Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 2020 (LV thạc sĩ)
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
DIỆP HÒNG NHUNG
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyén nganh: QUAN LY KINH TE
THAI NGUYEN - 2017
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
DIỆP HÒNG NHUNG
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU NGỌC TRỊNH
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình khoa học nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn
Trang 4LOI CAM ON
Đề hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và đồng nghiệp
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh là thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ tôi về kiến thức khoa học trong quá trình thực hiện luận văn
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các cán bộ viên chức phòng Tài
chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ
Tôi xin biết ơn sâu sắc đến đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi đề tôi có thể hoàn thành được khóa học này
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn này không tránh được những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn
Trang 5MUC LUC ILỚI GAM ĐOA Ni sassnstanin011800080280t0883140888111480085803803800303041Ei8880.800880ã0naagd i TỚI BẼNTGÍN toannronintiointiettoEDHTUNGIOIREGINHDSDNGSRGSHIAUSGVWSEiSPtSiNGRPiBiRnrtrsosrosspl ii 00906 902 iii DANH MUC CAC TU VIET TAT ueeeccescsscsssssstsssessesssessessesssessessessesuessessessesseeasesses vi b9 0i8000098:79 cm vii
DANH MỤC CÁC HÌNH (56-56 SE EEEXEE1E111111121111111111 111111 viii
IMO "DAD siescsnsssasesissasessvescenresnsessossosunsnssbiesssssonnsssssesnnssrtsnusststennsenseconcessneonionenrinseasess 1 1 Tính cấp thiét ctia 6 tai c eececcecccecccesssesssesssesssesssesssesssesssessuesssesseesseesseesseesseesseessees 1
PÄ\ nã i8 2019i 0 0 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿2£ ©+£++++£+++E+EtExEtrxeerxerkerrkerrvee 3 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn . ¿- ¿5+ SscxeceEeEzrrrerkerree 3 5 Kết cấu của luận văn . c-©tSt+EtSEE2EE2E12E12E17171715112112117171711111E1E.EeEEcrke 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE QUAN LÝ NGÂN
SACH XA 0 5
1.1 Một số vấn đề cơ bản về ngân sách Nhà nước 2: s+2zz+2xz+cxzrxerrsee 5 1.1.1 Khái niệm, vai trò của Ngân sách Nhà nước - -¿ : x-+x+ec+srereeers 5
1.1.2 Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý NSNN -¿7ccccccccscecscee 9
1.2 Tổng quan về ngân sách xã 2¿-©2+¿+V++2C++t2EE+tEEEEvEEEvrrrkrerrrrrrrrrrrks 11
1.2.1 Khai niém, dc diém ca Ngan sach X4 woe eesceesesssessseesseessesssessseesseeseesseesseens II
122 Nguồn thu, nhiệm vu chi của ngân sách xã - 6 5+ 5s + £sssxsseexe 14 1:2.3: Vai trò của ngân sáCH Xã ¿s‹ccciiscccc6150166612010160615105068111601161141051614515614805655451666414 18 18 1.2.4 Nội dung công tác quản lý ngân sách xã ¿5 + sseeirrrerree 19 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách xã - 28 1.3 Thực tiễn về quản lý ngân sách xã 2¿2¿©+t+xt2EEtSEESrksrxrsrkrrrkrres 31
1.3.1 Kinh nghiệm của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang -. : + 31
1.3.2 Kinh nghiệm của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên . - - 32
1.3.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý ngân sách xã cho huyện Đồng Hy, tinh
Thái NguyÊN - - c1 1k nHY TT TH TH TH TH TT HT TT HT nh TT hệ 34
Trang 62.1 Cau hoi nghién CUU? 0 Ầ 14 36 2.2 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
2.2.1 Phương pháp tiếp cận
2.2.2 Khung phân tích
2.3 Phương pháp thu thập thông tim . - (5< 2c **E SE ngư 2.3.1 Nguồn thông tin phục vụ phân tích -2¿¿++2+++2+++czx++rxxeerxs 40 VY Nhi oi 41 2.4 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin . ¿52+ 55+ +esereerexeeerx 42
2.4.1 Phương pháp tông hợp số liệu 2- 22 22©+++x+2EE++Exe+Exeerxeerxeerxeee 42
2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu ¿- 2 5¿+22++++£+++Ex++Ex++rxesrxesrxeee 42
2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . ¿- + +2++2+++2E+++2Ex+ttzx+erxxrerrrrrrxx 43 Chuong 3: THUC TRANG QUAN LY NGAN SACH XA TREN DIA BAN HUYỆN ĐÔNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN . -s scssccsses 47
3.1 Đặc điểm địa bàn H300) 8 47
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ 47
3.1.2 Một số nét tổng quát về thu, chỉ NSNN và hệ thống quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hý 2-©2¿+2E2EE2EE2EEt2EE 2712712712712 22 re 51 3.2 Thực trạng Quản lý ngân sách xã tại huyện Đồng Hỷ 2-+- 60 3.2.1: Thực trang lập dự toán ngân sách Xã:::.:::.-::sss-cc011:52266001660133646313514663835 5553588 60 3.2.2 Công tác chấp hành dự toán ngân sách xã : ¿-ce+c++z+cxceee 68
3.2.3 Quyết toán NSX -2c 222.22 2221122211221 72
3.2.4 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra quản lý ngân sách . 90 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách xã - 92 3.3.1 Nhận thức của chính quyền địa phương -2 2- 5¿©+2x2zxzrxe+rxzee 92
3.3.2 Chế độ, chính sách của NH:TƯỨC hs niecxisvigi563003042I0898143981933304223@# 93
3.3.3 Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Ngân sách xã 94
3.3.4 Sự hiểu biết pháp luật thu NSX, tính tự giác của tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với INSX -2¿©2+c 212212221 22122112112112211.211 21121 94
3.3.5 Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý NSX 94 3.4 Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ qua
Trang 73.4.3 Đánh giá cơng tác quyết tốn NSX -.¿- 22c 22tr 99
3.4.4 Đánh giá công tác thanh, kiỂm tra cecceccesessessesssessesseessesseessessessesseeseeseseees 99 3.5 Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hÿ 100
3.5.1 Những kết quả đạt được -ccscccccchhnrrrrrrrrie 100
3.5.2 Hạn chế ¿-c se kÉEk SE SEkEEE111971111121171111111111111111111111 111111117111 crxE 101
3:5:3: Nguyên HHẬN saesisssesisosspststos0E21A6015163YS0ISXSSYSOSSLSSVESYSGSYSEYSSOVSEYERQYESYSSSSYSIXEES 102
Chương 4: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 105 4.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 105 4.1.1 Quan điểm phát triỂn -2¿- 22¿©22++22+++2EE+tEEEEEEEEEEEEEvEEEkrrrkrrrrkrrrrrrcee 105 4.1.2 Mục tiêu phát triỂn 2- 22 ©22+2+2+2EE22EE221122132711711711211.11 11.1 tre 105
4.2 Quan điểm và mục tiêu về tăng cường quản lý Ngân sách xã trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 2-2 <£©+£©EE+EE££EEESEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkree 107
4.2.1 Quan điểm về tăng cường quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện
4.2.2 Mục tiêu quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 109
4.3 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn
huyện Đồng Hý, tỉnh Thái Nguyên -2-©22- 5222 2SEEESEEEEEEEEEEEEEEerErrrkrrrvrer 110 4.3.1 Nhóm giải pháp trực tiẾp -¿ -¿- 2+ ©2<2x+22EE2A221127112711711221 221 ee 110 4.3.2 Các giải pháp bổ trợy -22- 22222 222221122112711711711211112211 211.1 yee 114
4.4 Kiến nghị ¿-5s- 2s 13 21122117112111111 111 111111 11.11 11 111gr 118 4.4.1 Đối với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế -2-¿s+2sz2cxz2cszeee 118
4.4.2 Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên 2 2-52 52222 +ecxeerxeerxeerseee 118
4.4.3 Đối với các địa phương trên địa bàn huyện Đồng Hÿ .- - 120
0000077 121
IV 0800)90960:7.),8.4:7 00077 123
Trang 9
DANH MUC BANG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Đồng Hỷ năm 2016 . 48
Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014 - 2016 49
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hý giai đoạn 2012 - 2016 50
Bảng 3.4 : Kết quả thu, chỉ NSNN huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014 - 2016 53
Bảng 3.5 Mối quan hệ thu chỉ NSNN huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014 - 2016 55
Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, 2-©22c2cE2EEcrErrrrrrrkrrree Bảng 3.7: Dự toán thu NSX huyện Đồng Hÿ giai đoạn 2014 - 2016 Bảng 3.8: Dự toán chi NSX trên địa bàn huyện Đồng Hÿ giai đoạn 2014 - "0 66
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả chấp hành dự toán thu ngân sách xã qua các năm 69
Bang 3.10: Tổng hợp chấp hành dự toán chỉ ngân sách xã qua 4 năm 71
Bảng 3.11: Quyết toán thu NSX giai đoạn 2014 - 2016 . -.¿ -c¿cccccecs+ 75 Bảng 3.12: Quyết toán thu bé sung ngân sách xã giai đoạn 2014 - 2016 77
Bảng 3.13: Quyết toán thu NSX theo sắc thuế . 2¿-5c©2s2cxcczxccrxerrxrrrs 80 Bảng 3.15: Quyết toán chỉ NSX giai đoạn 2014 - 2016 . -. c¿c5ccccs+ 85 Bảng 3.17: Kết quả phỏng vấn sâu về lập dự toán NSX -. -2-cccccscee 96 Bảng 3.18: Kết quả phỏng vấn sâu về chấp hành đự toán NSX 98
Bảng 4.1: Mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 106
Trang 10DANH MUC CAC HiNH
So dé 1.1: Hệ thống Ngân sách Nhà nước 2-2 s++x+2EE£2EEeEEEerEkerrkerrkeres 9
Hình 2.1: Khung phân tích quản lý NSX -¿ ¿c5 St Sreererree 39 Sơ đồ 3.1 Hệ thống quản lý ngân sách các xã, thị trắn tại huyện Đồng Hỷ 58
Sơ đồ 3.2: Quy trình lập dự toán NSX tại huyện Đồng Hỷ - 60
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN) NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt đối với người đân nông thôn Là một đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở, chính quyền cấp xã trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân dựa trên các quy định của pháp luật Do vậy, NSX là công cụ tiên quyết cho chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Trong chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, việc ưu tiên cho phát triển nông thôn là vấn đề bức thiết cần giải quyết nhằm thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Để thực hiện được điều đó, ngoài việc
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi, thì còn phải xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách để quản lý tại cấp cơ sở, cụ thé là chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) Đặc biệt, phải hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tài chính ngân sách xã, vì lĩnh vực này ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của chính quyền cấp xã Ngân sách xã là công cụ, phương tiện vật chất bằng tiền để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, là một công cụ kinh tế quan trọng điều tiết, quản lý nền kinh tế xã hội tại địa phương Là một cấp ngân sách cơ sở cuối cùng trong hệ thống NSNN, ngân sách xã trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú ý cùng với quá trình phát triển và hồn thiện khơng ngừng chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở
Chính vì lý do đó, cùng với việc chú trọng quản lý ngân sách của nhà nước (NSNN), Đảng và nhà nước còn quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách xã bằng hệ thống Luật ngân sách nhà nước: Luật NSNN số
47/1996/QH10 ban hành ngày 20/3/1996; Luật NSNN số 06/1998/QH10 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NSNN năm 1996; Luật số 01/2002/QH11 - Luật NSNN;
Luật NSNN số 83/2015/QH13 (có hiệu lực từ 1/1/2017)
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, công tác quản lý ngân sách xã còn nhiều vấn đề cần phải bàn, nhiều điều bat cập, nhiều những tồn tại cần phải được hoàn thiện để đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất nước, cả về chiều
Trang 12Đồng Hÿ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tinh Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, phía Tây giáp huyện Phú Lương, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình Toàn huyện
có 15 xã và 3 thị trấn và là địa bàn có nguồn thu và nhu cầu chỉ lớn trong tỉnh
Trong những năm qua kinh tế của Huyện phát triển ổn định, đời sống vật chất tỉnh thần của người dân ngày một nâng cao, có được kết quả đó nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt sự thay đổi bộ mặt ở nông thôn có sự đóng rất lớn của công tác quản lý ngân sách xã khi thực hiện Luật NSNN Mặc dù vậy, bên cạnh những mặt đã làm được ngân sách xã của huyện Đồng Hỷ cũng bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế như: việc lập dự toán chưa bám sát thực tế tại địa phương, một số khoản thu chưa đạt so với dự toán, hầu hết các khoản chỉ đều vượt dự tốn, cơng tác quyết toán vẫn còn tình trạng hạch toán chưa rõ rang, chính xác, công tác thanh, kiểm tra còn mang tính hình thức, chồng chéo,
Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý NSX góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu, chỉ NÑSX trên địa bàn huyện, hướng tới sự phát triển bền
vững đòi hỏi cần có những những phân tích, đánh giá và các giải pháp cụ thê nhằm
hoàn thiện quản lý NSX trên địa bàn huyện
Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng H, tỉnh Thái Nguyên” nhằm mục đích
đưa ra một số giải pháp và kiến nghị dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại và nâng cao chất lượng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hý
2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hy, tir dd đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
2.2 Mục tiêu cụ thể
Trang 13nguyên nhân chủ yếu của chúng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hÿ, tỉnh Thái Nguyên thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hy, tinh Thai Nguyén
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách xã gồm lập dự toán, chấp hành dự toán (hoạt động thu, chi ngân sách), quyết tốn ngân sách xã, cơng tác kiểm tra ngân sách xã và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý ngân sách xã, thị trân trên địa bàn huyện Đồng Hý, tỉnh Thái Nguyên
- Về thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong luận văn được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016, kết quả phỏng vấn sâu năm 2016 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
* Về mặt khoa học: Luận văn hệ thống lý thuyết quản lý NSNN nói chung,
ngân sách xã nói riêng Bước đầu tổng kết những bài học kinh nghiệm của một số huyện khác trong việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã
* Về mặt thực tiễn: Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đồng Hý, tỉnh Thái Nguyên Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện, chỉ ra được những thành công, tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung của luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Trang 14Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Trang 15CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN LY NGAN SACH XA
1.1 Một số vẫn đề cơ bản về ngân sách Nhà nước 1.1.1 Khái niệm, vai trò của Ngân sách Nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm về NSNN
NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, ton tai và phat trién trén cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Liên quan đến khái niệm NSNN, đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau:
Theo Dương Đăng Chinh (2009, trang 67) thì: “Ngán sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định ”
Theo từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện Nghiên cứu Tài chính cho rằng: “Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (tiên thu vào) và chỉ tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
Luật NSNN năm 2002 (được thông qua tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XI ngày l6 tháng 12 năm 2002): “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyên quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ”
Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 25/06/2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, cho rằng: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ
của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đám thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Đây là khái niệm có thể coi là cơ bản nhất trong các khái niệm về NSNN
Ngoài ra còn nhiều quan điểm khác nhau về NSNN, có thể tổng hợp các quan điểm đó thuộc 3 nhóm sau đây:
Trang 16được vị trí của NSNN so với các quỹ tiền tệ khác Vì thực tế cũng thường thấy, thu của Nhà nước đưa vào một quỹ tiền tệ và chi của Nhà nước cũng xuất từ quỹ tiền tệ ấy Nhưng các quan điểm này chưa phản ánh được vị trí cân đối vĩ mô của NSNN trong nền kinh tế quốc dân
+ Quan điểm thuộc nhóm thứ ba thì cho rang NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và phân phối các nguồn tài chính Chỗ đúng của quan niệm này là nói lên được NSNN chứa đựng các quan hệ kinh tẾ, nhưng nó lại không nói lên được thực thể NSNN là gì? Quan hệ kinh tế đó có phải là quan hệ tài chính - ngân sách không?
Các quan điểm trên không có sự khác nhau quá lớn, hoàn toàn có thể xích lại gần nhau Dựa trên cơ sở phân tích đó và quan sát hiện thực có thể khái niệm NSNN như sau: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu - chỉ của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyên quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Từ khái niệm và cách tiếp cận nêu ở trên, có thể rút ra một số điểm đặc trưng của ngân sách nhà nước như sau:
- Ngân sách nhà nước là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến và cho phép thực
hiện các khoản thu, chỉ bằng tiền của một chủ thể nào đó (Nhà nước, bộ, xí nghiệp,
gia đình, cá nhân)
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thâm quyền quyết định
- Ngân sách nhà nước tôn tại trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
Ba điểm đặc trưng trên đây là cơ sở để xác định khái niệm về ngân sách nhà
nước Nói cách khác, về mặt khái niệm, có thể hiểu ngân sách nhà nước là dự toán (kế hoạch) thu - chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
Gắn liền với khái niệm NSNN là khái niệm về năm ngân sách Năm ngân
Trang 17một khác Đa số các nước, năm ngân sách trùng với năm dương lịch tức là bắt đầu
từ 01/01 kết thúc vào 31/12, như Pháp, Bi, Hà Lan, Trung Quốc, Lào, Triều Tiên,
Malaisia, Philippin, Ở các nước khác, thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân
sách thường rơi vào tháng 3, như: Apgranixtan (bắt đầu từ ngày 21/3 năm trước và kết thúc vào ngày 20/3 năm sau), tháng 4, như: Anh, Nhật, Canada, Hongkong, Ấn Độ, Inđônêxia, Singapore (bắt đầu từ ngày 01/4 năm trước và kết thúc vào ngày 31/3 năm sau) Ở Việt Nam, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
1.1.L2 Vai trò của ngân sách nhà nước
NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và có vai trò quyết định sự phát triển của nền KT-XH mỗi quốc gia Vai trò của NSNN được xác lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn cụ thể Phát huy vai
trò của NSNN như thế nào là thước đo đánh giá hiệu quả điều hành, lãnh đạo của
Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, NSNN có các vai trò chủ yếu sau:
Một là, NSNN có vai trò huy động các nguồn tài chính đê đảm bảo nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của NSNN, để đảm bảo cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có
những nguồn tài chính nhất định Những nguồn tài chính này được hình thành từ
các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vai trò lịch sử của NSNN mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào NSNN đều phải thực hiện
Hai la, NSNN là công cụ điều tiết thị trường, bình ồn giá cả và chống lạm phát
Trang 18người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chỉ từ NSNN dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính Đồng thời, trong quá trình điều tiết thị trường, NSNN còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn qua đó góp phần kiểm soát lạm phát
Ba là, NSNN là công cụ định huớng phát triển sản xuất
Đề định hướng và thúc đây tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và chỉ ngân sách Bằng công cụ thuế, một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác nhà nước sử dụng thuế với các loại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những
vùng những lĩnh vực cần thiết đề hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định Đồng thời, với các khoản chỉ phát triển kinh tế, đầu tư vào CSHT, vào các ngành kinh tế
mũi nhọn nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã
hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
Bốn là, NSNN là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Nền KTTT với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư NSNN là
công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng đề điều tiết thu nhập, với các sắc
thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt, Các sắc thuế này không
Trang 191.1.2.1 Hệ thống ngân sách Nhà nước
Hệ thống ngân sách Nhà nước là tổng thê các cấp ngân sách có mối quan hệ cơ hữu với nhau trong quá trình thực hiện việc thu, chi của mỗi cấp ngân sách
Luật NSNN năm 2002, quy định hệ thống NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hiện hành thì ngân sách các cấp bao gồm:
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh) bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, tỉnh thuộc tỉnh
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) Bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn
- Ngân sách các xã, phường, thị trân (gọi chung là ngân sách xã) Ngân sách Nhà nước | | Ngân sách địa phương Ngân sách Trung ương v Ỳ Vv
NS tinh va thanh NS huyén, quan, NS xã, phường,
phô trực thuộc thị xã, thành phô thi tran Trung ương
Sơ đồ 1.1: Hệ thống Ngân sách Nhà nước
(Nguồn: Túc giả tự tổng hợp)
Trang 201.1.2.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc xử lý các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương trong hoạt động của ngân sách nhà nước, từ đó cho phép hình thành một cơ chế phân chia ranh giới quyền lực về quản lý ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền Vì vậy nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước về cơ bản bao gồm các nguyên tắc chủ yếu sau:
Một là: Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
Hai là: Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân định
nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể:
- Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tang kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương
chưa cân đối được thu, chi ngân sách
- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý
Ba là: Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính - ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp
Bon là: Kết thúc mỗi kỳ ôn định ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chỉ của từng cấp, theo thẩm quyền quy định của Luật Ngân sách nhà
nước, Quốc hội, Hội đồng nhân dân điều chỉnh mức bổ sung cân đối từ ngân sách
cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu
Trang 211.2 Tổng quan về ngân sách xã
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của Ngân sách xã
1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, dân tộc ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau với những chế độ khác nhau từ phong kiến cho đến XHCN ngày nay Song song với sự ra đời, tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước thì “quỹ” xã (mà bây giờ gọi là NSX) cũng được hình thành và phát triển như một tất yếu khách quan để đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước ở cơ sở Trải qua các giai đoạn khác nhau xã cũng mang những tên gọi khác nhau gắn với những chức năng nhiệm vụ nhất định Ví dụ như thời kỳ Khúc Hạo gọi là giáp xã, các triều đại Đinh, Lê, Trần, Lý gọi là hương xã Cho đến nay chính quyền cấp xã đã trở thành cấp chính quyền cơ sở giúp vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở nước ta
Về chế độ thu, chỉ NSX trong mỗi thời kỳ cũng có sự khác nhau do sự áp đặt
các luật lệ khác nhau của các triều đại Trong thời Lê, chế độ quản lý NSX được
quy định rất chặt chẽ: đối với xã lớn chỉ được phép chỉ trong phạm vi 50 quan, xã
nhỏ 20 quan (đơn vị tiền tệ lúc đó), quỹ xã chỉ giữ lại 30 quan để chỉ tiêu, số còn lại
phải gửi vào nhà giàu trong xã cất giữ Dưới chế độ XHCN, trong thời kỳ bao cấp công tác quản lý NSX chưa được quan tâm, coi trọng do ảnh hưởng của cơ chế tập trung, bao cấp Từ năm 1996 NSX được quản lý theo Luật NSNN
Đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong thời kỳ đôi mới, chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, trong những năm vừa qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng như: Luật NSNN số
01/2002/QHI1; Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003, Quyết định số
94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành
chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã, Đây thực sự là một bước phát triển mới
Trang 22kịp thời can thiệp vào nền kinh tế theo chiều hướng khuyến khích phát triển Gắn với cấp chính quyền trong tổ chức bộ máy Nhà nước là một cấp ngân sách Sự tồn tại của cấp xã kéo theo sự xuất hiện của Ngân sách xã, chính vì vậy NSX tồn tại là một tất yêu khách quan
1.2.1.2 Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử, phân định thành ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách Trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (tỉnh, huyện, xã) Ngân sách Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Ngân sách xã đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thê chủ
động khai thác những thế mạnh có sẵn đề phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách
xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã Ngân sách xã trực tiếp gắn với người
dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân Chính vì vậy, NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của
Nhà nước, có thể hiểu một cách khái quát nhất về ngân sách xã như sau:
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, là quỹ tiền tệ tập trung phản ánh mỗi quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyên xã với một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyển xã trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính
trị, an ninh trật tự và văn hoá, xã hội trên địa bàn theo phân cấp
Như vậy có thê hiểu NSX là toàn bộ các khoản thu, chỉ được quy định trong dự toán hàng năm do HĐND cấp xã quyết định và giao cho UBND cấp xã thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
1.2.1.3 Đặc điểm ngân sách xã
Trang 23NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, đó là:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ theo quy định của pháp luật
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cơ quan có thâm quyền quy định
- Hoạt động thu chỉ của Ngân sách xã luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của
cơ quan quyền lực Nhà nước cấp xã - đó là HĐND cấp xã;
- Ngân sách xã là cấp Ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, là nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ lợi
ích giữa Nhà nước và nhân dân Mối quan hệ về lợi ích đó được thực hiện thông
qua hoạt động thu, chi Ngân sách xã Trên cơ sở đó, chính quyền cấp xã cũng đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Bên cạnh các đặc điểm chung, NSX còn có các đặc điểm riêng sau đây: Một là, NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở Hoạt động của quỹ được thê hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi NSX
Hai là, các chỉ tiêu thu chỉ NSX luôn mang tính pháp lý (nghĩa là các chỉ tiêu này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo thực hiện)
Ba là, đằng sau quan hệ thu chỉ NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu chỉ NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thể kinh tế xã hội
Bồn là, NSX vừa là một cấp ngân sách, lại vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc) Đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối
lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX Xã là đơn vị cơ sở
Trang 241.2.2 Nguôn thu, nhiệm vụ chỉ của ngân sách xã
Thực chất của sự phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ cho NSX là giải quyết mối quan hệ giữa cấp xã với ngân sách cấp trên từ việc quản lý sử dụng NSNN Một trong những yêu cầu của việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ Ngân sách là phải nhận định rõ ràng, cụ thể, phải phù hợp với chức năng của từng cấp Do vậy việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ cho NSX phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ nguồn thu, nhiệm vụ chỉ cũng có
sự điều chỉnh, bỗ sung cho phù hợp với thực tế
1.2.2.1 Nguồn thu của ngân sách xã
Trong điều kiện triển khai thực thi Luật NSNN đã được Quốc hội khố XI
thơng qua tại kỳ họp thứ hai ngày 16/12/2002, cơ cấu nguồn thu cho cấp xã ở các địa phương khác nhau sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định Việc phân cấp nguồn thu cho NSX phải đảm bảo nguyên tắc:
- Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của
Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quán lý Nhà nước của cấp xã;
- Phù hợp với việc phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu giao cho ngân sách xã không vượt tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương do
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định giao cho từng tỉnh đối với các khoản thu đó, riêng đối với 5 loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Luật
Trang 25khảo những chỉ dẫn mà Bộ Tài chính đã đưa ra trong Thông tư số 60/2003/TT-BTC
ngày 23/6/2003 về phân định nguồn thu cho NSX như sau:
* Các khoản thu Ngân sách xã hưởng 100%
Đây là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chỉ thường xuyên, chỉ đầu tư phát triển Căn cứ quy mô giữa nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội và nguyêntắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ thu chi thườngxuyên Khi phân cấp nguồn thu HĐND cấp tỉnh xem xét đành cho NSX hưởng 100% các khoản thu sau đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định;
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách theo chế
độ quy định;
- Các khoản huy động đóng góp của các tô chức, cá nhân;
- Viện trợ khơng hồn lại do các tổ chức, cá nhân ở nước ngoải trực tiếp cho NSX;
- Thu kết dư NSX năm trước;
- Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật
* Các khoản thu Ngân sách xã được hướng theo tỷ lệ điều tiết:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; - Thuế chuyên quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà đất;
- Tiền cấp quyền sử dụng đất;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất;
- Thuế môn bài
Đối với các khoản thu trên, NSX được hưởng tối thiểu 70% Căn cứ vào nguôn thu và nhiệm vụ chỉ của xã, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ NSX
được hưởng cao hơn, tối đa là 100%
Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định trên, HĐND cấp tỉnh còn có thể bé sung thêm các nguồn thu phan chia cho xã nếu sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật NSNN đã dành 100% cho xã và các khoản thu được hưởng
100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi
Trang 26* Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên
Trong tô chức hệ thống NSNN các cấp có mối quan hệ hữu cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chỉ ngân sách Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thé nếu cấp ngân sách (hay một bộ phận cấp ngân sách) nào không tự cân đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm bổ sung vốn cho cấp ngân sách (hay bộ phận cấp
ngân sách đó) để đảm bảo cân đối thu chỉ ngay từ khâu xây dựng dự toán Từ đó
hình thành khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới Trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân đối được thu chi nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn thu thứ 3 cho NSX Cơ chế xác định số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được quy định như sau:
- Thu bổ sung đề cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chỉ theo các nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %) Số bổ sung
này được xác định từ năm đầu thời kỳ ôn định và được giao ôn định từ 3 - 5 năm
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
Ngoài các khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật
1.2.2.2 Nhiệm vụ chỉ của Ngân sách xã
Chính quyền nhà nước cấp xã sử dụng ngân sách xã để đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tiến tới đạt được các mục tiêu
chiến lược về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
Chi ngân sách xã gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi, định mức phân bổ chi thường xuyên cho ngân sách xã, cụ thể các nhiệm vụ chỉ như sau:
* Chỉ đầu tư phát triển: Các khoản chỉ đầu tư phát triển thể hiện rõ mục đích
tích luỹ, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chỉ NSX nên trước khi quyết định đầu tư, UBND cấp xã cần xác định rõ sự cần thiết phải đầu tư, nguồn vốn đảm bảo cho công trình, tránh tình trạng quyết định đầu tư dàn trải khi chưa có nguồn đảm bảo làm tăng nợ XDCB, mắt khả năng cân đối ngân sách
Trang 27- Chi dau tư xây dựng các công trình kết cấu ha tang kinh tế xã hội của từng
xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý
- Các khoản chỉ đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật * Chỉ thường xuyên: Bao gồm các khoản chỉ chủ yếu sau:
a) Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã + Phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân, phụ cấp cấp uỷ + Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước + Công tác phí
+ Chỉ về hoạt động văn phòng như: chỉ phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí
bưu điện, điện thoại, hội nghị, chỉ phí tiếp tân, tiếp khách
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc
+ Chi khác theo chế độ quy định
b) Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã
c) Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt
Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam)
d) Đóng BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo
chế độ quy định
e) Chi cho công tác an ninh, quốc phòng:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản cho khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật
+ Chỉ công tác an ninh, tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã
+ Các khoản chỉ an ninh, quốc phòng khác theo chế độ quy định
ø) Chỉ cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thé duc thé thao
do xã quản lý
Trang 28bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tô chức bảo hiểm xã hội chỉ); chỉ
thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác
+ Chỉ hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thé thao đo xã quản lý
h) Chi su nghiệp giáo duc: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kê cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trần quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chỉ)
i) Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chỉ thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã
k) Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thốt nước cơng cộng
I) Chỉ sự nghiệp kinh tế: khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, khuyến
lâm, kiến thiết thị chính, SN giao thông theo chế độ quy định
m) Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật 1.2.3 Vai trò của ngân sách xã
Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước, được kết cấu chặt chẽ và chịu sự điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước theo mục tiêu chung của quốc gia, kết hợp hài hòa giữa lợi ích chung và quyền lợi vật chất của từng xã, dựa trên cơ sở sử dụng nguồn tài chính tại chỗ có hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp xã hoàn thành nhiệm vụ được giao NSX là nhân tố góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Ngân sách xã là một cấp, một bộ phận cấu thành của NSNN, chính vì vậy mà
NSX thể hiện đầy đủ vai trò của NSNN Tuy nhiên nó có những đặc thù và vai trò
riêng biệt được thê hiện:
Thứ nhất: NSX cung cấp các phương tiện vật chất, tiền tài vật lực cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã; để đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước thì chỉ có nguồn tài chính từ NSNN Như vậy mọi chỉ phí cho bộ máy cấp xã phải đo NSX đảm nhiệm
Trang 29- Hoạt động thu ngân sách: Qua hoạt động thu còn giúp chính quyền xã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh đi theo đúng hướng, đúng khuôn khổ của pháp luật thu ngân sách còn góp phần thực
hiện các chính sách về công bằng xã hội Việc thực hiện các chế độ thu phạt vi
phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm góp phần răn đe, giáo dục chấp hành đúng chính sách pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự xã hội
- Hoạt động chi ngân sách: Từ việc chi ngân sách mà sự tồn tại và hoạt động
của bộ máy chính quyền được duy trì và phát triển liên tục, ồn định Từ đó đảm bảo được vai trò quản lý hành chính cấp cơ sở của chính quyền; chỉ NSX có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo công bằng xã hội
Thứ ba, NSX góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được xây dựng và nâng cấp thường xuyên, nhờ đó các cụm dân cư dần được hình thành Kinh tế nông thôn từng bước có sự chuyển dịch từ kinh tế thuần nông sang kinh tế sản xuất hàng hóa, người dân được hưởng lợi ích lớn hơn về giáo dục và y tế
Thứ tư, ÑSX góp phần thực hiện tốt công tác văn hóa xã hội ở nông thôn Với các khoản chi NSX hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao được quan tâm góp phần nâng cao đời sống của cư dân nông thon Chi NSX dé phát triển hệ thống truyền hình, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức văn hóa của mọi người, loại bỏ những thủ tục lạc hậu
1.2.4 Nội dung công tác quản lý ngân sách xã 1.2.4.1 Khái niệm Quản lý ngân sách xã
* Khái niệm quan ly NSNN
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp
nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với
quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý,
mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải xác định đúng đắn (Tô
Trang 30Quản lý NSNN là một nội dung trọng yếu của quản lý tài chính, do Nhà nước điều hành và là một mặt của quản lý kinh tế - xã hội quan trọng, do đó trong quản lý NSNN cần được nhận thức đầy đủ
Chu thé quan ly NSNN là Nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ NSNN Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nước
Đối tượng của quản lý NSNN là các hoạt động của NSNN Nói cụ thể hơn
đó là các hoạt động thu, chỉ bằng tiền của NSNN
Trong quản lý NSNN, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau như:
- Phương pháp tổ chức: được sử dụng đề thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động của NSNN theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó của quản lý NSNN
- Phương pháp hành chính: được sử dụng khi các chủ thể quản lý NSNN muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô
điều kiện Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính
- Phương pháp kinh tế: được sử dụng thông qua việc dùng các đòn bây kinh
tế để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ
chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động quản lý NSNN
- Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý NSNN được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động quản lý NSNN được xem như một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng
- Công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính
sách, cơ chế quản lý tài chính, các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê, các
định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN
- Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng trong
quản lý NSNN như: các đòn bẩy kinh tẾ, tài chính; kiểm tra, thanh tra; các tiêu chí
đánh giá hiệu quả quản lý NSNN
Mỗi công cụ kế trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng khác nhau nhưng đều nhằm cùng một hướng là thúc đầy nâng cao hiệu quả quản lý NSNN
Từ những phân tích kể trên có thể có khái niệm tổng quát về quản lý NSNN
Trang 31sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động
và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định
* Khái niệm Quản lý ngân sách xã
Quản lý ngân sách xã thực chất là quản lý một bộ phận nhỏ trong Quản lý NSNN, phạm vi quản lý thu hẹp trong một xã hoặc thị trấn Vậy, có thể hiểu Quản lý ngân sách xã là sự tác động của Nhà nước nói chung (bộ máy chính quyền xã) lên công tác quản lý thu - chỉ ngân sách xã nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Công tác quản lý ngân sách xã gồm: quản lý quy trình ngân sách (quản lý thu, quản lý chỉ), quản lý thanh tra kiểm tra ngân sách
1.2.4.2 Nguyên tắc quản lý ngân sách xã
- Nguyên tắc đây đủ: Điều 6 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 đã quy định:
“Tát cả các khoản thu, chỉ của ngân sách Nhà nước phải được hạch toán kế toán,
quyết toán đây đủ, kip thỏi, đúng chế độ"" Thực hiện nguyên tắc trên tất cả các khoản
thu chỉ NSX đều phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách theo đúng Luật quy định: Quản lý NSX đảm bảo cho các hoạt động thu, chi đúng chính sách chế độ quy định, các khoản thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và nộp đầy đủ vào ngân sách
nhà nước, và hạch toán đúng mục lục ngân sách, đúng chế độ kế toán, đồng thời khai
thác triệt để mọi nguồn thu, bồi dưỡng phát triển các nguồn thu, phát triển kinh tế xã hội ở xã, thúc đây sản xuất kinh doanh phát triển tạo thêm nhiều nguồn thu mới cho
ngân sách xã Các khoản chỉ phải đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, phải có dự toán
được duyệt và được kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Việc sử đụng nguồn lực tài chính phải
tính đến hiệu quả kinh tế xã hội Tăng cường kỷ luật tài chính, thực hiện tốt kiểm
soát chỉ một cách đồng bộ từ cơ chế chính sách, dự toán, phân bổ ngân sách đến VIỆC cấp phát ngân sách Thực hiện tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách nhất là trong quản lý hành chính và chi đầu tư XDCB
Trang 32- Nguyên tắc ồn định ngân sách và tự chỉu trách nhiệm trước pháp luật và
Nhà nước về quản lý ngân sách: Tỷ lệ điều tiết và bỗ sung ngân sách được giao ôn định từ 3 đến 5 năm (gọi là thời kỳ ôn định ngân sách) Trong những năm này chính
quyền xã phải chủ động bố trí ngân sách, xây dựng dự toán thu, chỉ trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao và tiềm năng thế mạnh của xã, để khai thác hiệu quả các nguồn thu, xây dựng phương án thu ngân sách hàng năm dé dap ứng tốt các nhu cầu chỉ của xã nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế xã hội của xã trong năm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về quản lý ngân sách ở xã mình
- Nguyên tắc công khai tài chỉnh ngân sách: Việc thực hiện công khai tài chính phải được thực hiện theo Thông tư số 01/2002/TT-BTC Của Bộ Tài chính là
phải công khai dự toán, quyết toán thu trên địa bàn, tỷ lệ điều tiết, số thu bổ sung
ngân sách cấp trên, công khai chỉ tiết và kết quả hoạt động của các hoạt động tài chính khác hàng năm của xã Với các hình thức công khai là niêm yết tại trụ sở UBND xã, thông báo trước kỳ họp HĐND xã, và gửi UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trực tiếp quản lý
1.2.4.3 Nội dung quản lý ngân sách xã
Cũng như các cấp NS khác, NSX được tổ chức quản lý theo một chu trình khoa học gồm 3 khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách xã Nội dung quản lý ngân sách xã được quy định cụ thể tại Luật NSNN năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn hiện hành của các cơ quan nhà nước có thâm quyền Nội dung cơ bản về Chu trình quản lý ngân sách xã như sau:
a Lập dự toán ngân sách
Trang 33chính và hành chính để đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu và giao chi Lập dự
toán ngân sách xã là khâu mở đầu cho một chu trình ngân sách làm cơ sở, nền tảng
của các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành ngân sách cho nên khi lập dự
toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dự toán NSX phải phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản thu, chỉ
dự kiến có thé phát sinh trong năm kế hoạch theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
của nhà nước Điều này có nghĩa khi lập dự toán NSX đòi hỏi người lập phải tính toán đầy đủ các khả năng thu NSX, có tính đến khả năng khai thác nguồn thu tiềm năng của xã, đồng thời tính toán phân bổ chỉ NSX đảm bảo bao quát hết nhiệm vụ
chỉ, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả
- Dự toán chỉ đầu tư phát triển phải căn cứ vào các dự án đầu tư có đủ điều kiện và nguồn vốn được đảm bảo, ưu tiên bố trí cho các công trình đang thực hiện đở dang
- Dự toán chi thường xuyên phải được tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Lập dự toán NSX phải đám bảo nguyên tắc cân đối, chi không được vượt quá nguồn thu được hưởng theo phân cấp Nghiêm cắm vay dưới mọi hình thức, chiếm dụng vốn hoặc đề cân đối NSX
- Dự toán phải được lập theo đúng biểu mẫu quy định, đúng thời gian, đúng mục lục NSNN, gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của Nhà nước xét duyệt, đồng thời phải có thuyết minh làm rõ cơ sở, căn cứ tính toán
* Căn cứ lập dự toản
Dự toán ngân sách xã được lập dựa trên những căn cứ cụ thể, đảm bảo xác lập các chỉ tiêu thu, chỉ NSX một cách tương đối chính xác, khoa học Các căn cứ lập dự toán ngân sách xã bao gồm:
- Chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, của huyện; - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của xã;
- Chế độ, tiêu chuân, định mức thu, chi Ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Tài chính quy định Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ NSX
và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định;
Trang 34- Tình hình thực hiện dự toán NSX các năm trước, ước thực hiện Ngân sách năm hiện hành
* Trình tự lập dự toán ngân sách xã
- Ban Tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý)
- Các ban, tổ chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chỉ lập dự toán chi của đơn vị tổ chức mình
- Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chỉ và cân đối ngân sách xã trình Uỷ ban
nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xem xét
gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng tài chính huyện Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định
- Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính huyện làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về cân đối thu, chỉ ngân sách xã thời kỳ ôn định mới
theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương Đối với các năm tiếp
theo của thời kỳ ổn định, Phòng Tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi Uỷ ban nhân dân xã có yêu cầu
* Trình duyệt và Quyết định dự toán ngân sách xã
Sau khi hệ thống biểu mẫu dự toán NSX được xây dựng đầy đủ, ban tài chính
xã có trách nhiệm lập bản thuyết minh dự toán nhằm tạo điều kiện cho việc xét duyệt
dự toán NSX được nhanh chóng, xác thực Trong bản thuyết minh phải nêu rõ một số nội dung cơ bản như sau: căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán, cơ cấu thu chi
NSX dự kiến năm kế hoạch có phù hợp với định hướng ổn định và phát triển kinh tế
Trang 35Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chỉ ngân sách của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã hồn chỉnh dự tốn ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân xã quyết định Sau khi dự toán ngân sách xã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Tài chính huyện, đồng thời thông báo công khai dự toán ngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về ngân sách nhà nước
* Điêu chỉnh dự toán NSX
Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi
Uỷ ban nhân dân xã tiễn hành lập dự toán điều chỉnh trình Hội đồng nhân
dân xã quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện
b Chấp hành dự toán ngân sách
Chấp hành dự toán ngân sách xã là khâu tiếp theo của một chu trình ngân sách,
là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm thực hiện các chỉ tiêu thu, chỉ ghi trong dự toán ngân sách được duyệt Để quan lý khâu chấp hành dự toán ngân sách cần tiến hành quản lý tốt các nội dung sau:
* Quản lý quá trình thu
+ Ban Tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát, kiểm tra các nguồn thu đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời nộp vào ngân sách Nhà nước Trường hợp cần thiết có thể thu cho một năm nhưng chỉ trong nhiệm kỳ của
Hội đồng nhân dân
+ Khuyến khích các đối tượng thu nộp ngân sách trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trực
tiếp vào ngân sách tại Kho bạc Nhà nước thì các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của
cơ quan nào cơ quan đó thu sau đó viết giấy nộp tiền mang tới Kho bạc Nhà nước để nộp vào ngân sách
+ Nghiêm cắm thu không biên lai, thu để ngoài số sách
Trang 36+ Chứng từ thu phải được luân chuyên theo đúng quy định
+ Đối với số thu bổ sung của ngân sách xã, phòng Tài chính huyện căn cứ vào dự toán bố sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chỉ từng quý và khả năng cân đối ngân sách huyện thông báo và cấp bồ sung ngân sách hàng quý cho xã chủ động điều hành ngân sách
* Quản lý nhiệm vụ chỉ
Đối với các tổ chức, đơn vị thuộc xã:
- Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả
- Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Ban Tài chính
xã Khi có nhu cầu chỉ, làm các thủ tục đề nghị Ban Tài chính xã rút tiền tại Kho
bạc hoặc quỹ tại xã để thanh toán
- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán
sử dụng kinh phí với Ban Tài chính xã và công khai kết quả thu, chỉ tài chính của tô
chic, don vi
Đối với Ban Tài chính xã:
- Tham tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị
- Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chỉ, trường hợp nhu cầu chỉ lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chỉ phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chỉ lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức đề có biện pháp
đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định
Đối với Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chỉ:
- Việc quyết định chỉ phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chỉ trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chỉ phải chịu trách nhiệm
về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hồn cho cơng quỹ và tuỳ theo tính
Trang 37Nguyên tắc chi
+ Việc thực hiện chi phải đảm bảo điều kiện: Đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức qui định, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền chuân chi
+ Cấp phát ngân sách xã chỉ dùng hình thức lệnh chi tiền Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt phải kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt, Kho bạc Nhà nước kiểm
tra, đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán
+ Trong trường hợp thật cần thiết như tạm ứng công tác phí, ứng tiền trước
cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách, mua
sắm nhỏ được tạm ứng ngân sách đề chỉ; khi có đủ chứng từ hợp lệ Ban Tài chính xã phải lập bảng kê chứng từ chỉ và giấy đề nghị thanh toán tạm ứng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục chuyền tạm ứng sang thực chỉ ngân sách
+ Các khoản thanh toán từ ngân sách qua Kho bạc Nhà nước cho các đối tượng có tài khoản giao dịch ở Kho bạc Nhà nước hoặc ở Ngân hàng phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản
+ Đối với các khoản chỉ từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban Tài chính xã phối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ kiểm tra, làm thủ tục ghi thu - ghi chỉ để
quản lý qua ngân sách xã
- Đối với chi thường xuyên:
+ Ưu tiên trả lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, không để nợ lương và các khoản phụ cấp
+ Các khoản chỉ thường xuyên phải căn cứ vào dự toán năm, tình hình tổ chức thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm để thực hiện chỉ cho phù hợp
- Đối với chi đầu tư phát triển:
+ Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quy định của Nhà nước và phân cấp của tỉnh
+ Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân, phải mở số theo dõi và phản ánh đầy đủ, kịp thời quá trình thu nộp và sử dụng mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật của nhân dân
Trang 38c Quản lý quyết toán Ngân sách
Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách Đó là
việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm, nhằm đánh giá lại toàn
bộ kết quả hoạt động cảu một năm ngắn sách, từ đó rút ra ưu nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho chu trình ngân sách tiếp theo Do vậy, quản lý khâu quyết toán ngân sách cần làm những công việc sau:
- Ban Tài chính xã lập Báo cáo quyết toán thu - chỉ ngân sách hàng năm trình
UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi cho Phòng Tài
chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp Thời hạn gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chậm nhất là ngày 15 tháng 02 năm sau
- Quyết toán chỉ ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách
xã, kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chỉ
ngân sách xã Toàn bộ số kết dư được chuyền vào vượt thu ngân sách năm sau
- Báo cáo quyết toán được phê duyệt lập thành 5 bản để gửi HĐND xã,
UBND xã, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, lưu Ban Tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân đân trong xã biết
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh
d Thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách
Thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách là yêu cầu hết sức cần thiết trong công tác quản lý ngân sách Việc thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách xã thường được HĐND xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Kho bạc Nhà nước cùng cấp thực hiện
Các đơn vị tiến hành thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết luận
thanh tra, kiểm tra của mình
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra tài chính trong việc thanh tra quản lý, sử dụng ngân sách nược quy nịnh trong văn bản riêng của Chính phủ 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách xã
1.2.5.1 Nhận thức của chính quyên địa phương
Trang 39và thanh tra kiểm tra ngân sách Khi có nhận thức đúng đắn về quản lý ngân sách thì sẽ có những định hướng cụ thể để hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách
1.2.5.2 Chế độ, chính sách của Nhà nước
Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế quốc dân Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là một tập
hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt
tới các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội
Chính sách tạo ra những kích thích đủ lớn cần thiết để biến đường lỗi chiến
lược của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là một bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sống KT-XH của đất nước nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra
Như vậy, một hệ thống các chính sách kinh tế đồng bộ phù hợp với nhu cầu
phát triển của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định sẽ là một bảo đảm vững
chắc cho sự vận hành của một cơ chế thị trường năng động, hiệu quả 1.2.5.3 Tổ chức bộ máy quản lý và trình độ cán bộ quản lý
Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công tác quản lý ngân sách Chất lượng cán bộ quản lý kinh tế được thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu sau:
Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý được thê hiện qua trình độ và năng lực chuyên môn được đánh giá chủ yếu qua các chỉ tiêu về bậc học, học vị của họ, ngạch, bậc công chức và họ được đào tạo dưới hình thức nào Ngoài ra còn có thé được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác như thâm niên công tác, vị trí công tác mà người đó đã từng nắm giữ, khả năng thành thạo công việc, cách giao việc và sử dụng nhân viên trong quá trình thực hiện quản lý
Trang 40hệ với mọi người, với công việc, họ không chỉ làm cho mình trong sạch, tiến bộ mà họ còn biết cách làm cho mọi người xung quanh cúng trong sạch và tiến bộ
Cùng với đó, đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ quản lý ngân sách nói riêng cần phải có có đạo đức chính trị cách mạng, đặc biệt là trong tình hình thế giới luôn luôn biến động hiện nay Họ phải luôn là những người trung thành với sự nghiệp cách mạng của đất nước; biết đặt lợi ích của đất nước, của tập thể lên trên lợi ích của bản thân; luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, làm một tắm gương sáng cho mọi người xung quanh mà đặc biệt là với quần chúng nhân dân; và họ có ý thức không ngừng học tập vươn lên đề tự hoàn thiện mình
1.2.5.4 Về sự hiểu biết pháp luật thu NSX, tính tự giác của tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSX
Đây là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng Việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSX là trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của các tô chức và cá nhân Trách nhiệm và nghĩa vụ đó chỉ có thể thực hiện được khi các tô chức, cá nhân có nghĩa vụ đối với NSX có ý thức tự giác chấp hành một cách đầy đủ chính sách, chế độ,
các văn bản pháp luật về thu NSX Các tổ chức và cá nhân có hiểu rõ và tự giác
chấp hành chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về NSX mới tạo được tính
đồng thuận giữa các cơ quan quản lý NSX và các tổ chức, cá nhân khi triển khai các biện pháp quản lý NSX Khi đạt được tính đồng thuận thì việc triển khai các biện pháp quản lý NSX mới dễ dàng và đạt được hiệu quả cao
Để đạt được tính đồng thuận, công tác quản lý NSX phải giải quyết nhiều vấn đề Một trong những vấn đề đó là tuyên truyền, giải thích làm cho các tổ chức,
cá nhân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình đối với NSX
1.2.5.5 Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý NSX
Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý NSX có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của công tác quản lý NSX Nếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý NSX được trang bị tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc giảm chỉ
phí hành thu, cung cấp thông tin về NSX một cách kịp thời, tạo thuận lợi cho tổ