MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 8. Cấu trúc luận văn 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5 1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 9 1.2.1. Quản lý 9 1.2.2. Quản lý giáo dục 11 1.2.3. Quản lý nhà trường 12 1.2.4. Hoạt động chuyên môn 15 1.2.5. Quản lý hoạt động chuyên môn 16 1.3. Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 17 1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ trường THPT 17 1.3.2. Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trường THPT 19 1.4. Nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên trong nhà trường THPT 20 1.4.1. Thực hiện quy chế chuyên môn 20 1.4.2. Sinh hoạt tổ chuyên môn 21 1.4.3. Giảng dạy 21 1.4.4. Bồi dưỡng chuyên môn 22 1.4.5. Kiểm tra, đánh giá môn học 23 1.4.6. Viết Sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn 24 1.4.7. Giao lưu, trao đổi chuyên môn 25 1.5. Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT (theo tiếp cận phối hợp chức năng và đối tượng quản lý) 25 1.5.1. Xây dựng kế hoạch chuyên môn của toàn trường và chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch chuyên môn của tổ 25 1.5.2. Xây dựng và hoàn thiện quy chế chuyên môn 28 1.5.3. Tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn 28 1.5.4. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện quy chế và kế hoạch hoạt động chuyên môn 29 1.5.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 29 1.5.6. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 30 1.5.7. Chỉ đạo viết sáng kiến kinh nghiệm, giao lưu trao đổi chuyên môn 31 1.5.8. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 32 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động chuyên môn 34 1.6.1. Yếu tố chủ quan 34 1.6.2. Yếu tố khách quan.................................................................................36 Tiểu kết chương 1 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ỨNG HÒA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39 2.1. Khái quát về địa lý, kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội 39 2.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội 39 2.1.2. Đặc điểm văn hóa giáo dục 39 2.2. Thực trạng giáo dục trường THPT huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 40 2.2.1 Quy mô phát triển học sinh 40 2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên 41 2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy và học 42 2.3. Thực trạng hoạt động chuyên môn của giáo viên các trường THPT huyện Ứng Hoà – thành phố Hà Nội 45 2.3.1. Thực hiện quy chế chuyên môn 46 2.3.2. Sinh hoạt tổ chuyên môn 46 2.3.3 Giảng dạy 49 2.3.4. Bồi dưỡng chuyên môn 50 2.3.5. Kiểm tra, đánh giá môn học 52 2.3.6. Viết sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn 54 2.3.7. Giao lưu, trao đổi chuyên môn 55 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Ứng Hoà – thành phố Hà Nội 56 2.4.1. xây dựng kế hoạch chuyên môn của toàn trường và chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch chuyên môn của tổ 57 2.4.2. xây dựng và hoàn thiện quy chế chuyên môn 59 2.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn 60 2.4.4. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện quy chế và kế hoạch hoạt động chuyên môn 62 2.4.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 64 2.4.6. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 66 2.4.7. Chỉ đạo viết sáng kiến kinh nghiệm, giao lưu trao đổi chuyên môn 68 2.4.8. Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 70 2.4.9. Tạo động lực cho giáo viên tự học, tự phát triển chuyên môn 73 2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn các trường THPT huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội 74 2.6. Đánh giá thực trạng 77 2.6.1. Thành công 77 2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 78 Tiểu kết chương 2 80 CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ỨNG HÒA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 81 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 81 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 81 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 82 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 82 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 82 3.2. Các biện pháp nâng cao quản lý hoạt động chuyên môn tại các trường THPT huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội 83 3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về vai trò của quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THPT 83 3.2.2. Hoàn thiện quy chế chuyên môn bắt kịp với yêu cầu của đổi mới giáo dục trung học 84 3.2.3. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý chuyên môn (phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn) 85 3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và dạy học phân hóa 92 3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 94 3.2.6. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá chuyên môn và đánh giá kết quả học tập của HS 99 3.2.7. Tạo động lực, môi trường thuận lợi cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn 105 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 108 3.4. Kết quả đánh giá mức độ về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 108 3.4.1.Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết 109 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi 109 3.4.3. Mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp 110 Tiểu kết chương 3 113 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 117 PHỤ LỤC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -NGUYỄN VĂN QUẢNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ỨNG HÒA -
TP HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -NGUYỄN VĂN QUẢNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ỨNG HÒA -
TP HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Ngọc người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám Hiệu, khoa Quản lý giáo dục, phòng sau đại học, thư viện trường Đại học sư phạm
Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình đào tạo, hoàn chỉnh đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Nội, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo các trường THPT huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tham gia trả lời phiếu điều tra, cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ và những tình cảm quý báu mà các thầy cô giáo, các cơ quan và bạn bè đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5
1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Quản lý 9
1.2.2 Quản lý giáo dục 11
1.2.3 Quản lý nhà trường 12
1.2.4 Hoạt động chuyên môn 15
1.2.5 Quản lý hoạt động chuyên môn 16
1.3 Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 17
1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ trường THPT 17
1.3.2 Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trường THPT 19
1.4 Nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên trong nhà trường THPT 20 1.4.1 Thực hiện quy chế chuyên môn 20
1.4.2 Sinh hoạt tổ chuyên môn 21
1.4.3 Giảng dạy 21
1.4.4 Bồi dưỡng chuyên môn 22
Trang 61.4.5 Kiểm tra, đánh giá môn học 23
1.4.6 Viết Sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn 24
1.4.7 Giao lưu, trao đổi chuyên môn 25
1.5 Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT (theo tiếp cận phối hợp chức năng và đối tượng quản lý) 25
1.5.1 Xây dựng kế hoạch chuyên môn của toàn trường và chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch chuyên môn của tổ 25
1.5.2 Xây dựng và hoàn thiện quy chế chuyên môn 28
1.5.3 Tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn 28
1.5.4 Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện quy chế và kế hoạch hoạt động chuyên môn 29
1.5.5 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 29
1.5.6 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 30
1.5.7 Chỉ đạo viết sáng kiến kinh nghiệm, giao lưu trao đổi chuyên môn 31
1.5.8 Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 32
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động chuyên môn 34
1.6.1 Yếu tố chủ quan 34
1.6.2 Yếu tố khách quan 36
Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ỨNG HÒA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39
2.1 Khái quát về địa lý, kinh tế- xã hội, văn hóa- giáo dục huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội 39
2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội 39
2.1.2 Đặc điểm văn hóa- giáo dục 39
2.2 Thực trạng giáo dục trường THPT huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 40
Trang 72.2.1 Quy mô phát triển học sinh 40
2.2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên 41
2.2.3 Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy và học 42
2.3 Thực trạng hoạt động chuyên môn của giáo viên các trường THPT huyện Ứng Hoà – thành phố Hà Nội 45
2.3.1 Thực hiện quy chế chuyên môn 46
2.3.2 Sinh hoạt tổ chuyên môn 46
2.3.3 Giảng dạy 49
2.3.4 Bồi dưỡng chuyên môn 50
2.3.5 Kiểm tra, đánh giá môn học 52
2.3.6 Viết sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn 54
2.3.7 Giao lưu, trao đổi chuyên môn 55
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Ứng Hoà – thành phố Hà Nội 56
2.4.1 xây dựng kế hoạch chuyên môn của toàn trường và chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch chuyên môn của tổ 57
2.4.2 xây dựng và hoàn thiện quy chế chuyên môn 59
2.4.3 Tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn 60
2.4.4 Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện quy chế và kế hoạch hoạt động chuyên môn 62
2.4.5 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 64
2.4.6 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 66
2.4.7 Chỉ đạo viết sáng kiến kinh nghiệm, giao lưu trao đổi chuyên môn 68
2.4.8 Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 70
2.4.9 Tạo động lực cho giáo viên tự học, tự phát triển chuyên môn 73
Trang 82.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn các
trường THPT huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội 74
2.6 Đánh giá thực trạng 77
2.6.1 Thành công 77
2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 78
Tiểu kết chương 2 80
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ỨNG HÒA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 81
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 81
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 81
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 82
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 82
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 82
3.2 Các biện pháp nâng cao quản lý hoạt động chuyên môn tại các trường THPT huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội 83
3.2.1 Nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về vai trò của quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THPT 83
3.2.2 Hoàn thiện quy chế chuyên môn bắt kịp với yêu cầu của đổi mới giáo dục trung học 84
3.2.3 Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý chuyên môn (phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn) 85
3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và dạy học phân hóa 92
3.2.5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 94
Trang 93.2.6 Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá chuyên môn và đánh giá kết quả học tập của HS 99 3.2.7 Tạo động lực, môi trường thuận lợi cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn 105 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 108 3.4 Kết quả đánh giá mức độ về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 108 3.4.1.Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết 109 3.4.2 Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi 109 3.4.3 Mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp 110
Tiểu kết chương 3 113 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số liệu quy mô số lớp, số HS các trường THPT huyện
Ứng Hoà – thành phố Hà Nội 40
Bảng 2.2 Thống kê số liệu GV các trường THPT huyện Ứng Hoà TP Hà Nội 41
Bảng 2.3 Tổng hợp CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học của các trường THPT huyện Ứng Hoà – thành phố Hà Nội năm học (2014 – 2015) 43
Bảng 2.4 Thống kê số liệu HS tốt nghiệp các trường THPT 44
huyện Ứng Hoà – thành phố Hà Nội 44
Bảng 2.5 Đánh giá mức độ thực hiện quy chế chuyên môn 46
Bảng 2.6 Đánh giá việc thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn 47
Bảng 2.7 Đánh giá việc thực hiện hoạt động giảng dạy của giáo viên 49
Bảng 2.8 Đánh giá việc thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên 50
Bảng 2.9 Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá môn học 52
Bảng 2.10 Đánh giá công tác viết sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn 54
Bảng 2.11 Đánh giá công tác giao lưu, trao đổi chuyên môn 55
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát thực trạng HT QL việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của toàn trường và chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch chuyên môn của tổ 57
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát thực trạng HT QL việc xây dựng và hoàn thiện quy chế chuyên môn 59
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát thực trạng HT QL tổ chức bộ máy QL chuyên môn 60
Bảng 2.15 Kết quả khảo sát thực trạng HT Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện quy chế và kế hoạch hoạt động chuyên môn 62
Bảng 2.16 Kết quả khảo sát thực trạng HT chỉ đạo đổi mới PPDH 64
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát thực trạng HT tổ chức bồi dưỡng chuyên môn 66 cho đội ngũ giáo viên 66
Trang 11Bảng 2.18 Kết quả khảo sát thực trạng HT chỉ đạo viết SKKN, giao lưu trao đổi chuyên môn 68 Bảng 2.19 Kết quả khảo sát thực trạng HT chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá 70 hoạt động chuyên môn 70 Bảng 2.20 Kết quả khảo sát thực trạng HT chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS 72 Bảng 2.21 Kết quả khảo sát thực trạng hiệu trưởng tạo động lực cho giáo viên tự học, tự phát triển chuyên môn 73 Bảng 2.22 Đánh giá của CBQLGD về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác QL hoạt động chuyên môn 74 Bảng 2.23 Đánh giá của giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác QL hoạt động chuyên môn 75 Bảng 2.24 So sánh thứ bậc, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn 76 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn đã được đề xuất 109 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn đã được đề xuất 110 Bảng 3.3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn 111
Trang 12DANH MỤC BIỂU BỒ
Biểu đồ 2.1 Mức độ phù hợp trong đánh giá của CBQLGD và giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác QL hoạt động chuyên môn 77 Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL được đề xuất 112
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kinh tế thế giới pháttriển theo xu hướng toàn cầu, tất cả các quốc gia đều nhận thức rõ vai trò của giáodục (GD) đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) Đó là nhữngthách thức lớn, đồng thời cũng là thời cơ của mỗi quốc gia để vươn lên hội nhập vớicác nước trong khu vực và trên thế giới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảngcộng sản Việt Nam đã xác định “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyếtđịnh đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”[40] và khẳng địnhchiến lược phát triển GD – đào tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nước đó là “Pháttriển GD là quốc sách hàng đầu” Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Namtheo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”[40]
Luật GD sửa đổi năm 2009 cũng chỉ rõ “Phương pháp GD phải phát huy tínhtích cực, tự giác chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tựhọc, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ”[38] Chính vì vậy đổi mới công tácquản lý giáo dục (QLGD) trong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứutìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý (QL), cải tiến công tác QL vậndụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện của đơn vị mình
Nói đến hoạt động QL của nhà trường thì QL hoạt động chuyên môn (CM) là
vô cùng quan trọng và luôn luôn đặt lên hàng đầu, bởi vì hoạt động CM tác động trựctiếp tới chất lượng dạy của giáo viên và học tập của học sinh (HS) Hoạt động quản lýchuyên môn (QLCM) mà trực tiếp là hiệu trưởng (HT) có vai trò đặc biệt quan trọng,tác động đến đội ngũ giáo viên (GV) và HS của nhà trường Chính vì lẽ đó, Hiệutrưởng phải là hạt nhân chủ yếu trong việc ứng dụng các khoa học QL để vận dụng linhhoạt, năng động các biện pháp QL nhằm thực hiện mục tiêu GD đã đề ra
Trang 14Hiện nay huyện Ứng Hoà có 5 trường trung học phổ thông (THPT), đó làtrường THPT Trần Đăng Ninh, trường THPT Ứng Hoà A, Trường THPT Ứng Hoà
B, trường THPT Lưu Hoàng, Trường THPT Đại Cường
Đội ngũ giáo viên của các trường trong huyện Ứng Hoà còn rất trẻ về tuổiđời và tuổi nghề Số giáo viên có kinh nghiệm tuổi nghề trên 15 năm chiếm một tỷ
lệ khá khiêm tốn Đội ngũ giáo viên nữ chiếm đa số, khoảng 70% Đội ngũ cán bộquản lý có một số đồng chí HT chưa được qua các lớp đào tạo dài hạn, do vậy việcchỉ đạo hoạt động CM của nhà trường có một số vấn đề chưa theo kịp với tình hìnhthực tế hiện nay Tuy nhiên, trong những năm qua các trường THPT huyện ỨngHoà đã có những đổi mới nhất định về công tác QL và từng bước khẳng định mình,song chưa đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay của GD, đặc biệt trong QL hoạtđộng CM Các biện pháp QL mà HT các trường đang áp dụng hầu hết là do kinhnghiệm của bản thân, chưa phát huy hết sức mạnh nội lực để đưa nhà trường pháttriển phù hợp với xu thế thời đại Do đó để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay,
QL hoạt động CM phải có những cải tiến nhằm phát huy những nội lực sẵn có củanhà trường, hạn chế những điều mà trong thời gian qua đã gặp phải để đưa nhàtrường ngày một phát triển phù hợp với tình hình thực tế hiện nay Xuất phát từ
những lý do trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động chuyên môn
tại các trường THPT huyện Ứng Hoà, Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc xác định
các biện pháp QL hoạt động CM của HT trường THPT hiện nay góp phần nâng caochất lượng GD của địa phương
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng hoạt động CM và QLhoạt động CM của HT ở các trường THPT huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, tácgiả đề xuất một số biện pháp QL hoạt động CM của HT tại các trường THPT huyệnỨng Hoà, TP Hà Nội nhằm nâng cao kết quả hoạt động CM và QL hoạt động CMgóp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới GD THPT hiện nay ở địa phương
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 15+ Khách thể nghiên cứu: QL hoạt động CM của HT trường THPT.
+ Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và các biện pháp QL hoạt động CM của
HT các trường THPT ở huyện Ứng Hoà,TP Hà Nội
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động CM và QL hoạt động CM của HT trườngTHPT, các yếu tố ảnh hưởng tới QL hoạt động CM
4.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động CM, QL hoạt động CM của HTtrường THPT huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội Lý giải những nguyên nhân dẫn đến hạnchế trong các biện pháp QL hoạt động CM của người HT
4.3 Đề xuất biện pháp QL hoạt động CM của HT ở các trường THPT trong huyệnỨng Hòa, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới GD THPT ở địa phương
5 Giả thuyết khoa học
Hiện nay hoạt động CM của giáo viên, QL hoạt động CM của HT ở các trườngTHPT huyện Ứng Hòa đã có những kết quả nhất định Song vẫn còn có những bất cập
do nhiều nguyên nhân khác nhau Nếu đề xuất được nội dung QL, biện pháp QL hoạtđộng CM phù hợp thì sẽ nâng cao được kết quả hoạt động CM và QL hoạt động CM,đáp ứng được yêu cầu CM của các trường THPT tại địa phương
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động CM giới hạn trong phạm vi hoạt động CM của giáo viên và tổ
bộ môn
- Nghiên cứu 5 trường THPT huyện Ứng Hòa đó là trường THPT Ứng Hòa
A, THPT Ứng Hòa B, THPT Trần Đăng Ninh, THPT Lưu Hoàng, THPT Đại
Cường, năm học 2014-2015
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu nhằm tổng hợp cácvấn đề lý luận liên quan đến đề tài
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 16- Phương pháp điều tra viết: Khảo sát lấy ý kiến các HT, phó HT, tổ trưởng, tổphó CM, giáo viên các trường nhằm đánh giá thực trạng QLCM của HT trường THPT.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số HT, phó HT phụtrách CM, giáo viên của trường để làm rõ thực trạng QL hoạt động CM của HT
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Kinh nghiệm QLCM của HT, phó HT,
tổ trưởng, tổ phó CM các trường
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Các sản phẩm như kế hoạch
CM của trường, tổ bộ môn, giáo viên
7.3 Các phương pháp hỗ trợ
Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu
8 Cấu trúc luận văn
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động CM của HT trường THPT.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động CM và thực trạng QL hoạt động CM tại
các trường THPT huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội
- Chương 3: Biện pháp QL hoạt động CM đáp ứng yêu cầu đổi mới GD
THPT tại các trường THPT huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội
- Kết luận và khuyến nghị
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
GD có vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển KT - XH của mỗi quốcgia và vùng lãnh thổ Từ nhận thức đó, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định GD làquốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển KT - XH đất nước Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng, một lần nữa xác định nhiệm vụ của GD là: “Đổi
mới cơ bản, toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD ” [40]
Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường nói chung và nhàtrường THPT nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thếgiới, trong đó có Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển GD & ĐT của xã hội,nâng cao chất lượng giảng dạy, vai trò đóng góp của các biện pháp là hết sức quantrọng Đây là vấn đề luôn luôn được các nhà khoa học trong và ngoài nước quantâm Họ nghiên cứu thực tiễn các nhà trường để tìm ra biện pháp QL hoạt động CMsao cho có hiệu quả nhất
Từ cuối thế kỷ XIV, khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện, vấn đề dạy học
và quản lý dạy học, quản lý chuyên môn đã được nhiều nhà giáo dục thực sự quantâm, nổi bật nhất là J.A.Comenxki (1592 - 1670) Đến khoảng cuối thế kỷ XIX, đầuthế kỷ XX, các nghiên cứu QLGD Xô Viết và Xukhomlinxki cho rằng "Kết quảtoàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn vàhợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên"[39]
Với kinh nghiệm thực tiễn 26 năm làm HT V.A.Xukhomlinxki đã tổng kếtđược những thành công cũng như thất bại của mình, cùng với nhiều tác giả khácông đã đưa ra một số biện pháp QL của HT trường THPT như sau:
- Việc phân công hợp lý công việc qua các thành viên trong Ban Giám hiệu,
HT, Phó HT, HT và Phó HT phụ trách CM
- Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
Trang 18+ Trong những trang viết của mình V.A.Xukhomlinxki cũng như các tác giảV.P.Xtrezicodin, đều cho rằng một trong những chức năng của HT nhà trường làphải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính chủ động, sángtạo trong lao động và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện vì tay nghề sư phạm củamình Muốn xây dựng được đội ngũ giáo viên có trình độ CM tâm huyết với nghề,người HT phải có quyền lựa chọn đội ngũ giáo viên cho trường mình đó là nhữngngười mà nói theo V.A.Xukhomlinxki thì "Người giáo viên tốt nhất phải là ngườiyêu trẻ, phải biết giao tiếp với trẻ, nắm vững CM giảng dạy, nắm vững các khoa học
có liên quan đến các môn trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lýluận giao tiếp, tâm lý học trong thực tiễn công tác của mình, đồng thời phải thànhthạo kỹ năng trong lĩnh vực đó"[39]
+ Tổ chức hội thảo khoa học:
Một trong những biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mà cácnhà nghiên cứu quan tâm chính là tổ chức hội thảo khoa học Bởi tổ chức hội thảokhoa học là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Vì
"Giáo viên càng hiểu biết nhiều anh ta vạch ra trước HS những triển vọng của khoahọc thường xuyên hơn, càng làm cho HS hiểu kỹ, tính ham hiểu biết của HS bộc lộ
ra nhiều hơn, ở các em sẽ nảy sinh ra nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc hơn, những câuhỏi các em đặt ra sẽ thông minh hơn, thú vị hơn và khó hơn"
Qua các buổi hội thảo, HT hiểu thêm được các quan điểm của giáo viên vềviệc dạy học, bản thân các giáo viên nắm vững hơn, hiểu sâu hơn về khoa học cơbản, về các vấn đề còn mơ hồ và họ sẽ mở rộng hơn về tầm nhìn, tầm hiểu biết vậndụng vào trong giảng dạy từ đó để nâng cao chất lượng dạy học
- V.A.Xukhomlinxki còn nhấn mạnh về biện pháp dự giờ và phân tích bàihọc V.A.Xukhomlinxki cho rằng việc dự giờ và phân tích bài học là đòn bẩy quantrọng nhất trong công tác QL quá trình dạy học của giáo viên Việc phân tích bàihọc trước hết phải nêu cho giáo viên biết cách khắc phục thiết sót, phát huy các mặtmạnh để nâng cao chất lượng bài giảng, tác giả đã đề ra các yêu cầu và quy trìnhphân tích một giờ dạy để giúp cho HT thực hiện có hiệu quả biện pháp QL này
Trang 19Trong cuốn "Vấn đề QL và nhà lãnh đạo nhà trường", tác giả V.A.Xukhomlinxki đãnêu lên rất cụ thể cách tiến hành dự giờ và phân tích bài học Theo ông trước hếtphải giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy bằng việc phân tích sư phạm của sách giáokhoa, nội dung dạy trong chương trình Sau đó giáo viên và HT dự giờ lẫn nhau vàcùng nhau dự giờ giáo viên giỏi, cứ như vậy, giáo viên đã được HT dạy cho rấtnhiều về phương pháp dạy học (PPDH), về cách thức tổ chức dạy học để nâng caotrình độ học vấn của HS.
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, chủ yếu về mặt lý luận như
QL và chức năng QL, về tiêu chuẩn và các phẩm chất cần có của người QL, về vaitrò của HT trường THPT, về sự liên hệ giữa khoa học QL và khoa học khác Cũng
có những công trình nghiên cứu riêng về chân dung người HT trường học, có thể kểđến là các công trình của các tác giả: Trần Kiểm, Đặng Quốc Bảo, Lê Thị Mỹ Lộc,Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Văn Lê, Lê Tuấn
Trong các công trình đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của QL trong việc
thực hiện mục tiêu GD:"Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo việc QLCM là nhiệm
vụ trọng tâm của nhà trường" Đặc biệt bằng sự tâm huyết của mình với công tác
GD các tác giả đã nhấn mạnh: HT phải là người "Luôn luôn biết kết hợp một cách
hữu cơ sự QL dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự QL các quá trình bộ phận, hoạt động dạy và học các môn và hoạt động khác bổ trợ cho hoạt động dạy và học nhằm làm cho tác động GD được hoàn chỉnh trọn vẹn".
Biện pháp GD chính trị tư tưởng cho giáo viên và bồi dưỡng CM nghiệp vụ
để xây dựng tiềm lực CM cho đội ngũ giáo viên cũng là biện pháp được tác giảNguyễn Văn Lê chú trọng trong các biện pháp QL của HT
Gần đây một số luận văn Thạc sỹ khoa học QLGD chuyên nghành QLGDbước đầu đã tổ chức nghiên cứu thực trạng và hệ thống được một số vấn đề về QLcũng như đề xuất một số biện pháp QL trường học như đề tài:"Một số biện phápQLCM của HT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên THPT huyệnChương Mỹ, tỉnh Hà Tây" của Nguyễn Văn Khôi (2005)
"Một số biện pháp QL hoạt động CM trong quá trình đổi mới chương trình ởcác trường THPT thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái" của Trần Thanh Hà (2007)
Trang 20“Biện pháp QLCM của HT trường THPT Ngô Gia Tự tỉnh Bắc Ninh” củaNguyễn Hữu Hùng (2010)
Nhìn chung các đề tài đã nghiên cứu lý luận QL, QLGD, QL trường học đãtương đối sát với thực trạng các biện pháp QL hoạt động CM của HT và đề xuấtđược một số biện pháp QL của HT Kết quả nghiên cứu các đề tài trên đã đóng gópthêm vào việc hiểu rõ, sáng tỏ cơ sở lý luận về QL hoạt động CM của HT nhằmnâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và phổ biến một số kinh nghiệm QL chocán bộ QL ở từng địa phương
Ngành GD & ĐT TP Hà Nội nói chung và huyện Ứng Hoà nói riêng vài nămtrở lại đây đã có sự chú ý tới công tác QL hoạt động CM của HT trường THPT.Hàng năm Sở GD & ĐT đều tổ chức các hội nghị CM như: Hội nghị nâng cao chấtlượng các bộ môn Toán, Văn, Anh; đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn Văn, Sử,Địa; nâng cao kỹ năng nghe môn Tiếng Anh đối với HS THPT; nâng cao chất lượngbồi dưỡng HS giỏi; tập huấn sử dụng phần mềm cho các bộ môn trắc nghiệm; tổchức thi giáo viên dạy giỏi cấp cụm, thành phố hàng năm, cử giáo viên tham gia tậphuấn các lớp do Bộ GD & ĐT tổ chức Qua nhiều năm, tỉ lệ giáo viên dạy giỏi cấpthành phố ngày càng tăng, chất lượng giờ dạy ngày càng có nhiều giờ khá, giỏi, đó
là kết quả khả quan Tuy nhiên kết quả này chỉ đáp ứng một bộ phận giáo viên màchưa phải là đánh giá chung cho đại đa số giáo viên Các đơn vị trường học khichọn giáo viên tham gia thi đều lấy người có trình độ CM, chất lượng dạy học tốt.Điều ấy có nghĩa là rất cần có biện pháp QLCM để nâng cao chất lượng dạy học củatất cả giáo viên THPT huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội Hiện nay chủ yếu là các chuyên
đề đổi mới PPDH của giáo viên, sinh hoạt chuyên đề của tổ CM như là: tăng cường
sử dụng giáo án điện tử Elearning, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ CM, áp dụngcác phần mền tiện ích vào dạy học, tăng cường công tác thí nghiệm thực hành tức
là chủ yếu thiên về người dạy, còn vấn đề QL hoạt động CM của HT như thế nào đểnâng cao chất lượng dạy học chỉ được nhắc đến chung chung Nói chung còn ítchuyên đề, bài viết về góc độ QL, chất lượng dạy học ở trường THPT, Đặc biệt làrất ít các nhà QL tham luận về QLCM như: Làm thế nào để nâng cao chất lượng
Trang 21dạy học của giáo viên, vấn đề QL hoạt động dạy học của giáo viên THPT như thếnào ? Biện pháp thực hiện ra sao để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy và họctập nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường THPT Đó cũng chính là vấn đề
mà tác giả muốn đề cập trong luận văn này
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Chúng ta có thể tiếp cận khái niệm QL theo nhiều cách khác nhau QL làkhái niệm thuộc phạm trù lịch sử, cùng với quá trình hình thành và phát triển của xãhội loài người, việc phân công lao động ngày càng phức tạp, đa dạng và CM hoá,quá trình đó gắn liền với hoạt động QL, khó có thể khẳng định khái niệm QL ra đời
từ thời điểm nào, song có thể hình dung khái niệm ấy có thể được manh nha hìnhthành từ khi có sự phân công lao động trong các nhóm người, các tộc người Lúcnày QL được xem như yếu tố cần thiết để gắn kết lao động riêng lẻ của mỗi cánhân, nhằm thực hiện được nhiệm vụ chung mà từng thành viên không thể đảmtrách được Xã hội càng phát triển, chúng ta càng dựa vào sự nỗ lực chung củanhóm, của những tổ chức rộng lớn, cho nên nhiệm vụ QL ngày càng quan trọng.Hoạt động QL bắt nguồn từ sự phân công, mục đích của hoạt động QL là nhằm tăngnăng suất lao động, cải thiện cuộc sống Để đạt được mục tiêu trên cơ sở kết hợpcác yếu tố con người, phương tiện cần có sự tổ chức và điều hành chung, đó chính
là quá trình QL Trải qua quá trình phát triển, cùng với sự phát triển của xã hội,trình độ tổ chức và QL cũng từng bước được nâng lên
Nói đến hoạt động QL, người ta thường nhắc đến câu nói nổi tiếng của CácMác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trênquy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà nhữnghoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận độngcủa những khí quan độc lập của nó Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còndàn nhạc thì cần có nhạc trưởng ” [13]
Hiện nay khái niệm về QL được hiểu và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.Theo Từ Điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học - Nhà xuất bản PhươngĐông, 2010) QL là: “Tổ chức và điều khiển các hoạt động của một đơn vị, cơ quantheo những yêu cầu nhất định”[43]
Trang 22Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của QL ”, tác giả người MỹH.Koontz đưa ra khái niệm “QL là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợpnhững nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà QL
là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mụcđích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”[23]
Theo quan điểm xã hội, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “QL là nhữngtác động có định hướng, có kế hoạch của các chủ thể QL đến đối tượng bị QL trong
tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”[35]
Theo quan điểm hệ thống, tác giả Trần Kiểm cho rằng “QL một hệ thống xãhội là tác động có mục đích đến tập thể người – thành viên của hệ - làm cho hệ vậnhành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến ” [27]
Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “QL là một khái niệm ghép giữa “quản
”và “lý” “Quản” có hàm nghĩa rất phong phú: Cai quản, thống trị, giữ gìn, theodõi… Theo góc độ điều khiển, “quản” có thể hiểu là lái, điều khiển, chỉ huy, kiểmsoát… Do đó, trong đời sống xã hội ngày càng phát sinh những khái niệm liên quanđến từ “quản”như: quản giáo, quản thúc, quản tượng, quản gia, quản trị,…” “lý”theo hàm nghĩa là khoa học, khách quan nâng cao hiệu quả hoạt động “quản ” [14]
Theo tác giả Bùi Minh Hiền “QL là sự tác động có tổ chức có hướng đíchcủa chủ thể QL nhằm đạt được mục tiêu đề ra”[24]
Qua các khái niệm trên, tuy chúng có những điểm khác nhau nhưng đều códấu hiệu đặc trưng cơ bản sau:
- Hoạt động QL được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm người
Trang 23Về khái niệm QLGD các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:
- Theo M.I Kônđacốp: " QLGD là tập hợp những biện pháp, kế hoạch hoánhằm đảm bảo vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống GD để tiếp tụcphát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng"[31]
Ở Việt Nam, QLGD cũng là lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu:
- Theo Nguyễn Ngọc Quang: "QLGD thực chất là tác động đến nhà trường,
làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, GD thể chất theo đường lối nguyên
lý GD của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới"[35]
- Theo Đặng Quốc Bảo thì: "QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều
hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội" [02].
- Theo Phạm Minh Hạc "QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL (hệ thống GD) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - GD thế hệ trẻ, đưa hệ thống GD tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất" [20].
Những khái niệm về QLGD nêu trên tuy có những cách diễn đạt khác nhaunhưng nhìn chung lại có thể là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp vớiquy luật khách quan của chủ thể QL ở các cấp lên đối tượng QL nhằm đưa hoạtđộng GD của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống GD đạt tới mục tiêu đã định Nhưvậy QLGD có thể hiểu:
Trang 24QLGD là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủthể QL đến đối tượng bị QL.
QLGD là sự tác động lên tập thể giáo viên, HS và các lực lượng GD trong vàngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp tác động tham gia các hoạtđộng GD của nhà trường để đạt mục đích đã định
1.2.3 Quản lý nhà trường
1.2.3.1 Nhà trường
Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đặc thù của xã hội được hình thành từnhu cầu mang tính tất yếu khách quan của xã hội, nhằm thực hiện chức năng truyềnthụ kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng
xã hội Việc tổ chức các hoạt động nói trên được thông qua quá trình sư phạm, được
tổ chức một cách khoa học nhằm xây dựng và hoàn thiện nhân cách người học mànhân cách đó là những tiêu chuẩn về đạo đức, năng lực của người học đáp ứng đượcyêu cầu phát triển của xã hội mà không một dạng tổ chức nào trong xã hội khác với
tổ chức nhà trường có thể thay thế nó được
Ngày nay, nhà trường được thành lập và hoạt động dưới sự điều chỉnh củacác quy tắc xã hội Nó có tính chất và nguyên lý hoạt động rõ ràng và có nhiệm vụ
cụ thể, có nội dung GD được chọn lọc, có tổ chức bộ máy và đội ngũ được đào tạo,
có kế hoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường nhất định, có sựđầu tư của người học, cộng đồng, các cơ quan QL trong xã hội
Như vậy, nhà trường là cơ quan GD chuyên biệt, có đội ngũ các nhà giáođược đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc, phương pháp GD phù hợp vớimọi lứa tuổi, có phương tiện kỹ thuật phục vụ cho GD Nhà trường là một tổ chứcchuyên biệt trong xã hội, thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ choduy trì và phát triển của xã hội Trường học là một tổ chức GD cơ sở mang tính nhànước, xã hội, là nơi trực tiếp làm công tác đào tạo thế hệ trẻ Đây là một bộ phậncủa xã hội, là tổ chức GD cơ sở của hệ thống GD quốc dân Hoạt động dạy và học
là hoạt động trung tâm của nhà trường
Trang 251.2.3.2 Quản lý nhà trường.
QL nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống QLGDnói chung
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “QL nhà trường là thực hiện lối GD của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên
lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và từng HS”[20]
Theo tác giả Trần Kiểm “QL nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của
mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan
hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường với tư cách
tổ chức một cách hợp lý lao động của giáo viên và HS, là tác động đến họ sao chohành vi, hoạt động của họ đáp ứng được yêu cầu của việc đào tạo con người
Trường THPT thuộc cấp học cuối cùng bậc học phổ thông Nó là đơn vị cơ
sở của hệ thống GD đồng thời là một tổ chức xã hội trong cộng đồng vì thế ta nóitrường THPT là một tổ chức sư phạm – xã hội
Với tư cách là một tổ chức xã hội, trường THPT tham gia hoạt động trongmột hệ thống nhất ở cấp quận huyện, tham gia thực hiện mục tiêu KT - XH của địaphương Trường THPT là đơn vị văn hóa đại diện trong cộng đồng, trường học nhưmột trung tâm tái sản xuất văn hoá liên tục ở nơi nó hoạt động
Với tư cách là một tổ chức sư phạm, QL trường THPT phân biệt hẳn với mọiloại hình QL xã hội khác Đó là bản chất sư phạm của quá trình GD, trong đó GV, HSvừa là khách thể QL nhưng lại đồng thời là chủ thể tự QL, bởi họ là những con người
Trang 26đang tham gia một hoạt động rất đặc thù là lấy nhân cách đào tạo nhân cách Sản
phẩm của hoạt động là nhân cách được tạo ra bao hàm cả tự đào tạo Tính đặc thù củahoạt động QL trường THPT thể hiện tập trung ở hoạt động dạy và hoạt động học
Luật GD sửa đổi năm 2009, Điều 28 có ghi: “GD THPT phải củng cố, phát
triển những nội dung đã học ở trường trung học cơ sở hoàn thành nội dung GD phổ thông; ngoài những nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản toàn diện và hướng nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS”[38] GD THPT nhằm
góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài,hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ,năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và năng lực CM sâu, cókhả năng làm việc hợp tác theo nhóm
Theo tác giả Trần Kiểm, tính đặc thù của QL trường THPT phụ thuộc nhiềuvào đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên, đó là:
- Lao động của giáo viên được CM hoá cao
- Đối tượng chủ yếu của lao động sư phạm là HS phần lớn từ 16 đến 18 tuổi
- Phương tiện lao động chủ yếu là tinh thần – là nhân cách người thầy
- Phân biệt giữa lao động trên lớp và lao động bên ngoài không hoàn toàntách bạch
- Mặt kinh tế của hoạt động gắn liền với mặt GD
- Hiệu quả là hiệu suất lao động của người giáo viên, là chất lượng thực hiệnmục tiêu đào tạo
Chính vì lao động của giáo viên được CM hoá cao cho nên QLCM trongtrường THPT phải tổ chức theo trường, các tổ, nhóm CM QLCM là hoạt động QLđặc thù trong trường THPT
Từ phân tích các khái niệm trên chúng ta có thể đi đến khái niệm QL trường
học như sau: QL trường học nói chung và QL trường THPT nói riêng là tổ chức chỉ
đạo và điều hành quá trình giảng dạy của thầy và hoạt động học của trò; đồng thời
Trang 27QL những điều kiện cơ sở vật chất (CSVC) và công tác phục vụ cho dạy học nhằm đạt được mục đích giáo dục - đào tạo(GD & ĐT) QL trường học thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể QL lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý GD và tiến tới mục tiêu GD,
QL trường học chính là QLGD nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị
GD nền tảng là nhà trường.
Có thể nói QL trường học là hệ thống các tác động sư phạm hợp lý, có địnhhướng của chủ thể QL đến tập thể GV & HS đến các tổ chức xã hội trong và ngoàinhà trường nhằm huy động phối hợp trí tuệ của họ thúc đẩy mọi hoạt động củatrường nâng cao chất lượng GD & ĐT theo mục tiêu đã định
1.2.4 Hoạt động chuyên môn
CM sư phạm là một ngành khoa học về lĩnh vực GD & ĐT, có nội dung,phương pháp sư phạm riêng biệt Đối với CM của các nhà khoa học thì lĩnh vực CMcủa họ là tinh thông nghề nghiệp, sự hiểu biết về lĩnh vực mà họ đang đảm nhiệm,còn CM sư phạm không những chỉ có hiểu biết và tinh thông về lĩnh vực môn họcmình dạy, mà còn phải biết tổ chức hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức và tổ chức cáchoạt động GD khác nhằm hình thành nhân cách cho HS
CM trong trường học là những hiểu biết tinh thông về kiến thức bộ môn,phương pháp và kỹ thuật lên lớp của giáo viên; là những quy định về nề nếp dạyhọc, về việc tổ chức hoạt động dạy học và những tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp
vụ của ngành GD & ĐT; là yêu cầu chuẩn kiến thức của mỗi cấp học để HS phấnđấu đạt được về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và các yêu cầu GD khác
Trang 281.2.4.2 Hoạt động chuyên môn trong trường phổ thông
Những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kiến thức nghề nghiệp khi vận dụng vào
tổ chức quá trình dạy học, GD trong nhà trường gọi là hoạt động CM Mọi hoạtđộng trong trường THPT, xét cho cùng chính là nhằm giải quyết vấn đề nâng caochất lượng dạy của thầy và chất lượng học của trò nhằm thúc đẩy sự vận hành của
bộ máy và sự phát triển đi lên của nhà trường
Theo điều lệ trường học hoạt động CM trong trường phổ thông bao gồm:
- Tuyển sinh theo chỉ tiêu được Sở GD & ĐT phê duyệt
- Giảng dạy và tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của Bộ
GD & ĐT ban hành và học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên (do GV
bộ môn thực hiện )
- QL, GD và rèn luyện HS (do giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và đoàn thểphối hợp thực hiện )
- Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học và học tập, bồi dưỡng nâng cao trình
độ (do GV bộ môn thực hiện )
- Học tập, rèn luyện mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động (do HS thực hiện ).Hoạt động CM trong trường học được thể hiện qua các việc cụ thể của quátrình dạy học; là hoạt động của tổ CM và hoạt động CM của giáo viên Đây là mộthoạt động đặc trưng của mỗi trường học, chi phối mọi mặt hoạt động GD khác trongnhà trường
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đề cập đến việc QL hoạt động CMcủa HT trong trường THPT mà cụ thể là hoạt động CM của giáo viên và tổ CM
1.2.5 Quản lý hoạt động chuyên môn
QLCM trong nhà trường là QL toàn bộ việc giảng dạy, GD của thầy, việchọc tập rèn luyện của trò theo nội dung GD toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu vàđường lối GD của Đảng
QL hoạt động CM đó là công tác chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chứcthực hiện CM của các tổ bộ môn, chỉ đạo hoạt động CM của giáo viên
Trang 29QL hoạt động CM của HT là quá trình người HT hoạch định, tổ chức điềukhiển, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn (TCM) và GV nhằm đạt được mụctiêu đã đề ra Trong toàn bộ quá trình QL của nhà trường thì QL hoạt động CM làquan trọng nhất, là hoạt động trọng tâm đòi hỏi người HT dành nhiều thời gian côngsức nhiều nhất.
Thực chất QL hoạt động CM là QL hoạt động dạy học mà người HT chỉ đạo tổtrưởng các tổ CM thay HT QL, kiểm tra đánh giá việc dạy học của giáo viên, nhiệm vụchính của giáo viên là giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, những giá trị về
tư tưởng, đạo đức, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy
QL hoạt động CM của HT đối với hoạt động dạy học của giáo viên thể hiện
ở việc QL chương trình, kế hoạch dạy học, QL giờ lên lớp của giáo viên, sinh hoạt
tổ CM đặc biệt chú ý đến công tác bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy củagiáo viên, các yếu tố, phương tiện có tác dụng khích thích việc dạy học Tuy nhiênbiện pháp QL hoạt động CM của HT không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết mà còn dựatrên cơ sở thực tiễn của trường đó
HT QL hoạt động CM trên cơ sở các quy định của Luật GD, của Điều lệtrường học, của mục tiêu đào tạo, của sự chỉ đạo ở từng năm học của Bộ GD & ĐT,
Sở GD & ĐT và các quy định về chế độ chính sách của Nhà nước đối với cáctrường học và đối với đội ngũ CB – GV
1.3 Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ trường THPT
Trong hệ thống GD quốc dân, trường THPT là bậc học cuối cùng của GDphổ thông, gồm 3 năm Đây là bậc học hoàn thiện kiến thức phổ thông cho HS, làbậc học tạo nguồn nhân lực cho yêu cầu của xã hội, đồng thời chuẩn bị tích cực,trực tiếp cho thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào đời, đi vào cuộc sống lao động sảnxuất làm nghĩa vụ công dân và có điều kiện để tiếp tục học lên
Trường THPT có mục tiêu, nội dung, phương pháp GD mang tính phổ thông
cơ bản, toàn diện, với những đặc thù riêng nhằm thực hiện nhiệm vụ:
Trang 30- Hoàn chỉnh học vấn phổ thông nhằm phát triển nhân cách người lao độngmới; năng động, sáng tạo, tích cực chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động,sản xuất, làm nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.Chuẩn bị cho một bộ phận phận tiếp tục học lên bậc học cao hơn đáp ứng với yêucầu tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ thuật lành nghề và tri thức XHCN.
- Tiếp tục phát hiện bồi dưỡng HS có năng khiếu nhằm góp phần đào tạonhân tài cho đất nước
- Đảm bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo HS THPT phù hợp vớinhu cầu và khả năng phát triển KT - XH của địa phương
- Phát huy tác dụng về mặt văn hoá tư tưởng, khoa học kỹ thuật ở địa phương
- Với những năm đầu của quá trình đổi mới đất nước với sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc xây dựng CSVC của chủ nghĩa xã hội ởnước ta được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu thành phầnkinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN, sản xuất hàng hoáphát triển, làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu đào tạo tăng lên tạođiều kiện cho GD phát triển Mặt khác kinh tế thị trường làm thay đổi quan niệm về
về giá trị, ảnh hưởng đến động cơ học tập, việc lựa chọn các ngành nghề tác độngđến các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội, hầu hết các bậc phụ huynh đều
có nhận thức đúng đắn về yêu cầu nguồn nhân lực trong từng thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá đặc biệt là những năm đầu của kỷ nguyên mới Trước sự pháttriển phong phú và đang dạng của nền kinh tế tri thức sự phân hoá trong xã hội đãhình thành hai xu hướng
Một là: Những em có điều kiện đều có nguyện vọng học lên tiếp hoàn chỉnh
học vấn theo ngành nghề
Hai là: Một số em không có điều kiện hoặc do năng lực bản thân hoặc do thi
không đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, sau khi tốtnghiệp THPT hoà nhập vào thị trường lao động, chờ đón cơ hội để có thể học thêm
Như vậy GD THPT phải thực hiện “Mục tiêu kép” vừa chuẩn bị cho HS vàođại học – Cao đẳng, vừa chuẩn bị cho HS vào đời Từ đó trong trường THPT ngoài
Trang 31trang bị kiến thức cần phải hình thành cho HS một số năng lực chủ yếu Năng lựcthích ứng với sự thay đổi của thực tiễn để chủ động, tự chủ trong lao động, trongcuộc sống và hoà nhập với môi trường lao động.
Định hướng chiến lược phát triển GD của đảng ta đã chỉ ra đặc điểm chủ yếucủa nhiệm vụ và các đặc trưng về mục tiêu QL nhà trường THPT HT với vai trònhà QL là nhân tố quyết định hiệu quả việc QL nhà trường Do vậy QL phù hợp đểnâng cao hiệu quả GD của nhà trường
1.3.2 Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trường THPT
Trường THPT là cơ quan đơn vị GD của Đảng và Nhà nước HT là thủ trưởng
cơ quan đó, nên HT quản lý nhà trường, QLGD theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tậpthể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Thủ trưởng chịu trách nhiệm đối với cấp trên, cóquyền xử lý và ra quyết định theo đúng quyền hạn và chức trách của mình
Người HT trước hết là người có phẩm chất chính trị tốt, biết Vận động thuhút quần chúng tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường, đồng thời phải biết hysinh quyền lợi cá nhân vì tập thể Có CM vững, biết vận dụng sáng tạo chủ trươngđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào trong đơn vị, phát huy tốt tinh thầndân chủ, sáng tạo đoàn kết trong việc thực hiện nhiệm vụ QLCM của HT nhằmnâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên
* Vai trò của hiệu trưởng:
+ HT là đại diện cho chính quyền về mọi mặt và thực hiện hiến pháp và phápluật – luật gia đình
+ HT là người phát triển và điều hành tổ chức mọi hoạt động trong nhàtrường Là người cổ động, hỗ trợ và bồi dưỡng thường xuyên về sư phạm cho giáoviên trong nhà trường
+ HT là người kết hợp các mối quan hệ trong hợp đồng giảng dạy để huyđộng nhân lực, vật lực, tài lực vào công tác QL của mình
+ HT là hạt nhân đổi mới GD, QLGD và nâng cao năng lực của độingũ CBQL nhà trường để thực hiện mục tiêu GD và thực hiện tự chủ, tựquản trong GD
Trang 32+ Chỉ đạo xây dựng hoàn thiện các điều kiện CSVC, bồi dưỡng đội ngũ GV,vận động nhân dân, tham gia GD để tiến hành tốt các hoạt động GD.
+ Bản thân phải thường xuyên chăm lo tự bồi dưỡng để không ngừng nângcao trình độ về mọi mặt
+ HT phải nắm được đặc điểm lao động sư phạm của GV thấy được sự phứctạp tinh tế, khó khăn của công tác giảng dạy, đồng thời cũng thấy rõ vị trí, vai tròquan trọng của công tác GD trong giai đoạn đất nước hiện nay Bác Hồ nói: "Vấn
đề then chốt quyết định chất lượng GD phải là xây dựng một đội ngũ đông đảonhững người làm công tác GD, yêu nghề, yêu trường, hết lòng yêu thương, chămsóc GD HS, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực
sự là tấm gương sáng cho HS noi theo”[5]
+ HT còn phải là một nhà thiết kế các hoạt động của nhà trường sao cho phùhợp với khả năng, năng lực của từng thành viên, các tổ chức trong nhà trường bằngcác biện pháp khác nhau Đồng thời HT là người ra quyết định trong thẩm quyềncủa pháp luật quy định
1.4 Nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên trong nhà trường THPT
1.4.1 Thực hiện quy chế chuyên môn
Quy chế CM là cơ sở để HT, phó HT được giao nhiệm vụ giúp HT tổ chứcthực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ CM của CB -
GV theo chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT
Mục đích của quy chế CM là nhằm áp dụng thống nhất các quy định về côngtác CM, ổn định nề nếp dạy học trong nhà trường, tạo điều kiện cho tổ trưởng CMthực hiện tốt QL, tổ chức và chỉ đạo công tác CM, góp phần nâng cao chất lượng
GD của nhà trường
Quy chế CM của trường phổ thông được xây dựng căn cứ vào các thông tư,quy định của Bộ GD&ĐT, các quy định của Luật GD, của Điều lệ trường học, củamục tiêu đào tạo, của sự chỉ đạo ở từng năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT vàcác quy định riêng của từng cơ quan, đơn vị
Trang 331.4.2 Sinh hoạt tổ chuyên môn
Sinh hoạt CM là 1 hoạt động nhằm bồi dưỡng CM, nghiệp vụ, năng lực sưphạm cho GV, góp phần tháo gỡ khó khăn trong giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động sinh hoạt CM không nằm trong hoạt động sinh hoạt hành chínhnội vụ của bộ môn Nội dung sinh hoạt CM là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụgiảng dạy và GD, thực hiện các văn bản chỉ đạo CM, thực thi nhiệm vụ năm học vàcác yêu cầu mang tính thực tiễn được đưa ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ
và rút ra những kết luận về CM nghiệp vụ của bộ môn, những biện pháp khả thi cóthể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ CM nghiệp vụ của giáo viên và
tổ bộ môn
Căn cứ vào kế hoạch năm học, kế hoạch bộ môn, phân công giảng dạy củanhà trường và các kế hoạch của cá nhân, tổ, nhóm CM, vào đầu năm học các tổ,nhóm CM xây dựng kế hoạch chung về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của đơn
vị Hàng tháng, trên cơ sở kế hoạch này và các văn bản bổ sung, tổ, nhóm CM xâydựng kế hoạch hoạt động chi tiết của tháng kế tiếp
Tổ chức buổi sinh hoạt CM thực hiện 02 lần/tháng Nội dung của buổi sinhhoạt CM phải được thông báo công khai trước để các cá nhân có đủ thời gian chuẩn
bị tham gia Yêu cầu mỗi cá nhân phải nghiên cứu kĩ nội dung nhất là việc thảo luậnbài dạy, góp ý giờ thao giảng, chuẩn bị chuyên đề hay đổi mới phương pháp Tất cảnội dung sinh hoạt từ việc thảo luận, thống nhất đều phải được ghi lại trong sổ nghịquyết của tổ và sổ ghi chép CM của mỗi cá nhân Mô hình tổ chức buổi sinh hoạt
CM do tổ trưởng chủ động lựa chọn và xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù của
bộ môn và đảm bảo hiệu quả trên cơ sở giảm các công việc hành chính sự vụ, tậptrung vào việc thảo luận, nâng cao chất lượng và hiệu quả CM
1.4.3 Giảng dạy
Quyết định chất lượng dạy học chính là giờ lên lớp của GV, nó thể hiện sựhiệu quả của việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy Trên lớp người GV phải linh hoạtgiải quyết các tình huống xảy ra để hoàn tất các công việc chuẩn bị bài giảng HT
QL giờ lên lớp của GV thông qua các hoạt động:
Trang 34- Xây dựng thời khóa biểu khoa học, hợp lý giữa các buổi học trong tuần, giữacác môn học trong ngày QL nền nếp trong các buổi học,thống nhất tiêu chuẩn giờ lênlớp Giờ lên lớp GV phải hướng dẫn HS tư duy, tìm kiếm kiến thức mới, từ đó nắmchắc kiến thức cơ bản của bài học, rèn luyện kĩ năng cần thiết và biết vận dụng sángtạo, thông qua đó GD tư tưởng, tình cảm đạo đức và phát triển năng lực cần thiết.
- Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ để nắm bắt thực trạng chất lượng các giờdạy và tổ chức rút kinh nghiệm Trong năm học, HT phải dự GV ít nhất một giờ
- Thông qua báo cáo hàng tháng của các TCM và của các GVCN để nắmthông tin về công tác dạy học của GV
- Tổ chức hội thảo trau dồi về đổi mới phương pháp giảng dạy, tình huốngứng xử sư phạm, tổ chức giờ dạy mẫu, thao giảng, ngoại khóa
- QL giờ dạy của GV, giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học
Vì thế HT cần tìm mọi biện pháp tác động trực tiếp đến giờ dạy của GV, xây dựngcác chuẩn để QL giờ lên lớp HT sử dụng giờ chuẩn lên lớp, dựa trên những quyđịnh của ngành và hoàn cảnh riêng của từng trường để xây dựng giờ chuẩn lên lớp
HT sử dụng giờ chuẩn lên lớp để kiểm tra đánh giá, từng bước nâng cao chất lượngdạy học Tư tưởng chỉ đạo việc QL giờ lên lớp của giáo viên là: HT tác động trựctiếp vào giờ dạy trên lớp càng nhiều càng tốt HT cần bình thường hóa việc kiểmtra, tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên Khi việc dự giờ đã trở thành nề nếp, sẽtạo ra bầu không khí thuận lợi để HT kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV như 1 việcbình thường Việc GV thường xuyên dự giờ lẫn nhau sẽ cung cấp cho HT nhữngthông tin giờ dạy, làm cho việc đánh giá có độ tin cậy cao, cùng với việc kiểm tratrực tiếp giờ dạy HT cần chú ý đến các hình thức kiểm tra gián tiếp khác như phỏngvấn HS, trao đổi với GV về hình thức thực hiện chương trình trong nhà trường
1.4.4 Bồi dưỡng chuyên môn
Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất Bồi dưỡng CM là cáchoạt động học tập, rèn luyện của giáo viên nhằm làm tăng thêm phẩm chất và nănglực giúp họ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giảng dạy và GD HS
Trang 35Phẩm chất và năng lực của người thầy là yếu tố hàng đầu quyết định chấtlượng GD của nhà trường Chất lượng GD của nhà trường chất lượng đội ngũ nhàgiáo được thể hiện ở đạo đức nhà giáo và năng lực dạy học Với vai trò quan trọngcủa người thầy trong việc đào tạo, rèn luyện phát triển trí tuệ và hình thành nhâncách cho thế hệ trẻ, việc tổ chức bồi dưỡng CM nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viêntrong giai đoạn hiện nay là cần thiết nhằm nâng cao nguồn nhân lực cho sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo xu thế quốc tế.
Nâng cao chất lượng CM luôn có ý nghĩa sống còn với mỗi nhà trường.Nâng cao chất lượng CM là biểu hiện cụ thể của việc nâng cao chất lượng đội ngũ
GV Nhất là trong điều kiện ngày nay khi mà trình độ khoa học công nghệ phát triểnnhư vũ bão, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế tri thức thì yêu cầu nâng caotrình độ của đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng
Nghiên cứu CM là con đường tốt nhất để bổ sung kiến thức lý luận, kiếnthức thực tế và nâng cao năng lực thực hành cho đội ngũ GV, cán bộ quản lý(CBQL), đồng thời cải tiến các khâu công tác nhằm đưa lại những chuyển biến cólợi cho sự nghiệp GD của nhà trường
Công tác học tập, bồi dưỡng của GV bao gồm: Theo học các lớp dài hạn (Đạihọc, cao học) theo quy định của nhà nước và nâng cao học vị,bằng cấp, học các lớpbồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm, về ngoại ngữ, tin học, tập huấn chế độ,chính sách, pháp luật có có liên quan đến nội dung giảng dạy Ngoài ra GV cònthường xuyên nghiên cứu sách, báo tài liệu từ nhiều nguồn nhằm nâng cao nhậnthức xã hội và bổ sung tư liệu cho bài giảng
1.4.5 Kiểm tra, đánh giá môn học
Kiểm tra và đánh giá kiến thức, kỹ xảo của HS là khâu quan trọng của quátrình dạy học, nó có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học vàhoạt động dạy, củng cố và phát triển trí tuệ của HS cũng như GD phẩm chất và nhâncách cho HS
Do việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có vai trò quantrọng như vậy nên HT cần nắm được tình hình giáo viên thực hiện vấn đề này ở cácnội dung:
Trang 36+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, chế độ cho điểm theo quy định.
+ Chấm bài và trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung và lời phê cụ thể chotừng bài để HS rút kinh nghiệm cho mình
+ Vận dụng đúng tiêu chuẩn cho điểm
+ Báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định của nhà nhà trường và lưu trữ kếtquả kiểm tra trong số điểm để sử dụng trong việc tổng kết, phân loại, đánh giá HScuối mỗi học kỳ và cuối năm
- Để nắm vững các nội dung trên HT cần phân công cho phó HT, thư ký hộiđồng, tổ trưởng CM theo dõi và tổng hợp tình hình hàng tuần, hàng tháng HT cũngcần lập ra những mẫu báo cáo thống kê thu thập chính xác số liệu về tình hình thực
hiện của giáo viên, đồng thời tự mình xem xét các sổ sách (số ghi điểm, sổ đầu bài
và một số bài kiểm tra của HS) để nắm tình hình cụ thể.
- Từ những số liệu và kết quả thu được, HT cần phân tích tình hình giáo viênthực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để có sự điều chỉnh uốn nắmkịp thời
1.4.6 Viết Sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn
Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà ngườiviết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và GD, bằng những hoạt động
cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà những biện pháp thông thường khôngthể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của ngườigiáo viên, SKKN là kết quả lao động sáng tạo của CB - GV, nhân viên trong ngành
GD Thực tế trong nhiều năm cho thấy, SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoahọc GD và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động QL, hoạt động GD & ĐT trongcác nhà trường, Đẩy mạnh hoạt động tổng kết, đúc rút SKKN và phổ biến áp dụng
sẽ tạo nên động lực góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện và thực hiện thànhcông các mục tiêu đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay
SKKN là tổng thể những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà CB - GV tích lũy đượctrong thực tiễn, là cơ sở của nghệ thuật GD, là cơ sở quan trọng của lý luận GD.Việc khuyến khích, động viên đội ngũ viết SKKN là cách người lãnh đạo tập trung
Trang 37được kinh nghiệm và sức mạnh tập thể trong việc nâng cao tay nghề và năng lực.Thông qua việc lựa chọn các SKKN hay để áp dụng trong nhà trường, đội ngũ sẽ có
cơ học hỏi lẫn nhau từ đó góp phần nâng cao chất lượng CM
1.4.7 Giao lưu, trao đổi chuyên môn
Mỗi giáo viên, mỗi đơn vị sẽ có mỗi sở trường, mỗi thế mạnh khác nhau nênviệc tổ chức giao lưu, trao đổi CM là rất cần thiết trong công tác QL của người HT
Trong trường, HT chỉ đạo các tổ CM: Xây dựng kế hoạch thao giảng cụ thểtheo từng học kỳ, năm học với phương châm chọn các bài dài, bài khó trong chươngtrình để thao giảng, qua đó rút kinh nghiệm, tạo sự thống nhất chung trong quá tìnhgiảng dạy, qua đó rút kinh nghiệm, tạo sự thống nhất chung trong quá trình giảngdạy Thường xuyên tổ chức các hội thảo CM cấp tổ, nhóm, trường, dự giờ đồngnghiệp nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, phân công giáo viên có kinh nghiệmgiúp đỡ giáo viên trẻ mới ra trường.Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên traođổi, học hỏi lẫn nhau nâng cao nghiệp vụ, nâng cao chất lượng CM
Bên cạnh đó người lãnh đạo cũng cần liên hệ, tạo điều kiện để giáo viêntrường mình được giao lưu, trao đổi với các trường bạn trong huyện, trong cụmthông quá các tiết dự giờ, thao giảng, tham gia các hội thảo CM Hằng năm, bố trígiáo viên đi học các lớp bồi dưỡng của sở GD & ĐT hoặc của các trường đại học sưphạm, tổ chức cho giáo viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các trường có chấtlượng cao trong và ngoài thành phố để giao lưu học hỏi
1.5 Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT (theo tiếp cận phối hợp chức năng và đối tượng quản lý)
1.5.1 Xây dựng kế hoạch chuyên môn của toàn trường và chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch chuyên môn của tổ
Kế hoạch là chức năng quan trọng của công tác quản lý nhà trường THPT.Chất lượng, hiệu quả của quá trình GD HS phụ thuộc vào việc xây dựng và thựchiện kế hoạch Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụthể của trường, HT hướng dẫn giáo viên biết cách xác định mục đích và các mụctiêu cụ thể, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý và giáo viên xâydựng kế hoạch hành động của tổ CM giúp họ có các điều kiện đạt được những mục
Trang 38tiêu đề ra Chỉ đạo việc thực hiện xây dựng kế hoạch của TCM, đòi hỏi người HTcần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành đến giáo viên và giaonhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân phấn đấu
- Hướng dẫn giáo viên, các bộ phận trong trường làm kế hoạch và duyệt kếhoạch với họ, giúp giáo viên nắm chắc kế hoạch phân phối nội dung chương trình
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch mẫu
- Xác định cách thức thực hiện như: Kiểm tra ngày giờ công, kỷ cương nề nếpdạy học, kiểm tra thực hiện chương trình thông qua thời gian biểu, thăm lớp dự giờ
- Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường để phát động phong trào thi đuakhuyến khích chủ động sáng tạo của mỗi thành viên nhằm đạt được kế hoạch đề ra
- Xây dựng chuẩn phương pháp đánh giá thực hiện kế hoạch
- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, tổ, cá nhân và các đoàn thể bên ngoài nhàtrường, nhằm huy động các nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ trong năm học
- Cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong năm học Chính vì thế việcchỉ đạo xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng và có khả năng thực thi là một yêucầu bắt buộc đối với người HT Tất cả những kế hoạch đó đều được thống nhất vớinội dung kế hoạch của nhà trường, đảm bảo khả năng phối hợp cao giữa các bộphận, để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường
Song song với việc xây dựng kế hoạch CM của toàn trường, HT còn chỉ đạocác TCM lập kế hoạch CM của tổ Lập kế hoạch TCM có ý nghĩa quan trọng tronghoạt động quản lý TCM ở nhà trường trung học Nó là sự khởi đầu của mọi hoạtđộng, mọi chức năng QL khác của người tổ trưởng Nhờ có kế hoạch, tổ trưởngchuyên môn (TTCM) mới tổ chức và khai thác các nguồn lực một các hiệu quả đểđạt được mục tiêu
Khai thác kế hoạch hoạt động TCM năm học được thể hiện ở những nộidung cơ bản sau:
- Phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn của tổ (đội ngũ giáo viên, HS,CSVC, trang thiết bị dạy học, quan tâm của lãnh đạo nhà trường, các yếu tố ngoàinhà trường theo phân tích SWOT)
Trang 39- Đề ra mục tiêu, nội dung và các biện pháp thực hiện Trong đó chú ý đếncác yêu cầu nhiệm vụ năm học do ngành và địa phương triển khai.
- Triển khai nội dung và biện pháp thực hiện chương trình, đổi mới PPDH,các chuyên đề, ngoại khóa, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thôngtin (CNTT) nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
- Triển khai các yêu cầu về thực hiện quy chế CM, quy định về soạn giảng,vào điểm, các loại hồ sơ theo yêu cầu
- Thể hiện sự phân công bố trí tổ viên giảng dạy trên cơ sở định hướng chỉđạo của HT đầu năm học; phân công giáo viên đảm nhận công tác phụ đạo HS yếu,bồi dưỡng HS giỏi
- Thể hiện kế hoạch bồi dưỡng CM tổ viên, kế hoạch kiểm tra nội bộ của tổ,
kế hoạch sử dụng và làm đồ dùng dạy học, kế hoạch thực hiện viết SKKN- GPHIhoặc nghiên cứu đề tài khoa học
- Đăng ký các chỉ tiêu phấn đầu về chất lượng giảng dạy bộ môn; danh hiệuthi đua tổ và cá nhân
- Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch của TCM, HT căn cứ nhiệm vụ yêu cầu củanhà trường đặt ra cho TCM, từ đó kiểm tra và phê duyệt kế hoạch nhằm giúp TCMlàm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học
Một bản kế hoạch được xem là tốt khi HT kiểm tra phải đảm bảo các nguyêntắc sau: Kế hoạch có mục đích; kế hoạch có tính khoa học; kế hoạch phải đo đượckhi triển khai thực hiện; kế hoạch có sự tác động tương hỗ của các tổ CM khác vàcác bộ phận trong trường; kế hoạch phải có tính khả thi và kế hoạch được công khaihóa, được các thành viên góp ý và thống nhất cao
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch TCM không chỉ tuân thủ yêu cầu củacác cấp QL mà còn nhằm phát huy dân chủ và sáng tạo của tổ viên, tạo cơ chếcông khai, minh bạch trong QL các nguồn lực của trường phục vụ cho hoạtđộng CM
Trang 401.5.2 Xây dựng và hoàn thiện quy chế chuyên môn
Người HT cần căn cứ vào điều lệ trường trung học để xây dựng quy chế CM,đây là phần cốt lõi, là cơ sở cho công tác QLCM đạt hiệu quả Bên cạnh những quyđịnh đối với nhiệm vụ của TCM và giáo viên, mỗi đơn vị cần cụ thể hóa thànhnhững quy chế riêng của cơ quan, đơn vị mình
Đối với TCM, chỉ đạo các tổ xây dựng quy định cụ thể về các loại hồ sơ, sổsách, các loại kế hoạch, chế độ báo cáo, quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ đốivới từng thành viên trong tổ, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, ngoại khóa,chuyên đề, tiêu chí đánh giá CM của tổ
Đối với giáo viên, cần cụ thể hóa các quy định về hồ sơ CM, số tiết dự giờ,thao giảng, mẫu giáo án, giờ giấc, trang phục, quy định về soạn giảng, lên lớp, cáchvào điểm,chấm trả bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Mỗi năm HT cần lấy ý kiến toàn đơn vị để chỉnh sửa, bổ sung và ngày cànghoàn thiện quy chế
1.5.3 Tổ chức bộ máy quản lý chuyên môn
Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạt đượcmục tiêu của kế hoạch Nếu người QL biết cách tổ chức có hiệu quả, có khoa họcthì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể
Ở trường học khi phân công nhiệm vụ giáo viên giảng dạy trong năm học,
HT không thể trực tiếp phân công tất cả giáo viên trong toàn trường, chỉ phân côngmột số giáo viên dạy các môn có trong thi tốt nghiệp ở các lớp cuối cấp hoặc đầucấp Công việc còn lại, trên cơ sở định hướng của HT các tổ CM sẽ thảo luận và tổtrưởng tổng hợp, đề xuất phương án trình HT phê duyệt Sau khi kiểm tra tính toánhợp lý, khoa học, phù hợp với thực tế phương án phân công do tổ trưởng trình bày,
HT xem xét và yêu cầu tổ trưởng điều chỉnh các trường hợp chưa hợp lý, sau đó raquyết định phân công nghiệm vụ giáo viên
Trong việc tổ chức bố trí phân công nhiệm vụ giáo viên, HT chú ý đến TCM
về phương án điều chỉnh khi có giáo viên nghỉ hưu, chuyển công tác Với đặc thùcác trường HT còn lưu ý đến TCM có kế hoạch dự phòng khi giáo viên nghỉ thai