1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA TRUYỀN THỐNG và HIỆN đại TRONG GIÁO dục đạo đức CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

183 457 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại là quy luật khách quan của sự phát triển, trong mọi hình thức và lĩnh vực của nó. Đặc biệt trong lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần, bao hàm cả sự phát triển đạo đức, quan hệ này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là đối với các nước đang phát triển và thực sự trở nên cấp bách ở những nước đang đi theo con đường hiện đại hóa

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại là quy luật kháchquan của sự phát triển, trong mọi hình thức và lĩnh vực của nó Đặc biệttrong lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần, bao hàm cả sự phát triển đạođức, quan hệ này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là đối với các nước đangphát triển và thực sự trở nên cấp bách ở những nước đang đi theo conđường hiện đại hóa Trong điều kiện cả nước ta đang thực hiện công cuộcđổi mới, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề truyềnthống, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại lại được đặt trên mộtnhận thức mới - từ góc độ coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lựcphát triển của xã hội, trong đó thanh niên là một bộ phận, một lực lượng vôcùng quan trọng

Thanh niên là lực lượng quan trọng, đóng vai trò to lớn đối vớithành công của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Đây là một thế hệ, một lớp người năng động và dễ tiếp thucái mới nhất trong xã hội, họ cũng là tầng lớp chịu ảnh hưởng lớn nhất củanhững điều kiện kinh tế - xã hội mới, của cơ chế thị trường và việc mở rộnggiao lưu quốc tế

Thực tế cho thấy rằng, hiện nay giới trẻ ít quan tâm đến truyềnthống dân tộc mà có xu hướng sùng bái nước ngoài, thích chạy theo lối sốnghiện đại kiểu phương Tây Đó cũng là thực trạng chung mà Hội nghị Banchấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (khóa VIII) đã khái quát: "Tệ sùngbái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lốisống cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc" [24,

tr 46]

Trang 2

Trong tình hình như vậy, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niênvẫn còn nhiều hạn chế Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những chính sáchnhằm gìn giữ và phát huy truyền thống và những giá trị đạo đức truyềnthống của dân tộc, nhưng trong thời gian qua, vẫn còn không ít cách nghĩ,cách làm lệch lạc trong việc định hướng và giáo dục giới trẻ thái độ đối vớitruyền thống dân tộc cũng như xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiệnđại Trong giáo dục đạo đức, đã tồn tại cả hai xu hướng cực đoan: hoặc làcoi nhẹ các giá trị truyền thống mà nhấn mạnh các giá trị hiện đại, hoặc làquay trở về với truyền thống một cách thái quá Công tác lý luận chưa làm

rõ nhiều vấn đề nổi lên trong quá trình đổi mới, trong đó có các vấn đề nhưxác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng.Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên tronggiới trẻ

Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là, chúng ta cần quán triệt mốiquan hệ biện chứng giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong đạo đức;

từ đó vận dụng mối quan hệ này vào công tác giáo dục đạo đức cho thanhniên hiện nay Đó là những vấn đề lớn, hết sức cần thiết mà hoạt động lýluận và thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, là nhiệm vụ của công tác giáo dụcđạo đức cho thanh niên của Đảng, của Nhà nước và của các nhà giáo dục

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay" vì

tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn của nó

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Mảng đề tài về truyền thống và đạo đức truyền thống được nhiềunhà khoa học quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình, bài viết có giá

trị Đó là những công trình như: "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc

Việt Nam" (1980) của GS Trần Văn Giàu; "Về truyền thống dân tộc" của

GS Trần Quốc Vượng, (Tạp chí Cộng sản, số 2/1981); "Biện chứng của

Trang 3

truyền thống" của GS Hà Văn Tấn, (Tạp chí Cộng sản, số 3/1981); "Vấn

đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của GS.

Nguyễn Trọng Chuẩn, (Tạp chí Triết học, số 2/1998); "Giá trị truyền

thống, nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc"

của PGS Nguyễn Văn Huyên, (Tạp chí Triết học, số 4/1998)

Các công trình này tập trung vào những nội dung chủ yếu là truyềnthống và đạo đức truyền thống của dân tộc, về vai trò của chúng trong lịch

sử vẻ vang của dân tộc ta và nhấn mạnh vai trò của truyền thống hiện nay,khi đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng giao lưu quốc tế

Về quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, có một số chuyên khảo

như: "Truyền thống và hiện đại trong văn hóa" (1999); "Văn hóa Việt Nam

-truyền thống và hiện đại" (2000) do Viện Thông tin Khoa học xã hội tổng

hợp và giới thiệu qua các bài viết của các nhà khoa học trong và ngoài

nước về vấn đề này Gần đây nhất có cuộc hội thảo với chủ đề "Giá trị

truyền thống và những thách thức của toàn cầu hóa" do Viện Triết học của

Việt Nam và Hội đồng Nghiên cứu triết học và giá trị của Mỹ phối hợp tổchức tại Việt Nam trong hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2001 Các bài thamluận của các nhà khoa học trong và ngoài nước xoay quanh vấn đề nóng hổiđối với chúng ta là: làm thế nào để vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa loại

bỏ được những truyền thống đã trở nên lỗi thời, lạc hậu và tiếp thu đượcnhững tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm phát huy bản sắc dân tộc trong xuthế toàn cầu hóa hiện nay Luận án Tiến sĩ Triết học của NCS Nguyễn Văn

Lý với đề tài: "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong

quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" cũng đi

theo hướng đó Còn luận án Tiến sĩ Triết học của NCS Nguyễn Lương

Bằng (2001) "Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới

giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay" phân tích mối quan hệ giữa truyền

Trang 4

thống và hiện đại và sự vận dụng mối quan hệ này trong một lĩnh vực hoạtđộng cụ thể là giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, về mối quan

hệ giữa truyền thống và hiện đại trong đạo đức và giáo dục đạo đức còn có

ít công trình đề cập tới

Khi nghiên cứu về đối tượng thanh niên, gần đây có một số côngtrình có đề cập đến sự phát triển đạo đức và định hướng giá trị đạo đức cho

thanh niên như: TS Thái Duy Tuyên về "Sự biến đổi định hướng giá trị của

thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường", (Tạp chí Triết học,

số 1/1995); Trần Xuân Vinh (Viện Thanh niên) về "Sự biến đổi một số giá

trị cơ bản của thanh niên Việt Nam hiện nay", (Tạp chí Triết học, số 1/ 1995);

Chuyên khảo "Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay" (1999)

và Luận án PTS Triết học của Dương Tự Đam (1996) "Định hướng giá trị

của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay"; các

cong trình nghiên cứu chuyên sâu và bài viết của PGS.TS Đặng CảnhKhanh về đối tượng thanh niên cũng như một số luận án, luận văn khácbước đầu đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về thế hệ trẻ Việt Nam, về vaitrò và đặc điểm phát triển đạo đức và về những thay đổi trong sự phát triểnđạo đức, lối sống của họ trong điều kiện mới

Tuy nhiên, đề tài giáo dục đạo đức cho thanh niên, nhất là giáo dụctheo hướng kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại còn ít được quantâm nghiên cứu, mặc dù đây là một vấn đề hết sức cấp thiết trong điều kiệnhiện nay Luận án hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứumột trong những khía cạnh của vấn đề lớn đó

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là làm rõ hơn mối quan hệ giữa truyền thống

và hiện đại trong sự phát triển đạo đức, vận dụng mối quan hệ này vào hoạtđộng giáo dục đạo đức cho thanh niên; từ đó đề xuất một số phương hướng

Trang 5

và giải pháp chủ yếu kết hợp truyền thống và hiện đại nhằm xây dựng đạođức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong

sự phát triển đạo đức và trong giáo dục đạo đức

- Phân tích đặc điểm và xu hướng biến đổi về đạo đức của thế hệthanh niên Việt Nam hiện nay và thực trạng công tác giáo dục đạo đức chothanh niên theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại; từ đó rút ra nhữngvấn đề cần giải quyết

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu trong giáo dụcđạo đức cho thanh niên theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Nội dung vấn đề mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại nói chung

rất rộng Tuy nhiên, luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnhvực đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên Các phương hướng vàgiải pháp đưa ra cũng chỉ thuộc phạm vi này

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ

nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sảnViệt Nam có liên quan đến đạo đức, mối quan hệ giữa truyền thống và hiệnđại trong đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở

vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,điều tra xã hội học

Trang 6

Luận án có tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các báocáo, tổng kết của Trung ương Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên có liênquan đến vấn đề này.

6 Đóng góp mới của luận án

- Góp phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống vàhiện đại trong sự phát triển đạo đức và việc vận dụng nó vào công tác giáodục đạo đức cho thanh niên;

- Khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác giáodục đạo đức cho thanh niên theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại;

- Nêu lên những luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải phápkết hợp chúng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay

7 Ý nghĩa của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu thamkhảo trong việc nghiên cứu một số vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tếthị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời có thể đónggóp về mặt lý luận cho việc hoạch định chính sách thanh niên - cụ thể làtrong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận

án gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 7

Chương 1

TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG ĐẠO ĐỨC

VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

1.1 KHÁI NIỆM TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG ĐẠO ĐỨC

1.1.1 Truyền thống và đạo đức truyền thống

Truyền thống luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu từ nhiều khía cạnh Nói một cách ngắn gọn, thì truyền thống là

"Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từthế hệ này sang thế hệ khác" [94, tr 1017]

Theo Từ điển Bách khoa Triết học của Liên Xô, thì từ "truyền thống"(bắt nguồn từ tiếng Latinh là traditio - có nghĩa là sự chuyển giao, lưu truyền

lại), được hiểu là các yếu tố của di sản văn hóa và xã hội được chuyển từ

thế hệ này sang thế hệ khác và được bảo tồn, gìn giữ lâu dài trong các xãhội, giai cấp hay nhóm xã hội nhất định Truyền thống bao gồm các đốitượng của di sản xã hội (các giá trị vật chất và tinh thần), quá trình kế thừa

xã hội, các phương thức của nó Trong truyền thống có các quy định, cáctiêu chuẩn hành vi, các giá trị tư tưởng, thói quen, tập tục của các xã hộinhất định

Với tư cách là một yếu tố thuộc di sản văn hóa và xã hội, truyền

thống được hiểu một cách cụ thể hơn: "Truyền thống là tập hợp những tưtưởng và tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử củamột cộng đồng người nhất định được hình thành trong lịch sử và đã trở nên

ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [48, tr 30]

GS Nguyễn Trọng Chuẩn cũng cho rằng: "Nói đến truyền thống lànói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, những

Trang 8

phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí của một cộng đồng người đã hìnhthành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác" [10, tr 16].

Như vậy, truyền thống mà chúng tôi đề cập đến ở đây là một vấn đềthuộc phạm vi văn hóa, tinh thần, đặt trong mối quan hệ với hiện đại được

hiểu như là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống

và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Ta thường nói: truyền thống yêu nước của dân tộc Việt

Nam, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, truyềnthống lao động cần cù hay truyền thống nhân ái, thương người, "lá lànhđùm lá rách" của dân tộc ta Truyền thống là tinh hoa đã được chắt lọcqua thử thách của thời gian và được nâng cao dần theo trình độ phát triểnmọi mặt của con người và xã hội mà không xa rời nguồn cội Trải qua hàngngàn năm lịch sử, những truyền thống đó đã tạo nên bản sắc của dân tộcViệt Nam, tâm hồn và bản lĩnh của con người Việt Nam

Truyền thống mang các đặc trưng cơ bản như: tính cộng đồng, tính

ổn định và tính lưu truyền

Tính cộng đồng của truyền thống thể hiện ở chỗ, truyền thống bao giờ

cũng là truyền thống của một cộng đồng nhất định nào đó ở Việt Nam, tínhcộng đồng biểu thị tập trung ở ba kết cấu xã hội chủ yếu là: nhà - làng - nước

Nhà (gia đình - dòng họ): vừa là tế bào xã hội, vừa là đơn vị sảnxuất trong nền kinh tế tiểu nông "Nhà" Việt Nam là kiểu gia đình phụ hệ,hay là cả một dòng họ, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dạy

và giáo dục con cái, hình thành nhân cách và các phẩm chất đạo đức banđầu cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ

Làng: là tập hợp nhiều gia đình tụ cư trong một khu vực địa lý nhấtđịnh Làng Việt Nam là một cấu trúc cộng đồng gồm nhiều cấp độ, quan

Trang 9

hệ liên kết chặt chẽ với nhau Trong lịch sử dân tộc, làng Việt Nam làđơn vị cộng đồng tạo ra sức mạnh liên kết trong lao động sản xuất, trongđời sống tinh thần, trong việc giáo dục, dạy dỗ con em

Sau làng, nước là cộng đồng lớn bao trùm, tập hợp nhiều làng,nhiều vùng, nhiều tộc Nước Việt Nam ta đã hình thành và phát triển rực rỡ

từ hàng ngàn năm nay và mang những cái tên thể hiện lòng tự hào dân tộcnhư: Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam Các cộng đồng nhà - làng - nước lànơi tiếp nhận, gìn giữ và lưu truyền qua ngàn đời các truyền thống của dântộc và truyền lại cho con cháu

Truyền thống dân tộc được hình thành dần dần qua các hoạt động

lịch sử của con người Sau khi hình thành, nó mang tính ổn định tương đối.

Ổn định vì khi nói đến truyền thống, là ta nói đến một cái gì đó lâu dài, ítthay đổi Nếu không có các yếu tố ổn định thì truyền thống không còn làtruyền thống nữa Như truyền thống yêu nước, truyền thống lao động cần

cù, tiết kiệm, truyền thống hiếu học đã trở thành bản tính của con ngườiViệt Nam từ xưa tới nay Tuy nhiên, tính ổn định đó chỉ là tương đối vì bảnthân truyền thống cũng có quá trình hình thành, phát triển theo thời gian,trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Mỗi khi những điều kiện đóthay đổi thì truyền thống cũng có những thay đổi cho phù hợp, có mặt được

kế thừa và phát triển, có mặt không còn mang tính tích cực nữa sẽ bị đàothải và loại bỏ, và những truyền thống mới sẽ lại được hình thành

Truyền thống khi đã hình thành, trở nên ổn định thì sẽ được gìn giữ

và truyền từ đời nay sang đời khác Truyền thống bắt nguồn từ lịch sử,nhưng không phải mọi thứ thuộc về lịch sử đều là truyền thống, mà chỉ cónhững gì được sao phỏng, được kế thừa, được lưu truyền thì mới được gọi

là truyền thống Truyền thống được lưu giữ, được kế thừa sẽ tạo nên bảnsắc của cả dân tộc Bản sắc dân tộc ta là những nét riêng, độc đáo, đã tạonên một dân tộc Việt Nam không thể hòa lẫn vào các dân tộc khác Trở lại

Trang 10

với quá khứ xa xôi hàng ngàn năm trước, trong suốt gần 1000 năm bịphong kiến Trung Quốc đô hộ, kẻ địch đã không thể đồng hóa được dân tộc

ta, chính vì ta đã gìn giữ được bản sắc của dân tộc, bảo vệ được những giátrị văn hóa, tinh thần mà cha ông ta để lại Hay như trong các cuộc khángchiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ gần đây, mặc dù bọn thực dân,xâm lược tìm mọi cách phá hoại nền văn hóa dân tộc và bản sắc dân tộc ta,nhưng chúng đã không thể thực hiện được mục đích đó Một dân tộc ViệtNam, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, vẫn đứng vững được như ngàyhôm nay, là vì đã luôn gìn giữ, phát huy được bản lĩnh, bản sắc dân tộcmình và trao truyền nó từ đời này cho đời khác

Về giá trị truyền thống Theo quan điểm lịch sử và biện chứng, ở

một thời điểm lịch sử nhất định, truyền thống bao giờ cũng có tính hai mặt:mặt tích cực và mặt tiêu cực Mặt tích cực bao gồm những yếu tố ưu việt,tiến bộ, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần gìn giữ bảnsắc dân tộc; còn mặt tiêu cực là hiện thân của sức ỳ, của sự bảo thủ, lạchậu, có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của xã hội Hai mặt mâu thuẫn

đó cùng tồn tại song song trong di sản truyền thống và có khi đan xen,chồng chéo lên nhau Tuy nhiên, khi nói đến giá trị truyền thống là ta muốnnói tới những mặt tốt đẹp, mặt tích cực, là đặc trưng cho bản sắc dân tộctrong truyền thống và đã trở nên ổn định, lâu bền, có khả năng trao truyềnlại qua không gian và thời gian, là những gì mà chúng ta cần duy trì và pháttriển "Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện,nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cáihay, cái đẹp, là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động vàvươn tới" [10, tr 16] Hơn nữa, "không phải mỗi cái gì tốt thì mới được gọi

là giá trị, mà phải là những cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tíchcực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và hướng

Trang 11

dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là giá trị truyền thống" [27, tr.50]

Vai trò của truyền thống đối với sự hình thành đạo đức mới

Truyền thống có vai trò rất to lớn trong việc hình thành và giữ vữngnhân cách, phẩm chất của mỗi con người, giữ gìn bản sắc, cốt cách của mỗidân tộc và trong xây dựng nền đạo đức mới Khi phê phán các quan điểmđối lập và khẳng định quan điểm của mình về sự phát triển của lịch sử nóichung và về vai trò của truyền thống nói riêng, các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác - Lênin cũng đã khẳng định rằng:

Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế hệriêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những

tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả các thế hệ trước đểlại, do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục các hoạt động đượctruyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và mặtkhác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàntoàn thay đổi [60, tr 65]

Truyền thống là cái chung của cả một cộng đồng nào đó nhưng nólại tồn tại cụ thể trong mỗi cá nhân, được biểu hiện qua tâm lý, đạo đức, lốisống, phong cách, phương pháp, kỹ năng hoạt động của từng con người

cụ thể Việc chuyển tải truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác cũng docon người thực hiện, bằng cách "đầu tiên bằng ngôn ngữ nói, bằng ký ức cánhân và ký ức tập thể rồi sau đó bằng ngôn ngữ viết" [101, tr 28] Giáo dục làphương thức bảo tồn và phát huy hệ thống giá trị chung của cả loài người,

là phương tiện quan trọng nhất để chuyển tải và trao truyền các giá trịtruyền thống, đào tạo những con người mang các giá trị truyền thống vàsáng tạo các giá trị mới Đó là con đường đặc trưng nhất để con người tồntại và phát triển

Trang 12

"Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa nhữngquan hệ xã hội" [60, tr 65] Truyền thống là một trong những yếu tố cấuthành các quan hệ xã hội, vì vậy nó góp phần vào việc hình thành bản chấtcon người, thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Truyền thống là cơ sở vững chắc để hình thành nên các giá trị mới

ở con người

- Truyền thống là nền tảng tinh thần có tác dụng ngăn chặn, hạn chếnhững hiện tượng xấu, tiêu cực trong đời sống xã hội và xây dựng các mốiquan hệ tốt đẹp giữa người với người

- Truyền thống là cái "bộ lọc" nhằm giữ sự phát triển đúng hướng,điều tiết các mối quan hệ và chọn lọc các giá trị trong quá trình giao lưuvăn hóa với nước ngoài, tránh được sự đồng hóa của văn hóa ngoại bang vàgìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

- Truyền thống là cội nguồn tạo ra sức mạnh nội sinh của cả dântộc, của mỗi cộng đồng dân cư, của mỗi dòng họ, mỗi gia đình và mỗi mộtcon người

- Truyền thống là nền tảng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của đấtnước, là ngọn nguồn, là động lực làm nên tinh thần và sức sống của dântộc Bởi vì trong truyền thống văn hóa của dân tộc cũng có nội dung phảnánh thời đại, có nội dung phản ánh tính dân tộc và tính nhân loại Các giátrị truyền thống là những "hạt nhân hợp lý", có vai trò như những đòn bẩycủa xã hội trong tiến trình hiện đại hóa

Trong hệ thống giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống của dân tộc

Việt Nam ta thì nổi bật nhất là đạo đức truyền thống Đạo đức truyền thống

"đã được gìn giữ và nâng cao từ đời này qua đời khác trở thành một tìnhcảm sâu sắc, một lẽ sống của toàn thể nhân dân, một niềm tự hào cao quý ởmỗi người" [40, tr.71]

Trang 13

Vậy đạo đức truyền thống được chúng ta hiểu như thế nào?

Đạo đức nói chung là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là tập hợpnhững nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánhgiá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xãhội; chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnhcủa dư luận xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng

Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, tôn giáo,nghệ thuật, khoa học đạo đức phản ánh tồn tại xã hội Sự xuất hiện của ýthức đạo đức là do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đờisống xã hội, trước hết là do nhu cầu phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong laođộng sản xuất, trong việc phân phối sản phẩm xã hội, trong đấu tranh Đạođức thay đổi tùy theo sự thay đổi của tồn tại xã hội Cùng với sự phát triểncủa sản xuất, của tiến bộ xã hội, những qui tắc, chuẩn mực, phạm trù đạođức theo đó cũng tăng lên, phản ánh đời sống xã hội ngày càng phongphú, đa dạng hơn, trở thành một trong những phương thức điều chỉnh cácmối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp với yêucầu của xã hội Ăngghen viết: "Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạođức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hộilúc bấy giờ" [59, tr 161]

Phê phán các quan điểm siêu hình về một nền đạo đức vĩnh cửu, đặtlên trên mọi sự khác biệt về giai cấp và dân tộc, bất chấp mọi sự thay đổi

về thời gian và điều kiện lịch sử - kinh tế, Mác, Ăngghen, Lênin luôn nhấnmạnh tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại của đạo đức Từ khi xã hộiphân chia thành giai cấp và phát triển trong sự đấu tranh giai cấp, đạo đứcluôn là đạo đức của giai cấp Từ xã hội cổ đại cho đến xã hội hiện đại ngàynay, từ giai cấp chủ nô đến giai cấp địa chủ phong kiến, từ giai cấp tư sảnđến giai cấp vô sản mỗi giai cấp đều có nền đạo đức riêng của mình Vì

Trang 14

vậy, chúng ta "không tin vào đạo đức vĩnh viễn và chúng ta bóc trần tất cảnhững sự dối trá của các câu chuyện hoang đường về đạo đức vĩnh viễn"[53, tr 371] Khi bàn về các kiểu đạo đức trong thời đại chúng ta, Ăngghencũng nêu lên ba thứ đạo đức: đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và đạođức cộng sản chủ nghĩa, tiêu biểu cho ba giai cấp cũng như ba thời đại khácnhau.

Bên cạnh tính giai cấp và thời đại, các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin cũng nhấn mạnh về sự khác nhau giữa các dân tộc trong cácquan điểm, chuẩn mực đạo đức Sự khác nhau này được qui định bởi nhữngđiều kiện lịch sử, văn hóa, tập quán, tâm lý dân tộc khác nhau, nhất làtrong các điều kiện kinh tế khác nhau Đặc trưng về mọi mặt của mỗi dântộc hình thành nên truyền thống đạo đức của dân tộc đó Ăngghen đã viết:

"Từ dân tộc sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, nhữngquan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường tráingược hẳn nhau" [59, tr 135] Sự khác nhau này đặc biệt rõ nét trong quanniệm về đạo đức giữa các dân tộc phương đông và các dân tộc phương Tây

Thừa nhận tính giai cấp, tính dân tộc, chủ nghĩa Mác cũng không hềphủ nhận giá trị phổ biến toàn nhân loại của đạo đức Những giá trị đạo đứcphổ biến toàn nhân loại như lòng nhân ái, sự công bằng, trung thực, tôntrọng chính nghĩa thì dân tộc nào, thời đại nào cũng coi trọng và nội dunglớn nhất, phổ quát nhất mà mọi thuyết đạo đức cần phải hướng tới là lòngnhân đạo, nhân ái và sự tự do, giải phóng của con người Đó chính là cơ sởcủa nền đạo đức của giai cấp vô sản

Nếu như truyền thống - như đã đề cập ở trên - là những gì đã đượchình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc, đã trở nên ổn định và

lưu truyền từ đời này qua đời khác, thì đạo đức truyền thống là những

quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi ứng xử, thói quen, tập quán đạo đức đã có từ lâu đời và được trao truyền từ thế hệ này sang

Trang 15

thế hệ khác Đạo đức truyền thống Việt Nam là bản sắc của dân tộc Việt

Nam, là cốt lõi của đời sống văn hóa, tinh thần của chúng ta Đó khôngphải là một cái gì thiên định, mà được hình thành và được bồi đắp qua hàngthế kỷ cho đến ngày nay, trong những điều kiện địa lý lịch sử đặc biệt củadân tộc ta

Trước hết là từ hoàn cảnh địa lý tự nhiên của đất nước Nước ta tuynằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có sông dài biển rộng, giàu tài nguyên thiênnhiên, nhưng khí hậu cũng rất khắc nghiệt: bão lụt, hạn hán, thiên tai xảy rathường xuyên Truyền thuyết về các trận giao chiến giữa Sơn Tinh - ThủyTinh cũng nói lên phần nào sự gay gắt của cuộc đấu tranh với thiên nhiênnày Các cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ chống những thử thách khắc nghiệtcủa thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc hình thànhcác phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam

Bên cạnh hoàn cảnh địa lý khắc nghiệt là điều kiện lịch sử rất đặctrưng bằng các cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm Các cuộcđấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ làng, giữ nước liên tục trong lịch sử làyếu tố quan trọng tạo ra những truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo

ra những phẩm chất đạo đức quý báu, các giá trị tinh thần của con ngườiViệt Nam Trong các cuộc chiến tranh, kẻ thù của chúng ta thường lànhững nước lớn, đông và mạnh hơn ta gấp bội lần Vì vậy, các lãnh tụ dântộc luôn phải động viên sức mạnh toàn dân, toàn dân tộc tham gia đánhgiặc, cứu nước Và con người Việt Nam từ trước tới nay, trong mỗi mộtcuộc kháng chiến chống giặc, đều lấy sức mạnh của tinh thần yêu nước,của trí tuệ, của lòng mưu trí dũng cảm làm vũ khí chiến thắng kẻ thù Thực

tế lịch sử đã hun đúc nên con người Việt Nam với những phẩm chất đạođức tốt đẹp đã trở thành truyền thống, và lịch sử cũng chứng minh rằng, cácgiá trị đạo đức, tinh thần truyền thống đó quả là có sức mạnh to lớn mà kẻthù không thể nào đè bẹp được

Trang 16

Sự hình thành các phẩm chất đạo đức, tinh thần truyền thống củadân tộc ta, con người Việt Nam ta cũng chịu ảnh hưởng của nhiều trào lưu

tư tưởng, văn hóa xâm nhập từ bên ngoài vào Phật giáo, Nho giáo, Đạogiáo từ Trung Quốc, Ấn Độ được du nhập vào ta từ rất sớm Thế kỷ XVII,thực dân Pháp tìm cách truyền bá tư tưởng Thiên chúa giáo từ phương Tâysang Và cuối cùng là sự truyền bá và thắng lợi của tư tưởng của chủ nghĩaMác - Lênin đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa

xã hội của nước ta hiện nay Các trào lưu trên ảnh hưởng đến sự hình thành

và phát triển đạo đức truyền thống dân tộc ta với nhiều mức độ khác nhau

Ảnh hưởng của đạo Phật đối với đạo đức truyền thống Việt Nam là

ở chỗ, các tăng phái Phật giáo truyền bá tư tưởng từ bi cứu khổ cứu nạn, tưtưởng vị tha, lòng yêu thương con người (như yêu thương bản thân mình),một tình thương bao la dành cho đồng loại và mọi sinh vật sống Nhữngđức tốt mà Phật giáo tuyên truyền làm sâu đậm thêm những đức tốt vốn cócủa dân ta Trong lịch sử đạo Phật được truyền vào nước ta từ rất sớm vàtrong suốt hai triều đại lớn là Lý, Trần, nó đã trở thành quốc đạo Sang triều

Lê, Nguyễn, tuy không còn là quốc đạo nữa, nhưng đạo Phật vẫn có ảnhhưởng rộng rãi trong các tầng lớp dân cư

Kế đến là ảnh hưởng của đạo Nho Đạo Nho xâm nhập vào nước tagần như cùng thời với đạo Phật Về cơ bản, đây là một hệ thống quan điểm

về thế giới, về xã hội và con người, là một học thuyết chính trị đạo đức

-xã hội hướng đến mục tiêu "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Trongmọi vấn đề, Nho giáo lấy đạo đức làm gốc, làm xuất phát điểm, đề cao vaitrò và tác dụng của đạo đức trong xã hội và trong lịch sử Các triều đìnhphong kiến căn cứ vào tư tưởng và tinh thần đạo Nho mà ra luật lệ, quy tắc

và "gây phong tục" Trong năm sáu trăm năm thịnh đạt và thống trị về tưtưởng, Nho giáo - mà chủ yếu là đạo đức Nho giáo - có ảnh hưởng mạnh

Trang 17

mẽ đến các quan điểm và đời sống đạo đức của dân ta Qua các nhà Nho

-mà lúc này rất được coi trọng - và sự dạy dỗ của họ, đạo đức Nho giáo cứthấm dần vào nền đạo đức truyền thống dân tộc ta Những nội dung cơ bảncủa học thuyết đạo Nho: tam cương, ngũ thường cũng đã đi vào đời sống,quan hệ, cách đối nhân xử thế hàng ngày của người dân Việt Nam Tuynhiên, nền đạo đức truyền thống Việt Nam, tuy bị ảnh hưởng sâu sắc củaquan điểm đạo đức Nho giáo, vẫn có bản sắc riêng của mình

Đạo Giáo Trung Quốc du nhập vào Việt Nam một thời gian ngắnsau Phật giáo Về ảnh hưởng của nó đối với sự hình thành và phát triển củađạo đức truyền thống Việt Nam, chỉ có thể nhận ra một điều là nó góp thêmcho dân ta tinh thần đoàn kết thân ái, đem lại cho người nông dân ý thứcgắn bó, tinh thần chống áp bức đô hộ khi có thời cơ

Như vậy, xét cho cùng, dù Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều cóảnh hưởng đến đạo đức truyền thống Việt Nam, nhưng yếu tố quyết địnhđến nội dung và bản sắc của nền đạo đức truyền thống đó chính là cuộc đấutranh chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, chống lại các kẻ thù xâm lược,cuộc đấu tranh sinh tồn hàng ngàn năm của dân tộc Giá trị đạo đức truyềnthống của dân tộc là do chính cộng đồng người Việt ta tạo dựng nên, pháttriển và bù đắp thêm mãi cho đến ngày nay

Đạo đức truyền thống Việt Nam, vì có nguồn gốc xuất phát nhưvậy, nên cũng có những cách biểu hiện rất đặc biệt, thể hiện ở những đặc

điểm sau: Thứ nhất, đó là sự đúc kết những kinh nghiệm tu dưỡng, kinh

nghiệm ứng xử, được rút gọn trong những câu ca dạo tục ngữ hoặc trong

những bài gia huấn Thứ hai, nhân dân ta đã xây dựng hình ảnh những nhân

vật, những hiện tượng đạo đức qua các câu chuyện cổ tích thần kỳ hay cổtích thế sự, thừa nhận các nhân vật trong các truyện nôm, chèo, kịch vàdiễn xướng dân gian khi tư tưởng và hành vi đạo đức của họ phản ánh được

Trang 18

lý tưởng đạo đức của quần chúng Thứ ba, rất trân trọng và đề cao những tấm

gương người thực, việc thực trong lịch sử và trong cuộc sống hàng ngày;ngược lại phê phán và đả kích gay gắt những nhân vật và hành vi trái đạođức Một đặc điểm quan trọng nữa là, tư tưởng đạo đức truyền thống ViệtNam không phải là một thứ định lý bất biến, không hề thay đổi mà luôn có

sự phát triển theo thời gian Điều này càng đòi hỏi chúng ta phải có thái độđúng đắn khi xem xét nó

Các nhà nghiên cứu, khi nói về truyền thống dân tộc, chủ yếu là nói

về đạo đức truyền thống Về nội dung của đạo đức truyền thống, GS NguyễnHồng Phong cho rằng, tính cách dân tộc gần như là tất cả nội dung của giátrị đạo đức truyền thống, bao gồm: tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo đức;cần kiệm, giản dị, thực tiễn; tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêuchuộng hòa bình, nhân đạo; lạc quan [75, tr 453- 454]

G.S Vũ Khiêu cũng khẳng định, trong những truyền thống quý báucủa dân tộc, nổi bật nhất là truyền thống đạo đức và cho rằng, truyền thốngđạo đức cao đẹp của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoànkết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương vàquí trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệthống giá trị đạo đức của dân tộc [40, tr 71]

G.S Trần Văn Giàu, trong chuyên khảo "Giá trị tinh thần truyềnthống của dân tộc Việt Nam" viết: "Hễ nói đến giá trị đạo đức truyền thốngcủa dân tộc ta là nói: Yêu nước, Cần cù, Anh hùng, Sáng tạo, Lạc quan,Thương người, Vì nghĩa" Trong đó: "Tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trịcủa các giá trị là yêu nước Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng chủ yếu, là sợichỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam" [27, tr 94]

Các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng đưa ra quan điểm về cácgiá trị đạo đức - tinh thần truyền thống của dân tộc Hồ Chí Minh, sinh thời

là người rất coi trọng và đề cao truyền thống dân tộc Người viết: "Nhân

Trang 19

dân ta sẵn có truyền thống tốt đẹp là lao động cần cù, sinh hoạt giản dị, lại

có tinh thần yêu nước nồng nàn Chúng ta cần phát huy truyền thống vàtinh thần ấy" [64, tr 349]

Nghị quyết của Bộ Chính trị "Về một số định hướng lớn trongcông tác tư tưởng hiện nay" nhấn mạnh:

Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộcViệt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc,đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù,vượt khó, sáng tạo trong lao động Đó là nền tảng và sức mạnhtinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển,tiến bộ, công bằng, nhân ái [22, tr 19]

Dựa vào tiêu chí xác định giá trị đạo đức, từ quan điểm của Đảng tacũng như của các nhà khoa học, có thể khái quát nội dung của các giá trịđạo đức truyền thống chủ yếu của dân tộc ta bao gồm:

- Chủ nghĩa yêu nước

- Lòng nhân ái thương người

- Tinh thần đoàn kết cộng đồng

- Đức tính yêu lao động, cần cù, tiết kiệm

- Tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo

- Đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, lạc quan

Yêu nước là tình yêu quê hương đất nước, là lòng trung thành với

Tổ quốc và nhân dân, là phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc và nhân dân bằngnhững hành động cụ thể, thiết thực

Dân tộc nào cũng có lòng yêu nước Tuy nhiên, lòng yêu nước đóđược hình thành như thế nào, hình thức, nội dung và mức độ biểu hiện của

nó ra sao lại phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của mỗi dân tộc

Trang 20

Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam có những

đặc điểm riêng nổi bật Thứ nhất, dân tộc ta xuất hiện từ rất sớm, từ thời thượng cổ - từ khi nước ta có tên gọi là Văn Lang Thứ hai, quá trình lịch

sử lâu dài của nước ta trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống ách đô hộ,chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài mà thường là những kẻ thù mạnh hơn

ta gấp bội lần Lịch sử đó đã tạo ra và hun đúc mãi tinh thần yêu nước Từtrong lịch sử, tình cảm yêu nước của cha ông ta thể hiện ở tinh thần bám trụkiên cường nơi quê cha đất tổ, tinh thần dân tộc quyết tâm bảo vệ nòi giốngLạc Hồng, bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước và giữ gìn, bảo vệ nềnvăn hóa dân tộc Không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có được phongtục tốt đẹp như dân tộc ta: hàng năm, cứ đến ngày mồng mười tháng ba thìmọi người dân đất Việt lại hướng về nơi quê cha đất tổ, hướng về ngày giỗ

Tổ Hùng Vương - ngày giỗ chung của cả dân tộc

Trong thời kỳ hơn một nghìn năm Bắc thuộc, dưới ách đô hộ củacác thế lực phong kiến phương Bắc, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân taliên tiếp nổ ra; mặc dù thường là bị thất bại, nhưng cuộc này thất bại thìcuộc khác lại bùng lên Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không lúc nàonguội tắt, cha ông ta luôn bám trụ kiên cường, giữ làng, giữ đất, gắn bó với

mồ mả tổ tiên, với nơi chôn rau cắt rốn Không những thế, ông cha ta cònbền bỉ đấu tranh chinh phục tự nhiên, xây dựng cuộc sống, giữ gìn nhữngphong tục tập quán có từ buổi đầu dựng nước Đến năm 938, Ngô Quyềnchiến thắng vang dội quân Nam Hán, trở về đóng đô ở Cổ Loa, xưng vương

và dân tộc ta bắt đầu một thời kỳ quốc gia phong kiến độc lập lâu dài Vàsau hơn một nghìn năm, dân tộc Văn Lang đã không bị tiêu diệt, nền vănhóa dân tộc không bị đồng hóa mà quốc gia Văn Lang lại được khôi phục

và phát triển cao hơn

Trong điều kiện tồn tại nhà nước phong kiến độc lập, nhân dân tabắt tay vào xây dựng đất nước Công cuộc khai khẩn đất đai, mở mang bờ

Trang 21

cõi cùng với việc xây dựng các công trình trị thủy, phát triển sản xuất nôngnghiệp, mở mang ngành nghề đã góp phần hình thành nên một nền kinh

tế tự chủ và ngày càng lớn mạnh hơn Trên nền tảng đó, nhà nước phongkiến được củng cố và phát triển với đầy đủ các thiết chế chính trị, quân sự,

văn hóa Ý thức dân tộc cũng nhờ đó mà được củng cố và tăng cường.

Nạn ngoại xâm là nguy cơ thường xuyên trong lịch sử phát triểncủa dân tộc Chỉ tính riêng trong thế kỷ thứ XIII, đời Trần, trong vòng 30năm, nước Đại Việt ta phải liên tiếp đương đầu với ba cuộc xâm lượckhổng lồ của giặc Nguyên Mông và cả ba lần đều chiến thắng oanh liệt.Gần đây, từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975, dân tộc ta lại phải đương đầuvới ba đế quốc lớn mạnh nhất thế giới là đế quốc Pháp, phát xít Nhật và đếquốc Mỹ Chính lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc đã giúp dân tavượt qua được tất cả những thử thách đó, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.Tinh thần yêu nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước - thành một hệ thốngnhận thức và ứng xử, một truyền thống đạo đức đẹp đẽ nhất, xuyên suốttrong lịch sử dân tộc ta

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta bao giờ cũng đi cùng vớilòng thương yêu và quý trọng con người, nhất là người lao động Yêu nước

- thương nòi, hai nội dung luôn gắn bó chặt chẽ trong đạo đức truyền thốngcủa người Việt Nam

Lòng nhân ái, thương người của cha ông ta bắt nguồn từ lối sinh hoạt

gần gũi, thân thiết của họ trong cộng đồng làng - xã ở nông thôn, từ cácmối quan hệ dòng tộc ở nơi cư trú từ thời xưa và được củng cố sâu sắcthêm qua quá trình chung lưng đấu cật khai phá giang sơn và giữ gìn đấtnước

Lòng thương yêu và quý trọng con người của người Việt Nam thểhiện sâu sắc trong tình cảm của những thành viên trong một gia đình, mở

Trang 22

rộng trong quan hệ giữa gia đình và làng xóm, từ đó thấm đượm ra cả cộngđồng dân tộc Người Việt Nam lấy tình thương yêu làm nền tảng cho cáchđối nhân xử thế của mình, thường trọng tình hơn trọng lý Trong quan hệgiữa người với người, tình cảm luôn có vị trí đặc biệt: Tình ruột thịt, tình

vợ chồng, tình anh em, tình đồng bào, đồng chí Tư tưởng "thương ngườinhư thể thương thân" được nhân dân ta coi trọng và gìn giữ, trao truyền từthế hệ này sang thế hệ khác Thương yêu và quý trọng con người, đề caocon người với lòng tự hào chân chính về sức mạnh và vẻ đẹp cao quý của

nó là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta

Vì yêu thương và quý trọng con người nên khi bị áp bức, bị chàđạp, nhân dân ta luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh, giành lại quyền sốngcho mình Trong suốt quá trình lịch sử luôn đứng trước âm mưu bị xâmlược và đồng hóa, nhân dân ta hiểu rằng, quyền sống của mình gắn liền vớivận mệnh của Tổ quốc và của dân tộc Nước không có độc lập thì dânkhông thể có tự do và hạnh phúc Cho nên thương yêu con người trước hết

là phải thương nước và cứu nước, biết xả thân vì nước Trong xã hội phongkiến, chống lại ách áp bức, bất công và những ràng buộc khắt khe của xãhội phong kiến, của đạo đức phong kiến cũng chính là đem lại quyền sống

và hạnh phúc cho con người

Lòng thương người truyền thống của cha ông ta trong lịch sử cònbao hàm cả sự khoan dung, vị tha ngay cả với kẻ thù hay với những kẻ lầmđường lạc lối Tư tưởng "lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân đểthay cường bạo" mà Nguyễn Trãi đã khái quát lên trong Bình Ngô đại cáo

là sự thể hiện đỉnh cao của truyền thống nhân ái ấy

Truyền thống nhân ái của dân tộc là cơ sở của tinh thần hữu nghịđối với các dân tộc và lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta Trongquan hệ với các nước láng giềng, nhân dân ta luôn tôn trọng và đề cao tìnhhòa hiếu, tận dụng cơ hội để giữ được hòa bình, tránh xung đột Truyền

Trang 23

thống ấy còn bao hàm cả tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức mạnh của conngười, sức mạnh của chính nghĩa và ở tương lai của dân tộc Đó cũng chính

là nguồn sức mạnh tinh thần giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khókhăn thử thách và vươn lên làm chủ cuộc sống của mình

Lòng nhân ái thương người là một trong những giá trị đạo đứctruyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam Nó gắn liền với tinh thầnanh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, chống lại sự bất công và chà đạp lêncuộc sống con người; nó thấm đậm tình thương yêu đùm bọc lẫn nhautrong cuộc sống của con người Việt Nam; nó thể hiện lòng yêu chuộng hòabình và hữu nghị, tinh thần lạc quan yêu cuộc sống và tin tưởng ở sứcmạnh và tương lai dân tộc

Tinh thần đoàn kết cộng đồng cũng là một trong những giá trị đạo

đức truyền thống quý báu của nhân dân ta, là nguồn sức mạnh nội sinh củadân tộc ta từ xưa đến nay

Tinh thần đoàn kết của cha ông ta được bắt nguồn từ lòng yêu nước

và là biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Với những điều kiện lịch sử, tựnhiên và xã hội đặc trưng của đất nước thì tinh thần đoàn kết, ý thức cộngđồng là điều kiện tất yếu để bảo vệ dân tộc, bảo vệ nòi giống, giúp dân tavượt qua được những thử thách khắc nghiệt Từ kinh nghiệm thực tế và lịch

sử ông cha ta đã khái quát lên rằng: "Một cây làm chẳng nên non, Ba câychụm lại nên hòn núi cao"

Lịch sử lâu dài chống giặc ngoại xâm và dựng xây đất nước của dântộc ta chứng minh rằng, đứng trước những kẻ thù xâm lược hùng mạnh vàtrước những đe dọa khắc nghiệt của thiên nhiên mà dân ta không đoàn kếtlại thì nhất định vận nước sẽ bị gian nguy, sự nghiệp giữ nước và dựng xâyđất nước sẽ chịu thất bại Thất bại nhanh chóng của nhà Hồ trong cuộckháng chiến chống quân Minh vào đầu thế kỷ XV là một minh chứng tiêu

Trang 24

biểu Vua quan triều Hồ đã bị thất bại chỉ vì nội bộ lục đục, nhân dân bấtbình, vì "chính sự phiền hà, để trong nước lòng dân oán hận" Ngược lại, balần chiến thắng oanh liệt quân Nguyên của vua tôi nhà Trần lại là bài họcsâu sắc về tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng, vua - tôi, quân - dân nhưmột Lịch sử đã ghi lại hai cuộc hội nghị nổi tiếng thời đó là hội nghị DiênHồng và hội nghị Bình Than Mục đích của hai cuộc hội nghị này là làmcho quyết tâm "Sát Thát" trở thành quyết tâm chung của toàn dân - từ vuaquan, vương hầu đến tất cả đồng bào miền xuôi, miền núi Nhà Trần cũng huyđộng các bậc bô lão - những người đại biểu cho sức mạnh của nhân dân cùngkhẳng định tư tưởng "quyết đánh" và truyền tư tưởng đó cho toàn dân Bài

"Hịch tướng sĩ" bất hủ của Trần Hưng Đạo ra đời lúc đó cũng là lời kêu gọiđoàn kết và lòng quyết tâm đánh giặc Khi sắp từ giã cõi đời, Trần Hưng Đạocòn tâm huyết dặn lại vua Trần: "Khoan thư sức dân, lấy kế bền gốc sâu rễ

là thượng sách giữ nước"

Đức tính yêu lao động, cần cù, tiết kiệm là giá trị đạo đức lâu đời

của nhân dân ta Chính điều kiện khó khăn trong lao động sản xuất và kiếmsống đã hình thành nên đức tính này ở người Việt Nam Lao động khôngchỉ là điều kiện tất yếu của quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loàingười nói chung, của dân tộc ta nói riêng mà còn là môi trường rèn luyện

và phát triển những năng lực và phẩm chất tinh thần của con người

Trải qua hàng ngàn đời nay, ý thức quý trọng lao động, chống lạithói lười biếng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam Thấu hiểu giátrị của lao động, rằng lao động cần cù là nguồn gốc của mọi thứ của cải vàcuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, người dân lao động luôn "thức khuya dậysớm", "một nắng hai sương" để làm cho "tấc đất" trở thành "tấc vàng".Giáo dục lòng yêu lao động và tinh thần lao động cần cù là một nội dung

mà thế hệ cha anh luôn quan tâm rèn luyện cho con em mình Họ rất khinhghét sự lười biếng và thói ỷ lại "há miệng chờ sung"

Trang 25

Lao động cần cù gắn liền với tinh thần tiết kiệm Trong điều kiệnthiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên thay đổi, năng suất lao động của nềnsản xuất nông nghiệp luôn thấp kém, người lao động luôn phải đương đầuvới mọi khó khăn thì tiết kiệm là một trong những biện pháp thiết yếu đểbảo đảm cuộc sống Đời nọ trải qua đời kia, cần kiệm đã trở thành thóiquen và phẩm chất sống của dân ta

Tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam thể hiện

rất rõ nét và lâu dài trong lịch sử dân tộc

Trong lịch sử của nền giáo dục nước ta, luôn tồn tại song song haidòng giáo dục: dòng giáo dục chính thống thông qua hệ thống tổ chức nhàtrường, chế độ học tập, chế độ thi cử, các nề nếp và thể thức chung ; dònggiáo dục dân gian hình thành và phát triển từ trong hoạt động sinh hoạt vậtchất và tinh thần của nhân dân Đó là các hình thức sinh hoạt văn hóa, tínngưỡng cộng đồng, các lễ hội và trò chơi dân gian, là giáo dục gia đình,dòng họ, giáo dục phong tục tập quán Truyền thống hiếu học của dân tộc

ta được minh chứng qua sự trường tồn, liên tục của cả hai dòng giáo dụcnày, thể hiện ở những đặc điểm sau:

Thứ nhất, ở tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn về

mọi mặt để học tập Tinh thần này đã đi sâu vào tâm lý, thói quen, phongtục tập quán của người dân Dù trong nhà miếng cơm, manh áo còn chưa

đủ, nhưng các bậc phụ huynh vẫn tạo mọi điều kiện cho con em họ được đihọc Có những nhà, cả cha con, anh em đều đi học; có những dòng họ đờinào cũng có người học hành đỗ đạt và làm quan; có những vùng quê nổitiếng là địa linh nhân kiệt, là đất học Trong lịch sử, đã có nhiều tấmgương hiếu học nổi tiếng và đã thành danh như Cao Bá Quát, Nguyễn VănSiêu, Lê Quý Đôn

Thứ hai, truyền thống hiếu học của dân tộc thể hiện ở tinh thần tự

học, tinh thần học suốt đời, học mọi lúc mọi nơi, học từ trong gia đình cho

Trang 26

đến học ở thầy, ở bạn Ở trong nhà, cha mẹ là người thầy đầu tiên, nhắcnhở nhau "dạy con từ thuở còn thơ" Người mẹ Việt Nam nào cũng thuộclòng nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lời ru con mang nội dung giáo dụcđạo đức và đạo làm người Cho nên, trước khi đến trường, con trẻ đã cóđược một nền tảng tinh thần tốt đẹp Khi đi học, thì thầy giáo là người dẫndắt, giáo dục họ về mọi mặt: từ kiến thức, lời ăn tiếng nói và nền nếp, lễnghi

Trong chế độ thi cử trước đây, số người đỗ đạt ra làm quan khôngnhiều, nhưng người ta vẫn tạo mọi cơ hội cho con em mình được học hànhvới mục đích là học để hiểu biết, để nối tiếp truyền thống học hành của giađình, của dòng họ và của cả vùng quê; học để rồi lại làm thầy dạy lại concháu Những tên làng, tên đất lưu lại đến ngày nay như Nho Lâm, KhoaTrường, Trường Thi nói lên mong ước được học hành của cha ông ta xưa

Truyền thống hiếu học của dân tộc ta còn thể hiện ở thái độ "tôn sưtrọng đạo"- rất tôn trọng người thầy giáo và nghề dạy học Từ xưa, trong dângian đã có câu: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" và "không thầy đố mày làm nên"

để nói lên tinh thần tôn trọng người thầy giáo và sự tôn vinh nghề dạy học.Điều đó xuất phát từ vai trò và phẩm chất của người thầy trong xã hội ta.Người thầy trong xã hội Việt Nam qua những thăng trầm của lịch sử dựngnước và giữ nước luôn là những tấm gương giàu lòng yêu nước và lòng tựhào dân tộc, là những trí thức gần gũi nhất với cuộc sống của nhân dân Họ

là những tấm gương trong sáng về đạo đức, về bản lĩnh và đạo làm ngườitrong xã hội; là những người có tri thức và có hoài bão đào tạo nhân tài chođất nước và cũng là những gương sáng về tinh thần hiếu học cho con em noitheo Như thầy giáo Chu Văn An, không ham danh lợi, không màng phú quý,khi can gián vua không được đã từ quan về nhà dạy học, ngày đêm miệtmài dạy dỗ cho bao thế hệ học sinh trưởng thành và được tôn vinh là ông tổ

Trang 27

của nghề dạy học của nước ta, được thờ phụng muôn đời ở Văn Miếu Quốc

1.1.2 Khái niệm hiện đại và đạo đức mới

Theo nghĩa thông thường, hiện đại thường được dùng với nghĩa làthuộc về thời đại ngày nay; hoặc khi dùng trong các lĩnh vực khoa học,công nghệ, xây dựng, kiến trúc thì được hiểu là có sự áp dụng những phátminh, những công nghệ, những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹthuật ngày nay

Từ điển tiếng Việt năm 1996 cho rằng, hiện đại là những gì "thuộc

về thời đại ngày nay", như "lịch sử hiện đại", "âm nhạc hiện đại", hay "kiếntrúc hiện đại" [94, tr 422]

Thông thường, khi nói đến khái niệm hiện đại là ta đặt nó trong mốiquan hệ với truyền thống, gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể và gắnvới những cái mới nhất trong giai đoạn lịch sử đó

Như vậy, trên bình diện vĩ mô cũng như vi mô, cái hiện đại (trongđời sống tinh thần mà chúng ta đang xem xét) là những yếu tố mới nảy sinh

từ những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội mới Nếu như cái truyềnthống đã bắt nguồn từ quá khứ lâu dài thì cái hiện đại là hiện thân của điềukiện kinh tế - xã hội ngày hôm nay Bản thân các giá trị đạo đức, xét theochiều thời gian (lịch đại) có thể phân chia thành giá trị truyền thống và giátrị hiện đại Đời sống kinh tế - xã hội mới có thể tạo ra những quan niệmmới về chuẩn mực đạo đức, về các hành vi ứng xử và cách đánh giá nhữnghành vi ứng xử đó

Trang 28

Khái niệm "hiện đại" và khái niệm "cái mới" không phải hoàn toàntương đồng với nhau Cái hiện đại là cái có tính chất thời đại, ngang tầmthời đại; còn cái mới là những cái mới xuất hiện, mới có trong những điềukiện cụ thể nào đó mà chưa hẳn đã mang tính hiện đại Một hiện tượng "mới"

có được gọi là hiện đại hay không, còn phụ thuộc vào cách đánh giá, vào hoàncảnh cụ thể của từng dân tộc, từng cộng đồng Có nhiều hành vi, thói quen

ở xã hội này đã trở nên quen thuộc và dễ dàng tuân theo, nhưng ở xã hộikhác thì đang còn là mới lạ, khó được chấp nhận Điều này dễ dàng nhậnthấy nhất ở các dân tộc và quốc gia thuộc phương đông và phương Tây

Với cách hiểu như trên thì ngày nay cái truyền thống thường đượcgắn với tính dân tộc, với bản sắc dân tộc, cái hiện đại thường được gắn vớitính tiên tiến và thời đại Tuy nhiên, khái niệm "hiện đại" cũng không đồngnhất với khái niệm"tiên tiến" "Tiên tiến thường có nghĩa là hiện đại, songkhông phải mọi cái hiện đại đều là tiên tiến, cũng không phải đã là hiện đạithì loại trừ bản sắc dân tộc và càng không được nhầm lẫn hiện đại với "chủnghĩa hiện đại" tắc tị, bệnh hoạn " [5, tr 6]

Khi xem xét khái niệm hiện đại, trước hết cần tìm hiểu khái niệm

"xã hội hiện đại" Xã hội hiện đại ra đời cùng với sự ra đời và phát triển củachủ nghĩa tư bản và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, với những đặctrưng cơ bản là: nền kinh tế thị trường phát triển dựa trên sự phân công laođộng chuyên môn hóa cao trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội;

có một nền công nghiệp phát triển và năng suất lao động cao; có quá trình

đô thị hóa nhanh và dân cư sống ở đô thị chiếm tỷ lệ ngày càng cao Đô thịtrở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia Sự xuấthiện xã hội hiện đại bắt nguồn từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, sau đó lan dầnsang các khu vực khác trên thế giới Xã hội hiện đại có nhiều trình độ pháttriển khác nhau, nhưng có thể coi các nước có nền công nghiệp phát triểncao là mô hình chung của xã hội hiện đại

Trang 29

Xem xét khái niệm "hiện đại", ta cũng cần phải đề cập tới khái niệm

"hiện đại hóa" Theo nghĩa của từ, hiện đại hóa là làm cho một cái gì đómang tính chất của thời đại ngày nay Theo nghĩa hẹp, hiện đại hóa là quátrình đi từ một xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp và hậu côngnghiệp; theo nghĩa rộng thì đó là quá trình chung của các nước lạc hậu,chưa phát triển đang đi lên; là một quá trình tổng hợp, bao gồm nhiều mặt,trong đó hiện đại hóa về kinh tế được coi là cơ sở nền tảng Hiện đại hóa vềkinh tế có nghĩa là làm cho trình độ sản xuất, lực lượng sản xuất, năng suấtlao động đạt tới trình độ tiên tiến đương thời Hiện đại hóa về kinh tế sẽkéo theo quá trình hiện đại hóa đời sống xã hội (là sự thay đổi mức sống,lối sống, thị hiếu, thói quen ) Nói một cách tổng quát, hiện đại hóa là kháiniệm có nội dung rộng lớn, là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thànhmột xã hội hiện đại, có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở nềnkhoa học - công nghệ tiên tiến, nền kinh tế phát triển cao, xã hội được tổchức khoa học và hợp lý, mà quan trọng là ở cả đời sống văn hóa, tinh thầncủa xã hội và của mỗi con người Với chúng ta, hiện đại hóa là do conngười và vì con người; mục tiêu cuối cùng của hiện đại hóa là sự phát triển

xã hội, phát triển con người Điều này đòi hỏi quá trình hiện đại hóa cầnđứng vững trên nền tảng của truyền thống và bản sắc dân tộc

Trước đây và hiện nay, vẫn tồn tại một quan điểm cho rằng, hiệnđại hóa là đồng nghĩa với phương Tây hóa Thậm chí, nhiều học giảphương Tây, tiêu biểu là Huntington, tác giả của "Sự đụng độ giữa các nềnvăn minh" vẫn cho rằng, trong các nền văn minh đang tồn tại thì nền vănminh phương Tây là ưu việt hơn cả, có thể làm chuẩn mực cho cả thế giới

Vì vậy, các nước muốn hiện đại hóa thành công thì nhất thiết phải coi

"châu Âu là trung tâm" và đi theo con đường của phương Tây Đối lập vớinền văn hóa phương Tây là nền văn hóa Phương đông - với những đại biểunhư Ấn Độ, các nước Hồi giáo, Trung Quốc hay Viễn Đông đều bị coi là

Trang 30

thứ văn hóa "bản xứ" và bị bác bỏ Một số nước thuộc thế giới thứ ba đãchịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của quan điểm sai lầm này và đã dốc sức đitheo con đường phương Tây hóa, coi nhẹ sức mạnh của truyền thống vănhóa của dân tộc mình Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong thế giới ngày nay,hiện đại hóa tuyệt nhiên không đồng nghĩa với phương Tây hóa Nhiềunước trên thế giới đã "hiện đại hóa" theo con đường riêng của mình, nổi bậtnhư các nước Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc

Xã hội hiện đại phải do những con người có những phẩm chất hiệnđại hợp thành Phẩm chất này là một trình độ tổng hợp hiện đại bao gồmnhiều mặt: phương thức tư duy, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạođức , tất cả đều phải phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của điều kiện hiện đại.Trên thế giới hiện nay, các nước tiên tiến đã bước vào thời kỳ phát triển

"hậu công nghiệp"; một "xã hội thông tin" đang hình thành; khoa học - kỹthuật và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão đòi hỏi con người cũng

có những bước phát triển tương ứng Ngoài những phẩm chất đã sẵn có từtrước, con người của xã hội công nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo,thích nghi nhanh với mọi hoàn cảnh, lao động với năng suất và hiệu quảcao, sống và làm việc trong bầu không khí tôn trọng dân chủ và pháp luật

Ở nước ta hiện nay, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, côngcuộc đổi mới theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và mở rộng giao lưu quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu "dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đang tạo ra những chuyểnbiến lớn lao, sâu sắc trên mọi lĩnh vực của xã hội Lịch sử đang bước sangmột trang mới, cả nước đang trên con đường tiến từ một nền sản xuất nôngnghiệp lạc hậu lên nền sản xuất công nghiệp hiện đại của thế giới Đó lànền tảng kinh tế - xã hội cho sự hình thành và phát triển những phẩm chấtcủa con người hiện đại

Trang 31

Trong điều kiện như vậy, con người lại được đặt vào vị trí trung tâm vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Để đáp ứng được yêucầu của thời đại, con người cần có được những phẩm chất cần thiết cho xãhội hôm nay - những phẩm chất mà Hồ Chí Minh vẫn thường gọi là "đạođức mới" hay "đạo đức cách mạng"

-"Đạo đức mới" hay "đạo đức cách mạng" mà Người nói đến là nềnđạo đức tiếp thu, kế thừa đạo đức truyền thống dân tộc như "lòng yêu nướcthương dân", "tinh thần tương thân tương ái" nhưng khác về bản chất vớiđạo đức cũ, đạo đức phong kiến tư sản Người viết: "Đạo đức cũ như ngườiđầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời Đạo đức mới như người haichân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời" [63, tr 320-321] Theo

tư tưởng của Người, đạo đức mới là đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sảnchủ nghĩa trong đó có sự kết hợp giữa đạo đức của giai cấp công nhân vớiđạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại.Đối với thế hệ thanh niên, Người căn dặn trước lúc đi xa: "Phải chăm logiáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kếxây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa "hồng", vừa "chuyên" [66, tr 510]

Đạo đức mới mà thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay đang hướng

tới được định hướng theo mục tiêu chung "Xây dựng con người Việt Nam

trong giai đoạn cách mạng mới" mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban

chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) vạch rõ:

Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạngmới với những đức tính sau:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vìđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đấtnước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế

Trang 32

giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân chủ vàtiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm,trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ướccủa cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiên môi trường sinhthái

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹthuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình,tập thể và xã hội

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyênmôn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [24, tr 58-59]

Như vậy, trong bối cảnh mới của đất nước, một hệ thống giá trị đạođức mới - hay là các chuẩn mực đạo đức mới đang dần dần hình thành Đạođức mới không chỉ mang tính hiện đại, mà còn được dựa trên nền tảng đạođức truyền thống, bao gồm các giá trị đạo đức truyền thống; là sự kết hợphài hòa các yếu tố truyền thống và hiện đại Hệ thống giá trị đạo đức mới

mà thế hệ trẻ hiện nay cần nhận thức được và rèn luyện bao gồm những nộidung sau:

Thứ nhất, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mà chúng ta

đã đề cập ở trên là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái; ý thức đoàn kết cộngđồng; tinh thần yêu lao động, cần cù, tiết kiệm; truyền thống hiếu học

Thứ hai, các giá trị mới cần được bổ sung, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Đó chính là những giá trị sẽ góp phần to lớn cho sự phát triển của xã hội tahôm nay như: tư duy khoa học và năng động, tinh thần lao động sáng tạo,

tự lập, tự chủ, phong cách lao động công nghiệp năng động, linh hoạt; tôn

Trang 33

trọng dân chủ và pháp luật, hữu nghị và hợp tác; là đạo đức sinh thái, đạođức nghề nghiệp

Vai trò của " cái hiện đại" đối với sự hình thành đạo đức mới

"Cái hiện đại", các yếu tố mang tính hiện đại và quá trình hiện đạihóa mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội vừa có tác động tích cực,vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và củng cố các phẩm chất

"đạo đức mới" mà chúng ta mong muốn

Trong xã hội hiện đại, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiệnđại làm cho các lĩnh vực của đời sống trở nên hết sức năng động, điều kiệnsống và những yêu cầu của cuộc sống luôn luôn thay đổi Khối lượng tri thức

về mọi mặt đều tăng lên nhanh chóng, nhiều phát minh mới ra đời, các sảnphẩm văn hóa được phổ biến nhanh chóng và rộng khắp ảnh hưởng mạnh

mẽ đến các mối quan hệ truyền thống và tạo ra các mối quan hệ mới trong xãhội

Xã hội hiện đại làm cho năng lực cải tạo tự nhiên của con ngườităng nhanh, trình độ sản xuất và năng suất lao động đều được nâng cao,nhịp độ lao động và làm việc đều trở nên khẩn trương hơn Tất cả nhữngđiều đó làm thay đổi tư duy, tác phong của con người: Trong xã hội hiệnđại, con người - đặc biệt là giới trẻ trở nên năng động hơn, linh hoạt hơn,sáng tạo hơn, có tri thức tổng hợp, có khả năng thích nghi cao với môitrường; năng lực làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân đềuđược phát huy cao hơn

Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cựccủa xã hội hiện đại đối với việc hình thành và củng cố nền "đạo đức mới"

mà chúng ta đang xây dựng

Chúng ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa muộnhơn rất nhiều so với các nước khác Vì vậy, học hỏi và tiếp thu kinh

Trang 34

nghiệm của họ là một điều hết sức cần thiết Tuy nhiên, đi kèm với nhữngthành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mà ta tiếp thu được có thể lànhững hậu quả tai hại về môi trường, về xã hội và về đạo đức, lối sống

Cuộc sống hiện đại luôn đẩy nhịp sống tăng nhanh, các giá trị vàmục tiêu cũng thay đổi tương tự tạo ra những mâu thuẫn, xung đột tronglối sống, hành vi của các thế hệ Người lớn tuổi thì ngày càng khó thíchnghi với cái hiện đại, lớp trẻ thì ngày càng năng động và nhạy cảm hơn, ưathích cái mới hơn, tuy nhiên lại thiếu sự cân nhắc, thận trọng khi lựa chọn

Vì vậy, chính bản thân họ cũng gặp phải nhiều vấn đề và chịu ảnh hưởnglớn của lối sống "hiện đại" phương Tây - lối sống cá nhân, vị kỷ và thựcdụng Điều đó càng nói lên sự cần thiết phải có sự điều hòa hợp lý, biệnchứng mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong cuộc sống

1.2 QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

1.2.1 Quan điểm kế thừa và đổi mới của chủ nghĩa Mác - Lênin

Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức có cơ

sở khách quan là mối quan hệ biện chứng giữa cái truyền thống và cái hiệnđại trong sự phát triển đạo đức, được xem xét theo quan điểm kế thừa củachủ nghĩa Mác - Lênin

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi sự vật, hiện tượngtrong thế giới khách quan luôn nằm trong quá trình vận động và phát triểnkhông ngừng Phát triển là xu hướng chung của toàn bộ đời sống tự nhiên,

xã hội và tư duy Đạo đức - một hình thái của ý thức xã hội - cũng khôngnằm ngoài xu hướng chung đó

Trong các quy luật cơ bản của phép biện chứng - học thuyết về sựphát triển - nếu như quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Trang 35

vạch ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển; quy luật chuyển hóa từnhững thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại vạch raphương thức của sự phát triển; thì quy luật phủ định của phủ định nêu lênkhuynh hướng chung của quá trình phát triển qua việc làm sáng tỏ các nấcthang khác nhau của quá trình đó.

Các quan điểm siêu hình coi phủ định như là sự can thiệp củanhững lực lượng bên ngoài làm phá hủy và thủ tiêu khách thể, chấm dứt sựphát triển của nó Điều đó cũng có thể có khi xảy ra, nhưng tính phổ biếncủa các quá trình phủ định trong tự nhiên, xã hội và tư duy là sự phủ địnhlàm mất đi cái cũ và xuất hiện cái mới, tiến bộ hơn Mỗi lần phủ định là kếtquả đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập - giữa cái cũ và cái mới,giữa mặt khẳng định và mặt phủ định - trong bản thân sự vật, hiện tượng

Phủ định biện chứng là loại phủ định bao hàm trong nó việc giữ lạinhững nhân tố tích cực của cái bị phủ định - tức là phủ định có kế thừa, bởi

vì nó duy trì những nhân tố có ý nghĩa tích cực đối với sự ra đời và pháttriển của cái mới Như vậy phủ định cũng đồng thời mang ý nghĩa khẳngđịnh Lênin đã viết về bản chất của phủ định biện chứng như sau:

Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủđịnh không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, khôngphải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng vàbản chất của phép biện chứng không, mà là sự phủ định coi như

là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duytrì cái khẳng định [56, tr 245]

Kế thừa là một trong những đặc trưng cơ bản, phổ biến của phủđịnh biện chứng nói riêng, của quy luật phủ định của phủ định nói chung

Nó là sự biểu hiện mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình trongthế giới, khi cái mới thay thế cái cũ nhưng vẫn giữ lại một hoặc một số yếu

Trang 36

tố của cái cũ - những yếu tố này cần thiết cho sự ra đời của cái mới Sựphát triển thông qua các lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa cácquá trình lọc bỏ, giữ lại, đổi mới trong nội dung và hình thức của sự vật,hiện tượng Do vậy, qua nhiều lần phủ định biện chứng, các sự vật, hiệntượng sẽ có xu hướng tiến lên không ngừng.

Trong quá trình phát triển, không chỉ diễn ra sự kế thừa mà còn phảiluôn luôn có sự đổi mới, tái tạo Kế thừa và đổi mới là hai mặt thống nhấtbiện chứng trong sự phát triển, luôn tồn tại song hành và thâm nhập, bổsung lẫn cho nhau Giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vaitrò của nó trong việc sáng tạo ra cái mới Không có cái mới nào lại ra đời

từ hư vô mà là do các yếu tố tích cực của cái cũ được giữ lại, cải biến vàtham gia vào cái mới với tư cách là yếu tố cấu thành của nó Vì vậy, trongquá trình phát triển, dấu ấn của quá khứ không bao giờ biến mất và luôntồn tại trong dòng chảy vô tận của thời gian

Trái với quan điểm biện chứng, quan điểm siêu hình cho rằng, kếthừa và phát triển là hai quá trình loại trừ nhau: khi phủ định, có nghĩa làphủ định sạch trơn, là bác bỏ hoàn toàn cái cũ; còn khi kế thừa thì lại kếthừa một cách nguyên xi, máy móc, không có phê phán, không có cải tạo

mà lắp ghép một cách máy móc nhân tố cũ vào cái mới Tiêu biểu cho loạiquan điểm này là những người thuộc phái "Văn hóa vô sản" tồn tại trongnhững năm đầu của Cách mạng tháng Mười Nga Những người theo pháinày chủ trương xây dựng một nền văn hóa vô sản hoàn toàn mới, không hề

có liên quan gì đến các thành tựu văn hóa trước đó Họ cho rằng, nền vănhóa được tạo ra trước đó - tức là trong các xã hội có giai cấp đối kháng - làcủa giai cấp quý tộc hay tư sản nên phải xóa bỏ tất cả và xây dựng lại từđầu một nền văn hóa mới "thuần túy vô sản" Lênin đã kiên quyết bác bỏquan điểm sai lầm trên và khẳng định:

Trang 37

Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó khôngphải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sảnphát minh ra Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luậtcủa tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dướiách thống trị của xã hội tư bản - xã hội của bọn địa chủ và xã hộicủa bọn quan liêu [55, tr 361].

Quan điểm mácxít đã khẳng định quy luật kế thừa trong sự pháttriển như vậy Hơn nữa, ngoài sự kế thừa theo thời gian (lịch đại), quy luật

kế thừa còn biểu hiện ở một phương diện khác - đó là kế thừa theo khônggian (đồng đại) Ngày nay, khi giao lưu quốc tế càng được mở rộng, thì kếthừa đồng đại càng có ý nghĩa to lớn hơn Không một quốc gia, dân tộc nào

có thể phát triển được một cách riêng biệt, khép kín, biệt lập với thế giớibên ngoài Ở đây, chúng ta đề cập tới vai trò, vị trí của cái nội sinh, cáingoại sinh, cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong sự phát triển

Theo nghĩa gốc của từ, thì khái niệm nội sinh (endogene) dùng để chỉ cái tự bên trong sinh ra, còn khái niệm ngoại sinh (exogene) là chỉ cái

từ bên ngoài đưa vào Trong sự phát triển, cả cái ngoại sinh và cái nội sinhđều là tiền đề để tạo ra cái mới, là động lực của sự vận động và biến đổi.Giữa chúng có mối quan hệ qua lại, vừa có mâu thuẫn, đụng độ, vừa có ảnhhưởng và hỗ trợ cho nhau Đối với quá trình phát triển thì cái nội sinh cóvai trò quyết định, cái ngoại sinh dù mạnh đến đâu nếu không được chuyểnhóa vào bên trong, nếu không được cái nội sinh tiếp nhận thì cũng khôngthể phát huy vai trò của nó Động lực nội sinh (nội lực) và động lực ngoạisinh (ngoại lực) kết hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự đồng hóa tốt củacái nội sinh Nếu không nhận thức và đảm bảo được mối quan hệ biệnchứng giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh thì sẽ dẫn tới hoặc là tình trạngcái nội sinh bị cô lập, mất động lực bên ngoài để phát triển, hoặc là sự phá

Trang 38

vỡ bộ gen di truyền là truyền thống và đánh mất bản sắc dân tộc của mình.Giáo sư Vũ Khiêu nhận xét:

Chỉ dựa vào nhân tố nội sinh mà đóng cửa không tiếpnhận gì từ bên ngoài, thì một con người dù lành mạnh, một dântộc dù có truyền thống lâu đời cũng sẽ dần dần suy yếu đi vàkhông còn sinh khí nữa Ngược lại, chỉ chú ý đến nhân tố ngoạisinh, không chuẩn bị đầy đủ những nhân tố nội sinh thì nhân tốngoại sinh dù hay đến đâu cũng bị bật ra ngoài Đó là điểm rấtquan trọng trong quan hệ bên trong bên ngoài [41, tr 175-176].Như vậy, quan niệm về kế thừa và đổi mới được mở rộng tối đa,vừa là tiếp thu có chọn lọc toàn bộ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc

và thế giới đã có trong lịch sử, vừa là tiếp thu có chọn lọc và cải biếnnhững giá trị văn hóa, tinh thần đương đại từ bên ngoài vào Ở đây, sứcmạnh nội sinh có thể gắn với toàn bộ truyền thống và bản sắc dân tộc, cònsức mạnh ngoại sinh có thể gắn với các nhân tố quốc tế, nhập ngoại

Trong lịch sử văn học nghệ thuật, dân tộc Việt Nam ta cũng đã cónhiều lần biến cái "ngoại sinh" thành cái nội lực của chính mình Chẳnghạn, chữ Hán được người Việt lựa chọn và chấp nhận, trở thành cái "nộisinh" của văn học Việt Nam gần 10 thế kỷ Toàn bộ nền văn học chữ Háncủa người Việt đều khẳng định nền độc lập của dân tộc, ca ngợi non sôngđất nước, thể hiện ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam, dân tộc ViệtNam Các thể loại văn học được tiếp nhận từ Trung Quốc như hịch, cáo,phú, thơ Đường đã được nhập vào và được "Việt hóa" bằng sức sống tinhthần của dân tộc và trở thành nội lực để xây dựng và phát triển nền văn họcdân tộc dưới chế độ phong kiến độc lập Còn chữ quốc ngữ xuất hiện từđầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX đã dần dần được xem như là cái "nộisinh" của văn học dân tộc Ảnh hưởng của tư tưởng tự do phương Tây vàcủa chữ quốc ngữ đã bứt văn học dân tộc ra khỏi nền văn học chữ Hán đã

Trang 39

đến lúc bế tắc, chuyển sang một thời kỳ mới của văn học dân tộc Hay nhưtrong lĩnh vực âm nhạc, Giáo sư Trần Văn Khuê cho rằng, chỉ có các nhạc

cụ như đàn bầu, đàn đáy, đàn nguyệt, sanh tiền là loại nhạc cụ chỉ có mặt ởViệt Nam; còn các loại như đàn tranh, nhị là được mang từ Trung Quốcsang, nhưng đã được "bản địa hóa", được dân tộc chấp nhận như tài sản củamình và lưu truyền từ đời này sang đời khác vì "điều quan trọng là các loạinhạc khí ấy nói được tiếng nói âm nhạc của dân tộc Việt Nam"

Tóm lại, có thể nói rằng, quá trình kế thừa và cải tạo, đổi mới đểphát triển là quá trình mang tính quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và

tư duy Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồntại xã hội cùng với các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, pháp luật,khoa học, tôn giáo và nghệ thuật; cho nên sự phát triển đạo đức cũng khôngnằm ngoài quy luật này Kế thừa trong lĩnh vực đạo đức chịu sự tác động, ảnhhưởng lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội Tuy nhiên, so với các hìnhthái ý thức xã hội trên thì kế thừa và đổi mới trong phát triển đạo đức mangnhững đặc trưng riêng Có thể nêu một số nét đặc trưng chính như sau:

Thứ nhất, kế thừa trong lĩnh vực đạo đức phản ánh và được quy

định bởi đời sống kinh tế xã hội, mà trực tiếp là quan hệ lợi ích của con

người, nhưng sự phản ánh này cũng có những nét riêng

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức hình thành vàphát triển trên cơ sở tồn tại xã hội của con người, vì vậy, nó cũng biến đổicùng với sự biến đổi của đời sống xã hội Nội dung, tính chất của kế thừatrong sự phát triển đạo đức phản ánh những thay đổi trong đời sống kinh tế -

xã hội Tuy nhiên, trong đạo đức, tính kế thừa thể hiện rõ nét hơn là sự đổimới; đổi mới thường khó nhận thấy và diễn ra chậm hơn trong đời sống xãhội - nhất là so với chính trị, khoa học và pháp luật Hơn nữa, kế thừa vàđổi mới trong đạo đức là một quá trình lâu dài và phức tạp, thể hiện ở sự

Trang 40

lặp đi lặp lại của các mẫu hành vi điển hình để hình thành dần dần các thóiquen đạo đức ở con người, qua đó đánh giá và điều chỉnh hành vi của họ.

Thứ hai, kế thừa trong lĩnh vực đạo đức chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm

phát triển của từng dân tộc và có mang tính giai cấp Song kế thừa và đổimới trong đạo đức chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc rõ nét hơn làảnh hưởng của quan điểm giai cấp so với kế thừa trong chính trị

Đạo đức có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng

xã hội Trong lịch sử, loài người đã trải qua nhiều hình thức cộng đôngngười khác nhau như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc Mỗi dân tộc là mộtcộng đồng người ổn định, sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định, cóchung ngôn ngữ, nền văn hóa và các mối liên hệ về kinh tế Đặc điểm dântộc in dấu ấn lên đời sống đạo đức, làm cho sự phát triển đạo đức luônmang tính dân tộc đậm nét Bản sắc dân tộc được phản ánh vào đạo đức,tạo nên tính độc đáo của các quan niệm, các chuẩn mực, các cách ứng xửđạo đức; nghĩa là tạo nên tính độc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dântộc Lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam ta đã tạonên chiều dày và chiều sâu của đạo đức truyền thống; những thử thách lớnlao trong các cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên và chống kẻ thù xâmlược làm cho nội dung của đạo đức truyền thống của dân tộc ta ngày càngphong phú và được bồi đắp mãi

Trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, sự kế thừa và đổimới trong đạo đức cũng mang tính giai cấp Giai cấp thống trị ra sức truyền

bá những tư tưởng, quan điểm đạo đức của nó dưới hình thức những quytắc, chuẩn mực chung cho toàn xã hội và duy trì chúng qua các thế hệ.Trong quá trình phát triển của đạo đức, cũng tồn tại những xu hướng khácnhau như: một mặt, có sự kế thừa về tính giai cấp và mặt khác, có sự hìnhthành dần dần một nền đạo đức mang tính nhân loại, phổ biến Chẳng hạn,nếu như đạo đức của xã hội chiếm hữu nô lệ có giai cấp thay thế đạo đức

Ngày đăng: 17/12/2016, 08:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Thủ Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán - Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
2. Lê Ngọc Anh (2002), "Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", Triết học, (2), tr. 17-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Lê Ngọc Anh
Năm: 2002
3. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Bandzeladze
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
4. Nguyễn Lương Bằng (2001), Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay , Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2001
5. Nguyễn Đức Bình (1998), "Mấy vấn đề lớn trong Hội nghị Trung ương 5 về văn hóa", Nghiên cứu lý luận, (8), tr. 3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lớn trong Hội nghị Trung ương 5 về văn hóa
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 1998
6. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc
Tác giả: Huy Cận
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
8. Cù Huy Chử (1995), Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật hiện nay , Luận án Phó tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật hiện nay
Tác giả: Cù Huy Chử
Năm: 1995
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), "Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường", Triết học, (1), tr. 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1995
10. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển", Triết học, (2), tr. 16-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1998
11. Phạm Khắc Chương (1997), "Thực trạng và một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay", Nghiên cứu giáo dục, (2), tr. 7-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Năm: 1997
13. Hoàng Ngọc Di (1981), "Phương pháp luận trong vấn đề giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc", Tạp chí Cộng sản, (2), tr. 34-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận trong vấn đề giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Tác giả: Hoàng Ngọc Di
Năm: 1981
14. Thành Duy chủ biên (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tác giả: Thành Duy chủ biên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
15. Đại từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng Việt
Tác giả: Đại từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1999
16. Dương Tự Đam (1996), Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ triết học, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
Tác giả: Dương Tự Đam
Năm: 1996
17. Dương Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay
Tác giả: Dương Tự Đam
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1999
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
20. Đảng Cộng sản Việt nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w