Con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển con người thực chất là phát triển nhân cách được Đảng ta khẳng định là cơ sở của phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu, khai thác các yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý về cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn, không những đối với các nhà nghiên cứu mà còn đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, các tổ chức và cơ quan giáo dục đào tạo.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực phát triển kinh tế
-xã hội Sự phát triển con người thực chất là phát triển nhân cách được Đảng
ta khẳng định là cơ sở của phát triển nhanh và bền vững Vì vậy, việc nghiêncứu, khai thác các yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cáchcủa con người Việt Nam hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý
về cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn, không những đối với các nhànghiên cứu mà còn đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, các tổ chức và cơ quangiáo dục - đào tạo
Đạo đức là một trong những giá trị tinh thần phổ quát (Chân-Thiện-Mỹ) củanhân loại và là bộ phận trọng yếu trong đời sống tinh thần xã hội Những phẩmchất đạo đức cá nhân là nền tảng nhân cách của con người Sự trưởng thành vềđạo đức biểu hiện trình độ phát triển nhân cách và là sự tiến bộ mang tính nhânvăn trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng Trong xu thế nhân vănhoá sự phát triển của xã hội hiện đại, đạo đức được khẳng định là một nhân tốnội sinh quan trọng và là một phương diện không thể thiếu cho việc hình thànhnhân cách phát triển hài hoà, toàn diện của mỗi cá nhân
Trang 2Trong các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, giá trị đạođức là cốt lõi Những giá trị đạo đức truyền thống như yêu nước, nhân ái,tình nghĩa, yêu lao động, yêu tự do, độc lập và đặc biệt coi trọng các giá trịvăn hoá tinh thần đã tạo nên nét bản sắc trong đời sống văn hóa tinh thầncủa nhân dân ta Nó cũng tạo nên cốt cách riêng và những phẩm chất caoquý trong nhân cách của con người Việt Nam Chính những giá trị đạo đức
ấy đã tạo nên sức mạnh cho con người và dân tộc Việt Nam trong lịch sử,cần được phát huy trong sự nghiệp đổi mới hiện nay: Khai thác và nâng caovai trò của đạo đức là đòi hỏi mang tính nhân văn của thời đại đối với sựphát triển con người và là một yếu tố cơ bản để giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc trong tiến trình hội nhập và phát triển
Khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiệnđại hoá (HĐH), sự chuyển biến mạnh mẽ những điều kiện kinh tế xã hội dẫnđến sự chuyển đổi thang giá trị, chuẩn mực và quan niệm đạo đức Theo đó,
sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam, đặc biệt là lớp người trẻ
tuổi đang chịu những ảnh hưởng từ nhiều phía: Một mặt, nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường, dân chủ hoá đời sống xã hội, những tiến bộkhoa học công nghệ và mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới đã tạo điều
kiện cho con người trở nên năng động, linh hoạt và duy lý hơn; Mặt khác, nó
đang làm nảy sinh những hiện tượng xói mòn đạo đức, kích thích lối sống
Trang 3thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân Đó vừa là nguyên nhân vừa là biểuhiện sự lệch lạc, biến dạng trong quá trình hình thành và phát triển nhâncách Thực trạng này cần được nhận thức, đánh giá một cách khách quan,khoa học để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực từ góc
đề cao đạo đức một cách thái quá thường đồng nhất đạo đức với nhân cách,tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức, xem nó là nhân tố duy nhất xem xét vàđánh giá con người Trên thực tế đã từng tồn tại kiểu nhân cách "thụ động",chỉ biết "chấp nhận" và "thừa hành" Con người như vậy đã hoạt động khôngphải với tư cách một cá nhân tự do có cá tính và sáng tạo Trước yêu cầu củacuộc sống và những đòi hỏi phát triển của sự nghiệp đổi mới đất nước, môhình nhân cách đó không những không còn phù hợp mà còn trở thành lực
cản đối với tiến bộ xã hội; Hoặc, chỉ coi trọng các giá trị vật chất, kỹ thuật
và xem nhẹ các giá trị văn hóa tinh thần trong đó có giá trị đạo đức Vì thế,
Trang 4trong giáo dục, đào tạo và sử dụng con người, chỉ coi trọng học vấn, nănglực chuyên môn, năng lực quản lý, kinh doanh mà bỏ qua việc giáo dục, rènluyện các phẩm chất đạo đức Chính đó là nguyên nhân trực tiếp làm cho
"không ít cán bộ, đảng viên thoái hóa, quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãngphí, xa rời bản chất của giai cấp công nhân", bất chấp đạo lý vì mục đíchkiếm tiền, địa vị và quyền lực, chỉ sau một thời gian nền kinh tế nước tachuyển sang cơ chế thị trường
Những hiện tượng suy thoái đạo đức, biến dạng nhân cách cùng với nó làcác tệ nạn xã hội đang là nỗi nhức nhối trong đời sống xã hội và là một trongnhững nguy cơ đối với chiến lược phát triển con người của Đảng Vì vậy,
vấn đề đạo đức và vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con
người Việt Nam là một vấn đề triết học bức xúc nảy sinh từ thực tiễn đấtnước ta hiện nay, đòi hỏi sự nghiên cứu, khái quát khoa học
Tất cả những điều trình bày trên đây là những lý do chúng tôi chọn đề tài:
"Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay" để nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ góc độ đạo đức học và tâm lý học, các vấn đề đạo đức, nhân cách đãđược nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài bàn đến Những công
Trang 5trình chuyên bàn về đạo đức được dịch sang tiếng Việt chủ yếu là của cáctác giả ở Liên Xô và một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN)trước đây Các nhà đạo đức học mác xít đã nghiên cứu các hiện tượng đạođức và vai trò của đạo đức đối với đời sống xã hội của con người trên cơ sởthế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin Đặc biệt trongcuốn "Đạo đức học - Thử trình bày một hệ thống đạo đức mácxít củaBrandzeladzet”, nhiều hiện tượng đạo đức và vai trò của đạo đức đã đượclàm sáng rõ Tác giả đã luận giải một cách sâu sắc mối quan hệ giữa đạo đứcvới tính cách của con người.
Khi nghiên cứu về con người, các nhà triết học, tâm lý học Xô Viếtthường đề cao vai trò của các yếu tố xã hội, của môi trường giáo dục, nhất làgiáo dục đạo đức, giáo dục cộng sản chủ nghĩa (CSCN) đối với sự hìnhthành và phát triển nhân cách
Trong công trình nghiên cứu tập thể "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách", cáctác giả đã nghiên cứu và trình bày nhiều vấn đề liên quan tới sự hình thành
và phát triển nhân cách trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)
và chủ nghĩa cộng sản (CNCS) Đạo đức cá nhân được xem là một trongnhững chuẩn mực của sự phát triển nhân cách, biểu hiện mối quan hệ bêntrong của con người đối với các giá trị xã hội
Trang 6Ở nước ta, đạo đức là vấn đề thường xuyên được quan tâm trong cảnghiên cứu lý luận và đời sống xã hội Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục và đào tạo con người, Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạođức, coi "đạo đức là cái gốc của người cán bộ", là sức mạnh của một conngười mà nhờ có sức mạnh ấy người cán bộ cách mạng mới vượt qua mọikhó khăn thách thức để rèn luyện và trưởng thành
Trong nước, có một số cuốn sách bàn về đạo đức như "C.Mác - Ph
Ăng.ghen- V.I Lênin, bàn về đạo đức (Viện Triết học 1972), "Đảng ta bàn
về đạo đức (Viện triết học 1973) "Đạo đức mới" của Vũ Khiêu (Nxb Khoahọc xã hội 1974), (chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới" của TươngLai (Nxb Sự thật 1983), "Mấy vấn đề đạo đức và thẩm mĩ trong thời kỳ quáđộ" (Viện triết học 1983)
Trong những năm trước đây, dưới góc độ nghiên cứu vấn đề xây dựngcon người mới, "Tinh thần làm chủ tập thể" được xem là phẩm chất đạo đứchàng đầu, là đặc trưng cơ bản của con người mới XHCN Sự phát triển conngười tuy có được đề cập nhưng mới dừng ở những khái niệm chung, trừutượng, mang tính tư biện, chưa hướng vào sự phát triển đích thực của mỗi cánhân
Trang 7Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), cùng với đổi mớitoàn diện đời sống xã hội là sự đổi mới nhận thức về vai trò và vị trí của conngười trong phát triển kinh tế, xã hội Con người được đặt vào vị trí trungtâm của mọi chính sách kinh tế, xã hội đòi hỏi sự quan tâm, nghiên cứu cảcấp độ lý luận và thực tiễn Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về conngười của các nhà khoa học Việt Nam đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều vấn
để khác nhau như: "Nguồn lực con người": "Nhân tố con người"; "Nhâncách"; "Lối sống"; "Văn hóa"; "Đạo đức" và các mối quan hệ giữa con ngườivới môi trường tự nhiên, xã hội Trong chương trình Khoa học Công nghệcấp Nhà nước KX-07 "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sựphát triển kinh tế - xã hội" (1991- l995), có một số đề tài nghiên cứu các yếu
tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việtnam như: "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điềukiện kinh tế thị trường", (Thái Duy Tuyên),"Vai trò của nhà trường "(Hoàng Đức Nhuận), "Vai trò của gia đình " (GS Lê Thi), "Những đặctrưng và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam " (Nguyễn QuangUẩn), " Ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội" (Đỗ Trọng Hùng)
Gần đây, trên các sách, báo, tạp chí khoa học có nhiều bài bàn trực tiếp vềđạo đức, vai trò của giáo dục đạo đức và tình hình giáo dục đạo đức trongcác nhà trường [91], [103], đáng chú ý là công trình nghiên cứu của tập thể
Trang 8các nhà khoa học thuộc Học viện CTQGHCM: "Sự biến đổi của thang giá trịđạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán
bộ quản lý ở nước ta hiện nay" [81] Liên quan trực tiếp đến đề tài này làluận án khoa học "Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhâncách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Trần Sỹ Phán[87]
Qua các tài liệu tìm được, chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiêncứu một cách có hệ thống và khảo sát trực tiếp vai trò của đạo đức đối với sựhình thành nhân cách của con người Việt Nam hiện nay Công trình luận ánnày hy vọng có được những đóng góp bước đầu vào việc nghiên cứu làm rõvấn đề này.Tác giả ý thức rằng, đây là một vấn đề quan trọng và một hướngnghiên cứu mới cần phải đi sâu Những thành tựu nghiên cứu cũng nhưnhững giá trị khoa học nhiều mặt của các công trình đã được công bố trong
và ngoài nước là tài liệu quý cho chúng tôi tham khảo và kế thừa trong quá
trình nghiên cứu đề tài luận án này.
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án.
3.1 Mục đích của luận án: Góp phần làm sáng tỏ vai trò của đạo đức
đối với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong sự chuyểnbiến mạnh mẽ của tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay; từ đó đề xuất
Trang 9một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đạo đức trong việc tạo dựngnhân cách phát triển hài hoà, toàn diện của con người Việt Nam, đáp ứngyêu cầu phát triển con người của sự nghiệp đổi mới đất nước.
3.2 Nhiệm vụ của luận án: Để đạt mục đích trên, luận án có nhiệm vụ
sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lí luận sự thống nhất, khác biệt và tương tác giữađạo đức với nhân cách, trong đó làm nổi bật ý nghĩa tác động của đạo đứcvới sự hình thành nhân cách
- Phân tích thực trạng đạo đức, vai trò của đạo đức và một số đặc điểmnhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế xã hội nước tahiện nay trên cơ sở đó, luận giải những khía cạnh tác động của đạo đức đốivới sự hình thành nhân cách con người Việt Nam theo những đặc trưng của
mô hình nhân cách mới đang được tạo dựng trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của đạo đức, nhằm hìnhthành và phát triển nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đổi mới đất nước
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trang 104.1 Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên quan điểm triết học, đạo đức học Mác - Lê nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam
Luận án cũng tham khảo các bài viết, các công trình nghiên cứu đã đượccông bố của các tác giả trong và ngoài nước trên các lĩnh vực triết học, đạo đứchọc, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học có liên quan tới đề tài này
4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở vận
dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC) vàchủ nghĩa duy vật lịch sử (CNDVLS), kết hợp giữa phân tích và tổng hợpcác tài liệu lý luận cũng như thực tiễn: phối hợp với các phương pháp hệthống, phương pháp so sánh để làm rõ vấn đề mà luận án đề cập
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận án là những tác động của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam hiện nay Lý luận
chung về nhân cách cũng như những vấn đề triết học về con người được đề
cập trong công trình luận án này chỉ trong chừng mực làm cơ sở cho việc
luận chứng về vai trò của đạo đức Việc khảo sát những tác động của đạođức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam cũng tập trung chủ
Trang 11yếu ở giai đoạn từ 1986 tới nay với những biến đổi thực tiễn về kinh tế - xãhội ở nước ta trong tiến trình đổi mới.
6 Đóng góp mới về khoa học của luận án.
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ mối liên hệ nội tại giữa đạo đức và nhâncách cơ sở khoa học để luận giải vai trò của đạo đức đối với sự hình thànhnhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới đất nước
Việc khai thác vai trò của đạo đức như một yếu tố đối với hệ thống trongcấu trúc nhân cách đức - tài và sự vận dụng tri thức liên ngành triết học, xãhội học, tâm lý học, xã hội học để xem xét quan hệ giữa đạo đức và nhâncách cũng là đóng góp một cho hướng nghiên cứu cũng như lý luận về giáodục đạo đức, nhân cách con người, có ý nghĩa thực tiễn ở Việt Nam hiệnnay
Luận án đã nêu những luận cứ khoa học để đề xuất các giải pháp nâng caovai trò của đạo đức trong việc tạo dựng nhân cách phát triển hài hoà và toàndiện cho con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng
7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của công trình luận án này có thể sử dụng làm tài liệutham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu triết học về vấn đề đạo đức, nhâncách, con người, ở các trường Đại học và Cao đẳng, các trường chính trị địa
Trang 12phương cũng như các cơ quan làm công tác tư tưởng văn hoá, các đối tượngkhác quan tâm tới đề tài.
8 Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận ángồm có 3 chương, 7 mục
Chương 1 ĐẠO ĐỨC VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
1.1 Nhân cách và sự hình thành nhân cách
1.1.1.Về khái niệm nhân cách.
Nhân cách là một vấn đề phức tạp, là đối lượng nghiên cứu của nhiều khoa học như triết học, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, văn hoá học
từ những cách tiếp cận khác nhau, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khác nhau đã hình thành nên rất nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách
Có tới hàng trăm định nghĩa nhân cách Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi không trình bày tất cả các quan niệm Chúng tôi chỉ lựa chọn những ý kiến, những lập luận, những quan niệm tiêu biểu mà trong giới hạn nhận thức của mình chúng tôi thấy là đúng đắn, hợp lý; đồng thời phê phán một số quan niệm mà chúng tôi cho là sai lầm, phiến diện làm cơ sở xác
Trang 13định một quan niệm phù hợp với góc độ nghiên cứu và yêu cầu của vấn đề cần giải quyết trong luận án.
Một số khái niệm có liên quan với khái niệm "nhân cách "
Khái niệm "nhân cách" có mối liên hệ mật thiết với các khái niệm con người", "cá nhân" "cá thể", "cá tính", nhưng không phải là những khái niệm đồng nhất Để làm rõ khái niệm nhân cách cần phải phân biệt nội dung cơ bản của những khái niệm đó
Trước hết, khái niệm "Con người (pcrsons), dùng để chỉ một chỉnh thể sinh học - xã hội Cơ thể con người là một thực thể sinh vật, ở bậc thang cao nhất của sự tiến hoá vật chất Là một loài sinh vật (Homo Sapiens), con người có những đặc thù cấu trúc cơ thể là tiền đề vật chất cho mọi sự phát triển của nó Yếu tố sinh học trong con người là những yếu tố hữu sinh, hữu
cơ, những cái về mặt phát sinh gắn bó với tổ tiên động vật của con người" [17,13] Đặc biệt, bộ não phát triển là tổ chức vật chất cao nhất trong điều kiện tồn tại xã hội của con người, có khả năng phản ánh thế giới, có khả năng tiếp thu và truyền đạt cho người khác những kinh nghiệm lịch sử xã hội
Sự xuất hiện con người đầu tiên là do sự đột biến sinh học hay chỉ bằng con đường biến đổi dần dần cho đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau
Trang 14giữa các nhà khoa học [76], [98] Nhưng luận điểm của Ăng ghen "lao động sáng tạo ra con người" với hàm ý lao động là yếu tố quyết định nhất trong quá trình chuyển biến từ con vượn thành con người có ý thức vẫn giữ
nguyên giá trị: "Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao
động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người",và "khi bộ óc phát triển, thì các công cụ trực tiếp của bộ óc, tức là các giác quan, cũng song song phát triển theo [74, [646]
Xét về mặt chủng loài cũng như cá thể, những tổ chức tự nhiên của con người với tất cả những chức năng của nó đều được phát triển và hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn Bằng hoạt động lao động và giao tiếp, thế giới tinh thần của con người được hình thành là bước chuyển dịch từ sự phát triển sinh học sang hình thành các hệ thống riêng có của xã hội Con người
là chủ thể của ý thức mà ngay từ đầu, ý thức đã là sản phẩm xã hội Yếu tố
xã hội trong con người là "tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện doảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người" [17,13] Những đặc trưng cơ bản của con người khẳng định con người là đỉnh cao của sự phát triển tự nhiên đồng thời
là một thực thể xã hội: Có lao động, ý thức và ngôn ngữ Kết quả là con người được sinh thành như một chỉnh thể sinh học - xã hội "Cái tự nhiên
Trang 15(sinh vật) và cái xã hội ở con người không phải là song song tồn tại mà làm môi giới cho nhau, thâm nhập vào nhau và in dấu lên toàn bộ hoạt động sốngcủa con người" [19, 28].
Con người là một thực thể sinh vật - xã hội mang bản chất xã hội, là chủ thể của hoạt động nhận thức và thực tiễn, của những quan hệ xã hội và giao tiếp.Còn khái niệm nhân cách nói lên trình độ phát triển và trưởng thành về chất lượng xã hội của con người Con người đã từng được xem như là "hoa
của đất", thì nhân cách của con người chính là mùi hương của bông hoa ấy Khái niệm con người và khái niệm nhân cách không đồng nhất
Khái niệm cá nhân, trước hết dùng để chỉ một con người với tất cả đặc
điểm cấu tạo cơ thể đại biểu cho loài thứ hai là một “nguyên tử” đơn nhất riêng rẽ của cộng đồng xã hội [121, 25] Với tư cách là một thành viên của
xã hội, con người được cụ thể hoá trong những cá nhân hiện thực Ở cấp độ này, con người được đặc trưng bằng nhiều thuộc tính như: tính chỉnh thể
sinh học - xã hội, tính ổn định trong sự tương tác với môi trường Nói một
cách khác, mỗi cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất gồm cả một hệ thống những đặc điểm cụ thể, riêng biệt, không lập lại giữa các cá thể về hình dáng, sức khoẻ, năng lực, trí tuệ, ý chí, tình cảm v.v
Trang 16Khái niệm cá nhân được dùng trong mối quan hệ với cái đối lập là "xã hội" Mỗi con người ngay từ đứa trẻ mới sinh ra đã tiềm tàng trong nó nhữngđiều kiện và khả năng để trở thành cá nhân như: cấu tạo cơ thể, hệ thần kinh
và các giác quan Nhưng con người chỉ được xem là một cá nhân khi nó đã đạt tới độ trưởng thành về mặt thể lực, trí tuệ, và các phẩm chất xã hội Chỉ trong mối quan hệ với xã hội, con người mới là một cá nhân Thông qua quan hệ xã hội và những hoạt động xã hội, mỗi cá nhân khẳng định cái "tôi"
có bản sắc riêng, có đặc tính riêng và đạt được một trình độ nhận thức nhất định như là kết quả phát triển nội tại của chính nó Sự phát triển của cá nhân phụ thuộc vào sự phong phú của những quan hệ xã hội mà cá nhân đó tham
dự Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", C Mác đã viết: Chỉ trong cộng đồng cá nhân mới có những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình; chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân Vấn đềđặt ra là ở chỗ, phải tạo ra môi trường xã hội trong đó những phẩm chất và năng lực không bị hoà tan mà được phát triển tới trình độ tự ý thức, tự biểu hiện, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình với tư cách chủ thể của hoạt động, của lịch sử Cùng với việc vạch ra quá trình hình thành cá nhân, giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, triết học Mác đã chỉ ra rằng: xã hội sẽ vận động đến một trình độ mà ở đó "sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do và
Trang 17toàn diện của mỗi người " Con người tồn tại với tư cách một cá nhân đích thực - cá nhân mang nhân cách phát triển và hoàn thiện.
Theo chúng tôi, cá nhân là khái niệm dùng để chỉ một cá thể người, là một thành viên của xã hội và là chủ thể mang nhân cách Khái niệm cá nhân
là điều kiện đầu tiên đánh dấu lĩnh vực đối tượng của việc nghiên cứu con người Nó chứa đựng khả năng cụ thể hoá hơn nữa bằng cách chỉ ra đặc điểm của con người trong các khái niệm nhân cách và cá tính
Khái niệm cá thể người, trước hết chỉ tính chất chỉnh thể, là một đơn vị con người, tính không thể chia nhỏ về những đặc điểm của một chủ thể vật
chất là sản phẩm của sự tiến hoá giống loài, là một cấu tạo về kiểu di truyền nhất định Cá thể là một đại diện của loài Thứ hai, cá thể chỉ sự riêng biệt,
cá biệt của một chủ thể riêng lẻ với các đại biểu khác của loài Một con người trong mối quan hệ với xã hội thì gọi là cá nhân, trong tư cách đại diện cho loài gọi là cá thể.
Khái niệm cá tính chỉ tính độc đáo, tính không lặp lại ở mỗi cá nhân Cá
tính của con người là một hiện tượng hoàn chỉnh, tổng hợp, đồng thời lại có tính khác biệt (tính khác biệt là đặc trưng của cá tính) Cá tính vừa mang những đặc trưng di truyền sinh vật, vừa là những biểu hiện tâm lý, xã hội của cá nhân trong các hoạt động, lao động, giao tiếp; biểu hiện những nét
Trang 18đặc thù của sự phát triển của mỗi con người riêng biệt, trên cơ sở tác động
lẫn nhau giữa yếu tố di truyền và hoàn cảnh Cá tính là cái góp phần tạo nên bản sắc, làm hình thành cái "tôi", độc đáo của mỗi con người với tư cách là một nhân cách Con người là những cá nhân với những thuộc tính riêng, một
mặt phản ánh những đặc trưng phổ biến xã hội - điển hình, mặt khác biểu hiện nét cá tính đặc thù của nhân cách
Triết học Mác không phủ nhận cá tính mà coi trình độ biểu hiện của cá tính là một đặc trưng quan trọng cho thấy sự phát triển phong phú của nhân cách Con người với những cá tính mạnh mẽ, tích cực sẽ trở thành nhân cáchphát triển và sáng tạo Nhưng triết học Mác cũng không tuyệt đối hoá cá tính, coi đó như là một tiêu chí để phân chia thành hạng "thượng lưu hay những cá nhân "không tên tuổi", thiếu cá tính, xuất phát từ địa vị xã hội hoặc
từ những phẩm chất cá nhân Sự phát triển của cá tính vừa là thước đo tính khách quan mức độ phát triển nhân cách vừa là nhân tố của sự phát triển
đó Cá tính không đồng nhất với nhân cách.
Khái niệm nhân cách thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày Khi
nhận xét hay đánh giá một người nào đó người ta thường nói: "Đó là người
có nhân cách tốt" hoặc đó là "một con người mất nhân cách" Người được coi là có nhân cách tốt thường là những cá nhân có những phẩm chất đạo đức tiêu biểu như tính trung thực, nhân hậu, dũng cảm, có lương tâm cá
Trang 19nhân có ảnh hưởng tốt trong các mối quan hệ xã hội được mọi người trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp quý mến, tin tưởng và kính trọng Cá nhân có nhân cách là những người mà thông qua hoạt động lao động (nghề nghiệp),
học tập, giao tiếp và ứng xử đã xác lập được uy tín đối với mọi người xung quanh, được xã hội thừa nhận và đánh giá Còn khi nói: "ai đó mất nhân cách" là biểu thị thái độ phê phán đối với cá nhân có hành vi vô đạo đức, hoặc những phần tử thoái hoá, biến chất về đạo đức trong cộng đồng.
Như thế, trong ngôn ngữ đời sống, khái niệm nhân cách được hiểu là những phẩm chất đạo đức những giá trị làm người của con người, là sự kết hợp phẩm chất đạo đức và năng lực là những con người có đủ đức và tài.
Trong triết học phương Đông người ta không bàn một cách trực tiếp khái
niệm nhân cách là gì? Nó bao hàm những yếu tố nào? Những triết gia tiêu biểu của nền triết học phương Đông ngay từ thời cổ đại đã đưa ra nhiều kiến giải sâu sắc về vấn đề bản chất, bản tính về đạo làm người Con người đượcxem như là một "tiểu vũ trụ' Các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên (trời - đất - vạn vật) con người quan hệ với con người (nhân) và con người với chính bản thân mình (ngã) được đề cập trong các hệ thống triết học là những khái niệm về con người và nhân cách ở phương Đông Sự hài hoà trong các mối quan hệ trở thành triết lý ứng xử của con người Trong triết học "nhân sinh" của Khổng Tử Và các môn phái của đạo Nho, chữ "Nhân"
Trang 20vừa có nghĩa là Người, nhân ái, vừa có nghĩa là đạo nhân, là noi theo đạo làm người Nhân còn là một nhân cách mô phạm lý tưởng của người quân tửlấy "tu thân" (tu sửa và dưỡng dục đạo đức) làm trọng Khổng Tử nói: "Khắc
kỷ, phục lễ vi nhân = vượt lên trên mình, phục tùng kỷ luật mới trở thành Người - Con người có nhân cách [l02, 252]
Thuật ngữ "nhân cách” với ý nghĩa khoa học xuất hiện lần đầu tiên trong tâm lý học phương Tây vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Khi đó người ta quan niệm nhân cách là cái mặt nạ che cái "tôi" bên trong Khi nào cái mặt
nạ đó trùng với cái "tôi" thì nhân cách phát triển đến độ chín muồi Trong
tác phẩm, "Bàn về tâm lý học khác biệt cá nhân" của W.Stern, khái niệm nhân cách được dùng để chỉ thuộc tính của những thực thể (Persons) có khả
năng tự xác định và tự phát triển trong thế giới vô cơ lẫn hữu cơ [xem l0,
222] Cho đến nay, khái niệm nhân cách được hiểu theo rất nhiều nghĩa khácnhau do sự khác nhau về cách tiếp cận, về quan điểm và khuynh hướng nghiên cứu
Quan niệm sinh vật hoá nhân cách
Tiêu biểu cho khuynh hướng này là lý luận về nhân cách trong học thuyết
phân tâm của S Freud ( 1856 - 1939) Học thuyết này đã có ảnh hưởng to
lớn trong đời sống xã hội và học thuật ở phương Tây Theo Freud: trong con
Trang 21người sống tồn tại những bản năng Xu hướng của những bản năng này là luôn luôn bùng lên kích thích con người hoạt động nhằm thoả mãn những ham muốn, những khoái lạc mang tính sinh vật của nó Nhưng cái bản năng
này lại vấp phải hàng rào ngăn là ý thức và một cấp tâm lý hình thành dưới
sự tác động của những sự cấm đoán của xã hội Sự cản trở của ý thức và những cấm kỵ xã hội đối với xung động bản năng tạo thành cơ chế "bị chèn ép", "bị kiểm duyệt" Đó là cơ chế tâm lý của những hoạt động của con người
Trong lý thuyết phân tâm, nhân cách được quan niệm như là sự tương tác giữa cái vô thức và ý thức Ông đưa ra lý luận 3 tầng của nhân cách:
Tầng thứ nhất là bản năng Bản năng này có trong tất cả mọi sinh vật,
động vật và người
Tầng thứ hai là bản ngã, hay còn gọi là cái tôi, là sự thể hiện tính cách,
tâm lý của chúng ta Bản ngã được hình thành do sự va chạm của bản năng với những yêu cầu bắt buộc của quy phạm đạo đức, của nền giáo dục, của văn hoá và chịu sự điều hoà, hòa hợp với những quy phạm ấy Trong cấu
trúc nhân cách (bản năng - bản ngã - siêu ngã) thì bản ngã có vai trò như người cầm lái con tàu nhân cách
Trang 22Tầng thứ ba là siêu ngã, còn gọi là cái siêu tôi Cái cao hơn bản ngã Cái
siêu tôi được hình thành bởi tác động của những thiết chế xã hội, áp lực của gia đình, của quy phạm đạo đức đối với những thúc đẩy bản năng mà bản ngã không thể tự điều hoà được Cái siêu tôi không hình thành một cách tự nhiên mà do ảnh hưởng của áp lực từ bên ngoài, và sự khuất phục Sự chấp nhận đàn áp của nền giáo dục, của chuẩn mực đạo đức đối với bản năng
không thực hiện một cách có ý thức mà là vô thức.
Toàn bộ sự phân tích của Freud như đã nêu trên là nhằm khẳng định sự hiện hữu của một tâm linh vô thức và thế giới vô thức này có nhiều ảnh hưởng, can thiệp vào đời sống ý thức của chúng ta Trong nhiều công trình nghiên cứu của mình, Freud đều cố gắng diễn giải và chứng minh rằng: bản năng tình dục (gọi là năng lực Libido) là bản năng quan trọng nhất Libido lànguồn năng lượng, là động lực thúc đẩy con người hành động Trong trường hợp bản năng bị chèn ép, bị đè nén sẽ dẫn tới sự suy thoái nhân cách Khoa học, nghệ thuật, tôn giáo là những con đường để năng lực đó được "siêu
thăng", hình thành nên nhân cách của những thiên tài sáng tạo [10,56] Và
ông đã dẫn ra trường hợp của danh hoạ Lêonađơ Vanhxi - nhà hội hoạ kiệt xuất đã biến say mê tình dục thành say mê hội hoạ Cái "LIBIDO" không chỉ
là nguồn gốc năng lượng sinh vật của tính tích cực hoạt động mà còn là một
cấp độ đặc biệt trong nhân cách Từ đó, ông đưa ra định nghĩa: Nhân cách là
Trang 23những tình cảm, những cố gắng và những tư tưởng phát sinh ra những mâu thuẫn giữa tính hiếu chiến của chúng ta, động cơ thúc đẩy việc tìm kiếm để thoả mãn nhu cầu một cách sinh học và sự kiềm chế xã hội chống lại chúng
[dẫn theo 43, 345]
Những giá trị khoa học cũng như những sai lầm trong lý thuyết phân tâm của Fleud đã có nhiều nhà lý luận phê phán và cũng có nhiều nhà lý luận, nhà nghệ thuật tán đồng, khai thác Chúng tôi không có ý định đi sâu vào vấn đề này Chỗ hợp lý liên quan đến đề tài này là: con người cũng giống con vật ở sự tồn tại những bản năng, ham muốn, dục vọng có tính sinh vật
Cả con người và con vật đều phải thích nghi với môi trường sống, với thực
tại thế giới bên ngoài Nhưng ở con vật chỉ tồn tại những bản năng thuần tuý Còn bản năng ở con người là bản năng đã được ý thức, in dấu những tác động xã hội của giáo dục, của các quy phạm đạo đức Sự thoả mãn ích
kỷ dần dần được thay thế bằng sự thoả mãn được xã hội hoá: "Con người chỉtrở thành người với một cố gắng không ngừng để xã hội hoá Đời sống xã hội chỉ có thể có được nếu chúng ta chịu tuân theo những khuôn mẫu xã hội,những khuôn mẫu này sẽ ức chế và thay đổi những thúc đẩy nguyên thuỷ của chúng ta Tất cả sự giáo dục mà chúng ta nhận lãnh chỉ nhằm giải quyết
sự xung khắc giữa bản tính thiên nhiên của chúng ta với văn hóa - nền tảng
của đời sống tập thể [93, 47]
Trang 24Những nhà khoa học phát triển học thuyết phân tâm của Freud cũng đưa
ra một số quan niệm khác nhau về nhân cách
Theo thuyết "siêu đẳng bù trừ" của Adler, nhân cách là sự vươn lên mức hoàn thiện vì con người luôn có mặc cảm kém cỏi Sự cố gắng vươn lên ấy làm cho một số người trở thành ưu việt hơn người khác Lòng mong muốn trội hơn người khác, muốn có quyền uy đối với người khác được xem là những đức tính bẩm sinh quy định nhân cách của con người
Theo mô hình phân biểu học của Jung (1876 - 1961), nhà tâm lý học ThụyĐiển, đặc trưng của nhân cách trước hết là xúc cảm và tình cảm Ông cho rằng, đặc điểm thể tạng và đặc điểm sinh lý là nhân tố quy định nhân cách
Trong nghiên cứu của nhà tâm lý học hành vi K.Lewin, nhân cách được xem như là trường tâm lý bên trong" của con người [l0, 73]
Nhà tâm lý học thuộc trường phái nhân văn người Mỹ A Maslow (1908- 1970) cho rằng: mọi nhu cầu của con người như giao tiếp, tình yêu, lòng kính trọng, nhu cầu sinh lý, nhu cầu tự thực hiện đều có: tính chất bản năng
"Tính người" của các nhu cầu và các xung động của con người được hình thành và phát triển trong quá trình phát sinh chủng loài và các nhu cầu đều dựa trên cơ sở di truyền nhất định Nhân cách trong quan niệm của Maslow
là sự trung hoà sinh lý tâm lý học (xem 64]
Trang 25Có thể liệt kê ra nhiều quan niệm về nhân cách theo nhiều hướng khác nhau của các nhà tâm lý học phương Tây Nhưng điểm chung trong các quan
niệm của họ là: nhân cách dường như là những biểu hiện những trạng thái, quá trình thuộc về yếu tố sinh học Họ gần như phủ nhận vai trò của yếu tố
xã hội hoá không đánh giá đúng tác động của những yếu tố đó.
Quan niệm sinh vật hoá nhân cách còn biểu hiện ở những người theo chủ nghĩa sinh vật tự nhiên Họ đã lý giải các hiện tượng xã hội, các hoạt động
xã hội của con người bằng quy luật sinh học Theo quan điểm này thì mọi quá trình hình thành và phát triển của xã hội; mọi hoạt động, quan hệ xã hội của con người và nhân cách của nó đều do yếu tố sinh học quyết định
Chẳng hạn như K.Lorenz, một nhà hành vi học người Áo Từ những kết quả nghiên cứu hành vi trên động vật ông cho rằng: chỉ có thể lý giải được
những mâu thuẫn trong tồn tại của con người khi nào "người ta thừa nhận rằng hành vi của con người bao gồm trong đó tất cả những tính quy luật
mà chúng ta được biết rõ ràng nhờ việc nghiên cứu những hành vi của động vật" [dẫn theo19, 26]
Một số người khác lại cho rằng, những thành tựu khoa học, kỹ thuật làm cho cuộc đấu tranh sinh tồn yếu đi và xuất hiện tình hình là không chỉ những
kẻ thích nghi nhất, mà ngay cả những kẻ lẽ ra phải chết trong hoàn cảnh trước đây thì nay vẫn được sống sót Họ coi nguồn gốc của mọi tai hoạ xã
Trang 26hội là do tình trạng tồn tại ngày càng nhiều "những kẻ kém giá trị đó" [112, 154].
Trong một số nghiên cứu tâm lý - xã hội, đặc biệt ở Mỹ, việc sinh học hoácác hiện tượng xã hội đã được vận dụng triệt để Những nhà nghiên cứu này chỉ quan tâm đến chỉ số thông minh (IQ) được xác định qua thử nghiệm mà không hề tính đến những tác động của môi trường, hoàn cảnh xã hội đối với từng cá thể
Chúng tôi cho rằng, nhân cách hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biểu hiện Người của con người Bản chất con người mang tính xã hội (với nghĩa, tính
xã hội là chỗ phân biệt con người với sinh vật khác, giữa nhân tính và thú
tính), thì nhân cách là trình độ xã hội hoá; là chất lượng xã hội mà mỗi cá thể người thẩm thấu, chuyển hoá trong quá trình tham gia vào đời sống xã
hội Vì vậy không thể quan niệm nhân cách chỉ thuộc về cái sinh học Không
ai có thể hình dung được "nhân cách của một con vật" hay "nhân cách của một đứa trẻ mới sinh" Mặc dù, đứa trẻ ngay từ khi mới được sinh ra đã là một con người với tất cả những đặc điểm, những yếu tố của sự phát triển theo qui luật sinh học
Quan niệm xã hội hoá nhân cách
Trang 27Đối lập với khuynh hướng sinh vật hoá nhân cách là khuynh hướng xã hộihoá nhân cách Theo khuynh hướng này nhân cách, bản chất, bản tính của con người không liên hệ với tồn tại của nó về mặt sinh học Những đại biểu của trường phái này coi nhân cách của con người là sản phẩm thuần tuý của kinh tế, văn hoá, xã hội Trên thực tế, họ gần như phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh học trong sự phát triển con người và nhân cách Một số tác giả thuộc trường phái xã hội học Pháp (E Đuyêchem), giải thích những hành vi của con người bằng nguyên nhân tư tưởng, bằng ý thức xã hội, đã tuyệt đối hoá những nhân tố xã hội trong việc xác định sự phát triển tâm lý và tinh thần của con người.
Một số đại biểu của trường phái triết học nhân bản hiện đại lại đánh giá quá cao những ảnh hưởng của xã hội, phủ nhận mối liên hệ khách quan của hành vi con người với tự nhiên
Nhà triết học người Đức M Sêle là một đại biểu tiêu biểu của triết học nhân bản Tư sản cuối thế kỷ XX Trong quan niệm của ông, con người trướchết là một bản thể tinh thần Mà tinh thần - theo ông lại ở ngoài sự sống Do
đó con người không còn bị ràng buộc bởi môi trường sống và những động lực bản năng Ngoài đặc điểm là bản thể tinh thần, bản chất của người còn
có đặc điểm là sự tự ý thức: Con vật nghe, nhìn, ăn uống nhưng nó không biết là nó ăn, nó uống, nó nhìn, nó nghe Còn con người, do biết tự ý thức
Trang 28nên nó có khả năng có ý chí để vượt qua mọi xúc cảm tức thời, vượt qua cám dỗ của môi trường và những thúc đẩy bản năng Nhờ khả năng tự ý thức
mà bảo tồn được tính hướng đích trong hoạt động trước những xúc cảm, do
đó con người đã vượt lên trên loài vật và trở thành nhân cách
Quan điểm lý luận của M Sêle đã coi con người là bản thể tinh thần trừu tượng và đem quy những quan hệ hiện thực phong phú của con người và thế giới bên ngoài thành quan hệ tinh thần
A.Ghêlen cũng là một đại biểu tiêu biểu chủ nghĩa triết học nhân bản ông
cho rằng: bản chất con người là một sinh thể sáng tạo ra văn hoá Văn hoá là đặc trưng cho bản chất con người với tư cách là bản thể hành động Và khái
niệm văn hoá được ông mở rộng với tất cả những gì con người đã sáng tạo ra: kể cả vũ khí, công cụ, lều trại của các dân tộc còn mông muội cũng như luật pháp, kinh tế và thể chế xã hội [xem 14], [21]
Nhũng đại biểu của chủ nghĩa nhân học triết học dù xem xét con người dưới góc độ nào thì trong quan niệm của họ con người vẫn là một thực thể
trừu tượng, phi xã hội, phi lịch sử với một bản chất vĩnh hằng Họ quan niệm nhân cách một cách tiên nghiệm xuất phát từ tinh thần Thực chất đó là một
thứ siêu hình học, là sự siêu nghiệm hoá tinh thần của hiện thực Nó đối lập với quan niệm mác xít về con người và nhân cách [108,116 - 138]
Trang 29Xu hướng xã hội hoá con người và nhân cách còn biểu hiện cả ở một số nhà nghiên cứu mác-xít, khi phát triển quan điểm của Mác đã không thực sự hiểu Mác trong luận đề nói riêng của ông về bản chất con người là "Tổng hoà các mối quan hệ xã hội".
Do không hiểu đúng luận đề của Mác về bản chất của con người và quan điểm của Ph.Ăng ghen về vai trò của lao động, một số người đã tuyệt đối hoá vai trò của lao động, coi lao động là cái bản chất duy nhất của con ngườihoặc tuyệt đối hoá yếu tố xã hội Họ đã giải thích con người như một thực thể vô hình, chỉ phụ thuộc vào yếu tố xã hội Đó là những con người trừu tượng, phi lịch sử Những người theo quan điểm này đã không tính đến sự phát triển liên tục giữa các hình thức vận động của vật chất từ thấp đến cao
Họ không thấy rằng các hiện tượng tâm lý, ý thức của con người có nguồn gốc sinh học, từ các yếu tố trong chương trình di truyền Họ tuyệt đối hoá tác động của môi trường sống, hoàn cành xã hội và giáo dục đến mức cho rằng chỉ có hoàn cảnh mới quyết định mọi hiện tượng tâm lý, khả năng, phẩm chất của con người
C.Mác, khi khẳng định con người mang bản chất xã hội thì cũng đã chỉ rằng: Cái bản chất không có nghĩa là cái toàn bộ, mà là dấu hiệu đặc trưng nhất, hơn nữa là khẳng định cái bản chất xã hội của con người hiện thực trựctiếp và cụ thể Con người trong tính hiện thực của nó trước hết là một thực
Trang 30thể sinh vật tự nhiên Con người hiện thực "đó là những con người đang sống, cùng với những hoạt động và những điều kiện sinh hoạt (vật chất và tinh thần) do chính hoạt động lao động của con người sản xuất ra" C Mác cũng khẳng định cái bản chất của con người không phải là bất biến, không phải là trừu tượng mà được hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh
cụ thể, trong môi trường xã hội và những giai đoạn lịch sử trong đó con người tham gia hoạt động thực tiễn Bản chất con người không phải là cái khép kín mà vận động, biến đổi theo sự biến đổi tác động của hoàn cảnh, môi trường sống, thông qua sự tiếp nhận và chuyển hoá của mỗi cá nhân
Khi C.Mác nói: "Xã hội sản sinh ra con người" và Ph.Ăngghen nhấn mạnh "Lao động sáng tạo ra con người" thì không phải hai ông đã tuyệt đối hoá vai trò của những tác động xã hội, cũng không phủ nhận vai trò của tự nhiên như một số học giả tư sản xuyên tạc Các ông chỉ muốn nhấn mạnh rằng: Con người vốn là một sinh vật, là sản phẩm của tự nhiên Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người tự hoàn thiện để trở thành con người với đúng nghĩa của nó Chính lao động đã làm biến đổi chấtlượng của cái tự nhiên trong con người xã hội Cùng với sự phát triển của con người, của lịch sử, cái sinh vật không bao giờ mất đi tính hiện thực vật chất của nó mà nó chỉ ngày càng mang nhiều hơn những ý nghĩa xã hội mà thôi
Trang 31C.Mác, Ph.Ăngghen bao giờ cũng xem xét con người trong mối quan hệ:
tự nhiên - con người - xã hội Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời là chủ thể cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội Vì thế trong sự phát triển con người, tự nhiên và xã hội là hai mặt thống nhất (không thể tách rời hay biệt lập) của một chỉnh thể
Khi bàn về những tiền đề hiện thực mà con người tham dự vào lịch sử, haiông đã nhấn mạnh rằng: con người trước hết cần phải ăn, ở, mặc cần phải tính đến những nhu cầu tự nhiên trong con người và tất yếu phải thoả mãn những nhu cầu đầu tiên ấy như là điều kiện tồn tại của con người Để tồn tại,con người phải được thoả mãn những nhu cầu đầu tiên và việc thoả mãn những nhu cầu đầu tiên ấy lại làm nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn Conngười giờ đây không chỉ có nhu cầu tồn tại mà còn có nhu cầu sống cùng vớinhững hoạt động lao động sản xuất, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo chính trị Đó là nhu cầu hoạt động mang tính xã hội và sáng tạo
Bằng những hoạt động sáng tạo của cải vật chất và tinh thần, con người
đã xác lập vai trò làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình.Ở con người, tự nhiên không còn là tự nhiên thuần tuý và xã hội
là xã hội gắn với tự nhiên Con người là một chỉnh thể thống nhất tự nhiên -
xã hội Hai khuynh hướng sinh vật hoá và xã hội hoá nhân cách của con người là những quan điểm mang tính chất cực đoan Họ đã lý giải các vấn đề
Trang 32con người và nhân cách không dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong sự phát triển của nó Họ đã tách bạch, chia cắt và biệt lập một cách máy móc các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất
để tuyệt đối hoá mặt này mà phủ nhận mặt kia: Hoặc coi nhân cách con người là do yếu tố sinh học quyết định, hoặc coi nhân cách chỉ là những biểuhiện về mặt xã hội
Nhân cách không phải chỉ là một chỉnh thể được tạo ra theo chương trình
di truyền vốn có ở trong nó, cũng không phải nằm trong tầng sâu của những
tư chất tự nhiên Điều đó có nghĩa là: người ta sinh ra không phải đã là nhân cách mà người ta trở thành một nhân cách
Nhân cách không phải là một bản sao, cũng không phải là sự nhân cách hoá một bộ phận của nền văn hoá này hay nền văn hoá khác Bởi vì, nếu vănhoá với ý nghĩa là tất cả những gì con người gieo trồng và lĩnh hội thì mỗi con người theo cách hiểu trên sẽ là một phần của nền văn hoá ấy, cái phần của nền văn hoá đã được nhân cách hoá và cá thể hoá Như vậy, nó không tạo thành cái có tính chất nhân cách trong con người mà trái lại nó là cái phi
cá tính như ngôn ngữ, kiến thức, những định kiến phổ biến trong môi trường
xã hội "Và như thế ý nghĩa của văn hoá với tư cách là khái niệm khái quát hoá chỉ là ý nghĩa hư ảo" [64, 193]
Trang 33Ngoài hai quan điểm đối lập nhau như đã nêu trên, còn có quan điểm mang tính chất nhị nguyên Họ xem xét yếu tố xã hội như là hai mặt đối lập cùng song song tồn tại trong cá thể người, cùng có giá trị ngang nhau và cùng qui định nhân cách Con người vừa có "bản chất sinh học" vừa có "bản chất xã hội" Quan điểm nhị nguyên này là cơ sở của luận thuyết hai nhân tố hình thành nhân cách là di truyền và hoàn cảnh Đây là một quan niệm tươngđối phổ biến và đôi khi người ta cũng gán thêm cho nó cái đuôi "tính biện chứng" như: "con người là một sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên
và cái xã hội" sự đan chéo giản đơn Cuối cùng quan điểm này lại dẫn đến chỗ sai lầm là xét xem những đặc điểm di truyền trong con người hay tác động của hoàn cảnh xã hội giữ vai trò quyết định, hoặc là họ lại qui về công thức triết trung tầm thường "cả cái này, cả cái kia", "vừa trên phương diện này vừa trên phương diện kia" [19,27-28] và [64,195-201]
Quan niệm mác-xít về nhân cách
Quan niệm mác-xít về nhân cách đối lập với kiểu giải thích trừu tượng, siêu thời gian và siêu lịch sử về nhân cách, đối lập với lối qui bản chất của con người, của nhân cách vào những cơ chế tâm sinh lý của nó
Những luận giải khoa học về bản chất con người, vị thế của con người trong thế giới tự nhiên và xã hội của triết học Mác đã cho việc nghiên cứu
Trang 34con người, nhân cách thoát khỏi những thiên kiến của hệ tư tưởng tư sản, những khuynh hướng muốn dùng việc nghiên cứu đó phục vụ cho những lợi ích vị kỷ Nó đặt nền móng khoa học cho mọi nghiên cứu về con người một cách đúng đắn và triệt để nhất.
Trong lĩnh vực nghiên cứu con người và nhân cách, các nhà khoa học Xô Viết đã có nhiều đóng góp xuất sắc Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau (triết học, tâm lý học, xã hội học) nên ngay giữa các nhà khoa học cùng đứng trên lập trường mác-xít cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong quan niệm về nhân cách Mặc dù vậy, họ đã đạt được một sự thống nhất căn bản là:
1 Dựa trên quan điểm quyết định luận xã hội để bàn sự hình thành nhân cách
2 Vận dụng quan điểm phát triển và lịch sử cụ thể để xem xét nhân cách không ở thể tĩnh mà luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển
3 Nhìn nhận sự liên hệ, phát triển trong tính thống nhất ý thức với hoạt động - nhân cách, giữa cái sinh vật và cái xã hội, giữa xã hội và cá nhân
Thuật ngữ nhân cách được sử dụng với những hàm nghĩa khác nhau và cóthể khái quát một số quan niệm về nhân cách tương đối phổ biến trong học thuật như sau:
Trang 35Nhân cách được hiểu như là cá nhân con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ và hoạt động có ý thức.
Nhân cách được hiểu như là các phẩm chất mang tính ổn định, những
thuộc tính sinh vật hoặc thuộc tính xã hội tạo nên bản chất của nhân cách
Nhân cách được hiểu là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân.
Nhân cách được hiểu như là một cấu trúc tâm lý, những trạng thái, thuộc tính tâm lý, hệ thống tâm lý của cá nhân.
Sự khác nhau trong khuynh hướng nghiên cứu và quan niệm về nhân cáchnhư đã nêu trên đây, một mặt thể hiện sự quan tâm của các nhà khoa học mác xít đối với nhân cách như là một vấn đề khoa học bức xúc; mặt khác, thể hiện khả năng khai thác, khám phá đối tượng nghiên cứu là nhân cách
tiếp cận từ các khoa học khác nhau; mở ra một hướng tiếp cận liên ngành các khoa học nghiên cứu con người và nhân cách
Trước một đối tượng phức tạp và phong phú như vậy, những khái niệm được hình thành từ góc độ nghiên cứu của một khoa học nhất định khó có thể khái quát toàn bộ, đầy đủ, trọn vẹn các thuộc tính của nó Mỗi quan niệm, mỗi định nghĩa chỉ có thể phản ánh một cách tương đối về nhân cách
Vì vậy, nghiên cứu nhân cách cần phải dựa trên quan điểm phức hợp về con người "Ở thời đại hợp ngành và phân ngành khoa học như ngày nay chúng
Trang 36ta chứng kiến, việc tách phân đối tượng nghiên cứu về nhân cách hoàn toàn không loại trừ khả năng các khoa học nương tựa vào nhau sử dụng thành tựu
nghiên cứu của nhau Dẫu sao nhân cách vẫn là một chỉnh thể, một khối thống nhất của các mặt nhân bản tâm lý đạo đức, thẩm mỹ " [68, 84].
Ở Việt Nam, lâu nay việc nghiên cứu và giảng dạy về nhân cách chủ yếu theo hướng tâm lý học Gần đây, trong một số bài viết trên các tạp chí, sách, báo khoa học đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề nhân cách Một số tác giả khi định nghĩa nhân cách đã đưa ra những ý kiến mới từ những cách nhìn rộng - hẹp khác nhau
Trong từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên), nhân cách được quan niệm
là "Phẩm chất của con người" [95, 38-40] Trong "Đại từ điển tiếng Việt" (Nguyễn Như Ý chủ biên), nhân cách được hiểu là "tư cách và phẩm chất, đạo đức của con người" Trong từ điển tâm lý (Nguyễn Khắc Viện - Chủ biên), nhân cách là "tổng hoà tất cả những gì hợp thành một con người, một
cá nhân với bản sắc và cá tính rõ nét: Đặc điểm thể chất, tài năng, phong
cách, ý chí đạo đức, vai trò, xã hội Và là một cá nhân có ý thức về bản thân,
đã tự khẳng định được, giữ được phần nào tính nhất quán trong mọi hành vi"
[116, 190]
Trang 37Trong định nghĩa này, nhân cách được xem như là một cấu trúc tổng hoà của nhiều yếu tố (thể chất, tài năng, đạo đức và chí hướng) Mặc dù đây là định nghĩa tương đối toàn diện về nhân cách, nhưng vẫn mang tính chất kháiniệm về các đặc điểm tâm lý của cá nhân
Trong công trình: "Mô hình nhân cách thanh niên năm 2000", tác giả Phạm Hoàng Gia cho rằng: Mô hình nhân cách là "mẫu người lý tưởng" của
xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định [35, 47]
Theo tác giả Thái Ninh: "Nhân cách là cái đặc trưng xã hội của con người, thể hiện bản chất xã hội của con người đã có ý thức và tự ý thức về cuộc sống của mình"[86, 119 - 1 34]
Tác giả Phạm Minh Hạc xem "Nhân cách là tổ hợp các thái độ, thuộc tínhriêng trong quan hệ hành động của từng người với tự nhiên, thế giới đồ vật
do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân"[38,21]
Từ cách tiếp cận hệ thống về con người và văn hoá, tác giả Hoàng Chí Bảo cho rằng: "Nhân cách là một giá trị văn hoá" [5.3-5] Theo ông: nhân cách của một người như thế nào, điều đó phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận những tác động văn hoá của xã hội, thông qua sự tập luyện văn hoá của cá nhân trong lao động, học tập và giao tiếp [7, 11-13]
Trang 38Nhìn chung, có nhiều quan niệm và định nghĩa về nhân cách Các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau đều định nghĩa nhân cách
từ góc độ này hay góc độ khác Các định nghĩa đều có những giá trị nhất định về mặt khoa học Tuy nhiên, mỗi định nghĩa chỉ phản ánh được một khía cạnh nào đó của nhân cách
Dưới góc độ xã hội học, nhân cách được xem như là những nhân vật, những cá nhân có vai trò nhất định trong xã hội
Dưới góc độ tâm lý học, nhân cách một cấu trúc tâm lý, những thuộc tính tâm lý hay bộ mặt tâm lý của cá nhân
Dưới góc độ giá trị học, nhân cách là mối quan hệ giữa giá trị của chủ thể,với giá trị của nhóm, của cộng đồng xã hội và của nhân loại
Dưới góc độ đạo đức học, nhân cách là những phẩm chất đạo đức của cá nhân, như tính trung thực, dũng cảm, vị tha, nhân hậu, cần cù
Trên thực tế, việc sử dụng khái niệm nhân cách để chỉ một khía cạnh, mộtthành phần như những phẩm chất đạo đức hoặc các đặc điểm tâm lý của con người là một hạn chế cho tính khoa học của khái niệm nhân cách hiện đang được dùng trên một số sách báo đại chúng
Triết học Mác- Lênin không hạn chế nhân cách trong mặt này hay mặt
khác, mà xem nhân cách như một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử cụ thể,
Trang 39tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò chủ thể của nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và của các chuẩn mực xã hội khác.
Từ việc khảo sát các quan niệm về nhân cách cho thấy: Nhân cách là một
phạm trù chỉ dùng cho con người Hơn nữa lại là con người ở một trình độ
trưởng thành nhất định Nếu con người là một thực thể sinh vật - xã hội thì nhân cách chính là chất lượng xã hội của cái thực thể song trùng ấy Chất
lượng xã hội của con người được hình thành trong quá trình con người tham gia hoạt động thực tiễn với một sự nỗ lực tự giác của bản thân để không ngừng hoàn thiện theo các chuẩn mực chân - thiện - mỹ, đáp ứng yêu cầu của xã hội Đó là hệ thống giá trị của con người được tạo lập từ các phẩm chất và năng lực của cá nhân khi thực tiễn chức năng xã hội của mình
Theo chúng tôi, nhân cách là hệ thống giá trị làm Người mà cá nhân đạt được với sự trưởng thành và năng lực trong quá trình thực hiện các chức năng xã hội của mình, được xã hội đánh giá và thừa nhận.
1.1.2 Về sự hình thành nhân cách.
Nhân cách là một sản phẩm lịch sử xã hội xác định Đồng thời, sản phẩm
đó lại được cá thể hoá sâu sắc ở mỗi con người với tất cả sự khác biệt về
Trang 40sinh thể, về sắc thái của từng người tạo thành nét bản sắc, độc đáo, mang tính cá biệt, tính đơn nhất.
Con người được sinh ra, còn nhân cách được hình thành Sự hình thành nhân cách của cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: di truyền, hoàn
cảnh (tự nhiên, xã hội) và hoạt động của họ, trong đó hoạt động của cá nhân giữ vai trò quyết định.
Di truyền, theo sinh lý học hiện đại "là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh học đối với thế hệ_trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn [11,83] Vai trò của di truyền trong quá trình hình thành nhân cách là ở chỗ: Những đặc điểm giải phẫu sinh lý trong đó có
hệ thần kinh được hình thành theo cơ chế di truyền là tiền đề vật chất để
hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực của cá nhân, tiền đề của sự hình thành và phát triển nhân cách
Việc lý giải các hiện tượng xã hội, lý giải những hoạt động xã hội, bản chất con người và sự phát triển của nó chỉ dựa vào các quy luật sinh học như
đã nêu ra trên đây thực chất là sự lẫn lộn giữa hình thức vận động xã hội với hình thức vận động sinh học của vật chất Hơn nữa lại là quy một hình thức vận động bậc cao vào một hình thức vận động bậc thấp Sự sinh thành và