1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bàn về Văn Học

5 472 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH & SÁCH GIÁO KHOA MÔN NGỮ VĂN THCS I/NHẬN ĐỊNH CHUNG: Chương trình Ngữ văn THCS có nhiều ưu điểm như thể hiện rõ tính mục đích trong việc hư

Trang 1

KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH &

SÁCH GIÁO KHOA MÔN NGỮ VĂN THCS

I/NHẬN ĐỊNH CHUNG:

Chương trình Ngữ văn THCS có nhiều ưu điểm như thể hiện rõ tính mục đích trong việc hướng đến việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS cũng như ba mục tiêu của bộ môn là mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng và mục tiêu tình cảm – thái độ Nó cũng thể hiện rõ sự nhất quán trong quan điểm xây dựng và phát triển chương trình, đảm bảo quan điểm khoa học, quan điểm sư phạm và quan điểm thực tiễn Chương trình tiếp tục xây dựng theo nguyên tắc tích hợp (dọc và ngang): theo yêu cầu tích hợp dọc, chương trình chia thành hai vòng, vòng 1 (lớp 6,7), vòng 2 (lớp 8,9) Một số kiểu văn bản đã học ở vòng 1 được tiếp tục học ở vòng 2 với yêu cầu cao hơn Theo yêu cầu tích hợp ngang, chương trình lấy các kiểu văn bản đọc làm trục chính

để liên kết nội dung học tập ở cả ba phần Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn

Tuy vậy, khi đi vào cụ thể thể hiện ở sự sắp xếp ở Phân phối chương trình và Sách giáo khoa - đặc biệt xét từ góc độ người dạy và người học – Chương trình không tránh khỏi một số vướng mắc cần được bàn thêm

II/NHỮNG VƯỚNG MẮC VỀ PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:

1/Do thiếu thời lượng:

Việc không đủ thời gian giảng dạy để chuyển tải kiến thức ở một số bài học đã tạo ra nhiều khó khăn cho cả người dạy và cả người học

-Lớp 6:

+Tiết 5: Thánh Gióng (1 tiết)

+Tiết 77: Sông nước Cà Mâu (1 tiết)

-Lớp 7:

+Tiết 17: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (1 tiết)

+Tiết 121: Ôn tập văn học (1 tiết)

-Lớp 8:

+Tiết 9: Tức nước vỡ bờ (1 tiết)

+Tiết 85: Ngắm trăng, Đi đường (1 tiết)

-Lớp 9:

+Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (1 tiết)

2/Do thừa thời lượng:

Việc thừa thời lượng giảng dạy đối với một bài học cụ thể, trong thực

tế, đã tạo ra những lúng túng không cần thiết gây phiền phức cho cả người dạy và người học Nguyên nhân của việc thừa thời lượng (quá tải về thời gian) là do có hiện tượng một số bài được Bộ GD&ĐT có văn bản điều chỉnh chuyển từ Học chính thức sang Hướng dẫn đọc thêm nhưng lượng thời gian của bài lại vẫn giữ nguyên, không điều chỉnh

Rơi vào dạng đó có các bài sau:

Trang 2

-Lớp 6:

+Tiết 34, 35: Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng.

-Lớp 9:

+Tiết 84, 85: Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ.

+Tiết 111, 112: Hướng dẫn đọc thêm: Con cò.

+Tiết 136, 137: Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê.

3/Do phân bố, sắp xếp chưa tối ưu:

a/Về quy trình dạy các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:

Cấu trúc chung của Chương trình quy định khi học kiểu văn bản và phương thức biểu đạt là đi từ đặc điểm của văn bản đến thực hành nói và cuối cùng là thực hành viết Nhưng ở PPCT, trình tự đó có khi thể hiện chưa rõ Chẳng hạn:

Lớp 6:

+ Tiết Lời văn, đoạn văn tự sự đặt sau tiết Bài Tập làm văn số 1 (tự sự).

Lớp 7:

+Tiết Cách lập ý của bài văn biểu cảm và Luyện nói – Văn biểu cảm về sự vật, con người đặt sau tiết Bài Tập làm văn số 2 về văn biểu cảm – dù trước đó đã

có tiết học về đặc điểm văn bản biểu cảm, đề và cách làm bài văn biểu cảm cũng như luyện tập cách làm văn biểu cảm)

+Tiết Luyện nói – Bài văn giải thích một vấn đề đặt sau tiết Bài Tập làm văn

số 6 (lập luận giải thích).

*Ở một góc độ khác nhưng vẫn có liên quan đến quy trình dạy các kiểu văn bản có hiện tượng từ tuần 5 đến tuần 13 học sinh học phần văn biểu cảm (về

sự vật, con người) nhưng chương trình chỉ giới thiệu toàn các văn bản thơ

Hai văn bản văn xuôi biểu cảm Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi lại phải giảng dạy sau tiết Ôn tập văn bản biểu cảm.

Lớp 9:

+Tiết Luyện nói - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đặt sau tiết Bài Tập làm văn số 7.

b/Về trình tự đọc – hiểu tác phẩm:

Nguyên tắc chung của việc cấu trúc các tiết học về một tác phẩm tự sự (truyện) là đi theo trình tự diễn biến của câu chuyện trong tác phẩm Ở PPCT

lớp 9, phần học về Truyện Kiều, nguyên tắc này có bị vi phạm Cụ thể:

-Lớp 9:

+Tiết Mã Giám Sinh mua Kiều lại bị đặt sau tiết Kiều ở lầu Ngưng Bích.

c/Về quy trình thực hiện tiết Kiểm tra tổng hợp (Kiểm tra học kì):

Chỉ thực hiện tiết này khi đã hoàn thành tất cả các tiết ôn tập và kiểm tra các phần (Tiếng Việt, Tập làm văn, Văn) Ở PPCT, trật tự các tiết có lúc

Trang 3

+Tiết Ôn tập phần Tập làm văn (139) đặt sau tiết Kiểm tra tổng hợp cuối năm

(tiết 135, 136 - Kiểm tra học kì)

+Tiết Trả bài kiểm tra Tiếng Việt (71) đặt sau tiết Kiểm tra tổng hợp kì I (tiết

67, 68)

Lớp 9:

+Tiết Trả bài kiểm tra Tiếng Việt (86) và Trả bài kiểm tra Văn(87) đặt sau tiết Kiểm tra tổng hợp học kì I (tiết 82, 83).

+Tiết Trả bài kiểm tra Văn (173) và Trả bài kiểm tra Tiếng Việt (174) đặt sau tiết Kiểm tra tổng hợp cuối năm (Tiết 169, 170 - Kiểm tra học kì).

4/Do phần Hướng dẫn thực hiện Phân phối chương trình (PPCT) môn Ngữ văn của khối THCS chưa trao cho người dạy những cơ sở pháp lí để

có thể chủ động có những điều chỉnh nhỏ trong những trường hợp đặc biệt, một khi PPCT của Bộ GD&ĐT chưa bao quát một cách đầy đủ hết được những bất cập được nảy sinh trong thực tế giảng dạy vốn sinh động

và không phải là không biến hóa (đó là chưa nói đến sự dùng dằng đến mâu thuẫn giữa việc trao và lấy lại quyền được điều chỉnh thời lượng ba phần Văn, Tiếng Việt trong một đơn vị bài học ở điều 2 của Hướng dẫn thực hiện PPCT Ngữ văn THCS):

Phải nói ngay rằng so với phần Hướng dẫn thực hiện PPCT môn Ngữ văn của THPT, phần Hướng dẫn thực hiện PPCT môn Ngữ văn THCS chưa dành cho người giáo viên những quyền hạn trong giới hạn cho phép để có thể điều tiết một vài bất cập của Chương trình mà ngay cả người soạn thảo nó cũng khó lòng bao quát một cách đầy đủ và tối ưu nhất Thử so sánh điều 1, 2,

3 trong hai phần Hướng dẫn thực hiện của hai PPCT môn Ngữ văn của hai khối THPT và THCS sẽ thấy rõ điều đó

PPCT Ngữ văn THPT:

1/Trên cơ sở PPCT này và thực tế giảng dạy ở từng địa phương, GV có thể điều chỉnh một cách hợp lí trình tự của một số bài được sắp xếp liền nhau và thời lượng dành cho từng bài, miễn là không làm thay đổi tổng số tiết dạy của mỗi học kì cũng như của toàn năm học.

2/Những bài đọc thêm đều nằm trong phạm vi kiểm tra, đánh giá.

3/Có những điểm khác biệt giữa SGK, SGV và PPCT, GV cần thực hiện theo PPCT

PPCT Ngữ văn THCS:

1/Cần tuân thủ thứ tự của các bài học được in trong sách và phân phối thời lượng ở PPCT.

2/Bài học thường được học trong một tuần, nên GV có thể điều chỉnh phần nào thời lượng giữa Văn, TV và TLV ở trong một bài Nhưng cố gắng

Trang 4

không kéo dài bài Văn sang phần TV hay TV sang LV Chỉ trong trường hợp

đặc biệt mới điều chỉnh như thế.

3/Có một số bài học phải học trong hai tuần khác nhau (vì phải dùng thời lượng để kiểm tra) cần chú ý đến sự nhất quán của bài học, nhắc lại nội dung bài đã thực hiện ở tuần trước.

Rõ ràng, người dạy Ngữ văn ở THCS – so với người dạy Ngữ văn ở THPT - đã không có được các quyền hạn sau đây:

-Quyền được điều chỉnh một cách hợp lí trình tự của một số bài và cả vấn đề thời lượng dành cho từng bài (miễn là không làm thay đổi tổng số tiết dạy của mỗi học kì cũng như của toàn năm học).

-Quyền đưa những bài đọc thêm vào nội dung kiểm tra, đánh giá để

nội dung kiểm tra, đánh giá toàn diện, phong phú hơn

-Quyền nếu xét thấy có những điểm khác biệt giữa SGK, SGV và PPCT thì người dạy có quyền thực hiện theo PPCT.

2/NHỮNG VƯỚNG MẮC VỀ SÁCH GIÁO KHOA & HƯỚNG GIẢI QUYÊT:

1/Những vướng mắc:

-Lớp 6:

+Về tranh minh họa chưa sát hợp: Tranh của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẽ Thánh Gióng mặc khố, cởi trần, vác khúc tre mang tính cách điệu không phù hợp với kiến thức của văn bản Thánh Gióng

+Về đề văn mơ hồ: Đề 1 trang 34 (“Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước ”)

-Lớp 7:

+Về đề văn mơ hồ: “Cảm xúc về vườn nhà”, “Cảm xúc về con vật nuôi”,

“Cảm xúc về người thân”

+Về sự quá tải:

.Phần Văn: Các bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

.Phần Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, Dùng cụm chủ

vị để mở rộng câu

-Lớp 8:

+Về sự minh họa kiến thức qúa sơ sài:

.Phần Tiếng Việt: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ, thán từ Phần Tập làm văn: Bố cục của văn bản

+Về đề văn mơ hồ: Đề kiểm tra kiểu văn bản tự sự nhưng dễ gây hiểu nhầm

là kiểm tra kiểu văn bản biểu cảm (“Người ấy sống mãi trong tôi”)

-Lớp 9:

Trang 5

diện thể thơ và cho điền từ vào chỗ trống trong các câu thơ cho phù hợp chứ

chưa hướng dẫn luyện tập cụ thể để rèn kĩ năng

2/Hướng giải quyết:

-Về một số đề văn còn mơ hồ: Người dạy xem đó chỉ là sự định hướng tổng

quát (hoặc chỉ là những đề văn mang tính giả định cho một đối tượng giả định) để vận dụng thành những đề mang tính cụ thể và hợp lí hơn

-Về kiến thức mang tính quá tải:

+Do không đủ thời gian chuyển tải: Linh hoạt gia giảm lượng thời gian của bài học trong tuần một cách hợp lệ (vận dụng điều 2 của Hướng dẫn thực hiện PPCT)

+Do kiến thức khó: Chỉ giới thiệu những kiến thức tinh chọn nhất bằng cách thức đơn giản, gần gũi với học sinh nhất

+Về nhận thức: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để dẫn dắt học sinh tìm

sự cảm thông, chia sẻ

Ngày đăng: 02/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w