1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án .doc

275 643 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 275
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn: - Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.. * Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm - Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu đọ

Trang 1

1 Đọc thành tiếng

• Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

• Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật

2 Đọc - hiểu

Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng

• Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngượi sự thông minh, tài trí của một cậu bé

B - Kể chuyện

• Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu truyện Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện

• Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong Tiếng Việt 3, tập một ( TV3/ 1).

• Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

TẬP ĐỌC

1 Ổn định tổ chức

2 Bài mới

Giới thiệu bài (1 ’ )

- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi HS :

Bức tranh vẽ cảnh gì ?

- Em thấy vẻ mặt của cậu bé thế nào khi nói

chuyện với nhà vua ? Cậu bé có tự tin không ?

- Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau

điều gì, vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy,

chúng ta cùng học bài hôm nay, Cậu bé thông

minh.

- GV ghi tên bài lên bảng

Hoạt động 1 : Luyện đọc (30 ’ )

Mục tiêu :

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu

ở phần mục tiêu Đọc trôi chảy toàn bài

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài

Cách tiến hành :

- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nóichuyện với nhà vua, quần thần đang chứngkiến cuộc nói chuyện của hai người

- Trông cậu bé rất tự tin khi nói chuyện vớinhà vua

Trang 2

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt Chú ý thể

hiện giọng đọc như đã nêu ở phần Mục tiêu

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm

từ khó, dễ lẫn:

- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm

nếu HS mắc lỗi Khi chỉnh sửa lỗi, GV đọc

mẫu từ HS phát âm sai rồi yêu cầu HS đọc lại

từ đó cho đúng Chú ý với các từ mà nhiều HS

trong lớp mắc lỗi thì GV cần cho HS cả lớp

luyện phát âm từ đó, với các từ có ít HS mắc

lỗi thì GV chỉnh sửa riêng cho từng HS

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc

từ đầu cho đến hết bài

- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ

khó :

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài GV theo

dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó

đọc

- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình

tĩnh

- Giải nghĩa : Khi được lệnh vua ban, cả làng

đều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh,

nghĩa là cậu bé làm chủ được mình, không bối

rối, không lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc

của nhà vua

- Nơi nào thì được gọi là kinh đô ?

- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 tương tự như cách

hướng dẫn đọc đoạn 1

- HS theo dõi GV đọc bài

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.Mỗi HS chỉ đọc 1 câu

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của giáoviên Lưu ý các từ dễ phát âm sai, nhầm đã

giới thiệu ở phần mục tiêu.

- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn củagiáo viên

- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng

- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu:

Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài giúp nước // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có thì cả làng phải chịu tội.//

- Trái nghĩa với bình tĩnh là : bối rối, lúng túng

- Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng

- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếngđoạn 2 Chú ý đọc đúng lời đối thoại của cácnhân vật:

+ Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?//

( Đọc với giọng oai nghiêm )

- Muôn tâu đức vua // - cậu bé đáp -// bố con mới đẻ em bé,/ bắt con đi xin sữa cho em,//

con không xin được, // liền bị đuổi đi,// ( Đọcvới giọng lễ phép bình tĩnh tự tin )

+ Thằng bé này láo,/ dám đùa với trẫm !// Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?// ( Đọc với

giọng hơi giận dữ, lên giọng ở cuối câu)

Trang 3

- Đến trước kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm,

vậy om sòm có nghĩa là gì ?

- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3

- Sứ giả là người như thế nào ?

- Thế nào là trọng thưởng ?

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo

đoạn

* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm

- Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS

và yêu cầu đọc từng đoạn theo nhóm

- Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh

sửa riêng cho từng nhóm

* Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài

Mục tiêu :

HS hiểu nội dung của bài

Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu

hỏi : nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?

- Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận

được lệnh của nhà vua ?

- Vì sao họ lại lo sợ ?

- Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có

một cậu bé bình tĩnh xin cha cho đến kinh đô

để gặp Đức Vua Cuộc gặp gỡ của cậu bé và

Đức vua như thế nào ?

Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

+ Muôn tâu,/ vậy tại sao đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà chống biết đẻ trứng

ạ ?//

- Om sòm nghĩa là ầm ĩ, gây náo động

- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếngđoạn 3 Chú ý ngắt giọng đúng :

Hôm sau, / nhà vua cho người đem đếnmột con chim sẻ nhỏ, / bảo cậu bé làm 3mâm cỗ.// Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếckim khâu, / nói

- Xin ông tâu với Đúc Vua / rèn cho tôi chiếc kim này thành một con giao thật sắc / để sẻ thịt chim.

- Sứ giả là người được vua phái đi giao thiệpvới người khác, nước khác

- Trọng thưởng nghĩa là tặng cho một phần

- HS cả lớp đọc đồng thanh

- Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọphải nộp một con gà trống

- Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhậnđược lệnh của nhà vua

- Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà nhàvua lại bắt nộp một con gà trống biết đẻ trứng

- Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om

Trang 4

- Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ?

- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh

của ngài là vô lí ?

- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý

là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua

phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3

- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu

điều gì.

- Có thể rèn được một con dao từ một chiếc

kim không ?

- Vì sao cậu bé lại tâu Đức Vua làm một việc

không thể làm được ?

- Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ

một con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ

giả tâu với Đức Vua rèn cho một con dao thật

sắc từ một chiếc kim khâu Đây là việc mà

đức Vua không thể làm được, vì thế ngài cũng

không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một

con chim sẻ nhỏ

- Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định như

thế nào ?

- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục

Kết luận: Câu chuyện ca ngợi sự thông

minh, tài trí của một cậu bé

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại

Mục tiêu :

Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân

biệt lời của người kể và lời của nhân vật

Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu đoạn 2 của bài Chú ý: Biết

phân biệt lời người kể, các nhân vật

khi đọc bài :

+ Giọng người kể : chậm rãi ở đoạn giới thiệu

đầu truyện ; lo lắng khi cả làng cậu bé

nhậnđược lệnh của nhà vua ; vui vẻ,

thoải mái, khâm phục khi cậu bé lần

lượt vượt qua được những lần thử thách

của nhà vua

+ Giọng của cậu bé : Bình tĩnh, tự tin

+ Giọng của nhà vua : nghiêm khắc

sòm

- Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí(bố đẻ em bé), từ đó làm cho vuat phải thừanhận :lệnh của ngài cũng vô lí

- Không thể rèn được

- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhàVua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ

- Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bévà gửi cậu vào trường học để thành tài

- HS trả lời

- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từngvai : người dẫn truyện, cậu bé, nhà vua

Trang 5

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có

3 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại truyện theo

hình thức phân vai

- Tổ chức cho một số nhóm HS thi đọc trước

lớp

- Tuyên dương các nhóm đọc tốt

- 3 đến 4 nhóm thi đọc Cả lớp theo dõi nhậnxét

Kể chuyệnHoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ

- GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện

trong lớp học: Dựa vào nội dung bài tập đọc

và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng

đoạn truyện

Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu.

- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn

truyện như trong sách TV3/1 lên bảng

Hoạt động 5 : Hướng dẫn kể từng đoạn của

câu chuyện theo tranh

Mục tiêu :

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại

được từng đoạnvà toàn bộ câu truyện

- Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét

được lời kể của bạn

Cách tiến hành :

Hướng dẫn kể đoạn 1:

- Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh 1 và hỏi :

+Quân lính dang làm gì ?

+Lệnh của Đức Vua là gì ?

+ Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được

lệnh của Đức Vua ?

- Yêu cầu 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1

- Hướng dẫn HS kể các đoạn còn lại tương tự

như cách hướng dẫn kể đoạn 1 Các câu hỏi

gợi ý cho HS kể là:

+ Đức Vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùngphải nộp một con gà trống biết đẻ trứng

+ Dân làng vô cùng lo sợ

- 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét lời kểcủa bạn theo các tiêu chí : Kể có đúng nộidung ? Nói đã thành câu chưa ? Từ ngữ đượcdùng có phù hợp không ? Kể có tự nhiênkhông?

- Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng : Bốcon mới sinh em bé, bắt con đi xin sữa Conkhông xin được, liền bị đuổi đi

- Đức Vua giận dữ, quát cậu bé là láo và nói :

Trang 6

- Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe

điều cậu bé nói

Đoạn 3

- Lần thử tài thứ hai, Đức Vua yêu cầu cậu bé

làm gì ?

- Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?

- Đức Vua quyết định thế nào sau lần thử tài

thứ hai ?

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện

- Theo dõi và tuyên dương những HS kể

chuyện tốt, có sáng tạo

Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?

- Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ

- Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim

- Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé thông minh và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài

- HS kể lại chuyện khoảng 2 lần, mỗi lần 3

HS kể nối tiếp nhau theo từng đoạn truyện Cả lớp theo dõi nhận xét sau mỗi lần có HS kể

Hoạt động 4 : Củng cố , dặn dò (3) - Hỏi : Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học - Dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau - Tổng kết bài học, tuyên dương các em học tốt, động viên các em còn yếu cố gắng hơn, phê bình các em chưa chú ý trong giờ học - Đức Vua trong câu chuyện là một ông Vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được người tài

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

-Tổ trưởng kiểm tra

Ban Giám hiệu ( Duyệt )

Trang 7

Ngày tháng năm

HAI BÀN TAY EM

I - MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

• Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ

• Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm

2 Đọc hiểu

• Hiểu nghĩa các từ ngữ , hình ảnh trong bài : ấp cạnh lòng, siêng năng, ngời ánh mai, giăng giăng, thủ thỉ,

• Hiểu nội dung bài thơ : Hai bàn tay rất đẹp , có ích và đáng yêu

3 Học thuộc lòng bài thơ

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1

• Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 Ổn định tổ chức (1 ’ )

2 Kiểm tra bài cũ (5 ’ )

Yêu cầu 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về

nội dung câu truyện

• Nhận xét và cho điểm HS

3 Bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu bài (1 ’ )

- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về đôi bàn tay của

chính mình

- Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được

nghe những lời tâm sự, những suy nghĩ của

một bạn nhỏ về đôi bàn tay Bạn nhỏ nghĩ thế

nào về đôi bàn tay ? Đôi bàn tay có nét gì đặc

biệt, đáng yêu ? chúng ta cùng tìm hiểu qua

bài thơ Hai bàn tay em.

- GV ghi tên bài lên bảng

Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 ’ )

Mục tiêu :

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu

ở phần mục tiêu Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các

dòng thơ và giữa các khổ thơ

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài

Cách tiến hành :

a) Đọc mẫu

- 2 HS phát biẻu ý kiến

- Nghe GV giới thiệu bài

Trang 8

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt Chú ý thể

hiện giọng đọc như đã nêu ở Mục tiêu.

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ

khó, dễ lẫn

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 2

dòng thơ, đọc từ đầu cho đến hết bài

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm

nếu HS mắc lỗi

* Hướng dẫn đọc từng khổ và giải nghĩa từ

khó :

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo từng

khổ thơ

- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng

câu khó đọc nếu HS không đọc đúng

- Giải nghĩa các từ khó :

+ Giải nghĩa các từ Siêng năng, giăng giăng

theo chú giải của TV3/1 Giảng thêm từ Thủ

thỉ

* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm:

- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS

và yêu cầu đọc từng khổ thơ theo nhóm

GV theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh

sửa riêng cho từng nhóm

- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6 ’ )

Mục tiêu :

HS hiểu nội dung của bài

Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ thứ nhất và

trả lời câu hỏi : Hai bàn tay của em bé được

so sánh với cái gì ?

- Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của em bé

qua hình ảnh so sánh trên ?

- Hai bàn tay của em bé không chỉ đẹp

mà còn rất đáng yêu và thân thiết với bé

Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các khổ thơ sau để

thấy được điều này

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi

: hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?

( có thể hỏi : Hai bàn tay rất thân thiết với bé

- 10 HS tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hếtbài Đọc từ 2 đến 3 lần như vậy

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu

ở phần Mục tiêu

- Đọc từng khổ trong bài theo hướng dẫncủa GV:

- 5 HS tiếp nối nhau đọc 1 lượt Đọckhoảng 3 lượt

- Những HS đọc sai, tập ngắt giọng đúngkhi đọc

Hai bàn tay em /

Như hoa đầu cành //

Hoa hồng hồnh nụ / Cánh tròn ngón xinh //

+ Đọc chú giải : Đặt câu với từ thủ thỉ.

( Đêm đêm mẹ thường thủ thỉ kể chuỵêncho em nghe )

- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhómcủa mình, sau mỗi bạn đọc các HS trongnhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau

- HS cả lớp đọc đồng thanh

- Hai bàn tay của bé được so sánh với nụhoa hồng, ngón tay xinh như cánh hoa

- Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu

- Đọc thầm các khổ thơ còn lại

- HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời:+ Buổi tối, khi bé ngủ, hai hoa ( hai bàn

Trang 9

Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên điều

đó ?)

* Khi HS trả lời, sau mỗi hình ảnh HS nêu

được, GV nên cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu

thêm và cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh

+ Khổ thơ 2 : Hình ảnh Hoa áp cạnh lòng.

+ Khổ thơ 3 : Tay em bé đánh răng, răng trắng

và đẹp như hoa nhài, tay em bé chải tóc, tóc

sáng lên nnhư ánh mai.

+ Khổ thơ 4 : Tay bé viết chữ làm chữ nở thành

hoa trên giấy

+ Khổ 5 : Tay làm người bạn thủ thỉ, tâm tình

cùng bé

- Em thích nhất khổthơ nào ? Vì sao ?

Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (6 ’ )

Mục tiêu :

HS học thuộc lòng bài thơ

Cách tiến hành :

- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu

HS học thuộc từng đoạn rồi học thuộc cả bài

- Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng cho HS

đọc thuộc lòng

- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ ( có thể

cho HS chỉ tranh minh hoạ, đọc đoạn thơ tương

ứng )

- Tuyên dương những HS đã học thuộc lòng bài

thơ, đọc bài hay

Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3 ’ )

- Hỏi : Bài thơ được viết theo thể thơ nào

- Dặn dò HS về nhà học lại cho thuộc lòng bài

thơ, tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm

tay )cũng ngủ cùng bé Hoa thì bên máhoa thì ấp cạnh lòng

+ Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng chảitóc

+ Khi bé ngồi học, hai bàn tay siêngnăng viết chữ đẹp như hoa nở thành hàngtrên giấy

+ Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự vớiđôi bàn tay

- HS phát biểu ý kiến

+ Thích khổ 1 vì hai bàn tay được tả đẹpnhư nụ hoa hồng

+ Thích khổ 2 vì tay và bé luôn ở cạnhnhau, cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòngbé thật thân thiết, tình cảm

+ Thích khổ 3 vì tay bé thật có ích, taygiúp bé đánh răng, chải đầu Tay làm chorăng bé trắng như hoa nhài, tóc bé sángnhư ánh mai

+ Thích khổ 4 vì tay làm chữ nở hoa đẹptrên giấy

+ Thích khổ 5 vì tay như người bạn biếttâm tình, thủ thỉ cùng bé

- Học thuộc lòng bài thơ

- Thi theo 2 hình thức :+ HS thi đọc thuộc bài theo cá nhân

+ Thi đọc đồng thanh theo bàn

- Bài thơ dược viết theo thể thơ 4 chữ,

Trang 10

- Tổng kết bài học, tuyên dương những HS học

tốt, động viên những HS còn yếu cố gắng hơn,

nhắc nhở những HS chưa chú ý trong giờ học

được chia thành 5 khổ, mỗi khổ có 4 câu

Trang 11

Ngày tháng năm

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

I MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Thiếu Niên, Liên Đội, Lưu Tường Vân, Điều Lệ, Lịch Sử, Rèn Luyện, Làm Đơn,

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, giữa các nội dung của đơn

• Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát

2 Đọc hiểu

• Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Điều lệ, danh dự

• Bắt đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc trong TV3/1

• Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

1 Ổn định tổ chức (1 ’ )

2 Kiểm tra bài cũ (5 ’ )

Hai, ba HS đọc thuộc bài Hai bàn tay em và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.

• GV nhận xét, cho điểm

3 Bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu bài (1 ’ )

- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi:

Bức tranh vẽ cảnh gì ?

- Em có thích được vào Đội không?

- Năm nay, các em đã lên lớp 3, đủ 9 tuổi,

sẽ được kết nạp vào Đội Thiếu Niên Tiền

Phong Hồ Chí Minh, được đeo khăn quàng

đỏ Muốn được kết nạp vào Đội, các em

phải thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu

niên nhi đồng và phải biết đơn xin vào Đội

- GV ghi tên bài lên bảng

Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 ’ )

Mục tiêu :

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã

nêu ở phần mục tiêu Ngắt, nghỉ hơi đúng

sau các dấu câu, giữa các cụm từ, giữa các

nội dung của đơn

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài

Cách tiến hành :

a, Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt Chú ý

- Bức tranh vẽ cảnh của một buỏi lể kếtnạp đội viên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh

- HS tự do phát biểu ý kiến

Trang 12

thể hiện giọng đọc như đã nêu ở phần Mục

Tiêu

b, Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải

nghĩa từ

* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát

âm tờ khó, dễ lẫn

- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi phần

của lá đơn

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm

nếu HS mắc lỗi

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu,

đọc từ đầu cho đến hết bài

* Hướng dẫn đọc từng phần và giải nghĩa

từ khó :

- Hướng dẫn HS chia bài thành các phần

nhỏ để đọc

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng phần

của lá đơn như trên

- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt câu

khó đọc

- Chú ý, trong lượt đọc thứ nhất, GV cho HS

dừng lại ở cuối phần 3 để giải nghĩa từ

Điều lệ, Danh dự.

* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm :

- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS

và yều cầu đọc từng phần theo nhóm GV

theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh

sửa riêng cho từng nhóm

- Yêu cầu HS đọc cả bài

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (8 ’ )

Mục tiêu :

- HS hiểu nội dung của bài

- HS tiếp nối nhau đọc bài Mỗi HS chỉđọc 1 câu

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của

GV Các từ dễ phát âm sai, đã giới

thiệu ở phần Mục tiêu

- Đọc từng phần trong bài theo hướng dẫn của GV:

+ Phần đầu: Đội Thiếu niên Đơn xin vào Đội

Phần 2: Kính gửi : Học sinh lớp 3C Trường Tiểu Học Kim Đồng.

+ Phần 3: Sau khi được học trở thành những người có ích cho đất nước.

+ Phần 4: Phần còn lại của bài

- Mỗi lượt 4 HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc 1 phần của đơn Đọc 2 đến 3 lượt

- Tập ngắt giọng đúng

Kính gửi:// Ban phụ trách Đội / Trường Tiểu Học Kim Đồng // Ban chỉ huy liên đội // Tên em là Lưu Tường Vân// Sinh ngày 22/ tháng 6/ năm 1996 //

Học sinh lớp 3C/ Trường Tiểu học Kim Đồng //

- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhómcủa mình, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau

- 2 đến 3 HS đọc bài trước lớp

Trang 13

Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời

câu hỏi về nội dung bài

- Lá đơn này của ai viết ? Vì sao em biết

điều đó ?

- Bạn Tường Vân viết đơn gửi cho ai ? Nhờ

đâu em biết điều đó ?

- Bạn Tường Vân viết đơn để làm gì?

- Những câu nào trong bài nói lên điều đó?

- Hướng dẫn HS nhận xét về cách trình bày

đơn

- Phần đầu đơn viết những gì ?

- Phần thứ 2 gồm những nội dung gì ?

- Phần cuối của lá đơn, bạn Vân viết những

gì?

- GV vẽ lên bảng một hình chữ nhật lớn,

tượng trưng cho lá đơn Giới thiệu với HS

các thẻ từ có ghi :

Trình bày nguyện vọng; (6)

Phần cuối đơn: tên, chữ ký của người làm

đơn (7)

- Phổ biến yêu cầu : Thi dán các nội dung

theo đúng hình thức trình bày của lá đơn

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài (6 ’ )

Mục tiêu :

- Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành

mạch, dứt khoát

Cách tiến hành :

- Cho HS tự đọc, sau đó gọi một số HS đọc

bài trước lớp Tuyên dương những HS đọc

bài tốt

- Lá đơn này của bạn Lưu Tường Vân ,

em biết điều đó vì trong đơn bạn đã tự giới thiệu về mình

- Bạn Tường Vân viết đơn gửi cho Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học Kim Đồng và Ban chỉ huy Liên Đội Bạn đã

ghi rõ địa chỉ nơi nhận trong lá đơn của mình

- Bạn Tường Vân viết đơn để xin vào Đội

- Tên của đơn là : Đơn xin vào Đội ; Câu : Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa :

- Phần đầu đơn viết tên Đội ; ngày, tháng, năm, tên đơn, nơi nhận đơn.

- Phần tiếp theo là tự giới thiệu và trình bày nguyện vọng

- Bạn viết tên và chữ ký

- Dán các thẻ từ vào lá đơn tượng trưngđể có :

- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu

- Kết quả hoạt động của HS như trên

31

2456

7

Trang 14

Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3 ’ )

- Tổnh kết tiết học, tuyên dương những HS

tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở

những HS còn chưa chú ý

- Để giúp HS học tốt tiết Tập làm văn sắp

tới, GV dặn HS về nhà tự tìm hiểu về tổ

chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí

Minh qua bạn bè, người thân GV có thể

cung cấp tư liệu cho HS đọc trước, giúp các

em làm tốt BT1 của tiết TLV

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Trang 15

1 Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó ( khuỷu, nguyệch,Cô-rét-ti, En-ri-cô) hoặc dể lẫ do ảnh hưởng của phương ngữ: nắn nót, làm cho, nổi giận,nên, lát sau, đến nỗ,lát nữa,xin lỗi,ói, vui lòng,

• Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

• Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hạn, can đảm,thơ ngây,

• Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện

• Hiểu nghĩa của câu chuyện : Khuyên các em, đôí với bạn bè phải biết tin yêu và

nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè

B- Kể chuyện

• Dựa vào trí nhớ và tranh minh hạo, kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diến biến nội dung của câu chuyện

• Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn

II ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong TV3/1

• Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

TẬP ĐỌC

1 Ổn định tổ chức (1 ’ )

2 Kiểm tra bài cũ (5 ’ )

GV gọi 2 HS lên bảng đọc lại bài Đơn xin vào Đội và yêu cầu HS nêu hình thức trình

bày của đơn

• GV nhận xét, cho điểm

3 Bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu bài (1 ’ )

- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và giới

thiệu : Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân

En-ri-cô và Cô-ret-ti , hai bạn ngồi học cạch

nhau Có một làn, En-ri-cô hiều lầm

Cô-rét-ti và giận bạn nhưng rồi sau đó, cách xử sự

của Cô-rét-ti đã làm En-ri-cô hiểu bạn hơn

và tình bạn của họ càng thêm gắn bó Nội

- Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện và nghe GV giới thiệu để chuẩn bị vào bài mới

Trang 16

dung cụ thể của câu chuyện như thế nào ?

Chúng ta cùng học bài, Ai có lỗi.

- GV ghi tên bài lên bảng

Hoạt động 1 : Luyện đọc (30 ’ )

Mục tiêu :

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã

nêu ở phần mục tiêu Ngắt nghỉ hơi đúng

sau các dấu câu và giữa các cụm từ

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài

Cách tiến hành :

a, Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt Chú ý thể

hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến nội

dung của câu chuyện mà chủ yếu là suy

nghĩ, tình cảm của nhân vật tôi:

+ Đoạn 1: Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng

+ Đoạn 2: giọng đọc hơi nhanh khi En- ri-cô

giận bạn

+ Đoạn 3 4 5 : trở lại giọng chậm, hơi trầm

khi En-ri-cô bắt đầu hối hận

+ Lời của Cô-rét-ti thân thiện, dịu dàng ;

Lời của En-ri-cô trả lời bạn xúc động ; Lời

của bố En-ri-cô nghiêm khắc

b, Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa

từ

▶ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát

âm từ khó, dễ lẫn:

- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm

nếu HS mắc lỗi

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu,

đọc từ đầu cho đến hết bài

▶ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa

từ:

- Yêu cầu HS đọc đoạn1 của bài

- Theo dõi HS và hướng dẫn ngắt giọng câu

khó đọc

- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ kiêu

căng.

- Kiêu căng là tự cho mình hơn người khác,

trái nghĩa với kiêu căng là khiêm tốn

-Theo dõi GV đọc mẫu

- HS tiếp nối nhau đọc bài Mỗi HS chỉ đọc

- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng

- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu :

Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì/ Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//

-Trái nghĩa với kiêu căng là : khiêm tốn.

Trang 17

- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3, 4, 5 tương tự

như cách hướng dẫn đọc đoạn 1

(Trong vòng đọc tiếp nối theo đoạn thứ

nhất, khi có HS đọc hết đoạn 3, GV dừng lại

để giải nghĩa từ hối hận, can đảm, dừng lại

ở cuối đoạn 4 để giải nghĩa từ ngây Có thể

cho HS đặt câu với các từ này)

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo

đoạn lần thứ 2

▶Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước

HS hiểu nội dung của câu chuyện

Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2

- Câu chuyện kể về ai ?

- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?

- GV: Vì hiểu lầm nhau mà En-ri-cô và

Cô-rét-ti đã giận nhau Câu chuyện tiếp diễn

thế nao ? Hai bạn có làm lành với nhau

được không ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp

đoạn 3

- Yêu cầu HS đọc đoạn3

- GV hỏi : Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn

xin lỗi Cô-rét-ti ?

- HS lần lượt đọc các đoạn 2, 3, 4, 5 ( mỗiđoạn 1 HS đọc)

+ Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhânvật:

- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa,/ phải không / En-ri-cô ?( giọng đọc thân thiện, dịu dàng)

-Khôngbao giờ ! không bao giờ !// - tôi trả lời.// ( bgiọng xúc động).

-Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn/ vì con có lỗi.// Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.// ( giọng nghiêm khắc )

- 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn của bài Cả lớp theo dõi trong SGK

- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm, các HS trong cùng nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau

- 2 nhóm đọc bàii, các nhóm khác nghe và nhận xét

-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm

- Câu chuyện kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti

- Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vàokhuỷu tay En-ri-cô, làm cây bút của En-ri-cô nguệch

ra một đường rất xấu Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình, En-ri-cô tức giận và trả thù Cô-rét-ti bằn cách đẩy vào khuỷu tay bạn

- HS thảo luận theo cặp, Sau đó đại diện

HS trả lời, các HS khác theo dõi để bổ sung ( nếu cần) : En-ri-cô hối hận vì sau cơn giận, khi bình tĩnh lại En-ri-cô thấy rằng Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay

Trang 18

- En-ri-cô có đủ can đảm đẻ xin lỗi Cô-rét

-ti không ?

GV: En-ri-cô thấy hối hận về việc làm cuả

mình nhưng không đủ can đảm xin lỗi

Cô-rét-ti Chuyện gì đã sảy ra ở cổng trường

sau giờ tan học, chúng ta tìm hiểu tiếp phần

còn lại của bài

- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, 5

- GV: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?

- Bố đã trách En-ri-cô như thế nào ?

- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng hay

sai ? Vì sao ?

- Có bạn nói, mặc dù có lỗi nhưng En-ri-cô

vẫn có điểm đáng khen Em hãy tìm điểm

đáng khen của En-ri-cô ?

- Còn Cô-rét-ti có gì đáng khen ?

Kết luận : Câu chuyện muốn khuyên các

em, đối với bạn bè phải biết tin yêu và

nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5 ’ )

Mục tiêu :

Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu

biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với

diễn biến của câu chuyện

Cách tiến hành :

- Gọi HS khá đọc đoạn 3, 4, 5

mình En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ ,thấy thương bạn và càng hối hận

- En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm

- 1 đến 2 HS trả lời: Đúng lời hẹn, sau giờ tan học En-ri-cô đợi Cô-rét-ti ở cổng trường,tay lăm lăm cây thước Khi Cô-rét-ti tới En-ri-cô giơ thước lên doạ nhưng Cô-rét-ti đã cười hiền hậu làm lành En-ri-cô ngây người ra một lúc rồi ôm chầm lấy bạn Hai bạn nói với nhau sẽ không bao giờ giận nhau nữa

- Bố đã trách En-ri-cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn

- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng vì bạn là người có lỗi đáng lẽ phải xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm Sau đó , En-ri-cô còn hiểu lầm Cô-rét-ti nên đã giơ thước doạđánh bạn

- En-ri-cô có lỗi nhưng có điểm đáng khen, đó klà cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả , biết hối hận khi có lỗi và biết cảm độngtrước tình cảm của bạn giành cho mình

- Cô-rét-ti là người bạn tốt, biết quí trọng tình bạn , biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ động làm lành với bạn

- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK

Trang 19

- Chia HS làm nhám nhỏ, mỗi nhóm 3 HS

và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai

- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm

- Nhận xét , tuyên dương nhóm đọc tốt

- Luyện đọc trong nhóm, mỗi HS nhận một trong các vai: En-ri-cô,Cô-rét-ti, bố của En-ri-cô

- 2 đến 3 nhóm thi đọc, các nhóm còn lại theo dõi và chọn nhóm đọc hay nhất

KỂ CHUYỆNHoạt động 4 : Định hướng yêu cầu (2 ’ )

- Gọi 1 HS đọc yều cầu của phần kể

chuyện

- Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng

lời của ai ?

- Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại

bằng lời của ai ?

Vậy nghĩa là khi kể chuyện, con phải đóng

vai trò là người dẫn chuyện Muốn vậy các

em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời

của

- Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu

Hoạt động 5 : Thực hành kểå chuyện (18 ’ )

Mục tiêu :

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại

được từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện bằng

lời của mình Khi kể biết phối hợp cử chỉ,

nét mặt và giọng điệu phù hợp với diến

biến nội dung của câu chuyện

- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và

nhận xét được lời kể của bạn

Cách tiến hành :

- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 5 HS yêu

cầu HS tập kể trong nhóm

- Gọi 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình

thức tiếp nối, mỗi HS trong nhóm kể 1 đoạn

truyện tương ứng với 1 tranh minh hoạ

- Tuyên dương các HS kể tốt

- Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại từng

đoạncủa câu chuyện Ai có lỗi

- Câu chuyện vốn được kể bằng lời của ri-cô

En Kể lại chuyện bằng lời của em

- 1 HS đọc bài , cả lớp theo dõi.Sau đó 1 HStập kể lại nội dung bức tranh 1

- Mỗi HS kể 1 đoạn trong nhóm các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau

- Lần lượt từng nhóm kể Sau mỗi lần có nhóm kể, các HS trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện của các bạn trong nhóm đó

Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò(3 ’ )

- Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện, em

rút ra được bài học gì ?

- HS tự do phát biểu ý kiến:

+ Phải biết nhường nhịn bạn bè

Trang 20

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể

cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau

+ Phải biết tha thứ cho bạn bè

+ Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi

+ Không nên nghĩ xấu về bạn bè

Trang 21

Ngày tháng năm

KHI MẸ VẮNG NHÀ

I MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dể lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ, quét cổng, trắng tinh, quang vườn, khó nhọc,

• Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ

• Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ, hồn nhiên, tình cảm

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: buổi , quang,

• Hiểu được nội dung bài thơ : Bạn nhỏ trong bài là người con ngoan, biết thương yêu và giúp đỡ mẹ công việc nhà nhưng vẫn nhận mình là chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó học

3 Học thuộc lòng bài thơ

II ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to, nếu có thể )

• Bảng phụ có ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 Ổn định tổ chức (1 ’ )

2 Kiểm tra bài cũ (5 ’ )

GV gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau kể lại đoạn 3, 4, 5 của câu chuyện Ai có lỗi ?và trả lời các câu hỏi 2 , 3,

5 của bài

• GV nhận xét, cho điểm

3 Bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu bài (1 ’ )

Trong các tiết học từ đầu chủ điểm Măng non, các

em đã biết thiếu nhi thông minh, đáng yêu, biết quý

tình bạn Bài thơ Khi mẹ vắng nhà của nhà thơ thiếu

nhi Trần Đăng Khoa sẽ cho các em biết: thiếu nhi

biết yêu thương giúp đỡ cha mẹ

Hoạt động 1 : Luyện đọc(15 ’ )

Mục tiêu

Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ

thơ

Cách tiến hành

a, Đọc mẫu (với giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm)

b, Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng dòng thơ

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS

mắc lỗi

- Đọc từng khổ thơ trước lớp

- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải

cuối bài

- Nghe GV giới thiệu bài

-Theo dõi GV đọc mẫu

- HS tiếp nối nhau đọc bài Mỗi HS chỉ đọc 1 dòng

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV

- HS tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ (2 lượt)

- HS đọc chú giải trong SGK

Trang 22

- Đọc từng khổ thơ trong nhóm

- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh lại bài thơ

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (6 ’ )

Mục tiêu

HS hiểu nội dung của bài

Cách tiến hành

- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1 trước lớp

- Bạn nhỏ đã làm được những việc gì giúp mẹ ?

- GV: Khi mẹ vắng nhà, bạn nhỏ đã làm được rất

nhiều việc để giúp mẹ, kết quả của những công việc

này thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu khổ thơ còn lại

của bài

- Yêu cầu HS đọc khổ thơ còn lại

- GV hỏi : Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào ?

- Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ ?

- Em thấy bạn nhỏ có ngoan không ? Vì sao?

- GV kết luận : Bài thơ thể hiện tình yêu thương sâu

nặng của bạn nhỏ đối với mẹ Vì thương mẹ, bạn nhỏ

đã cố gắng làm tốt công việc nhà để đỡ đần mẹ

Nhưng với bạn, những gì mình làm được còn quá nhỏ

so với bao vất vả, khó nhọc ngày đêm của mẹ, nên

bạn nghĩ rằng mình vẫn chưa ngoan

Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (5 ’ )

Mục tiêu

HS học thuộc lòng bài thơ

Cách tiến hành

- Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ

- Xóa dần nội dung bài thơ trên bảng và yêu cầu HS

đọc

- Tổ chức thi đọc thuộc lòng cho cá nhân

Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò(3 ’ )

- GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS vềø nhà tiếp tục học thuộc bài thơ và

chuẩn bị bài sau

- Đọc bài theo nhóm HS cùng nhóm theo dõi để nhậnxét và chỉnh sửa cách đọc cho nhau

- HS tự do phát biểu ý kiến

- Học thuộc lòng

- Từng dãy, từng bàn đọc bài theo yêu cầu của GV

- 3 đến 5 HS thi đọc, mỗi HS đọc 1 trong 2 khổ thơ của bài

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -

Trang 23

Ngày tháng năm

CÔ GIÁO TÍ HON

I MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : bắt chước, khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, ngọng líu, núng nính,

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

• Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm dãi, vui vẻ, thích thú

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)

• Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 Ổn định tổ chức (1 ’ )

2 Kiểm tra bài cũ (5 ’ )

Hai HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Khi mẹ vắng nhà và trả lời câu hỏi 3, 4 của bài.

• GV nhận xét, cho điểm

3 Bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu bài (1 ’ )

- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :

Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì ?

- Khi còn nhỏ, chúng ta thường chơi các trò

chơi đóng vai làm cô giáo, bác sĩ, người bán

hàng, Bài đọc hôm nay đưa các em đến

tham quan một lớp học mà cả cô giáo và

học trò đều là em nhỏ Chúng ta hãy xem

các bạn đóng vai có đạt không nhé

- Ghi tên bài lên bảng

Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 ’ )

Mục tiêu :

- Đọc đúng các từ ngữõ dễ phát âm sai Ngắt,

nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và

giữa các cụm từ

- Các bạn đang chơi trò chơi lớp học (béđóng vai cô giáo, các bạn khác đóng vai họctrò )

Trang 24

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.

Cách tiến hành :

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng

nhẹ nhàng, tình cảm, thích thú

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa

từ

* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm

từ khó, dễ lẫn

- Yêu cầu HS đọc từng câu trong bài

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm

nếu HS mắc lỗi

- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ

khó

- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn :

+ Đoạn 1 : Bé kẹp tóc lại khúc khích cười

chào cô.

+ Đoạn 2 : Bé treo nón đàn em ríu rít

đánh vần theo.

+ Đoạn 3 : Phần còn lại

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi

HS đọc 1 đoạn

(Trong lần đọc thứ nhất, GV cho HS dừng

lại ở cuối đoạn 1 để giải nghĩa các từ khoan

thai, khúc khích, tỉnh ngộ; dừng lại ở cuối

đoạn 2 để giải nghĩa từ trâm bầu; dừng lại ở

cuối đoạn 3 để giải nghĩa từ núng nính.

Ngoài các từ này, GV có thể giải nghĩa

thêm các từ mà HS lớp mình không hiểu )

+ Hỏi : Khoan thai có nghĩa là gì ? Tìm từ

trái nghĩa với khoan thai ?

+ Cười khúc khích là cười như thế nào ? Đặt

câu có từ khúc khích ?

+ Em hình dung thế nào là mặt tỉnh khô ?

+ Giới thiệu : Cây trâm bầu là loại cây mọc

nhiều ở vùng Nam Bộ nước ta Cây này

cùng họ với bàng, lá cây mọc đối nhau, mặt

dưới có nhiều lông, quả có bốn cánh, có thể

dùng làm thuốc

- Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo

- HS tiếp nối nhau đọc bài Mỗi HS chỉ đọc

1 câu Đọc 2 lần

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.Các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ởphần mục tiêu

- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫncủa GV

- Đọc bài theo đoạn, đọc khoảng 2 lần Đọcđúng các câu :

Nó cố bắt trước dáng đi khoan thai của cô giáo/khi cô bước vào lớp.//

Bé đưa mắt/nhìn đám học trò,/tay cầm nhánh trâm bầu/ nhịp nhịp trêm tấm bảng.//

+ Khoan thai có nghĩa là thong thả, nhẹ nhàng Trái nghĩa với khoan thai là vội

vàng, hấp tấp

+ Cười khúc khích là tiếng cười nhỏ, phát ra

liên tục và thể hiện sự thích thú Đặt câusau khi đọc truyện về bé, các bạn nhỏ đều

Trang 25

+ Gợi cho HS nhớ lại hai má của em bé

mập mạp và giải nghĩa từ núng nính.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7 ’ )

Mục tiêu :

HS hiểu nội dung bài

Cách tiến hành :

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp

- Hỏi :

+ Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì ?

+ Ai là "cô giáo", "cô giáo" có mấy "học

trò", đó là những ai ?

- Tìm những cử chỉ của "cô giáo" bé làm em

thích thú GV cho nhiều HS phát biểu ý

kiến, đến khi HS tìm đủ các chi tiết đáng

yêu của bé thì tổng kết lại

- Như vậy, bé đã vào vai "cô giáo" một cách

rất đáng yêu, vậy còn "học trò" thì sao ?

Hãy tìm những hình ảnh ngộ nghễnh, đáng

yêu của đám "học trò" GV cho nhiều HS

phát biểu ý kiến Có thể gợi ý :

+ "Học trò" đón "cô giáo" vào lớp như thế

nào ?

+ "Học trò" đọc bài của "cô giáo" như thế

nào ?

+ Từng "học trò" có nét gì đáng yêu ?

- Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị

em bé ?

- Theo em, vì sao bé lại đóng vai cô giáo

đạt đến thế ?

Kết luận : Bài văn đã vẽ nên cho chúng

ta thấy trò chơi lớp học rất sinh đông, đáng

yêu của bốn chị em bé khi mẹ vắng nhà

Qua đó chúng ta cũng thấy được tình yêu

- Mỗi nhóm 3 HS, từng em đọc 1 đoạn trướcnhóm, các bạn trong một nhóm theo dõi vàchỉnh sửa lỗi cho nhau

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK

+ Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi lớp học(đóng vai cô giáo - học sinh)

+ Bé đóng vai là "cô giáo" ba em của bé làthằng Hiển, cái Anh, cái Thanh đóng vaihọc trò

- HS phát biểu ý kiến theo tinh thần xungphong :

+ Bé ra vẻ người lớn : Thả ống quần xuống,kẹp lại tóc, lấy nón của má đội lên đầu

+ Bé bắt chước cô giáo khoan thai bước vàolớp, treo non, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìnđám "học trò"

+ Bé bắt chước cô giáo dạy học : lấy nhánhtrâm bầu làm thước, nhịp nhịp trên bảng, béđánh vần và yêu cầu các em đánh vần theo

- Đám "học trò" làm y như thật, chúng khúckhích đứng dậy chào "cô giáo", ríu rít đánhvần theo cô Mỗi học trò lại có một nétđáng yêu riêng ; Thằng Hiển ngọng níu, nóikhông kịp hai đứa lớn; cái Anh hai má núngnính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờcũng dành phần đọc xong trước; cái Thanhmở to mắt nhìn bảng, vừa đọc vừa mân mêmớ tóc mai

- Trò chơi thật hay, lí thú, sinh động, đángyêu

- Vì bé rất yêu cô giáo và muốn được làmcô giáo

Trang 26

đối với cô giáo của bé.

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6 ’ )

Mục tiêu :

Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với

giọng chậm dãi, vui vẻ, thích thú

Cách tiến hành :

- Gọi 1 HS đọc khá đọc lại toàn bài

- Yêu cầu HS tự luyện đọc cá nhân

- Gọi 3 đến 4 HS lên thi đọc, mỗi HS chỉ

đọc một đoạn

- Tuyên dương những HS đọc tốt biết diễn

cảm

Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3 ’ )

- GV : Câu văn nào trong bài có sử dụng

biện pháp so sánh, em có cảm nhận gì về

hình ảnh được so sánh trong câu văn đó ?

- Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhàø

chuẩn bị bài sau

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bàitrong SGK

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : -

Trang 27

1 Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : thổi, lất phất, mặc thử, bối rối, xin lỗi, xấu hổ,

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

• Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễnbiến của câu chuyện

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : bối rối, thì thào,

• Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện

• Hiểu được nghĩa của câu chuyện : Khuyên các em cần biết yêu thương nhường nhịnanh, chị, em trong nhà

B - Kể chuyện

• Dựa vào gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Khi kể biết phốihợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện

• Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét lời kể của bạn

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể)

• Bảng phụ ghi sẵn phần gợi ý kể chuyện như SGK

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

TẬP ĐỌC

1 Ổn định tổ chức (1 ’ )

2 Kiểm tra bài cũ (5 ’ )

Hai, ba hs đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.

• GV nhận xét, cho điểm

3 Bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu chủ điểm và bài mới (1 ’ )

- Yêu cầu HS mở SGK trang 19 và đọc

tên chủ điểm của tuần

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp

Mái ấm.

- Em hiểu thế nào là Mái ấm ? - HS tự do phát biểu ý kiến

- Giới thiệu : Trong tuần 3, 4 chúng ta sẽ

được học những bài tập đọc nói về những

người thân yêu cùng sống dưới mái nhà

ấm áp của mỗi người Bài tập đọc mở

đầu của chủ đề là Chiếc áo len.

Hoạt động 1 : Luyện đọc (31 ’ )

Mục tiêu :

Trang 28

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã

nêu ở phần mục tiêu Ngắt, nghỉ hơi

đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài

Cách tiến hành :

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng

Chú ý :

+ Giọng mẹ : bối rối khi nói với Lan, cảm

động khi nói với Tuấn

+ Giọng Lan : phụng phịu làm nũng

+ Giọng Tuấn : nhỏ nhẹ, thì thào nhưng

dứt khoát, mạnh mẽ thuyết phục

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải

nghĩa từ

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát

âm từ khó, dễ lẫn

- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi

đoạn

- HS tiếp nối đọc bài Mỗi HS đọc

1 câu

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát

âm nếu HS mắc lỗi

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫncủa GV Các từ dễ phát âm sai,

nhầm đã giới thiệu ở phần mục tiêu.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu,

đọc từ đầu cho đến hết bài - Nối tiếp nhau đọc lại bài, mỗiHS đọc 1 câu

- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa

từ khó - Đọc từng đoạn trong bài theohướng dẫn của GV

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài - 1 HS đọc thành tiếng Cả lớp

đọc thầm,

- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn HS ngắt

giọng câu khó đọc - Tập ngắt giọng đúng (nếu cần)khi đọc câu :

Aùo có dây kéo ở giữa/ lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.//

- Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại

tương tự như đọc đoạn 1

- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3,

4 Chú ý các lời thoại của nhânvật

- Khi 1 HS đọc xong đoạn 2, 3 GV cho cả

lớp dừng lại để tìm hiểu từ bối rối, thì

thào Có thể yêu cầu HS đặt câu với các

Trang 29

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài

trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cảlớp theo dõi bài trong SGK.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Đọc bài theo nhóm HS cùng

nhóm theo dõi để nhận xét vàchỉnh s][ar cách đọc cho nhau

- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗinhóm

khoảng 4 HS và yêu cầu các HS tiếp nối

nhau đọc từng đoạn trong bài

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu

bài (6 ’ )

Mục tiêu :

HS hiểu nội dung của truyện

Cách tiến hành :

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi

SGK

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 - Đọc thầm

- Mùa đông năm nay như thế nào ? - Mùa đông năm nay đến sớm và

buốt lạnh

- Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên

những chiếc áo len là vật rất cần và dược

mọi người chú ý Hãy tìm những hình ảnh

trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn

Hoà rất đẹp và tiện lợi

- HS phát biểu ý kiến theo tinhthần xung phong Câu trả lời đúnglà : Chiếc áo có màu vàng rấtđẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ đểđội khi có gió lạnh hay trời mưavà rất ấm

- Yêu cầu HS đọc thầm tiếp đoạn 2 và trả

lời câu hỏi : Vì sao Lan dỗi mẹ ?

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọcthầm Trả lời : Vì em muốn muamột chiếc áo như của Hoà nhưngmẹ bảo không thể mua được chiếcáo đắt tiền như vậy

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu

hỏi : Khi biết em muốn có chiếc áo len

đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn

nói với mẹ điều gì ?

- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trảlời : Tuấn nói với mẹ hãy dànhtiền mua áo cho em Lan Tuấnkhông cần thêm áo vì Tuấn khoẻlắm Nếu lạnh, Tuấn sẽ mặcnhiều áo ở bên trong

- Tuấn là người như thế nào ? - Tuấn là người con thương mẹ,

người anh biết nhường nhịn em

- Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 4 và hỏi : Vì

sao Lan ân hận ? - HS thảo luận nhóm để tìm câutrả lời :

+ Lan ân hận vì đã làm cho mẹphải buồn

+ Lan ân hận vì thấy mình quá íchkỷ không nghĩ tới anh trai

+ Lan ân haanj vì thấy anh trai

Trang 30

yêu thương và nhường nhịn chomình.

- Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu

chuyện này ? (GV giúp HS phát hiện thấy

Lan là cô bé ngây thơ (thấy bạn có áo

đẹp, em cũng muốn có và đòi mẹ phải

mua cho mình chiếc áo như thế) nhưng em

cũng rất ngoan khi mình rất ích kỷ, làm

mẹ buồn, em nhận ra lỗi và sửa lỗi ngay.)

- HS xung phong phát biểu ý kiến

- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tìm tên

khác cho câu chuyện

- HS tự do phát biểu ý kiến, khiphát biểu cần giải thích rõ vì sao

em lại đặt tên đó cho câu chuyện

Ví dụ : Ba mẹ con vì đó là các nhân vật trong truyện; người anh tốt bụng vì câu chuyện ca ngợi sự

thương yêu, nhường nhịn củangười anh dành cho em gái;

Chuyện của Lan vì câu chuyện kể

về bạn Lan

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5 ’ )

Mục tiêu

Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu

biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với

diễn biến của câu chuyện

Cách tiến hành :

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi

nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo

vai trong nhóm của mình

- Mỗi HS trong nhóm nhận mộttrong các vai : người dẫn chuyện,Lan, mẹ Lan, Tuấn, sau đó luyệnđọc bài theo nhóm

- Tổ chức cho 3 đến 4 nhóm thi đọc trước

Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu (1 ’ )

- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài - Dựa vào các gợi ý dưới đây kể

lại từng đoạn truyện chiếc áo len

theo lời của Lan

- Kể theo lời của Lan là kể như thế nào ? - Là kể bằng cách nhập vai vào

Lan, kể bằng lời của Lan nên khikể cần xưng hô là tôi, mình hoặcem

Trang 31

Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện

(19 ’ )

Mục tiêu :

- Dựa vào gợi ý trong SGK, kể lại được

từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Khi kể

biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu

phù hợp với diễn biến nội dung của câu

chuyện

- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và

nhận xét lời kể của bạn

Cách tiến hành :

Kể mẫu đoạn 1

- Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung

gợi ý và yêu cầu HS đọc gợi ý của đoạn

1

- 2 HS lần lượt đọc trước lớp

- Nội dung của đoạn 1 là gì, nội dung cần

thể hiện qua mấy ý, nêu cụ thể nội dung

của từng ý ?

- Đoạn 1 nói về Chiếc áo đẹp,

cần kể rõ 3 ý : Mùa đông nămnay rất lạnh, chiếc áo len củabanbj Hoà rất đẹp và rất ấm; Lanđòi mẹ mua cho mình chiếc áogiống như chiếc áo của bạn Hoà

- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể lại

đoạn 1 của câu chuyện

-1 HS khá kể trước lớp

Kể theo nhóm

- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mối nhóm

có 4 HS và yêu cầu các nhóm HS tiếp nối

nhau kể truyện trong nhóm, mỗi HS kể

một đoạn

- Từng HS kể trước nhóm, các bạntrong nhóm theo dõi và giúp đỡnhau trong quá trình bạn kể

Kể toàn bộ câu chuyện

- Yêu cầu 1 đến 2 nhóm kể chuyện trước

lớp - 1 đến 2 nhóm thực hành kể trướclớp, cả lớp theo dõi và nhận xét

như hướng dẫn như tiết kể chuyệntuần 1

- Nhận xét phần trình bày của từng nhóm

Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(3 ’ )

- GV hỏi : Theo con câu chuyện Chiếc áo

len muốn khuyên chúng ta điều gì ?

- HS tự do phát biểu ý kiến :

+ Anh em phải biết nhường nhịnyêu thương nhau

+ Không nên đòi bố, mẹ muanhững thứ mà gia đình không cóđiều kiện

+ Khi có lỗi phải biết nhận và sửalỗi

Trang 32

- Em thích nhất đoạn nào trong truyện ?

- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể

lại câu chuyện cho người thân nghe và

chuẩn bị bài

Trang 33

Ngày tháng năm

QUẠT CHO BÀ NGỦ

I MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

• Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :

chích troè, vẫy quạt, đã vắng,

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ

• Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, trìu mến

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : thiu thiu.

• Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh thơ trong bài

• Hiểu được nội dung của bài thơ : Bài thơ cho ta thấy tình cảm yêu thương,hiếu thảo của bạn đối với bà

3 Học thuộc lòng bài thơ

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)

• Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 Ổn định tổ chức (1 ’ )

2 Kiểm tra bài cũ (5 ’ )

Hai, ba hs đọc bài Chiếc áo len và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.

• GV nhận xét, cho điểm

3 Bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu bài(1 ’ )

- Bà yêu quý và chăm sóc các em như thế

nào ?

- Bà là người rất yêu thương, quý mến các

cháu, luôn hết lòng chăm sóc cho các

cháu, và chúng ta cũng rất yêu quý bà của

mình Bài tập đọc hôm nay sẽ gúp các em

hiểu về tình cảm của một bạn nhỏ đối với

- Ghi tên bài lên bảng

Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 ’ )

Mục tiêu :

- Đọc đúng các từ ngữõ dễ phát âm sai

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng

thơ và giữa các khổ thơ

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài

Cách tiến hành :

- 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến

- Theo dõi GV đọc mẫu

Trang 34

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng

nhẹ nhàng, tình cảm

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa

từ

* Hướng dẫn đọc từng dòng thơ và luyện

phát âm từ khó, dễ lẫn

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng dòng

thơ trong bài

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát

âm nếu HS mắc lỗi

* Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải

nghĩa các từ khó

- Yêu cầu HS đọc khổ 1 của bài thơ

- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt

giọng cho đúng nhịp, ý thơ

- Hướng dẫn HS đọc các khổ còn lại tương

tự như ý 1

- Khi HS đọc xong đoạn 2, GV cho cả lớp

dừng lại để tìm hiểu từ thiu thiu Có thể

yêu cầu HS đặt câu với các từ này

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước

lớp, mỗi HS đọc một khổ thơ

* Luyện đọc bài theo nhóm.

- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm

4 HS và yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc

từng khổ thơ trong bài

* Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài

thơ

Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7 ’ )

Mục tiêu :

HS hiểu nội dung bài thơ

Cách tiến hành :

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp

- HS tiếp nối nhau đọc bài Mỗi

HS đọc hai câu Đọc từ đầu chođến hết Đọc khopangr 3 lượt

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫncủa GV Các từ dễ phát âm sai đã

giới thiệu ở phần Mục tiêu.

* Đọc từng khổ trong bài theo

hướng dẫn của GV

- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọcthành tiếng

- Tập ngắt giọng đúng khi đọc khổ1

Ơi/ chích choè ơi!//

Chim đừng hót nữa,/

Bà em ốm rồi,/

Lặng/ cho bà ngủ.//

- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3,

4 Chú ý ngắt nhịp khi đọc khổ 4 :

Hoa cam, hoa khế/

Chín lặng trong vườn,/

Bà mơ tay cháu/

Quạt đầy hương thơm.//

- HS đọc chú giải trong SGK, sau

đó một số em đặt câu với từ thiu thiu.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, cảlớp theo dõi bài trong SGK

- Đọc bài theo nhóm, HS cùngnhóm theo dõi và chỉnh sửa cáchđọc cho nhau

Trang 35

- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?

- Tìm câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất quan

tâm đến giấc ngủ của bà

- Cảnh vật trong nhà và ngoài vườn như

thế nào ? (GV cho nhiều HS trả lời, khi HS

trả lời đủ ý thì tổng kết ý)

(Nếu HS chưa trả lời được câu hỏi trên thì

GV yêu cầu HS tìm những câu thơ tả cảnh

vật trong nhà và ngoài vườn, sau đó giảng

cho HS thấy cảnh vật trong nhà và ngoài

vườn đều yên tĩnh)

- GV giảng thêm về hình ảnh ngấn nắng

thiu thiu Đậu trên tường trắng : Ngấn

nắng đậu trên tường cũng đang mơ màng,

sắp ngủ

- Yêu cầu HS thảo luận để tìm câu trả lời

cho câu hỏi 3 ? Vì sao có thể đoán bà mơ

như vậy ?

- Bài thơ cho ta thấy tình cảm của bạn nhỏ

đối với bà như thế nào ?

 Kết luận : Bài thơ cho ta thấy tình cảm

yêu thương, hiếu thảo của bạn đối với bà

Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ (6 ’ )

Mục tiêu :

HS học thuộc lòng bài thơ

Cách tiến hành :

- GV cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài, sau

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõitrong SGK

- Bạn nhỏ đang quạt cho bà ngủ

- Bạn nhỏ nhắc chích choè chim đừng hót nữa Lặng cho bà ngủ Bạn vẫy quạt thật đều và mong bà ngủ ngon bà nhé.

- Trong nhà và ngoài vườn rất yêntĩnh, ngấn nắng ngủ thiu thiu trêntường, cốc chén nằm im, hoa cam,hoa khế chín lặng Chỉ có một chuchích troè đang hót

- HS thảo luận theo cặp, sau đómột số em trả lời trước lớp :

Bà mơ thấy tay cháu quạt đầyhương thơm vì :

+ Trước khi bà ngủ, cháu đã quạtcho bà, khi bà thiếp đi cháu vẫnquạt cho bà thật đều tay

+ Vì hoa cam, hoa khế đưa hươngvào nhà nên trong giấc ngủ bà vẫnthấy mùi thơm của chúng

+ Vì cháu vẫn luôn đều tay quạtcho bà, hương hoa cam, hoa khếtheo tay của cháu đến với bà nêntrong giấc ngủ, bà thấy tay cháuquạt đầy hương thơm

+ Vì cháu rất yêu quý bà và bàcũng rất yêu cháu

- Bạn nhỏ rất yêu quý bà củamình

Trang 36

đó yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ

- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, sau

đó xoá dần nội dung bài thơ cho HS đọc

thuộc lòng

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng

- Tuyên dương HS đọc tốt, cho điểm HS

Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò(3’)

- GV hỏi : Em thích nhất khổ thơ nào trong

bài thơ ? Vì sao ?

- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học

thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau

- Tự nhẩm và học thuộc lòng bàithơ

- Đọc thuộc bài thơ theo yêu cầucủa GV

- Từ 3 đến 5 HS thi đọc thuộc lòngtheo tinh thần xung phong

- HS tự do phát biểu ý kiến

Trang 37

Ngày tháng năm

CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG

I MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : tổ, sẻ, giữ lại, nở, ngỡ là, mảnh mai, đứng vững khuôn cửa sổ,

• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

• Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung củatừng đoạn trong bài

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : bằng lăng, mảnh mai, chao qua, chao lại, chúc,

• Hiểu được nội dung của bài : Câu chuyện cho ta thấy tình cảm đẹp đẽ của bông hoabằng lăng và chú chim sẻ dành cho bé Thơ

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể)

• Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 Ổn định tổ chức (1 ’ )

2 Kiểm tra bài cũ (5 ’ )

Hai, ba hs đọc bài Quạt cho bà ngủ và trả lời các câu hỏi1 và 3 trong SGK.

• GV nhận xét, cho điểm

3 Bài mới

Hoạt động dạy Hoạt động học

Giới thiệu bài (1 ’ )

- Giới thiệu : Hôm nay, chúng ta sẽ học bài tập

đọc Chú sẻ và bông hoa bằng lăng Chú sẻ và

bông hoa bằng lăng là bạn của bé Thơ Qua bài

tập đọc, các con sẽ biết được tình cảm đẹp đẽ

mà những người bạn này dành cho bé Thơ

- Cho quan sát tranh (ảnh hoặc vật thật) và giới

thiệu về hoa bằng lăng là loài hoa màu tím

thường nở vào mùa hè

Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 ’ )

Mục tiêu :

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở

phần mục tiêu Ngắt, nghỉ hơi đúng sau

các dấu câu và giữa các cụm từ

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài

Cách tiến hành :

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ

- HS quan sát hoa bằng lăng, phát biểunhững nhận xét về màu sắc, về hìnhdáng hoa

Trang 38

nhàng, tình cảm Chú ý :

+ Đoạn 1, 2 : đọc với giọng thong thả, nhẹ

nhàng

+ Đoạn 3 : đọc hơi nhanh và hồi hộp

+ Đoạn 4 : đọc với giọng vui mừng

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ

khó, dễ lẫn

- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn

- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu

HS mắc lỗi

* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ

khó :

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài

- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu

khó đọc

- Hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại tương tự

như đọc đoạn 1

- Khi 1 HS đọc xong đoạn 3, GV cho cả lớp dừng

lại để tìm hiểu từ mảnh mai, chao qua, chao lại,

chúc.

+ Cành hoa mảnh mai tức là cành hoa nhỏ và

gầy

+ Cành hoa chao qua, chao lại nghĩa là cành hoa

lúc lên, lúc xuống không đứng yên (GV làm

động tác bằng cành hoa thật cho HS quan sát.)

+ Chúc nghĩa là chúi hẳn xuống thấp (GV làm

động tác bằng cành hoa thật cho HS quan sát.)

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp,

mỗi HS đọc 1 đoạn

* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- Theo dõi GV đọc mẫu

- HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS chỉđọc 1 câu Đọc khoảng 2 lượt

- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của

GV Các từ dễ phát âm sai, đã giới

thiệu ở phần Mục tiêu.

- Đọc từng đoạn trong bài theo hướngdẫn của GV

- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thànhtiếng

- Tập ngắt giọng đúng (nếu cần) khiđọc câu :

Mùa hoa này,/ bằng lăng nở hoa mà không vui/ vì bé Thơ,/ bạn của cây,/ phải nằm viện.

- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4 Chú

ý khi đọc các câu :

Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ / nên bé không nhìn thấy nó.

Lập tức,// sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong căn phòng tràn ngập ánh nắng:// Ôi, đẹp quá ! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia ?// (Giọng vui mừng,

ngạc nhiên)

- Nghe giảng

- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớptheo dõi bài trong SGK

Trang 39

- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm

khoảng 4 HS và yêu cầu các HS tiếp nối nhau

đọc từng đoạn trong bài

- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (6 ’ )

Mục tiêu :

HS hiểu nội dung của bài

Cách tiến hành :

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

- Hỏi : Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng

cho ai ?

- Vì sao bằng lăng lại để dành bông hoa cuối

cùng cho bé Thơ ?

- Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng

để đợi bé Thơ, khi bé Thơ ra viện, bông hoa đã

nở nhưng bé lại nghĩ là mùa hoa đã qua Hãy

đọc đoạn 2 và cho biết : Vì sao bé Thơ cứ ngỡ là

mùa hoa đã qua ?

- Biết bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé Thơ

không nhìn thấy, sẻ non đã giúp hai bạn của

mình Hãy đọc đoạn 3, 4 và kể lại việc sẻ non

đã làm

- Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt ?

Kết luận : Qua câu chuyện, chúng ta đã thấy

được tình cảm thân thiết, đẹp đẽ của bằng lăng

và sẻ non đối với bé Thơ

Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài (5 ’ )

Mục tiêu :

Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thay đổi

giọng đọc phù hợp với nội dung của từng đoạn

trong bài

Cách tiến hành :

- Đọc bài theo nhóm HS cùng nhómtheo dõi để nhận xét và chỉnh sửa cáchđọc cho nhau

- Đồng thanh đọc bài theo yêu cầu

- 1 HS, cả lớp cùng theo dõi trong SGK

- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời : Vìbông bằng lăng cuối cùng nở cao hơncửa sổ nên bé Thơ không nhìn thấy nó

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọcthầm, sau đó 2 HS kể lại việc làm của

sẻ non : Sẻ non chắp cánh, bay vù về

phía cành hoa rồi đáp xuống Cành hoachao qua, chao lại Sẻ non cố đứngvững để cho cành hoa chúc hẳn xuốngbên cửa sổ Vậy là bé Thơ đã nhìn thấybông hoa

- HS tự do phát biểu ý kiến theo tinhthần xung phong :

+ Bằng lăng tốt vì đã để dành bông hoacuối cùng cho bé Thơ

+ Sẻ non tốt vì khi biết bé Thơ chưanhìn được bông hoa nó đã dũng cảmgiúp bông hoa chúc xuỗng thấp bên cửasổ để bé Thơ nhìn thấy được

Trang 40

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có

4 HS và yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài

- Tổ chức cho 3 đến 4 HS thi đọc trước lớp

- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm

HS

Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3 ’ )

- Hỏi : Em thử đoán xem vì sao bằng lăng và sẻ

non lại yêu quý bé Thơ như vậy ?

- Bằng lăng và sẻ non là những người bạn trong

nhà của bé Thơ Dưới mái ấm gia đình, chúng ta

không chỉ có những người thân ruột thịt như ông,

bà, bố mẹ, anh chị em mà còn có những người

bạn trong nhà như các vật nuôi, cây trồng, nếu

các em yêu quý chúng thì chúng cũng sẽ yêu

quý các em

- Tổng kết giờ học và dặn dò HS chuẩn bị bài

sau

- Đọc bài trong nhóm

- Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi đểchọn nhóm đọc hay nhất

- HS tự do phát biểu ý kiến : Vì bé Thơcũng rất yêu quý bằng lăng và sẻ non

Ngày đăng: 02/06/2013, 01:26

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh được so sánh trong câu văn đó ? - Giáo án .doc
nh ảnh được so sánh trong câu văn đó ? (Trang 26)
Bảng và yêu cầu HS đọc (đọc theo nhóm, - Giáo án .doc
Bảng v à yêu cầu HS đọc (đọc theo nhóm, (Trang 46)
Hình   thức   tiếp   nối,   mỗi   học   sinh   chỉ   viết - Giáo án .doc
nh thức tiếp nối, mỗi học sinh chỉ viết (Trang 81)
Hình   thức   tiếp   nối,   mỗi   học   sinh   chỉ   viết - Giáo án .doc
nh thức tiếp nối, mỗi học sinh chỉ viết (Trang 95)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc (Trang 122)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc (Trang 125)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc (Trang 133)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc (Trang 144)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc (Trang 149)
Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3. - Giáo án .doc
Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3 (Trang 160)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 171)
Bảng phụ viết  đọn cần Hướng dẫn HS luyên đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết đọn cần Hướng dẫn HS luyên đọc (Trang 173)
Bảng lớp chia làm4 phần GV chuẩn bị 4 băng giấy viết 4 nội dung - Giáo án .doc
Bảng l ớp chia làm4 phần GV chuẩn bị 4 băng giấy viết 4 nội dung (Trang 174)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 177)
Bảng phụ viết  đoạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết đoạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc (Trang 179)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 183)
Hình dung toàn cảnh bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ và tả lại - Giáo án .doc
Hình dung toàn cảnh bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ và tả lại (Trang 195)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 228)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 234)
Bảng phụ viết  đoạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết đoạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc (Trang 236)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 241)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 253)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 259)
Bảng phụ viết  khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc (Trang 265)
Bảng phụ viết  đoạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc. - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết đoạn cần Hướng dẫn HS luyên đọc (Trang 267)
Bảng phụ viết mầu của một thông báo - Giáo án .doc
Bảng ph ụ viết mầu của một thông báo (Trang 269)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w