1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hut FDI Phuong phap nghien cuu khoa hoc

98 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Mức độ hài lòng về môi trường đầu tư tỉnh Long An: Đánh giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian định hướng và góp ý cho Tôi trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian Tôi theo học tại Trường. Và cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015 . TÓM TẮT Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Long An theo sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu khảo sát gồm 255 doanh nghiệp có nguồn vốn FDI vào địa bàn tỉnh Long An. Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa và làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS IBM 20.0. Trình tự thực hiện: thống kê mô tả, đánh giá thang đo với Cronbach’alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy để gia tăng mức độ hài lòng của các doanh nghiệp với môi trường đầu tư trên địa bản tỉnh Long An góp phần gia tăng dòng vốn FDI, địa phương cần tập trung chủ yếu vào những yếu tố sau: Quy mô thị trường, Chất lượng nguồn nhân lực, Chi phí, Cơ sở hạ tầng, Sự hình thành cụm ngành, Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, Chính sách ưu đãi đầu tư. Và khi sử dụng phương trình hồi quy bội nhằm lượng hóa mối liên hệ giữa việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, kết quả chỉ ra rằng tất cả nhân tố xem xét đều có ảnh hưởng dương và có mức tác động khác nhau. Như vậy, các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào kết quả này để hình thành các giải pháp nhằm gia tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An. Ngoài ra, mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện và định lượng tác động của các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Long An. Mặc dù, đây không phải mô hình đầu tiên đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại địa bàn tỉnh Long An nhưng chúng tôi hy vọng góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về nghiên cứu lĩnh vực này nói chung, đồng thời có thể cung cấp một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này và những người làm công tác quản lý vốn FDI. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng gợi ý xây dựng thang đo về xây dựng sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ cho địa phương ngày càng phát triển hơn.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “M ức độ hài lòng về môi trường đầu tư tỉnh Long An: Đánh giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

TP Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015

Trang 2

-

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian định hướng và góp ý cho Tôi trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này

Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian Tôi theo học tại Trường

Và cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình

TP Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015

Trang 3

TÓM TẮT

Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Long An theo sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu khảo sát gồm 255 doanh nghiệp có nguồn vốn FDI vào địa bàn tỉnh Long An Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa

và làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS IBM 20.0 Trình

tự thực hiện: thống kê mô tả, đánh giá thang đo với Cronbach’alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh Long An

Kết quả nghiên cứu cho thấy để gia tăng mức độ hài lòng của các doanh nghiệp với môi trường đầu tư trên địa bản tỉnh Long An góp phần gia tăng dòng vốn FDI, địa phương cần tập trung chủ yếu vào những yếu tố sau: Quy mô thị trường, Chất lượng nguồn nhân lực, Chi phí, Cơ sở hạ tầng, Sự hình thành cụm ngành, Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, Chính sách ưu đãi đầu tư Và khi sử dụng phương trình hồi quy bội nhằm lượng hóa mối liên hệ giữa việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, kết quả chỉ ra rằng tất cả nhân tố xem xét đều có ảnh hưởng dương và có mức tác động khác nhau Như vậy, các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào kết quả này để hình thành các giải pháp nhằm gia tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An

Ngoài ra, mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện và định lượng tác động của các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Long An Mặc dù, đây không phải mô hình đầu tiên đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại địa bàn tỉnh Long An nhưng chúng tôi hy vọng góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về nghiên cứu lĩnh vực này nói chung, đồng thời có thể cung cấp một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này và những người làm công tác quản lý vốn FDI Ngoài ra, nghiên cứu này cũng gợi ý xây dựng thang đo về xây dựng sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ cho địa phương ngày càng phát triển hơn

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC VIẾT TẮT iii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Dữ liệu 3

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.6 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Các khái niệm 5

2.2 Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6

2.3 Các lý thuyết về môi trường đầu tư 7

2.4 Các nghiên cứu trước 13

2.5 Kinh nghiệm về cải thiện môi trường đầu tư 20

2.6 Thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Long An 22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

3.1 Cách tiếp cận 36

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 36

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 37

3.4 Quy trình nghiên cứu 40

3.5 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 43

3.6 Xây dựng thang đo 45

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

4.1 Tổng quan kết quả điều tra mẫu phân tích 50

4.2 Kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích EFA 63

4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 66

Trang 5

4.4 Đánh giá chi tiết cho từng nhân tố sau EFA 71

4.5 Điều chỉnh mô hình và giả thiết nghiên cứu 73

4.6 Phân tích thống kê và tương quan giữa các nhân tố sau EFA 75

4.7 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng 76

4.8 Phân tích kết quả mô hình 80

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 84

5.1 Nhận định từ kết quả nghiên cứu 84

5.2 Gợi ý chính sách 84

5.3 Hạn chế đề tài và các nghiên cứu tiếp theo 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie và

Crouch 10

Hình 2.2: Phân bổ đầu tư nước ngoài ở tỉnh Long An 23

Hình 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An theo quốc tịch 24

Hình 2.4: Đầu tư theo hình thức liên doanh ở tỉnh Long An theo quốc tịch 25

Hình 2.5: Bản đồ địa lý tỉnh Long An 32

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 42

Hình 4.1: Tuổi chia theo nhóm 51

Hình 4.2: Trình độ chuyên môn 51

Hình 4.3: Vị trí đảm nhiệm 52

Hình 4.4: Loại hình doanh nghiệp 54

Hình 4.5: Lĩnh vực hoạt động 54

Hình 4.6: Cơ cấu đánh giá chung về môi trường đâu tư 61

Hình 4.7: Biểu đồ tần số Histogram 79

Hình 4.8: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot 79

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tóm tắt mô hình OLI 8

Bảng 2.2: Những kết quả chính từ các nghiên cứu trước 17

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu bình quân 1 doanh nghiệp theo thành phần kinh tế 22

Bảng 2.4: Phân bổ đầu tư theo hình thức liên doanh ở tỉnh Long An 24

Bảng 2.5: Số lao động/ cơ sở sản xuất, kinh doanh 27

Bảng 2.6: Giá trị sản xuất/cơ sở công nghiệp theo loại hình sở hữu 28

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất/lao động của ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế 28

Bảng 2.8: Phân tích về kết cấu hạ tầng có liên quan đến cấu trúc kinh tế 30

Bảng 2.9: Phân tích SWOT về phát triển bền vững tỉnh Long An 34

Bảng 4.1: Thống kê độ tuổi và kinh nghiệm của nhóm đối tượng được khảo sát50 Bảng 4.2: Thống kê mô tả đặc điểm của doanh nghiệp 52

Bảng 4.3: Quy mô thị trường 55

Bảng 4.4: Chất lượng nguồn nhân lực 56

Bảng 4.5: Chi phí 56

Bảng 4.6: Cơ sở hạ tầng 57

Bảng 4.7: Sự hình thành cụm ngành 58

Bảng 4.8: Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương 59

Bảng 4.9: Chính sách ưu đãi đầu tư 59

Bảng 4.10: Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên 60

Bảng 4.11: Đánh giá chung về môi trường đâu tư 61

Bảng 4.12: Đánh giá của doanh nghiệp về môi trường đầu tư 62

Bảng 4.13: Cơ cấu mức độ đồng ý của doanh nghiệp 62

Bảng 4.14: Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động (Item-Total Statistics) 63 Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá 68

Bảng 4.16: Phân tích độ tin cậy các thang đo sau EFA 71

Bảng 4.17: Phân tích mô tả và tương quan giữa các nhân tố sau EFA 75

Bảng 4.18: Tương quan hạn giữa phân dư với các nhân tố độc lập 78

Bảng 4.19: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu bằng phương pháp OLS 80

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

EFA Phân tích nhân tố khám phá

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ITPC Trung tâm Thương mại và xúc tiến đầu tư TPHCM

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VNCI Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, FDI đã đóng một vai trò rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Với những tác động tích cực, FDI đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và giúp khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia Do vậy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng

là một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia nói chung

và các địa phương nói riêng Các công ty nước ngoài lựa chọn đầu tư thường là các địa phương phải thỏa mãn các yêu cầu của các công ty đa quốc gia nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, giảm thiểu rủi ro Do vậy để thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, những nhà quản lý cần phải nhận dạng đúng những nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài và từ đó đưa ra các chính sách thu hút đầu tư phù hợp

Những năm gần đây, cùng với Trung ương, các địa phương có nhiều nổ lực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), quá trình hội nhập kinh tế diễn ra sâu và rộng Vấn đề đặt ra là yêu cầu các địa phương phải tìm cách thu hút đầu tư vào địa phương mình Để làm tốt công việc này, mỗi địa phương phải xây dựng một chương trình hành động cụ thể theo một kế hoạch dài hạn, đảm bảo tăng trưởng và phát triển cho địa phương mình

Long An là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, vấn đề thiếu đồng bộ về hạ tầng, thiếu chủ động

về quy hoạch và hạn chế về nguồn nhân lực… đã làm cho tốc độ thu hút FDI còn chậm, quy mô còn nhỏ, đóng góp của FDI cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đáng kể Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Long An rút ngắn khoảng cách về thu hút FDI và phát triển công nghiệp so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo bước

đột phá trong phát triển kinh tế Đề tài: “Mức độ hài lòng về môi trường đầu tư tỉnh Long

Trang 10

An: Đánh giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” được chọn

thực hiện nhằm xác định được các nhân tố chính cần hoàn thiện để việc thu hút vốn FDI vào tỉnh Long An ngày một tốt hơn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Gợi ý một số giải pháp thích hợp để hoàn thiện môi trường đầu tư, nâng cao khả năng thu hút FDI vào tỉnh Long An trong thời gian tới

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố của môi trường đầu tư tỉnh Long An ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi không gian

Nghiên cứu tiến hành khảo sát các doanh nghiệp FDI ở Long An nhằm cung cấp cơ

sở cho việc đánh giá các nguồn lực cho phát triển, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; môi trường đầu tư và hiện trạng đầu tư của các doanh nghiệp FDI Nghiên cứu đề xuất giải pháp về hoàn thiện môi trường đầu tư của tỉnh mang tính cạnh tranh hơn

1.3.2.2 Phạm vi thời gian:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An

Trang 11

để mô tả, dẫn nhập hoặc giải thích cặn kẽ về sự khác biệt trong các yếu tố

+ Dữ liệu khảo sát: Đối tượng được lựa chọn tiến hành phỏng vấn là các nhà quản

lý và những nhân viên đang làm việc tại các công ty tại địa bàn nghiên cứu Mỗi doanh nghiệp được khảo sát chọn ra ít nhất một nhân viên đang làm việc tại công ty khảo sát, người được chọn phỏng vấn phải có kinh nghiệm về môi trường đầu tư tại địa phương và

có trải nghiệm trong các giao dịch trong mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tại địa phương

1.5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, cần trả lời các câu hỏi cụ thể sau:

(1) Thực trạng môi trường đầu tư thu hút FDI của tỉnh trong những năm qua như

thế nào?

(2) Các yếu tố nào của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu

tư tại tỉnh Long An, trong đó yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất?

(3) Những giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Long An?

1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài có kết cấu gồm các phần như sau:

Chương 1 Giới thiệu

Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài

Trang 12

Chương 2 Cơ sở lý thuyết

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các quan điểm và khái niệm về môi trường đầu tư và nhân tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, kết hợp các nghiên cứu trước về mô hình đánh giá sự hài lòng Tác giả đưa ra

mô hình nghiên cứu lý thuyết cho nghiên cứu của mình

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 này, tác giả giới thiệu về quy trình nghiên cứu được thực hiện trong quá trình nghiên cứu Qua đó sẽ chỉ ra cách mà tác giả trả lời và giải thích các hiện tượng và tuyên bố đã nêu trong chương 1, bao gồm: Thiết kế nghiên cứu, tổng thể của nghiên cứu, nguồn dữ liệu, các công cụ nghiên cứu cơ bản, các biến xử lý được sử dụng trong nghiên cứu

Chương 4 Phân tích kết quả và thảo luận

Chương 4 này sẽ trình bày kết quả thống kê mô tả các nhân tố, biến quan sát trong

mô hình về sự hài lòng của các doanh nghiệp FDI Thông qua kết quả chạy mô hình, từ đó giúp tác giả có thể nhận biết được mối quan hệ giữa các nhân tố Xác định nhân tố nào tác động đến sự hài lòng các doanh nghiệp

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Sau khi đã trình bày kết quả nghiên cứu, phần này sẽ đưa ra những nhận định về kết quả nghiên cứu và gợi ý về mặt chính sách

Trang 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các quan điểm và khái niệm về môi trường đầu tư và nhân tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, kết hợp các nghiên cứu trước về mô hình đánh giá sự hài lòng Tác giả đưa ra

mô hình nghiên cứu lý thuyết cho nghiên cứu của mình

2.1 CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1 Khái niệm về môi trường đầu tư

Khái niệm môi trường đầu tư được Vijverberg (2005) định nghĩa là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, kinh tế, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Với khái niệm này, môi trường đầu tư được hiểu khá rộng Một khái niệm hẹp hơn và chủ yếu liên quan chặt chẽ

và gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh đó là “Môi trường kinh doanh” Môi trường kinh doanh có thể được hiểu là “toàn bộ các yếu tố tự nhiên, kinh

tế, xã hội có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành và phát triển kinh doanh” (Chu Tiến Quang, 2005)

Theo World Bank (2004), môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất Tập hợp những yếu tố đặc thù này bao gồm hai thành phần chính là chính sách của địa phương - cơ sở hạ tầng mềm và các nhân tố khác liên quan đến quy mô thị trường và ưu thế địa lý - cơ sở hạ tầng cứng Hai thành phần này sẽ tác động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu tư Dựa vào việc cân nhắc

ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một địa phương nào đó (Nguyễn Trọng Hoài, 2007)

2.1.2 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ

mô về hoạt động đầu tư nước ngoài Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 14

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (2009) trong báo cáo Cán cân thanh toán hàng năm

đã đưa ra khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – host country), không phải là tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – sourcing country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”

Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể rút ra một kết luận: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh có lãi

2.2 VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

2.2.1 Đối với nước chủ đầu tư

- Giúp thâm nhập vào những thị trường mới mà vẫn có thể đạt được lợi nhuận cao nhờ tận dụng việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, các lợi thế sản xuất sẵn có của nước tiếp nhận đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ

- Xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định

- Phân tán và giảm bớt rủi ro của việc tập trung sản xuất và kinh doanh trong phạm

vi một quốc gia

- Hạn chế được các rào cản thương mại, các hàng rào bảo hộ mậu dịch do một số các quốc gia đặt ra; thông qua con đường đầu tư, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tranh thủ được những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư

2.2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư

- Góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế

- Giải quyết công ăn, việc làm, đẩy lùi nạn thất nghiệp, từ đó góp phần nâng cao đời sống của người dân, tăng thu nhập quốc dân

- Giúp các nước nghèo, kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cơ sở

hạ tầng của nền kinh tế mà nguồn vốn trong nước không đủ khả năng đáp ứng

- Giúp các nước nghèo phần nào tiếp thu và theo kịp với trình độ công nghệ, trình

độ quản lý, trình độ nguồn nhân lực… từ các nước tiên tiến thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ

Trang 15

2.2.3 Đối với sự phát triển của tỉnh Long An

- Nguồn vốn đóng góp và bổ sung quan trọng cho hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, vốn FDI giải quyết một phần đáng kể nhu cầu vốn đang bị thiếu hụt trầm trọng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tỉnh

- Góp phần tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng thu cho ngân sách của tỉnh

- Tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức … thúc đẩy quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực

- Các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động và góp phần nâng cao trình độ của người lao động

- Góp phần đáng kể vào việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đang sẵn có của địa phương

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn được xem là động lực góp phần làm cho môi trường kinh doanh của tỉnh Long An nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long thêm phần sôi động

2.3 CÁC LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

2.3.1 Lý thuyết Tân cổ điển

Theo lý thuyết tân cổ điển của Solow (1956), theo thuyết này doanh nghiệp sẽ dựa vào lợi nhuận để xác định đầu tư và đầu tư đạt tối ưu khi doanh thu biên tế của tư bản bằng chi phí đơn vị của tư bản và giá cả của sản phẩm cũng là một yếu tố tác động tới quyết định đầu tư, khi giá sản phẩm tăng sẽ kéo theo doanh thu tăng, nếu chi phí không đổi thì đầu tư có lợi và nhu cầu đầu tư lại phát sinh Solow xác định mức năng suất dựa trên vốn vào lao động với mức lương cố định r = K/L Như vậy, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn những nơi có mức lương thấp hơn Theo đó, môi trường đầu tư ở địa phương nào có mức lương thấp sẽ có mức độ hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư

2.3.2 Lý thuyết Chiết Trung

Lý thuyết Chiết Trung bắt nguồn từ nghiên cứu của nhà kinh tế học người Anh - John Harry Dunning (1977) Việc sở hữu các tài sản khác nhau có thể được xem như một trong số các yếu tố giải thích sự tồn tại của các công ty đa quốc gia (Dunning, 1979) Theo

đó, một số giao dịch sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi được thực hiện trong doanh nghiệp so với

Trang 16

khi thực hiện trên thị trường Lý thuyết OLI Paradigm (Dunning, 1977) là lý thuyết về quyết định đầu tư Lý thuyết này cho rằng một công ty sẽ đầu tư nhiều hơn ở nước ngoài

do có liên quan đến các lợi thế về quyền sở hữu (ownership-O), vị trí (location-L) và nội

bộ hóa (internalization-I) Cụ thể:

- Công ty có lợi thế về quyền sở hữu (Ownership - O) so với các công ty từ các quốc gia khác, như quy mô, công nghệ, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình của doanh nghiệp

- Công ty có lợi thế về vị trí (Location - L) khi sản xuất tại nước ngoài so với sản xuất tại nước mình Lợi thế này có thể có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các rào cản thương mại, các chính sách khuyến khích đầu tư, nguồn lao động,…

- Công ty có lợi thế về nội bộ hóa (Internalize - I) Công ty đó có thể nội vi hóa các lợi thế của mình trong nội bộ công ty thay vì thông qua thị trường để chuyển các lợi thế đó cho các doanh nghiệp nước ngoài

- Khung thể chế (thương mại, pháp lý, quan liêu …)

- Lao động có tay nghề cao, chi phí lao động thấp

- Quy mô thị trường và tăng trưởng kinh tế

- Điều kiện về ổn định nền kinh tế vĩ mô

- Tài nguyên thiên nhiên

3 Nội Bộ Hóa (Internalization Advantages)

- Để giảm chi phí giao dịch

- Để tránh hoặc khai thác sự can thiệp của Chính phủ (hạn ngạch, kiểm soát giá, thuế chênh lệch …)

- Để kiểm soát nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào

- Để kiểm soát thị trường tiêu thụ

Nguồn: Dunning (1993)

Trang 17

Mô hình OLI cung cấp một công cụ phân tích giải thích cho sự tồn tại của FDI trong mối quan hệ toàn cầu hóa giữa các quốc gia, sự dịch chuyển dòng vốn và hoạt động đầu tư của các công ty trên toàn cầu

2.3.3 Lý thuyết quy mô thị trường

Lý thuyết này cho rằng quy mô thị trường của một nước sẽ có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI mà nước đó có thể tiếp nhận Quy mô thị trường có thể đo lường bằng GDP của từng nước hoặc lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ các công ty xuyên quốc gia

Balassa (1966) cho rằng quy mô thị trường đủ lớn cho phép chuyên môn hóa sản xuất một số sản phẩm, từ đó có thể giảm được chi phí và vốn đầu tư để có thể đảm bảo lợi nhuận cận biên Do vậy, một nước có tiềm năng thu hút vốn khi nước đó có lợi thế về quy

mô thị trường đủ lớn để chuyên môn hóa các yếu tố sản xuất và tối thiểu hóa chi phí và vốn đầu tư

Fayyaz Hussain và Constance Kabibi Kimuli (2012) khẳng định rằng quy mô thị trường là yếu tố quyết định quan trọng nhất của đầu tư nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển

2.3.4 Lý thuyết liên quan đến chi phí giao dịch

Buckley và Casson (1976) là những người đầu tiên phát triển giả thuyết này, bắt đầu với ý tưởng là các thị trường sản phẩm trung gian thì cạnh tranh không hoàn hảo, có các chi phí giao dịch cao hơn khi được vận hành bởi các doanh nghiệp khác nhau Khi các thị trường được hội nhập bởi các công ty đa quốc gia, các chi phí này sẽ được giảm thiểu

2.3.5 Lý thuyết năng lực cạnh tranh

Trong các ngành khác nhau cho thấy khả năng cạnh tranh là một khái niệm rất đa dạng (Waheeduzzaman và Ryans Jr, 1996) Năng lực cạnh tranh thường bị nhầm lẫn với năng suất Năng suất đề cập đến khả năng nội bộ của một tổ chức, trong khi đó năng lực cạnh tranh đề cập đến vị trí tương đối của một tổ chức chống lại đối thủ cạnh tranh của nó (Moon và Peery Jr, 1995) Theo Ritchie và Crouch (2003), đưa ra lý thuyết về năng lực cạnh tranh điểm đến có liên quan đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia hoặc khu vực

cụ thể, cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt hơn so với các điểm đến khác Lý thuyết và mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến là một mô hình chung chứ không phải là một mô hình

Trang 18

tình huống cụ thể Do đó, mô hình được thiết kế có liên quan đến bất kỳ điểm đến nào (Crouch, 2008)

Hình 2.1: Mô hình khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến

cơ bản là lý thuyết về lợi thế so sánh và lý thuyết lợi thế cạnh tranh thông qua các tác động của môi trường kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến Lý thuyết năng lực cạnh tranh điểm đến đã thực sự cuốn hút, kích thích sự quan tâm nhiều nhà nghiên cứu Dựa trên lý thuyết năng lực cạnh tranh điểm đến đã có nhiều nghiên cứu nhằm mục đích chẩn đoán các vị trí cạnh tranh của các điểm đến cụ thể (Crouch, 2008), đặc biệt lý thuyết nhận được sự quan tâm nhiều trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

2.3.6 Lý thuyết thể chế và môi trường đầu tư

Thể chế (institutions) (2005) theo North là “các ràng buộc do con người tạo ra nhằm để cấu trúc các tương tác giữa người với người” (trích trong Nguyễn Văn Phúc, 2005) Thể chế bao gồm các thể chế chính thức (formal institutions) và phi chính thức (informal institutions)

Thể chế chính thức là những ràng buộc được chế tài bởi nhà nước như hiến pháp, luật, các qui định; thể chế phi chính thức là những ràng buộc không thuộc phạm vi chế tài của nhà nước như tập quán, qui tắc hành xử, văn hóa,…

Cũng theo North (2005) (trích trong Nguyễn Văn Phúc, 2005), các cá nhân tham gia giao dịch thường không có đủ thông tin Do đó, sẽ có các chi phí phát sinh gọi là chi

Lợi thế cạnh tranh

 Tăng trưởng và phát triển

Quản lý điểm đến

Yếu tố hấp dẫn và Nguồn lực cốt lõi

Nguồn lực và Nhân tố hỗ trợ

Các yếu tố quyết định và khuếch đại tác động

Trang 19

phí giao dịch Các chi phí bao gồm như chi phí tìm kiếm xem có loại hàng hóa và dịch vụ

gì đang có trên thị trường, giá cả của chúng, các đặc tính của hàng hóa, các quyền về tài sản được giao dịch, mức độ tin cậy của các đối tượng giao dịch, cơ chế thực thi và giám sát thực hiện hợp đồng… Tất cả các chi phí này có liên quan chặt chẽ đến thể chế Nếu thị trường là hoàn hảo thì không cần doanh nghiệp, các cá nhân có thể tự phân phối nguồn lực hiệu quả thông qua thị trường

Một ảnh hưởng khác của thể chế lên tăng trưởng kinh tế là cấu trúc thể chế sẽ tạo ra một cấu trúc khuyến khích nhất định, ảnh hưởng quyết định đến việc phân bổ tài nguyên vốn con người theo hướng tốt hay xấu cho tăng trưởng kinh tế Nếu một cấu trúc thể chế khuyến khích cá nhân đầu tư vào một cái gì đó mà có lợi cho anh ta, trong khi tổng thể thì không có lợi cho xã hội thì thể chế đó là không tốt cho phát triển kinh tế

Đi vào các thể chế cụ thể, như định nghĩa về thể chế cho thấy đây là một phạm trù rất rộng Các nhà kinh tế luôn tìm cách lượng hóa để có thể so sánh, đánh giá Do đó, các nhà kinh tế dùng một số biến đại diện để đo lường chất lượng thể chế ở các nước Các tác giả Knack và Keefer (1995) dùng 4 biến đại diện sau để đo lường chất lượng thể chế ở các nước: (1) Tham nhũng (corruption), (2) Chất lượng bộ máy hành chính (bureaucratic quality), (3) Tuân thủ luật pháp (rule of law), (4) Bảo vệ quyền về tài sản (security of property rights) (Nguyễn Văn Phúc, 2005)

2.3.7 Lý thuyết về marketing và chiến lược phát triển địa phương

Một môi trường đầu tư tốt phải là một môi trường đầu tư được nhiều nhà đầu tư biết đến và xác nhận là hấp dẫn Marketing địa phương sẽ đóng vai trò giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư của địa phương cho thế giới bên ngoài

Trong điều kiện kinh tế thị trường, địa phương cũng được xem là một loại hàng hóa

mà khách hàng là những nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý… nhằm khai thác các tiềm năng của địa phương phục vụ lợi ích cho con người

Các địa phương ngày nay phải tự thân vận động như một doanh nghiệp theo định hướng thị trường Các nhà lãnh đạo luôn luôn quan tâm xây dựng địa phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời phải biết quảng bá nét đặc thù sản phẩm của mình một cách có hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình Tương lai phát triển của một địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên mà tùy thuộc vào chuyên

Trang 20

môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất con người và tổ chức tại địa phương (Philip Kotler, 2002)

Vai trò của marketing địa phương đối với việc phát triển kinh tế của các quốc gia đã được các nhà quản trị và marketing xem như là một động cơ trong sự phát triển của một nền kinh tế (Drucker, 1958; Kotler&ctg, 1993; Kotler &ctg, 2002)

2.3.8 Lý thuyết về cụm ngành

2.3.8.1 Khái niệm về cụm ngành

Trong các tác giả hiện đại, có lẽ Michael Porter là học giả có đóng góp nhiều nhất cho việc phát triển khái niệm cụm ngành cũng như xây dựng khung phân tích cho việc áp dụng khái niệm này để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cạnh tranh (competition) và năng lực cạnh tranh (competitiveness) ở hầu hết các cấp độ phân tích, bao gồm: công ty, ngành công nghiệp, địa phương, vùng và quốc gia Với những đóng góp này của Porter (1990) và nhiều học giả khác, thuật ngữ cụm ngành đã trở nên phổ biến và được áp dụng một cách rộng rãi

Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh này thì các học giả khác nhau cũng đưa ra những khái niệm khác nhau về cụm ngành Với mục đích của nghiên cứu này và để đảm bảo sự nhất quán, khái niệm cụm ngành của Porter (1990, 1998, 2008) như sau:

“Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng

và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan

và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”

2.3.8.2 Vai trò của cụm ngành đối với năng lực cạnh tranh và nâng cấp công nghiệp

Ngoại trừ các cụm ngành được tạo ra một cách duy ý chí, nhìn chung các cụm ngành ra đời khi các doanh nghiệp tìm thấy những lợi ích nhất định khi định vị mình bên cạnh các đối thủ cạnh tranh (và tất nhiên cả khách hàng và nhà cung cấp nữa) Những lợi ích này bao gồm sự tiện lợi cho khách hàng, giảm chi phí vận hành chuỗi cung ứng, tăng khả năng tuyển dụng nhân công lành nghề, và tiếp cận dễ dàng hơn đối với các chuyên gia

và kỹ thuật chuyên ngành Bên cạnh những lợi thế dễ nhận ra này, Porter còn chỉ ra rằng cụm ngành cung cấp cho các doanh nghiệp thêm một ưu thế cạnh tranh nữa nhờ tăng năng suất, đổi mới, thương mại hóa và khởi nghiệp

Trang 21

Các lợi thế cạnh tranh do cụm ngành tạo ra bao gồm: thúc đẩy năng suất và hiệu

quả; thúc đẩy đổi mới; thúc đẩy thương mại hóa và ra đời doanh nghiệp mới Như vậy, lợi

ích then chốt của các cụm ngành công nghiệp là giúp tăng cường cạnh tranh, đồng thời đẩy

mạnh hợp tác, qua đó tạo ra hiệu ứng cộng hưởng (hiệu ứng mạng lưới) và tác động lan

tỏa, kết quả cuối cùng là tăng năng suất, đổi mới, thương mại hóa, và khởi nghiệp Sự phát

triển của cụm ngành, vì vậy, đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cấp công nghiệp và

phát triển kinh tế Điều này cũng có nghĩa là nhà nước có thể sử dụng cách tiếp cận cụm

ngành để thực hiện chiến lược và mục tiêu phát triển của mình Tuy nhiên, kinh nghiệm

quốc tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, sự can thiệp thái quá của nhà nước có thể mang

lại những hệ lụy tiêu cực, vì bản thân sự ra đời và phát triển của cụm ngành tuân theo

những quy luật nhất định

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước

Theo nghiên cứu Drabek và Payne (2001) tác động của minh bạch hóa hoạt động

kinh tế đến FDI sẽ giúp các nhà đầu tư tránh được các chi phí tăng thêm trong hoạt động

kinh doanh Trong một nền kinh tế không minh bạch để có thêm thông tin các doanh

nghiệp phải bỏ thêm chi phí trả cho các cơ quan quản lý hoặc cơ quan thực thi chính sách

của nhà nước Bên cạnh đó sẽ góp phần giảm bớt những rủi ro từ môi trường đầu tư, tạo

lập môi trường đầu tư bình đẳng

Álvarez (2003) khi nghiên cứu về các nhân tố quyết định FDI đối với các công ty

đa quốc gia của xứ Catalan (Barcelona) đã đưa ra kết luận: Các công ty có khả năng đầu tư

ở nước ngoài nếu nơi đó có thị trường rộng lớn, chi phí nhân công rẻ, ít rủi ro và vị trí có

nhiều lợi thế về thương mại

Theo Li, Xinzhong (2005), trong nghiên cứu Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại Trung Quốc dựa trên bộ dữ liệu các địa phương của Trung Quốc sử dụng mô hình định

lượng đã đi đến kết luận rằng vốn FDI tích lũy, quy mô thị trường, mức độ phát triển kinh

tế, thương mại tự do, và chi phí lao động là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường

đầu tư tác động tích cực đến việc lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư

Nghiên cứu của Brent Alexander Newton (2008) về các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Mỹ Kết quả nghiên cứu cho

Trang 22

thấy sự ổn định về chính sách là yếu tố chính ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Mỹ

2.4.2 Nghiên cứu trong nước

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2007-2014, nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua nghiên cứu các yếu tố môi trường đầu tư mềm nhằm đánh giá năng lực điều hành kinh

tế của địa phương Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2014 gồm

10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) chi phí không chính thức thấp; 5) thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) môi trường cạnh tranh bình đẳng; 7) lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) chính sách đào tạo lao động tốt; và 10) thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả Trong 9 yếu tố trên thì các yếu tố: (1), (4) và (10) được đánh giá là những yếu tố có tác động lớn; các yếu tố: (2), (3) và (6) được đánh giá có tác động trung bình; và các yếu tố còn lại: (5), (7), (8) và (9) được đánh giá có tác động yếu hơn Hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng mềm thông qua đánh giá năng lực của lãnh đạo địa phương và bỏ qua một số yếu tố môi trường đầu tư quan trọng khác

Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2005) thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xã hội đầu

tư phát triển” Đề tài vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui để nhận dạng, ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến độ thỏa mãn nhà đầu

tư và phương pháp phân tích vị trí đa hướng để xác định vị trí cạnh tranh của Tiền Giang trong khu vực Nghiên cứu 3 yếu tố môi trường đầu tư cơ bản là hạ tầng đầu tư, chế độ chính sách đầu tư, môi trường sống và làm việc thể hiện qua 9 nhân tố lí thuyết tác động đến độ thỏa mãn của nhà đầu tư bao gồm các yếu tố hạ tầng cơ bản, mặt bằng, chính quyền luật pháp, dịch vụ kinh doanh, chính sách đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ năng, môi trường sống, và 4 yếu tố kiểm soát là ngành nghề kinh doanh, thời gian kinh doanh, qui mô doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp Nghiên cứu đã đánh giá được các yếu tố làm thỏa mãn nhà đầu tư là chính quyền – luật pháp, chính sách đầu tư, đào tạo kỹ năng, môi trường sống

Trang 23

và loại hình doanh nghiệp Hạn chế của nghiên cứu là trong xem xét độ lớn của doanh nghiệp chỉ tính đến qui mô lao động, bỏ qua yếu tố quan trọng là qui mô vốn đầu tư, nghiên cứu cũng chưa xem xét đến xuất xứ của doanh nghiệp

Lương Hữu Đức (2007) thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng” Đề tài đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và chính sách công, sử dụng phân tích SWOT, phân tích mô tả so sánh giữa các địa phương và phân tích hồi qui giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có trọng số với FDI theo đầu người và giữa FDI theo đầu người với 10 chỉ số năng lực cạnh tranh với bộ

số liệu gồm 30 tỉnh thành có điều kiện tương tự như tỉnh Lâm Đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy có quan hệ thuận chiều giữa năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và thu hút FDI Các yếu

tố thành phần PCI cho thấy các nhân tố: tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lí, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước có tác dộng đến thu hút FDI Các nhân tố chính sách ưu đãi doanh nghiệp nhà nước

và chi phí không chính thức có tác động đến giảm thu hút đầu tư Hạn chế của nghiên cứu

là chưa định lượng được tổng các yếu tố tác động đến cải thiện môi trường đầu tư, chi phân tích được các nhân tố môi trường đầu tư mềm do đó mức độ giải thích không cao từ đó đưa

ra các khuyến nghị về chính sách chưa sát với thực trạng với điều kiện của tỉnh

Nguyễn Trọng Hoài (2007) nghiên cứu các nhân tố “cơ sở hạ tầng mềm” tác động đến việc thu hút vốn đầu tư địa phương Nghiên cứu cho thấy các nhân tố chính sách tác động mạnh đến thu hút đầu tư địa phương bao gồm tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lý, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước Các nhà lãnh đạo địa phương có khả năng làm giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính minh bạch trong các quyết định và tạo khả năng cho tất cả các nhà đầu tư có quyền tiếp cận thông tin chung Các nhà lãnh đạo địa phương cần tạo ra môi trường đầu tư bình đẳng với các thành phần kinh tế và từ đó có khả năng khuyến khích các nhà đầu tư bên trong và bên ngoài địa phương Việc thay đổi thuộc về cơ sở hạ tầng mềm sẽ có khả năng tạo ra môi trường giao dịch ít rào cản cạnh tranh hơn, chi phí giao dịch và rủi ro do tính bất ổn của chính sách thấp hơn sẽ tạo cho các nhà đầu tư ra quyết định khi địa phương tạo cơ hội tốt cho dòng vốn đầu tư của họ

Kiều Công Minh (2008) thực hiện đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Tây Ninh Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của VNCI, phương

Trang 24

pháp so sánh mô tả và phương pháp chuyên gia để đánh giá tổng quan vai trò dòng vốn FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở những nước đang phát triển và xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến thu hút FDI về lý luận và thực tiễn; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Tây Ninh; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào tỉnh Tây Ninh Nghiên cứu đã phân tích, xác định được một số các yếu tố tác động đến thu hút FDI bao gồm các nhân tố truyền thống (vị trí- khoảng cách đến thị trường chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách ưu đãi) và các nhân tố mềm (10 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần theo VNCI) Nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số các giải pháp để thu hút FDI như đề xuất phương án phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh; nâng cao PCI; cải thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển các KCN, tăng cường xúc tiến đầu tư Hạn chế của nghiên cứu là do chỉ nghiên cứu định tính nên chưa thấy được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư; đề xuất giải pháp còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể do tính ít khả thi

Nguyễn Mạnh Toàn (2010) nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam” Tác giả đã xác định được 8 nhân tố phân thành 4 nhóm Thứ nhất, nhóm động cơ về kinh tế bao gồm nhân tố thị trường, nhân tố lợi nhuận và nhân tố chi phí Thứ hai, nhóm động cơ về tài nguyên bao gồm: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý Thứ ba, nhóm động cơ về cơ sở

hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng về xã hội Thứ tư, nhóm động cơ

về chính sách bao gồm những ưu đãi và hỗ trợ Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy cơ sở

hạ tầng, sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chi phí hoạt động thấp là những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng mang tính quyết định khi nhà đầu tư nước ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư

Lê Quốc Thịnh (2011) trong nghiên cứu về các nhân tố quyết định đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quan điểm chủ đầu tư tại địa bàn tỉnh Long An đã kết luận rằng các nhóm yếu tố thị trường, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư là những yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI Chưa xem xét đến yếu tố cụm ngành

Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013), trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại TP Đà Nẵng” Với mục tiêu là nhận diện các yếu tố môi trường ảnh

Trang 25

hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư nhằm giúp các chính quyền địa phương đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong vấn đề thu hút đầu tư FDI của mình Nghiên cứu tiến hành điều tra 120 doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI trên địa bàn TP Đà Nẵng nhằm thu thập

và phân tích số liệu Dựa vào mô hình phân tích khám phá và phân tích hồi quy bội, nhóm tác giả đã nhận diện các yếu tố và mức độ ảnh hưởng như sau: (1) Nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng; (2) Nhóm nhân tố về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; (3) Nhóm nhân tố về sự hình thành và phát triển của cụm ngành; (4) Nhóm nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực; và (5) Nhóm nhân tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Như vậy các nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng các nhân tố tác động sự hài lòng của nhà đầu tư bao gồm: sự ổn định kinh tế vĩ mô; cơ sở hạ tầng; chất lượng nguồn nhân lực; công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; các chính sách ưu đãi đầu tư; quy mô và tiềm năng của thị trường; sự hình thành cụm ngành Những địa phương nào có chất lượng các yếu tố trên được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư sẽ làm gia tăng sự hài lòng Đó là cơ sở cho việc tiếp tục mở rộng đầu tư, giới thiệu cho các nhà đầu tư khác - là tiền đề cho việc tiếp tục thu hút được nhiều nhà đầu tư đến địa phương; đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài

Bảng 2.2: Những kết quả chính từ các nghiên cứu trước

Tác giả Địa điểm

nghiên cứu Kết quả

Nghiên cứu

nước ngoài

Drabek và Payne (2001)

Minh bạch hóa thông tin sẽ góp phần tăng hoạt động FDI

Thị trường rộng lớn, chi phí nhân công rẻ, ít rủi ro và vị trí có nhiều lợi thế về thương mại

sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Li, Xinzhong (2005) Trung Quốc

Vốn FDI tích lũy, quy mô thị trường, mức độ phát triển kinh tế, thương mại tự do, và chi phí lao động là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường đầu tư tác động tích cực đến việc lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư

Brent Alexander

Sự ổn định về chính sách là yếu tố chính ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Trang 26

Tác giả Địa điểm

nghiên cứu Kết quả

Việt Nam

Chi phí gia nhập thị trường thấp; chi phí không chính thức thấp; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả là những yếu tố có tác động lớn; các yếu tố: tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; môi trường cạnh tranh bình đẳng có tác động trung bình; các yếu tố còn lại: thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt được đánh giá có tác động yếu hơn

Nguyễn Đình Thọ và

Chính quyền - luật pháp, chính sách đầu

tư, đào tạo kỹ năng, môi trường sống và loại hình doanh nghiệp là các yếu tố thỏa mãn nhà đầu tư

Lương Hữu Đức

Các nhân tố: tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lí, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước có tác động đến thu hút FDI

Các nhân tố chính sách ưu đãi doanh nghiệp nhà nước và chi phí không chính thức có tác động ngược chiều với thu hút đầu tư

Trang 27

Tác giả Địa điểm

nghiên cứu Kết quả

Nguyễn Trọng Hoài

Nghiên cứu cho thấy các nhân tố chính sách tác động mạnh đến thu hút đầu tư địa phương bao gồm tính năng động của lãnh đạo tỉnh, thiết chế pháp lý, tính minh bạch, tiếp cận thông tin và chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước

Kiều Công Minh

Nghiên cứu đã xác định được một số các yếu tố tác động đến thu hút FDI bao gồm các nhân tố truyền thống (vị trí- khoảng cách đến thị trường chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách ưu đãi) và các nhân tố mềm (10 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh thành phần theo VNCI)

Nguyễn Mạnh Toàn

Cơ sở hạ tầng, sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chi phí hoạt động thấp là những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng mang tính quyết định khi nhà đầu tư nước ngoài xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư

Lê Quốc Thịnh

Các yếu tố thị trường, nguồn lao động, cơ sở

hạ tầng và chính sách đầu tư là những yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI

Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013)

Trang 28

2.5 KINH NGHIỆM VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

2.5.1 Kinh nghiệm ở nước ngoài

2.5.1.1 Kinh nghiệm Trung Quốc

Thực hiện thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và nước ngoài

Bài học kinh nghiệm từ thực tế Trung Quốc trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế Chính sách thống nhất đó bao gồm 2 nội dung cơ bản là: xóa bỏ một số rào cản của pháp luật hiện hành đối với đầu tư nước ngoài và áp dụng các tiêu chuẩn đối xử thuận lợi trên cơ sở đàm phán

Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài

Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài, tiến tới thu hút đầu tư nước ngoài qua lợi thế về nhân lực, hạ tầng cơ sở, công nghệ và chi phí giao dịch Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài ở các vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng Đối với một số dự án lớn, quan trọng cần chuẩn bị kỹ dự án, lựa chọn đàm phán trực tiếp với các tập đoàn có tiềm lực về tài chính, công nghệ Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản kinh phí phù hợp cho công tác xúc tiến đầu tư

2.5.1.2 Kinh nghiệm Ấn Độ

Trước đây, Ấn Độ được coi là quốc gia thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền sáng chế lỏng lẻo để rập mẫu các hàng hóa phương Tây, khiến các công ty đa quốc gia thường không tập trung nhiều ở Ấn Độ Tuy nhiên, hiện nay, Ấn Độ đang có những thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai ở một số ngành nghề, đặc biệt là những ngành đang rất phát triển như ô tô, dược phẩm và sản phẩm phần mềm nên các công

ty đa quốc gia đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Ấn Độ Để tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh với các nước châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, vốn có nhiều lợi thế về lao động dồi dào và rẻ, Ấn Độ không chọn tài nguyên hay lao động giản đơn mà sử dụng tri thức là “chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế Ấn Độ tập trung

Trang 29

vào công nghệ thông tin, dịch vụ văn phòng, tài chính ngân hàng, nghiên cứu và chế tác dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn

Để có thể thực hiện được định hướng đó, Ấn Độ đã áp dụng một chính sách giáo dục thích hợp với nhu cầu thời đại Hiện nay, một số công ty tin học của Ấn Độ dẫn đầu thế giới về phần mềm cũng như dịch vụ khai thác Ngoài ra, Ấn Độ còn ưu tiên phát triển khu vực kinh tế tư nhân Khu vực tư nhân trong những năm qua phát triển nhanh là nhờ chính sách kinh tế mới (giảm thiểu vai trò của công nghiệp quốc doanh; khuyến khích đầu

tư tư nhân vào các ngành sản xuất; ban hành các luật chống độc quyền và cho phép tư bản được di chuyển tự do, tư bản nước ngoài có thể làm chủ 51% vốn đầu tư) Đây là một đặc điểm rất khác của Ấn Độ so với các nước đang phát triển khác trong khu vực châu Á

2.5.1.3 Kinh nghiệm Thái Lan

Thái Lan nhấn mạnh đến 2 yếu tố then chốt là nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Thái Lan làm tốt việc định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc khai thác từng vùng, từng ngành, phát huy mọi tiềm năng hiện có Hơn nữa việc thẩm định tiếp nhận các dự án FDI của Hội đồng đầu

tư quốc gia rất khoa học và Thái Lan áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các ngành khuyến khích đầu tư, các ngành đặc biệt khó khăn với mức ưu đãi cao so với các nước khu vực tạo động lực thu hút FDI

2.5.2 Kinh nghiệm trong nước

2.5.2.1 Kinh nghiệm của TP.HCM

Trước đây, TP.HCM luôn là điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố, trong thời gian tới thành phố sẽ thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI Theo kiến nghị của Trung tâm Thương mại và xúc tiến đầu tư TPHCM (ITPC), các đoàn doanh nhân nước ngoài mới đến thành phố tìm hiểu cơ hội đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với các cơ quan xúc tiến của thành phố như ITPC, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc liên hệ qua hộp thư điện tử để được hỗ trợ sắp xếp các buổi làm việc và được đón tiếp tại cửa ưu tiên

Trường hợp nhà đầu tư đang làm hồ sơ dự án, phải đi lại nhiều lần sẽ được thành phố cấp thẻ ưu tiên có giá trị từ 3 đến 6 tháng Ngoài ra, khi nhà đầu tư nước ngoài mới có

ý định đầu tư tại Việt Nam sẽ được phòng xúc tiến thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trợ giúp tìm thông tin về quỹ đất, cách thức lập dự án, …

Trang 30

2.5.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là tỉnh rất ít lợi thế tự nhiên để phát triển so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước (không biển, sân bay, cửa khẩu và không phải là cửa ngõ quan trọng đi đâu…) Để phát triển, chính quyền tỉnh Bình Dương đã định vị rõ vai trò của các nhà đầu

tư, doanh nghiệp là đối tác của mình

+ Sự uyển chuyển, linh động trong công tác lãnh đạo của chính quyền địa phương: Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Bình Dương trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút đầu tư vào tỉnh là nhân tố quyết định … Ủy ban Nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư và nhất quán là luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư

+ Cơ sở hạ tầng: được triển khai triệt để sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư, cộng với những lợi thế về vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, đất đai có nền móng cứng, ít chịu ảnh hưởng của bão, lụt, …

+ Ngoài ra, việc tận dụng tốt các nguồn tài chính: Ngoài ngân sách của tỉnh và Trung ương, tỉnh đã mạnh dạn cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh

tế tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, tạo tiền đề mạnh mẽ thu hút vốn đầu tư vào tỉnh trong thời gian qua Bình Dương là một trong những tỉnh thực hiện đúng, triển khai tốt các chính sách thu hút đầu tư của cả nước

2.6 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH LONG AN

2.6.1 Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Long An

Đến nay trên địa bàn có 528 doanh nghiệp FDI Các doanh nghiệp FDI có số lượng khá cao so với các tỉnh lân cận nhưng nhìn chung quy mô bình quân chỉ ở mức độ trung bình, chiếm 7,8% số doanh nghiệp và 26,5% vốn bình quân năm, 46,9% tài sản cố định và 51,5% lao động

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu bình quân 1 doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

Trang 31

Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê tỉnh Long An, 2013

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An chủ yếu tập trung ở huyện Đức Hòa (chiếm 58% tổng số doanh nghiệp và 48% về vốn), tiếp theo là huyện Bến Lức (chiếm 22% tổng số doanh nghiệp và 23% về vốn) Còn lại tập trung ở một số huyện khác như Cần Giuộc, Cần Đước, thành phố Tân An Các huyện như Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng không có doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài nào đóng trên địa bàn Tương

tự các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

có xu thế chọn các huyện có vị trí thuận lợi như gần thành phố Hồ Chí Minh hoặc giao thông thuận lợi

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2013

Hình 2.2: Phân bổ đầu tư nước ngoài ở tỉnh Long An Long An được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng và môi trường đầu tư hấp dẫn hơn các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Trước năm 2006, Long An đứng thứ tư về hoạt động kinh doanh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ nhất về lao động, thứ hai về vốn đầu tư trung bình của các doanh nghiệp Sự tăng trưởng về các chỉ tiêu này khá ấn tượng cho thấy vai trò của tỉnh trong khu vực Số lượng

Vốn (Triệu USD) Tỷ trọng % Số DN

Tỷ trọng %

Trang 32

dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tỉnh đã được cấp phép trong giai đoạn 2005-2009

chiếm 66% tổng vốn đầu tư vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

2.6.2 Tình hình thu hút FDI theo quốc gia

Bảng bên dưới thể hiện đầu tư của các doanh nghiệp 100% có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia vào tỉnh Long An Đài Loan là nước có số vốn đăng ký lớn nhất (chiếm 37% số doanh nghiệp và 23% về vốn) và theo sau đó là Hàn Quốc (chiếm 15% số doanh nghiệp và 19% về vốn)

Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Long An, 2013

Hình 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Long An theo quốc tịch

2.6.3 Tình hình thu hút FDI theo hình thức liên doanh

Bảng dưới đây cho biết tình hình đầu tư của các DN liên doanh theo từng huyện

ở Long An Đức Hòa là huyện có số doanh nghiệp liên doanh lớn nhất (chiếm 46% tổng số doanh nghiệp và 56% tổng vốn đầu tư) Tiếp đến hai huyện Bến Lức và Cần Đước Một số huyện không có DN liên doanh nào đầu tư như Mộc Hóa, Thủ Thừa

Bảng 2.4: Phân bổ đầu tư theo hình thức liên doanh ở tỉnh Long An

Huyện

bình quân (Triệu USD)

Số lượng Tỷ trọng (%) Vốn

(Triệu USD) Tỷ trọng (%)

Bến Lức 14 19,7% 198.542 28,1% 14.182 Cần Đước 7 9,9% 72.010 10,2% 10.287 Cần Giuộc 5 7,0% 0 0,0% 0 Châu Thành 1 1,4% 23.488 3,3% 23.488 Đức Hòa 33 46,5% 401.201 56,8% 12.158 Đức Huệ 1 1,4% 3.480 0,5% 3.480 Mộc Hóa 0 - 0 - -

Tân Hưng 1 1,4% 351 0,0% 351 Thạnh Hóa 1 1,4% 400 0,1% 400 Thủ Thừa 0 0,0% 0 0,0% -

Tân Trụ 0 0,0% 0 0,0% -

Tân Thạnh 2 2,8% 863 0,1% 432 Tân An 6 8,5% 5.847 0,8% 974

Số DN Tỷ trọng %

Vốn (Triệu USD) Tỷ trọng%

Trang 33

Huyện

bình quân (Triệu USD)

Số lượng Tỷ trọng (%) Vốn

(Triệu USD) Tỷ trọng (%)

Vĩnh Hưng 0 - 0 0,0% -

Tổng 71 100,0% 706,184 100,0% 9.946

Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Long An, 2013

Hình 6.3 thể hiện đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh theo quốc gia Trong đó, Đài Loan có số doanh nghiệp và tỉ lệ đầu tư cao nhất (chiếm 24% tổng số doanh nghiệp và 21% tổng vốn đầu tư) Các quốc gia khác có từ 1 đến 10 doanh nghiệp với số vốn không đáng kể

22%

Capital (US$ 000) Share in total (%)

Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Long An, 2013

Hình 2.4: Đầu tư theo hình thức liên doanh ở tỉnh Long An theo quốc tịch

2.6.4 Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI:

Quy mô thị trường

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2013 đạt 17.585,4 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), tốc độ tăng trưởng 11%, đạt kế hoạch đề ra và cao hơn mức tăng trưởng năm trước (10,5%); trong đó: khu vực I tăng 4,5% (CK tăng 3%); khu vực II tăng 14,3% (CK tăng 14,9%); khu vực III tăng 11,6% (CK tăng 11,6%) GDP bình quân đầu người 40 triệu đồng (năm 2012 là 36,6 triệu đồng)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể: khu vực I chiếm 29,7%, giảm 2,4% so với năm 2012; khu vực II chiếm 39,5%, tăng 1,0% so với năm 2012; khu vực III chiếm 30,7%, tăng 1,4% so với năm 2012

3,3%), trong đó: nông nghiệp tăng trưởng 5,4% (trồng trọt tăng 6,0%, chăn nuôi tăng 0,6%

và dịch vụ nông nghiệp tăng 2,0%); lâm nghiệp tăng trưởng 0,6%, thủy sản tăng trưởng 0,2%

Số DN

Tỉ trọng %

Vốn (Tr USD)

Tỉ trọng %

Trang 34

- Khu vực công nghiệp, xây dựng (khu vực II): tăng trưởng 14,3% (KH tăng trưởng 15,2%), trong đó: công nghiệp tăng 15% và xây dựng tăng 8,7% (CK khu vực II tăng 14,9%, trong đó: công nghiệp tăng 15,4% và xây dựng tăng 10,7%)

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 đạt 31.481,7 tỷ đồng (tăng 16,1%) so cùng

kỳ Trong đó, công nghiệp khai khoáng, chế biến 31.092,6 tỷ đồng (tăng 16%), công nghiệp điện 278,6 tỷ đồng (tăng 17,7%), công nghiệp cung cấp nước và xử lý rác thải 110,5 tỷ đồng (tăng 16,3%)

- Khu vực thương mại - dịch vụ (khu vực III): tăng trưởng khoảng 11,6%, đạt

KH, trong đó: thương mại tăng 11,6% và dịch vụ tăng 11,7% (CK khu vực III tăng 11,6%,

trong đó: thương mại tăng 11,6% và dịch vụ tăng 11,4%)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 33.486,4 tỷ đồng, đạt 96,1%

KH và tăng 19,8% so CK Kim ngạch xuất khẩu 2.823,5 triệu USD, đạt 97,4% KH và tăng

18,5% so CK Kim ngạch nhập khẩu 2.230 triệu USD, đạt 91% KH và tăng 14,3% so CK

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: gạo, hạt điều nhân, may mặc, giày dép, thủy sản chế biến, cơ khí, bình ắc quy, sắt, thép Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

Riêng về xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực trên địa bàn tỉnh

đã mua 1,45 triệu tấn quy lúa; xuất khẩu 576.000 tấn gạo, tăng 37% về lượng và tăng 28%

về kim ngạch so CK

Hoạt động tài chính, tín dụng đang trong quá trình tái cơ cấu, tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu, tăng trưởng tín dụng cao hơn bình quân cả nước Hoạt động kinh doanh bất động sản tăng trưởng thấp do thị trường nhà đất đóng băng trong thời gian dài

Nguồn nhân lực

Trình độ học vấn của lao động phổ thông đang được cải thiện Tỷ lệ lao động mù chữ giảm từ 2,9% năm 1996 xuống còn 2,5% năm 2005 Trong khi số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 34% năm 1996 xuống còn 28% năm 2000 và 22% năm 2005 Số lao động tốt nghiệp trung học đang tăng dần từ 7,5% năm 1996 lên 9,1% năm 2000, 11% năm 2002 và 17% năm 2005

Dự báo đến 2020, cần bổ sung thêm 14,8% lao động nghề nghiệp so với nguồn lao động tại chỗ; đồng thời có khoảng 50.500 lao động khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực phi nông nghiệp

Trang 35

Lao động trong ngành chế biến và chế tạo chiếm 99% tổng số lao động của ngành công nghiệp Các ngành sử dụng lao động nhiều là ngành da và giả da (30,2%), chế biến thực phẩm và đồ uống (24%) và may mặc (11,1%) Lao động của riêng 3 ngành này đã chiếm gần 65,3% tổng lao động của ngành công nghiệp Theo nguồn đầu tư, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất (48%), tiếp đến là khu vực

tư nhân (34,4%) và hộ gia đình (17%) (Xem phụ lục Bảng 8 và 9)

Chi phí

Quy mô đầu tư theo số lao động/cơ sở sản xuất, kinh doanh thay đổi theo khu vực kinh tế Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có số lao động bình quân lớn nhất là 478 lao động/doanh nghiệp, tiếp đến là DNQD TW đóng trên địa bàn với 355 lao động/DN năm

2013 Khu vực tư nhân và DNQD địa phương có số lao động bình quân lần lượt là 50 lao động và 69 lao động Ngoài ra, khu vực kinh tế hộ gia đình chỉ có bình quân 2 lao động/hộ

Bảng 2.5: Số lao động/ cơ sở sản xuất, kinh doanh

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2013

Giá trị sản xuất/trên một cơ sở sản xuất kinh doanh có sự chênh lệch rất lớn theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp quốc doanh trung ương đóng trên địa bàn có giá trị sản xuất bình quân rất cao (2.055 tỷ đồng/doanh nghiệp), tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (156 tỷ đồng) Giá trị sản xuất/doanh nghiệp của các đơn vị quốc doanh địa phương và đầu tư tư nhân lần lượt là 16 tỷ đồng và 17 tỷ đồng Kinh tế hộ gia đình có giá trị sản xuất bình quân/hộ chỉ vào khoảng 100 triệu đồng

Trang 36

Bảng 2.6: Giá trị sản xuất/cơ sở công nghiệp theo loại hình sở hữu

TW 318,8 215,7 2.055,83 Địa

phương 17,5 9,4 16,06 Tổng phụ 63,9 50,6 220 Tập thể 1,8 0,1 0.19

KV tư nhân 3,4 4,5 17.7

Hộ gia đình 0,02 0,03 0.1 Tổng 0,2 0,3 1.36

KV có vốn đầu tư nước ngoài 76,9 111,2 155.6

Tổng 0,5 0,8 3.655

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2013 * giá cố định năm 1994

Giá trị sản xuất/lao động cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác DNNN TW đóng trên địa bàn có năng suất lao động rất cao là 3.134 triệu đồng/lao động năm 2018 dù con số này năm 2013 chỉ là 451 triệu đồng Tiếp đến là DNQD địa phương (430 triệu đồng), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (399 triệu đồng) và doanh nghiệp tư nhân (321 triệu đồng) Giá trị sản xuất/cơ sở sản xuất và kinh doanh của khu vực kinh tế tập thể và hộ gia đình lần lượt là 38 triệu đồng và 50 triệu đồng

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất/lao động của ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế

Trong nước

Quốc doanh

Trang 37

(đường bộ, đường thủy nội địa) chạy qua Long An với mật độ giao thông cao, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc cung cấp dịch vụ, hạ tầng giao thông vận tải trong tỉnh

Đường bộ

Hệ thống đường bộ kết nối giữa Vùng KTTĐ phía Nam với ĐBSCL đi qua Long

An gồm các tuyến QL1A và QL50 Tuyến đường cao tốc TpHCM –Trung Lương gần đâyđã đưa vào sử dụng, giúp giảm hẳn lưu lượng giao thông trên tuyến QL1A Thời gian hành trình giữa Tân An, Bến Lức về TpHCM được rút ngắn đáng kể Ngoài ra, các tuyến quốc lộ N.1, N.2 đang được xây dựng Đoạn chạy qua TPHCM của tuyến đường tỉnh số 10 (ĐT 825) cũng sẽ được cải tạo mở rộng Dự án nâng cấp và mở rộng QL50 hiện đang thực hiện Những dự án này mở ra triển vọng mới cho phát triển hạ tầng GTVT của tỉnh Long

An

Đường thủy nội địa

Hàng hóa vận tải chuyển bằng đường thủy nội địa giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL đều đi qua Long An theo tuyến sông Soài Rạp và sông Bến Lức – kênh Thủ Thừa – sông Vàm Cỏ Tây Hướng vận chuyển chính cho cả hai loại luồng vận tải trong nước và quốc tế đều đến/xuất phát hoặc xoay quanh từ TP Hồ Chí Minh hoặc từ các cảng trong thành phố này

Đường hàng không

Có tất cả 5 sân bay trong vùng ĐBSCL (chưa tính sân bay Phú Quốc và Cỏ Ông) và vùng KTTĐPN, trong đó có 1 sân bay quốc tế là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở TpHCM Các sân bay này đều có các tuyến vận tải hàng hóa theo lịch trình nhưng năng lực vận tải còn hạn chế, ngoại trừ sân bay Tân Sơn Nhất

Vận tải biển

Vùng ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam có 4 cảng cấp I TPHCM có một cảng có công suất lớn, đóng vai trò là cảng cửa ngõ quốc tế Tại khu vực Thị Vải - Cái Mép, hiện đang có dự án phát triển hệ thống cảng biển nước sâu để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng và tăng cường vai trò chiến lược cho vận tải biển quốc tế

Sự phát triển cảng biển và cảng sông ở vùng ĐBSCL là một bước quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc của khu vực này vào tam giác TP Hồ Chí Minh/ Biên Hoà/ Bà Rịa – Vũng Tàu hơn Quá trình này cũng góp phần giảm sự phụ thuộc vùng vào các cảng TP

Hồ Chí Minh, giảm áp lực trên hành lang vận tải đường thuỷ chính từ khu vực ĐBSCL đến

Trang 38

TP Hồ Chí Minh và còn có thể chuyển hướng quá trình đô thị hoá đang ngày càng tăng của

TP Hồ Chí Minh sang khu vực ĐBSCL

Bảng 2.8: Phân tích về kết cấu hạ tầng có liên quan đến cấu trúc kinh tế

Loại hạ tầng Hiện trạng

Giao thông Hệ thống đường trục chính có tính chất đối ngoại về cơ bản đã hình

thành (QL.1, QL.50, QL.62, đường cao tốc TP HCM-Cần Thơ, QL.N2,

hệ thống đường hướng tâm TPHCM) ; trong tương lai phát triển thêm các tuyến QL.N1, QL.14C, đường Vành đai 3, 4, đường sắt…

Hệ thống đường tỉnh, đường huyện đang khép tuyến thành mạng Cải tạo đường nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Hình thành cảng Long An và hệ thống cảng nội địa dọc sông Vàm Cỏ Đông

Thủy lợi Hệ thống kiểm soát lũ và hệ thống ngăn mặn tiếp ngọt về cơ bản đã

hoàn thành

Cấp điện Về cơ bản đáp ứng phát triển hiện trạng

Cấp nước tập trung Chủ yếu là cấp nước phân tán theo từng cụm đô thị và các khu cụm

công nghiệp

Thu gom và xử lý

rác thải, nước thải

Chủ yếu theo từng cụm đô thị và các khu cụm công nghiệp

Thông tin liên lạc Phát triển hiệu quả

Nguồn: Sở KHĐT Tỉnh Long An, 2013

Sự hình thành phát triển các cụm/khu công nghiệp

Toàn tỉnh hiện có 28 Khu công nghiệp (KCN) đang có nhà đầu tư với diện tích 10.216,2 ha; có 24 KCN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 8.242,5 ha với tổng vốn đầu tư là 77,1 triệu USD và 34.111,7 tỷ đồng, trong đó 19 KCN đã được cấp quyết định thành lập với diện tích 5.805,8 ha; có 16 KCN đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 44,2% Các KCN đã thu hút được 766 dự án đầu tư, thuê lại 1.233,97 ha đất và 40,6 ha nhà xưởng, trong đó có 252 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1.706,035 triệu USD và

514 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 27.627,4 tỷ đồng

Toàn tỉnh hiện có 28 Cụm công nghiệp (CCN) có chủ đầu tư hạ tầng, diện tích 2.833 ha, trong đó: có 18 CCN đã có quyết định thành lập với diện tích 640 ha; 09 CCN đã

đi vào hoạt động với diện tích là 746,7 ha Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút

Trang 39

được 206 doanh nghiệp đăng ký thuê đất với diện tích 368,6 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 81,7% thu hút khoảng 15.000 lao động (Xem phụ lục Bảng 14)

Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo kế hoạch, trong đó tập trung củng cố nâng cao hiệu quả thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại một đầu mối, nhiều nơi tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân

Tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Đẩy mạnh mối liên kết giữa các DNNVV, giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn, hỗ trợ và khuyến khích DNNVV tham gia ngành công nghiệp phụ trợ Ưu tiên trợ giúp doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, các DNNVV ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân Tiếp tục rà soát điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt có hiệu lực từ tỉnh đến huyện, xã Đẩy mạnh thực hiện thanh tra về giờ giấc, nền nếp, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của nhà nước Xử

lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm để củng cố lòng tin của nhân dân

Chính sách ưu đãi đầu tư

Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại ngày càng đổi mới và nâng cao hiệu quả: trong năm, tỉnh đã tổ chức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các cuộc tọa đàm, hội chợ triển lãm, hội thảo về xúc tiến đầu tư, thương mại trong và ngoài tỉnh, với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc; tổ chức nhiều phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn và khu, cụm công nghiệp; giới thiệu một số mặt hàng nông sản của tỉnh để xúc tiến tiêu thụ trong

hệ thống siêu thị Metro, Co.op Mart,

Trang 40

Đặc biệt, đã tổ chức thành công hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành, các đại sứ quán, lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế và cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức nhiều cuộc đối thoại và gặp gỡ các doanh nghiệp để động viên, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và sản xuất kinh doanh; tập trung chỉ đạo kiểm tra rà soát các dự án khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị, khu tái định cư ở các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và thành phố Tân An

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quan tâm thực hiện Việc kiểm tra, thanh tra về tiến độ đầu tư, môi trường được các cơ quan chức năng triển khai thực hiện thường xuyên, xử lý nhiều trường hợp vi phạm

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Hình 2.5: Bản đồ địa lý tỉnh Long An Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam Long An tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương quốc Camphuchia về phía Bắc - với đường biên giới dài 137,7 km, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam

Ngày đăng: 26/08/2016, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w