000 51.000 0 5 Nguồn vốn ODA 1.945.503 0 1.945.503 6 Vốn CTMTQG 1.164.172 0 1.164.172 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp sở Kế hoạch Đầu tư Bắc Kạn) Theo phân loại, giai đoạn 20102014 , tỉnh Bắc Kạn có 6 nguồn vốn đầu tư cho XDCB, các nguồn vốn này đều gia tăng hàng năm. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn này là nguồn vốn bổ sung từ NSTW và chủ yếu là vốn trong nước. Vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư cho XDCB giai đoạn 20102014. Tổng số dự án được phên duyệt bằng nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung của Nhà nước năm 20102014 là: 827 dự án. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành phản ánh khối lượng vốn đầu tư xây dựng thực hiện của từng ngành trong từng năm và trong cả giai đoạn 20102014. Qua đó cho thấy tiến độ thực hiệu đầu tư xây dựng cơ bản của các ngành, từ đó có những biện pháp phù hợp đảm bảo tiến độ của các công trình đối với từng ngành; mặt khác nó cũng cho thấy được ngành nào có vốn đầu tư xây dựng thực hiện trong kỳ lớn nhất, vốn đầu tư tập trung vào những ngành nào, có phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hay không. Bảng 2.7: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tập trung được phê duyệt giai đoạn 20102014 STT Ngành Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Nông – lâm nghiệp thủy sản – thủy lợi 98.504 105.220 110.240 143.292 145.739 2 Giao thông vận tải 358.890 384.329 394.540 350.828 368.108 3 Cung cấp nước,xử lý 57.510 320.762 335.475 423.333 441.368 4 Công nghiệp 281.950 321.408 648.594 353.498 363.280 5 Tài nguyên 289.950 297.612 353.580 312.740 315.483 6 Giáo dục và đào tạo 70.150 78.125 79.580 76.854 77.540 7 Y tế 78.140 83.092 84.510 67.970 68.754 8 An ninh quốc phòng 60.140 70.145 72.101 73.012 74.356 9 Thông tin truyền thông 80.120 98.142 99.021 125.222 127.840 10 Hạ tầng đô thị 392.217 433.471 561.978 1.039.425 1.108.722 11 Vốn đầu tư khác 465.392 512.939 540.707 545.980 553.646 Tổng số 2.233.053 2.705.305 3.280.376 3.580.008 3.635.836 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện KH, thanh toán vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN giai đoạn 20102014 của Sở kế hoạch đầu tư Bắc Kạn) Những năm qua, đầu tư XDCB cho giao thông vận tải từ NSNN cấp tại tỉnh Bắc Kạn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các ngành khác, bên cạnh đó chi cho hạ tầng đô thị cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư điều này cũng phù hợp với tình hình chung của cả nước. Cùng với kết quả đầu tư từ những năm trước, trong giai đoạn 2010 2014 kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, do địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi đồi núi cao, có độ dốc lớn, vì vậy chi phí đầu tư cho các dự án cao, mặt khác xuất phát điểm của tỉnh thấp, là một tỉnh nghèo nhất nước, nguồn ngân sách đầu tư của tỉnh chủ yếu do Trung ương cấp nhưng số kế hoạch vốn được giao rất thấp so với nhu cầu đầu tư và phát triển của tỉnh nên còn rất nhiều khó khăn, hạn chế. Cụ thể như sau: Hạ tầng giao thông: Chiều dài quốc lộ 326,78km (tăng 35,88 km so với năm 2010); tỉnh lộ: 503,4 (tăng 18,7 km so với 2010); xây mới khoảng 300km đường giao thông nông thôn; nâng cấp, cải tạo 100km đường GTNT; đã chuyển lên đường tỉnh là 67,1km. Mật độ giao thông đường bộ đạt 8,6km1000dân (cả nước đạt 2,7km1000dân). Tuy nhiên, số km đường giao thông được kiên cố hóa chỉ đạt 1.274km, chiếm 47% hệ thống đường giao thông trên toàn tỉnh, (cả nước đạt 53%); mật độ mạng lưới đường bộ so với diện tích đất tự nhiên 0,554kmkm2 (cả nước đạt 0,769%). Hạ tầng cấp thoát nước, thủy lợi: Toàn tỉnh xây dựng mới thêm 74 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có 02 trạm bơm được xây dựng mới. Trên 670 km kênh mương được kiên cố hóa phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt (đạt 42%). Tổng năng lực hệ thống tưới tiêu đạt 14.700 ha lúa 2 vụ đáp ứng 70% tổng diện tích gieo cấy của cả tỉnh (cả nước đạt 68%), riêng diện tích tưới chủ động đạt 8,1% (cả nước đạt 12,7%); Hiện nay, chỉ 19,25% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh (cả nước đạt 40%). Trong 31 công trình hồ chứa phục vụ nông nghiệp có đến 19 hồ chứa nước đã bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, 02 hồ chứa có năng lực tưới khoảng 200 ha, còn lại là các công trình hồ chứa quy mô nhỏ. Hạ tầng y tế: Tỉnh đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 08 bệnh viện tuyến huyện, thị xã; 0608 trung tâm chuyên môn tuyến tỉnh đều có trụ sở làm việc và thực hiện đầu tư xây dựng mới trường Trung cấp y Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 500 giường bệnh. Số giường bệnh tăng thêm trên 284 giường bệnh (bao gồm các trạm y tế xã, phường), đến nay đạt 1.074 giường bệnh. Tuy nhiên, quy mô hiện tại của hệ thống bệnh viện tuyến huyện, thị xã đều dưới 300 giường bệnh. Hiện nay, có 34 xã chưa đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, trong đó 12 trạm y tế xuống cấp trầm trọng, cần được đầu tư xây dựng mới. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn chỉ có duy nhất bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, chưa có bệnh viện chuyên khoa (duy nhất trên cả nước); là một trong 3 tỉnh không tách các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện; có tỷ lệ người nghiện ma túy đứng thứ 10 trên cả nước; Hệ thống trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh đã lạc hậu, thiếu đồng bộ cần thiết phải đầu tư. Hạ tầng văn hóa, giáo dục: Mạng lưới giáo dục phát triển đến tận các thôn bản, hầu hết các xã có trường mầm non, trường tiểu học, hệ thống trường PTDT nội trú và trường PTDT bán trú được củng cố và phát triển. So với năm 2010 tăng 10 trường mầm non, 3 trường PTDT nội trú huyện, 5 trường PTDT bán trú; riêng nguồn vốn TPCP đã đầu tư đưa vào sử dụng 354 phòng học và 532 phòng nhà CVGV. 100% huyện, thị xã có trung tâm văn hóa thông tin, thể dục, thể thao; 60% các xã, phường, thị trấn có địa điểm luyện tập thể dục thể thao. Hiện nay, toàn tỉnh có 60351 trường đạt chuẩn quốc gia (17,09%), cụ thể: Mầm non 19124, tỷ lệ 15,12%; Tiểu học: 32111trường, tỷ lệ 28,83%; THCS: 899, tỷ lệ 8,08%; THPT: 115 trường, tỷ lệ 6,67%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Bắc Kạn nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ trường đạt chuẩn thấp hơn so với tỷ lệ chung khu vực phía Bắc (38,90%); Các tỉnh miền núi phía bắc 100% các huyện đều có các trường PTDTNT, riêng tỉnh Bắc Kạn mới có 0608 trường dân tộc nội trú (trong đó mới chỉ có 01 trường đạt chuẩn); Hơn 60 trụ sở xã chưa được đầu tư xây dựng. Hạ tầng thông tin truyền thông: Hệ thống thông tin truyền thông đã xuống cấp trầm trọng, hiện nay có 115122 xã, phường có trạm truyền thanh, tuy nhiên chỉ còn 65115 trạm hoạt động; việc triển khai ứng dụng CNTT mới chỉ ở mức độ nhỏ, không có hệ thống kết nối dữ liệu ngành tạo môi trường trao đổi… Hạ tầng đô thị: Tính đến trước ngày 01 tháng 05 năm 2015, tỉnh Bắc Kạn là một trong 02 tỉnh trên cả nước không có thành phố, chỉ có 01 đô thị loại III là thị xã Bắc Kạn, 06 đô thị loại V (trong đó có 05 thị trấn huyện lỵ), 02 trung tâm huyện lỵ. Với những đặc điểm, khó khăn nêu trên, để có cơ sở hạ tầng đồng bộ với mức bình quân chung của cả nước thì nhu cầu đầu tư của tỉnh là rất lớn. 2.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tỉnh Bắc Kạn 2.2.2.1. Tình hình QLCL các công trình XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Tình hình chung công tác QLCL công trình xây dựng: Đánh giá tổng thể chất lượng công trình xây dựng sau khi nghiệm thu nhìn chung là đảm bảo tốt. Hầu hết chất lượng các công trình đều đáp ứng được yêu cầu thiết kế, công tác thi công và nghiệm thu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Cụ thể, theo số liệu của Sở Xây dựng về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh thông qua bảng số liệu (3) năm cụ thể như sau: Bảng 2.8 Tổng số công trìnhdự án đầu tư XD tỉnh Bắc Kạn năm 2012 Loại công trình Đang thi công Đã hoàn thành Cấp công trình Cấp công trình Tổng ĐB I II III IV Tổng ĐB I II III IV Dân dụng 75 1 12 62 45 1 11 33 Giao thông 70 8 62 26 3 23 Thủy lợi 39 1 38 14 14 Công nghiệp 2 1 1 4 4 0 Hạ tầng kỹ thuật 9 2 7 4 0 4 Tổng 195 1 0 24 170 93 1 18 74 (Nguồn Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Qua bảng (2.8) trên cho thấy năm năm 2012, tổng số công trình dự án đầu tư xây dựng là 288 công trình. Số công trình đã hoàn thành là 195 công trình trong đó có 1 công trình cấp I, 24 công trình cấp III và 170 công trình cấp IV. Số công trình đang thi công là 93 công trình trong đó có 1 công trình cấp II, 18 công trình cấp III và 74 công trình cấp IV. Có 90 công trình thuộc các bộ ngành, 145 công trình xây dựng bằng vốn ngân sách địa phương, 53 công trình xây dựng bằng các nguồn vốn khác. Trong số 195 công trình đã hoàn thành có 25 công trình hoàn thành đúng tiến độ và 170 công trình chậm tiến độ từ 1 đến 2 năm. Có 18 công trình vượt dự toán ban đầu đã xin điều chỉnh tổng mức đầu tư ít nhất 1 lần; còn lại 160 công trình vượt dự toán nhưng vẫn nằm trong giá trị dự phòng. Bảng 2.9 Tổng số công trìnhdự án đầu tư XD tỉnh Bắc Kạn năm 2013 Loại công trình Đang thi công Đã hoàn thành Cấp công trình Cấp công trình Tổng ĐB I II III IV Tổng ĐB I II III IV Dân dụng 52 3 9 40 77 1 5 71 Giao thông 60 16 44 50 50 Thủy lợi 8 8 23 2 21 Công nghiệp 29 20 9 17 12 5 Hạ tầng KT 14 14 8 8 Tổng 163 3 45 115 175 1 19 155 (Nguồn Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Bảng (2.9) trên cho thấy năm 2013, tổng số công trình dự án đầu tư xây dựng là 338 công trình. Số công trình đã hoàn thành là 175 công trình trong đó có 1 công trình cấp II; 19 công trình cấp III và 155 công trình cấp IV. Số công trình đang thi công là 163 công trình trong đó có 3 công trình cấp II, 45 công trình cấp III và 115 công trình cấp IV. Có 108 công trình thuộc các bộ ngành, 90 công trình xây dựng bằng vốn ngân sách địa phương, 140 công trình xây dựng bằng các nguồn vốn khác. Trong năm 2013 không có sự cố công trình nào xảy ra. Trong số 175 công trình đã hoàn thành có 73 công trình đúng tiến độ, 102 công trình chậm tiến độ từ 1 năm trở lên. Có 125 công trình vượt dự toán nhưng vẫn nằm trong chi phí dự phòng và 50 công trình phải giảm bớt quy mô đầu tư để không phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư. Bảng 2.10 Tổng số công trìnhdự án đầu tư XD tỉnh Bắc Kạn 2014 Loại công trình Đang thi công Đã hoàn thành Cấp công trình Cấp công trình Tổng ĐB I II III IV Tổng ĐB I II III IV Dân dụng 112 4 31 77 69 5 9 55 Giao thông 121 15 106 56 2 54 Thủy lợi 45 45 54 54 Công nghiệp 11 9 2 29 22 7 Hạ tầng KT 20 20 17 17 Tổng 309 0 0 4 55 250 225 0 0 5 33 187 (Nguồn Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Qua bảng (2.10) trên cho thấy năm 2014, tổng số công trìnhdự án đầu tư xây dựng là 534 công trình. Số công trình đã hoàn thành là 309 công trình trong đó có 4 công trình cấp II, 55 công trình cấp III và 250 công trình cấp IV. Số công trình đang thi công là 225 công trình trong đó có 5 công trình cấp II, 33 công trình cấp III và 187 công trình cấp IV. Có 108 công trình xây dựng bằng vốn ngân sách Bộ, Ngành Trung ương địa phương, 90 công trình dùng nguồn vốn ngân sách địa phương và công trình xây dựng bằng các nguồn vốn khác. Trong số 309 công trình đã hoàn thành có 55 công trình đúng tiến độ, còn lại công trình chậm tiến độ từ 6 tháng đến 2 năm. Toàn bộ công trình đều vượt dự toán nhưng vẫn nằm trong chi phí dự phòng. Về chỉ tiêu công năng sử dụng, toàn bộ các công trình đã hoàn thành đều đảm bảo đúng công năng sử dụng đã được xác định từ khâu lập dự án. Theo kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình, các công trình đã hoàn thành đều đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Hầu hết các công trình hoàn thành đều đảm bảo tương đối tiện dụng. Chỉ có rất ít trường hợp gây khó khăn cho người sử dụng như: nhà vệ sinh đặt sai hướng gió, cửa sổ quá bé không thu đủ ánh sáng,... Theo kết quả chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng của các công trình đã hoàn thành thì toàn bộ các công trình đưa vào sử dụng đều đảm bảo độ bền vững và độ tin cậy và an toàn trong khai thác, sử dụng. Theo đánh giá của những người trực tiếp sử dụng thì những công trình đạt tính thẩm mỹ chỉ khoảng 3035% số công trình đã hoàn thành trong đó chủ yếu là công sở và trường học. Gần như toàn bộ các công trình đã hoàn thành đều không đảm bảo tính kinh tế. Do hầu hết các công trình đều vượt dự toán xây dựng ban đầu. 2.2.2.2. Tình hình công tác QLCL trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát Nhiều công trình có khối lượng khảo sát quá lớn, không cần thiết, gây lãng phí vốn nhà nước. Lĩnh vực khảo sát địa hình thường có kết quả cốt cao độ thấp hơn thực tế 0,30,5m làm tăng khống khối lượng san lấp. Lĩnh vực khảo sát địa chất có những hố khoan ảo: lấy số liệu của mũi khoan đã có tại khu vực gần đó làm số liệu cho mình, thực tế không khoan. Gây nguy hiểm cho tính toán công trình khi nền đất không đồng nhất đồng thời lấy khống tiền của nhà nước. Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án đầu tư: Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Xây dựng về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn lập dự án. + Năm 2013, có 198 dự áncông trình sử dụng vốn Ngân sách nhà nước được thẩm định. Qua thẩm định cắt giảm 23.796.864.425 triệu đồng. (Nguồn Sở Xây dựng Bắc Kạn) + Năm 2014, có 277 dự áncông trình sử dụng vốn Ngân sách nhà nước được thẩm định . Qua thẩm tra, thẩm định cắt giảm 34.656.762.545 triệu đồng. (Nguồn Sở Xây dựng Bắc Kạn) Nhiều hồ sơ Dự án đầu tư sơ sài, chưa có sự kết hợp giữa khảo sát và thiết kế dẫn tới phải điều chỉnh dự án nhiều lần, giá thành bị đội lên và kéo dài thời gian thực hiện lập dự án. Chất lượng hồ sơ thấp, sai quy hoạch, quy mô không phù hợp với chủ trương đầu tư. Thiết kế không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến diện tích thừa. Thuyết minh tính toán không đảm bảo chất lượng, dự toán áp dụng sai định mức, tính thừa hoặc thiếu khối lượng dẫn đến một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư 2.2.2.3. Tình hình chất lượng công tác QL trong giai đoạn thực hiện đầu tư Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế xây dựng Trong năm 2014, Sở Xây dựng thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình đã trả lại 60% số hồ sơ thẩm tra để chủ đầu tư, tư vấn chỉnh sửa, hoàn chỉnh, cắt giảm chi phí đầu tư tổng cộng 34,656 tỷ đồng; tỷ lệ cắt giảm 8,3% Hồ sơ thiết kế thường không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; quá dư so với thực tế thi công hoặc thiếu không đảm bảo an toàn, chất lượng. Nội dung thiết kế không đúng với quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Sai sót trong quá trình xác định tổng dự toán. Một số vấn đề thường xảy ra là: thiết kế vượt quá tiêu chuẩn an toàn, sử dụng vật liệu giá cao nhất trong danh sách các vật liệu có tính chất tương đồng, sử dụng định mức cao hơn so với công tác thi công thực tế, thừa công tác, thừa khối lượng. Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 31122014, tỉnh Bắc Kạn nợ đọng xây dựng cơ bản số tiền là 813 tỷ đồng. Hướng dẫn của UBND tỉnh Bắc Kạn theo tinh thần Chỉ đạo số 14 ngày 2862013 của Thủ tướng Chính phủ là: rà soát, cắt giảm các hạng mục của dự án để đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư. Nguyên nhân là hầu như tất cả các công trình có thời gian thi công kéo dài hơn 2 năm đều bị vượt tổng mức đầu tư khi điều chỉnh theo sự thay đổi chính sách của nhà nước và sự tăng giá của vật liệu. Hầu hết các công trình xây dựng không theo thiết kế được duyệt. Dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng, gây thất thoát, lãng phí tiền nhà nước. Tuy nhiên khi nghiệm thu hoàn thành thì hầu hết chất lượng công trình đều được kết luận là đảm bảo tốt. Điển hình là kết luận của thanh tra xây dựng công trình Kè bờ hữu và chỉnh trị dòng Sông Cầu đoạn qua thị xã Bắc Kạn giảm trừ khi quyết toán đối với công trình Kè bờ hữu và chỉnh trị dòng Sông Cầu đoạn qua thị xã Bắc Kạn do khối lượng thi công giảm so với khối lượng trúng thầu với tổng số tiền là: 2.566.847.727 đồng 2.2.2.4. Công tác QLCL trong giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình. Năm 2013, Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành thanh tra xử phạt vi phạm hành chính: 275.000.000 đồng; phát hiện và thu hồi số tiền 373.635.611 đồng nộp vào ngân sách nhà nước, loại khỏi quyết toán 408.218.647 đồng. Năm 2014, Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành thanh tra tổng số tiền vi phạm 6.214.434.888 đồng; số tiền kiến nghị thu hồi là: 255.197.578 đồng; giá trị giảm trừ quyết toán: 5.816.737.310 đồng. Công tác bảo trì chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều công trình không được sửa chữa kịp thời dẫn đ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I NGUYỄN NGỌC QUẤT TÊN ĐỀ ÁN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015-2020 ĐÊ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BẮC KẠN, THÁNG NĂM 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN TÊN ĐỀ ÁN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015-2020 Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Quất Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị K5 - Khóa học 2013-2015 Chức vụ: Trưởng Phòng Quản lý xây dựng Đơn vị công tác: Sở Xây dựng Bắc Kạn Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Văn Hoan Phó Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực I BẮC KẠN, THÁNG NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề án “ Nâng cao hiệu công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2020” Trước hết, xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Chính trị khu vực I thầy giáo, cô giáo nhiệt tình giảng dạy tạo điều kiện giúp đỡ suốt trình học tập, nghiên cứu thực đề án Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thày giáo PGS.TS Hoàng Văn Hoan- Phó Giám đốc - Học viện Chính trị khu vực I hướng dẫn, giúp đỡ, bảo tận tình để hoàn thiện đề án Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn, Ban cán bạn lớp K5 nhiệt tình giúp đỡ thời gian học tập nghiên cứu trường Đồng thời chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Xây dựng - Sở Xây dựng Bắc Kạn toàn thể gia đình, người thân, bạn bè giúp đỡ suốt thời gian qua Xin trân trọng cảm ơn! Bắc Kạn, ngày 03 tháng năm 2015 Tác giả đề án Nguyễn Ngọc Quất MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .3 MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU .6 A MỞ ĐẦU B NỘI DUNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT NGHĨA QLCL Quản lý chất lượng QLCLCT Quản lý chất lượng công trình QLDA Quản lý dự án TCCT Thi công công trình QLNN Quản lý Nhà nước CĐT Chủ đầu tư XD Xây dựng XDCB Xây dựng QH Quốc hội 10 NĐ-CP Nghị định Chính phủ 11 CT-TTg Chỉ thị Thủ tướng 12 TT-BXD Thông tư Bộ xây dựng 13 QĐ-UBND Quyết định Ủy ban nhân dân 14 UBND Ủy ban nhân dân DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU A MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề án Đầu tư xây dựng phận hợp thành quan trọng kinh tế quốc dân, hoạt động xây dựng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội đất nước Đồng thời ngành sản xuất vật chất lớn kinh tế quốc dân Điều thể thông qua quy mô phạm vi hoạt động ngành xây dựng; sở vật chất kỹ thuật đội ngũ lao động; đóng góp ngành xây dựng vào giá trị tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân Ngoài ra, nó lĩnh vực quan trọng tạo tài sản cố định cho kinh tế quốc dân, góp phần giải hài hòa mối quan hệ sản xuất xã hội, mối quan hệ sản xuất ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, dịch vụ; mối quan hệ ngành kinh tế với ngành văn hóa giáo dục, khoa học - công nghệ, an ninh quốc phòng,… Đầu tư xây dựng hoạt động đầu tư nhằm tạo công trình xây dựng theo mục đích người đầu tư phục vụ phát triển xã hội Đầu tư xây dựng nhà nước có ý nghĩa quan trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chất lượng công trình xây dựng có tác động lớn đến chất lượng sản xuất chất lượng sống ảnh hưởng trực tiếp an toàn sinh mạng, an toàn tài sản quyền lợi hợp pháp người dân Đối với xã hội, tuổi thọ công trình nâng cao tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định pháp luật mang lại nhiều lợi ích: giảm chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí việc sử dụng, vận hành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan đẹp, hài hòa tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội Đối với doanh nghiệp, việc nâng cao chất lượng công trình làm giảm chi phí bảo trì, sửa chữa, cải tạo; tăng thời gian sử dụng, bị gián đoạn trình sản xuất từ góp phần nâng cao lợi nhuận Quản lý chất lượng công trình xây dựng khái niệm phức tạp cấu thành từ nhiều nhân tố khác có liên quan đến công trình xây dựng Đó phối hợp nhịp nhàng bên liên quan việc áp dụng công cụ, phương pháp mô hình quản lý chất lượng trình thực dự án đầu tư để đáp ứng yêu cầu đề phù hợp với quy định hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam Hoạt động đầu tư xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm gần diễn mạnh Tuy nhiên chất lượng công trình xây dựng Bắc Kạn thấp, thể nhiều khía cạnh: đầu tư sai, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng địa bàn Bắc Kạn bộc lộ nhiều nhược điểm Chưa quản lý lực hành nghề tổ chức tư vấn, công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế yếu dẫn tới sai sót, lãng phí giai đoạn thiết kế công trình Chưa quản lý chặt công tác thi công, chất lượng vật liệu đầu vào, công tác giám sát yếu, có nhiều lỗ hổng công tác lựa chọn nhà thầu, dẫn tới chất lượng công trình không đảm bảo theo thiết kế, kéo dài thời gian thi công Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, việc đưa biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình để tránh lãng phí, thất thoát nâng cao hiệu đầu tư xây dựng vấn đề phức tạp khó khăn quan quản lý tỉnh Bắc Kạn Vì em lựa chọn đề án “Nâng cao hiệu công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2020” để làm đề án tốt nghiệp chương trình Cao cấp lý luận Chính trị Mục tiêu đề án 2.1 Mục tiêu chung Nhằm nâng cao hiệu công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dân dụng công nghiệp từ vốn ngân sách nhà nước địa bàn tỉnh Bắc Kạn 2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt mục tiêu chung nói trên, cần thực tốt nội dung sau: - Nâng cao lực đơn vị tham gia xây dựng địa bàn t ỉnh Bắc Kạn - Tăng cường chất lượng công tác QLCL công trình xây dựng chủ đầu tư - Tăng cường chế kiểm tra công tác giám sát thi công, kiểm định chất lượng công trình - Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán công chức công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng - Thiết lập quy trình chuẩn, đồng kiểm soát chất lượng công trình xây dựng quan quản lý nhà nước Giới hạn đề án - Nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước chất lượng công trình từ khâu chuẩn bị đầu tư, trình thực đầu tư xây dựng trình khai thác sử dụng công trình xây dựng công trình xây dựng dân dụng công nghiệp từ vốn ngân sách nhà nước địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Về không gian: Đối tượng nghiên cứu đề án quản lý Nhà nước công trình xây dựng dân dụng công nghiệp từ vốn ngân sách nhà nước địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Về thời gian: Đề án áp dụng triển khai thực giai đoạn (2015 - 2020) B NỘI DUNG CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1 Khái niệm đặc điểm công trình xây dựng Công trình xây dựng sản phẩm tạo thành sức lao động người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, liên kết định vị với đất, bao gồm phần mặt đất, phần mặt đất, phần mặt nước phần mặt nước, xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng có đặc điểm sau: - Mang nhiều tính cá biệt, đa dạng công dụng, cấu tạo phương pháp chế tạo Công trình xây dựng mang tính đơn phụ thuộc vào đơn đặt hàng chủ đầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng - Được xây dựng sử dụng chỗ Vốn đầu tư xây dựng lớn thời gian sử dụng lâu dài Do tiến hành xây dựng phải ý từ lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế tổ chức thi công xây lắp công trình cho hợp lý, tránh phá làm lại sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư giảm tuổi thọ công trình - Có kích thước trọng lượng lớn Số lượng chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công lao động phục vụ cho công trình khác nhau, lại thay đổi theo tiến độ thi công Bởi giá thành sản phẩm phức tạp, thường xuyên thay đổi theo khu vực, thời kỳ - Liên quan đến nhiều ngành phương diện cung cấp lẫn yếu tố đầu vào, thiết kế chế tạo sản phẩm, phương diện sử dụng công trình - Liên quan nhiều đến cảnh quan môi trường tự nhiên, liên quan đến lợi ích cộng đồng, đến dân cư địa phương nơi đặt công trình - Mang tính tổng hợp kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa - nghệ thuật quốc phòng Công trình xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt, Có thể 32 - Chủ đầu tư chủ sử dụng thường khác nhau, chủ sử dụng quan tâm đến công tác bảo hành, bảo trì - Công tác toán chủ đầu tư toàn quyền định * Nguyên nhân hạn chế: Qua phân tích đánh giá hạn, chế yếu quản lý chất lượng công trình nói nguyên nhân tình trạng chủ yếu là nhận thức công tác quản lý chất lượng số chủ đầu tư hạn chế; Một số chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án lực chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Công tác giám sát cộng đồng chưa quan tâm mức Nhiều tổ chức tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây lắp lực chuyên môn yếu Nhà thầu xây lắp chưa tuân thủ đầy đủ điều kiện quản lý chất lượng công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật 2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực Một là, Tổ chức tập huấn, tuyên truyền văn quy phạm pháp luật quản lý chất lượng quản lý chất lượng công trình xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Tổ chức phổ biến, tập huấn tuyền truyền văn quy phạm pháp luật quản lý chất lượng công trình xây dựng cho chủ thể có chức quản lý nhà nước xây dựng, tổ chức cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn Trong nguồn kinh phí tập huấn hỗ trợ cho đại diện (160) người chủ đầu tư thuộc khối UBND Huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn địa bàn tỉnh Bắc Kạn Hai là, Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán công chức công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng - Chú trọng bồi dưỡng lý luận, chính trị cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao phẩm chất trị, đạo đức công vụ, đặc biệt kỹ quản lý nhà nước - Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ làm công tác quản lý về chất lượng công trình xây dựng 33 - Thường xuyên rà soát đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, xây dựng định biên cho các đơn vị quan phù hợp chức nhiệm vụ Ba là, Tăng cường công tác phối hợp tra, kiểm tra, kiểm toán chất lượng - Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 UBND tỉnh Bắc Kạn việc ban hành Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành đối với hoạt động quản lý Nhà nước về QLCL công trình xây dựng phân công, phân cấp quản lý - Cần có chế tài đủ mạnh, có khả răn đe ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng Hơn nữa, tra kiểm tra thể tính chất thi hành công lý, cầm cân nẩy mực quan quản lý cần phải làm triệt để và quyết tâm cao độ Vì làm đội ngũ cán kiểm tra vấn đề cần trọng, nâng cao hiệu hoạt động kiểm tra quan quản lý Nhà nước - Tăng cường công tác thẩm định lực, kinh nghiệm nhà thầu đơn vị tư vấn xây lắp trước định lựa chọn để thực dự án đầu tư - Nâng cao chất lượng việc lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, để tránh việc dự án phải điều chỉnh nhiều lần gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB - Nâng cao chất lượng quy hoạch, công tác lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch; bảo đảm tính chiến lược đồng bộ, phù hợp với thực tiễn 2.4 Các giải pháp thực đề án 2.4.1 Rà soát, điều chỉnh công tác quản lý quy hoạch đầu tư công trình Đẩy mạnh nâng cao chất lượng quy hoạch, công tác lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch; bảo đảm tính chiến lược đồng bộ, phù hợp với thực tiễn quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ phù hợp với tình hình thực tiễn nhu 34 cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh làm tiền đề cho việc nâng cao hiệu công tác QLCL công trình giai đoạn triểm khai thực xây dựng Nâng cao hiệu công tác quản lý chất lượng đồ án quy hoạch triển khai thực quy hoạch Khắc phục tình trạng quy hoạch duyệt không triển khai thực theo quy định 2.4.2 Rà soát tổng hợp văn quản lý công trình; Tăng cường tuyên truyền; tổ chức tập huấn, phổ biến văn pháp luật xây dựng Để nâng cao hiệu công tác quản lý chất lượng công trình cần phải đẩy mạnh việc rà soát văn quy phạm pháp luật quản lý đầu tư xây dựng để khắc phục tình trạng nhiều văn chất lượng chưa cao, thiếu đồng thiếu dự báo Từ đề xuất cấp, ngành sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với xu hướng phát triển khoa học - công nghệ, chế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời phân tích, đánh giá bất cập hệ thống văn quy phạm pháp luật đầu tư xây dựng, phân cấp quản lý dự án chủ đầu tư, ban QLDA, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn chủ thể tham gia hoạt động xây dựng để nâng cao hiệu lực quản lý dự án mặt tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng Tăng cường tuyên truyền; tổ chức tập huấn, phổ biến văn pháp luật xây dựng, nghiệp vụ lựa chọn nhà thầu, toán vốn đầu tư kịp thời có hiệu quả; đặc biệt văn quy phạm pháp luật xây dựng ban hành góp phần nâng cao hiệu cho công tác quản lý chất lượng công trình; Tăng cường công tác tra, kiểm tra; Ngăn chặn kịp thời hành vi có biểu tiêu cực; xử lý sai phạm tổ chức,cá nhân theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà công sở Bố trí vốn đầy đủ kịp thời, tổ chức tốt công tác GPMB để bàn giao đất cho DA, tránh việc kéo dài thời gian thực dự án; 35 Xử lý kiên CĐT, thu hồi dự án không chịu triển khai triển khai chậm để chuyển sang cho DA khác; Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực QLDA; cán kỹ thuật lực lượng thợ lành nghề doanh nghiệp xây lắp 2.4.3 Nâng cao chất lượng tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư Nâng cao hiệu công tác QLCL việc, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, để tránh việc dự án phải điều chỉnh nhiều lần gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB Tăng cường thẩm định lực, kinh nghiệm nhà thầu đơn vị tư vấn xây lắp trước định lựa chọn để thực dự án đầu tư Kiên thu hồi đăng ký hành nghề đơn vị không đảm bảo lực, trình độ Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch để thu hút, tạo điều kiện huy động đơn vị tư vấn có lực, trình độ cao, đáp ứng yêu cầu vào hoạt động Cần xử lý nghiêm vi phạm chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư đăng tải trang thông tin điện tử huyện tỉnh 2.4.4 Nâng cao lực Ban QLDA Từng bước kiện toàn, xếp, bố trí lại cán chủ đầu tư Ban QLDA, đảm bảo đủ lực chuyên môn, kinh nghiệm theo quy định Luật Xây dựng nhằm triển khai có hiệu công tác QLCL Kiện toàn, nâng cao lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người lao động làm việc lĩnh vực quản lý ĐTXD Tổ chức lựa chọn nhà thầu phải thực nghiêm túc để chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu XD có đủ lực tài chính,thiết bị, nhân lực nhằm thực hợp đồng xây dựng đảm bảo hiệu quả, tiến độ,chất lượng theo yêu cầu; 36 Hàng năm tổ chức đánh giá, phân loại chủ đầu tư, có chế, chế tài khen thưởng xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư XDCB 2.4.5 Tăng cường công tác kiểm tra, tra, kiểm toán Cần quy định cụ thể chế phối hợp công tác tra, kiểm tra, giám sát đơn vị thực tránh tình trạng trùng lặp, lãng phí thời gian quan Công tác tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán phải thực đầy đủ tất giai đoạn trình đầu tư (lập dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý chất lượng công trình; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng đến hoàn thiện công trình đưa vào sử dụng), tránh tình trạng chủ yếu tập trung vào giai đoạn thi công xây dựng, sau công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng tiến hành Nâng cao lực lực lượng tra sai phạm đầu tư XDCB tinh vi khó phát hiện, nhiều trường hợp điều tra khó khăn, song lực lượng kiểm tra yếu thiếu Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cộng đồng hoạt động quản lý đầu tư XDCB địa bàn TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 3.1 Phân công trách nhiệm thực đề án 3.1.1 Cơ quan chủ trì thực đề án: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn 3.1.2 Trách nhiệm phòng, ban, đơn vị 3.1.2.1 Văn phòng UBND tỉnh: Có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh thực số nội dung sau: - Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể nhiệm vụ cho đơn vị việc tổ chức, triển khai thực đề án - Xây dựng kế hoạch tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng 37 - Hàng tháng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ thực đề án 3.1.2.2 Sở Nội vụ: Tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán đảm bảo có đủ trình độ, lực theo yêu cầu tham gia quản lý đầu tư xây dựng 3.1.2.3 Sở Kế hoạch Đầu tư: chủ trì phối hợp với Sở, Ban, Ngành, huyện, thành phố xây dựng tiêu, tiêu chí công tác đấu thầu, ưu tiên đơn vị có lực, kinh nghiệm, có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO, TQM tham gia dự án có nguồn vốn ngân sách - Xây dựng quy trình thực phân bổ bổ vốn đầu tư xây dựng quy trình thẩm tra vốn đầu tư trước phê duyệt dự án đầu tư - Xây dựng kế hoạch vốn bố trí vốn để thực đề án 3.1.2.4 Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh thực nhiệm vụ: - Xây dựng quy trình thẩm tra, phê duyệt toán dự án hoàn thành - Xây dựng quy trình áp giá, lập, thẩm tra phê duyệt phương án giải phóng mặt 3.1.2.5 Sở Xây dựng ( tham gia thực hầu hết nhóm giải pháp trên) Có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thực số nội dung sau: Trình UBND tỉnh ban hành văn hướng dẫn triển khai văn pháp luật Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chất lượng công trình xây dựng địa bàn Thẩm tra, thẩm định thiết kế dự toán xây dựng công trình Kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng Chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, phân loại văn pháp lý có liên quan đến đầu tư xây dựng để đề xuất bổ sung, sửa đổi, hết hiệu lực phải loại bỏ Xây dựng quy trình thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế vẽ thi công dự toán công trình 38 Xây dựng quy trình thực tra, kiểm tra giám sát chất lượng công trình nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi có biểu tiêu cực; xử lý sai phạm tổ chức,cá nhân theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP 3.1.2.6 Ban quản lý dự án huyện, thành phố: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực số nội dung sau: Xây dựng quy trình thực quản lý chất lượng công trình xây dựng địa bàn huyện, thành phố Xây dựng quy trình nghiệm thu, toán, bàn giao công trình vào khai thác sử dụng Xây dựng quy trình kế hoạch triển khai thực công tác kiểm tra, giám sát, tra dự án đầu tư xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn 3.2 Tiến độ thực đề án: Trong năm, quý III năm 2015 kết thúc năm 2020 * Năm 2015: - Tiến hành khảo sát thực tế - Tiến hành phân công nhiệm vụ - Triển khai xây dựng kế hoạch * Năm 2016: - Triển khai xây dựng quy trình - Hoàn chỉnh việc xây dựng quy trình định ban hành - Tổ chức thực quy trình ban hành - Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm năm thực đề án * Năm 2017: - Bố trí kế hoạch vốn để thực đề án - Triển khai công tác tổ chức cán - Thực kế hoạch đào tạo cán - Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm năm thực đề án * Năm 2018: - Tổ chức lớp tập huấn cán 39 - Rà soát đề nghị sửa đổi, bổ sung điều chỉnh văn có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình - Hoàn thành việc tập huấn cán * Năm 2019: - Hoàn thành công tác đào tạo cán - Hoàn thành công tác tổ chức cán - Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm năm thực đề án * Năm 2020: Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm kết thực đề án tiếp tục triển khai đề án giai đoạn 3.3 Kinh phí thực đề án Kinh phí thực Đề án gồm kinh phí thực dự án thành phần kinh phí tổ chức, quản lý thực hoạt động chung Đề án Toàn kinh phí dự án dự kiến 380 triệu đồng (Ba trăm tám mươi triệu đồng) thực năm, quý III năm 2015 kết thúc năm 2020 Nguồn kinh phí từ ngân sách hỗ trợ tỉnh, huyện Bảng 3.1.Tổng hợp kinh phí thực đề án Đơn vị: triêu đồng TT Khoản mục Dự trù Kinh phí Kinh phí khảo sát thực tế ( xuống sở lấy số liệu) 30,0 Kinh phí xây dựng kế hoạch (Thanh tra, kiểm tra) 20,0 Kinh phí xây dựng quy trình kiểm soát CL(8 x trđ) 40,0 Kinh phí hỗ trợ đào tạo cán (160 người x 1trđ) 160,0 Kinh phí tổ chức lớp tập huấn (160 người x 0,5trđ) x lớp) 80,0 Sơ, tổng kết rút kinh nghiệm (5 năm) 50,0 Tổng 380,0 40 DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 4.1 Ý nghĩa thực tiến đề án Trên sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình tư xây dựng đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Làm rõ vấn đề bất cập, hạn chế, thiết sót, nguyên nhân hạn chế thiếu sót dẫn đến làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Đề xuất số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng nhằm nâng cao trách nhiệm chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế chủ thể tham gia trình đầu tư xây dựng; kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, khắc phục tồn thiếu sót Nguồn lực đầu tư lớn quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí đầu tư, tránh xảy cố an toàn lao động chất lượng thi công 4.2 Đối tượng hưởng lợi đề án Đề án thực có hiệu góp phần nâng cao hiệu quản quản lý chất lượng công trình xây dựng đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước địa bàn tỉnh Bắc Kạn Đối tượng hưởng lợi đề án thứ toàn thể nhân dân tỉnh chủ đầu tư nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế chủ thể tham gia trình đầu tư xây dựng nâng cao trách nhiệm trình triển khai thực đầu tư xây dựng 4.3 Những thuận lợi, khó khăn thực đề án 4.3.1 Thuận lợi Được quan tâm đạt sát tỉnh ủy, UBND tỉnh, cấp ủy đảng, quyền từ tỉnh xuống huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng Sở Ban Ngành tỉnh - Hệ thống văn quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, đồng 41 - Lực lượng cán quản lý đội ngũ tham gia hoạt động xây dựng dồi đặc biệt nguồn nhân lực trẻ (chủ yếu có trình độ chuyên môn đại học, sau đại học) - Tình hình an ninh trị ổn định, đời sống xã hội ngày nâng cao việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực quy định pháp luật xây dựng khả quan - Tranh thủ ủng hộ Trung ương, Bộ, Ngành việc bố trí nguồn vốn Ngân sách, nguồn vốn vay Nhà nước bảo lãnh để thực đầu tư dự án cấp bách, dự án trọng điểm tỉnh 4.3.2 Khó khăn Trình độ lực phận cán công chức viên chức có mặt hạn chế, có tư tưởng chậm đổi mới, làm việc thụ động, thiếu tinh thần trách nhiệm nên hiệu công việc chưa cao - Trong nghiệp công nghiệp hóa, đại hóa đất nước, ngành xây dựng đóng góp vai trò to lớn việc xây dựng sở hạ tầng, công trình phúc lợi, công trình công cộng,… song song với phát triển xã hội, ngành xây dựng phát triển tương ứng, vậy, yêu cầu điều kiện lực, chất lượng xây dựng, biến động tiền lương,… phát triển không ngừng dẫn đến hệ thống văn quy phạm pháp luật xây dựng thường xuyên phải điều chỉnh, sửa đổi - Vấn nạn lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm tồn lẩn khuất dự án đầu tư, công trình xây dựng gây cản trở không nhỏ đến việc thực đề án việc gây ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm - Tư tưởng số phận cán tham gia quản lý, tham gia hoạt động xây dựng lạc hậu, ý trí, ưu tiên dùng kinh nghiệm chịu khó nghiên cứu, áp dụng hệ thống văn mới, công nghệ vào quản lý triển khai thực đầu tư xây dựng - Nhận thức đa số nhân dân quy định, quy phạm pháp luật hạn chế, có trường hợp nặng tư tưởng “phép vua thua lệ làng”, điều gây khó khăn không nhỏ việc thực thi đưa luật định vào sống 42 - Quan điểm xử lý sai phạm công tác tra, kiểm tra chưa triệt để, e dè, nể nang, sợ va chạm; công việc tư tưởng “trăm lý không tí tình” nên có tổ chức, cá nhân sai phạm theo hệ thống, theo dây truyền mà chưa nhận thức trách nhiệm vi phạm pháp luật xây dựng Hơn nữa, chế tài xử lý sai phạm chưa hoàn chỉnh, chưa quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tổ chức, nêu chung chung tạo điều kiện cho số đối tượng làm liều phát sử lý sai phạm né tránh, đổi lỗi cho 4.3.3 Tính khả thi thực đề án - Hệ thống Văn quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng từ Trung ương đến địa phương, thống nhất, đồng Bộ, Ngành; trang thiết bị làm việc đầy đủ, đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ - Toàn cán công chức, viên chức, nhà quản lý nhận thức đắn vai trò trách nhiệm việc thực quản lý nhà nước đầu tư xây dựng bản, không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ - Sự phối hợp tất chủ thể tham gia: Chủ đầu tư; nhà thầu tư vấn, thi công quan quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng - Sự đồng thuận nhân dân địa bàn tỉnh việc tham gia giám sát cộng đồng tinh thần ủng hộ việc đầu tư dự án, công trình có liên quan đến sống, quyền lợi nhân dân (như công tác giải phóng mặt bằng, công trình đầu tư theo kiểu nhà nước nhân dân làm) 43 C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN Kiến nghị 1.1 Chính phủ - Chỉ đạo Bộ, Ngành tiếp tục hoàn thiện hệ thống VBQPPL QLCL CTXD Các VBQPPL điều chỉnh công tác QLCL CTXD hoàn thiện theo hướng cải cách thủ tục thẩm định, phê duyệt, giám sát nghiệm thu cho giảm bớt thủ tục hành chính, bảo đảm kiểm soát CLCT thông qua chủ thể trực tiếp tham gia quản lý, thiết kế thi công XDCT - Đối với dự án, công trình đầu tư nguồn vốn ngân sách Trung ương địa bàn tỉnh Bắc Kạn đề nghị Chính phủ tạo điều kiện cấp đủ kinh phí phê duyệt đảm bảo dự án đưa vào sử dụng tiến độ phát huy hiệu - Bắc Kạn tỉnh miền núí, khó khăn đề nghị Trung ương quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư dự án sở hạ tầng kỹ thuật, dự án phục vụ cho sản xuất chế biến nông lâm sản phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc 1.2 Về phía Bộ, Ngành Trung ương Cần nghiên cứu, soạn thảo hệ thống Văn quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, đồng (từ Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định,…) trước ban hành thay Văn cũ Khi ban hành hệ thống Văn nên có biện pháp chuyển đến địa phương, cấp quản lý chủ đầu tư có liên quan đồng thời đăng tải lên phương tiện thông tin đại chúng (như báo chí, webside, …) Riêng địa phương, phân trách nhiệm cho đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp tới cấp (cấp huyện, cấp xã, chủ đầu tư,…) thời gian cụ thể để thống thực toàn quốc Tăng cường công tác nhân cho đơn vị quản lý nhà nước đầu tư xây dựng người đủ trình độ lực chuyên môn, nghiệp vụ Thường xuyên tổ chức khóa đào tạo, tập huấn, buổi hội thảo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kinh nghiệm quản lý cho cán đương nhiệm đồng thời quy định trách nhiệm quan, đơn vị tham gia tuyển dụng 44 nhân không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Riêng việc lựa chọn chủ đầu tư, cần lựa chọn chủ đầu tư có đủ lực, không lựa chọn chủ đầu tư kiêm nhiệm trường học, sở y tế Đề nghị Chính phủ, Bộ, Ngành quy định cụ thể lực đơn vị tham gia hoạt động xây dựng công tác tư vấn, không để xảy trường hợp người tham gia chủ trì, chủ nhiệm dự án, tư vấn giám sát lúc nhiều dự án, công trình Đồng thời có biện pháp quản lý hoạt động cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân việc tìm hiểu, thực quy định, quy phạm pháp luật xây dựng; thường xuyên lắng nghe ý kiến tham gia nhân dân giải thích cho nhân dân công tác quy hoạch, ban hành đơn giá đền bù giải phóng mặt Tăng cường công tác kiểm tra, tra lượng chất nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật xây dựng, tránh xảy tình trạng nợ công, tiến độ thi công kéo dài Đề nghị Bộ, Ngành, sở đào tạo cần nghiên cứu việc nâng cao chất lượng đào tạo đặc biệt hệ chức, liên thông; nâng cao chất lượng công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cá nhân tham gia hoạt động xây dựng tránh tình trạng đào tạo ạt, chạy theo tiêu mà không trọng đến chất lượng đầu Kết luận Công tác quản lý chất lượng công trình đầu tư xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy định khác nhau, đặc biệt phải xử lý đa dạng các mối quan hệ dân sự, quan hệ hành chính và nhiều mối quan hệ khác Với vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng thì hoạt động đầu tư xây dựng đã và được cấp Đảng, cấp quyền, Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm Lĩnh vực xây dựng phát triển tạo điều kiện thuận 45 lợi cho ngành, lĩnh vực khác phát triển Những khu đô thị hình thành, công trình đẹp mỹ thuật, to lớn quy mô dần mang lại sắc thái riêng cho không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Tuy nhiên, hoạt động đầu tư xây dựng bản từ trước cho tới vẫn còn xảy nhiều tình trạng tiêu cực, thất thoát, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và quản lý vốn đầu tư, đồng thời gây tác động xấu đến tăng trưởng Do đó việc phân tích tình hình quản lý vốn đầu tư, quản lý dự án đầu tư và đưa các giải pháp hoàn thiện có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách để phát triển ngành đầu tư xây dựng thời gian tới Qua quá trình nghiên cứu, đề án đã phân tích, đánh giá một cách khoa học tình hình công tác quản lý chất lượng công trình đầu tư xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn những năm vừa qua: Những thành tựu to lớn của ngành Xây dựng đã và góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của địa phương và những tồn tại, hạn chế công tác quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng Ngoài ra, đề án cũng phân tích rất kỹ các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế ngành đồng thời đưa được các giải pháp khắc phục, hoàn thiện và các điều kiện cần có để thực hiện thành công những giải pháp đó nhằm nâng cao hiệu công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020 Đề án nghiên cứu vấn đề phức tạp cấp bách mối quan tâm cấp, ngành Trong khả tác giả nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu đề án không nhiều, thời gian công tác ngành kinh nghiệm quản lý nhà nước hạn chế, đề án không tránh khỏi thiếu sót, học viên kính mong trân trọng cảm ơn tham gia đóng góp ý kiến đánh giá quý báu thầy, cô đóng góp ý kiến đồng nghiệp để đề án nghiên cứu hoàn thiện học viên hy vọng rằng, kết đạt nghiên cứu đề án góp phần nâng cao lực nhận thức lý luận thực tiễn trình công tác học viên sau 46 TÀI LIỆU SÁCH CHUYÊN KHẢO Bộ Tài chính: Thông tư 19/2011/TT-BTC Bộ Tài quy định toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước Bộ Tài chính: Thông tư 86/2011/TT-BTC quy định quản lý, toán vốn đầu tư vốn nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước Chính phủ: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước Chính phủ: Nghị định 63/2014/NĐ-CP việc quy định chi tiết thi hành số điều Luật Đấu thầu lựa chọn nhà thầu Chính phủ: Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 giám sát đánh giá đầu tư Quốc hội, Luật đấu thầu, số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 Quốc hội, Luật Đầu tư công, số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Quốc hội, Luật Ngân sách Nhà nước, số 01/2002/QH ngày 16/12/2002 Quốc hội, Luật Xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 10 Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011Về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước vốn trái phiếu Chính phủ 11 Thủ tướng Chính phủ (2013), Chỉ thị số 14/ CT-TTg ngày 28/6/2013 tăng cường quản lý đầu tư xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN 12 Chính phủ: Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng năm 2015 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 13 Bộ Xây dựng: Thông tư 01/2015/TT-BXD ngày 23 tháng năm 2015 Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công quản lý chi phí đầu tư xây dựng 14 Chính phủ: Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng năm 2015 Quy định chi tiết hợp đồng xây dựng 15 Chính phủ: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng năm 2015 Quy định chi tiết hợp đồng xây dựng 16 Chính phủ: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng năm 2015 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Ngày đăng: 08/07/2016, 22:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w