1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH THƠ XUÂN QUỲNH

19 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 102,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Xuân Quỳnh được đánh giá là một trong những nhà thơ tình hàng đầu của văn học Việt Nam. Từ những bước chân đầu tiên vào làng thơ cho đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, trái tim Xuân Quỳnh luôn ngẩng cao với những khát vọng yêu thương không ngừng nghỉ. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Xuân Quỳnh đã đi một cách trọn vẹn trên con đường lớn của thơ ca. Thơ Xuân Quỳnh luôn mang nặng tình cảm thiết tha, gắn bó với cuộc đời, biết vượt lên những thử thách khó khăn để xây dựng hạnh phúc chung. Vì thế mà hàng mấy chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào trái tim của nhiều thế hệ bạn đọc và sẽ còn tiếp tục song hành cùng với những thế hệ mai sau. PHẦN NỘI DUNG 1. Xuân Quỳnh – cuộc đời và sự nghiệp văn học. 1.1. Cuộc đời. Xuân Quỳnh (1942 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội). Bà xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa, vì vậy được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành. Xuân Quỳnh là một người đa tài, hoạt động nghệ thuật hết sức sôi nổi, đặc biệt còn là mẫu người của tình yêu và hôn nhân gia đình. Trước khi trở thành một nhà thơ nổi tiếng, Xuân Quỳnh đã từng là diễn viên múa và được đi nhiều nước để biểu diễn cũng như tham dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo). Từ năm 1962 đến 1964, bà học tại Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, làm việc tại báo Văn nghệ và báo Phụ nữ Việt Nam. Từ năm 1967, bà trở thành hội viên, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn cùng với Lưu Quang Vũ (nhà viết kịch, nhà thơ), trước đó, bà đã kết hôn với Lưu Tuấn (một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương). Từ năm 1978 đến lúc mất, bà làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ khi đó mới 13 tuổi. 1.2. Sự nghiệp văn học. Thi sĩ Xuân Quỳnh là một người luôn khao khát yêu đương, nhịp yêu luôn đập mạnh và thổn thức trong tim bà để rồi cất lên những vần thơ tình ngọt ngào mà sâu lắng. Giai đoạn sáng tác chính yếu của bà từ năm 1962 đến năm 1988. Các tác phẩm chính như: “Tơ tằm – chồi biếc” (in chung, 1963), “Hoa dọc chiến hào” (in chung, 1968), “Gió Lào cát trắng” (1974), “Lời ru trên mặt đất” (1978), “Sân ga chiều em đi” (1984), “Tự hát” (1984), “Hoa cỏ may” (1989), “Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ” (1994)... Ngoài ra, Xuân Quỳnh còn viết thơ cho thiếu nhi, những vần thơ hồn nhiên và trong sáng như “Bầu trời trong quả trứng” (1982), “Truyện Lưu Nguyễn” (truyện thơ, 1985), “Mùa xuân trên cánh đồng” (truyện thiếu nhi, 1981), “Bến tàu trong thành phố” (truyện thiếu nhi, 1984), “Vẫn có ông trăng khác” (truyện thiếu nhi, 1986)… Xuân Quỳnh là thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như “Thuyền và Biển”, “Sóng”, “Hoa cỏ may”, “Tự hát”, “Nói cùng anh”, “Thơ tình cuối mùa thu”... Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau, khi thì hạnh phúc đắm say, lúc thì khổ đau, suy tư của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ và làm mẹ. Đặc biệt, thơ ca của bà có nhịp điệu du dương rất gần với âm nhạc, vì thế đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc rất thành công qua các bài thơ tình nổi tiếng như “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”... Với những cống hiến to lớn cho nghệ thuật và thi ca, Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học và nghệ thuật năm 2001.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Xuân Quỳnh được đánh giá là một trong những nhà thơ tình hàng đầu của văn học Việt Nam Từ những bước chân đầu tiên vào làng thơ cho đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, trái tim Xuân Quỳnh luôn ngẩng cao với những khát vọng yêu thương không ngừng nghỉ Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Xuân Quỳnh đã đi một cách trọn vẹn trên con đường lớn của thơ ca Thơ Xuân Quỳnh luôn mang nặng tình cảm thiết tha, gắn bó với cuộc đời, biết vượt lên những thử thách khó khăn để xây dựng hạnh phúc chung Vì thế mà hàng mấy chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào trái tim của nhiều thế hệ bạn đọc và sẽ còn tiếp tục song hành cùng với những thế hệ mai sau

PHẦN NỘI DUNG

1 Xuân Quỳnh – cuộc đời và sự nghiệp văn học.

1.1 Cuộc đời.

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh

Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội) Bà xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa, vì vậy được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành

Xuân Quỳnh là một người đa tài, hoạt động nghệ thuật hết sức sôi nổi, đặc biệt còn là mẫu người của tình yêu và hôn nhân gia đình Trước khi trở thành một nhà thơ nổi tiếng, Xuân Quỳnh đã từng là diễn viên múa và được đi nhiều nước để biểu diễn cũng như tham dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo)

Từ năm 1962 đến 1964, bà học tại Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam Sau đó, làm việc tại báo Văn nghệ

và báo Phụ nữ Việt Nam Từ năm 1967, bà trở thành hội viên, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III

Trang 2

Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn cùng với Lưu Quang Vũ (nhà viết kịch, nhà thơ), trước đó, bà đã kết hôn với Lưu Tuấn (một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương) Từ năm 1978 đến lúc mất, bà làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới

Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ khi đó mới 13 tuổi

1.2 Sự nghiệp văn học.

Thi sĩ Xuân Quỳnh là một người luôn khao khát yêu đương, nhịp yêu luôn đập mạnh và thổn thức trong tim bà để rồi cất lên những vần thơ tình ngọt ngào mà sâu lắng Giai đoạn sáng tác chính yếu của bà từ năm 1962 đến năm

1988 Các tác phẩm chính như: “Tơ tằm – chồi biếc” (in chung, 1963), “Hoa dọc chiến hào” (in chung, 1968), “Gió Lào cát trắng” (1974), “Lời ru trên mặt đất” (1978), “Sân ga chiều em đi” (1984), “Tự hát” (1984), “Hoa cỏ may” (1989), “Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ” (1994) Ngoài ra, Xuân Quỳnh còn viết thơ cho thiếu nhi, những vần thơ hồn nhiên và trong sáng như

“Bầu trời trong quả trứng” (1982), “Truyện Lưu Nguyễn” (truyện thơ, 1985),

“Mùa xuân trên cánh đồng” (truyện thiếu nhi, 1981), “Bến tàu trong thành phố” (truyện thiếu nhi, 1984), “Vẫn có ông trăng khác” (truyện thiếu nhi, 1986)…

Xuân Quỳnh là thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như “Thuyền và Biển”, “Sóng”, “Hoa cỏ may”, “Tự hát”, “Nói cùng anh”, “Thơ tình cuối mùa thu” Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau, khi thì hạnh phúc đắm say, lúc thì khổ đau, suy tư của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ và làm mẹ Đặc biệt, thơ ca của bà có nhịp điệu du dương rất gần với âm nhạc, vì thế đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc rất thành công qua các bài thơ tình nổi tiếng như “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu” Với những cống hiến to lớn cho nghệ thuật và thi ca, Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học và nghệ thuật năm 2001

Trang 3

2 Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh.

Cũng như hầu hết các nhà thơ khác, Xuân Quỳnh làm thơ cốt là để diễn

tả lại cuộc sống của chính mình trên mọi phương diện, cung bật cảm xúc khác nhau như những rung động tình cảm, tâm tư, những khao khát, chiêm nghiệm Những vần thơ trữ tình ấy đầy đủ mọi cảm xúc, từ một đứa trẻ thơ ngây, đến một người mới lớn luôn rạo rực yêu đương và hạnh phúc gia đình, rồi trở thành một người từng trải và chiêm nghiệm lại cuộc sống

2.1 Cái tôi tìm về ký ức tuổi thơ.

Trước hết, cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh là cái tôi tìm về ký ức tuổi thơ Thi sĩ có nhiều bài thơ viết về tuổi thơ, bởi lẽ tuổi thơ luôn hồn nhiên

và đầy ấp những kỷ niệm thân quen là nguồn sáng thôi thúc bước chân nhà thơ, trong đó bài thơ “Tiếng gà trưa” là một thi phẩm nổi bật Nhà thơ đã hòa vào vai người chiến sĩ, đưa người đọc tìm về ký ức của tuổi thơ bằng một cuộc hành trình phiêu lưu bên xóm nhỏ giữa những khói lửa chiến tranh Bài thơ được Xuân Quỳnh viết năm 1968 giữa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đó mọi người con Việt Nam phải từ biệt gia đình, quê hương và gác lại những ký ức tuổi thơ để lên đường ra chiến trận

“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đã mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.”

(Tiếng gà trưa)

Trang 4

Như vậy, tiếng gà trưa là âm thanh quen thuộc của làng quê vẫy gọi tuổi thơ quay về Nhà thơ nhớ về tuổi thơ cùng tiếng gà và hình ảnh người bà thân thuộc Những câu thơ trong sáng, hồn nhiên và đầy ấp những tiếng nói cười của người cháu quây quần bên người bà thân quen đã giúp cho người đọc cảm nhận được tuổi thơ ngay trước mắt mình Ký ức tuổi thơ ùa về vượt cả không gian và thời gian Tất cả hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà Tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình mộc mạc, chân thành xiết bao đã đi theo nhà thơ trong suốt cuộc đời hòa vào những năm tháng hào hùng của dân tộc

Bên cạnh “Tiếng gà trưa” là cả một vùng trời ký ức của người cháu đối

về người bà và tình bà cháu thân quen, thơ Xuân Quỳnh còn tìm về ký ức tuổi thơ của mình thông qua những vần thơ viết cho con trẻ Nhà thơ đã nhập vai từ một người mẹ thành những người con, ru cho con mình ngủ, kể lại những kỷ niệm, khoảnh khắc đáng nhớ khi vui vầy bên những đứa con của mình, như bài thơ “Lời ru của mẹ” có thể xem là một khúc hát ru về tuổi thơ dành cho con

“Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát ”

(Lời ru của mẹ) Hay trong bài “Chuyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã mang cả một thế giới cổ tích, một thế giới quan của tuổi thơ suy niệm về cuộc đời, về con người Những vần thơ rất vui tươi và hồn nhiên, những lý giải về nguồn gốc của loài người sao mà đáng yêu quá đỗi Như vậy, với nhà thơ, những gì thân quen nhất là xuất phát từ tuổi thơ đẹp đẽ và mộng mơ Cái tôi trữ tình tìm

về ký ức tuổi thơ của nhà thơ là khi ấy con người trở về với những gì gần gũi nhất, những giá trị tinh thần từ bao đời thật đáng trân trọng biết dường nào

Trang 5

2.2 Cái tôi nữ tính nhưng không kém phần quyết liệt trong tình yêu.

Đến với thơ Xuân Quỳnh là đến với những vần thơ thấm đẫm cái tôi nữ tính nhưng không kém phần sôi nổi và quyết liệt trong tình yêu Trước hết, cái tôi ấy là tiếng lòng của người phụ nữ đang yêu đầy đằm thắm, trẻ trung và bản lĩnh Xuân Quỳnh ý thức rất rõ về giá trị của người phụ nữ và tự hào về vai trò của nữ giới

“Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng

Là bác học… hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ…”

(Thơ vui về phái yếu) Cái tôi nữ tính của Xuân Quỳnh thể hiện rõ nét nhất trong thơ tình yêu

Nó dịu dàng, da diết, đa cảm nhưng không yêu đuối, nhiều tâm sự nhưng không bi quan, trái tim đập rộn ràng theo những suy nghĩ táo bạo nhưng giọng thơ lại rất khoan thai, ngọt ngào Có người từng nhận định đại ý rằng: Nếu tình yêu là một thứ tôn giáo thì Xuân Quỳnh là con chiên ngoan đạo nhất Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa có nhà thơ nữ nào viết được những lời thơ tình thiết tha, nồng nàn và cháy bỏng như thế! Hai bài thơ tình yêu quen thuộc của Xuân Quỳnh là “Sóng” và “Thuyền và biển” Đây là hai bài thơ tình vào loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và của thơ hiện đại Việt Nam nói chung Nỗi nhớ trong tình yêu được nhà thơ diễn tả một cách cuồn cuộn, trào dâng và quay quắt Nỗi nhớ đó vượt lên trên giới hạn không gian và thời gian để vươn đến khát khao tình yêu tự do mãnh liệt, vĩnh hằng

“Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau rạn vỡ

Trang 6

Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.”

(Thuyền và biển) Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh được diễn tả ở muôn vàn cung bậc cảm xúc Đó là trạng thái thấp thỏm lo âu khi cách xa nhưng vẫn luôn hướng trọn vẹn tấm lòng đến người yêu Yêu còn là sự dâng hiến trọn vẹn và hòa hợp giữa hai tâm hồn Nét đẹp đáng quý nhất của người phụ nữ khi yêu là lòng chung thủy son sắt đã được Xuân Quỳnh diễn tả rất sâu sắc và tinh tế trong những vần thơ của mình

“Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào tim đập chẳng vì anh.”

(Chỉ có sóng và em) Trái tim người phụ nữ đa cảm, bao dung, tràn đầy tình yêu ấy sẽ còn đập mãi trong những câu thơ đầy tha thiết với thời gian Đó là một tình yêu mãnh liệt, bất tận, trường cửu và không bao giờ tan biến kể cả khi thân xác đã không còn nữa

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.”

(Tự hát)

Trang 7

2.3 Cái tôi khát khao tổ ấm và hạnh phúc gia đình.

Với Xuân Quỳnh, định nghĩa về hạnh phúc chỉ đơn giản là cuộc sống bình dị không sóng gió, được sống bên người mình yêu cùng với đàn con thơ ngây dưới mái nhà đậm chất tình, ấm áp yêu thương Thế nhưng, dường như dòng đời không mỉm cười dành cho bà, từ khi sinh ra cho tới lúc già nua bà không bao giờ thấy cuộc đời mình như mong ước Cuộc đời nhà thơ luôn ngập tràn sóng gió, ngay cả khi được vai chung vai với người yêu mà trong bà luôn thấp thỏm mối âu lo, không biết anh sẽ sống với mình tới khi nào, một năm hai năm hay thậm chí là một ngày

Nếu như hạnh phúc với bạn là cái ôm thật chặt, những lời nói ngọt ngào, những ánh nhìn say mê thì với Xuân Quỳnh nó chỉ là cái nắm tay thật khẽ, chỉ cần tay trong tay với người yêu thì đó là hạnh phúc

“Tay ta nắm lấy tay người Dẫu qua trăm suối ngàn đồi cũng qua.”

(Hát ru) Đơn giản vậy thôi nhưng nắm được nó lại không hề giản đơn, không hề

dễ với bà một chút nào bởi lẽ khi sinh ra bà mang trong mình hai từ “nước mắt” Nước mắt rơi vì ba vì mẹ, vì gia đình nhỏ chia xa mãi mãi, nước mắt rơi khi tìm được người chồng mình thương nhưng lúc nào cũng lo âu Tất cả những âu lo phiền muộn ấy chỉ chứng tỏ rằng trong con người bà luôn luôn thắp lửa cho hai từ “khao khát” Bà khao khát được sống cùng dưới hiên nhà, sống với đàn con thơ yêu mến, với cuộc sống đậm chất gia đình, cho nên tổ ấm với bà được thể hiện đậm nét qua từng trang thơ khi thì là mái cây, vòm che, căn phòng, nhà ga… dù cao sang hay bình dân không quan trọng, với bà rời xa

tổ ấm cũng là rời “nơi che chở những người thương mến nhất”, là dấn thân vào cái bấp bênh, diệu vợi, khắc nghiệt, là phải kiếm tìm gắn bó, chở che Và cứ thế, cứ thế nếu đời người có thể quy vào cái dòng kế tiếp tuần hoàn giữa ra đi

và trở lại thì một phần lớn thơ Xuân Quỳnh đã được viết bằng cái tâm thế bất

Trang 8

định “Khát khao đi hồi hộp mỗi khi về” của cánh chuồn mỏng manh và mệt nhoài này Và tất nhiên, người đàn bà ấy chỉ tìm thấy yên ổn thật sự khi bước chân vào tổ ấm của mình, tổ ấm bà hằng khao khát chiếm giữ nó

“Bầu trời xanh hơn cả lúc nằm mơ

Và hạnh phúc trong bàn tay có thật.”

(Bầu trời đã trở về) Tất cả những hiện thân khác nhau của cùng một hình hài chung nhất, và thiêng liêng nhất: tổ ấm mà Xuân Quỳnh mơ ước Tổ ấm đúng là nơi ai cũng biết, ai cũng sống cùng với nó nhưng để đi vào thơ thì chỉ riêng Xuân Quỳnh mới làm được điều này Họa chăng chính bà luôn khát khao về một thứ bà chưa

có thật sự, đó là hạnh phúc gia đình, cho nên bà thả hồn vào trang thơ, thơ nói đến người, nói hộ cho dòng tâm sự của mình

2.4 Cái tôi nhạy cảm trước sự biến chuyển của không gian và trôi chảy của thời gian.

Nếu như trong tình yêu, Xuân Quỳnh thể hiện một cái tôi mong manh và nồng cháy thì trong cuộc sống, cái tôi ấy cũng rất đậm yêu thương Là một người nhạy cảm, thế nên trước sự biến chuyển của cuộc sống, giữa cái vô định của không gian và thời gian đã làm nhà thơ không ít lần trăn trở Có thể nói, không gian và thời gian là hai yếu tố dịch chuyển mà trước đây không ít nhà văn, nhà thơ đã không ngừng đề cập và thở than vì sự biến thiên của nó, Xuân Quỳnh cũng vậy Những hình ảnh nhỏ bé như con sóng mong manh, nhành cây, ngọn cỏ, thậm chí cả cánh chuồn chuồn yếu ớt cũng đi vào thơ Xuân Quỳnh một cách trữ tình Bà nhạy cảm trước mọi sự biến chuyển và vấn vương cho một kiếp phong trần

“Đường sẽ vắng nếu trời bão nổi Cánh cửa nhà sập lại trước khi mưa

Trang 9

Con chim tìm tránh bão sẽ về xa Con kiến nhỏ cũng ẩn mình trong tổ Không còn trời xanh chỉ mưa và gió Những dòng sông không nhà cửa miên man

Và mây, mây khắp chốn lang thang Chặn bốn phía những cỏ cây tội nghiệp Cho cơn lốc dữ tợn về bẻ nát Trái đất này sẽ nhấn chìm trong mưa Không tìm đâu một chỗ nương nhờ!”

(Chuồn chuồn báo bão)

So với mọi sự cố gắng thì liệu đôi cánh mỏng kia có chịu được những lần dịch chuyển của thời gian khi thời tiết dần biến hoại Xuân Quỳnh thương cảm cho những sinh linh bé nhỏ cũng như tiếc thương cho bản thân và thân phận của một kiếp con người Bên cạnh đó, Xuân Quỳnh cũng đặc biệt nhạy cảm với những khoảnh khắc giao thời Trong bài thơ “Tháng năm”, ta có thể thấy rõ hình ảnh thời gian đang xoay chuyển trong khi con người lẫn thiên nhiên như giật mình và bất lực trước sự di dời ấy

“Giấc ngủ vừa chợp mắt Nắng đã về trước cửa Đêm ngắn phút gần nhau Ngày dài như nỗi nhớ Nước sôi ngầu bọt thau

Trang 10

Luộc mình con cá nhỏ Con cua chín vàng mai

Ẩn vào trong cụm lá

Cỏ dại không người che

Rã rời mang sắc úa ”

(Tháng năm) Nếu chú ý, ta có thể thấy những cặp quan hệ từ như “đã – vừa” hay sự đối lập “cũ – nay” xuất hiện nhiều trong thơ bà Đây là những từ chỉ trạng thái, gợi lên sự đổi thay, biến chuyển nhanh chóng, làm tăng thêm sự gấp gáp, rượt đuổi của cảm xúc lo âu, phập phồng Xuân Quỳnh sống và yêu, cộng hưởng với tuổi thơ không mấy êm đềm nên bà luôn nhạy cảm và yếu lòng trước mọi sự thay đổi là tất yếu, dù là hiện tại hay quá khứ thì sự ám ảnh về tuổi trẻ, số phận, lòng người luôn luôn tồn tại, bởi hết thu sang đông, sắc xanh trên cây đã ngã vàng, thời gian đổi màu, đổi sắc và đổi cả con người Bà hiểu rất rõ bản chất cuộc đời là sự trôi chảy – trôi chảy của thời gian, biến chuyển của lòng người

và cả không gian của cuộc sống Vì những sự di dời và biến chuyển ấy, nhà thơ không khỏi bàng hoàng và giật mình trước tình yêu vì bà biết rằng không có gì

là lâu bền và mãi mãi

“Em đâu dám nghĩ tình yêu là vĩnh viễn Hôm nay yêu mai có thể xa rồi.”

(Thơ tình cho bạn trẻ) Thế nhưng, cũng có lúc cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh đã tìm thấy được sự đồng nhất với thời gian

“Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm

Ngày đăng: 24/08/2016, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w