1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

PHÂN TÍCH THƠ XUÂN DIỆU

10 3,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 27,61 KB

Nội dung

Câu 1: Cái tôi cá nhân độc đáo, sâu sắc, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt đã được xuân diệu thể hiện bằng những vần thơ cách tân độc đáo.. Một trong những nhà thơ có đóng góp to lớn tron

Trang 1

Câu 1: Cái tôi cá nhân độc đáo, sâu sắc, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt đã được xuân diệu thể hiện bằng những vần thơ cách tân độc đáo.

Bài làm Đầu thập niên 1930, văn hoá Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo Cuộc cách tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ mới Một trong những nhà thơ có đóng góp to lớn trong công cuộc cách mạng hóa nền thơ ca nước nhà: Xuân Diệu – một cái tôi cá nhân độc đáo, sâu sắc, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt thể hiện bằng những vần thơ cách tân đầy táo bạo, mới mẻ Là nhà thơ tiêu biểu và “mới nhất trong những nhà Thơ mới”, Xuân Diệu ý thức rất sâu sắc về cái tôi cá nhân, cái tôi ấy thể hiện qua nhiều phương diện, đôi khi ẩn náu thầm kín sau bức màn thế tục cũng có thể mồn một sáng tỏ bằng những vần thơ bộc bạch trực tiếp Dù ở trạng thái nào, thì cái tôi

ấy cũng được thể hiện vô cũng mạnh mẽ và độc đáo, làm nên nét riêng cho Thơ mới nói chung và thơ ông nói riêng

Cái tôi Xuân Diệu được thể hiện qua mối quan hệ gắn bó với đời Theo quan niệm của Xuân Diệu, đời được hiểu theo nghĩa trần thế nhất: là hoa, là lá, là trời đất,

…là những gì hiện diện trên chính mặt đất này, ngay chính trong tầm tay của ta, vì thế ông phải sống hết mình với nó:

“Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn”

(Thanh niên) Đối với nhà thơ, được sống mãi với đời là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất và văn chương là cách tốt nhất để giao cảm với đời, để được sống mãi trên thế gian này đến vĩnh viễn mai sau:

“Hãy để cho tôi được giã từ

Vẫy chào cõi thực để vào hư

Trong hơi thở chót dâng trời đất

Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”

(Không đề) Đây là những vần thơ cuối cùng của ông trước khi vĩnh biệt cõi thiên đàng trần thế

để đến chốn thần tiên hư ảo Đối với ông, không có gì quý hơn mùa xuân, tình yêu và

Trang 2

tuổi trẻ Vì thế, ông dành cho chúng muôn vàn những tình cảm nồng nhiệt và cháy bỏng nhất, dù đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời

Xuân Diệu được xem là ông Hoàng thơ tình khi cảm nhận và diễn tả những biến thái tinh vi của cảm xúc tình yêu thật tinh tế Với ông, tình yêu là thứ tình cảm đòi hỏi vô biên và tuyệt đứt, nghĩa là cao độ:

“Làm sao sống được mà ông yêu

Không nhớ, không thương một kẻ nào

Hãy đốt lòng ta trăm thứ lửa

Cho bừng tia mắt đọ tia sao”

(Tuổi nhỏ) Tình yêu ấy không nhỏ bé, ít ỏi, nó phải dữ dội, mãnh liệt, cuồn cuộn như cơn sóng, ào ào như bão tố, mưa sa và không gì ngăn nổi Đối với Xuân Diệu, tình yêu là sự giao cảm đắm say, cuồng nhiệt từ linh hồn đến thể xác:

“Yêu như thế vần còn chưa đủ

Phải nói yêu đến trăm bận nghìn lần”

(Phải nói) Trong thơ ca xưa, thiên nhiên được xem là chuẩn mực của cái đẹp với những ví von trở thành ước lệ phổ biến: “làn thu thủy, nét xuân sơn”(Nguyễn Du – Truyện Kiều), mặt hoa, mài ngài,…Nhưng với Xuân Diệu mọi thứ đều đảo ngược Với ong, thiên nhiên chỉ đẹp khi mang dáng dấp con người, nhất là người phụ nữ đang độ xuân thì, trẻ trung và tươi mát: “Lá liễu dài như một nét mi”, “Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ”, “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” Đây là những cách tân nghệ thuật mới mẻ, sáng tạo, độc đáo và táo bạo

Với những quan niệm nghệ thuật như thế đã tạo nên cho thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu những hình tượng đầy sức sống và cảm xúc, những lí lẽ sống mới mẻ đến vô thường:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

(Giục giã)

Trang 3

Nhà thơ muốn khẳng đinh cái tôi chói lọi và vô song Ẩn sau đó là nỗi sợ hãi phải hòa tan cái tôi cá nhân của mình trong biển người vô danh “mờ nhân ảnh”, thúc giục niềm say mê hết cỡ, tình yêu tha thiết đến vô cùng và cống hiến đến hết mình, hưởng thụ đến trọn vẹn

Nhưng đáp lại sự nhiệt tình giao cảm lại là cái ngoái đầu thờ ơ đến vô tình, những phản ứng trái chiều khiến Xuân Diệu có đôi lúc như lạc lỏng, chơi vơi giữa cuộc đời quá đỗi nhộn nhịp:

“Người si muôn kiếp như hoa núi

Uổn nhụy lòng ta tặng khách hờ”

(Gửi hương cho gió) Xuân Diệu thấy tình cảm mãnh liệt của mình chỉ như “Nước đổ lá khoai”, vì thế

mà nội dung hầu hết những bài thơ thơ tình của ông là nỗi đau của một trái tim đắm say, nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng, là cảm giác cô đơn, giá lạnh trước thái độ nhạt nhẽo của người đời Nỗi cô đơn ấy như bao trùm khắp tâm hồn thi sĩ, khiến đôi lúc ông muốn tách mình ra khỏi cuộc sống ấy:

“Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất

Không có ai bè bạn nổi cùng ta”

(Hi Mã Lạp Sơn)

Ta hiểu ra vì sao trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu, mùa xuân và bình minh

đi liền với những chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh, sự nồng nàn đi liền với cảm giác bơ vơ, sự ham hố, vồ vập, tham lam đến tận cùng song hành cùng nhu cầu thoát li tất

cả, thậm chí muốn trốn tránh cả chính bản thân mình:

“Tôi sẽ trốn, thẫn thờ, ngơ ngác,

Trái tim buồn như một bãi tha ma”

(Dối trá)

Cô đơn nối tiếp cô đơn, u hoài nối tiếp nghiệp chia li, nhà thơ như cố thu mình lại trong một góc tối tăm, nhỏ hẹp để không ai phải nhìn thấy ông và ngay cả ông cũng chẳng thể thấy rõ mình

Những nét mới trong sáng tác của Xuân Diệu ít nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trực giác phương Tây Theo quan niệm của chủ nghĩa này, thế giới là vô thể vì vậy các nhà thơ

Trang 4

phải cảm nhận và diễn tả những thứ tưởng chừng như vô hình ấy bằng giác quan đặc biệt của thi sĩ: trực giác Vì vậy, các nhà thơ phải mài thật sắc những giác quan của mình để

có thể cảm nhận và biểu diễn hết tất cả, kể cả thứ gọi là vô hình như lòng người:

“Sống toàn thân và thức nhọn giác quan”

(Thanh niên)

“Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm!

Hỡi lòng dạ sâu xa như vực thẳm!”

(Dối trá) Ngỡ ngàng nhận ra một mối tình hoa bướm, nhân vật trữ tình tái tê, đau xót cả tâm can hụt hẫng khi trông rõ lòng dạ người ta, tiếng than khóc nghe nao lòng não ruột

Thành công của Xuân Diệu không hoàn toàn học tập từ những thành tựu phong phú của thơ ca hiện đại phương Tây, mà đó là sự vận dụng những cách tân từ chủ nghĩa tượng trưng cùng với nhiều sáng tạo cá nhân độc đáo Đó là cách lựa chọn hình ảnh mới

mẻ, từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi và đầy tính tạo hình:

“Phất phơ hồn của bông hường Trong hơi phiêu bạt còn vương má hồng”

(Chiều) Hình ảnh như mơ hồ, hư ảo, nhưng lại gợi cảm xúc vấn vương, cái đẹp huyền ảo, kiêu sa, khơi dậy nỗi rung động vọng lên từ cõi lòng

Kết tinh giữa truyền thống tinh hoa dân tộc cùng tư tưởng cách tân mới mẻ từ phương Tây hòa quyện ở một tâm hồn nghệ sĩ khát khao giao cảm với đời đã giúp Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tinh vi của nhiên nhiên cũng như nội tâm con người

và thể hiện trong những vần thơ “ít lời, nhiều ý, súc tích như đọng lại bao nhiêu tinh hoa”(Thế Lữ)

“Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu

Anh với em như một cặp vần”

(Thơ Duyên) Xuân Diệu là một nhà thơ mới, với cái tôi cá nhân độc đáo, sâu sắc cùng một tình yêu cuộc sống mãnh mẽ đến cuồng nhiệt, khát khao giao cảm không muốn chỉ

Trang 5

với một người, mà là với hàng triệu tri âm, tri kỉ, ở mọi nơi, mọi thời, thuộc mọi loại ngừơi khác nhau trên thế gian này Một tâm hồn to lớn như vậy thì ông không thể giam hãm mình chỉ trong thơ, mà còn nhiều thể văn khác nữa Và ở thể loại nào ông cũng gặt hái được nhiều thành công nhất định, in sâu hình ảnh Xuân Diệu – một hồn thơ bao la, cảm hứng dào dạt, sôi nổi trong tình yêu và đắm say với đời./

Câu 2: Bàn về thơ Xuân Diệu cho rằng thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa, em hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu.

Nếu như “nhà thơ điên” Edgar Allan Poe – một cây bút kỳ tài trong thể loại văn chương trinh thám và hình sự nói về thơ với những cái nhìn cao vút và đầy trừu tượng: “Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu thẫm mỹ Trọng tài duy nhất của chúng là khẩu vị Trí khôn và nhận thức chỉ khiến nó trở thành một tài sản Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm tới bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chân lý” Còn đối với Xuân Diệu, người được mệnh danh là nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới” của làng thơ Việt Nam lại cho rằng: “ Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn

là thơ nữa” Và “Vội vàng” tuy không là bài thơ hay nhất nhưng kết tinh nhiều nhất những tư tưởng nghệ thuật, cũng là minh chứng sống động nhất cho cách nhìn độc đáo của ông về thơ

“Thơ là hiện thực” có nghĩa là nguồn thi liệu phong phú chắp cánh cho những cảm hứng bay xa của những nhà thơ được lấy từ thế giới thực tại Và từ những cái nhìn thực tế đó, các nhà thơ tự rút ra cho mình không ít cái nhìn tổng quan về số phận con người, qui luật của tự nhiên chứa đựng nhiều tư tưởng triết lí nhân sinh sâu sắc, có giá trị, gột rửa tâm hồn con người Nến như vậy thì chẳng phải “thơ là cuộc đời sao” Ngòai việc là nơi lưu trữ cảm xúc, tải những giáo lí của cuộc đời, thơ còn mang những nét riêng đặc biệt, mà chỉ có thơ mới làm được và thơ đơn giản chỉ là thơ thôi

Với những tác gia thơ trung đại, cuộc sống thực tại đầy những mưu toan, lọc lừa, cuộc sống ấy có quá nhiều cái xấu, đen tối, đầy rẫy nỗi bất công, oan nghiệt, vì vậy họ luôn tìm về chốn sơn nguyên, cùng cốc, lạc thú với cuộc sống ẩn dật, thoát li khỏi đời như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi, Lý Bạch, Theo quan niệm đa phần của các nhà thơ thời ấy, nơi tươi đẹp nhất, có được cảm giác hưởng thụ thật sự, nơi mà con người trần thế luôn khát khao muốn đến là chốn bồng lai tiên cảnh xa xôi và hư ảo Nó xa xôi bởi nó ngự trị ở phía chân trời, nó hư ảo bởi chỉ có khi con người không còn là con người nữa mới có thể đặt lên vùng đất ấy những dấu chân mờ nhạt Còn đối với Xuân Diệu thiên đàng gần gũi chỉ là cuộc sống này, là mùa xuân, là tình yêu, là tuổi trẻ

Trang 6

“ Của ong bướm…khúc tinh si”

Một loạt bốn từ “này đây” gợi lên sự điểm trỏ về những gì thiên nhiên đang sở hữu, tất cả những tinh túy của đất trời “tuần tháng mật”, “đồng nội xanh rì”, “cành tơ”,

“yến anh…khúc tình si” Thiên nhiên mùa xuân hiện lên trong bộ cánh lộng lẫy, tràn ngập tình yêu, sự giao hòa của tạo vật, muôn loài Có người từng nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc” Quả thật, chốn bồng lai tiên cảnh

hư ảo sao sánh bằng mây cỏ, chim muôn, hoa lá hữu hình lúc tươi mới mơn mởn nơi trần thế, nhân gian Tất cả những điều này nào có xa xôi, nó hiện hữu trong cuộc sống mà chúng ta là một phần của cuộc sống ấy Ta có thể trông thấy những đóa hoa tràn ngập xuân sắc kia nếu đôi cửa sổ tâm hồn muốn mở toang, ta có thể ngửi được cả hương thơm đất trời chỉ trong một cái hít nhẹ nhàng và nếu không tin ta còn có thể vuốt nhẹ lên chớm lông mào trên đầu nàng chim oanh, hái thử một nụ hồng trên cỏ kia và sương sẽ lành lạnh khẽ ướt tay ta Nhưng nếu vẫn còn không tin nữa, hãy vươn người thật rộng để thu hết cái nắng ấm áp và sáng sủa của một ngày mới Đấy là hiện thực, hiện thực chính là cuộc sống tươi đẹp kia

Hương sắc cuộc đời hiện lên trong Vội vàng mới đẹp đẽ làm sao, mới đáng yêu biết nhường nào Nhưng hiện thực bao giờ cũng có hai mặt của nó, mùa xuân đến là đất trời bừng lên niềm tươi vui, phấn khởi, thiên nhiên rực rỡ lên khi thay sắc áo mới điểm tô hoa cỏ muôn màu, đến khi mùa xuân trôi qua, mọi thứ chợt trở nên úa tan, khô héo, buồn

bã, thiếu sức sống Hiện thực không phải là cuộc sống toàn màu hồng, hiện thực còn có những nốt trầm ngân dài khiến người ta phải nao lòng Đó là sự mau lẹ, vô tình trôi đi của thời gian Thời gian trôi qua là mất đi vĩnh viễn Nhưng Xuân Diệu “Tôi không chờ nắng

hạ mới hoài xuân”

“Tôi muốn tắt…bay đi”

Thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên mạnh mẽ của ông, cuồng nhiệt đến táo bạo Ước muốn níu giữ thời gian, chặn lối tuần hoàn, đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng ông muốn đoạt quyền của tạo hóa Những ham muốn cứ ngỡ quá đáng,

vô lí lại làm nên nét riêng, nét lãng mạn trong thơ của ông khi muốn sống thật, sống chân thành, sống cho riêng mình Và nếu không thể níu kéo thời gian thì ông phải tăng tốc nhịp sống của mình, sống nhanh, sống gấp và sống như tựa đề bài thơ :vội vàng Một cách sống mới, tích cực và đầy giá trị nhân văn

Con người hiện đại với suy nghĩ thời gian là một dòng chảy ào ạt, hối hả, đã trôi qua là không bao giờ trở lại Vì thế, cách giải quyết của Xuân Diệu là một phương hướng

Trang 7

xem ra quá hợp thời, đầy hiện đại, hoàn toàn ngược lại với triết lí sống nhàn, sống chậm của thời đại trước:

“Đi đâu mà vội mà vàng

Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây”

Tuy nhiên, đối với nhà thơ sống gấp không có nghĩa chỉ là thụ động, tận hưởng mọi thứ

vô tội vạ trong khi không có bất kì một đóng góp nào Cách sống mới là cách sống đòi hỏi phải nhiệt tình tạo ra cái đẹp, cống hiến hết mình vì cuộc đời, trân trọng từng giây phút ngắn ngủi mà tuyệt vời trên trần thế Quan niệm sống của Xuân Diệu thể hiện niềm trân trọng tuổi trẻ và tình yêu, khẳng định mạnh mẽ giá trị bản thân và chủ động trong mọi hoàn cảnh với những cách giải quyết táo bạo, mới mẻ và đầy tính sáng tạo, thấm đẫm một tinh thần nhân văn cao cả

“Thơ là cuộc đời” thể hiện trong Vội vàng qua niềm tiếc nuối vô hạn về mùa xuân tươi đẹp Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu hiện lên với tất cả những hình ảnh đẹp đẽ nhất, tươi sáng và căng tràn nhựa sống “Vội vàng” như cuốn tâm hồn ta trải rộng đến chân trời Miền đất ấy khiến người đọc như say trong hương tình “ong bướm…tuần tháng mật”, ngây dại với chút mảnh tươi non của hoa cỏ, chim muôn, đắm mình trong “khúc tình” vũ trụ, dạo chơi nơi nhật lầu ngập nắng Thiên nhiên được ví như một cô thiếu nữ tuổi độ trăng tròn tràn đầy xuân sắc với nét cuống hút mãnh liệt “ánh sáng chớp hàng mi”, “ngon như một cặp môi gần”, không gian hữu tình như gợi mở hấp dẫn kì lạ, sự rung động nhục thể trước những vẻ đẹp quá tưởng, tuyệt vời Đang đắm mình trong hương trời mùa xuân ngọt ngào, mê mẩn trong vẻ đẹp mơn mởn, say sưa trong khúc nhạc tình si, tâm hồn nhà thơ trỗi lên nỗi âu lo trước cái mong manh của xuân sắc sẽ phai tàn,

sự đan xen hai luồng cảm xúc trái ngược là điều thường gặp trong thơ tình Xuân Diệu

“Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa.”

Nỗi băn khoăn của tác giả ở đây không chỉ là niềm tiếc nuối vẻ xuân tình, xuân sắc của đất trời, mà đó còn là nỗi trăn trở về cái ngắn ngủi của cuộc đời con người Tác giả nhận thức thật rõ ràng về cái vô thường của tạo hóa:

“Xuân….cũng mất”

Vũ trụ có thể tồn tại vĩnh viễn, trời đất có thể trường tồn, mùa xuân có thể tuần hoàn nhưng “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” tác giả bâng khuâng, tiếc nuối Dù mùa xuân

có đi rồi đến, nhưng liệu nó có còn thăng hoa, cuống hút và mê đắm như tiết trời mùa hoa thay áo năm nào hay không? Hay chỉ mang “độ phai tàn”, héo úa, chia phôi Mối tương giao giữa cảnh vật và con người dường như quá màu nhiệm,

Trang 8

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu.

Người buồn cảnh có vui đâu bao gìơ.”

Thế nên trời đất cũng nhuốm màu buồn bã với những tính từ “chia phôi”, “than thầm tiễn biệt”, “đứt”, ‘hờn”, “phai tàn” Đây chẳng phải “thơ là cuộc đời” sao, là thực tế, sự thật buộc phải chấp nhận Xuân Diệu đã viết nên bản nhạc cuộc đời với những thăng trầm của cảm xúc từ một tâm hồn tinh tế, đa sầu, đa cảm

Trong thơ ca trung đại, nổi bật là tính phi ngã, cái tôi trữ tình luôn phải ẩn náu sau những hình tượng thiên nhiên Trong khi đó, Xuân Diệu lại bộc lộ ý thức cá nhân ấy một cách thẳng thắn và táo bạo:

“Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn gió lại,

Cho hương đừng bay đi.”…

Nói Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới, quả danh phong không sai Bằng việc tạo nên một khổ thơ năm chữ ở đầu đoạn duy nhất trong cả bài như làm nên nhịp thở gấp gáp về sự hối hả muốn tận hưởng hương sắc của cuộc đời, của tuổi trẻ và của tình yêu Từ những tham vọng muốn “tắt nắng”, “buộc gió” thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên của ông mạnh mẽ đến nhường nào, cuồng nhiệt đến vô hạn

Đối với Xuân Diệu, thiên nhiên không còn là chuẩn mực của cái đẹp như trong thơ trung đại nữa, thiên nhiên chỉ đẹp khi mang dáng dấp con người độ tuổi thanh xuân, đặc biệt là hình hài cô thiếu nữ khi tràn ngập sự tươi mới, trẻ trung và căng tràn nhựa sống Cách so sánh giữa “ánh sáng” với “hàng mi” của một đôi mắt đẹp tưởng chừng không cân xứng nhưng lại tạo nên nét độc đáo, cụ thể hóa cái trừu tượng thành một thứ hữu hình

có thể sờ, có thể ngắm và có thể đặt lên ấy một nụ hôn

“Và này….cặp môi gần”

Một ngày mới chưa bao giờ tuyệt vời đến như vậy khi có một vị thần ghé thăm, mỗi ngày trôi qua sẽ chẳng là gì khi cuộc sống con người trôi qua mà không có niềm vui Một triết

lí nhân sinh được tác giả nhẹ nhàng gửi trọn vào trái tim những con người trần tục

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Trang 9

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”

Lại một nét độc đáo trong thơ Xuân Diệu, sự so sánh dường như không tương xứng, xuân “đương tới”= “đương qua”, “còn non” = “sẽ già” nhưng lại bổ khuyết cho nhau, tạo nên một đẳng thức đặc biệt

Thi pháp hiện đại đã chắp cho những cảm giác mới mẻ của Xuân Diệu, giúp cho nhà thơ diễn tả được trọn vẹn trạng thái hồn nhiên, mơ hồ trước cái sắc xuân của cảnh vật, muôn loài bằng tất cả những giác quan từ nhiều góc độ để có thể cảm nhận hết sự quyến rũ, đắm say hồn người của vẻ đẹp ấy

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Ba chữ “ta muốn ôm” mô phỏng hình ảnh nhân vật trữ tình đang dang rộng vòng tay để ôm tất cả sự sống lúc xuân thì - sự sống giữa thời tươi vào lòng Đó là chân dung cái tôi trữ tình tham lam muốn “ôm”, muốn “riết”, muốn “say”, muốn “thâu” tất cả cảnh sắc thời tươi cho đến tận “chuếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê” Đây quả là một khát khao

vô cùng lớn lao, tuyệt đỉnh, tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu

Điệp từ, điệp ngữ được sử dụng với tần số dày đặc trong cả đoạn thơ tiêu biểu cho nhịp điệu dồn dập, đầy nhiệt huyết, đắm say và cảm xúc trào dâng mãnh liệt Tạo thành một dòng cảm xúc dào dạt, cuồn cuộn, dữ dội và không gì ngăn được Câu cuối cùng kết thúc bài thơ: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!” Khát khao ấy đã lên đến đỉnh điểm, sự tham lam ấy đã lên đến tột cùng, sự chuyển đổi cảm giác, biến thứ vô hình thành một thứ trái ngọt có thể sờ, cảm nhận và “cắn” được Sự cụ thể hóa mùa xuân đã làm nên nét thú vị và độc đáo cho bài thơ

Thơ Xuân Diệu thật mới mẻ, phóng khoáng, mang những luồn suy nghĩ thật táo bạo với những cảm nhận thật tinh vi độ không thể hơn được nữa Chính Xuân Diệu đã làm nên nét riêng cho thơ của mình Và cũng từ ông ta nhận ra rằng “thơ chỉ là thơ” thôi, không gì có thể so sánh, có thể đo lường hay định nghĩa

Thơ là một ngôn ngữ đặc biệt của cuộc đời, của đất trời và cả của trái tim con người Hiện thực cuộc sống, vòng quay của những kiếp người hay cả biển tình yêu thương đều gói gọn trong những vần thơ ngắn ngủi, hàm súc, đa tầng nghĩa và đầy yếu tố gợi Nghe có vẻ khó tin bởi “Thơ thực sự là một điều gì đó rất thiêng liêng Nó vừa là

Trang 10

trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng…”(Percy Bysshe Shelley) Thơ là những vô thường của tâm hồn, vô thường đến độ chỉ có thể gọi là “thơ” thôi Và Xuân Diệu phải có những xúc cảm thật sự sâu sắc mới có thể viết nên những vần thơ đẹp đẽ, đắm say và nồng nàn như vậy./

Ngày đăng: 28/02/2016, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w