1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sỹ tư TƯỞNG BIỆN CHỨNG hồ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG dân tộc

316 563 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 316
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú mà nền tảng là tư tưởng triết học. Tìm hiểu tư tưởng biện chứng của Người trong cách mạng giải phóng dân tộc là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bởi vì để xác định được mục tiêu, đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn thì tư tưởng biện chứng khoa học có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp bách của đề tài

Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Đảng lấychủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉnam cho hành động…" [20 Tr.127] Sự khẳng định đó nói lên vai trò to lớn vàcực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta Tưtưởng của người là sự kế thừa tinh hoa trí tuệ của nhân loại được vận dụng sángtạo dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi vẻ vang đã trở thành một tài sản tinh thầnquý báu của Đảng và của cả dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi trong

sự nghiệp của chúng ta và là tài sản quý giá trong kho tàng văn hoá nhân loại

Tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú mà nềntảng là tư tưởng triết học Tìm hiểu tư tưởng biện chứng của Người trong cáchmạng giải phóng dân tộc là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Bởi vì

để xác định được mục tiêu, đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn thì tưtưởng biện chứng khoa học có ý nghĩa quan trọng đặc biệt

Có thể nói, tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dântộc mang tính cách mạng, khoa học và sáng tạo phù hợp với điều kiện lịch sử - cụthể ở Việt Nam - một đất nước thuộc địa nửa phong kiến Tư tưởng đó có ý nghĩa

Trang 2

rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam trongmấy chục năm qua và ngày nay đang tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của dân tộc ta trên nhiều lĩnh vực như:xác định đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xác định rõ bạn thù; phát huynội lực kết hợp với chủ động hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ cán bộ có đức,

có tài; xây dựng đạo đức mới, văn hoá mới; xây dựng Đảng và Nhà nước vữngmạnh v.v… Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh không nhữngcần thiết mà còn là vấn đề cấp bách

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một lĩnh vực rộng lớn và phong phú Nó đã đượcnhiều tác giả trong nước cũng như ngoài nước dày công nghiên cứu và công bốnhiều công trình có giá trị lý luận cũng như thực tiễn Đặc biệt trong dịp kỷ niệmlần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều công trình đã nêu những đónggóp to lớn của Người đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và với nền

văn hoá thế giới (xem: "Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990) Gần đây,

nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau của Người lần

lượt ra đời Có thể nêu một số công trình: Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991 của PGS, PTS Lê Sĩ Thắng; Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992; Chương trình nghiên

Trang 3

cứu cấp Nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh đã công bố tác phẩm: "Nghiên cứu

tư tưởng Hồ Chí Minh" tập 1 và tập 2, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1993;

Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong sự tiếp thu có chọn lọc, văn hoá Khổng giáo, tạp chí thông tin lý luận, số 2 - 1994 của GS Nguyễn Văn Hồng; Tư tưởng

Hồ Chí Minh - Một số nội dung cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 của PGS, PTS Nguyễn Bá Linh; Hồ Chí Minh người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất, Tạp chí thông tin lý luận, số 5 - 1995 của Đỗ Mười;

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 của PGS, PTS Thành Duy; Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 của GS Trần Văn Giàu; Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1997 của tập thể các tác giả do PGS Song Thành (chủ biên); Một số chuyên đề về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1997 của tập thể các tác giả do PGS, PTS Mạch Quang Thắng (chủ biên)

Cùng với các công trình nêu trên, một số tác giả đã có những công trình nghiêncứu để làm sáng tỏ sự nghiệp lãnh đạo cách mạng sáng suốt và đúng đắn của HồChí Minh nhằm đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Trong số đó đáng chú ý là những công trình: Nguyễn Đăng Châu - Vài suy nghĩ

về nguyên tắc "biết thắng từng bước cho đúng" trong phương pháp cách mạng dân tộc - dân chủ Tạp chí Triết học, số 1 - 1973; Trần Nhâm - Một số vấn đề khoa

Trang 4

học và nghệ thuật lãnh đạo của cách mạng của Đảng ta trong sự nghiệp chống

Mỹ cứu nước, Tạp chí Triết học, số 7 - 1974; Trần Hữu Tiến - Quan hệ giữa tuần

tự và nhảy vọt trong cách mạng, Tạp chí Triết học, số 9 - 1975; Lê Ngọc - Những cống hiến lý luận của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào học thuyết mác-xít về giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, Tạp chí Thông tin lý luận, số 11 - 1993; Nguyễn Thế Hinh - Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự chuyển biến từ cách mạng giải phóng dân tộc lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản, số

15 - 1997; Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) - Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Võ Nguyên Giáp (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1997; Nguyễn Đức Bình - Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên giành thắng lợi mới, Báo Nhân Dân ngày 17/5/2000; Lê Khả Phiêu - Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường của Đảng

ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI, Báo Nhân Dân ngày 19/5/2000.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhaunhưng tư tưởng triết học của Người thì sự nghiên cứu mới chỉ là bước đầu Có thể

nêu một số công trình đã được công bố như: Tùng Cương - Kế thừa và phát triển

tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học, số 11991; Nguyễn Tài Thư

-Về mâu thuẫn dân tộc và cách giải quyết chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học, số 1-1994; Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) - Tư tưởng triết học Hồ Chí

Trang 5

Minh, Nxb Lao động, Hà Nội, 1997; Hoàng Chí Bảo - Tìm hiểu tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh, Tạp chí Thông tin lý luận, số 5/1998 v.v…

Những công trình nghiên cứu trên đã gợi mở một số vấn đề về tư tưởng triếthọc Hồ Chí Minh như: về nguồn gốc và thế giới quan; về thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn; về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc v.v… Tuy nhiên, chưa cómột chuyên khảo nào bàn về tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong cách mạnggiải phóng dân tộc ở Việt Nam

Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn bước đầu đi vào nghiên cứu đề tàinày

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án:

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong cách mạng giảiphóng dân tộc ở Việt Nam, luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất cách mạng vàkhoa học cùng với những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng biện chứng Hồ ChíMinh Từ đó rút ra một số quan điểm cơ bản vận dụng tư tưởng biện chứng HồChí Minh vào công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay

Để đạt được mục đích trên, luận án cần giải quyết những nhiệm vụ sau:

Trang 6

Một là: Trình bày nguồn gốc tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh.

Hai là: Phân tích nội dung chủ yếu của tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh

trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Ba là: Xác định những quan điểm cơ bản vận dụng tư tưởng biện chứng Hồ

Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay

4 Giới hạn nghiên cứu của luận án

Tuy nghiên cứu tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóngdân tộc, nhưng tác giả không có tham vọng trình bày tất cả các quan điểm biệnchứng mà chỉ tập trung phân tích những quan điểm biện chứng chủ yếu có vai tròđặc biệt quan trọng trong chỉ đạo cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ ChíMinh

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án là lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vànhững tư tưởng trong các văn kiện của Đảng, trong các tác phẩm viết về Hồ ChíMinh

Phương pháp luận chung của luận án là những phương pháp của chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử Trong đó, khai thác nhiều sự kết hợp phươngpháp lịch sử với lôgíc, phân tích với tổng hợp

Trang 7

6 Cái mới của luận án

Luận án góp phần bước đầu hệ thống hoá nguồn gốc lý luận và thực tiễn của tưtưởng biện chứng Hồ Chí Minh; làm sáng tỏ nội dung chủ yếu của tư tưởng biệnchứng Hồ Chí Minh; rút ra bản chất và những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng biệnchứng Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam;xác định những quan điểm cơ bản vận dụng tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minhtrong công cuộc đổi mới đất nước

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Bằng kết quả đạt được trong luận án, tác giả hy vọng góp phần làm sáng tỏ giátrị của tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc vàtrong giai đoạn cách mạng hiện nay

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy vàhọc tập tư tưởng Hồ Chí Minh

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương với 10 tiết và danh mục

tài liệu tham khảo.Chương 1

NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG HỒ CHÍ MINH TRONG

CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Trang 8

Tư tưởng là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu do giá trị hướng dẫn hoạt độngthực tiễn của nó quyết định Một tư tưởng phản ánh không đúng hiện thực, khihướng dẫn hoạt động thực tiễn chắc chắn sẽ không đạt được kết quả mong muốn,thậm chí còn gây hậu quả không nhỏ Một tư tưởng đúng, phù hợp với hiện thựchướng dẫn hoạt động thực tiễn thì nhất định sẽ mang lại hiệu quả, thúc đẩy sựphát triển và tiến bộ xã hội, cải tạo thế giới khách quan.

Dưới góc độ triết học, tư tưởng không đúng, không phù hợp với hiện thực cóthể là tư tưởng duy tâm hoặc siêu hình, còn tư tưởng đúng, phù hợp là tư tưởngbiện chứng Quan điểm này có thể còn tranh luận, nhưng nhiều người đã nhìnnhận như vậy

Tư tưởng biện chứng là kết quản trực tiếp của tư duy biện chứng Tư duy chỉđược coi là biện chứng chừng nào nó phản ánh đúng đắn, phù hợp với biện chứngkhách quan, nghĩa là phản ánh đúng đắn những tính chất vốn có của các sự vậthiện tượng trong thế giới hiện thực như: liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau; luônvận động, biến đổi phát triển; vận động trong mâu thuẫn nhưng lại không hỗn độn

mà tuân theo những quy luật khách quan v.v… Một tư duy như vậy nhất định sẽ

có những nhận thức đúng đắn, phù hợp với hiện thực đang diễn ra và nắm bắtđược quy luật Nếu được khái quát thành những nguyên lý, quan điểm, nguyêntắc để nhận thức thế giới và hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người thì hìnhthành nên tư tưởng biện chứng

Trang 9

Nhận thức là một quá trình luôn có sự kế thừa những tư tưởng đã có gắn chặtvới quá trình phản ánh cái hiện thực Do đó tư tưởng biện chứng bao giờ cũng làkết quả tổng hợp của sự kế thừa những tư tưởng biện chứng đã có với quá trình tưduy, nhận thức biện chứng cái hiện thực đang diễn ra Trong đó cái kế thừa đóngvai trò như là cơ sở thực tiễn có tác dụng phê phán, bổ sung cho cái kế thừa vàphát hiện, sáng tạo cái mới Chính sự kết hợp hài hoà này đã quyết định giá trị tolớn của tư tưởng biện chứng.

Là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếplãnh đạo cách mạng Việt Nam thành công rực rỡ: thắng lợi của Cách mạng thángTám năm 1945; tiếp đến giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống xâmlược là những minh chứng về vai trò cực kỳ quan trọng của tư tưởng biện chứngcủa Người trong chỉ đạo cách mạng giải phóng dân tộc

Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu trong quá trình tư duybiện chứng của Người, là sản phẩm tổng hợp của sự kế thừa những tư tưởng biệnchứng trong lịch sử với việc tổng kết những tính chất biện chứng của cách mạngViệt Nam Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của tư tưởng biện chứng

Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng để hiểu bản chất tư tưởng biện chứng củaNgười trong cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 10

Cơ sở lý luận góp phần hình thành tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh là những

tư tưởng biện chứng trong truyền thống của dân tộc Việt Nam, những tư tưởngbiện chứng của triết học phương Đông (chủ yếu là tư tưởng biện chứng của triếthọc Trung Quốc) và những tư tưởng biện chứng của phương Tây mà tiêu biểu làphép biện chứng của triết học Mác - Lênin Phép biện chứng của tư tưởng Mác -Lênin không những tham gia vào như là cơ sở lý luận cơ bản, trực tiếp của tưtưởng biện chứng Hồ Chí Minh mà còn là phương pháp luận giúp Hồ Chí Minhbiết kế thừa, chọn lọc, khai thác và vận dụng sáng tạo những tư tưởng biện chứngtrong truyền thống dân tộc, trong triết học phương Đông và phương Tây vào quátrình lãnh đạo thành công cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, góp phần tolớn vào sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Việt Nam là một quốc gia được hình thành từ rất sớm, trải qua mấy nghìn nămdựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây dựng nên những truyền thống văn hoátốt đẹp, trong đó nổi bật lên truyền thống yêu nước, gắn bó cộng đồng trong đấutranh với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm Tư tưởng yêu nước từ thời HùngVương đã nảy nở Trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1117 năm (179 trước côngnguyên - 938), nó không bị tàn lụi vì sự đô hộ của ngoại bang mà vẫn tiếp tụcđược củng cố và phát triển Nhưng phải đến khi đất nước giành được độc lập thìtruyền thống yêu nước mới phát triển rực rỡ gắn liền với những tên tuổi tiêu biểunhư Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi v.v… Truyền

Trang 11

thống yêu nước không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tình thần mà đã pháttriển thành chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sản phẩm tinhthần cao quý nhất của dân tộc ta Nó đã trở thành đạo lý, niềm tự hào và là nhân

tố đứng đầu trong bảng giá trị đạo đức xã hội, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đờisống tinh thần của người Việt Nam qua các thế hệ, là động lực to lớn giúp chodân tộc ta vượt qua những khó khăn, thử thách và đánh thắng mọi kẻ thù xâmlược, trong đó có cả những kẻ thù hùng mạnh vào loại bậc nhất trên thế giới Nộidung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam là tình yêu quêhương đất nước; tinh thần đoàn kết gắn bó cộng đồng; ý thức bảo vệ chủ quyềnquốc gia, độc lập dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam; tinh thần bấtkhuất, tự lực tự cường; đạo lý uống nước nhớ nguồn v.v… trên tinh thần nhân vănsâu sắc và tương thân tương ái với các quốc gia lân cận

Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, tinh thần yêu nước đã hun đúc nên mộttruyền thống vô cùng quý giá, như Bác Hồ đã nói:

Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báucủa ta Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,

nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguyhiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước [63, tr.171]

Trang 12

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu sắc.Trong đó, một số tư tưởng biện chứng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng biệnchứng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc:

Một là: tư tưởng đoàn kết gắn bó cộng đồng dân tộc.

Đây là tư tưởng phản ánh mối liên hệ giữa các thành viên trong cộng đồng dântộc để tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và chống giặc ngoạixâm

Sản xuất nông nghiệp từ lâu nay đã là phương thức sinh tồn chính yếu nhất củacộng đồng người Việt Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển sản xuất nông nghiệp Trước hết và chủ yếu phải nói đến tiềm năngdồi dào của đất đai và độ phì nhiêu của nó Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiênViệt Nam cũng đặt cho con người muôn vàn những khó khăn, thách thức Khí hậunhiệt đới gió mùa với những tai biến bất thường (bão tố, lũ lụt và hạn hán v.v…)đòi hỏi con người phải luôn luôn đoàn kết mới có thể khắc phục được Do vậy,nhân dân ta từ rất sớm đã biết tìm ra nhiều cách thức để đấu tranh với thiên nhiên,tiến hành sản xuất, làm ra của cải để bảo tồn và phát triển cuộc sống của mình.Lịch sử dựng nước của dân tộc ta gắn liền với truyền thống đoàn kết trong cuộcđấu tranh chống thiên nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong ý thức của mỗingười dân Việt Nam, sự đoàn kết chặt chẽ trong gia đình, cộng đồng làng - xã,

Trang 13

quốc gia, dân tộc v.v… đã trở thành tình cảm sâu sắc, thiêng liêng Nó chỉ rõ sựgắn bó bền chặt không tách rời nhau giữa con người với làng xóm, quê hương vàvới dân tộc Tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng ngày càng được củng cố vàphát triển và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Tư tưởng đoàn kết gắn bó cộng đồng dân tộc ngày càng được thể hiện rõ trongcuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta Với tài nguyên thiên nhiênphong phú, đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam trở thành một trung tâmgiao lưu về kinh tế, văn hoá giữa hai vùng Đông và Tây bằng đường biển Do cónhững điều kiện thuận lợi như vậy nên kẻ thù đã tiến hành những cuộc chiếntranh xâm lược nước ta Vì vậy, lịch sử Việt Nam còn là lịch sử của những cuộcchiến tranh chống xâm lược của dân tộc Việt Nam nhằm giữ vững chủ quyềnquốc gia và độc lập dân tộc

Trong lịch sử chống kẻ thù xâm lược, dân tộc ta thường phải chống lại quângiặc với một lực lượng lớn, mạnh hơn lực lượng ta gấp nhiều lần Đứng trước thửthách to lớn đó, dân tộc ta càng đoàn kết, gắn bó với nhau, tìm mọi kế sách đểđánh giặc giữ nước Để đánh thắng kẻ thù xâm lược thì cả nước phải chung sứctrong sự nghiệp bảo vệ đất nước Cả nước chung sức cũng là cả nước đồng lòng,chung sức, đồng lòng gắn bó với nhau làm một Với sức mạnh của cả nước mộtlòng, toàn dân đánh giặc thì có thể đánh thắng bất cứ kẻ thù nào Nhà Trần ở thế

kỷ XIII đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông Nguyên nhân cơ

Trang 14

bản của thắng lợi đó như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ là do: "Vuatôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước góp sức" [48, tr.215].

Trần Quốc Tuấn đã nêu bật một chân lý sáng ngời của chiến tranh giữ nước làđoàn kết toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc Dựa vào dân và đoàn kết toàn dân,đoàn kết trong nội bộ giai cấp thống trị để có sức mạnh chiến thắng kẻ thù đã trởthành một vấn đề trung tâm trong suy nghĩ của ông Để có được sự đoàn kết vàhuy động được sức mạnh to lớn của dân vào công cuộc giữ nước thì phải tiếnhành "khoan thử sức dân để làm kế bền gốc sâu đó là thượng sách giữ nước" [48,

tr 215] Dưới con mắt của ông, nhân dân chính là nơi chứa chất những tiềm lực

về vật chất và tinh thần, ý chí của dân chúng như cội nguồn của sức mạnh bảođảm vững chắc cho nền độc lập và chủ quyền của đất nước Cũng thời kỳ này,nhà Trần đã xây dựng được những đội quân "phụ tử chi binh" Theo như lời củaTrần Quốc Tuấn: "Có thu được quân lính một lòng như cha con một nhà thì mớidùng được" [48, tr 215] Dưới ánh sáng của nguyên tắc này, quân đội nhà Trần

đã gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc chiến đấu với quân thù

Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ chuẩn bị kháng chiến chống quân Minh xâm lược, xâydựng lực lượng quân thường trực khá đông, nhưng không đoàn kết được toàn dânnên đã thất bại Đúng như Hồ Nguyên Trừng - con trai Hồ Quý Ly đã nói: "Tôikhông sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi" [48, tr 235]

Trang 15

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, Nguyễn Trãi đã chỉ

ra nguyên nhân thắng lợi là do tập hợp, đoàn kết được lực lượng dân chúng: "Nêuhiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng" [48, tr 259] Để tạo nên sứcmạnh thì tướng sĩ phải đoàn kết một lòng, gắn bó mật thiết với nhau và nhữngngười lãnh đạo kháng chiến đã từng "thết quân rượu hoà nước, dưới trên đều mộtbụng cha con" [48, tr 259] Nguyễn Trãi đã nhìn thấy công lao và sức mạnh củadân, dân là số đông, là cơ sở của xã hội, là lực lượng có vai trò quyết định tới sựthịnh suy của triều đại

Kinh nghiệm mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc ta cho thấy, đoàn kết toàn dânluôn là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp dựng nước và giữ nước;một dân tộc nhỏ nhưng biết đoàn kết chặt chẽ thì sẽ tạo ra được một sức mạnh tolớn có thể đập tan được ách thống trị của một nước lớn, không có sức mạnh cốkết cộng đồng thì dân tộc Việt Nam không thể tồn tại và phát triển được Và nhưvậy, thời nào coi nhẹ kế sách cả nước chung sức, đồng lòng thì sẽ không có đủsức mạnh để chiến thắng kẻ thù

Hồ Chí Minh là người rất am hiểu lịch sử dân tộc Tư tưởng đoàn kết, gắn bócộng đồng để tạo lên sức mạnh của dân tộc ta chính là cơ sở để hình thành tưtưởng đại đoàn kết trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cáchmạng xã hội chủ nghĩa của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Sử ta dạy cho

ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập,

Trang 16

tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn" [60, tr.217] Vì thế, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn luôn kiên trì tư tưởng đại đoàn kết và Người chính là tượng trưng tiêubiểu của khối đại đoàn kết dân tộc Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một trongnhững yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Sự đoàn kếtcàng mở rộng, càng chặt chẽ thì lực lượng càng mạnh và thành công, thắng lợichắc chắn Người khẳng định:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công [67, tr 607]

Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ rằng, để giải phóng dân tộc thì phải tập hợp,đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi,bởi đó là nơi thể hiện đầy đủ nhất sức mạnh của quần chúng nhân dân Sự nghiệpdựng nước và giữ nước là sự nghiệp của cả dân tộc Sự nghiệp ấy chỉ giành đượcthắng lợi khi cả nước đoàn kết một lòng, đồng tâm nhất trí, triệu người như mộtđứng lên chống giặc cứu nước Người khẳng định: "Trong thế giới không có gìmạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" [65, tr 276] Đại đoàn kết theo HồChí Minh là phải thực hiện đoàn kết một cách rộng rãi, là đoàn kết với tất cả mọingười Việt Nam yêu nước, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, khôngphân biệt già trẻ gái trai Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và

Trang 17

phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ Đoàn kết được mở rộng như vậy nhưngkhông phải là sự đoàn kết vô nguyên tắc hay chung chung, trừu tượng Trongquan niệm của Hồ Chí Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận dântộc thống nhất nhưng phải trên nền tảng liên minh công nông, dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Không những thế, Người còn chú trọng phát huy cái tươngđồng, khắc phục cái dị biệt của các giai cấp, các cá nhân v.v… để tạo ra đại đoànkết Người đặt lợi ích dân tộc lên trên hết Đó là nguyên tắc tối thượng của chiếnlược đại đoàn kết cuả Hồ Chí Minh Có như vậy, cách mạng mới tập hợp đượcnhiều lực lượng, phát huy được sức mạnh chung của toàn dân tộc để chiến thắng

kẻ thù

Tư tưởng đại đoàn kết là nét nổi bật, xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động và

hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Đặc biệt trong cách mạng giải phóng dân tộc, tưtưởng đại đoàn kết đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên, tập hợp mọi tầng lớp,mọi cá nhân và cả cộng đồng, làm nên sức mạnh vô địch của toàn dân ta Sứcmạnh đó đã góp phần đưa cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi Từ đó,chúng ta cũng thấy những tư tưởng như: đánh địch chỉ bằng một lực lượng nghĩaquân hạn chế, trong một phạm vi nhỏ hẹp; bạo động bằng cách "ỷ ngoại đột nội",bằng cách manh động; đi vào con đường cải lương đều là không phù hợp và hoàntoàn xa lạ với tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh

Hai là: tư tưởng kết hợp dựng nước và giữ nước.

Trang 18

Thời Hùng Vương, dân ta bắt đầu dựng nước thì cũng phải bắt đầu giữ nước,chống, mưu đồ xâm lược và thôn tính của phong kiến phương Bắc Sự kết hợpnày được tiến hành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Dựng nước và giữnước có quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau, đồng thời luôn tácđộng qua lại và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Xây dựng đất nước trên tất cảcác mặt: kinh tế, chính trị, quốc phòng v.v… làm cho đất nước vững mạnh, đủsức mạnh vật chất và tinh thần để sự nghiệp giữ nước đạt được thắng lợi; mặtkhác, giữ nước thắng lợi sẽ tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng đất nước ngàymột phát triển Từ sự kết hợp đó, dân tộc ta đã vững bước đi lên, liên tiếp đánhbại các kẻ thù xâm lược.

Suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, quyền lợi của vua quan về cơ bản thốngnhất với quyền lợi của dân tộc, thế nước được xây dựng cường thịnh, nước giàu,quân mạnh nên hai lần đánh quân Tống, ba lần đánh quân Nguyên đều toànthắng

Tiếp nối tư tưởng kết hợp giữa dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã phát triển thêm một bước mà tiêu biểu là đề ra chủ trương

"kháng chiến, kiến quốc" Hai nhiệm vụ đó quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hưởnglẫn nhau Kháng chiến để hoàn thành giải phóng dân tộc, kiến quốc nhằm xâydựng chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân Có như vậy mới phát triển được sảnxuất trong kháng chiến, mới huy động được sức người, sức của cho kháng chiến

Trang 19

thắng lợi Trong điều kiện vừa mới giành được chính quyền, đất nước còn nhiềukhó khăn, bên cạnh đó kẻ thù bao vây, chống phá, chỉ có đồng thời thực hiện hainhiệm vụ chiến lược là: quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và

ra sức xây dựng chế độ mới, nhân dân ta mới có thể bảo vệ, củng cố chính quyềncách mạng vừa mới giành được, mới có thể tăng cường thực lực cách mạng, tiếptục đưa cách mạng Việt Nam vững bước đi lên

Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã toàn thắng, khi nói chuyệnvới cán bộ và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã căn dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhaugiữ lấy nước" [48, tr 9]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân ta vừa sản xuất, xây dựng, vừa chiếnđấu Nhờ sự kết hợp đó, nhân dân ta đã tạo nên được sức mạnh to lớn cho sựnghiệp cách mạng

Có thể nói, tư tưởng kết hợp dựng nước và giữ nước là nhất quán trong tưtưởng Hồ Chí Minh Trong cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng đó đã đảmbảo cho cách mạng nước ta phát triển đi lên một cách vững chắc, đã góp phần đưacách mạng nước ta đến thắng lợi

Trang 20

Ba là: tư tưởng kết hợp giữa kiên định mục tiêu của cuộc kháng chiến với linh

hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức và phương pháp tiến hành chiếntranh giữ nước

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước trước đây, ông cha ta đã kết hợp rất linhhoạt giữa mục đích của cuộc kháng chiến với nghệ thuật tiến hành chiến tranh giữnước Sự kết hợp đó đã có vai trò rất quan trọng trong quá trình dựng nước và giữnước của dân tộc ta Để đánh thắng kẻ thù có ưu thế hơn ta về nhiều mặt, ông cha

ta đã sáng tạo ra nhiều hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh phù hợpvới điều kiện thực tế ở nước ta, giải quyết thành công vấn đề lấy nhỏ thắng lớn,

"lấy ít địch nhiều", tuỳ thời thế mà vận dụng mưu lược để thắng địch Tiêu biểu làTrần Quốc Tuấn đã nêu ra những nhận định có tính chất tổng kết kinh nghiệm củanhững cuộc chiến tranh giữ nước suốt từ thời Bắc thuộc cho đến cuộc khángchiến chống Nguyên - Mông:

Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản chế trường là việcthường của binh pháp Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy, gió thổi thì thế

dễ chế ngự Nếu chúng đi chậm như cách tầm ăn, không cần của dân, không cầnđược chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến như đánh cờ vậy,tuỳ thời mà làm [48, tr 215]

Trang 21

Để đạt được mục đích của cuộc kháng chiến là đánh thắng kẻ thù, Trần QuốcTuấn luôn bám sát thực tế diễn biến của chiến tranh, từ đó đề ra phương pháp tácchiến và nhiều cách đánh sáng tạo: đó là tạo nên một thế trận mà quân xâm lược

bị đánh ở khắp mọi nơi, cả phía trước mặt lẫn sau lưng; khi thì đánh du kích, lẻ tẻphân tán, lúc tập trung binh lực lớn, có lúc lại rút lui chiến lược để bảo toàn lựclượng; khi thì đánh địch ở khắp mọi nơi bằng mọi phương tiện, mọi hình thức vàquy mô, khéo lợi dụng địa hình địa vật, đánh vào chỗ hiểm yếu của địch và lừađịch vào thế trận đã bày sẵn, biết chọn thời cơ để đánh những trận quyết định Cóthể nói, giữa mục đích của cuộc kháng chiến là đánh thắng quân xâm lược vớiphương pháp tiến hành chiến tranh giữ nước, tư tưởng biện chứng của Trần QuốcTuấn thể hiện rất rõ ràng

Đến thế kỷ XV, dân tộc ta tiếp tục phát huy phương châm chỉ đạo tác chiến

"lấy ít địch nhiều", không thể là một chọi một, không thể bày thế trận như bênđịch để đánh Do đó phương pháp đánh địch thời kỳ này cũng rất độc đáo Đó làtránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, phát huy tất cả chỗ mạnh của ta đánh vào mọi chỗ

sơ hở của địch, đánh vào chỗ mà địch không ngờ tới, là tạo điều kiện để chỗmạnh của địch không thể phát huy, còn chỗ yếu của ta thì được bù đắp, khôngnhững thế còn chuyển thành thế mạnh, ít có thể địch được nhiều, yếu có thể thắngđược mạnh Từ thực tế đánh giặc giữ nước, Nguyễn Trãi đã khái quát thành

Trang 22

những điều có giá trị như là quy luật chung của công cuộc dựng nước và giữnước:

Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục

Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ [48, tr 259]

Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta đánh giặc bằng quân sự kết hợp vớichính trị và ngoại giao v.v… Đây là yêu cầu khách quan của chiến tranh giữnước Khẳng định tính chất hoàn toàn chính nghĩa của một quốc gia, dân tộc cóchủ quyền tiến hành chiến tranh chống xâm lược nhằm cố kết lực lượng trong cảnước, thức tỉnh lương tâm của những ai trong hàng ngũ kẻ thù có thể thức tỉnhđược; mở lối thoát cho quân giặc khi chúng lâm vào cảnh khốn cùng Sự kết hợp

đó đã tạo cho dân tộc ta một sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù xâmlược Trong các cuộc chiến tranh giữ nước trước đây, tổ tiên ta đã làm tốt sự kếthợp này Tiêu biểu là Lý Thường Kiệt- người chỉ huy các trận đánh quyết định sốphận quân xâm lược nhà Tống Khi quân giặc lâm vào tình thế quẫn bách, ông đãchủ động điều đình để mở lối thoát cho quân giặc nhằm chấm dứt chiến tranhtrong điều kiện có lợi nhất cho dân tộc

Cùng với đánh địch bằng quân sự và ngoại giao, Lý Thường Kiệt đã đánh địchbằng cả chính trị thể hiện ở bài thơ bất hủ của ông:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Trang 23

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư [48, tr 181]

Lý Thường Kiệt đã nhân danh cả dân tộc ta khẳng định nước Đại Việt là mộtnước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền của mình và địa vị của nước Đại Việt khôngkém bất kỳ một nước nào Bởi vì người đứng đầu của nước Đại Việt là "Nam đế"ngang hàng với hoàng đế của các quốc gia phong kiến khác Lý Thường Kiệtkhẳng định danh hiệu "Nam đế" nhằm củng cố niềm tin và niềm tự hào của dântộc ta về đất nước, đồng thời cũng chống lại tư tưởng nước lớn của bọn phongkiến phương Bắc Và một khi nền độc lập và chủ quyền của nước ta được địnhphận ở thiên thư nghĩa là mang tính tất nhiên, thì nó sẽ tồn tại vững chắc và bấtkhả xâm phạm Bài thơ của Lý Thường Kiệt là sự cảnh báo nghiêm khắc quânxâm lược, đồng thời biểu thị một niềm tin tất thắng của dân tộc ta trong sự nghiệpgiữ nước và bảo vệ nền độc lập của mình Bài thơ đẫ được ghi vào lịch sử nhưbản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một nghìn năm bị phongkiến nước ngoài đô hộ

Đến Nguyễn Trãi, sự kết hợp giữa đánh giặc bằng quân sự, chính trị và ngoạigiao đã đạt đến trình độ mới Một mặt, ông cùng với Lê Lợi hoạch định quânmưu, mặt khác ông đấu tranh với kẻ thù trên lĩnh vực tư tưởng và lý luận Với

Trang 24

ông, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận cũng là nhằm để đưa cuộc khángchiến đến thắng lợi.

Bằng lý luận sắc bén của mình, Nguyễn Trãi khẳng định nước Đại Việt đã từng

là quốc gia độc lập Tư tưởng về quốc gia độc lập được ông trình bày ở nhiều nơinhưng phải đến "Bình Ngô đại cáo" thì tư tưởng đó mới được trình bày cô đọng

và đầy đủ:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Cõi bờ sông núi đã riêng,

Phong tục Bắc - Nam cũng khác

Trải… Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Mà hào kiệt không bao giờ thiếu [48, tr 257]

Bình Ngô đại cáo đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia riêng biệt, có lãnhthổ, văn hóa phong tục và lịch sử riêng của mình Điều đó cho thấy, Nguyễn Trãi

đã có một quan niệm rất rõ ràng về quốc gia dân tộc, về các yếu tố tạo thành quốcgia dân tộc Dựa trên các yếu tố: lãnh thổ (sông núi, bờ cõi), văn hoá (văn hiến),

Trang 25

phong tục và lịch sử, ông đã so sánh với quốc gia phong kiến phương Bắc trêntừng điểm để thấy sự ngang hàng của hai bên về mọi mặt Và như vậy thì nướcĐại Việt phải được độc lập Không những thế, Bình Ngô đại cáo còn khẳng địnhquyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của dân tộc ta Cũng vì không tôn trọng chủquyền đó mà quân xâm lược đã hoàn toàn bị thất bại Bình Ngô đại cáo thực sự làmột bản tuyên ngôn độc lập hào hùng của dân tộc ta ở thế kỷ XV.

Từ đó có thể thấy rằng, trong các cuộc kháng chiến trước đây, ông cha ta đãkết hợp giữa mục tiêu của cuộc kháng chiến với những phương pháp đánh giặclinh hoạt và sáng tạo Không những thế, còn đánh giặc bằng sự kết hợp quân sựvới chính trị và ngoại giao nên đã tạo được một sức mạnh to lớn để chiến thắngcác kẻ thù xâm lược

Nghiên cứu sâu sắc tư tưởng đánh giặc trên đây của dân tộc, Hồ Chí Minh đãvận dụng sáng tạo và phát triển nguyên tắc "dĩ bất biến ứng vạn biến" Cái bấtbiến ở đây là độc lập thống nhất của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân Đócũng là mục đích duy nhất và cũng là ham muốn tột bậc của Người Để đạt đượcmục tiêu trên thì phải ứng vạn biến Đó là mềm dẻo về sách lược, nhạy bén đểthay đổi cách thức đấu tranh cho thích hợp với điều kiện lịch sử cụ thể Chính vìvậy, trong chỉ đạo cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã đề ra phươngpháp tác chiến rất sáng tạo Người nói: "Dụ quân giặc vào bẫy để đánh" [60, tr.475] Điều đó cho thấy, để đạt được hiệu suất chiến đấu cao thì phải khôn khéo

Trang 26

điều khiển được quân thù, xác định phương án tối ưu để thắng địch Đối với quân

ta thì Người cũng đòi hỏi phải "thiên biến vạn hoá, xuất quỷ nhập thần" [60, tr.470]; "náo phía đông, đánh phía tây" [60, tr 474]; lai vô ảnh, khứ vô tung thì kẻthù không biết đâu mà chống đỡ và nhất định chúng sẽ thất bại

Để chiến thắng thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối kháng chiếnlấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ

để vừa đánh địch vừa phát triển lực lượng, chuyển hoá lực lượng của ta từ ít thànhnhiều, từ yếu thành mạnh Trong khi đó, quân địch không thực hiện được mụcđích đánh mau, thắng mau, không những thế mà còn phải bị động đối phó với ta,

bị tiêu hao lực lượng, bị mệt mỏi từ đó đi đến suy yếu và nhất định thất bại

Trong kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch

Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã phát huy nhiều cách đánh hay, sáng tạo mang lạihiệu quả cao Những nét độc đáo trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh theo tưtưởng Hồ Chí Minh là kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấutranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng;đánh địch trên cả ba vùng chiến lược; đánh địch bằng ba mũi giáp công, vừa đánhvừa đàm v.v… Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ xâm lược đã chứng minh rằng, sự kết hợp trên đây là hoàn toàn đúng đắn vàsáng tạo, đã tạo nên sức mạnh to lớn góp phần đưa sự nghiệp cách mạng đếnthành công

Trang 27

Cùng với những tư tưởng biện chứng trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, các

tư tưởng biện chứng của triết học phương Đông cũng góp phần vào sự hình thành

tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.Tiêu biểu là những tư tưởng biện chứng về mối quan hệ giữa ân ( ) và dương (-)trong tác phẩm Kinh Dịch Sau được nhiều nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc vậndụng, mở rộng thêm sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, hình thành nhiều

tư tưởng biện chứng cốt lõi của triết học Trung Quốc Trong đó, nổi bật là tưtưởng thiên nhân hợp nhất, tam tài, cương nhu, lực - thế - thời, tư tưởng biệnchứng trong mối quan hệ giữa đức trị và pháp trị và biện chứng pháp trong lĩnhvực quân sự

Trước hết là những tư tưởng biện chứng giữa dương và âm trong tác phẩmKinh Dịch - tác phẩm cổ xưa nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều tư tưởng biện

chứng sâu sắc nhất của lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại Theo dịch học, thế giới là một thể thống nhất gọi là thái cực Sức sống của nó được quyết định bởi

hai thế lực (hai mặt) cơ bản quan hệ chặt chẽ với nhau là dương và âm như: trời đất, sáng - tối, nóng - lạnh, lửa - nước, cứng - mềm, thịnh -suy v.v… Tuy nhiên,

-sự phân biệt giữa dương và âm cũng chỉ là tương đối vì trong dương bao giờ cũng

có âm, trong âm bao giờ cũng có dương Âm dương là hai mặt vừa đối lập, vừaliên hệ, tác động qua lại với nhau tạo ra sự sinh hoá không ngừng của vũ trụ Sựtác động qua lại của âm và dương tuy rất phức tạp, muôn hình, muôn vẻ, nhưng

Trang 28

bao giờ cũng tự vạch đường đi cho mình theo các quy luật nhất định Đó là quyluật âm, dương giao dịch, nhờ vậy các sự vật hiện tượng trên thế giới được hìnhthành theo các "hình tượng - các quẻ" mà Kinh Dịch đã vạch ra: "Dịch có tháicực, sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ" [97.

Tr 27] Tám quẻ (bát quái) lại sinh ra sáu mươi quẻ, phản ánh sự biến hoá vôcùng, tạo ra vạn vật trong vũ trụ, trời đất

Các sự vật, hiện tượng ổn định (đứng im) tương đối lại do một quy luật khác

chi phối - quy luật âm, dương cân đối, thăng bằng một cách tương đối Thời điểm

mà cán cân thăng bằng âm dương nghiêng ngả cũng là thời điểm quyết định sự

biến đổi của các sự vật, hiện tượng Quy luật quyết định sự mất thăng bằng là quyluật âm dương tiêu trưởng: "Âm thịnh dương suy" [97, tr 332]; "Dương thịnh thì

âm suy" [97, tr 389] và quy luật âm dương phản phục: khi thiếu âm phát triển âmtính đến cực đại - thái âm thì lại sinh ra thiếu dương và khi thiếu dương phát triểndương tính đến cực đại - thái dương thì lại sinh ra thiếu âm v.v… Cứ như thế, âmdương biến hoá liên tục tạo ra sự sinh hoá không bao giờ ngừng nghỉ

Âm dương tương tác theo những quy luật như vậy đã tạo ra tính chất chu kỳ,tính chất tuần hoàn trong sự vận động biến đổi của vạn vật, hình thành nhữngluận điểm khá phổ biến như "âm cực dương hồi"; "cùng tắc biến, biến tắc thông";

"bĩ cực, thái lai" v.v…

Trang 29

Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống am hiểu Nho học sâu sắc, ông

và cha của Hồ Chí Minh đều đỗ đạt cao trong các kỳ thi về Nho học nên những tưtưởng biện chứng nói trên đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến tư tưởng của Người.Điều này được thể hiện rõ trong bài thơ "Trời hửng", Hồ Chí Minh đã viết:

Sự vật vần xoay mà định sẵn

Hết mưa là nắng hửng lên thôi;

……

Hết khổ là vui vốn lẽ đời [60, tr 423]

PGS Nguyễn Tài Thư hoàn toàn có lý khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Phép biện chứng tuần hoàn của phương Đông mà Người học được trong thờicòn niên thiếu tuy không nêu lên được điều kiện thực tế của sự chuyển hoá,nhưng các luận điểm của nó như "âm cực dương hồi"; "bĩ cực thái lai"; "cùng tắcbiến, biến tắc thông" v.v… đã gieo vào lòng Người một niềm tin có thể thay đổiđược thực trạng đất nước [94, tr 19]

Ở phương Đông mà tiêu biểu là ở Trung Quốc, tư tưởng "thiên nhân hợp nhất"được nhiều trường phái triết học bàn tới Tư tưởng đó nhấn mạnh sự thống nhấtgiữa con người và vũ trụ, xem con người và thiên nhiên luôn luôn có sự hoàđồng, không thể tách rời nhau và trong con người đã tiềm ẩn mọi tính chất, quy

Trang 30

luật của thế giới Đặc biệt, trong các kinh điển chủ yếu của Nho giáo như "KinhDịch", "Trung Dung", "Luận Ngữ"… cũng đều nhất quán tư tưởng: biết đến cùngcái tính của người thì cũng có thể biết đến cùng cái tính của vạn vật, trời đất.

Tư tưởng "thiên nhiên hợp nhất" đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh Do đó suốtcuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn gắn bó với thiên nhiên, hoà quyện vớithiên nhiên Dù ở đâu, nơi tù đày hay ở nơi núi non hiểm trở, khi lãnh đạo khángchiến hay trong cuộc sống hàng ngày, Người luôn dành cho thiên nhiên nhữngtình cảm thiết tha Đặc biệt trong những bài thơ của Người, chúng ta thấy xuấthiện hàng trăm lượt cảnh vật thiên nhiên: sông, núi, rừng, hoa hồng, nắng sớmv.v… Chúng luôn tràn đầy trong cõi lòng của Người Lòng gắn bó với thiênnhiên, dạ hoà đồng với vũ trụ là tư tưởng không bao giờ thay đổi ở Hồ Chí Minh

Tư tưởng hoà vào thiên nhiên được thể hiện rõ trong lời tâm sự của Chủ tịch

Hồ Chí Minh: "Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh,nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻchăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi" [61, tr 164] Ngay cả khi đã làChủ tịch nước, Người vẫn sống chan hoà, gần gũi với thiên nhiên Ngôi nhà sàncủa Người nằm giữa một rừng cây xanh tốt với những hoa trái xum xuê, cả vườnrau, ao cá do tự tay Người tăng gia chăm sóc

Trang 31

Trong khi sự hoà đồng với thiên nhiên của Lão - Trang nhằm mục đích tiêudao, lánh đời thì hoà đồng với thiên nhiên của Hồ Chí Minh nhằm phát huy sứcmạnh của con người với sức mạnh của trời đất Người xem thiên nhiên là bạnchiến đấu của con người và là một yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh to lớn cho

sự nghiệp cách mạng

Về tư tưởng "tam tài thống nhất", người phương Đông xưa đã coi bản thânmình chỉ là một yếu tố trong tam giác thiên, địa, nhân Đó là ba bộ phận có mốiquan hệ biện chứng với nhau trong tổng thể thế giới vũ trụ Trong mối quan hệ đó

đã hàm chứa một nhận thức nhân bản, lấy con người làm chủ thể, con người tácđộng vào trời đất Về mối quan hệ giữa thiên, địa, nhân, Tuân Tử (315 - 230 trướccông nguyên) khẳng định rằng, tự nhiên gồm ba bộ phận: "Trời có bốn mùa, đất

có sản vật, người có văn trị" [99, tr 104] Bản thân tự nhiên là cơ sở hình thành

và biến hoá của vạn vật

Khi thực thi nhiệm vụ cách mạng làm biến đổi xã hội, Hồ Chí Minh thường xéttới mối quan hệ thiên thời, địa lợi và nhân hoà Người khẳng định: "Ở trong xãhội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi và nhân hoà" [62,

tr 479] Người nhận thức sâu sắc hệ luận này và lấy đó làm căn cứ để phát huytiềm năng thế mạnh của đất nước và con người Việt Nam Tinh thần yêu nước, tríthông minh sáng tạo và truyền thống đoàn kết của con người Việt Nam được hoànhập với thế của sông núi, với khí hậu biến đổi đã tạo ra sức mạnh Người chỉ rõ:

Trang 32

"Lòng yêu nước của đồng bào nhập với hình thế hiểm trở của núi sông thành mộtlực lượng vô địch, nó đã đánh tan cuộc tấn công của thực dân…" [62, tr 366].

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, thiên thời, địa lợi, nhân hoà là những nhân

tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh Sự kết hợp đúng đắn giữa ba yếu tố đó

đã tạo nên sức mạnh to lớn trong lĩnh vực tác chiến quân sự Thiên thời, địa lợi,nhân hoà đều quan trọng, "nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, màđịa lợi không quan trọng bằng nhân hoà" [62, tr 479] Có hoà thuận, đoàn kếtnhất trí giữa mọi người thì mới có lực lượng vững mạnh, mới khơi dậy và pháthuy được tiềm năng, sức mạnh của con người Việt Nam, mới tạo được thời cơ vàtranh thủ được thời cơ để giành thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng

Như vậy, tư tưởng thiên thời, địa lợi, nhân hoà của phương Đông đã được HồChí Minh vận dụng sáng tạo trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng

Tư tưởng đó đã có ảnh hưởng rõ nét đến tư tưởng chỉ đạo tác chiến đúng đắn,sáng tạo của Người Dưới ánh sáng tư tưởng chỉ đạo tác chiến đó, nhân dân ta đãkhai thác tối đa yếu tố thiên thời, dịa lợi, nhân hoà nên đã đạt được hiệu quả caotrong tác chiến quân sự, đã góp phần giành thắng lợi cho sự nghiệp cách mạnggiải phóng dân tộc

Trong chỉ đạo cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã vận dụng linhhoạt tư tưởng lấy "nhu thắng cương" của Lão Tử Theo Người, nhỏ thắng lớn phải

Trang 33

"dĩ nhu xử cương", dùng cái mềm để chống lại cái cứng Trong "Bài nói chuyệnvới cán bộ tỉnh Thanh Hoá" năm 1947, Người nói:

Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi nhauthì hai cái cùng vỡ Phải một cái cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau một cáimới còn… Pháp có xe tăng, đại bác, thì ta phá đường Pháp có máy bay thì ta đàohầm Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài Nhất định ta thắng [62, tr 55 -56]

Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo mối quan hệ giữa lực, thế, thời trong tưtưởng truyền thống phương Đông Đó là cơ sở cho tư tưởng chỉ đạo chiến lượcbạo lực, lập thế, tranh thời sáng suốt của Người Trong suốt hai cuộc kháng chiếnchống xâm lược, mối quan hệ giữa lực, thế, thời đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh

và Đảng ta giải quyết rất thành công, đã góp phần giành thắng lợi cho sự nghiệpcách mạng

Thứ hai: đó là tư tưởng biện chứng trong mối quan hệ giữa "đức trị" và "pháp

trị"

Về đường lối cai trị, Nho giáo đã tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức, nhưngkhông vì thế mà phủ nhận vai trò của pháp luật Chẳng hạn, Mạnh Tử đã nói rằng,chỉ có lòng thiện mà thôi thì lòng thiện chẳng đủ sức cai trị, chỉ có luật pháp màthôi thì luật pháp chẳng đủ sức làm cho người ta tuân theo

Trang 34

Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển tư tưởng đức trị của nhiều trường pháitriết học Trung Quốc, trong đó chủ yếu là tư tưởng đạo đức của Nho giáo Nhữngphạm trù đạo đức Nho giáo tiêu biểu như "Nhân", "Trung", "Hiếu" là sự phản ánhmối quan hệ giữa người với người trong xã hội Trung Quốc trước đây Từ nhữngkhái niệm, phạm trù đạo đức truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm, Người đãđưa vào đó nội dung tư tưởng mới - tư tưởng đạo đức cách mạng, hướng nội dungcác khái niệm, phạm trù đó về với dân với nước Người vạch rõ: "Có người chođạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau Nói như vậy là lầm to Đạođức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều" [63, tr 320] Người giải thích: đạo đức

cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời và chính Người đã đảo lạithế đứng đó để cho đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất,đầu ngẩng lên trời Cái khác về cơ bản của đạo đức mới đối với đạo đức cũ là tínhcách mạng của đạo đức Đạo đức mới được hình thành và phát triển cùng với sựnghiệp cách mạng và phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Ngườiđánh giá rất cao vai trò của đạo đức cách mạng, coi đó là cơ sở, là điều kiện bảođảm cho cách mạng thành công Đạo đức được Người xem xét như là cái gốc, làyêu cầu đầu tiên về phẩm chất của người cách mạng: "Cũng như sông thì cónguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốcthì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏimấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [62, tr 252 - 253]

Trang 35

Mục đích của Hồ Chí Minh là kế thừa và phát triển những tinh hoa của tưtưởng đạo đức truyền thống để xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng nhằm phục

vụ cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Người khẳng định:

Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻvang nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phứctạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Ngườicách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm

vụ cách mạng vẻ vang [66, tr 283]

Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những phạm trù đạo đức của Nho giáo,đặc biệt là phạm trù nhân, trung, hiếu Trong những phạm trù đạo đức của Nhogiáo, Khổng Tử lấy chữ "Nhân" làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học củamình "Nhân" dùng để chỉ đức hạnh của một con người, quy định bản tính củacon người và những quan hệ giữa người với người trong xã hội, đồng thời vừa làđiểm xuất phát, vừa là trung tâm của triết học Nho gia Chữ "Nhân" trong triếthọc của Khổng Tử có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống conngười Nhưng tổng kết lại thì "Nhân" của Khổng Tử là đạo làm người, là thươngngười (ái nhân) và giúp người (cứu nhân), biết yêu người đáng yêu và biết ghétngười đáng ghét v.v…

Trang 36

Nếu như Khổng Tử vì sự hạn chế của điều kiện lịch sử và lợi ích của giai cấpnên ông đã cho rằng, đức nhân chỉ có ở người "quân tử" - những người có địa vịthống trị trong xã hội, còn kẻ tiểu nhân, nhân dân lao động không thể có được đứcnhân, thì trong quan niệm của Hồ Chí Minh, người có lòng nhân là người có tìnhthương yêu con người được thể hiện trong mối quan hệ đồng chí - những ngườicùng chung lý tưởng, cùng phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, suốtđời đấu tranh cho Đảng cho cách mạng, hết lòng giúp đỡ mọi người và vì mọingười v.v… Đây cũng là sự kế thừa và phát triển phạm trù đạo đức truyền thốngmột cách sáng tạo Đề cập về phạm trù "Nhân" trong tác phẩm "Sửa đổi làmviệc", Hồ Chí Minh đã viết:

Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào Vì thế màkiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân Vìthế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ Vìthế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền [62, tr 251 -252]

Đối với hoạt động quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng và đòi hỏi cán

bộ trong quân đội phải có lòng nhân Người vạch rõ: "Nhân là phải có lòng bác ái

- yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình" [62, tr 224]

Trang 37

Ở quân nhân cách mạng, yêu nước và yêu đồng bào gắn bó chặt chẽ, khôngtách rời nhau Do vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục nhân dân

và quân dội ta lòng yêu nước, thương nòi Lòng yêu nước thương nòi đó ngàycàng được nâng cao và phát triển với tinh thần "ái quốc là ái dân"

Với bộ đội, lòng nhân ái của người cán bộ quân đội được đặt trên cơ sở bìnhđẳng về chính trị giữa cấp trên và cấp dưới, được thể hiện ở tinh thần đoàn kết,thương yêu bộ đội như anh em ruột thịt, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi vớichiến sĩ Bác Hồ đã dạy: "Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống,phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội viên" [63, tr 207]; "Bộ độichưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộkhông được kêu mình rét Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mìnhmệt" [63, tr 207]

"Nhân" có vai trò quan trọng như vậy Do đó mỗi người cách mạng nói chung

và quân nhân cách mạng nói riêng phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện để có được đứcnhân, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi

Cùng với kế thừa, phát triển phạm trù "Nhân", Hồ Chí Minh còn kế thừa vàphát triển phạm trù "Trung", "Hiếu" của Nho giáo "Trung" và "Hiếu" là hai phạmtrù cơ bản, là trung tâm của tư tưởng đạo đức Nho giáo Phẩm chất "Trung" nóilên tình cảm sâu sắc, tình thần toàn tâm, toàn ý, một lòng một dạ phục vụ nhà

Trang 38

vua, trung thành với một người hoặc một triều đại Đạo đức Nho giáo ràng buộc

cá nhân theo lợi ích duy nhất của một ông vua, một dòng họ Đạo trung là đạo thờvua Về vấn đề này, Khổng Tử đã nói: "Quân tử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung"[51, tr 42] Khổng Tử giải thích rằng, vua khiến bầy tôi thì phải giữ lễ phép, bầytôi thờ vua thì phải cho hết lòng Đó là đạo quân thần

Khái niệm trung quân từ lâu được truyền bá sang nước ta và có một vị trí quantrọng trong các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây Trong khuôn khổ củachế độ phong kiến thì vua là biểu tượng của một nước độc lập có chủ quyền Dovậy mà khái niệm trung quân nhằm đáp ứng yêu cầu củng cố quân quyền và kéodài sự tồn tại của một triều đại Trung là một tiêu chuẩn đặc biệt để đánh giá đạođức của con người, không có gì xấu xa hơn những kẻ bất trung Sự trung thànhtuyệt đối với vua, với triều đại đã tạo ra một sức mạnh to lớn, nhưng nó cũngchứa đựng một nội dung bảo thủ, tiêu cực và nhiều khi đối lập với lợi ích cơ bảncủa nhân dân Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, thờiphong kiến đang lên và thịnh trị thì "trung quân" gắn liền với "ái quốc" Vấn đềnày được thể hiện rõ nét trong quan niệm của Nguyễn Trãi khi ông cho rằng trungkhông những là trung với một triều đại mà còn là trung với nước: "Trung thần làngười biết chọn vua thánh để thờ, biết làm cho vua có tái đức như Nghiêu, Thuấn,biết giúp vua đưa đất nước đến chỗ thái bình thịnh trị" [93, tr 277]

Trang 39

Cùng với phạm trù "Trung", "Hiếu" cũng là một phạm trù trong đạo đức truyềnthống Theo đạo đức Nho giáo, "Hiếu" là lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ, làmcon phải phụng sự và hiếu thảo với cha mẹ Đạo hiếu là đạo thờ cha mẹ Về vấn

đề này, Khổng Tử đã nói: "Sanh, Sự chi dĩ lễ, tử táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ" [51, tr.16] Nghĩa là hễ làm con, khi cha mẹ còn sống phải phụng sự cho có lễ, khi cha

mẹ mãn phần phải chôn cất cho có lễ, rồi khi cúng tế, cũng phải giữ đủ lễ phépnghiêm trang

Trong những triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, nội dung của phạm trùhiếu vẫn là quy định sự phục tùng và kính yêu vô hạn của con cái đối với cha mẹ

Đó là biểu hiện của lòng trung thành trong một phạm vi nhỏ hẹp, nhằm duy trìtrật tự trong gia đình và do đó góp phần củng cố ý thức trung quân của bề tôi

Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc và phát triển phạm trù "Trung" và "Hiếu"của Nho giáo Sự vĩ đại của Người chính là ở chỗ: từ những phạm trù quen thuộc,Người đã đưa vào một nội dung tư tưởng mới phù hợp với việc đào tạo và bồidưỡng tư tưởng đạo đức cho người cách mạng, đồng thời cũng là phù hợp vớinhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới Hồ Chí Minh đề xuất: "Tận trung vớinước, tận hiếu với dân" [64, tr 480] và Người đã giải thích:

Ngày xưa trung là trung với vua Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi Ngày nay,nước ta là dân chủ cộng hoà… trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân

Trang 40

dân; ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọingười đều biết thương cha mẹ [62, tr 640]

Đây là mẫu mực của việc sử dụng các khái niệm Nho giáo, không vận dụngmột cách giáo điều mà đưa vào các khái niệm đó những nội dung mới và có sựkhác về chất

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, trung với nước là trung thành với sựnghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, với con đường đi lên của đất nước,

là làm hết sức mình để đất nước được độc lập và giàu mạnh v.v… Còn hiếu vớidân là thương yêu và kính trọng nhân dân, gắn bó với dân, dựa vào dân, lấy dânlàm gốc, là suốt đời tận tuỵ phục vụ nhân dân, luôn coi mình là công bộc củanhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu hy sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

"Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân" [65, tr 276]

Đối với lực lượng vũ trang nhân dân, Người cũng thường xuyên căn dặn: quânđội ta là quân đội cách mạng, là con em của nhân dân Quan hệ quân dân là quan

hệ máu thịt và đã trở thành thuộc tính bản chất của quân đội ta "Nhân dân là nềntảng, là cha mẹ của bộ đội" [62, tr 393] Anh bộ đội cụ Hồ là con em ruột thịt, làniềm tự hào, niềm tin yêu của nhân dân các dân tộc Việt Nam Người cũng luônnhắc nhở cán bộ và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân: "Mình đánh giặc

Ngày đăng: 24/08/2016, 11:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Ngọc Anh (1995), "Cách mạng tháng Mười trong di sản lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Lịch sử Đảng, (5), tr. 39 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng tháng Mười trong di sản lý luận củaChủ tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Ngọc Anh
Năm: 1995
2. Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Đề cương các bài giải nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương các bài giải nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảnglần thứ IX
Tác giả: Ban chỉ đạo các lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX
Năm: 2001
3. Hoàng Chí Bảo (1996), "Tìm hiểu tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh",Tạp chí Cộng sản, (12), tr. 10 - 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng triết học của Hồ ChíMinh
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1996
4. Nguyễn Lương Bích (1981), "Truyền thống và kinh nghiệm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta", Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 46 - 49] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống và kinh nghiệm chiến đấu bảovệ Tổ quốc của dân tộc ta
Tác giả: Nguyễn Lương Bích
Năm: 1981
5. Nguyễn Đức Bình (2000), "Đảng ta tròn 70 tuổi", Tạp chí cộng sản , (4) tr.15 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng ta tròn 70 tuổi
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 2000
6. Nguyễn Đức Bình (2000), "Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên giành những thắng lợi mới"Báo Nhân Dân ngày 17 - 5, tr. 1 -3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ ChíMinh đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên giành những thắng lợi mới
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 2000
7. Nguyễn Đức Bình (1997), "Làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (11), tr.3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 1997
8. Nguyễn Lê Cảnh, Nguyễn Văn Vinh (2000), "Suy nghĩ về sự kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay" Báo Giáo dục và thời đại, (19) ngày 7-5, tr. 3, 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về sự kiên địnhnền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Lê Cảnh, Nguyễn Văn Vinh
Năm: 2000
9. Nguyễn Đăng Châu (1973), "Vài suy nghĩ về nguyên tắc "biết thắng từng bước cho đúng" trong phương pháp cách mạng dân tộc - dân chủ Triết học, (1), tr 180 - 195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về nguyên tắc "biết thắngtừng bước cho đúng
Tác giả: Nguyễn Đăng Châu
Năm: 1973
10. Chủ tịch Hồ Chí Minh - tiểu sử và sự nghiệp (1975) Nxb sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh - tiểu sử và sự nghiệp
Nhà XB: Nxb sự thật
12. Phạm Như Cương (1998), "Đến hiện tại từ truyền thống qua tấm gương Hồ Chí Minh", Lịch sử Đảng, (12), tr. 40 - 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến hiện tại từ truyền thống qua tấm gươngHồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Như Cương
Năm: 1998
13. Tùng Cương (1991), "Kế thừa và phát triển tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh", Triết học, (1), tr. 9 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế thừa và phát triển tư tưởng triết học củaHồ Chí Minh
Tác giả: Tùng Cương
Năm: 1991
14. Lê Duẩn (1976), Dưới là cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới là cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do vì chủnghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1976
16. Thành Duy (1980), "Những cống hiến lý luận của Hồ Chủ tịch về vấn đề dân tộc và quốc tế", Triết học, (1), tr. 46 - 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cống hiến lý luận của Hồ Chủ tịch về vấn đềdân tộc và quốc tế
Tác giả: Thành Duy
Năm: 1980
17. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 1996
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1991
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w