Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế do đó đã làm thay đổiđáng kể về quy mô, cơ cấu lao
Trang 1A Lời Nói Đầu
Lao động và việc làm hiện nay và trong tương lai vẫn là vấn đề bức xúc, nhạycảm đối với mỗi quốc gia trên thế giới Đặc biệt đối với những nước đang phát triểnnhư Việt Nam chúng ta, đây là vấn đề rất được quan tâm nó có tác động trực tiếp đếnmỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức mỗi hộ gia đình và từng người lao động trong cảnước Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước ta đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế do đó đã làm thay đổiđáng kể về quy mô, cơ cấu lao động và vấn đề về giải quyết việc làm, dần dần chuyểnViệt Nam sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong nhữngnăm qua, tỷ lệ lao động thất nghiệp, chưa có việc làm của thành phố có xu hướnggiảm từ 2,88%, (năm 2010) còn 2,22% (năm 2011) và 1,99% (năm 2012) Theo điềutra của Tổ chức Lao động Quốc tế đưa ra hôm 21/01/2013 thì tỷ lệ thất nghiệp củaViệt Nam tăng nhẹ từ 1,81% lên 1,9% so với cùng kì Quý I năm 2012 Kinh nghiệm
mở rộng các cơ hội có việc làm trong những năm 1980 của 69 nước trên thế giới đãcho kết luận; tốc độ tăng của việc làm liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với tốc độ tăngcủa GDP theo đầu người và sự giảm thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực (HDI) Tốc độtăng GDP theo đầu người hàng năm tăng lên 1% sẽ làm tốc độ tăng việc làm lên0,18% Và sự thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực giảm đi 1% sẽ làm tốc độ tăng củaviệc làm lên 0,09% Kết quả này cho thấy việc mở rộng cơ hội có việc làm phụ thuộcvào sự tăng trưởng kinh tế và vào việc tăng cường năng lực cơ bản cho con người.Những chính sách giải pháp hoàn thiện thị trường lao động Việt Nam đã được Đảng
và Nhà nước hết sức quan tâm nhằm phát triển thị trường lao động ở nước ta, về giảiquyết việc làm cho người lao động, giảm áp lực về lao động, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong thời gian hạn hẹp của đề tài “Phân tích thị trường lao động
Việt Nam trong năm 2010-2012 ” chỉ đề cập tới những vấn đề khái quát nhất Nội
dung của đề tài gồm:
Trang 2Phụ Lục
A Phần mở đầu
B Phần nội dung
Chương I: Những vấn đề chung về thị trường lao động
I.1: Khái niệm về thị trường lao động
I.2: Đặc điểm của thị trường lao động
I.2.1 Tính đa dạng của thị trường lao động :
I.2.2 Tính không đồng nhất của hàng hóa sức lao động trên thị trường :
I.2.3 Vị thế của người lao động trong các đàm phán trên thị trường lao động: I.3 Các yếu tố cấu thành thị trường lao động:
I.3.1 Cung về sức lao động
I.3.2 Cầu về sức lao động
I.4 Việc làm
I.5 Chính sách về thị trường lao động
I.5.1 Chính sách thị trường lao động chủ động :
I.5.1 Chính sách thị trường lao động thụ động :
Chương II: Phân tích thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong năm 2010-2012II.1 Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tang nhanh
II.2 Phân bố lực lượng lao động không đều:
II.3 Chất lượng nguồn lao động:
II.3.1 Về trình độ học vấn của lực lượng lao động:
II.3.2 Về trình độ chuyên môn kĩ thuật:
II.4 Cơ cấu lao động của nước ta có sự chuyển biến nhưng còn chậm:
II.4.1 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:
II.4.2 Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế:
Trang 3II.4.3 Cơ cấu thị trường theo vị thế công việc
II.5 Tình trạng mất việc làm và thất nghiệp:
II.6 Mối quan hệ giữ cung – cầu:
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam
III.1 Định hướng:
III.2 Mục tiêu:
III.3 Giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam:
III.3.1 Giải pháp chung trong giai đoạn 2013-2020:
III.3.2 Giải pháp cụ thể đối với cung và cầu:
a.Đối với cung lao lao động:
b Đối với cung lao động
C Phần kết luận
B Phần nội dung
Chương I: Những vấn đề chung của thị trường lao động
Trang 4I.1 Khái niệm về thị trường lao động:
Hiện nay đang tồn tại nhiều định nghĩa về thị trường lao động từ các nguồn tàiliệu khác nhau:
- Theo Adam Smith, thị trường lao động là không gian trao đổi dịch vụ lao động (hànghóa sức lao động) giữa một bên là người mua sức lao động (chủ sử dụng lao động) vàngười bán sức lao động (người lao động)
Định nghĩa này nhấn mạnh vào đối tượng trao đổi trên thị trường là dịch vụ lao động,chứ không phải là người lao động
- Theo Từ điển Kinh tế học Pengiun, thị trường lao động là thị trường trong đó tiềncông, tiền lương và các điều kiện lao động được xác định trong bối cảnh quan hệ củacung lao động và cầu lao động
Định nghĩa này nhấn mạnh kết quả của quan hệ tương tác cung - cầu trên thị trườnglao động là tiền công, tiền lương và các điều kiện lao động
- Theo Từ điển kinh tế MIT, thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động tác độngqua lại với nhau
Định nghĩa này nhấn mạnh vào quan hệ trên thị trường lao động cũng là quan hệ cung
- cầu như bất kỳ một thị trường nào khác
- Theo Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng, thị trường laođộng là: "Thị trường mua bán các dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua bánsức lao động, trong một phạm vi nhất định Ở nước ta, hàng hóa sức lao động được sửdụng trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân, các doanh nghiệp tư bản nhà nước, cácdoanh nghiệp tiểu chủ, và trong các hộ gia đình neo đơn thuê mướn, người làm dịch
vụ trong nhà Trong các trường hợp đó có người đi thuê, có người làm thuê, có giá cảsức lao động dưới hình thức tiền lương, tiền công"
Theo định nghĩa này, thị trường lao động chỉ bó hẹp trong một vài thành phần kinh tếnhất định Toàn bộ các quan hệ lao động trong khu vực kinh tế nhà nước, khu vựckinh tế tập thể, và quan hệ lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp được đặt rangoài các quy luật của thị trường
- Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng các định nghĩa hiện có về thị trường laođộng đều thống nhất với nhau về các nội dung cơ bản của thị trường lao động Có thểtóm lược các nội dung này thành một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về thị trườnglao động như sau:
Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ
xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức laođộng (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền
Trang 5công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao độngbằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.
I.2 Các đặc điểm của thị trường lao động:
Nếu trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sức lao động không được côngnhận là hàng hóa, nên không ai có quyền mua đi bán lại, thì trong nền kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa, việc thương phẩm hóa sức lao động đã nảy sinh như một nhucầu khách quan Theo Đại từ điển kinh tế thị trường, lý luận về hàng hóa sức lao độngvừa không gây cản trở đối với địa vị chủ nhân của người lao động, vừa không phá bỏphương thức phân phối theo lao động mà các nước xã hội chủ nghĩa đã theo đuổi.Điều khác biệt chỉ là ở chỗ nó phản ánh các quan hệ kinh tế khác nhau
I.2.1 Tính đa dạng của thị trường lao động :
Trên thực tế, có rất nhiều dạng thị trường lao động khác nhau, tùy thuộc vàocác tiêu chí được lựa chọn để phân loại Xét từ giác độ pháp lý, có thể có thị trườnghợp pháp và thị trường bất hợp pháp; dưới góc độ quản lý, có thể có thị trường tự do
và thị trường có tổ chức; dưới góc độ hình thức tổ chức, có thể có thị trường tập trung
và thị trường phi tập trung
Tuy nhiên, có hai tiêu chí thường hay được sử dụng để phân loại thị trường Đó làtrình độ kỹ năng và phạm vi địa lý Xét từ góc độ kỹ năng, thị trường lao động đượcphân ra thành thị trường lao động giản đơn và thị trường lao động được đào tạo Xét
từ giác độ địa lý, thị trường lao động được phân chia thành thị trường lao động địaphương và thị trường lao động quốc gia, hoặc thị trường lao động quốc tế
I.2.2 Tính không đồng nhất của hàng hóa sức lao động trên thị trường :
Khác với nhiều loại hàng hóa thông thường là những thứ thường được chuẩnhóa ở mức cao, hàng hóa sức lao động hoàn toàn không giống nhau Mỗi người laođộng là tập hợp của các năng lực bẩm sinh, cộng với các kỹ năng chuyên biệt tiếp thuđược từ giáo dục và đào tạo Mỗi người lao động đều có những đặc điểm riêng về khảnăng, trình độ, tuổi tác, nguồn gốc, giới tính, nhu cầu, thể lực, động lực làm việc, Chính vì thế, sức lao động do những người này đem ra trao đổi trên thị trường laođộng cũng hoàn toàn không đồng nhất với nhau
I.2.3 Vị thế của người lao động trong các đàm phán trên thị trường lao động :Thực tiễn cho thấy, thông thường, trong các quan hệ giao dịch hay đàm phántrên thị trường lao động, cán cân thường nghiêng về phía người có nhu cầu sử dụngsức lao động Xuất phát điểm của thực tiễn này là ở chỗ cho đến nay, số lượng nhữngngười tìm việc vẫn nhiều hơn số lượng các cơ hội việc làm sẵn có Hơn nữa, người laođộng đi tìm việc bao giờ cũng là người có nguồn lực hạn chế, trong khi đó, người sửdụng lao động có nhiều khả năng chờ đợi và lựa chọn hơn Chính vì thế, trong quátrình đàm phán hoặc giao dịch, khi thỏa thuận các điều khoản hợp đồng, người sửdụng lao động thường có vị trí quyết định
Trang 6I.3 Các yếu tố cấu thành thị trường lao động:
Các yếu tố chủ yếu tạo nên thị trường lao động bao gồm bên cung sức lao động;bên cầu sức lao động; các quan hệ giao dịch giữa bên cung và bên cầu sức lao động vềgiá cả sức lao động Trạng thái của các yếu tố này quyết định cơ cấu và đặc điểm củathị trường lao động Trong đó, bên cung và bên cầu sức lao động là hai chủ thể của thịtrường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại Sự chuyểnhóa lẫn nhau của hai chủ thể này quyết định tính cạnh tranh của thị trường lao động:Khi bên cung sức lao động lớn hơn nhu cầu về loại hàng hóa này, thì bên mua ở vàođịa vị có lợi hơn trên thị trường lao động (thị trường của bên mua) Ngược lại, nếu cầu
về sức lao động trên thị trường lớn hơn cung (thị trường của bên bán) người bán sẽ cólợi thế hơn, có nhiều cơ hội để lựa chọn công việc, giá cả sức lao động có thể đượcnâng cao
I.3.1 Cung về sức lao động :
Là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào
quá trình tái sản xuất xã hội, tức tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lựclao động, và cả tổng số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động, nhưng trongthực tế chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội
Thông thường, khi nói đến cung trên thị trường lao động, người ta thường phân biệt rõthành hai phạm trù: cung thực tế và cung tiềm năng
- Cung thực tế về lao động: bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên đanglàm việc và những người thất nghiệp;
- Cung tiềm năng về lao động: bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang làmviệc, những người thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng laođộng nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ, hoặc không có nhu cầu làm việc
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung lao động là: quy mô và tốc độ tăng dân
số, quy định về độ tuổi lao động, tình trạng tự nhiên của người lao động, tỷ lệ tham giacủa lực lượng lao động vào thị trường lao động và một số nhân tố khác
I.3.2 Cầu về sức lao động :
Là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành hay
một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, nhu cầu này thể hiện qua khảnăng thuê mướn lao động trên thị trường lao động Về mặt lý thuyết, cầu về lao độngcũng được phân chia thành hai loại: cầu thực tế và cầu tiềm năng
- Cầu thực tế về lao động: là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại mộtthời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng những chỗ làm việc trống và chỗ làm việcmới
Trang 7- Cầu tiềm năng về lao động: là nhu cầu về lao động cho tổng số chỗ làm việc
có thể có được, sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làmtrong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, và cả những điều kiệnkhác nữa như chính trị, xã hội, v.v
Cầu về lao động bao gồm hai mặt: thứ nhất, cầu về chất lượng lao động, và thứ hai,cầu về số lượng lao động Xét từ giác độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao độngkhông biến đổi, cầu về sức lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất.Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về sức lao động tỷ lệ nghịch với năng suất laođộng Còn xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy
mô, tiền vốn, tri thức của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chấtlượng sức lao động
I.4 Việc làm :
Trong thị trường lao động, người lao động được coi là có việc làm khi có ngườimua hàng hóa sức lao động mà họ muốn bán Ngược lại, khi người lao động mongmuốn bán sức lao động mà không tìm được người mua, thì bị coi là thất nghiệp Trênthực tế, việc xác định người có việc làm và người thất nghiệp trong mỗi quốc gia cónhững sự khác biệt nhất định, tùy thuộc vào cách định nghĩa thế nào là “việc làm” và
“thất nghiệp”
Ở Việt Nam, Điều 13 Bộ luật Lao động đã định nghĩa: “mọi hoạt động tạo ra nguồnthu nhập và không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm” Theo địnhnghĩa này, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
* Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần, không bị pháp luậtcấm, được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật;
* Những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập chogia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền hoặchiện vật
Khái niệm việc làm theo Bộ Luật Lao động bao gồm một phạm vi rất rộng: từ nhữngcông việc được thực hiện trong các nhà máy, công sở, đến các hoạt động hợp pháp tạikhu vực phi chính quy (vốn trước đây không được coi là việc làm), các công việc nộitrợ, chăm sóc con cái trong gia đình, đều được coi là việc làm
I.5 Chính sách thị trường lao động:
Chính sách thị trường lao động là các công cụ can thiệp của Nhà nước vào hoạtđộng của thị trường lao động nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tốt hơn cơ hội việclàm cho người lao động, cung cấp việc làm tương xứng hơn với khả năng và đem lạithu nhập cao hơn cho người lao động Lý thuyết và thực tiễn áp dụng các chính sáchthị trường lao động cho thấy có thể chia chúng thành hai nhóm chính sách cơ bản là:chính sách thị trường lao động chủ động và chính sách thị trường lao động bị động
Trang 8I.5.1 Chính sách thị trường lao động chủ động :
Chính sách thị trường lao động chủ động là các biện pháp do Chính phủ đềxướng nhằm ngăn ngừa nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, cụ thể là nhằm các mụctiêu: thứ nhất, tạo mở việc làm và tăng thu nhập; thứ hai, điều hòa cầu về lao động;thứ ba, nâng cao công bằng xã hội (hỗ trợ nhóm lao động yếu thế) Cho đến nay, trênthế giới đã có nhiều loại hình chính sách thị trường lao động chủ động được thiết kế
và áp dụng Trong đó, phổ biến nhất là các biện pháp như: hỗ trợ tìm kiếm việc làm(dịch vụ việc làm); đào tạo về thị trường lao động; hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp; cácchương trình tạo việc làm chuyên biệt cho các nhóm lao động khác nhau;.v.v
- Dịch vụ việc làm, là hoạt động môi giới giữa chủ sử dụng lao động và ngườilao động đang tìm việc làm Có nhiều loại hình dịch vụ việc làm khác nhau được ápdụng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể Thí dụ: dịch vụ phỏng vấn tại cơ quan dịch vụviệc làm, dịch vụ tư vấn cho người thất nghiệp, câu lạc bộ tìm việc; các chương trìnhđào tạo kỹ năng tìm việc; hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ xin việc, v.v Dịch vụ việc làm có thể
do các cơ quan nhà nước và các tổ chức tư nhân cùng đảm nhiệm, với mục đích bổsung cho nhau Trong khi các tổ chức dịch vụ việc làm của Nhà nước thường chú ýnhiều hơn đến việc hỗ trợ các nhóm yếu thế (người tàn tật, phụ nữ), và thường thựchiện dưới dạng miễn phí, thì tại các tổ chức tư nhân, dịch vụ này chủ yếu phục vụ cácnhóm lao động có tay nghề cao, công nhân cổ trắng hoặc những người đang có việc
nhưng muốn tìm việc khác tốt hơn Dịch vụ việc làm của các tổ chức tư nhânthường thu phí, nhưng có ưu điểm là đáp ứng nhu cầu nhanh và nhạy bén
- Đào tạo về thị trường lao động: là biện pháp đào tạo người lao động nhằm đápứng các yêu cầu của thị trường lao động Loại hình này chủ yếu áp dụng với các đốitượng lao động thất nghiệp dài hạn (trên 12 tháng), hoặc các công nhân bị mất việchàng loạt do điều chỉnh cơ cấu, hay với các đối tượng là lao động trẻ, học sinh mới tốtnghiệp ra trường
- Các chính sách tạo việc làm: là một trong những chính sách thị trường laođộng quan trọng, thường được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau Thí dụ: hìnhthức trợ cấp cho việc tự tạo việc làm, là hình thức trực tiếp cho người lao động để họ
tự tạo công ăn việc làm cho mình Việc trợ cấp này có thể được thực hiện dưới dạngtrợ cấp tài chính, hỗ trợ về kỹ thuật, hoặc hỗ trợ bằng tư vấn nghề nghiệp Hình thứcthứ hai là tạo ra các việc làm mới trong các ngành công ích hoặc phi lợi nhuận, nhằmthu hút những người bị thất nghiệp lâu ngày, giúp họ giữ mối liên hệ với thị trườnglao động, tránh bị tụt hậu về kỹ năng, tránh cho họ mặc cảm bị gạt ra ngoài lề xã hội.Trong các thời kỳ kinh tế suy thoái, nhiều Chính phủ đã tăng các dự án đầu tư xâydựng các công trình cơ sở hạ tầng (đường sá, sân vận động, các tiện ích công cộngkhác), một phần cũng là nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tạo việc làm cho ngườilao động, tránh tình trạng để họ thất nghiệp hàng loạt
- Trợ cấp trả lương: là một biện pháp thị trường lao động chủ động được ápdụng nhiều tại các nước phát triển Nhà nước trợ cấp cho các chủ sử dụng lao động để
họ thuê thêm lao động hoặc giữ lại số lao động lẽ ra đã bị sa thải Chính sách này
Trang 9thường được áp dụng đối với các nhóm thất nghiệp dài hạn, trong các lĩnh vực kinh tếthường xuyên có tỷ lệ thất nghiệp cao, hoặc để đảm bảo việc làm cho các nhóm laođộng đặc biệt (thí dụ: lao động trẻ vừa mới ra trường, lao động tàn tật).
I.5.2 Chính sách thị trường lao động thụ động :
Chính sách thị trường lao động thụ động là các chính sách hỗ trợ thu nhập chongười lao động bị thất nghiệp Mục tiêu của chính sách này là điều hòa mức tiêu dùng(giảm bớt các bức bách về tài chính) cho những người lao động bị thất nghiệp; đảmbảo sự công bằng trong phân phối (giảm bớt mức chênh lệch về thu nhập giữa ngườiđang có việc và người không có việc, nhất là những người không có việc dài hạn),thúc đẩy việc tái cơ cấu trong các doanh nghiệp
Hiện đã có nhiều loại hình chính sách này được áp dụng, nhưng được bàn đếnnhiều nhất là các chính sách về bồi dưỡng thất nghiệp; chính sách trợ cấp thất nghiệp;chính sách cho về hưu trước thời hạn; chính sách bảo hiểm thất nghiệp Ở một số nướcphát triển (như ở Hồng Kông), chương trình mở tài khoản tiết kiệm cá nhân bảo hiểmthất nghiệp được khuyến khích sử dụng và đang ngày càng có ảnh hưởng tốt
- Chính sách bồi thường thất nghiệp kiểu "một cục": là chính sách trả bồithường thất nghiệp một lần cho người lao động Người lao động sau khi nhận bồithường, không còn quyền lợi gì tại doanh nghiệp Ưu điểm của chính sách này là giúpdoanh nghiệp giảm nhanh, cùng một lúc với số lượng lớn người lao động dư thừatrong doanh nghiệp Tuy nhiên, chính sách này có nhược điểm lớn là không làm tăngkhả năng tìm được việc làm mới cho người lao động
- Bảo hiểm thất nghiệp: là khoản tiền được chuyển trực tiếp từ Chính phủ chongười thất nghiệp Nguồn thu cho bảo hiểm thất nghiệp có thể từ chủ sử dụng laođộng, từ người lao động đang có việc làm, từ thuế hoặc từ nhiều nguồn khác Khác vớitrợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp chỉ được trả cho những người lao động thấtnghiệp nhưng trước đó (khi còn làm việc) đã đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mục tiêu của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là nhằm điều hòa thu nhập cánhân cho người lao động, đảm bảo để họ có thể có nguồn sống trong khi tìm kiếm việclàm mới, và đảm bảo ổn định kinh tế ở tầm vĩ mô Tuy vậy, điều cần chú ý ở đây làbiện pháp này rất phức tạp trong quy trình thực thi, đòi hỏi những chi phí lớn chogiám sát thực hiện để tránh thất thoát hoặc hiệu quả thấp Hơn nữa, chính sách bảohiểm thất nghiệp không cho phép khu vực phi chính quy tham gia
Khi bàn về các chính sách thị trường lao động, thường có hai luồng ý kiến khác nhau.Một số người cho rằng, Chính phủ không nhất thiết phải thực hiện các biện pháp canthiệp, hoặc có thì cũng chỉ ở mức độ thấp nhất, vào sự vận hành của thị trường laođộng, để đảm bảo tính hiệu quả của thị trường Nhóm ý kiến khác lại cho rằng, thịtrường luôn có những "thất bại" của nó, rằng, thị trường tự nó không dễ tìm ra điểmcân bằng, vì vậy, các cơ quan của Chính phủ cần có những can thiệp tích cực nhằmgiảm thiểu hoặc/và ngăn chặn sự mất cân đối trong việc phân bổ thu nhập và việc làm.Những can thiệp đó có thể là:
Trang 10+ Xây dựng hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm hiệu quả để hỗ trợ cho việc tìm kiếmviệc, rút ngắn thời gian và giảm chi phí của người tìm việc và chủ sử dụng lao động.
+ Thiết lập các hệ thống thay thế lương nhằm làm giảm sức ép xã hội do thất nghiệp
và ngăn ngừa tình trạng "bần cùng hóa"
+ Tạo công ăn việc làm và cơ hội việc làm thông qua các chương trình đầu tư nhànước và tư nhân
+ Cung cấp các cơ hội đào tạo và đào tạo lại; nâng cao các chương trình giáo dục vàđào tạo hiện nay
+ Xây dựng một cơ chế hợp tác ba bên hữu hiệu giữa các tổ chức công đoàn, giới chủdoanh nghiệp và Chính phủ
Để các chính sách thị trường lao động có thể được thực hiện một cách hiệu quả, nócần phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với tư cách là mộtchỉnh thể Vì rõ ràng là các chính sách thị trường lao động chỉ có thể đóng góp tíchcực vào việc xúc tiến việc làm một khi môi trường kinh tế chấp nhận sử dụng nhiềulao động, tăng thu nhập và tăng năng suất, chấp nhận việc cân bằng cơ cấu công nghệ
có sử dụng nhiều vốn, với công nghệ sử dụng nhiều lao động, cân bằng vai trò của khuvực chính quy với khu vực phi chính quy
Chương II: Phân tích thực trạng thị trường lao động Việt Nam
trong năm 2010 – 2012
Trang 11II.1 Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh:
Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ Năm 2012, dân số là 88,77 triệungười, trong đó dân số từ 15 tuổi trở lên là 68,195 triệu người, chiếm 76,8% dân số cảnước Vì dân số đông nên lực lượng lao động của nước ta khá dồi dào, đó là một lợithế to lớn để phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Bảng 1 Lực lượng lao động ở nước ta thời kì 2010-2012 (triệu người)
Bảng 1 cho thấy lực lượng lao động của nước ta giai đoạn 2010-2012 tăng từ 50,8triệu người lên 52,3 triệu người (tăng 1,5 triệu người)
Năm 2010 cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi tập trung nhiều nhất ở nhóm
15 - 34 tuổi, tiếp theo là các mùa, lực lượng lao động thiếu việc làm cao nên tỉ lệ laođộng nông thôn giảm dần, góp phần làm tăng tỉ lệ lao động thành thị Lao động di cư
từ nông thôn ra thành thị tìm việc một cách tự phát cũng đang trở thành một trongnhững khó khăn cho vấn đề việc làm ở nước ta
Năm 2012, lực lượng lao động nước ta là 52,3 triệu người từ 15 tuổi trở lênthuộc lực lượng lao động, chiếm 58,9% tổng dân số cả nước, bao gồm 51,4 triệungười có việc làm và 925,6 nghìn người thất nghiệp
Bảng 2 Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi (%)
Năm
Nhóm trẻ (15-24 tuổi)
Nhóm trung niên (25-49 tuổi)
Nhóm cao tuổi (≥ 50 tuổi)
Theo Bảng 2 thì ta có thể thấy ở những năm gần đây lực lượng lao động vẫn tập
trung chủ yếu ở nhóm trung niên (25-49 tuổi).Tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2012thì cơ cấu lực lượng lao động ở cả nhóm trẻ và nhóm trung niên đều lần lượt giảmxuống là 3,25% và 0,3%, còn nhóm cao tuổi thì tăng lên 3,5% Điều này cho thấy lựclượng lao động nước ta đang có xu hướng già hóa Đây là yếu tố gây mâu thuẫn trongthị trường lao động ở Việt Nam khi dân số vẫn tăng theo từng năm nhưng cơ cấu laođộng lại đang già đi
Trang 12II.2 Phân bố lực lượng lao động không đều:
II.2.1 Phân bổ lực lượng lao động theo vùng:
Lực lượng lao động của Việt Nam tuy đông và tăng nhanh nhưng có sự phân bố
không đều giữa các vùng lãnh thổ Lao động nước ta tập trung chủ yếu khu vực nôngthôn Điều này là do ở nông thôn hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính nên cầnmột lực lượng lao động đông, diện tích đất đai ở nông thôn cũng lớn hơn Tuy nhiên,
do năng suất lao động thấp, hơn nữa, vào thời gian chuyển giao giữa các mùa, lựclượng lao động thiếu việc làm cao nên tỉ lệ lao động nông thôn giảm dần, góp phầnlàm tăng tỉ lệ lao động thành thị Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việcmột cách tự phát cũng đang trở thành một trong những khó khăn cho vấn đề việc làm
ở nước ta
Phân bố lao động cũng có sự chênh lệch giữa các vùng kinh tế Trong 6 vùngkinh tế, lực lượng lao động tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long (Xem bảng 3)
Như vậy, khu vực nông thôn và 3 vùng kinh tế - xã hội này là những nơi cần cócác chương trình khai thác nguồn lực lao động, tạo việc làm và đào tạo nghề trongnhững năm tới
Bảng 3 Số lượng lao động và phân bố lực lượng lao động Việt Nam năm 2010-2012
II.2.2 Lực lượng lao động phân theo tỷ lệ nam nữ:
Năm 2011, trong tổng số 67,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên có hơn ba phần tư(77,0%) tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệchđáng kể giữa nam và nữ (81,7% so với 72,6%) và không đồng đều giữa các vùng Tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động năm 2011 của dân số khu vực nông thôn cao hơn khuvực thành thị tới 10,9 điểm phần trăm (80,6% so với 69,7%) Cả nam và nữ giới đều
có sự chênh lệch này, song mức độ chênh lệch của nữ giới lớn hơn của nam giới
Trang 13Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở hai vùng Trung du và miền núi phíaBắc và Tây Nguyên, thì tỷ lệ này thấp nhất tại Hà Nội và TP.HCM (68,7% và 65,6%).
Ở tất cả các vùng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới đều thấp hơn namgiới Mức chênh lệch tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ giới tăng dần
từ Bắc vào Nam
II.3 Chất lượng nguồn lao động:
Lực lượng lao động tuy đông, giá thành thấp song chất lượng chưa cao, năng suấtlao động hạn chế nên không đáp ứng được yêu cầu của công việc Hiện nay tỷ lệ laođộng qua đào tạo rất thấp trong tổng số lực lượng lao động xã hội
Số liệu tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cho thấy chất lượng việc làmcủa Việt Nam còn thấp, đây là một thách thức lớn của đất nước trong việc đáp ứngmục tiêu phát triển bền vững Lao động với chất lượng thấp đồng nghĩa với việc làmkhông bền vững, việc trả lương thấp và không đáp ứng được xu thế mới, sử dụng côngnghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý
Bảng 4: Lực lương lao động theo trình độ học vấn năm 2012
II.3.1 Về trình độ học vấn của lực lượng lao động:
Tỷ trọng lao động chưa bao giờ chưa bao giờ đi học chiếm 3,9% trong tổng số laođộng, trong đó nữ chiếm nhiều hơn (5,1%) Gần một phần ba số lao động trong nềnkinh tế đã tốt nghiệp trung học cơ sở (30,9%) Số liệu cho thấy, ở các trình độ học vấnthấp (từ chưa báo giờ đi học cho đến tốt nghiệp trung học cơ sở) thì nữ chiếm số đônghơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao thì nam lại chiếm số đông hơn nữ Điềunày cho thấy, vẫn còn sự bất bình đẳng về giới tính trong giáo dục phổ thong của lụclượng lao động
Nhìn chung trong cả nước, trình độ học vấn của lực lượng lao động ngày càngđược nâng cao Tỉ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp không ngừng giảm.Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc đẩy
Trang 14mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lựclượng lao động trong thời gian tới Tuy nhiên, trình độ học vấn còn có sự phân hóagiữa nông thôn với thành thị và theo các vùng lãnh thổ Ở nông thôn, tuy trình độ họcvấn của lực lượng lao động đã được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so vớikhu vực thành thị
Trình độ học vấn của lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ cũng có chênh lệch
Tỉ lệ những người chưa từng đi học trong lực lượng lao động cao nhất ở vùng Trung
du và miền núi (TD&MN) phía Bắc (chiếm 11,3% lực lượng lao động của vùng,2009), tiếp đến là Tây Nguyên (10,2%) và ĐB sông Cửu Long (5,7%) Đây cũng lànhững vùng có tỉ lệ lao động tốt nghiệp THPT trở lên thấp nhất, đặc biệt là vùng ĐBsông Cửu Long, chỉ có 13,4% trong khi trung bình của cả nước là 25,6% Hai vùng cótrình độ học vấn của lực lượng lao động cao là ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ Tỉ lệlực lượng lao động chưa từng đi học chỉ có 0,8% và 2,2%, còn tỉ lệ tốt nghiệp THPTtrở lên chiếm 35,9% và 32,9%
II.3.2 Về trình độ chuyên môn kĩ thuật:
Trình độ chuyên môn kĩ thuật là một trong những yếu tố quan trọng cấu thànhchất lượng lao động Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động nước ta đã có
sự thay đổi theo thời gian như sau (xem bảng 5):
Bảng 5 Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật (%)
môn kĩ thuật Bảng 5 cho thấy xu hướng giảm dần tỉ lệ lao động không có trình độ
chuyên môn kĩ thuật so với tổng dân số, từ 85,3% năm 2010 xuống còn 83,2% năm
2012, giảm 2,1% Nhìn chung, xu hướng này là tiến bộ, tuy nhiên, mức giảm của tỉ lệlao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn chậm, chưa đáp ứng được yêucầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa –hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước Đối với dạy nghề, tăng từ 3,8%năm 2010 lên 4,7% năm Mức độ tăng này là chậm so với yêu cầu và không ổn định,điều này đặt ra những nhiệm vụ là cần mở rộng và hoàn thiện hệ thống dạy nghề trongnền kinh tế quốc dân