1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG

69 3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, không chỉ thế giới mà ở Việt Nam việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước về đất đai trở nên phổ biến. Bên cạnh đó là sự không đồng bộ trong việc sử dụng các phần mềm, dẫn đến cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính được quản lý không theo một khuôn dạng nào. Cho nên, viêc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa được đồng bộ giữa các cấp gây rất nhiều trở ngại cho các nhà quản lý đặc biệt là công việc chỉnh lý biến động nằm ở khu vực có nhiều biến động như Dĩ An.

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & THỊ TRƯỜNG BĐS

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN

ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN

DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG

GVHD: Đặng Quang Thịnh SVTH : Nguyễn Đình Hải MSSV : 04120082

LỚP : DH04QL Ngành : Quản lý đất đai

TP HỒ CHÍ MINH Tháng 8/2008

Trang 2

NGUYỄN ĐÌNH HẢI

ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN

ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN

DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG”

Luận văn tốt nghiệp được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng

Kỹ sư ngành Quản Lý Đất Đai

GVHD: Thầy ĐẶNG QUANG THỊNH

TP HỒ CHÍ MINH Tháng 8/2008

Trang 3

Là một người con, con xin cảm ơn bố mẹ đã dành cho con tất cả những gì tốt đẹpnhất của cuộc sống, sinh con ra và nuôi con lớn khôn Con xin hứa sẽ học tập tốt, vàthành đạt để đền đáp lại công ơn của hai người.

Là một sinh viên, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:

Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố HồChí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường

Thầy Đặng Quang Thịnh cùng các Thầy Cô Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất ĐộngSản đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức chuyên môn; những kinhnghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập, thựctập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cùng tất cả những người ở UBND Thị trấn Dĩ An đã tạo điều cho em có môitrường thực tập tốt trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Tập thể lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 30 cùng với những người có liên quan đãgiúp đỡ trong suốt thời gian học tập và thực tập vừa qua

Vì thời gian làm đề tài và kiến thức có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai sót.Rất mong được những đón góp quý báu của quý thầy cô, cùng bạn đọc để luận vănđược hoàn thiện hơn

Trang 4

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hải, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động

sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis chỉnh lý biến động bản

đồ địa chính trên địa bàn thị trấn Dĩ An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương”

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đặng Quang Thịnh, Khoa Quản lý Đất đai và Bất

động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Nội dung tóm tắt của báo cáo: Đề tài được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 08năm 2008 tai UBND thị trấn Dĩ An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai,phản ánh kịp thời hiện trạng sử dụng đất ngoài thực địa, giúp nhà nước nắm rõ thôngtin về quỹ đất Đó là công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, không chỉ thếgiới mà ở Việt Nam việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước

về đất đai trở nên phổ biến Bên cạnh đó là sự không đồng bộ trong việc sử dụng cácphần mềm, dẫn đến cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính được quản lý không theo mộtkhuôn dạng nào Cho nên, viêc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước vềđất đai chưa được đồng bộ giữa các cấp gây rất nhiều trở ngại cho các nhà quản lý đặcbiệt là công việc chỉnh lý biến động nằm ở khu vực có nhiều biến động như Dĩ An

Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài giải quyết các nội dung cơ bản sau:

 Thu thập, phân tích, đánh giá bản đồ hiện có

o Thu thập bản đồ địa chính trong vùng nghiên cứu để phục vụ công táccập nhật chỉnh lý biến động

o Phân tích, đánh giá, kiểm tra bản đồ thu thập được

o Công tác đánh giá, kiểm tra bản đồ thực hiện theo quy định về độ chínhxác dữ liệu

o Gốc của chuẩn bản đồ số địa chính

 Nội dung, thẩm quyền, trình tự trong công tác cập nhật chính lý biến động đất đaitrên bản đồ địa chính

 Đánh giá phân loại các trường hợp biến động trên địa bàn

Chuẩn hoá dữ liệu bản đồ từ Autocad về Microstation

 Xây dựng quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động CSDL bản đồ địa chính bằngphần mềm MicroStation và FAMIS

 Nghiên cứu, ứng dụng các chức năng của phần mềm MicroStation và FAMIStrong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động CSDL bản đồ địa chính

 So sánh hiệu quả giữa việc cập nhật chỉnh lý biến động bằng tin phần mềmMicroStation và Famis so với việc thực hiện bằng thủ công tại địa phương và so sánhvới các phần mềm khác

Trang 5

Lý do thực hiện đề tài 1

Mục tiêu nghiên cứu 1

Đối tượng nghiên cứu 2

Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN 1: TỔNG QUAN 3

I.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu 3

I.1.1 Điều kiện tự nhiên 3

I.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 4

I.1.3 Thực trạng môi trường 5

I.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương 5

I.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7

I.3.1 Biến động đất đai 7

I.3.2 Hệ thống hồ sơ địa chính 10

I.3.3 Nội dung nghiên cứu 14

I.3.4 Phương pháp nghiên cứu 14

I.3.5 Phương tiện nghiên cứu 15

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

II.1 Cơ cấu các loại đất và hiện trạng cơ sở hạ tầng thị trấn Dĩ An 18

II.1.1 Cơ cấu các loại đất 18

II.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 20

II.2 Tình hình tư liệu trắc địa bản đồ của thị trấn Dĩ An 20

II.3.Tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai thị trấn Dĩ An 21

II.3.1 Tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính 21

II.3.2 Bảng thống kê diện tích các loại đất thị trấn Dĩ An sau khi cập nhật, chỉnh lý biến động 22

II.4 Nội dung, thẩm quyền và trình tự trong công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ địa chính 23

II.4.1 Nội dung cập nhật chỉnh lý biến động 23

II.4.2 Thẩm quyền cho phép cập nhật biến động cấp quận (huyện) 26

II.4.3 Quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính 27

Trang 6

II.5.1 Chuẩn hoá bản đồ địa chính 28

II.5.2 Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm FAMIS 28

II.5.3 Chỉnh lý biến động hình thể thửa đất 39

II.5.4 Kết quả thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính trên địa bàn thị trấn Dĩ An 51

II.6 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHỈNH LÝ 51

II.7 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 52

II.7.1 Hiệu quả về thời gian 52

II.7.2 Hiệu quả về mặt kỹ thuật 52

II.7.3 Hiệu quả về mặt kinh tế 53

II.8 So sánh với AutoCAD và một số phần mềm khác 53

II.8.1 Với phần mềm AutoCAD 53

II.8.2 Với phần mềm ViLiS Registration System 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 7

NĐ Nghị định

VP.ĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

CSDL Cơ sở dữ liệu

TN – MT Tài nguyên và Môi trường

MĐQH Mục đích quy hoạch

BĐĐC Bản đồ địa chính

KT – XH Kinh tế và xã hội

CMND Chứng minh nhân dân

MĐSDĐ Mục đích sử dụng đất

QSDĐƠ Quyền sử dụng đất ở

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1: Mô tả đơn vị đất đai thị trấn Dĩ An 4

Bảng 2: Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính đến Quý I năm 2008 6

Bảng 3 : Cơ cấu các loại đất trong huyện Dĩ An đến Quý I năm 2008 6

Bảng 4: Biến động các loại đất qua các năm của Huyện Dĩ An 7

Bảng 5: Cơ cấu các loại đất chính của thị trấn huyện Dĩ An đến Quý I năm 2008 18

Bảng 6: Cơ cấu đất phi nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008 18

Bảng 7: Cơ cấu đất nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008 19

Bảng 8: Các loại đất sau cập nhật, chỉnh lý biến động của thỉ trấn Dĩ An Quý I năm 2008 22

Bảng 9: Số lượng các loại hồ sơ biến động qua các năm của thị trấn Dĩ An 24

Bảng 10: Số liệu biến động của thị trấn Dĩ An Quý I năm 2008 24

Bảng 11: Thống kê số liệu biến động của thị trấn Dĩ An Quý I năm 2008 25

Bảng 12: Số lượng các tờ bản đồ tương ứng theo tỷ lệ của thị trấn Dĩ An 28

Bảng 13: Phân loại một số đối tượng bản đồ địa chính 30

Bảng 14: Thống kê các thửa biến động trên bản đồ địa chính thị trấn Dĩ An 43

Bảng 15: Hiệu quả kinh tế về việc ứng dụng các phần mềm tin học vào công tác cập chỉnh lý biến động 53

Trang 8

Sơ đồ 2: Nội dung chỉnh lý biến động CSDL BĐĐC 27

Sơ đồ 3: Công tác chuẩn bị 28

Sơ đồ 4: Biến động không thay đổi hình thể thửa đất 42

Sơ đồ 5: Quy trình cập nhật biến động có thay đổi hình thể thửa đất 44

Sơ đồ 6: Đề xuất quy trình chỉnh lý 51

Sơ đồ 7: Các chức năng cập nhật, chỉnh lý và quản lý biến động của ViLiS……… ……….54

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu các loại đất trong huyện Dĩ An 6

Biểu đồ 2: Biến động các loại đất qua các năm của Huyện Dĩ An 7

Biểu đồ 3: Cơ cấu các loại đất chính của thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008 18

Biểu đồ 4: Cơ cấu đất phi nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008 19

Biểu đồ 5: Cơ cấu đất nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008 20

Biểu đồ 6: Số lượng các loại hồ sơ biến động qua các năm của thị trấn Dĩ An 24

Biểu đồ 7: Số liệu biến động của thị trấn Dĩ An Quý I năm 2008 25

Biểu đồ 8: Thống kê số liệu biến động của thị trấn Dĩ An Quý I năm 2008 25

Trang 9

Phụ lục 1: Tờ bản đồ 3ab-1 sau biến động tách thửa, nhập thửa và mở đường GTPhụ lục 2: Minh họa các thửa thế chấp QSDĐ trên tờ bản đồ 3ab-1

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lý do thực hiện đề tài

Đất đai là thành phần tất yếu, không thể thiếu để hình thành nên quốc gia Bởivậy đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì việc quản lýđất đai luôn được đặt lên hàng đầu Việt Nam ta luôn hoà chung vào sự phát triển của

cả thế, tiếp thu sự tiến bộ nền văn minh nhân loại Đặc biệt là sự phát triển của ngànhcông nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan toả vào tất cả các ngành, các lĩnhvực và di sâu vào mọi khía cạnh cuộc sống Với những ưu điểm của nó, trong nhữngnăm qua nhiều lĩnh vực công nghệ tiên tiến đã được áp dụng có hiệu quả ở nước ta nhưGPS, GIS…

Với sự liên quan hầu hết tới các lĩnh vực KT – XH, nên tình hình sử dụng đấtđai có rất nhiều biến động xảy ra Chịu tác động trực tiếp từ nền kinh tế thị trường, quátrình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước tạo nên Chính vì vậy, quá trình sử dụngđất và tình hình chuyển nhượng QSDĐ diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soátđựoc Điều này tạo ra trở ngại rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong

cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng Để quản lý đất đai có hiệu quả đòihỏi việc nắm bắt cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng thông quađăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên bản đồ địa chính Việc cập nhậtnhững thay đổi để làm cơ sở bảo hộ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể cóliên quan, tạo điều kiện để nhà nước hoạch định chính sách quản lý và phát triển

Trong khi đó, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai hiện nay ở tỉnhBình Dương nói chung và ở huyện Dĩ An nói riêng phần lớn chỉ thực hiện theophương pháp thủ công, và có một số sử dụng Autocad, nên gặp nhiều khó khăn hoặckhông thuận lợi cho việc lưu trữ và quản lý

Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, nên việc áp dụng các phần mềm để gópphần vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai là rất cần thiết Xuất phát từ thực tếtrên, được sự giúp đỡ của cơ quan liên quan và sự phân công của khoa QLDĐ và BĐS

tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis chỉnh lý biến động

cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính trên địa bàn thị trấn Dĩ An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương”

Mục tiêu nghiên cứu

+ Đảm bảo các yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với hiện trạng sử đất, quản lýđất đai theo thời gian và phù hợp với hồ sơ địa chính

+ Giúp nhà nước thương xuyên nắm vững quỹ đất tạo cơ sở quản lý, phân bố,

sử dụng đất thống nhất, theo quy hoạch, có hiệu quả

+ Thực hiện tốt công tác địa chính thưòng xuyên tại địa phương

 Yêu cầu về phần mềm ứng dụng cập nhật, chỉnh lý biến động:

- Có khả năng kết nối với file dữ liệu chuẩn*.dgn

Trang 11

- Có khả năng quản lý dữ liệu dung lượng lớn và phải có khả năng lưu trữ lâudài.

- Có công cụ phát triển thích ứng với yêu cầu sử dụng

- Khả năng phần mềm ở dạng mở

Dựa vào yêu cầu, quy mô hiện tại của phần mềm, đề tài tiến hành ứng dụngphần mềm tin học để chỉnh lý CSDL bản đồ địa chính

Đối tượng nghiên cứu

Cập nhật, chỉnh lý tất cả các hình thức biến động trên từng thửa đất vào bản đồđịa chính của thị trấn Dĩ An trên cơ sở đã chuẩn hoá bản đồ địa chính số về dạngchuẩn theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong vòng 5 tháng: Từ 01/04/2008đến 30/07/2008, thu thập số liệu, xử lý và chuẩn hóa bản đồ và hoàn thành các phầnviệc mà đề tài đề cập đến, để hoàn thành đúng thời gian quy định

Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ

An, tỉnh Bình Dương

Về nội dụng: Đề tài thực hiện chuẩn hóa bản đồ địa chính dạng số được đo vẽmới về dạng chuẩn theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường làm cơ sở chocông tác cập nhật và chỉnh lý biến động

Ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS để chỉnh lý CSDL bản đồ địachính trên địa bàn thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và nhằm so sánh vớicác hình thức cập nhật khác

Ý nghĩa thực tiễn

Việc ứng dụng phần mềm MicroStation và FAMIS vào công tác chỉnh lý CSDLbản đồ địa chính, giúp giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai một cách hiệuquả, khoa học, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, kinh phí và hiện đại hơn sovới các phương pháp khác Chính vì vậy, những thông tin thay đổi ngoài thực địa sẽnhanh chóng được cập nhật, chỉnh lý trên bản đồ địa chính theo đúng quy định của BộTài Nguyên và Môi Trường Đây là bước đi hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc quản

lý, khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế -xãhội của địa phương Góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước

Trang 12

PHẦN 1: TỔNG QUANI.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu

Hinh 1: Sơ đồ vị trí thị trấn Dĩ An I.1.1 Điều kiện tự nhiên

1 Vị trí địa lý

Thị trấn Dĩ An là trung tâm kinh tế chính trị của huyện, nằm ở vị trí cửa ngỏvào các thành phố lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có lợi thế giao thôngvới đường xuyên Á, tỉnh lộ ĐT 743, tuyến đường sắt Bắc Nam và các tỉnh lộ lớn dựkiến mở nối các tỉnh xung quanh Đây là những điều kiện thuận lợi tạo điều kiện choThị trấn phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao, vận chuyển hàng hóa, giao lưu vănhoá nói riêng và huyện Dĩ An nói chung

Thị trấn Dĩ An nằm ở phía nam của huyện Dĩ An với diện tích tự nhiên là1.043,47 ha, có tứ cận được xác định

 Phía Bắc giáp xã Tân Đông Hiệp

 Phía nam giáp xã An Bình

 Phía đông giáp xã Đông Hoà

 Phía tây giáp Tp Hồ Chí Minh

Sơ đồ vị trí thị trấn Dĩ An

Trang 13

2 Địa hình - địa mạo

Thị trấn Dĩ An có địa hình tương đối bằng phẳng, biến đổi thấp dần từ Tây sangĐông với độ dốc trung bình từ 3 - 80 rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất

Độ cao trung bình từ 20-40 m, thoát nước tốt, kết cấu địa chất vững chắc phùhợp với xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư, các trung tâm hành chínhthương mại

3 Khí hậu

Thị trấn Dĩ An nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cónhiệt độ quanh năm trung bình từ 25,8oc – 26,9oC, ít gió bão và không có mùa đônglạnh Nhiệt độ cao nhất vào tháng 12 và thấp nhất vào tháng 4

Độ ẩm trung bình 82%/năm Tháng thấp nhất 75% (tháng 2), tháng cao nhất91% (tháng 9)

Lượng mưa bình quân tương đối cao (từ 1600 – 1700 mm/năm) và phân hoátheo 02 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vàotháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới trên 90% lượng mưa cả năm, mùa khô nắngnhiều, bức xạ lớn, lượng nước bốc hơi cao chiếm khoảng 75-80% gây ra hạn hán Vìvậy đối với sản xuất nông nghiệp cần chọn các loại cây trồng phù hợp mang ý nghĩarất quan trọng

Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.500-2.800 giờ/năm, tháng có giờ nắngcao nhất là tháng 12

4 Thủy văn

Trên địa bàn thị trấn hệ thống sông suối hầu như là không có, lượng nước chínhcung cấp cho thị trấn là từ nguồn nước ngầm Trong tương lai nguồn nước chính củathị trấn sẽ được cung cấp từ sông Đồng Nai

I.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

1 Tài nguyên đất

Thị trấn Dĩ An có diện tích tự nhiên tương đối lớn 1.043,47 ha chiếm 17,36%tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, mang 2 loại đất chính là: Đất nâu vàng trênphù sa cổ và đất xám gley

Bảng 1: Mô tả đơn vị đất đai thị trấn Dĩ An

Trang 14

I.1.3 Thực trạng môi trường

Thị trấn Dĩ An là nơi tập trung khá đông dân cư với rất nhiều nhà máy, xínghiệp và các cơ sở du lịch Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn đểbảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái chung của thị trấn

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

Thuận lợi

Điều kiện thời tiết của thị trấn ít biến đổi, địa hình tương đối bằng phẳng cùngvới nền đất vững chắc là nơi thuận lợi để phát triển các nhà máy, cụm khu côngnghiệp, các khu dân cư tập trung

Khó khăn

Nguồn nước được cung cấp bởi chủ yếu là các nguồn nước ngầm chỉ có thể đápứng được phần nào nhu cầu nước cho công nghiệp, các ngành kinh tế cung như nhucầu sinh hoạt của nhân dân

Kết cấu hạ tầng trong mấy năm gần đây tuy đã được quan tâm và đầu tư cải tạo,nhưng vẫn đang trong tình trạng thấp kém, thiếu đồng bộ chưa đủ đáp ứng cho mộtnền sản xuất hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường vàchưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài

I.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Dĩ An, Bình Dương.

Huyện Dĩ An được tái thành lập theo nghị định số 58/NĐ –CP ngày 23/07/1999

của chính phủ, huyện Dĩ An nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Dương Dĩ An nằm trongvùng trọng điểm kinh tế phía nam, là huyện có diện tích tự nhiên nhỏ nhất tỉnh(6010.04ha) và có mật độ cao nhất tỉnh (3011người/km2)

Cùng với huyện Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một, Dĩ An là một trong 3 huyện cónền kinh tế phát triển nhất tỉnh Bình Dương, vì có lợi thế là cửa ngõ lưu thông giữa 3tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM; đồng thời có tuyến quốc lộ 1a, 1k và tuyếnđường sắt quốc gia chạy qua nên Dĩ An có đủ điều kiện phát triển kinh tế mạnh mẽtrong vùng kinh tế trọng điểm phía nam

- Phía Đông giáp huyện TP.HCM

- Phía Tây giáp huyện Thuận An

- Phía Nam giáp TP.HCM

- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên ,TP Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai

Dĩ An có 7 đơn vị hành chính, trong đó có 6 xã và 1 thị trấn

Trang 15

Bảng 2: Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính đến Quý I năm 2008

STT Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha)

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía nam và được coi là một trongnhững vùng năng động nhất của tỉnh, Dĩ An đã và đang là nơi có sức hút lớn đối vớicác nhà đầu tư trong và ngoài nước

Bảng 3 : Cơ cấu các loại đất trong huyện Dĩ An đến Quý I năm 2008

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %Đất nông nghiệp 1178,23 19,6

Đất phi nông nghiệp 4831,81 80,4

Nguồn Phòng TN – MT huyện Dĩ An

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Biểu đồ 1: Cơ cấu các loại đất trong huyện Dĩ An

Trang 16

Bảng 4: Biến động các loại đất qua các năm của huyện Dĩ An

Loại đất

Tăng (+) Giảm (-)

DT (ha)

Tỷ lệ (%)

DT (ha)

Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 2067,15 34.39 1767.15 29.40 -300

Đất phi nông nghiệp 3942,89 65.61 4242.89 70.60 300

Biểu đồ 2: Biến động các loại đất qua các năm của huyện Dĩ An

I.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

I.3.1 Biến động đất đai

1 Khái niệm biến động đất đai

Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất

sau khi cấp GCNQSDĐ lập hồ sơ địa chính ban đầu

Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành

Trang 17

 Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất

 Biến động do quy hoạch

 Biến động do thiên tai

 Biến đông do thế chấp, bảo lãnh QSDĐ

 Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên GCNQSDĐ; docấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận; do thay đổi số thứ tự thửa đất; số thứ tự

tờ bản đồ; địa chỉ thửa đất…

 Biến động do nhận QSDĐ theo Quyết định công nhận kết quả hoà giải thànhcông đối với tranh chấp đất đai của UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ

 Biến động do nhận QSDĐ theo quyết định hành chính do giải quyết khiếu nại,

tố cáo về đất đai của UBND cấp có thẩm quyền

 Biến động do nhận QSDĐ theo bản án, quyết định của Toà án nhân dân hoặcQuyết định của cơ quan thi hành án

 Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phùhợp với pháp luật

 Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo quyết định cơquan, tổ chức

 Biên động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩmquyền hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật

3 Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính

Chỉnh lý sai sót trên các sổ sách theo mẫu QĐ 499

Chỉnh lý hoàn thiện sổ sách mẫu QĐ 56

Chỉnh lý sai sót nhầm lẫn trên GCNQSDĐ đã cấp

Chỉnh lý tài liệu bản đồ

Hoàn thiện hồ sơ địa chính và GCNQSDĐ sau khi đo vẽ bản đồ địa chính lạitheo toạ độ

4 Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ biến động

a) Các cơ quan sau đây có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết các loại hồ sơ đất đai:

 UBND xã, thị trấn nơi có quỹ đất tiếp nhận giải quyết loại hồ sơ:

Hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn

 VP.ĐKQSDĐ giải quyết các loại hồ sơ sau:

- Hồ sơ đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp bằng QSDĐ

- Hồ sơ đăng ký cho thuê, cho thuê lại, xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSDĐ

- Hồ sơ đăng ký góp vốn, xóa đăng ký góp vốn bằng QSDĐ

- Hồ sơ chuyển đổi QSD đất nông nghiệp

Trang 18

- Hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho người nhận QSDĐ thuộc trường hợp quy định tạiđiểm k và điểm l tại khoản 1 điều 99 Nghị định 181/2004/NĐ –CP

- Hồ sơ nhận đăng ký QSDĐ do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, kêbiên bán đấu giá QSDĐ

- Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép

- Hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa

b) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại đâu thì sẽ nhận được kết quả giải tại nơi đó theođúng thời gian quy định giải quyết của từng loại hồ sơ Cơ quan tiếp nhận và giảiquyết hồ sơ có trách nhiệm bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực, đạo đức trong việctiếp nhận, chuyển trả hồ sơ theo quy định và cơ chế một “cửa”

c) Các trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa nội dung

hồ sơ:

 Trường hợp nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ không tiếp nhận hồ sơ hoặc yêucầu người nộp hồ sơ bổ sung, chỉnh sửa lại các loại giấy tờ để hồ sơ đủ yếu tố giảiquyết thì phải ghi rõ băng văn bản lý do hồ sơ không được nhận, hoặc nội dung cầnphải bổ sung, chỉnh sửa trên các loại giấy tờ có trong hồ sơ và chỉ được yêu cầu mộtlần cho một hồ sơ

 Trường hợp hồ sơ đã được tiấp nhận nhưng không được giải quyết, và trả lại thìChủ tịch UBDN xã, thị trấn (đối với hồ sơ nộp tại Văn phòng HĐND – UBND xã, tịtrấn hoặc Chủ tịch UBND huyện phải trả lời bằng Văn bản cho người nộp hồ sơ biết lý

do hồ sơ không được giải quyết

5 Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ biến động

a) Văn phòng HĐND – UBND huyện:

 Tổ chức bố trí nơi tiếp nhận và chuyển trả hồ sơ theo cơ chế “một cửa”

 Tham mưu UBND huyện kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết và chuyển trả hồ

sơ của UBND xã (thị trấn), Phòng TN – MT và VP.ĐKQSDĐ

b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất:

 Tiếp nhận và chuyển trả hồ sơ cho người sử dụng

 Thực hiện công tác giải quyết hồ sơ theo thẩm quyền quy định

 Phối hợp VP.ĐKQSDĐ thuộc Sở TN – MT tỉnh trong quá trình cập nhật, chỉnh

lý biến động hồ sơ địa chính; với cơ quan thuế huyện trong việc xác định nghĩa vụ tàichính của người sử dụng đất; với UBND xã, thị trấn trong việc luân chuyển hồ sơ cấpGCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn

 Báo cáo hằng ngày tình hình tiếp nhận và chuyển trả hồ sơ cho UBND huyện,phòng TN – MT

 Thực hiện thu phí trích đo, trích lục thửa đất, trích sao hồ sơ; lệ phí địa chínhc) Phòng TN – MT:

 Thực hiện thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định

 Quản lý công tác giải quyết hồ sơ của VP.ĐKQSDĐ

 Báo cáo tình hình giải quyết hồ sơ cho UBND huyện khi có yêu cầu

d) Cơ quan thuế:

Trang 19

Xác định các khoản nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiệnhoặc ghi nợ theo quy định của pháp luật do VP.ĐKQSDĐ chuyển đến

Thời gian thực hiện là không quá ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận được

số liệu địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế cótrách nhiệm thông báo cho Văn phòng ĐKQSDĐ về mức nghĩa vụ tài chính mà người

sử dụng đất phải thực hiện hoặc ghi nợ

e) UBND xã, thị trấn:

 Tiếp nhận, luân chuyển và giải quyết hồ sơ theo thẩm quyền quy định

 Xem xét và xác nhận đơn của hộ gia đình, cá nhân xin ghi nợ QSDĐ khi chưa

đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước

I.3.2 Hệ thống hồ sơ địa chính

1 Bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là sự thể hiện bằng số hoặc các vật liệu như giấy,

diamat hệ thống các thửa đất của các chủ sử dụng hoặc các yếu tố địa lý khác đượcquy định cụ thể theo một hệ thộng không gian, thời gian nhất định và theo sự chi phốicủa pháp luật

 Nội dung của bản đồ địa chính

- Điểm khống chế tọa độ và độ cao

- Địa giới hành chính các cấp

- Ranh giới thửa đất

- Loại đất

- Công trình xây dựng trên đất

- Ranh giới sử dung đất

Bản đồ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau:

- Có thay đổi số hiệu thửa đất

- Tạo thửa đất mới hoặc do sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa đất;

- Thay đổi mục đích sử dụng đất

- Đường giao thông; hệ thống thuỷ văn tạo mới hoặc thay đổi ranh giới

- Thay đổi mốc và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các ghi chúthuyết minh trên bản đồ;

- Thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình

- Bản đồ địa chính được biên tập lại khi có trên 40% số thửa đất của tờ bản đồ đãđược chỉnh lý

2 Sổ mục kê

Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện tất cả cácthửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất

Trang 20

 Mục đích lập sổ: để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất, thông kê và kiểm

+ Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ văn: Ghi ký hiệu, số thứ tự và tên đốitượng có trên mỗi tờ bản đồ

 Sổ được lập trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính và được chỉnh lý trong cáctrường hợp sau:

+ Sau khi cấp GCN: Bổ sung mục đích theo GCN, chỉnh lý nội dung khác có thayđổi

+ Trong chỉnh lý biến động: Chỉnh lý các nội dung có thay đổi (trừ MĐQH)

+ Trong kiểm kê đất: Chỉnh lý mục đích sử dụng đất theo kiểm kê

 Nguyên tắc lập sổ:

+ Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng xã

+ Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ

+ Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự số hiệu thửa đất; ghi hêt các thửa đất thì để cách sốtrang bằng 1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến; sau đóvào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo;

 Cách ghi cụ thể và ký hiệu loại đất được hướng dẫn sau trang bìa của mỗi quyểnsổ

 Lập sổ mục kê đối với trường hợp sử dụng sơ đồ, bản đồ khác, trích đo địa chính: + Lập sổ riêng cho từng loại tài liệu sử dụng: sơ đồ, bản đồ, trích đo địa chính + Thứ tự nội dung ghi vào sổ như quy định đối với bản đồ địa chính

 Đối với sổ mục kê được lập theo mẫu cũ được xử lý như sau:

+ Nơi lập sổ mục kê đã và cấp GCN theo bản đồ địa chính thì tiếp tục sử dụng sổ đãlập;

+ Nơi lập sổ mục kê đất đai theo bản đồ địa chính nhưng chưa cấp GCN thì lập lại

Trang 21

+ Tên và địa chỉ người sử dụng

+ Thửa đất gồm: Số hiệu thửa đất; diện tích sử dụng riêng hoặc sử dụng chung; mụcđích sử dụng; thời hạn sử dụng; nguồn gốc sử dụng, phát hành và số vào sổ cấp GCN + Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú gồm: Giá đất, tài sản gắn liền với đất; những hạn chế về quyền sử dụng đất; nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện; những thay đổi trong quá trình sử dụng đất;

 Nguyên tắc lập sổ:

+ Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký

+ Thứ tự ghi vào sổ địa chính theo thứ tự cấp giấy

+ Sổ được lập thành các quyển riêng cho từng loại đối tượng:

- Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư SDĐ, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Quyển A- 1,2 ;

- Hộ, cá nhân (hộ khẩu xã khác), người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở: quyển B-1,2

- Người mua căn hộ chung cư: Quyển C-1,2

- Hộ, cá nhân (hộ khẩu xã khác), cộng đồng dân cư: Quyển D-1, Đ-1,

+ Mỗi người sử dụng đất ghi một trang gồm tất cả các thửa, không hết thì mở trang mới và ghi thông tin liên kết các trang của người đó;

+ Đối với thửa đất sử dụng chung ghi vào trang của từng người(diện tích chung) + Nội dung thông tin ghi theo nội dung thông tin trên GCN

Trong đó ghi bằng ký hiệu đối với: Mục đích SD, nguồn gốc SD

 Cách ghi cụ thể và ký hiệu được hướng dẫn sau trang bìa của mỗi thửa

 Đối với nơi đã lập sỏ địa chính theo Thông tư 1990 được xử lý như sau:

+ Sổ địa chính đã lập được tiếp tục sử dụng trong quản lý đất đai

+ Thửa đã cấp GCN có biến động không tạo thửa mới thì chỉnh lý vào sổ cũ

+ Thửa đất đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động mà tạo thửa mới thì ghi vào sổ địa chính mới

Sổ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau:

+ Người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên

+ Người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn QSDĐ + Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất + Có thay đổi mục đích SDĐ, thời hạn SDĐ

+ Chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

+ Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất

+ Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính phải thực hiện

+ Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ

Trang 22

4 Sổ theo dõi biến động đất đai

Là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính

Mục đích: Để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất, làm cơ sở để thực hiện thống kê đất đai hàng năm

Sổ gồm 200 trang, kích thước ( 297x 420)

 Nội dung theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin:

+ Tên và địa chỉ người đăng ký biến động

+ Thời điểm đăng ký biến động

+ Số hiệu thửa đất có biến động

+ Nội dung đăng ký biến động

 Nguyên tắc lập sổ

+ Sổ ghi tất cả các trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính

+ Thứ tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc đăng ký biến động

+ Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính

 Sổ theo dõi biến động trước đây được tiếp tục lưu giữ để tra cứu thông tin

Việc cập nhật vào sổ theo dõi biến động đất đai được thực hiện đối với tất cả các trường hợp chỉnh lý

b Sổ cấp GCN đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở được lập theo đơn vị hành chính

xã, phường, thị trấn; sổ cấp GCN đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà gắn liền với đất ở), tổ chức nướcngoài, cá nhân nước ngoài được lập theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương

c Vào sổ cấp GCN theo thứ tự liên tiếp tương ứng với thứ tự cấp GCNQSDĐ; nộidung thông tin của hai giấy chứng nhận liên tiếp được chia cách bằng đường thẳnggạch ngang bằng mực đen

d Cập nhật chỉnh lý sổ cấp GCN trong quá trình biến động về sử dụng đất được thựchiện như sau:

- Trường hợp GCNQSDĐ bị thu hồi hoặc được cấp lại, đổi lại thì gạch bằng mực

đỏ vào hàng ghi thông tin về việc cấp GCNQSDĐ đó, trừ thông tin tại cột ghichú

- GCNQSDĐ được cấp cho thửa đất mới được ghi vào sổ tiếp theo số thứ tự cuốicùng của GCNQSDĐ đã cấp thuộc đơn vị hành chính lập sổ

Trang 23

6 Thời hạn thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính

Trong vòng 10 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký do Sở gửi đến hoặc

thông báo do Phòng, Văn phòng cấp huyện gửi đến) VPĐK thuộc Sở có trách nhiệm:

- Chỉnh lý cập nhật hồ sơ địa chính gốc

- Gửi bản trích sao hồ sơ địa chính đã chỉnh lý cho Văn phòng cấp huyện vàUBND xã

Trong vòng 7 ngày (kể từ ngày nhận bản trích sao chỉnh lý) Văn phòng cấp huyện

và UBND xã có trách nhiệm chỉnh lý bản sao

I.3.3 Nội dung nghiên cứu

 Thu thập, phân tích, đánh giá bản đồ hiện có

- Thu thập bản đồ địa chính trong vùng nghiên cứu để phục vụ công táccập nhật chỉnh lý biến động

- Phân tích, đánh giá, kiểm tra bản đồ thu thập được

- Công tác đánh giá, kiểm tra bản đồ thực hiện theo quy định về độ chínhxác dữ liệu

- Gốc của chuẩn bản đồ số địa chính

Nội dung, thẩm quyền, trình tự trong công tác cập nhật chính lý biến động đất đaitrên bản đồ địa chính

Đánh giá phân loại các trường hợp biến động trên địa bàn

Chuẩn hoá dữ liệu bản đồ từ Autocad về Microstation

Xây dựng quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động CSDL bản đồ địa chính bằngphần mềm MicroStation và FAMIS

Nghiên cứu, ứng dụng các chức năng của phần mềm MicroStation và FAMIStrong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động CSDL bản đồ địa chính

So sánh hiệu quả giữa việc cập nhật chỉnh lý biến động bằng tin phần mềmMicroStation và Famis so với việc thực hiện bằng thủ công tại địa phương và sosánh với các phần mềm khác

I.3.4 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp bản đồ:

Là phương pháp sử dụng bản đồ địa chính dạng số để chỉnh lý biến động trên bản

đồ địa chính

2 Phương pháp đo đạc chỉnh lý:

Là phương pháp sử dụng số liệu đo đạc ở thực địa (đó là số liệu về độ dài cạnh

thửa đất và tọa độ góc thửa đất) để phục vụ công tác chỉnh lý biến động

3 Phương pháp thống kê:

Là phương pháp thống kê các số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác cập nhật chỉnh

lý biến động ở địa bàn nghiên cứu

4 Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp tổng hợp các phương pháp trên nhằm

đưa ra những nhận xét, đánh giá

5 Phương pháp so sánh

Ứng dụng phương pháp này để so sánh sự tăng, giảm diện tích của các loại đất

qua các năm, so sánh sự tăng giảm số lượng hồ sơ qua từng năm Bên cạnh đó, sửdụng phương pháp này để so sánh hệ thống bản đồ khi được cập nhật chỉnh lý bằng hệ

Trang 24

thống các phần mềm tin học với bản đồ khi được cập nhật chỉnh lý bằng phương phápthủ công vốn đang được tiến hành tại địa phương.

Mặt khác, sử dụng phương pháp này để so sánh hệ thống phần mềm này với hệthống phần mềm khác, trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động

6 Phương pháp điều tra và khảo sát biến động

Sử dụng phương pháp này để điều tra, khảo sát, phân loại biến động và xâydụng các bảng biểu về số lượng các hồ sơ biến động qua các năm, nhằm xác định đểchỉnh lý trên bản đồ địa chính Qua đó, giúp nhà quản lý nắm được quá trình chuchuyển các loại đất ở địa phương mình nhằm có phương pháp điều chỉnh cho phù hợpvới quy hoạch của huyện nói chung và của xã nói riêng.

7 Phương pháp phân tích biến động

Phân tích biến động qua các năm, nguyên nhân biến động, nguyên nhân chủquan, nguyên nhân khách quan để thấy được những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cựcđối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

8 Phương pháp chỉnh lý biến động nội nghiệp

Chủ yếu là sử dụng phương pháp công nghệ số thông qua các công cụ củaMicrơstation và hệ thống phần mềm Famis để cập nhật chỉnh lý biến động CSDL bảnbản đồ địa chính

9 Phương pháp đo đạc chỉnh lý biến động ngoại nghiệp: Đây là phương pháp đo

đạc thu thập số liệu ngoại nghiệp nhằm phục vụ cho công tác chỉnh lý biến động bản

đồ địa chính

10 Phương pháp ứng dụng các phần mềm tin học

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thục hiện đềtài này Phương pháp này sử dụng phần mềm Autocad, Famis chạy trên nền củaMicroStation để thực hiện việc chuẩn hoá bản đồ địa chính từ Autocad vềMicroStation theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đây là cơ sở choviệ ứng dụng phần mềm Famis để thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động đấtđai trên bản đồ địa chính

I.3.5 Phương tiện nghiên cứu

1 Cơ sở khoa học về biến động đất đai

Trang 25

Là phần mềm trợ giúp các thiết kế(CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnhcho phép xây dựng ,quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.Microstation còn được sử dụng làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, Irasb,Irasc, MSFE, Mrfclean, Mrffag chạy trên đó

Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nềnảnh (Raster), sửa chữa biên tập và trình bày bản đồ

Microstation còn cung cấp các công cụ nhập xuất (Import, Export) dữ liệu đồhọa từ các phần mềm khác qua các file *.dxf,*.dwg

Mapping Office: Là phần mềm mới nhất của Intergragh bao gồm các phần mềm công

cụ phục vụ công tác xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý dưới dạng đồ họabao gồm: Irasb, Irasc, Geovec, Các file dữ liệu này được sử dụng làm dữ liệu đầu vàocho các hệ quản trị dữ liệu bản đồ

Famis : “Phần mền tích hợp cho đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính (File Work and

Cadastral Mapping Intergrated – FAMIS)” là một phần mềm nằm trong hệ thống phần

mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính

“Phần mền tích hợp cho đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ( File Work and

Cadastral Mapping Intergrated – FAMIS)”Có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp,

xây dựng, xử lý và quản lý hồ sơ địa chính số Phần mền đảm nhận công việc từ saukhi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn thiện một bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản

đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để hình thành một sơ sở dữ liệuBản đồ địa chính và Hồ sơ địa chính thống nhất

Caddb: Caddb là hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hồ sơ địa chính (Cadastral Document

Database Management System CADDB) là phần mềm thành lập và quản lý các thôngtin về hồ sơ địa chính Hệ thống cung cấp thông tin cần thiết để thành lập hồ sơ địachính Mục đích của hệ thống phần mềm quản lý CSDL hồ sơ địa chính nhằm thựchiện các nhiệm vụ:

- Lưu trữ đầy đủ các thông tin về hồ sơ địa chính

- Thửa đất: Các thông tin về số hiệu thửa, số hiệu bản đồ, loại đất, diện tích vàcác thông tin về chủ sử dụng của thửa đất

- Chủ sử dụng: Họ tên, địa chỉ, số giấy chứng nhận, thời hạn sử dụng, cácthông tin về thửa đất mà chủ sử dụng đang sử dụng

+ Chương trình cho phép nhập dữ liệu từ hai nguồn:

- Dữ liệu chính quy sau khi đo vẽ bản đồ

Trang 26

- Dữ liệu nhập trực tiếp từ đơn đăng ký

Autocad: Do bản đồ địa chính số từ lúc đưa vào sử dụng đã được cập nhật chỉnh lý ở

phần mềm Autocad ở dạng file *.dxf, *dwg Microstation có chức năng nhập dữ liệu

đồ họa từ Autocad từ các file dạng trên và được chuẩn hoá về bản đồ địa chính thốngnhất dưới dạng file *.dgn

Đây là dữ liệu đầu vào để phục vụ công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đaitrên bản đồ địa chính đáp ứng nội dung đề tài đặt ra

2 Cơ sở pháp lý

- Luật đất đai 2003, QH Khóa XI thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từngày 1/7/2004

- Các nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành luật đất đai

- Nghị định 198/2004/NĐ – CP và Các thông tư 117/2004/TT – BTC, Thông tư29/2004/TT – BTNMT, Thông tư 973/2001/TT – TCĐC

- Quyết định 24/2004/QĐ – BTNMT và điều 692 bộ luật dân sự

- Công văn số 106/CV – ĐKTK ngày 30/11/2001 của Bộ TN – MT việc chỉnh lý hồ sơđịa chính do thay đổi địa giới hành chính

- Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1998 vànăm 2001

- Quyết định số 499/QĐ – ĐC ngày 27/07/1995 của Bộ TN – MT ban hành mẫu sổ bộđịa chính

- Thông tư 1990/TT – TCĐC ngày 16/03/1998 của Bộ TN – MT hướng dẫn thủ tụcđăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thông tư 346/1998/TT – ĐC ngày 16/03/1998 của Bộ TN – MT

Trang 27

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 Cơ cấu các loại đất và hiện trạng

cơ sở hạ tầng thị trấn Dĩ An

II.1.1 Cơ cấu các loại đất

Hiện nay trên địa bàn thi trấn Dĩ An có ba loại đất chính: Đất nông nghiệp, đấtphi nông nghiệp (chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng), dất chưa sử dụng

Cơ cấu sử dụng đất của thi trấn đến tháng Quý I năm 2008 như sau:

Bảng 5: Cơ cấu các loại đất chính của thị trấn huyện Dĩ An đến Quý I năm 2008

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3: Cơ cấu các loại đất chính của thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008

Trong đó, cơ cấu các loại đất thành phần trong đất phi nông nghiệp như sau:

Bảng 6: Cơ cấu đất phi nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm2008

Đất phi nông nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

2 Đất chuyên dùng 708,97 75,34

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 8,68 0,92

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,20 0,87

Nguồn thị trấn Dĩ An

9,80 % 90,19 %

0,01%

Trang 28

Đất ở Đất chuyên dùng

Đất tôn giáo tín ngưỡng

Đất nghĩa trang.

nghĩa địa

Biểu đồ 4: Cơ cấu đất phi nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008

Trên địa bàn thị trấn huyện Dĩ An có 2 khu công nghiệp lớn là: Sóng Thần I vàSóng Thần II, đến nay đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, hoạt động hiệu quảcao, thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài Hiện nay có rất nhiều Doanhnghiệp, xí nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh Đóng góp vào sự phát triển kinh tế

xã hội tại địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn công nhân, nângcao đời sống vật chất và tinh thần

Đây là nguyên nhân dấn đến diện tích đất phi nông nghiệp lớn, cùng với nó làgiải quyết được công ăn việc làm cho nhiều thành phần xã hội, do sự phát triển củanghành công nghiệp

Cơ cấu các loại đất thành phần trong đất nông nghiệp như sau:

Trang 29

Đất sản xuất nông nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản

Biểu đồ 5: Cơ cấu đất nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008

Do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển đô thị diễn ra nhanh nêndiện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần Bên cạnh đó thì một phần do sản xuất chohiệu quả thấp, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

- Điện: Trên địa bàn thị trấn các điểm dân cư đã được lắp đặt và sử dụng điện thắp

sáng theo mạng lưới điện quốc gia Đến nay đã có 100% hộ sử dụng điện để sinh hoạt

và sản xuất

II.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng

- Hệ thông giao thông của thị trấn tương đối đa dạng, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu

vận tải, thông thương trong cũng như ngoài thị trấn

Ngoài ra trên thị trấn còn có tuyến đường sắt Quốc gia chạy qua với ga hàng hoáSóng Thần Đây là đầu mối vận chuyển bằng đường sắt quan trọng nhất ở phía nam

- Nước:Về nước sinh hoạt chủ yếu sử dụng nước ngầm bằng các giếng khoan, môt

phần dùng nước máy Về sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn thị trấn do điều kiện đấtđai và nguồn nước không thuận lợi, hầu như không có nguồn nước mặt, nên nôngnghiệp của thị trấn gặp nhiều khó khăn Nguồn nước sử dụng cho nông nghiệp chủ yếulấy từ tầng nước ngầm

- Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn thị trấn hầu hết các hộ đêu có điện thoại

bàn, hệ thống bưu điện nhà nước và tư nhân phân bố đêu trên địa bàn

II.2 Tình hình tư liệu trắc địa bản đồ của thị trấn Dĩ An.

Trước tháng 8/2003 toàn huyện sử dụng bản đồ 02 được thành lập bằng phươngpháp điều vẽ ảnh hàng không Về chất lượng, hệ thống bản đồ này được xây dựng từkhông ảnh cao ảnh nắn chưa đúng tỷ lệ và chưa có hệ thống toạ độ nhà nước thốngnhất

Đến giữa năm 2004 việc đo vẽ bản đồ mới được hoàn thành và bản đồ địa chínhmới được đưa vào sử dụng Toàn thị trấn có 103 tờ bản đồ, trong đó tỷ lệ 1:1000 có 10

tờ, tỷ lệ 1:2000 có 2 tờ và các tờ còn lại có tỷ lệ 1:500 Về chất lượng, hệ thống bản đồ

Đất nông nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 102,33 99,9

Trang 30

này được xây dựng từ hệ thống lưới địa chính hệ toạ độ quốc gia đo vẽ bằng phươngpháp toàn đạc điện tử Chính vì vậy, hệ thống bản đồ này có độ chính xác rất cao,phục vụ rất hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Bên cạnh đó, hệ thống bản đồ địa chính của thị trấn sử dụng phần mềmAutocad, nên việc sử dụng không tiện như sử dụng phần mềm MicroStation

Trang 31

II.3.Tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai thị trấn Dĩ An.

II.3.1 Tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính

1 Nguyên nhân gây ra biến động

Thị trấn Dĩ An có vị trí hết sức thuận lợi là trung tâm hành chính của huyện.Cùng với nó là sự thuận lợi về mặt giao thông với các tuyến giao thông quan trọng điqua, đặc biệt là có tuyến đường sắt quốc gia chạy qua với điểm dừng là ga Sóng Thần.Chính vì vậy, nên tình hình biến động đất đai diễn ra hết sức phức tạp với rất nhiềunguyên nhân như:

- Do là nơi có điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh, từ đó dẫn đến tình trạngmua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất điễn ra hết sức rầm rộ, cùng với nó là côngviệc chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính diễn ra thường xuyên

- Bên cạnh đó là mỗi quan hệ xã hội diễn ra trong cuộc sống hàng ngày cũng dẫnđến biến động như hành động tặng cho quyền sử dụng đất, từ đó dẫn đến phải thựchiện công tác tách thửa, nhập thửa dẫn đến biến động đất đai

- Do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tớiviệc người dân thực hiện ngày càng nhiều về thay đổi mục đích sử dụng đất, gây rabiến động chỉnh lý trên bản đồ địa chính

- Trong tiến trình đô thị hóa đòi hỏi phải phát triển cơ sở hạ tầng, như việc mởrộng đường giao thông, cùng với nó là thay đổi mốc giới hành lang an toàn công trình,điều này cũng được chỉnh lý trên bản đồ địa chính

2 Công tác đo đạc chỉnh lý ngoại nghiệp

+ Đo đạc đơn giản: Trong khi đo đạc chỉ sử dụng các thiết bị đo đơn giản như máymáy kinh vĩ quang học, máy Tk05, thước dây, thước thép…

+ Đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử: Khi thực hiện công tác đo đạc thi sử dụng cácloại máy kinh vĩ điện tử, toàn đạc điện tử, GPS…

3 Công tác nội nghiệp sau đo đạc

Phòng TN – MT huyện Dĩ An thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động trên bản đồđịa chính dựa trên sơ đồ hiện trạng vị trí thửa biến động có trong hồ sơ đăng ký biếnđộng đã được xã, thị trấn chứng nhận cho phép biến động

Phương pháp đánh số thửa cập nhật:

- Trường hợp nhập thửa: nhập nhiều thửa thành một thửa thì số thửa mới được chọn làmột trong các số thửa bị nhập, các số thửa khác bỏ đi Để tránh chỉnh sửa nhiều lầntrong sổ bộ địa chính, việc chọn số thửa giữ lại dựa trên nguyên tắc thứ tự ưu tiên sau: + Thửa có cùng tên chủ sử dụng

+ Cùng loại đất

+ Diện tích lớn nhất

Chú ý Các số thửa bỏ đi phải ghi chú đầy đủ trong bảng liệt kê số thửa thêm bớt trên

từng tờ bản đồ địa chính

- Trường hợp tách thửa, thêm thửa, được tiến hành qua các giai đoạn:

+ Đánh số thửa tạm: Do cán bộ địa chính xã ,thị trấn hoặc đơn vị đo đạc thựchiện Số thửa tạm được đánh theo số thửa gốc trước phần tách + dấu gạch ngang + số ảrập 1,2,3…

+ Đánh số thửa chính thức: Hiện nay việc đánh số thửa chính thức được thực hiệnnhư sau: Cấp tỉnh, thành phố chính phủ giao cho Trung tâm Kiểm định bản đồ và Tư

Trang 32

vấn địa ốc; cấp quận huyện giao cho phòng TN – MT hay phòng quản lý đô thị thực hiện.

Hình 2: Cách đánh số thửa II.3.2 Bảng thống kê diện tích các loại đất thị trấn Dĩ An sau khi cập nhật, chỉnh

lý biến động

Thị trấn Dĩ An là trung tâm hành chính của huyện, với quá trình đô thị hoá diễn

ra nhanh Nguyên nhân biến động đất đại là do: Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở;giao đất, cho thuê đất làm trụ sở cơ quan, xí nghiệp, cơ sở xản xuất kinh doanh; mởrộng nâng cấp các tuyến đường giao thông

Với tình trạng vậy, việc thông kê các loại đất là hết sức quan trọng, nhằm nămbắt đầy đủ các thông tin để từ đó đưa ra định hướng phát triển kinh tế xã hội

Trang 33

Bảng 8: Các loại đất sau cập nhật, chỉnh lý biến động của thị trấn Dĩ An Quý I /2008

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 5.08 0.49

2.2.3 Đất xây dựng kinh doanh phi nông nghiệp CSK 422.28 40.47

- Cập nhật vào bản đồ địa chính

Đây là công việc thường xuyên của cơ quan quản lý đất đai Việc cập nhật hiểnchỉnh thường xuyên hàng ngày do cán bộ địa chính và phòng địa chính huyện thựchiện Việc hiện chỉnh theo định kỳ 5 năm hoặc 10 năm sẽ do Sở Tài nguyên và Môitrường, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định và tổ chức thực hiện

Khi có những chỉ tiêu sau bị thay đổi thì thực hiện cập nhật: Diện tích, hình thể(do thay đổi ranh giới, tách thửa hoặc nhập thửa), mục đích sử dụng đất, loại đấtvà cácsai sót do quá trình đo đạc thì cần phải cập nhật lên bản đồ; ranh giới hành chính thayđổi, do đất lở, đất bồi, tách đơn vị hành chính, sát nhập đơn vị hành chính

2 Phân loại hồ sơ cập nhật

Trang 34

Trước khi cập nhật biến động đất đai, hồ sơ được phân theo các loại sau đây:

- Theo thời gian (từng năm)

- Theo từng dạng hồ sơ:

+ Đăng ký cấp GCNQSDĐ (hồ sơ độc lập):

Trọn thửa; không trọn thửa (tách hoặc nhập thửa)

+ Đăng ký chuyển QSDĐ (chủ yếu là chuyển nhượng QSDĐ)

Trọn thửa; Không trọn thửa (tách thửa hoặc nhập thửa)

Bảng 9: Số lượng các loại hồ sơ biến động qua các năm của thị trấn Dĩ An

Tặng cho QSD đất

Thế chấp QSD đất

Cấp GCN QSH nhà ở

Điều chỉnh GCN QSDĐ

Cho thuê QSD đất

Cấp GCN QSD đất

Chuyển nhượng QSD đất Chuyển mục đích SDĐ

Tặng cho QSD đất Thế chấp QSD đất

Cấp GCN QSH nhà ở

Điều chỉnh GCN QSDĐ

Cho thuê QSD đất Cấp GCN QSD đất

Biểu đồ 6: Số lượng các loại hồ sơ biến động qua các năm của thị trấn Dĩ An

Ngày đăng: 24/08/2016, 16:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo chuẩn hóa Bản Đồ Địa Chính - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Khác
2. Bài giảng môn Đăng Ký Thống Kê Đất Đai – Thầy Ngô Minh Thụy - Trường ĐH NL, TP.HCM Khác
3. Giáo trình môn Bản Đồ Địa Chính - Thầy Đặng Quang Thịnh - Trường ĐH NL, TP. HCM Khác
4. Giáo trình môn Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai - Thầy Lê Mộng Triết - Trường ĐH NL, TP.HCM Khác
5. Giáo trình Đánh Gía Đất Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Khác
6. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis & Caddb – Thành phố Hồ Chí Minh – 2004 Khác
7. Hướng dẫn căn bản phần mềm MicroStation và Mapping office - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường – Hà Nội – 1999 Khác
8. Hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLiS của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường – 2002 Khác
9. Luật đất đai năm 2003 được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 Khác
10. Luận văn tốt nghiệp – 2005 – KS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Khác
11. Luận văn tốt nghiệp – 2005 – KS. Nguyễn Ngọc Phương Khác
12. Nghị Định 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về việc thi hành luật đất đai Khác
15. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường – Hà Nội – 1999 Khác
16. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ địa chính cấp cơ sở - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường – Hà Nội – 1997 Khác
17. Thông tin số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Khác
18. Thông tư 117/2004/TT – BTC 19. Thông tư 973/2001/TT – TCĐC 20. Quyết Định 24/2004/QĐ – BTNMT Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hinh 1: Sơ đồ vị trí thị trấn Dĩ An I.1.1. Điều kiện tự nhiên - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
inh 1: Sơ đồ vị trí thị trấn Dĩ An I.1.1. Điều kiện tự nhiên (Trang 13)
Bảng 3 : Cơ cấu các loại đất trong huyện Dĩ An đến Quý I năm 2008 - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Bảng 3 Cơ cấu các loại đất trong huyện Dĩ An đến Quý I năm 2008 (Trang 16)
Bảng 7: Cơ cấu đất nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008 - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Bảng 7 Cơ cấu đất nông nghiệp thị trấn Dĩ An đến Quý I năm 2008 (Trang 29)
Hình 2: Cách đánh số thửa - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 2 Cách đánh số thửa (Trang 33)
Bảng 9: Số lượng các loại hồ sơ biến động qua các năm của thị trấn Dĩ An - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Bảng 9 Số lượng các loại hồ sơ biến động qua các năm của thị trấn Dĩ An (Trang 35)
Sơ đồ 1: Thẩm quyền cho phép biến động cấp quận, huyện - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Sơ đồ 1 Thẩm quyền cho phép biến động cấp quận, huyện (Trang 38)
Sơ đồ 2: Nội dung chỉnh lý biến động CSDL BĐĐC - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Sơ đồ 2 Nội dung chỉnh lý biến động CSDL BĐĐC (Trang 39)
Hình 3: Lưu file bản đồ từ dạng *.dwg về dạng *.dxf - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 3 Lưu file bản đồ từ dạng *.dwg về dạng *.dxf (Trang 43)
Hình 4: Tạo file bản đồ mới - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 4 Tạo file bản đồ mới (Trang 44)
Hình 5: Chọn đúng seed file và lưu tên cho tờ bản đồ cần chuyển - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 5 Chọn đúng seed file và lưu tên cho tờ bản đồ cần chuyển (Trang 44)
Hình 6 : Chọn tờ bản đồ cần chuyển - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 6 Chọn tờ bản đồ cần chuyển (Trang 45)
Hình 8: Chuyển lớp cho các đối tượng về đúng lớp ở Microstation. - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 8 Chuyển lớp cho các đối tượng về đúng lớp ở Microstation (Trang 45)
Hình 9: Chọn hệ trục tọa độ cho bản đồ - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 9 Chọn hệ trục tọa độ cho bản đồ (Trang 46)
Hình 11: Đặt đơn vị đo - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 11 Đặt đơn vị đo (Trang 47)
Hình 13: Cập nhật thông tin của đối tượng. - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 13 Cập nhật thông tin của đối tượng (Trang 48)
Hình 12: Bảng thuộc tính của đối tượng cần chuyển font chữ. - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 12 Bảng thuộc tính của đối tượng cần chuyển font chữ (Trang 48)
Hình 15: Cửa sổ giao diện của MRF CLEAN - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 15 Cửa sổ giao diện của MRF CLEAN (Trang 49)
Hình 19: Tờ bản đồ sau khi được tạo vùng II.5.3 Chỉnh lý biến động hình thể thửa đất - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 19 Tờ bản đồ sau khi được tạo vùng II.5.3 Chỉnh lý biến động hình thể thửa đất (Trang 50)
Hình 20: Minh họa các thửa đã thế chấp QSDĐ - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 20 Minh họa các thửa đã thế chấp QSDĐ (Trang 52)
Hình 22: Cập nhật biến động dữ liệu thuộc tình - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 22 Cập nhật biến động dữ liệu thuộc tình (Trang 54)
Sơ đồ 5: Quy trình cập nhật biến động có thay đổi hình thể thửa đất - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Sơ đồ 5 Quy trình cập nhật biến động có thay đổi hình thể thửa đất (Trang 56)
Hình 23 : Vẽ thửa mới bằng công cụ của Microstation - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 23 Vẽ thửa mới bằng công cụ của Microstation (Trang 57)
Hình 24: Hiện trạng thửa đất sau khi được vẽ xong - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 24 Hiện trạng thửa đất sau khi được vẽ xong (Trang 57)
Hình 28:  Thửa đất sau biến động đã được chỉnh lý hoàn chỉnh b. Trường hợp nhập thửa - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 28 Thửa đất sau biến động đã được chỉnh lý hoàn chỉnh b. Trường hợp nhập thửa (Trang 59)
Hình 30: Thửa mới được tạo xong bằng công cụ Modify - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 30 Thửa mới được tạo xong bằng công cụ Modify (Trang 60)
Hình 31: Thửa đất mới sau khi nhập thửa c. Chỉnh lý biến động mở rộng đường giao thông - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 31 Thửa đất mới sau khi nhập thửa c. Chỉnh lý biến động mở rộng đường giao thông (Trang 61)
Hình 32: Đường giao thông được mở rộng bằng công cụ Move Parallel - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 32 Đường giao thông được mở rộng bằng công cụ Move Parallel (Trang 61)
Hình 33: Đường giao thông sau biến động và thửa đất sau biến động - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Hình 33 Đường giao thông sau biến động và thửa đất sau biến động (Trang 62)
Sơ đồ 6: Đề xuất quy trình chỉnh lý II.7 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Sơ đồ 6 Đề xuất quy trình chỉnh lý II.7 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ (Trang 63)
Sơ đồ 7: Các chức năng cập nhật, chỉnh lý và quản lý biến động  của ViLiS - ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN  DĨ AN HUYỆN DĨ AN BÌNH DƯƠNG
Sơ đồ 7 Các chức năng cập nhật, chỉnh lý và quản lý biến động của ViLiS (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w