Mô hình IS và LM Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái Tác động của chính sách tiền lương Tình huống 1: Kinh tế Nhật giảm tốc sau khi Chính phủ tăng thuế Tình huống 1: Kinh tế Nhật giảm tốc sau khi Chính phủ tăng thuế Sau khi tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% thì tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã giảm tiếp 0,4 % trong quý thứ ba, sau khi đã sụt giảm 1,8 % trong quý II. Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60 % GDP của nền kinh tế, đang trong tình trạng trì trệ. Bên cạnh đó, đầu tư nhà ở và chi tiêu của các công ty cũng đi xuống, Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari cho biết: nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới được dự báo sẽ phục hồi 2,1% trong quý thứ tư, nhưng tiêu thụ và xuất khẩu vẫn rất yếu, gánh nặng hàng tồn kho đè nặng..
Trang 11 Mô hình IS và LM
2 Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ
3 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái
4 Tác động của chính sách tiền lương
1
Trang 2― Phương trình đường IS:
Y = kA0 + kImr.r
― Phương trình đường LM:
Y L
L L
IS: AS = AD (1)
LM: SM = LM (2)
2
Trang 3 Chính sách tài khóa và đường IS
― Tài khóa mở rộng (giảm
thuế, tăng chi tiêu NS)
=> IS dịch phải Sản lượng
tăng, lãi suất tăng.
― Tài khóa thu hẹp (tăng thuế,
giảm chi tiêu NS)
Trang 4Sau khi tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% thì tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã giảm tiếp 0,4 % trong quý thứ ba, sau khi đã sụt giảm 1,8 % trong quý II.
Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60 % GDP của nền kinh tế, đang trong tình trạng trì trệ Bên cạnh đó, đầu tư nhà ở và chi tiêu của các công ty cũng đi xuống, Bộ trưởng Kinh tế Akira Amari cho biết: nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới được dự báo sẽ phục hồi 2,1% trong quý thứ tư, nhưng tiêu thụ và xuất khẩu vẫn rất yếu, gánh nặng hàng tồn kho đè nặng
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) dự kiến sẽ chiếm đa số trong hạ viện, nhưng cũng
có thể bị mất một số ghế Khi các cuộc kêu gọi bầu cử nóng hơn trong tuần trước, một cuộc thăm dò của NHK TV cho thấy, những người ủng hộ Thủ tướng Shinzo Abe đã giảm 8 % xuống còn 44 % so với tháng trước
Nguồn: Bloomberg.com 2014
4
Trang 5Hy Lạp bị thâm hụt ngân sách lâu dài Giai đoạn 2001 - 2007 chi tiêu chính phủ tăng tới 87% trong khi mức thu chỉ tăng 37% Năm 2004, sau khi đầu tư
"khủng" cho Thế vận hội Athens, Hy Lạp còn lại một ngân sách rỗng với tỷ lệ bội chi khoảng 8% (gấp gần 3 lần tiêu chuẩn của eurozone)
Năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hy Lạp bị ảnh hưởng mạnh, du lịch và vận tải biển sụt giảm doanh thu tới 15% Nguồn thu ngân sách sụt giảm nhưng phải tăng chi tiêu công nhằm kích thích tăng trưởng Tính đến tháng 1/2010, nợ công của Hy Lạp ước đạt 216 tỷ euro, nợ lũy kế bằng 130% GDP
Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu (vay nợ) hàng trăm tỷ USD và đầu tư dàn trải vào cơ sở hạ tầng trong khi không hề có kế hoạch trả
nợ Gánh nặng trả nợ tăng vọt lên cao Hy Lạp trở thành mắt xích yếu nhất của eurozone EU không thể để Hy Lạp vỡ nợ bởi những hệ lụy đổ
vỡ hệ thống ngân hàng, mất khu vực đồng tiền chung và kéo theo nhiều quốc gia khác vào hiệu ứng domino
Tháng 5/2010, Lãnh đạo EU và IMF công bố gói cứu trợ kỳ hạn 3 năm trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp Tháng 10/2010, IMF cho Hy Lạp vay thêm 2,5 tỷ euro (3,3 tỷ USD),
để ngăn chặn việc vỡ nợ của nước này lan rộng ra khu vực
Trang 6Tính đến tháng 11/2014, tổng nợ của các tập
đoàn, tổng công ty Nhà nước đã vượt 1,5 triệu tỷ
đồng Theo đó, tổng nợ phải trả theo báo cáo hợp
nhất của các đơn vị xấp xỉ 1,515 triệu tỷ đồng, tăng
9% so với năm 2013 Con số này gấp khoảng 1,45
lần vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp.
Gần 490.000 tỷ đồng trong số này được doanh nghiệp huy động từ các tổ chức tín dụng (tăng 12,3%) Trong đó, Tập đoàn Dầu khí vay nhiều nhất (khoảng 1/3), tiếp đến là Tập đoàn Điện lực, Than khoáng sản, Tổng công ty Hàng hải, Sông Đà, Xi măng Ngoài ra, các đơn vị cũng vay gần 326.000 tỷ đồng từ nước ngoài, với phần lớn là vốn ODA hoặc do Chính phủ bảo lãnh…
Nguồn: Vneconomy.vn, 2014
6
Trang 7Thời gian qua, Việt Nam thu ngân sách từ thuế khá cao Giai đoạn 2006-2012 tỷ
lệ thu thuế/GDP Việt Nam là 21,5%, cao hơn khi so sánh với Indonesia 11,9%; Singapore 11,3%; Philippines 12,9%; Malaysia 14,8% và Thái Lan 14,9% Thậm chí
tỷ lệ thu thuế/GDP của Việt Nam (21,5%) còn cao hơn cả các nước có mặt bằng kinh
tế xã hội được cho là phát triển chậm hơn như Campuchia (11,9%) hoặc Lào (12,7%)
Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ việc nếu thuế tăng 1% thì đầu tư tư nhân sẽ giảm 0,59% Liệu hiện tượng các doanh nghiệp phá sản nhiều, chi tiêu hộ gia đình sụt giảm trong giai đoạn 2008-2012 có liên quan gì đến tỷ lệ thu thuế cao không ?
Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2014
7
Trang 8 Chính sách tiền tệ và đường IS
― Tiền tệ mở rộng (Tăng cung
tiền)
=> LM dịch phải Sản lượng
tăng, lãi suất giảm
― Tiền tệ thu hẹp (Giảm cung
Trang 9Giai đoạn 2000-2010 tổng phương tiện thanh toán M2 và dư nợ tín dụng của
hệ thống các tổ chức tín dụng tăng nhanh và ở mức cao so với các nước trong khu vực.Tốc độ tăng trưởng M2 của Việt Nam lên tới 26,3%/năm, cao hơn các nước trong khu vực khoảng từ 3-4 lần (gấp gần 4 lần Thái Lan; 3 lần Singapo, Malayxia) Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng tăng tới 28,8%/năm, cao gấp 5 lần so với Thái Lan và gần 4 lần so với Inđônêxia
Hệ quả là lạm phát trong năm 2008 đã lên đến mức cao kỷ lục kể từ hơn 10 năm trở lại (lạm phát bình quân đạt 19,8%), thị trường ngoại hối bất ổn, thị trường tiền tệ hỗn loạn với lãi suất bị bóp méo bởi các mệnh lệnh hành chính Lãi suất huy động tăng lên mức 14% vào năm 2010
Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo UBTV Quốc Hội
9
Trang 10Mặt bằng lãi suất tăng cao từ nửa cuối năm 2010 đã làm cho các doanh nghiệp “đuối sức” Nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất cho vay lên mức 20-22%/năm, thậm chí có doanh nghiệp phải chịu lãi suất 25% cho các khoản vay của mình.
Số lượng doanh nghiệp làm thủ tục giải thể đã
tăng lên mức kỷ lục, ước tính đạt khoảng 93000
doanh nghiệp trong năm 2011, trong đó hầu hết là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa Lãi suất tăng cao
cộng với môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn đã làm
đầu tư tư nhân sụt giảm khoảng 20-30% so với giai
đoạn 2006-2007…
Nguồn: Vneconomy.vn, 2011
10
Trang 11Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) Mario Draghi vừa đưa ra thông báo chính thức
về chương trình nới lỏng định lượng (QE) mà ECB sắp thực hiện trong thời gian tới.Theo đó, ECB sẽ triển khai chương trình mua tài sản (bao gồm các chứng khoán của cả khu vực công và khu vực tư nhân) với khối lượng lên tới 60 tỷ euro (tương đương 69 tỷ USD) mỗi tháng QE sẽ được triển khai cho tới tháng 9/2016, tức ECB
sẽ mua các tài sản có tổng giá trị 1.100 tỷ euro
Sau thông báo này, đồng euro ngay lập tức
giảm giá 0,6%, xuống còn 1,1543 USD đổi 1 euro
Quyết định đã được chờ đợi từ lâu của ECB được
nhìn nhận là sẽ mở ra một "mặt trận mới" trong
cuộc chiến trên thị trường tiền tệ toàn cầu trong bối
cảnh NHTW các nước đều đang phá giá đồng nội tệ
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đồng euro đã giảm 17% kể từ khi ông Draghi
đưa ra tín hiệu một làn sóng kích thích kinh tế mới
sắp đến với châu Âu hồi đầu tháng 5
Nguồn: Vneconomy.vn, 2015
11
Diễn biến của Tỷ giá USD/Euro
Trang 12 Hỗn hợp chính sách tài khóa và tiền tệ
Chính sách tiền tệ
Chính sách tài khóa
Không phối
12
Trang 13 Hỗn hợp chính sách tài khóa và tiền tệ
Trang 14Ngày 29/2/2012, tại Trung tâm Hội nghị
quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình
Huệ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam Nguyễn Văn Bình đã ký “Quy chế phối
hợp công tác và trao đổi thông tin” giữa Bộ
Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Chứng
kiến lễ ký có sự hiện diện của Phó Thủ tướng
Chính phủ Vũ Văn Ninh
Quy chế phối hợp và trao đổi thông tin được xây dựng trên nguyên tắc căn cứ vào các quy định của pháp luật và chức năng, quyền hạn của hai Bộ, tinh thần chủ động phối hợp công tác, phát huy vai trò, trách nhiệm của các bên đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch
Nguồn: Mof.gov.vn, 2012
14
Trang 15Số liệu nghiên cứu về phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tại Việt Nam trong giai đoạn 1987-2010 đã cho kết quả đáng ngạc nhiên trong cách điều hành của các cơ quan hoạch định chính sách
Kết quả số năm hai chính sách thuận chiều bằng số năm hai chính sách ngược chiều và “không ủng hộ” nhau, đều bằng 12 năm…
Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo UBTV Quốc Hội 2012
Chính sách tiền tệ
Chính sách tài khóa
Trang 16Ứng dụng 1: Một nền kinh tế có các hàm số dưới đây
Y = 2800 – 200 r (IS)
r = -15 + 0,005Y (LM)
Số nhân k = 2; Cm=0,4; số nhân tiền kM= 5 ; hệ số co giãn của cầu tiền theo lãi suất Lmr=-50
a.Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng?
b.Nếu, Chính phủ tăng thuế 100 và cũng tăng chi tiêu thêm 80 Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương tăng cung tiền thêm 200 Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng mới?
c.Nhận xét về cách thức điều hành chính sách trong trường hợp câu b d.Vẽ hình minh họa?
16
Trang 17 Chính sách tỷ giá hối đoái
― Nếu Chính phủ thực hiện mua vào ngoại tệ để đẩy tỷ giá hối đoái tăng
lên Tương đương với chính sách tiền tệ mở rộng: kết quả sản lượng tăng và lãi suất giảm
Trang 18Đồng ruble của Nga mất giá mạnh sẽ tác động đến các DN Việt Nam chủ yếu thông qua kênh thương mại Trước mắt, doanh thu và lợi nhuận của các DN xuất khẩu của Việt Nam tính bằng USD sẽ bị giảm mạnh ngay lập tức, bởi giá bán tính bằng ruble sẽ không thể tăng nhanh bằng mức độ mất giá “khủng khiếp” của đồng ruble trong mấy ngày qua
Tuy nhiên, trong tương lai gần các tác động tiêu cực sẽ
giảm dần nhờ các chính sách can thiệp của Nhà nước Nga
như tăng lãi suất, bán USD… hỗ trợ
Do Việt Nam vẫn thiên về xuất khẩu lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng giá rẻ và có độ co giãn theo giá
thấp, nên nhiều khả năng sẽ không bị ảnh hưởng mạnh
Trong bối cảnh đồng ruble bị mất giá (do tỷ giá và lạm
phát), thu nhập bị giảm, người tiêu dùng Nga có thể vẫn
mua nhiều hàng hoá của Việt Nam, thay cho các hàng hoá
từ châu Âu có giá đắt hơn
Nguồn: cafef.vn 2014
18
Trang 19Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết,"Khoảng biến động của tỷ giá USD/VND
có thể tăng từ 1,5% - 3% trong năm 2015”
Năm tới, Ngân hàng Nhà nước dự báo cán cân thanh toán tổng thể sẽ tiếp tục thặng dư ở mức lớn, khoảng 8 tỷ USD Còn năm 2014, một số nguồn tin đề cập đến con số thặng dư đạt được của Việt Nam đã lên tới khoảng 11,2 tỷ USD
Các cơ quan chức năng đã đưa ra dự báo cho khoảng biến động của tỷ giá hối đoái giữa USD/VND có thể tăng từ 1,5% - 3% trong năm 2015 Tuy nhiên, mức biến động phù hợp (nếu có) là trong khoảng 1,5% - 2%; một sự vượt quá sẽ tác động mạnh đến lạm phát, mà qua đó ảnh hưởng đến các cân đối điều hành khác
Ngoài ra, định hướng kiểm soát lạm phát 5% năm tới cũng giải thích vì sao vừa qua Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất từ 6%/năm về 5,5%/năm, mà không giảm hẳn về 5%/năm …
Nguồn: cafef.vn 2014
19
Trang 20 Chính sách tỷ giá hối đoái
― Nếu Chính phủ thực hiện bán ra ngoại tệ để giảm tỷ giá hối đoái
xuống Tương đương với chính sách tiền tệ thắt chặt: kết quả sản lượng giảm và lãi suất tăng
Trang 21Trước đây, Công ty Nhiệt điện Phả Lại từng mất cả nghìn tỷ đồng lợi nhuận để trích lập dự phòng cho khoản vay bằng Yên Nhật khá lớn khi đồng tiền này lên giá Nhưng từ tháng 6/2014, do chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ Nhật Bản nên đồng Yên có xu hướng tiếp tục giảm giá cho đến cuối năm, đồng Yên mất giá so với VND giúp PPC có khoản lãi chênh lệch tỷ giá 360 tỷ đồng và đóng góp vào việc lợi nhuận tăng đột biến trong quý IV/2014.
Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) cũng có một khoản vay bằng đồng Euro trị giá 143,7 triệu Trong vòng một năm, tính đến 30/9/2014, đồng Euro đã giảm khoảng 7% so với VND, giúp tạo ra khoản lãi chênh lệch tỷ giá hơn 390 tỷ đồng cho NT2
Nguồn: Vneconomy.vn
21
Trang 22 Chính sách tiền lương tối thiểu
lao động.
được từ tiền lương danh nghĩa
P
Wn
Wr
22
Trang 23Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh
và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết:
Việt Nam đã trải qua nhiều lần cải cách
chính sách tiền lương Tuy nhiên, hiện mức
lương tối thiểu chỉ đáp ứng khoảng 60%
nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Từ năm 2011, mức lương tối thiểu mới
thống nhất giữa doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài Tuy nhiên theo số liệu của biến
động của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được
lấy từ năm 2007 - 2013 cho thấy, từ 2012,
tiền lương đã cao hơn tốc độ tăng giá cả
của nền kinh tế.
Mức lương tối thiểu tại Việt Nam cao hơn so với hai nước Lào, Campuchia nhưng vẫn thuộc nhóm có mức lương tối thiểu thấp nhất trong khu vực ASEAN.
Nguồn: Laodong.vn, 2014
23
Trang 24( L1 – L0): số người thất nghiệp tự nhiên
Trang 25Số người thất nghiệp do luật tiền
lương tối thiểu
―Chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp tăng lên, giảm lượng cầu lao động của doanh nghiệp giảm xuống
―Những lao động có trình độ thấp mất việc Thất nghiệp tăng lên
25
Trang 26Ngày 6/11, Towers Watson Việt Nam, một công ty về tư vấn nhân sự đã công
bố kết quả khảo sát lương và phúc lợi năm 2014 Theo đó, mức tăng lương trung bình năm 2014 là 9,6%, giảm so với mức 11,7% của năm 2013 Tỷ lệ nghỉ việc năm nay được báo cáo trung bình ở mức 12,7%
Mức tăng lương trung bình dự kiến cho năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013,
và chưa tính tới các yếu tốt lạm phát Sau khi trừ đi mức lạm phát, mức tăng lương trung bình dự kiến năm 2015 là 3,1%, đưa Việt Nam vào nhóm các nước dẫn đầu mức tăng lương trong khu vực Đông Á Tỷ lệ tăng lương của Việt Nam nhìn chung
có xu hướng giảm nhưng vẫn thuộc hàng tăng cao nhất trong khu vực Tuy nhiên, hiện tại tiền lương các nước khác trong khu vực hầu hết đều giảm hoặc không đổi
Thách thức đối với Việt Nam là rơi vào vòng xoáy tăng lương để bù lạm phát nhưng chính đây là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh trong thu hút FDI của nền kinh tế…
Nguồn: Dantri.com.vn, 2014
26
Trang 27Năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra tốc độ tăng tiền lương tại các công
ty mẹ cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động Theo báo cáo kiểm toán Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) năm 2012, lãnh đạo Mobifone thu nhập bình quân gần 63 triệu đồng, nhân viên Mobifone có thu nhập bình quân đạt gần 15 triệu đồng một tháng, tăng xấp xỉ 7% so với 2011 Chi phí tiền lương bình quân toàn công ty mẹ là 9,18 triệu đồng một người mỗi tháng, tăng 30% so với 2011 (7,04 triệu) Trong khi đó, năng suất lao động giảm 2% so với 2011
"Như vậy, năm 2012 tốc độ tăng tiền lương tại công ty mẹ cao hơn tốc độ tăng
năng suất lao động, chưa phù hợp theo quy định", Báo cáo kết luận
Cũng theo kết quả kiểm toán, dù kinh tế khó khăn nhưng thu nhập của lãnh đạo tổng công ty Nhà nước vẫn rất cao Cụ thể, tại Vinafood 1 thu nhập bình quân của lãnh đạo năm 2011 là 56,5 triệu đồng/người/tháng Khối văn phòng tổng công
ty cao nhất là 28,4 triệu đồng/người/tháng Tại Vinafood 2 nhập bình quân của lãnh đạo là 80 triệu đồng/người/tháng; khối văn phòng tổng công ty là 33 triệu đồng/tháng Tương tự, Saigon Petro viên chức quản lý công ty là 35,483 triệu đồng/người/tháng, tại Cienco4, hội đồng thành viên và các phó tổng giám đốc là 39,9 triệu đồng/người/tháng…
Nguồn: Vnexpress.net, 2012
27
Trang 28Những năm gần đây số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cho thấy có mâu thuẫn nhất định với thực tiễn nền kinh tế Mặc dù số lượng doanh nghiệp phá sản tăng cao trong giai đoạn 2011-2013 nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại liên tục giảm dần Con số 1,6 triệu việc làm được tạo mới trong năm 2013 cũng không phù hợp với quy mô dân số khi số người mới tham gia vào lực lượng lao động chỉ là 1,5 triệu người.
Tuy nhiên, số liệu rất đáng lo ngại khi cho thấy ước tính có khoảng 103 ngàn
cử nhân tốt nghiệp ra trường nhưng hiện vẫn chưa có việc làm…
Nguồn: Laodong.vn, 2014
28