Trang phụ bìa Mục lục Danh mục bảng Danh mục hình Danh mục viết tắt Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2 1.3 Những vấn đề cần nghiên cứu thêm ......................................................... 3 1.4 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3 1.5 Kết cấu của công trình nghiên cứu ........................................................... 4 Chương 2. KHUNG PHÂN TÍCH RỦI RO TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN................................................................ 5 2.1 Đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân....................................... 5 2.1.1 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân .......................................................... 5 2.1.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân ............................................................... 6 2.2 Rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân ..................................................... 8 2.2.1 Rủi ro tuân thủ thuế ................................................................................... 8 2.2.2 Rủi ro tuân thủ thuế dưới góc độ nhận thức và hành vi .......................... 10 2.3 Lược khảo những công trình nghiên cứu có liên quan .......................... 10 2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân ............. 14 2.4.1 Nhân tố kinh tế vĩ mô ............................................................................... 15 2.4.2 Nhân tố pháp luật thuế ............................................................................. 15 2.4.3 Nhân tố cơ quan quản lý thuế .................................................................. 15 2.4.4 Nhân tố người nộp thuế ........................................................................... 17 2.4.5 Nhân tố xã hội .......................................................................................... 19 Chương 3. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 20092013 .............................................................. 22 3.1 Lược sử thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam .......................................... 22 3.1.1 Giai đoạn từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 2008 .......................... 22 3.1.2 Giai đoạn từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013 .......................... 24 3.2 Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2013 ........................................................................................... 25 3.3 Khác biệt cơ bản của thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam so với thông lệ quốc tế có thể gây rủi ro tuân thủ .......................................................... 29 ii Chương 4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TUÂN THỦ THUẾ ..................................................... 30 4.1 Quy trình nghiên cứu và mô tả mẫu nghiên cứu ................................... 30 4.1.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 30 4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................. 31 4.2 Xây dựng thang đo và giả thuyết .......................................................... 32 4.2.1 Xây dựng thang đo ..................................................................................... 32 4.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ....................................................... 34 4.3 Phương pháp phân tích .......................................................................... 36 4.4 Tổng quan kết quả điều tra mẫu phân tích ............................................ 39 4.4.1 Đặc điểm cá nhân đại diện được khảo sát ............................................... 39 4.4.2 Thống kê về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ................................ 44 4.4.3 Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế ................ 50 4.5 Kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích EFA ............................. 52 4.6 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................... 54 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ....................................... 56 4.7.1 Đánh giá các chỉ số tổng hợp trong phân tích CFA ................................ 56 4.7.2 Đánh giá chi tiết cho từng nhân tố sau CFA ........................................... 57 4.7.3 Phân tích thống kê và tương quan giữa các nhân tố sau CFA ................ 58 4.8 Kết quả phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hưởng ................................ 60 4.8.1 Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức .................................................. 60 4.8.2 Tóm lược kết quả phân tích ...................................................................... 62 Chương 5. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................... 66 5.1 Nhận định tình hình thực hiện thuế thu nhập cá nhân thời gian qua .... 66 5.2 Nhận định từ kết quả nghiên cứu .......................................................... 68 5.3 Quan điểm về tuân thủ thuế thu nhập cá nhân ...................................... 72 5.4 Giải pháp gợi ý ...................................................................................... 73 5.4.1 Xây dựng sớm nhận thức và tâm lý thuế .................................................... 73 5.4.2 Xây dựng được sự chỉ trích xã hội đối với hành vi gian lận thuế .............. 75 5.4.3 Tạo thuận lợi cho người nộp thuế .............................................................. 76 5.4.4 Che kín kẽ hở thuế...................................................................................... 76 5.4.5 Tăng cường kiểm tra và hình phạt ............................................................. 77 5.4.6 Tạo niềm tin về tính minh bạch và công bằng cho người nộp thuế ........... 78 5.4.7 Thực hiện quản lý thuế dựa theo rủi ro ..................................................... 79 5.5 Giải pháp bổ trợ ..................................................................................... 81 5.5.1 Không ngừng phổ biến chính sách thuế ................................................... 81 5.5.2 Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế ................................................................. 81 5.5.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ thuế ............................................................... 82 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83
Trang 1MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục viết tắt
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2 Phương pháp nghiên cứu 2
1.3 Những vấn đề cần nghiên cứu thêm 3
1.4 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.5 Kết cấu của công trình nghiên cứu 4
Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH RỦI RO TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 5
2.1 Đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân 5
2.1.1 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 5
2.1.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 6
2.2 Rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân 8
2.2.1 Rủi ro tuân thủ thuế 8
2.2.2 Rủi ro tuân thủ thuế dưới góc độ nhận thức và hành vi 10
2.3 Lược khảo những công trình nghiên cứu có liên quan 10
2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân 14
2.4.1 Nhân tố kinh tế vĩ mô 15
2.4.2 Nhân tố pháp luật thuế 15
2.4.3 Nhân tố cơ quan quản lý thuế 15
2.4.4 Nhân tố người nộp thuế 17
2.4.5 Nhân tố xã hội 19
Chương 3 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2009-2013 22
3.1 Lược sử thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 22
3.1.1 Giai đoạn từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 2008 22
3.1.2 Giai đoạn từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013 24
3.2 Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2013 25
3.3 Khác biệt cơ bản của thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam so với thông lệ quốc tế có thể gây rủi ro tuân thủ 29
Trang 2Chương 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO TUÂN THỦ THUẾ 30
4.1 Quy trình nghiên cứu và mô tả mẫu nghiên cứu 30
4.1.1 Quy trình nghiên cứu 30
4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 31
4.2 Xây dựng thang đo và giả thuyết 32
4.2.1 Xây dựng thang đo 32
4.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 34
4.3 Phương pháp phân tích 36
4.4 Tổng quan kết quả điều tra mẫu phân tích 39
4.4.1 Đặc điểm cá nhân đại diện được khảo sát 39
4.4.2 Thống kê về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu 44
4.4.3 Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế 50
4.5 Kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích EFA 52
4.6 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 54
4.7 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 56
4.7.1 Đánh giá các chỉ số tổng hợp trong phân tích CFA 56
4.7.2 Đánh giá chi tiết cho từng nhân tố sau CFA 57
4.7.3 Phân tích thống kê và tương quan giữa các nhân tố sau CFA 58
4.8 Kết quả phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hưởng 60
4.8.1 Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức 60
4.8.2 Tóm lược kết quả phân tích 62
Chương 5 NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ 66
5.1 Nhận định tình hình thực hiện thuế thu nhập cá nhân thời gian qua 66
5.2 Nhận định từ kết quả nghiên cứu 68
5.3 Quan điểm về tuân thủ thuế thu nhập cá nhân 72
5.4 Giải pháp gợi ý 73
5.4.1 Xây dựng sớm nhận thức và tâm lý thuế 73
5.4.2 Xây dựng được sự chỉ trích xã hội đối với hành vi gian lận thuế 75
5.4.3 Tạo thuận lợi cho người nộp thuế 76
5.4.4 Che kín kẽ hở thuế 76
5.4.5 Tăng cường kiểm tra và hình phạt 77
5.4.6 Tạo niềm tin về tính minh bạch và công bằng cho người nộp thuế 78
5.4.7 Thực hiện quản lý thuế dựa theo rủi ro 79
5.5 Giải pháp bổ trợ 81
5.5.1 Không ngừng phổ biến chính sách thuế 81
5.5.2 Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế 81
5.5.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ thuế 82
KẾT LUẬN 83
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu thuế các quốc gia OECD 7
Bảng 3.1 Thuế, phí và thu khác của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 24
Bảng 3.2 Tốc độ tăng của sáu loại thuế có số thu lớn nhất gđ 2009 – 2013 25
Bảng 4.1 Kỳ vọng mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến mức tuân thủ thuế thu nhập cá nhân 35
Bảng 4.2 Đặc điểm nghề nghiệp 45
Bảng 4.3 Đặc điểm nơi làm việc 46
Bảng 4.4 Môi trường xã hội 47
Bảng 4.5 Môi trường kinh tế 47
Bảng 4.6 Đặc điểm hệ thống thuế 48
Bảng 4.7 Đặc điểm nhận thức và tâm lý 49
Bảng 4.8 Đánh giá của cá nhân về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế 51
Bảng 4.9 Cơ cấu mức độ đồng ý của cá nhân về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế 51
Bảng 4.10 Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động (Item-Total Statistics) 53
Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 55
Bảng 4.12 Thống kê kiểm định phân tích nhân tố khẳng định 57
Bảng 4.13 Phân tích độ tin cậy các thang đo sau CFA 57
Bảng 4.14 Phân tích mô tả và tương quan giữa các nhân tố sau CFA 59
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Bootstrap 61
Bảng 4.16 Kiểm định kết quả của các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế 62
Bảng 5.1 Ma trận phân loại người nộp thuế theo rủi ro 79
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Tháp tuân thủ 12
Hình 2.2 Chi phí và lợi ích biên của một đồng thuế trốn được 19
Hình 2.3 Tổng hợp các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế 20
Hình 3.1 Số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách tại Tp.HCM so với cả nước 26
Hình 3.2 Số thu thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước 26
Hình 3.3 Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước 27
Hình 3.4 Tốc độ tăng bình quân hàng năm của thuế thu nhập cá nhân gđ 2009 – 2013 27
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu 31
Hình 4.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế 34
Hình 4.3 Nghề nghiệp của người nộp thuế 40
Hình 4.4 Trình độ của người nộp thuế 41
Hình 4.5 Số năm kinh nghiệm làm việc 41
Hình 4.6 Vị trí công tác tại nơi làm việc 42
Hình 4.7 Thu nhập bình quân một tháng 43
Hình 4.8 Số lượng nguồn thu nhập của cá nhân 43
Hình 4.9 Số năm được quyết toán thuế 44
Hình 4.10 Cơ cấu đánh giá về rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân 50
Hình 4.11 Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến mức tuân thủ thuế 63
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
CFA Phân tích nhân tố khẳng định
(Confirmatory Factor Analysis)
(Composite Reliability) EFA Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory factor analysis)
(Marginal benefit)
(Marginal Cost) OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development)
(standard deviation)
(standard error) SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính
(Structural equation modeling)
Trang 6Chương 1 GIỚI THIỆU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Khi cơ chế tự kê khai thuế đi vào thực hiện thì rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân cần được hiểu và phân tích một cách khách quan cả từ phía cơ quan quản lý thuế lẫn từ phía người nộp thuế và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh Cơ quan quản lý thuế có thể giả định người nộp thuế sẽ có khuynh hướng khai báo không trung thực Nhưng cơ quan thuế phải đi tìm nguyên nhân nào dẫn đến điều đó Nhận diện và định lượng chính xác mức tác động của các nhân tố đến rủi ro tuân thủ thuế sẽ giúp sự tương tác giữa cơ quan quản lý thuế
và người nộp thuế trở nên bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vừa tránh làm tổn thương người nộp thuế có trách nhiệm vừa tầm soát nghiêm ngặt những nguy
cơ dẫn đến hành vi không tuân thủ cố ý
Trong và ngoài nước đã có nhiều bài nghiên cứu về tuân thủ thuế từ nhiều góc độ khác nhau Công trình này kế thừa những nghiên cứu đó và phát triển trong bối cảnh Việt Nam cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh Nơi đây là một địa phương có số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách bằng 21,21% cả nước, nhưng riêng số thu từ thuế thu nhập cá nhân bằng 38% thuế thu nhập cá nhân
cả nước1 Do vậy, nếu phát hiện đúng các nhân tố, định lượng được mức tác động của chúng đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân đồng thời đưa ra được giải pháp hoàn thiện tuân thủ sẽ góp phần tích cực vào tiến trình hoàn thiện tuân thủ thuế trên phạm vi cả nước
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Rủi ro tuân thủ thuế có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh: nhân tố gây rủi ro (nguyên nhân), thành phần hay nội dung của rủi ro, độ lớn của rủi ro…
Công trình này xuất phát từ góc độ nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức tuân thủ thuế Theo đó, nội dung công trình sẽ hướng đến trả lời hai câu hỏi: (1) nhân tố
1 Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, 2013
Trang 7nào tác động đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân? (2) giải pháp cơ bản khuyến khích tuân thủ là gì? Như vậy, Công trình nhắm vào hai mục tiêu Một
là, nhận diện và định lượng mức ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân; hai là, đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy người nộp thuế tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tốt hơn
Đối tượng nghiên cứu
Rủi ro tuân thủ được hiểu là những nhân tố có thể gây nên độ lệch giữa mức tuân thủ thực tế với mức tuân thủ kỳ vọng Do đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố có thể tác động đến mức tuân thủ mà không nghiên cứu thành phần hoặc độ lớn của rủi ro tuân thủ
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế thu
nhập cá nhân thuộc ba lĩnh vực Một là nhân tố bên ngoài gồm môi trường kinh
tế và bối cảnh xã hội Hai là nhân tố thuộc về chính sách thuế và cơ quan thuế
gồm hệ thống luật pháp thuế, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và nhân viên ngành
thuế Ba là nhân tố thuộc người nộp thuế: mức độ nhận biết pháp luật thuế, nghề
nghiệp và nơi làm việc, …
Dữ liệu dùng trong phân tích là thông tin được thu thập qua điều tra trực tiếp người nộp thuế thuộc nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Số liệu minh họa tổng thu thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng được thu thập từ năm 2009, năm đầu tiên áp dụng thuế thu nhập cá nhân, đến năm 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lược khảo công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về rủi
ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, đề tài xây dựng bảng câu hỏi bán cấu trúc (semi-structured questionaire) để phỏng vấn chuyên gia gồm: cán bộ thuế lâu năm và nhà nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân Từ đó, đề tài xác định thang
đo (nhân tố tác động đến mức tuân thủ thuế) cùng với những thuộc tính của
Trang 8chúng, rồi thiết kế bảng câu hỏi điều tra với bậc đo Likert Tiếp theo, sử dụng
mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức tuân thủ hay rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân
1.3 Những vấn đề cần nghiên cứu thêm
Như bất kỳ công trình nghiên cứu nào cũng gặp những giới hạn không thể tránh khỏi, công trình này còn một số hạn chế như sau:
Một là biến, thuộc tính của biến và thang đo lường thuộc tính của biến
được hình thành từ lý thuyết và lược khảo công trình nghiên cứu liên quan Với trình độ và khả năng có hạn của tác giả, chắc chắn thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được độ tin cậy của thang đo
Hai là, nghiên cứu này tiến hành khảo sát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh với 10 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và hơn 200 phiếu điều tra, như vậy kết quả phân tích có thể chưa đại diện được cho tổng thể người nộp thuế
Ba là, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân Một số yếu tố khác sẽ không xem xét đến, nên có thể chưa phản ánh toàn diện, sâu sắc mọi khía cạnh tác động đến rủi
ro tuân thủ thuế Đề tài cũng chưa nghiên cứu nghiên cứu cấu phần của rủi ro tuân thủ và độ lớn của rủi ro Sau khi thực hiện thành công đề tài này, Tác giả
sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu những khía cạnh này
1.4 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cho những người làm công tác quản lý thuế, các nhà làm chính sách như sau
Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp những nhà làm chính sách
nắm rõ hơn nữa về các yếu tố chính tác động đến rủi ro tuân thủ thuế Điều này
sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách hữu hiệu hơn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của công dân Việt Nam
Trang 9Hai là, kết quả nghiên cứu giúp cho cán bộ thuế hiểu rõ hơn tâm lý và
hành vi của người nộp thuế từ đó có thể thực hiện công tác quản lý tốt hơn, giảm thất thu ngân sách cho nhà nước
Ba là, số thu thuế thu nhập cá nhân có tốc độ tăng nhanh nhất trong hệ
thống thuế, đồng thời số thu thuế thu nhập cá nhân của thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước Do đó, động viên hợp lý tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại đây sẽ góp phần quan trọng vào số thu thuế thu nhập cá nhân nói riêng và tổng thu thuế cả nước
1.5 Kết cấu của công trình nghiên cứu
Công trình bao gồm năm chương dưới đây
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Khung phân tích rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân
Chương 3: Thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chính Minh giai đoạn 2009 đến 2013
Chương 4: Thiết kế và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trang 10
Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH RỦI
RO TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1 Đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân
2.1.1 Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh Cơ sở tính của thuế này dựa vào thu nhập trong nước và ngoài nước của người cư trú hoặc thu nhập phát sinh nội địa của người không cư trú Đây là một loại thuế phổ biến và giữ vị trí quan trọng bậc nhất cả về số thu lẫn tác động kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới bởi nó liên quan trực tiếp đến con người So với các loại thuế khác, thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau đây
Nghĩa vụ thuế được xác định và trích xuất ngay khi phát sinh thu nhập
nên ít gây biến dạng (distortion) trên thị trường hàng hóa thông thường do, nhưng ảnh hưởng đến nghỉ ngơi và cung, cầu lao động Giả sử đơn giá lương cho một giờ làm việc là 100.000 đồng Thuế suất bình quân của thuế thu nhập
cá nhân là 20% Như vậy, tiền lương sau thuế là 80.000 đồng Đây là chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi Nếu thuế suất bình quân của thuế thu nhập lên đến 40% thì chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi rẻ đi sẽ thúc đẩy người lao động tiêu thụ mặt hàng nghỉ ngơi nhiều thêm Điều này làm giảm cung lao động trên thị trường lao động, và có thể tác động lên mức đơn giá lương cân bằng trên thị trường này
Thuế thu nhập cá nhân sử dụng hệ thống thuế suất lũy tiến (từng phần) nhằm gia tăng điều tiết những đồng thu nhập bậc cao, hướng đến phân
phối gánh nặng thuế hợp lý hơn Hầu hết các quốc gia đều sử dụng thuế suất lũy tiến trong thuế thu nhập cá nhân do vận dụng quy luật độ hữu dụng biên (của thu nhập) giảm dần Thậm chí, Mỹ còn sử dụng cả thuế suất lũy tiến trong thuế thu nhập công ty Thuế suất lũy tiến là thuế suất ngày càng cao hơn đối với những phần thu nhập gia tăng
Trang 11Thuế thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập của con người thực (human being) chứ không phải thực thể pháp lý (legal entity) nên độ “chệch” không
đáng kể và rất khó chuyển (shifting) Các sắc thuế hàng hóa, dịch vụ điều tiết thu nhập của cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất tùy vào hệ số co giãn cầu theo giá Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng lên người có vốn (capitalist), người lao động (labourers) và người có quyền sử dụng đất (landlords) tùy theo cung-cầu vốn, cung-cầu lao động và cung-cầu quyền sử dụng đất
Do minh bạch, ít bị chệch trong điều tiết thu nhập và tính đến gia cảnh nên thuế thu nhập cá nhân được xem có tính công bằng Đây là một trong những đặc điểm khiến thuế thu nhập cá nhân trở thành cột trụ của hệ thống thuế ở các quốc gia
2.1.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Nhìn chung, hệ thống thuế ở các quốc gia đặt trên ba cơ sở thuế chính: giá trị tiêu dùng, thu nhập và giá trị tài sản cá nhân (bất động sản) Từ đó mỗi nhà nước đều xây dựng ba nhóm thuế: nhóm thuế dựa trên nền tảng tiêu dùng gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu; nhóm thuế dựa trên nền tảng thu nhập gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập
cá nhân; và nhóm thuế dựa trên nền tảng giá trị bất động sản cá nhân (thuế tài sản) Mỗi nhóm thuế, loại thuế đều có vai trò riêng Thuế thu nhập cá nhân đóng những vai trò cơ bản như sau
Tạo ra số thu lớn
Bằng chứng thực tế ở các đất nước phát triển hay đang phát triển cho thấy đây là loại thuế mang lại số thu lớn, thậm chí lớn nhất, của hệ thống thuế Bảng 2.1 dưới đây cho thấy thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
hệ thống thuế ở quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
Trang 12Bảng 2.1 Cơ cấu thuế các quốc gia OECD
Đơn vị tính: %
(người lao động) ( 6) ( 7) ( 7) ( 9) ( 9) ( 9) (người sử dụng lao động) (10) (14) (13) (14) (14) (15)
6 Thuế tiêu dùng (General
tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thuế, phí và thu ngân sách
Thực thi công bằng xã hội
Không một loại thuế nào khấu trừ gia cảnh của người nộp thuế như thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân dựa trên thu nhập và gia cảnh của mỗi
cá nhân cụ thể, nên nó không chung chung như các loại thuế tiêu dùng hay thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập của thực thể pháp lý phi con người Hai cá nhân có cùng một mức thu nhập chịu thuế, nhưng thu nhập tính thuế có thể khác nhau và nghĩa vụ thuế của từng cá nhân được xác định cụ thể tùy theo gia cảnh của cá nhân đó, nên mức thuế phản ánh được công bằng xã hội
Trang 13Hình thành tinh thần công dân
Trong thuế thu nhập cá nhân, mỗi cá nhân tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về những khai báo thu nhập của mình Cơ quan thuế chỉ kiểm tra tính xác thực của thông tin mà không khai báo thay người nộp thuế Cơ quan thuế chỉ thanh tra hoặc điều tra khi có dấu hiệu gian lận Như vậy, thuế này đòi hỏi tính
tự giác rất cao của người nộp thuế nhằm tránh những phiền toái trong tương lai Qua đấy, thuế thu nhập cá nhân góp phần hình thành tinh thần công dân nếu họ nhận thức được vai trò của mình khi đóng góp một phần thu nhập để tạo ra công trình phúc lợi công cộng Đồng thời, mỗi công dân cũng có quyền đòi hỏi chính phủ giải trình việc sử dụng thuế do họ đóng góp
2.2 Rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân
2.2.1 Rủi ro tuân thủ thuế
Nói chung, rủi ro được hiểu là những nhân tố hay sự cố có thể xảy ra và làm thay đổi mục tiêu hoặc gây ra độ lệch giữa kết quả thực tế với kết quả kỳ vọng Rủi ro có hai thuộc tính đồng thời đó là khả năng xảy ra và tính gây hại Nếu bất kỳ nhân tố hay sự cố nào thiếu một thuộc tính thì không được xem là rủi ro
Rủi ro tuân thủ thuế có thể được xem xét từ những góc độ: (1) nguồn gốc hay nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ, (2) nội dung hay cấu phần của sự cố tuân thủ, và (3) mức độ hay độ lớn của sai lệch giữa thực tế và kỳ vọng
Nhìn từ góc độ nguồn gốc, rủi ro tuân thủ thuế là những nhân tố có thể
xảy ra và khiến hành vi của người nộp thuế không đúng quy định của pháp luật, tức là có độ lệch giữa mức tuân thủ thực tế với kỳ vọng Mức tuân thủ càng cao thì rủi ro tuân thủ càng thấp Những nhân tố này là đối tượng nghiên cứu của công trình Chúng sẽ được nhận diện, định lượng và kiểm định ở phần tiếp theo
Trong khuôn khổ đề tài, rủi ro tuân thủ và mức tuân thủ cùng một nội dung
nhưng ngược dấu nên đôi khi được sử dụng thay thế nhau tùy bối cảnh
Trang 14Nhìn từ góc độ nội dung, rủi ro tuân thủ thuế bao gồm bốn nhóm ứng với
bốn khâu của quá trình tuân thủ thuế: rủi ro khâu đăng ký thuế, rủi ro khâu khai báo thuế, rủi ro khâu điều chỉnh khai báo và rủi ro khâu nộp thuế Ngoài ra, rủi
ro tuân thủ thuế còn bao gồm sự cố gây hại có thể phát sinh trong việc giữ sổ sách chứng từ, hạch toán theo chuẩn mực và chấp hành quyết định của cơ quan thuế
Nhìn từ khía cạnh mức độ, rủi ro tuân thủ thuế được thể hiện bằng biên
độ dao động tuyệt đối hoặc tương đối giữa kết quả thực tế với kết quả kỳ vọng Chẳng hạn, cơ quan thuế tại một địa phương năm vừa qua xây dựng kế hoạch thu 200 đơn vị tiền nhưng thực tế cả năm chỉ thu được 188 đơn vị tiền Như vậy, sai lệch là 12 đơn vị tiền hay 6% Sang năm nay, nếu tỷ lệ sai lệch là 8% thì chứng tỏ rủi ro tuân thủ năm nay cao hơn năm vừa qua Độ lớn của rủi ro cũng
có thể được đo bằng tích số giữa xác xuất xảy ra sự cố và mức tổn hại Ví dụ,
cơ quan thuế ước tính xác xuất xảy ra sự cố kê khai sai thu nhập chịu thuế là 6/10 và mức tổn thất khi sự cố xảy ra là 8/10, vậy độ lớn của rủi ro kê khai là 4,8/10 hoặc 48/100
Ngược với tuân thủ là không tuân thủ thuế Không tuân thủ thuế được hiểu đơn giản là tình trạng không đáp ứng những quy định về nghĩa vụ thuế, bất luận vô ý hay cố ý Theo Hasseldine (1999), dù nhiều cơ quan thuế sử dụng những phương pháp, kỹ thuật khác nhau nhằm đo mức độ của các nhân tố tác động đến sự không tuân thủ thuế, nhưng tựu trung có hai nhóm nhân tố lớn là nhóm nhân tố xã hội và nhóm nhân tố cá nhân Đồng thời có một kết luận rằng, tương tự như mức độ tuân thủ thuế, mức không tuân thủ thuế của mỗi người cũng là một dạng phức hợp không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân, mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ những bối cảnh kinh tế - xã hội khác nhau Như vậy, nghiên cứu rủi ro không tuân thủ thuế cũng phải nhận diện và định lượng những nhân tố có thể khiến cá nhân bất tuân thủ thuế Tuy nhiên, đây không phải đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trang 152.2.2 Rủi ro tuân thủ thuế dưới góc độ nhận thức và hành vi
Nhìn từ góc độ nhận thức, rủi ro tuân thủ thuế có thể phụ thuộc vào bốn mức độ nhận thức dưới đây của người nộp thuế
Không biết (ignorance): Người nộp thuế không hề có ý thức về thuế
Vô ý (carelessness): Người nộp thuế biết về thuế nhưng vô tình không
cập nhật quy định của pháp luật thuế
Coi thường (recklessness): Người nộp thuế có ý thức và có biết quy định
của pháp luật thuế nhưng bàng quan với chúng
Cố ý (deliberate): Người nộp thuế nghĩ cách trốn tránh nghĩa vụ thuế
Về phương diện hành vi, rủi ro tuân thủ thuế có thể phụ thuộc vào bốn cấp độ hành vi dưới đây
Tuân thủ hoàn toàn (compliant): Người nộp thuế sẵn lòng tuân thủ mọi
quy định pháp luật về thuế
Cố gắng tuân thủ nhưng thất bại (attempt to comply but fail): Người nộp
thuế tuân thủ nhưng đôi khi có sai sót do hiểu chưa đúng quy định của pháp luật
Không tuân thủ (general non-compliant): Người nộp thuế xem thường
quy định của pháp luật
Vi phạm cố ý (deliberate fraud): Người nộp thuế cố tình thực hiện những
hành vi gian lận thuế
2.3 Lược khảo những công trình nghiên cứu có liên quan
Nhiều công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu chủ đề liên quan đến tuân thủ thuế như: gian lận thuế, đạo đức của người nộp thuế, hành vi và phản ứng của người nộp thuế,… Ở đây chỉ tập trung vào các công trình mà luận văn tham khảo ý tưởng chính
Thứ nhất là công trình nghiên cứu của Allingham và Sandmo mang tên
“Income Tax Evasion: A Theoretical Analysis” vào năm 1972 Đây được xem
là nghiên cứu đầu tiên về mức tuân thủ của người nộp thuế Họ cho rằng trốn
Trang 16thuế phụ thuộc nghịch biến vào nguy cơ bị phát hiện và mức phạt Do đó cơ quan thuế cần sử dụng công cụ truyền thống là kiểm tra thuế và xử phạt
Theo James Andreoni, Brian Erard, Jonathan Feinstein (1988), và James Alm (1999), thì Becker (1968) là người tiên phong khởi xướng phương pháp
luận nghiên cứu kinh tế học về hành vi phạm tội (economics of crime), sau đó
tiếp tục được phát triển bởi Michael G Allingham và Agnar Sandmo (1972) và T.N Srinivasan (1973), thành một mô hình đơn giản về quyết định tuân thủ thuế dựa trên nền hữu dụng kỳ vọng (expected utility) khi chủ ý trốn thuế2
Mô hình có thể tóm tắt như sau Gọi I là thu nhập của một người nộp thuế, t là thuế suất và ID là thu nhập khai báo Số thuế phải nộp là (t×ID) Nếu ID
= I thì người nộp thuế đó đã khai trung thực và nộp thuế (t×I) Nếu không, người đó khai ID < I
Gọi X là thu nhập không khai báo
X = I – ID
Suy ra: ID = I – X
Cơ quan thuế chỉ nhận thông tin về ID nên sử dụng các biện pháp kiểm
tra (audit) và xử phạt để tìm ra I Giả sử xác suất phát hiện ra thu nhập không
khai báo là p (p độc lập với ID) và tỷ lệ phạt là trên X
Nếu gian lận tránh được kiểm tra, thanh tra thuế với xác suất (1 – p) người nộp thuế sẽ tiêu dùng một khoản thu nhập (I – t×ID)
(I – t×ID) = I – t×(I – X) = (1 – t)I + tX, trong đó tX>0
Nếu gian lận bị phát hiện với xác suất p người nộp thuế sẽ tiêu dùng một khoản thu nhập [I – t×ID – (+t)X]
[I – t×ID – (+t)X] = (1 – t)I – X
2 Tax Compliance and Administration, James Alm (1999) và Tax Compliance, James Andreoni, Brian
Erard and Jonathan Feinstein, Journal of Economic Literature, Vol 36, No 2, 1998, pp 818-860
Trang 17Gọi EU là độ thỏa dụng kỳ vọng sinh ra từ thu nhập
EU = (1 – p)u[(1 – t)I + tX] + pu[(1 – t)I – X]
Thứ hai là nghiên cứu của I Ayres và J Braithwaite với tiêu đề
“Responsive Regulation: Transcending the Deregulation Debate” năm 1992
Nội dung chính là tháp tuân thủ (compliance pyramid) và những công cụ của
cơ quan quản lý nhằm khuyến khích người dân tự giác chấp hành pháp quy (self-regulation) mà không cần sự can thiệp bằng sức mạnh pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xây dựng được một chính sách tốt và thích hợp nhằm thúc đẩy tính tự giác tuân thủ Nghiên cứu này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thuế Năm 2001
và 2002 Valerie Braithwaite đã phát triển mô hình của I Ayres và J Braithwaite vào quản lý thuế tại cơ quan thuế Úc với bài nghiên cứu mang tên “A New Approach to Tax Compliance” (xem Hình 2.1)
Hình 2.1 Tháp tuân thủ Nguồn: Valerie Braithwaite (2003)
Sẵn lòng chấp hành quy
định pháp luật
Cố gắng chấp hành nhưng
không luôn thành công
Không muốn, nhưng sẽ chấp
hành nếu cơ quan thuế chú ý
Áp lực giảm dần
Trang 18Thứ ba, công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoài và các tác
giả thuộc Học viện Tài chính năm 2011 có tên “Giám sát tính tuân thủ thuế ở
Việt Nam” Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
Thứ tư, nhóm tác giả Hofmann, Hoelzl, và Kirchler thuộc Khoa Tâm lý
Đại học Vienna, Austria đã công bố nghiên cứu mang tên “Preconditions of Voluntary Tax Compliance: Knowledge and Evaluation of Taxation, Norms, Fairness, and Motivation to Cooperate” Trong đó, các tác giả nhận định về tổng thể người nộp thuế sẵn lòng hợp tác với cơ quan thuế nhưng xét về chi tiết thì mức sẵn lòng nộp thuế (willingness to pay taxes) còn tùy thuộc vào biến số bên ngoài và biến số bên trong Những biến số bên ngoài (external variables) bao gồm thuế suất, thu nhập, xác suất bị phát hiện và mức phạt (severity of fines) Những biến số bên trong có nguồn gốc từ tâm lý người nộp thuế và đóng vai trò
quan trọng tương tự biến số bên ngoài
Các tác giả đã cho thấy những nhân tố sau đây ảnh hưởng đến mức tuân thủ thuế: hiểu biết của người dân về pháp luật thuế, thái độ của họ đối với chính phủ và hệ thống thuế, chuẩn mực cá nhân (personal norm), chuẩn mực và công bằng xã hội, động cơ, chiến lược tạo áp lực tuân thủ của cơ quan quản lý thuế
Thứ năm, công trình nghiên cứu của Keith Walsh mang tên
“Understanding Taxpayer Behaviour” trình bày tại Hội thảo Nghiên cứu và
Phân tích thuế tháng 12 năm 2011 do cơ quan Thuế và Hải quan Ai-len tổ chức
K Walsh đã tổng hợp và phân tích năm nhóm nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro tuân thủ thuế như sau:
Sự làm nản lòng (Deterrence) Tính chặt chẽ và nghiêm minh của pháp
luật, tinh thần mẫn cán và liêm chính của nhân viên thuế và sự trợ giúp hữu hiệu của hệ thống thông tin là ba nhân tố thuộc nhóm thứ nhất khiến người nộp thuế nản lòng trong việc gian lận thuế
Trang 19Chuẩn mực xã hội (Social Norms) Thái độ thượng tôn pháp luật và đề
cao trách nhiệm công dân của cộng đồng xã hội là nhóm nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
Công bằng và niềm tin (Fairness & Trust) Niềm tin của người nộp thuế
vào sự đối xử công bằng trong thực thi nghĩa vụ tài chính đối với đất nước ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ
Cơ hội và sự phức tạp (Opportunity & Complexity) Sự kiểm tra, giám
sát chặt chẽ và phối hợp hiệu quả từ phía cơ quan quản lý thuế và những cơ quan nhà nước có liên quan đối với mọi giao dịch kinh tế của người nộp thuế khiến cho cơ hội gian lận thuế giảm xuống
Kinh tế vĩ mô và vai trò của chính phủ (Macro Economic and Role of Government) Tăng trưởng GDP, công ăn việc làm và hành động cụ thể, hữu
hiệu của chính phủ đối với nền kinh tế có ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế vì người nộp thuế lạc quan vào tương lai cũng như tin rằng chính phủ sử dụng thuế như cộng đồng cư dân mong đợi
2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân
Như đã xác định đối tượng nghiên cứu và qua nghiên cứu những công trình có liên quan đến tuân thủ thuế ở mục 2.3 nói trên, chúng tôi nhận thấy rủi
ro tuân thủ thuế không chỉ phụ thuộc vào bản thân người nộp thuế mà còn chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế-xã hội liên quan Theo Michael G Silverman (2008), trong bối cảnh hiện đại, tuân thủ nói chung không chỉ gói gọn trong việc chấp hành luật, pháp lệnh và quy định mà còn là một quá trình phức hợp liên quan đến hành vi đạo đức, cơ cấu tổ chức, công nghệ và kỹ thuật quản trị rủi
ro3 Hay nói cách khác, để gia tăng tính tuân thủ không chỉ sử dụng biện pháp các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật như kiểm tra thuế và xử phạt, mà còn phải sử dụng nhiều biện pháp mang tính xã hội Do đó, ngoài việc đo mức tuân thủ thuế,
3 Compliance Management for Public, Private, or Nonprofit Organizations, Michael G Silverman,
2008, Introduction
Trang 20cần phải phân tích rõ những nhân tố ảnh hưởng đến mức tuân thủ nhằm giúp cơ quan thuế xây dựng chiến lược ứng xử thích hợp
Dựa vào khung lý thuyết và lược khảo những công trình nghiên cứu liên quan, Tác giả tập hợp và phân các nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức tuân thủ thuế thành năm nhóm: nhân tố kinh tế vĩ mô, nhân tố pháp luật thuế, nhân tố cơ quan thuế, nhân tố người nộp thuế, nhân tố xã hội
2.4.1 Nhân tố kinh tế vĩ mô
Nhóm này gồm những nhân tố cụ thể như: tốc độ tăng trưởng GDP, GDP đầu người, tỷ lệ lạm phát, số lượng chỗ làm mới tăng thêm, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, khối lượng tiền thanh toán qua hệ thống ngân hàng,… Khi kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng thì người nộp thuế có kỳ vọng tương đối tích cực về tương lai, nên có thể sẵn lòng tuân thủ thuế Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền giao dịch qua ngân hàng cũng ảnh hưởng đến tuân thủ vì không thể che dấu được nếu cơ quan thuế điều tra
2.4.2 Nhân tố pháp luật thuế
Chính sách pháp luật thuế đầy đủ và mang tính hệ thống sẽ tạo khả năng
“bịt” những “kẽ hở” trong chính sách giúp ngăn ngừa hành vi vi phạm Hệ thống pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng được xây dựng đồng bộ, minh bạch, tính giải thích cao và hạn chế biệt lệ sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và gia tăng việc làm Điều này sẽ làm tăng thu nhập
cá nhân bền vững, góp phần tích cực vào tuân thủ thuế
Nhóm này gồm các nhân tố: bậc thuế, thuế suất, mức miễn trừ gia cảnh, quy định về phạm vi điều chỉnh (đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng tính thuế), quy định về thủ tục, xử phạt,…
2.4.3 Nhân tố cơ quan quản lý thuế
Nhóm nhân tố này phản ánh năng lực và trình độ quản lý thuế của cơ quan hành thu, cùng với hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ hành thu Đây là nhóm
Trang 21nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức tuân thủ của người nộp thuế Nhóm này gồm những thành tố sau
Tổ chức bộ máy cơ quan thuế từ trung ương xuống đến cơ sở Một bộ máy hành thu hợp lý sẽ vừa mang tính chuyên môn hóa vừa mang tính phối hợp
sẽ giúp kiểm soát thuế tốt hơn, đảm bảo công bằng trong giải quyết tranh chấp thuế, qua đó hoàn thiện được tính tuân thủ
Quy trình nghiệp vụ quản lý thuế Quy trình này gồm một bộ các quy định và hướng dẫn về đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế,… Quy trình nghiệp vụ thuế rõ ràng và ổn định sẽ góp phần làm sáng tỏ chính sách thuế để người nộp thuế dễ tuân thủ hơn
Tính sẵn có và dễ tiếp cận các dịch vụ tư vấn thuế do cơ quan quản lý thuế cung cấp Dịch vụ tư vấn thuế sẽ giúp cơ quan thuế gần người nộp thuế hơn
Năng lực tầm soát của cơ quan thuế thể hiện thông qua các hoạt động thanh tra, khả năng phát hiện gian lận thuế và tính cưỡng chế thông qua những biện pháp và hình phạt do trốn thuế Việc kiểm soát và cưỡng chế thích hợp của
cơ quan thuế trước hết có tác dụng làm nản ý định gian lận của người nộp thuế, sau đó tạo ra tính răn đe đối với trường hợp cố tình vi phạm Tuy nhiên năng lực tầm soát của cơ quan thuế cần trợ giúp rất nhiều từ sự hợp tác toàn diện của cộng đồng nói chung gồm: người dân, cơ quan chức năng ngoài thuế, …
Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ thuế Trình độ chuyên môn của cán bộ thuế gồm: nắm vững nghiệp vụ, sử dụng được công nghệ thông tin, cập nhật văn bản pháp quy về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan, được huấn luyện kỹ năng ứng xử,… Đạo đức của cán bộ thuế được thể hiện qua nhận thức về trách nhiệm đối với công việc, về người nộp thuế và những ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy ra nếu có sai phạm Đạo đức còn thể hiện thông qua tinh thần làm việc của cán bộ thuế Không thể phủ nhận rằng, một phần đạo đức của cán
Trang 22bộ thuế hình thành từ phẩm chất vốn có, phần thứ hai đến từ môi trường làm việc, và phần thứ ba rất quan trọng đến từ tính nghiệp minh của luật pháp
Cơ sở vật chất của ngành thuế Trang thiết bị ngành thuế, đặc biệt là hệ thống thông tin là nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro không tuân thủ, cụ thể giúp sưu tra những giao dịch kinh tế quá khứ của người nộp thuế Cơ
sở vật chất còn đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện công nghệ hành thu vừa góp phần tăng tính tuân thủ vừa làm giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế
Thể chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến quản lý thuế Người nộp thuế là một con người xã hội nên có những giao dịch và quan
hệ ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thuế Vì vậy, thiết lập hệ thống thông tin hữu hiệu giữa cơ quan thuế với hải quan, ngân hàng, kho bạc, cơ quan tài chính,
cơ quan thống kê, cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp,… là một nhân tố không thể thiếu trong việc củng cố tính tuân thủ thuế
2.4.4 Nhân tố người nộp thuế
Người nộp thuế là chủ thể của tính tuân thủ Nhóm này gồm: nhận thức về thuế, đặc thù nghề nghiệp, nhân tố kinh tế, và nhân tố khác
Nhận thức về thuế Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nhận thức và
đánh giá đúng về thuế của công dân là một nhân tố cơ bản tác động đến tuân
thủ thuế (Kirchler và các tác giả, 2008) Vì luật thuế phức tạp do chứa đựng những thuật ngữ có tính khái quát và kỹ thuật cao (McKerchar, 2001), nên không có gì đáng ngạc nhiên nếu người nộp thuế hiểu chưa chính xác các thuật ngữ trong luật thuế (e.g., Roberts, Hite & Bradley, 1994; Schmölders, 1960) và cảm thấy phức tạp khi tuân thủ thuế (Sakurai & Braithwaite, 2003) Bằng chứng thực nghiệm của Niemirowski, Wearing, Baldwin, Leonard & Mobbs (2002) cho thấy nhận thức chưa tốt của công dân về thuế làm nảy sinh sự nghi ngờ đối với quy định thuế và tuân thủ trong “hoài nghi” Một nghiên cứu thực nghiệm khác của Lewis (1978) cho thấy chỉ 11% người được hỏi là biết thuế suất hiện
Trang 23hành của thuế thu nhập cá nhân, và gần như không biết không phân biệt thuế suất tỷ lệ với thuế suất lũy tiến Nghiên cứu của Niemirowski và các tác giả (2002) chỉ ra tương quan dương giữa nhận thức về thuế và mức tuân thủ thuế4
Đặc thù công việc hay nghề nghiệp Người nộp thuế cá nhân làm nhiều công việc (nghề nghiệp) khác nhau Có người thuộc giới văn nghệ sỹ, có người
là công chức, viên chức, có người là doanh nhân, bác sĩ, luật sư, có người hành nghề tự do hay làm công ăn lương,…Thu nhập của mỗi nhóm có thể đến từ nhiều nguồn hoặc một nguồn duy nhất, ổn định hoặc không ổn định Thêm nữa,
có người ghi chép thu nhập cẩn thận và cũng có người chưa quen ghi chép,… Tất cả điều này ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế
Độ lớn của số thuế phải nộp và chi phí tuân thủ sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ Kinh tế học hành vi (behavioural economics) đã cho thấy rủi ro tuân thủ thuế phụ thuộc nhiều vào tâm lý của người nộp thuế đó là mức độ cảm nhận về sự công bằng trong thực thi nghĩa vụ thuế, sự lo sợ rủi ro khi vô tình hay cố
ý vi phạm pháp luật thuế Sự phân tích lợi ích – chi phí của người nộp thuế khi che dấu được một đồng thuế sẽ ảnh hưởng đến mức tuân thủ Nếu người nộp thuế tính hết những chi phí để che dấu một đồng thuế thì có thể họ sẽ không tìm cách trốn thuế Hình 2.2 dưới đây cho thấy quan hệ giữa một đồng thuế trốn được với chi phí Nếu bỏ qua những nhân tố khác, xác suất bị phát hiện cao và mức phạt nặng hơn thì người nộp thuế sẽ ít khai dấu thu nhập
4 Eva Hofmann, Erik Hoelzl, và Kirchler, Preconditions of Voluntary Tax Compliance: Knowledge and Evaluation of Taxation, Norms, Fairness, and Motivation to Cooperate, 2008
Trang 24Giải thích: MB: Lợi ích biên; MC: Chi phí biên; p: Xác suất bị kiểm tra; t: Thuế suất biên; N: Mức phạt biên; I *: thu nhập không khai báo tối ưu
Hình 2.2 Chi phí và lợi ích biên của một đồng thuế trốn được
Nhân tố khác thuộc cá nhân gồm: học vấn, truyền thống gia đình, địa vị
xã hội, tính cách,… cũng khiến mức tuân thủ khác nhau giữa những cá nhân
Phân tích sâu và toàn diện nhân tố người nộp thuế sẽ giúp cơ quan quản
lý thuế xây dựng chiến lược quản lý thuế theo rủi ro thích hợp cho từng nhóm
cá nhân nhằm giảm chi phí hành thu và tăng hiệu lực quản lý
2.4.5 Nhân tố xã hội
Đây là nhóm liên quan đến chuẩn mực xã hội (social norms) Chúng bao gồm những tiêu chuẩn mà xã hội mong muốn về mức tuân thủ thuế Cụ thể là (1) nhận thức của người nộp thuế về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước
và cộng đồng xung quanh, cũng như (2) phán xét của cộng đồng về hành vi không tuân thủ thuế
Gần như mọi người trưởng thành đều biết thuế là một khoản thu bắt buộc của nhà nước, nhưng không phải ai cũng quan tâm đến điều gì xảy ra nếu không thu được thuế Nộp thuế được hiểu là góp một phần thu nhập theo khả năng tài chính để nhà nước tạo ra hàng hóa, dịch vụ công; đồng thời tránh hoặc trốn nghĩa vụ thuế được hiểu là khước từ trách nhiệm đối với cộng đồng Một người
có khả năng tài chính nhưng tìm cách tránh, trốn thuế sẽ giống như người ấy
Thu nhập không khai báo
$
I*
MB = t
MC = p N
Trang 25dùng chung hàng hóa công với những cá nhân khác nhưng cố tình không biết nguồn hình thành
Trong các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, nhận thức của người nộp thuế về trách nhiệm đối với cộng đồng và dư luận xã hội về hành vi
vi phạm pháp luật thuế sẽ khác nhau Nhận thức của người nộp thuế được xem
là tích cực và hợp chuẩn xã hội khi họ tự xem mình là thành viên của cộng đồng
và phải góp sức làm cộng đồng tốt hơn tùy vào khả năng tài chính Nhận thức của người nộp thuế về trách nhiệm cộng đồng và phán xét của xã hội về sự vi phạm thuế cùng tác động hỗ tương và thuận chiều Nhận thức của người nộp thuế về trách nhiệm cộng đồng ngày càng tích cực sẽ làm cho phán xét của xã hội về sự vi phạm thuế nghiêm khắc hơn và ngược lại Cả hai nhân tố đều ảnh hưởng tích cực đến tuân thủ thuế Chuẩn mực xã hội sẽ hình thành nên đạo đức thuế của mỗi cá nhân Xét về mặt đạo đức, tránh thuế là một hành động không được đồng tình
Hình 2.3 Tổng hợp các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế
Kết luận chương 2
Sau khi giới thiệu đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập cá nhân và lược khảo những công trình nghiên cứu liên quan, công trình tập trung vào chủ đề chính là mô tả rủi ro tuân thủ thuế cùng với những nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi Nhìn chung, những nhân tố này không thay đổi nhiều ở mỗi quốc gia Nhưng
Người nộp thuế
Đăng ký thuế
Khai báo
Điều chỉnh khai báo
Nộp thuế
1 Nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô
2 Nhóm nhân tố liên quan đến
chính sách pháp luật về thuế
3 Nhóm nhân tố thuộc cơ quan
Trang 26thuộc tính và mức tác động của chúng lên tuân thủ thuế có thể khác nhau Sự khác biệt ở đây là định lượng mức tác động
Trang 27Chương 3 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2009-2013 3.1 Lược sử thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
3.1.1 Giai đoạn từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 2008
Tiền thân của thuế thu nhập cá nhân ngày nay là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được ban hành bằng Pháp lệnh 50-LCT/HĐNN8 ngày 7 tháng 1 năm 1991 và có hiệu lực kể từ 1 tháng 4 năm 1991 Người nộp thuế gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam Đối tượng chịu thuế được chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên Thu nhập thường xuyên có hình thức: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng có tính chất tiền lương, tiền công từ trên 500.000 đồng/tháng/người đối với người Việt Nam hoặc từ trên 2.400.000 đồng/tháng/người đối với người nước ngoài Thu nhập không thường xuyên có hình thức: tiền hoặc hiện vật của người định cư ở nước ngoài gửi về, thu nhập về chuyển giao công nghệ, thu nhập không thường xuyên khác về thiết kế kỹ thuật xây dựng, về thiết kế công nghiệp và về dịch vụ khác từ trên 1.500.000 đồng /lần; riêng thu nhập trúng thưởng xổ số từ trên 10.000.000 đồng/lần
Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 4 năm 1991 đến trước năm 2009, ngoài thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn hai khoản thu khác cũng điều tiết thu nhập của cá nhân đó là thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập của cá nhân kinh doanh và thuế chuyển quyền sử dụng đất đánh vào giá trị của quyền sử dụng đất mang chuyển nhượng Điều này cho thấy, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là bước đầu để cả người nộp lẫn cơ quan quản lý thuế tập làm quen với thuế thu nhập cá nhân theo thông lệ quốc tế
Kể từ khi áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đến năm
2008, số thu được từ thuế thu nhập cá nhân tăng nhanh tính theo mặt bằng giá hiện hành và chiếm tỷ trọng lớn dần trong tổng thu thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước không kể thu từ dầu thô (gọi tắt là thu từ thuế và phí) Năm
Trang 281991, thuế thu nhập cá nhân đóng góp vào ngân sách nhà nước chỉ là 62 tỷ đồng chiếm 0,63% tổng thu ngân sách từ thuế và phí thì đến năm 2008 con số này lên đến 12940 tỷ đồng và chiếm 3,10% trong tổng thu ngân sách từ thuế và phí
Tuy tỷ trọng chưa cao trong tổng thu thuế, thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao trực tiếp tham gia tái phân phối thu nhập, qua đó góp phần quan trọng trong thực thi công bằng xã hội và nâng cao trách nhiệm tài chính của công dân đối với chính bản thân và cộng đồng
Những điểm yếu nổi bật của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được chi tiết như sau
Thứ nhất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao quy định đối tượng
nộp thuế theo quốc tịch, chứ không dựa trên cơ sở thường trú, tức là quy định đối tượng nộp thuế là người Việt Nam và người nước ngoài theo hướng có lợi cho người nước ngoài bởi mức khởi điểm chịu thuế khác nhau giữa người Việt Nam và người nước ngoài
Thứ hai, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao điều chỉnh thu nhập
của cá nhân không kinh doanh còn thuế thu nhập doanh nghiệp điều chỉnh thu nhập của cá nhân kinh doanh với cơ sở tính thuế và mức thuế khác nhau
Thứ ba, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chia thu nhập chịu
thuế thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên với biểu thuế khác nhau gây ra nhiều khó khăn trong phân biệt
Thứ tư, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao dựa trên cơ sở là thu
nhập chịu thuế mà không phải là thu nhập tính thuế và chưa thực hiện giảm trừ
gia cảnh mà thay bằng quy định mức khởi điểm thu nhập chịu thuế
Thứ năm, tính pháp lý còn yếu vì chỉ được ban hành dưới hình thức pháp
lệnh
Nguyên nhân cơ bản của những điểm yếu nói trên bao gồm:
Trang 29Thứ nhất, nhận thức chung của người dân về trách nhiệm tài chính của
công dân vẫn còn hạn chế Phần lớn người dân cho rằng thuế thu nhập là công cụ điều tiết vào người có thu nhập cao mà không nghĩ rằng toàn dân phải có trách nhiệm tài chính nhằm xây dựng cộng đồng
Thứ hai, phần lớn các khoản thanh toán và chi trả thực hiện bằng tiền
mặt nên cơ quan quản lý thuế khó kiểm soát tổng thu nhập chịu thuế
Thứ ba, phương pháp tự khai, tự nộp chưa được áp dụng một cách rộng
rãi bổ sung cho phương pháp khấu trừ tại nguồn
Thứ tư, chưa có thể chế để cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan hữu quan khác trong công tác quản lý thu nhập cá nhân
Thứ năm, cơ sở hạ tầng thông tin và trình độ quản lý của một bộ phận
cán bộ thuế chưa thích ứng
3.1.2 Giai đoạn từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013
Qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1996, 2001 và 2004, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được chính thức đổi tên thành thuế thu nhập cá nhân và được ban hành bằng Luật số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2009
Giai đoạn 2009 – 2013, thuế thu nhập cá nhân trở thành một trong sáu loại thuế đem về số thu ngân sách nhà nước cao nhất (xem Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Thuế, phí và thu khác của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Thuế, phí và thu khác 2009 2010 2011 2012 2013
1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 112164 148655 196058 213953 222399
5 Thuế thu nhập cá nhân 14318 26276 38469 44970 45772
Trang 30Thuế, phí và thu khác 2009 2010 2011 2012 2013
11 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 260
15 Tiền sử dụng đất và thu từ nhà 39588 51563 54225 46429 40236
Tổng thu thuế, phí và thu khác 458378 576561 709701 735365 785800
Nguồn: Bộ Tài chính/Công khai ngân sách/Số liệu quốc tế
Tuy chưa phải loại thuế đem lại số thu nhiều nhất, nhưng trong năm năm gần đây, tốc độ tăng bình quân của thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2009 – 2013 nhanh nhất trong sáu khoản thuế lớn (xem Hình 3.1) bất chấp năm 2009 có chính sách miễn, giảm thuế của Chính phủ nhằm đối phó suy giảm kinh tế và nửa cuối năm 2013 có điều chỉnh tăng mức miễn trừ gia cảnh hàng tháng từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng cho người kê khai và từ 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng cho người phụ thuộc Điều này chứng tỏ thuế thu nhập cá nhân có tiềm năng mang lại số thu rất lớn trong tương lai nếu cơ quan quản lý thuế thấu hiểu và hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ thích hợp
Bảng 3.2 Tốc độ tăng của sáu loại thuế có số thu lớn nhất gđ 2009 – 2013
6 Xuất-Nhập khẩu và Tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu 4,20%
Nguồn: Bộ Tài chính
3.2 Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2009 – 2013
Năm 2013, số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách tại thành phố
Hồ Chí Minh đạt xấp xỉ 167 nghìn tỉ đồng, bằng 21,21% tổng thu thuế, phí và
Trang 31thu khác của cả nước Tỷ lệ này tăng liên tục từ 16,88% lên 18,14%, 18,50% và 20,41% từ năm 2009 đến 2012 Hình 3.1 mô tả số thu bằng số tuyệt đối với đơn
vị tính là tỉ đồng
Hình 3.1 Số thu từ thuế, phí và thu khác thuộc ngân sách tại Tp.HCM so với
cả nước
Nguồn: Bộ Tài chính và Cục Thuế Tp HCM
Riêng về thuế thu nhập cá nhân, số thu thuế thu nhập cá nhân tại Tp HCM năm 2009 được 5475 tỉ đồng đến năm 2013 là 17346 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 33,4% một năm (xem Hình 3.2) Đồng thời giữ tỷ lệ xấp xỉ 38,0% so với thuế thu nhập cá nhân cả nước
Hình 3.2 Số thu thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước
Nguồn: Bộ Tài chính và Cục Thuế Tp HCM
Trang 32Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách tại thành phố
Hồ Chí Minh luôn cao hơn cả nước (xem Hình 3.3)
Hình 3.3 Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu từ thuế, phí và thu
khác thuộc ngân sách tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước
Nguồn: Bộ Tài chính và Cục Thuế Tp HCM
Tốc độ tăng bình quân hàng năm của thuế thu nhập cá nhân giai đoạn
2009 – 2013 nhanh nhất trong bốn khoản thuế lớn (xem Hình 3.4)
Hình 3.4 Tốc độ tăng bình quân hàng năm của thuế thu nhập cá nhân gđ 2009
– 2013 Nguồn: Cục Thuế Tp HCM
Trang 33Tính đến cuối năm 2013 Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh thông qua cơ quan chức năng là Phòng thuế Thu nhập cá nhân đã quản lý 2.880 cá nhân người nộp thuế, 2.376 tổ chức có người nộp thuế, trong đó có 2128 văn phòng đại diện, 83 tổ chức phi chính phủ, 142 đơn vị hành chính sự nghiệp và 23 nhà thầu
Số thuế nợ tính đến 30/11/2013 là 205 tỷ đồng, trong đó nợ từ tiền lương, tiền công 146 tỷ, nợ từ số thuế truy thu và phạt 52,2 tỷ đồng
Việc chấp hành kê khai và nộp thuế của các cá nhân có thu nhập cao làm việc tại nhiều nơi còn rất hạn chế Hiện nay, việc cá nhân tự giác kê khai thuế, quyết toán thuế chủ yếu do có gắn liền với lợi ích của họ như: hoàn thuế, xác nhận tình trạng thuế, các trường hợp đề nghị xét miễn giảm Việc khai thác số liệu trên ứng dụng PIT vẫn còn gặp một số lỗi như số kê khai và số nộp không
‘bắt tay” được với nhau, phạt nộp chậm trong một số trường hợp vẫn chưa chính xác, dẫn đến nợ đọng, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết hồ sơ quyết tóan nghỉ của cá nhân, giải thể của văn phòng, các hồ sơ kiểm tra
Những rủi ro tuân thủ thuế được ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh thường bao gồm (Cục Thuế TP.HCM, 2013):
Một là, người nộp thuế kê khai không đầy đủ mọi khoản thu nhập chịu thuế Họ thường chỉ kê khai vào tổng thu nhập chịu thuế các khoản thu nhập chính từ tiền lương, tiền công mà không kê khai các khoản thu nhập bằng tiền khác, tiền thưởng hoặc các khoản lợi ích được hưởng như tiền thuê người giúp việc, chi phí chơi golf không kê khai thu nhập nhận ở nước ngoài (đây thường
là các khoản thu nhập chính của người nước ngoài), không kê khai tiền nhà vào thu nhập chịu thuế, không kê khai thu nhập ở nhiều nơi
Hai là, tổ chức có người nộp thuế không kê khai đầy đủ đối tượng nộp thuế, cá nhân có thu nhập phát sinh tại Việt Nam mặc dù không hiện diện tại Việt Nam, sai phạm này thường xảy ra ở các nhà thầu nước ngoài Nhiều tổ chức kê khai sai thuế suất của người nước ngoài: phải khấu trừ 25% thay vì 10% hoặc không khấu trừ thuế của cá nhân lao động vãng lai Vẫn còn tổ chức không
Trang 34tính đúng các khoản thu nhập được trừ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thuế đã nộp tại nước ngoài
Ba là, cá nhân nhận thu nhập thuần (net) nhưng không quy đổi trước khi tính thuế
3.3 Khác biệt cơ bản của thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam so với thông
lệ quốc tế có thể gây rủi ro tuân thủ
So với thông lệ quốc tế được dẫn bởi Stotsky (2009), thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam mang nhiều nét đặc thù có thể ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân như sau
Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam chỉ ghi nhận một đối tượng nộp thuế duy nhất là người cư trú có thu nhập chịu thuế và người không cư trú
có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam, mà không phân thành người độc thân, người có gia đình khai chung hay người có gia đình khai riêng Như vậy, cặp vợ chồng tại Việt Nam buộc phải khai riêng rẽ chứ không được chọn cách khai chung
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam chỉ thừa nhận một khoản giảm trừ gia cảnh phổ thông và chỉ được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công Những người nộp thuế có hoàn cảnh đặc biệt (góa vợ hoặc chồng, khuyết tật, cao tuổi…) không được khấu trừ thêm một khoản nào khác
Thứ ba, lợi tức từ tiền gửi tiết kiệm tại những tổ chức tài chính trung gian chính thức được tạm miễn thuế khiến người nộp thuế có thể tránh thuế bằng cách gửi tiết kiệm thay vì góp vốn kinh doanh
Thứ tư, sử dụng cách tính thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công; sử dụng thuế suất toàn phần đối với các khoản thu nhập chịu thuế còn lại Như vậy, những người có thu nhập từ đầu tư
20 triệu đồng hay 20 tỷ đồng đều chịu cùng một thuế suất Tương tự đối với các khoản thu nhập chịu thuế từ kinh doanh bất động sản, thừa kế, quà tặng…
Trang 35Chương 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TUÂN THỦ THUẾ
Như đã nêu tại mục 2.2.1 chương 2, rủi ro tuân thủ và mức tuân thủ có quan hệ ngược chiều Tuân thủ càng tốt thì độ lệch giữa hành vi thực tế với hành
vi kỳ vọng càng thấp, tức là rủi ro tuân thủ càng thấp Rủi ro tuân thủ có thể được xem xét từ ba khía cạnh: nhân tố (nguồn gốc), nội dung (cấu phần) và độ lớn Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đã xác định là nhân tố ảnh hưởng đến mức tuân thủ (hay rủi ro tuân thủ) mà không phải nội dung hay độ lớn rủi ro tuân thủ Vì thế đề tài sẽ thiết kế nghiên cứu từ khía cạnh nhân tố hay nguồn gốc gây rủi ro tuân thủ thuế
4.1 Quy trình nghiên cứu và mô tả mẫu nghiên cứu
4.1.1 Quy trình nghiên cứu
Phân tích rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân từ góc độ nguồn
(resource-risk-driver) hướng đến hai mục tiêu Một là, xác định rõ mức ảnh
hưởng của các nhân tố đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân Hai là, đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy người nộp thuế tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tốt hơn Nhằm đạt hai mục tiêu này, Công trình được xây dựng theo quy trình được mô tả qua sơ đồ Hình 4.1
Trang 364.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
để đạt được cỡ mẫu 200 quan sát sau khi đã loại bỏ các mẫu không đạt yêu cầu về thông tin hoặc chất lượng thấp, tác giả quyết định sử dụng 230 bảng câu hỏi
và gởi đến 230 người nộp thuế với nghề nghiệp khác nhau Phần lớn người được khảo sát đều có thâm niên làm việc từ 5 năm trở lên và có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên Hơn 25% cá nhân trong mẫu giữ vị trí từ cấp trưởng phòng trở lên (xem Phụ lục 1)
Xác định khái niệm nghiên cứu
Tìm khung lý thuyết và lược khảo
công trình nghiên cứu liên quan
Phỏng vấn chuyên gia
Xây dựng thang đo Điều tra và thu thập dữ liệu
Đánh giá thang đo
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Điều chỉnh giả thuyết
Kiểm định giả thuyết Thảo luận kết quả nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu
Trang 37Thiết kế chọn mẫu
Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất để thực hiện việc nghiên cứu trong đề tài: lấy mẫu thuận tiện
4.2 Xây dựng thang đo và giả thuyết
4.2.1 Xây dựng thang đo
Từ những công trình nghiên cứu nêu trên và tham khảo thêm mô hình Fischer về tuân thủ thuế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc mười chuyên gia (luật sư, nhà nghiên cứu, giảng viên
và cán bộ lãnh đạo cơ quan thuế) về thuế thu nhập cá nhân nhằm xác định nhóm nhân tố có thể tác động đến rủi ro tuân thủ thuế Từ đó, chúng tôi xác định được sáu nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế gồm: (1) đặc điểm nghề nghiệp (mã hóa là JOB), (2) nơi làm việc (COM), (3) môi trường xã hội (SOS), (4) môi trường kinh tế (ECO), (5) hệ thống chính sách thuế (SES), và (6) nhận thức và
tâm lý (KNO) Trong số sáu nhóm này, nhóm đặc điểm nghề nghiệp và nhóm
nơi làm việc được hình thành từ ý kiến chuyên gia và tham khảo Thanh Hoài và
cộng sự (2011) Mỗi nhân tố được mô tả chi tiết thông qua những thuộc tính định lượng được bằng bậc đo Likert Độ tin cậy của hệ thống thang đo được thể hiện qua hệ số Cronbach's Alpha
Chi tiết từng thang đo được mô tả dưới đây
Đặc điểm nghề nghiệp
Nhân tố đặc điểm Nghề nghiệp của người nộp thuế được thể hiện qua ba
biến quan sát: (1) công việc phức tạp, (2) công việc công chúng biết đến, (3) Công việc có nhiều nguồn thu nhập, (4) hành nghề tự do Nhân tố này được mã hóa bằng ký hiệu JOB
Cơ quan, doanh nghiệp, nơi người nộp thuế làm việc
Nhân tố nơi làm việc của người nộp thuế được đo lường bằng năm biến
quan sát: (1) làm việc khu vực nhà nước, (2) làm việc trong cơ quan lớn, doanh nghiệp lớn, có danh tiếng, (3) văn hóa doanh nghiệp, (4) mức độ chấp hành thuế
Trang 38trong doanh nghiệp, (5) tình hình tài chính của cơ quan Nhân tố này được mã hóa bằng ký hiệu COM
Môi trường xã hội
Nhân tố Môi trường xã hội được đo lường bằng bốn biến quan sát: (1)
chỉ trích của cộng đồng về gian lận thuế, (2) địa vị xã hội của người nộp thuế, (3) độ tuổi, (4) giới tính Nhân tố này được mã hóa bằng ký hiệu SOS
Môi trường kinh tế
Nhân tố Môi trường kinh tế được đo lường bằng bốn biến quan sát: (1)
nhận thu nhập qua ngân hàng, (2) tình hình nền kinh tế chung, (3) hội nhập kinh
tế quốc tế, (4) chi phí tuân thủ thuế Nhân tố này được mã hóa bằng ký hiệu ECO
Hệ thống chính sách thuế
Nhân tố hệ thống chính sách thuế được đo lường qua bảy biến quan sát:
(1) thuế suất, (2) sự phức tạp trong hệ thống thuế, (3) sự khuyến khích tuân thủ của cơ quan thuế, (4) biện pháp ngăn cản của cơ quan thuế, (5) hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, (6) thủ tục hành chính, (7) hình thức và mức độ xử phạt Nhân tố này được mã hóa bằng ký hiệu SES
Nhận thức và tâm lý
Nhận thức và tâm lý được đo lường qua bốn biến quan sát: (1) nhận thức
về thuế, (2) sự thông hiểu của người nộp về tác dụng của thuế, (3) thói quen của người nộp thuế, (4) hiểu biết về các chương trình phúc lợi từ thuế Nhân tố này được mã hóa bằng ký hiệu KNO
Nghiên cứu định lượng gồm ba phần chính: (1) xây dựng thang đo (thiết
kế bảng câu hỏi và cấp độ trả lời theo Likert); (2) đánh giá độ tin cậy của thang đo; (3) kiểm định giả thuyết Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, Tác giả thiết kế bảng câu hỏi định lượng, tiến hành đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố và thuộc tính của nó Bậc đo Likert được chọn gồm năm mức độ:
Trang 39từ 1 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn không đồng ý, đến 5 điểm - thể hiện mức
độ hoàn toàn đồng ý Tác giả đã soạn và gửi hơn 230 phiếu điều tra câu hỏi thăm
dò ý kiến tới người nộp thuế thuộc những thành phần điển hình Rồi phiếu điều tra được thu lại, xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS để định lượng các nhân
tố ảnh hưởng đến mức tuân thủ thuế
4.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Mô hình nghiên cứu lý thuyết được thể hiện lại như hình 4.2
Hình 4.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
Phương trình nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế có dạng tổng quát như sau:
TC =β0 + β1*JOB + β2*COM + β3*SOS + β4*ECO + β5*SES + β6*KNO Trong đó:
TC: Nhân tố phụ thuộc thể hiện mức tuân thủ thuế của cá nhân Mức tuân thủ càng cao thì rủi ro tuân thủ càng thấp
Đặc điểm nghề
nghiệp
Môi trường xã hội
Môi trường kinh tế
Chính sách thuế
Nhận thức và tâm lý
Tuân thủ thuế
Nơi làm việc
Nhân tố ảnh hưởng thuyết Giả
Nhân tố phụ thuộc
Trang 40JOB, COM, SOS, ECO, SES, KNO: lần lượt là những nhân tố độc lập: đặc điểm nghề nghiệp, nơi làm việc, môi trường xã hội, môi trường kinh tế, hệ thống chính sách thuế, nhận thức và tâm lý
β0: hệ số tự do, thể hiện giá trị trung bình của TC khi các nhân tố độc lập trong mô hình bằng 0
βi (i=1,6): Hệ số hồi quy của những nhân tố độc lập tương ứng JOB, COM, SOS, ECO, SES, KNO
Trên nền tảng về các lý thuyết có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, cùng với kết quả đạt được ở các nghiên cứu định lượng khác đã thực hiện, nghiên cứu này được thực hiện với những kỳ vọng tại Bảng 4.1
Bảng 4.1 Kỳ vọng mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến mức tuân thủ
thuế thu nhập cá nhân
Theo đó, hệ thống các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau
- Giả thuyết H01 : Đặc điểm nghề nghiệp tác động dương đến mức