1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về quản lý nợ công ở việt nam trước yêu cầu phát triển bền vững

21 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 460,14 KB

Nội dung

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .... Do đó nghiên cứu về vấn đề này là điều vô cùng cần thiết nhằm đư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN TUYẾN

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lưu Thị Hiền

Trang 4

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG TRƯỚC YÊU

CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 15

1.1 Những vấn đề lý luận về nợ công 15

1.1.1 Quan niệm về nợ công 15

1.1.2 Đặc điểm của nợ công Error! Bookmark not defined

1.1.3 Các bộ phận cấu thành của nợ công theo chuẩn mực quốc tếError! Bookmark not defined 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ côngError! Bookmark not defined

1.2 Những vấn đề lý luận về quản lý nợ công trước yêu cầu phát

triển bền vững Error! Bookmark not defined

1.2.1 Khái niệm quản lý nợ công Error! Bookmark not defined

1.2.2 Quan niệm về phát triển bền vững và những yêu cầu cơ bản về

phát triển bền vững đối với quản lý nợ côngError! Bookmark not defined

1.2.3 Bản chất và nội dung của quản lý nợ công trước yêu cầu phát

triển bền vững Error! Bookmark not defined

1.2.4 Tác động của quản lý nợ công đến sự phát triển bền vữngError! Bookmark not defined 1.3 Mô hình pháp luật về quản lý nợ côngError! Bookmark not defined

1.3.1 Quan hệ pháp luật về quản lý nợ công Error! Bookmark not defined

1.3.2 Cấu trúc pháp luật về quản lý nợ công Error! Bookmark not defined

Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

Ở VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined

2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước

yêu cầu phát triển bền vững Error! Bookmark not defined

2.1.1 Quy định về nguyên tắc quản lý nợ côngError! Bookmark not defined

2.1.2 Quy định về chủ thể quản lý nợ công Error! Bookmark not defined

2.1.3 Quy định về công cụ quản lý nợ công Error! Bookmark not defined

2.1.4 Quy định về báo cáo thông tin nợ côngError! Bookmark not defined

2.1.5 Quy định về việc vay, sử dụng và trả nợ các khoản nợ côngError! Bookmark not defined

2.1.6 Những ưu điểm và hạn chế cơ bản của pháp luật về quản lý nợ

công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vữngError! Bookmark not defined

2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công ở

Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vữngError! Bookmark not defined

2.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý nợ công

ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vữngError! Bookmark not defined

2.2.2 Một số kiến nghị về việc áp dụng pháp luật quản lý nợ công ở

Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vữngError! Bookmark not defined

Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

GDP : Tổng sản phẩm nội địa

ICOR : Hiệu quả sử dụng tổng hợp vốn đầu tư

IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế

IUCN : Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTW : Ngân hàng trung ương

NSNN : Ngân sách nhà nước

ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PAYG : Hệ thống hưu trí Việt Nam

UBND : Ủy ban nhân dân

UNCTAD : Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc

WB : Ngân hàng Thế giới

WCED : Ủy ban Bundtland

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, khi bối cảnh kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều chuyển biến khó lường, điển hình là khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang lan sang một số nước Châu âu thì nợ công và quản lý nợ công trở thành vấn đề “nóng” được các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm

Ở Việt Nam kể từ năm 2001 tới nay, nợ công liên tục tăng về giá trị tuyệt đối, mức nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP Theo số liệu của The Economist, vào năm 2001 nợ công của Việt Nam mới là chưa đầy 9 tỷ USD, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 112 USD, và nợ công mới tương đương 28% GDP

Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ước tính đến ngày 31/12/2010 nợ công là 56,7% GDP; nợ chính phủ là 44,5% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia là 42,2% GDP Tính đến ngày 31-11-2014, theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The Economist, nợ công của Việt Nam là hơn 85 tỷ USD, mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD Do đó, tính đến cuối năm 2014 nợ công ước đạt 60,3% GDP Nợ công của Việt Nam đã vượt trần nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản Tuy nhiên với mức dướ i 65% GDP, tỷ lệ nợ công Việt Nam đến năm 2014 vẫn được đánh giá an toàn nhưng đã tăng cao so với 2 năm trước (năm 2012 là 55,5% GDP, năm 2013 là 56,2% GDP) là điều đáng lo ngại Theo tính toán, nợ công đến năm

2015 là 64% GDP và đỉnh nợ công quốc gia sẽ đạt mức 64,9% GDP vào năm 2016 Nhìn vào những con số trên, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng ở Châu Âu, nhiều nhận định cho rằng, kinh tế Việt Nam đang đứng trước những rủi ro

Trang 8

Bên cạnh đó, một xu thế rất đáng lo ngại là cũng trong giai đoạn 2001-2009, thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài dự toán) tăng từ 2,8% GDP lên tới 9% GDP Như vậy, trong khi nợ công tăng liên tục thì ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững, đó là

“nợ công ngày hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai” [1]

Hơn thế nữa, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng “báo động đỏ” 5% theo thông lệ quốc tế, khiến tính bền vững của nợ công càng bị giảm sút Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tục đầu tư

để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư

Nếu nhìn vào một số dự án đầu tư cụ thể từ nay đến năm 2030 như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam (56 tỉ USD), dự án xây dựng thủ đô (60 tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD) - trong đó nguồn tài trợ chủ yếu là từ ngân sách và nợ công - có thể thấy nợ công sẽ tăng mỗi ngày

Tính bền vững của nợ công không chỉ phụ thuộc vào cán cân ngân sách mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác Đầu tiên là tốc độ tăng trưởng GDP Tốc

độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP chỉ do tăng các yếu tố đầu vào vật chất (vốn và lao động) mà không tăng được năng suất thì chắc chắn đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm

Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn,

do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công Mức lãi suất, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế Là một nền kinh tế thâm dụng đầu tư, ở Việt Nam nhu cầu tín dụng luôn luôn cao và lạm phát rất khó kiềm chế ở mức thấp

Trang 9

Trước thực trạng kinh tế và dự đoán trong tương lai thì việc quản lý nợ công như thế nào để đảm bảo yếu tố bền vững hay trước yêu cầu phát triển bền vững phải quản lý nợ công như thế nào? Đây là một vấn đề “nóng” và cấp thiết đối với Việt Nam Bởi khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách

“thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng Thế nhưng nếu thực hiện chính sách trên lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối, gây căng thẳng và bất ổn chính trị, xã hội, vì những người nghèo là người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm chi tiêu của Chính phủ Do đó, việc quản lý nợ công không hiệu quả, kiểm soát không tốt sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ba trụ cột của phát triển bền vững đó là: kinh tế - xã hội – môi trường Hơn thế nữa, khi nợ công cao và ngày càng gia tăng để lại hậu quả nặng nề cho thế hệ mai sau khi phải gánh trên vai một khoản nợ khổng lồ

Trong những năm qua pháp luật về quản lý nợ công đã được tìm hiểu và khảo cứu như một mảng quan trọng trong tài chính công Tuy nhiên đứng trước yêu cầu bức xúc của việc cải cách nền tài chính công nói chung, trong quản lý nợ công nói riêng đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về phương diện luật pháp, việc nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về lĩnh vực pháp luật quan trọng này là một khách quan về phương diện luật học Do đó nghiên cứu về vấn đề này là điều vô cùng cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp, chính sách làm giảm bớt rủi ro trong quản lý nợ công tiến tới hoàn thiện pháp luật, chính sách pháp luật trước yêu cầu phát triển bền vững hiện nay

Để đáp ứng yêu cầu khách quan và bức thiết hiện nay khi các quy định cũng như chính sách pháp luật về quản lý nợ công trước yêu cầu phát triển bền vững vẫn

còn nhiều hạn chế, manh mún, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quản

lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 10

Nợ công là một vấn đề “nóng” được hầu hết các quốc gia quan tâm khi kinh

tế đang có những bước chuyển mình khó lường như hiện nay Hàng loạt các câu hỏi đặt ra như: nợ công như thế nào là ở ngưỡng an toàn? Hay nợ công như thế nào

để đảm bảo duy trì tính bền vững? Và để nợ công ở ngưỡng an toàn có thể phát triển bền vững thì chúng ta cần phải làm gì? Câu trả lời thật sự là khó khăn, để làm được điều đó thì cần phải quản lý nợ công như thế nào để có hiệu quả cao trong huy động, sử dụng vốn vay, trong trả nợ Đây là một bài toán khó đối với chúng ta Muốn giải quyết vấn đề trên thì cần phải nghiên cứu các vấn đề pháp lý về quản lý

nợ công Mục đích của nghiên cứu là để làm rõ quy định về nợ công, quản lý nợ công và trước yêu cầu phát triển bền vững thì pháp luật cần sửa đổi, cần bổ sung thêm những quy định nào để đáp ứng được yêu cầu trên?

Đáp ứng nhu cầu bức thiết nói trên, ở Việt Nam thời gian qua đã có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí Luật học, tạp chí Nhà nước và Pháp luật… kể cả một số Luận văn thạc sĩ và Luận án tiến sĩ Luật học, kinh tế học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài quản lý nợ công như:

- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vay, trả

nợ nước ngoài” do Tiến sỹ Trương Thái Phương – Vụ tài chính đối ngoại – Bộ tài

chính làm chủ nhiệm;

- Đề tài nghiên cứu cấp ngành: “Hoàn thiện quản lý nợ chính phủ của Bộ Tài

chính” do Thạc sỹ Trịnh Thị Vân Anh – Ban Huy động vốn – Kho bạc Nhà nước

làm chủ nhiệm;

- Luận văn Thạc sĩ: “Pháp luật về điều chỉnh việc thực hiện quản lý các khoản

nợ công ở Việt Nam” của Nguyễn Hải Yến tại trường Đại học Luật Hà Nội;

- Luận văn: “Vấn đề khủng hoảng nợ công Hy Lạp với thực trạng nợ công

tại Việt Nam” của Nguyễn Lan Anh;

- Các bài viết dưới góc độ quản lý kinh tế như:

+ Bài: “Duy trì tính bền vững nợ công ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị

Trang 11

Như Nguyệt – Học viện Ngân Hàng – Phân viện Bắc Ninh đăng trên: Kinhte24h.com;

+ Bài: “Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam” của GS.TS Vương Đình

Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước;

+ Bài: “Nợ công của Việt Nam: Những vấn đề và tác động tiềm năng” của

TS Lê Kim Sa, Viện khoa học xã hội Việt Nam;

+ Bài: “Tính bền vững của nợ công Việt Nam” của TS Vũ Thành Tự Anh,

Chương trình giảng dạy Fulbright trên trang kinhte.com;

+ Bài: “Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam” của TS Mai Thu

Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt đăng trên Tạp chí Ngân Hàng số 14/2011;

+ Bài: “Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công” của

Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành (2009), Tạp chí kinh tế phát triển số tháng 9/2009;

+ Bài: “Quản lý nợ công: thực trạng và kiến nghị” đăng trên

luattaichinh.wordpress.com

Các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đây đã bước đầu đề cập đến thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở nước ta dưới góc độ pháp luật cũng như dưới góc độ kinh tế Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu là một sự khai thác khác nhau, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác nhau Với công trình nghiên cứu này, Luận văn sẽ kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu trước đó nhưng tiếp cận ở một góc độ mới hơn, đó là: lý luận cũng như thực tiễn về pháp luật quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững hiện nay để thấy được rằng: quy định pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý nợ công đứng trước yêu cầu phát triển bền vững đã phù hợp, đầy đủ chưa? Phương hướng giải pháp như thế nào? Như vậy, yêu cầu phát triển bền vững là tiêu chí và mục đích hướng tới của Luận văn khi nghiên cứu về pháp luật quản lý nợ công ở Việt Nam Từ đó, tác giả đi sâu vào phân tích các bộ phận cấu thành nợ công theo

Trang 12

chuẩn mực quốc tế, các yếu tố quyết định đến tính bền vững của nợ công, tác động của quản lý nợ công đến sự phát triển bền vững và đưa ra yêu cầu cơ bản về phát triển bền vững đối với quản lý nợ công Yêu cầu này mang tính cấp thiết để đảm bảo an toàn, ổn định trong quản lý nợ công ở nước ta

Vì vậy, luận văn sẽ không phải là sự lặp lại của bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó mà là sự kế thừa, phát triển theo cách tiếp cận mới: sự tiếp cận từ khía

cạnh phát triển bền vững

3 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nợ công và quản lý nợ công; mô hình pháp luật về quản lý nợ công, bộ phận cấu thành nợ công theo thông lệ quốc tế;

- Đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững

- Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định về quản lý nợ công đối với yêu cầu phát triển bền vững và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị giải pháp trong áp dụng pháp luật để quản lý nợ công mang lại hiệu quả cao nhất

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn bao gồm:

- Các quan điểm, học thuyết kinh tế, pháp lý về nợ công và quản lý nợ công; các quy định pháp luật về nợ công và quản lý nợ công của Việt Nam và một số nước trên thế giới; mối quan hệ tác động qua lại giữa pháp luật về quản lý nợ công với yêu cầu phát triển bền vững

- Thực tiễn tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế;

- Các giải pháp có thể cần được xem xét, cân nhắc để hoàn thiện pháp luật

về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững

Ngày đăng: 27/08/2016, 13:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w