Thị trường lao động là một loại thị trường đặc biệt thị trường mua bán sức lao động. Ở Việt Nam, thị trường lao động đang tồn tại rất nhiều những bất cập: Cung không gặp cầu, nhân lực yếu kém. Bài viết cung cấp nhưng góc nhìn khái quát nhất về thị trường lao động việt nam.
Trang 1Mục lục
Lời mở đầu 2
Chương 1: Cơ sở lý luận 3
1 Khái niệm thị trường lao động 3
2 Bản chất của thị trường lao động 4
3 Những đặc trưng hoạt động của thị trường lao động 8
Chương 2: Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay 11
1 Bối cảnh xã hội 11
2 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay 11
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp 13
1 Nguyên nhân 13
2 Giải pháp 13
Kết luận 15
Trang 2Lời mở đầu Kinh tế càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì nhu cầu về lao động ngày càng tăng lên Nếu trước đây, nhu cầu nhân lực chất lượng cao còn ít thì ngày nay, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao đang ngày càng tăng lên Tuy nhiên
có một thực tế đáng buồn là nhân lực của nước ta đang trong tình trang vừa thừa lại vừa thiếu Ngồn lao động phổ thông chưa qua đào tạo của nước ta vô cùng dồi dào tuy nhiên nhu cầu đối với nguồn nhân lực này lại không lớn, còn nhu cầu về nhân lực trình độ cao rất lớn thì nước ta lại thiếu rất nhiều Điều này đã gây nên rất nhiều phiền toái cũng như sự thất thoát không hề nhỏ cho nền kinh tế quốc dân Chính vì lẽ đó, em đã làm bài tiểu luận với chủ đề: “Phân tích thị trường lao động Việt Nam” với mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề nổi cộm của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay Bài tiểu luận gồm có 3 phần:
- Phần 1: Cơ sở lý luận
- Phần 2: Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay
- Phần 3: Nguyên nhân và giải pháp
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng trong quá trình làm bài tiểu luận này cũng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý và chỉnh sửa của thầy giáo đề bài tiểu luận được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận
1 Khái niệm thị trường lao động
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm của cac nhà khoa học xung quanh vấn
đề khái niệm thị trường lao động:
- Theo Adam Smith, thị trường lao động là không gian trao đổi dịch vụ lao động (hàng hóa sức lao động) giữa một bên là người mua sức lao động (chủ
sử dụng lao động) và người bán sức lao động (người lao động).Với định nghĩa về thị trường lao động này, chúng ta có thể thấy rằng, Adam Smith chú trọng đến đối tượng trao đổi trên thị trường là dịch vụ lao động mà không hề đề cập đến người lao động
- Theo Từ điển kinh tế MIT, thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động tác động qua lại với nhau Từ định nghĩa này chúng ta thấy rằng, quan hệ cung-cầu của thị trường được nhấn mạnh như ở bất kỳ một thị trường nào khác của nền kinh tế
- Theo tài liệu tại văn kiện Đại hội IX của Đảng, thị trường lao động là: "Thị trường mua bán các dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua bán sức lao động, trong một phạm vi nhất định Ở nước ta, hàng hóa sức lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân, các doanh nghiệp tư bản nhà nước, các doanh nghiệp tiểu chủ, và trong các hộ gia đình neo đơn thuê mướn, người làm dịch vụ trong nhà Trong các trường hợp đó có người
đi thuê, có người làm thuê, có giá cả sức lao động dưới hình thức tiền lương, tiền công Với cách định nghĩa này, thì thị trường lao động đã bị bó hẹp lại trong một vài thành phần kinh tế mà thôi Và điều này đã đẩy những quan hệ lao động trong khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tập thể và quan hệ lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp đã bị đặt ra ngoài các quy luật của thị trường Điều này đã khiến những lao động trong các thành phần kinh
Trang 4tế này bị đặt ngoài những quy luật của thị trường, điều đó đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý và sử dụng lao động
Mặc dù còn rất nhiều tranh cãi về khái niệm thị trường lao động, xong trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng ta sẽ sử dụng khái niệm thị trường lao động sau:
“Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ
xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá
cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.”
Với việc sử dụng định nghĩa về thị trường lao động này, việc phân tích và làm rõ bản chất của thị trường sẽ trở nên dễ hiểu và trở nên dễ dàng cho người đọc
2 Bản chất của thị trường lao động
Nhắc đến nền kinh tế thị trường, là việc nhắc đến nền kinh tế hàng hóa, một thị trường với sự giao dịch của hàng hóa Sức lao động cũng không phải là ngoại lệ Trong thị trường này, sức lao động cũng là một loại hàng hóa, chính vì thế, nó cũng được mua-bán, cũng có giá cả , giá trị và giá trị
sử dụng như bất kỳ một loại hàng hóa khác Tuy nhiên, hàng hóa sức lao động lại là một loại hàng hóa đặc biệt, nó không đơn thuần như các hàng hóa thông thường khác mà chúng ta hay sử dụng Bởi lẽ, khi mua và bán giá trị của hàng hóa được thanh toán, còn giá trị sử dụng được trưng tập, mặt hàng đó được chuyển thành sở hữu của người mua Tuy hiên đối với hàng hóa sức lao động thì đối tượng mua và bán không phải là sức lao động mà chính là lao động Tuy nhiên, lao động là một quá trình và nó
Trang 5không thể là đối tượng của mua và bán Lao động được chuyển đến và trung tập cho người mua, để từ đó chiếm hữu về mình những kết quả cụ thể quá trình lao động tạo ra
Giá trị của sức lao động, do sức lao động của người lao động tạo sẽ phải lớn hơn giá trị sức lao động mà người lao động bỏ tiền ra mua, nếu không sẽ chẳng có một
ai quan tâm và mua nó Theo C.Mac, giá trị sử dụng của sức lai động là ở chỗ nó
có khả năng tạo ra giá trị thặng dư và lợi nhuận từ nguồn vốn đầu tư của những nhà
tư bản Tuy nhiên, không phải trong mọi xã hội, sức lao động đã trở thành hàng hóa Để hàng hóa trở thành sức lao động, cần có ba điều kiện tiên quyết sau đây:
- Người lao động bị mất công cụ để sản xuất và phương tiện tồn tại
- Người lao động phải được tự do về mặt pháp lý, có khả năng hoàn toàn làm chủ sức lao động của mình
- Trên thị trường có người nắm giữ tư liệu sản xuất, đồng thời có khả năng mua sức lao động
Ba điều kiện này giúp chúng ta hiểu được rằng, vì sao mà trong nhiều xã hội trước, sức lao động không thể trở thành hàng hóa bởi trong các xã hội đó, ba điều kiện trên không được đáp ứng và nó đã làm cho sức lao động chưa thể trở thành một thứ hàng hóa được mua bán trên thị trường
Cùng với sự thay đổi căn bản của thị trường, các nhà làm luật đã phải sửa đổi những đạoluật của mình cho phù hợp với sự thay đổi đó Cùng với sự phát triển của Luật Lao động, người lao động là người chủ sở hữu sức lao động đã nhận được
sự đảm bảo về mặt pháp lý nhiều hơn trong quá trình đàm phán với người thuê lao động về điều kiện thuê mướn Ký kết hợp đồng thuê mướn cho phép người làm thuê được tiếp cận tư liệu sản xuất, sức lao động được hoạt động, có nghĩa là quá
Trang 6trình lao động được bắt đầu Thêm vào đó, người lao động hoàn toàn không mất quyền sở hữu sức lao động của mình, bao gồm quyền nắm giữ, làm chủ và quyền
sử dụng.Theo các điều kiện của hợp đồng thì người lao động chỉ chuyển quyền sử dụng sức lao động của mình trong thời gian mà quá trình lao động diễn ra
Trong thế kỷ XVIII-XIX, người lao động làm thuê không được pháp luật bảo vệ nên phải làm việc 12- 14 giờ trong một ngày, và quyền sở hữu sức lao động của mình cũng chỉ là hình thức Thực tế, người lao động phải làm việc hết sức mình trong suất thời gian lao động, về cơ bản sức lao động của anh ta bị người chủ chiếm đoạt Người lao động chỉ được hưởng một phần rất nhỏ thành quả lao động
do mình làm ra (tương đương bằng tiền) để tái sản xuất sức lao động của mình
Người lao động có nhiều thời gian rỗi để tái tạo khả năng lao động của mình Trong những điều kiện đó sở hữu sức lao động đã tìm được những đặc điểm thực
sự Người lao động thực tế chỉ chuyển quyền sử dụng sức lao động của mình trong một thời gian xác định Nhưng cũng từ đó, người sử dụng lao động bắt đầu quan tâm tới hiệu quả sử dụng sức lao động, hiệu lực của hợp đồng cá nhân và thoả ước tập thể Tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng những khát vọng mới, ảnh hưởng của thời trang đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải thường xuyên hoàn thiện sản xuất, tạo
ra những mẫu mã sản phẩm mới, từ đó họ chú ý tới việc đưa ra những yêu sách ngày càng tăng với sức lao động mà mình đã thuê mướn Nhưng không phải tất cả mọi người lao động đều có khả năng nắm bắt những kỹ thuật mới phức tạp để thoả mãn những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại cũng như mong muốn ngày càng tăng của giới chủ Vì vậy, người thuê lao động có khuynh hướng sa thải một bộ phận sức lao động không phù hợp, hợp đồng lao động với người làm thuê ngày càng được làm đơn giản hơn, trong thời hạn ngắn hơn Tất cả những điều đó dẫn đến sự phân định ranh giới rõ ràng hơn về quyền sở hữu sức lao động giữa người lao động
và người sử dụng lao động trong quá trình lao động, mặc dù quyền này không
Trang 7được ấn định trong văn bản của hợp đồng Người lao động vẫn là người nắm giữ sức lao động của mình, còn quyền làm chủ từng phần và sử dụng nó được chuyển cho người thuê lao động trong quá trình lao động
- Chúng ta có thể nhận định được rằng những yếu tố cơ bản của thị trường lao động là: cầu sức lao động; cung sức lao đọng; giá cả sức lao động (tiền lương); cạnh tranh trên thị trường lao động và cơ sở hạ tầng của thị trường lao động Một câu hỏi đặt ra là tại sao đó lại là những yếu tố lại ảnh hưởng đến thị trường lao động? Bởi lẽ sức lao động cũng là hàng hóa, chính vì thế
nó cũng chịu các quy luật kinh tế của thị trường như bất kì các loại hàng hóa khác
Vậy thì một câu hỏi khác đó chính là thị trường lao động có những chủ thể nào và những chủ thể đó có đặc điểm gì?
- Thị trường lao động bao gồm những chủ thể sau: những người thuê lao động (người mua) và đại diện của họ; những người làm thuê (người bán) và đại diện của họ; nhà nước và các đại diện của mình; các tổ chức môi giới trung gian
- Trong các nền kinh tế thị trường mà một phần đáng kể các xí nghiệp và các
tổ chức là nhà nước (những xí nghiệp và các tổ chức này thuộc sở hữu nhà nước), nhà nước trong trường hợp này tham gia như người thuê lao động Nhưng vấn đề quan trọng là nhà nước tham gia như một công cụ quan trọng
để điều tiết thị trường lao động, xác định luật chơi cho tất cả các chủ thể tham trên thị trường này
Tất cả những lao động làm thuê khi gặp bối cảnh thuận lợi đều sẵn sàng thay đổi chỗ làm việc Ngược lại, những người thuê lao động thì chỉ lựa chọn cho mình
Trang 8những người làm thuê xuất sắc trong số những người đang làm việc, chứ không phải những người thất nghiệp
3 Những đặc trưng hoạt động của thị trường lao động
Cũng giống như các thị trường khác, thị trường hàng hóa sức lao động cũng chịu tác động rất lớn cảu các quy luật kinh tế Thông qua việc phân tích quan hệ Cung – Cầu, chúng ta sẽ tìm hiểu được những đặc trưng cơ bản của thị trường này Tuy nhiên, hoạt động của thị trường lao động có nhiều đặc biệt, khác với các thị trường khác bởi nó gắn với tính chât và những đặc thù của quá trình tái sản xuất sức lao động
Thị trường sức lao động có cá đặc trưng tiêu biểu sau đây:
- Không tách rời quyền sở hữu hàng hóa - sức lao động khỏi sở hữu chủ Trên thị trường lao động, người mua chỉ có quyền sử dụng và làm chủ từng phần khả năng lao động - sức lao động, mà hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định Nhưng người mua không đơn giản là mua sức lao động như những loại hàng hóa khác, mà có quan hệ với người có những quyền hạn nhất đỉnh như một cá nhân tự
do, mà anh ta phải tuân thủ Nếu vi phạm những quyền hạn đó người mua phải chịu trách nhiệm pháp lý và có thể có những tổn thất về kinh tế Người mua sức lao động, chính xác hơn, được gọi là người thuê lao động (người sử dụng lao động);
- Có trách nhiệm phối hợp hành động tương đối dài với nhau giữa người bán
và người mua nếu so sánh với thị trường hàng hóa, lương thực và thực phẩm Đó là mối quan hệ tương hỗ hai bên và đóng một vai trò không ít quan trọng trong khả năng cạnh tranh của công ty Người lao động, như một cá thể, có thể tự kiểm soát chất lượng công việc của mình với những nỗ lực khác nhau, thể hiện mức độ trung thực khác nhau với công ty đã thuê họ Người thuê phải tính đến những yếu tố đó
để quản lý sản xuất, nghĩa là phải xây dựng một cơ chế đãi ngộ, kích thích, tạo
Trang 9động lực đối với người lao động một cách phù hợp như: điều kiện làm việc, tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi xã hội khác
- Chất lượng lao động ở từng người lao động có khác nhau theo giới tính, tuổi tác, thể lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác, động lực làm việc v.v… Vì vậy, mức độ cá thể hóa cao khi ký kết giao kèo, gắn với trình độ chuyên môn khác nhau của sức lao động, sự đa dạng của công nghệ và tổ chức lao động, nên việc đánh giá chất lượng lao động khi tuyển dụng, trả công phù hợp cho từng người gặp nhiều khó khăn và phức tạp;
- Nhiều điểm độc đáo trong trao đổi sức lao động so với trao đổi hàng hóa vật chất Quá trình trao đổi sức lao động so với trao đổi hàng hóa vật chất được bắt đầu trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa - quyền sử dụng khả năng lao động được chuyển sang người mua theo những gì đã được ấn định trong hợp đồng hay thoả ước tập thể Quá trình trao đổi được tiếp tục trong sản xuất dưới hình thức trao đổi sức lao động đang hoạt động, lao động thực tế thành lương danh nghĩa và kết thúc trong lĩnh vực lưu thông của cải vật chất, có nghĩa là trên thị trường hàng hóa và dịch vụ được trao đổi lương danh nghĩa thành phương tiện sống Việc trao đổi hàng hóa vật chất được bắt đầu và kết thúc trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa vật chất Từ đặc điểm nói trên đưa đến 2 kết quả: thứ nhất, thị trường lao động liên kết xung quanh mình các thị trường khác nhau; thứ hai, tiền công lao động thực tế được thực hiện tương ứng với kết quả cuối cùng, có nghĩa là với giá sản phẩm mà lao động đó làm ra Điểm này đặt cầu sức lao động phụ thuộc vào cầu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
- Đối với người lao động, vấn đề quan trọng không chỉ là tiền công và tiền lương,
mà còn là nội dung và điều kiện lao động, bảo đảm duy trì chỗ làm việc, tương lai
Trang 10công việc và triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp, bầu không khí làm việc trong tập thể và quan hệ giữa người lao động với người thuê lao động
Trang 11Chương 2: Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay
1 Bối cảnh xã hội
Trong quá trình hội nhập , nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn về mọi mặt từ kinh tế, cơ sở hạ tầng…Những sự thay đổi đó không chỉ tác động đến đời sống của người dân mà còn có tác động không nhỏ đền thị trường lao động Việc mở rộng giao lưu cộng đồng giwac các khu vực khác nhau đã tạo điều kiện cho người lao động nắm bắt thông tin , tăng cơ hội học nghề, học các kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
2 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay
- Thị trường lao động Việt Nam mới được hình thành và hoạt động trong điều kiện hệ thống thể chế, tức là dựa trên các văn bản, quy định của pháp luật và
bộ luật lao động, nhưng những hoạt động điều chỉnh trên thị trường lao động còn yếu và kém hiệu quả, chưa bao trùm các cấp, hiện nay mới chỉ có Bộ luật lao động, và một số văn bản pháp lý khác thể hiện vai trò điều tiết tích cực của Nhà nước đối với thị trường lao động Nền kinh tế và thị trường lao động đang hình thành ở Việt Nam hiện nay chưa tương thích với cơ chế thị trường: cung lao động đang lớn hơn cầu lao động Hệ thống định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm, tư vấn, trợ giúp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động
- Trong những năm gần đây, đầu tư nước ngoài tăng nhanh kéo theo lực lượng lớn lao động nước ngoài vào Việt Nam đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường lao động cao cấp Tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ và tính trách nhiệm với công việc của lao động trong nước chưa được cao vì vậy lực lượng lao động Việt Nam chưa phát huy được khả năng của mình