Các phương pháp sử dụng: Phương pháp điều tra thực địa, phương pháp thống kê, phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, phương pháp GIS, phương pháp chuyên gia, phương pháp định mức, phương pháp dự báo, phương pháp cân bằng tương đối, phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp.
Trang 1BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG HUYỆN HÓC MÔN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
NGÀNH : Quản lý đất đai.
Trang 3MAI THANH HUỆ
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG HUYỆN HÓC MÔN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ QUY HOẠCH
Trang 42008-Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Ba Má và gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con có được như ngày hôm nay Người luôn bên cạnh và hỗ trợ hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần cho con.
Xin chân thành gởi lời cám ơn đến:
- Ban chủ nhiệm cùng với quý thầy cô trong khoa Quản lý đất đai và Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện cho tôi có thể thực hiện đề tài này.
- Thầy Nguyễn Trung Quyết giảng viên khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
- Các anh chị trong Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Hóc Môn, anh Phạm Đức Đạt cán bộ địa chính xã Xuân Thới Thượng đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập
Tôi cũng gởi lời cảm ơn các bạn lớp Quản lý đất đai Khóa 30, cùng các anh chị bạn bè ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô và các anh chị để đề tài được hoàn thiện hơn.
TPHCM, ngày 30 tháng 7 năm 2008
Sinh viên thực hiện Mai Thanh Huệ
Trang 5Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Đề tài: “Kế hoạch sử dụng đất chi tiết xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc
Môn giai đoạn 2008 - 2010 và quy hoạch định hướng đến năm 2020”
Giáo viên hướng dẫn: GV Nguyễn Trung Quyết, Bộ môn Quy hoạch sử dụng đất,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ ChíMinh
Đề tài được thực hiện dưới sự cộng tác của Phòng Tài Nguyên Môi Trườnghuyện Hóc Môn, Ủy ban nhân xã Xuân Thới Thượng Thông qua quá trình khảo sát,thu thập số liệu, bản đồ đã đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai của Xã trong thờigian tới
Các phương pháp sử dụng: Phương pháp điều tra thực địa, phương pháp thống
kê, phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, phương pháp GIS, phương pháp chuyêngia, phương pháp định mức, phương pháp dự báo, phương pháp cân bằng tương đối,phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp
Kế hoạch sử dụng đất Xã giai đoạn 2008 - 2010 là sự chi tiết hóa Quy hoạchtổng thể kinh tế - xã hội giai đoạn 2008 - 2010 Đến năm 2010 cơ cấu sử dụng đất trênđịa bàn xã Xuân Thới Thượng sẽ là: 1.388,06ha đất nông nghiệp và định hướng đếnnăm 2020 sẽ là 842,27ha
Kết quả của đề tài là việc bố trí, sử dụng tài nguyên đất đai một cách hợp lý, cóhiệu quả, tạo nên môi trường sử dụng đất bền vững, góp phần thúc đẩy nền kinh tếphát triển nhanh chóng hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làm thayđổi bộ mặt xã Xuân Thới Thượng nói riêng cũng như của huyện Hóc Môn nói chungtrong thời gian tới
Trang 6PHẦN I TỔNG QUAN 2
I.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2
I.1.1 Cơ sở khoa học của quy hoạch, kế họch sử dụng đất 2
I.1.2 Cơ sở pháp lý 4
I.1.3 Cơ sở thực tiễn 5
I.2 Khái quát địa bàn xã Xuân Thới Thượng 5
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 6
I.3.1 Nội dung nghiên cứu 6
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 6
I.3.3 Các bước thực hiện 7
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
II.1 Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường 8
II.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8
II.1.2 Đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên 12
II.1.3 Nhận xét về điều kiện tự nhiên 14
II.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm 2007 14
II.2.1 Tăng trưởng kinh tế 14
II.2.2 Cơ cấu kinh tế 15
II.2.3 Thực trạng phát triển các ngành 15
II.2.4 Dân số, việc làm, thu nhập 17
II.2.5 Dân tộc, tôn giáo 18
II.2.6 Thực trạng phát triển các khu dân cư 18
II.2.7 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 19
II.2.8 An ninh - quốc phòng 21
II.2.9 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất 22
II.3 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và hiện trạng sử dụng đất 23
II.3.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai 23
II.3.2 Hiện trạng sử dụng đất 24
II.3.3 Biến động đất đai 31
II.3.4 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước 32
II.3.5 Đánh giá tiềm năng đất đai 33
II.4 Phương án sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010 38
II.4.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 38
II.4.2 Phương hướng mục tiêu sử dụng đất 40
II.4.3 Phương án sử dụng đất 41
II.5 Kế hoạch sử dụng đất chi tiết xã Xuân Thới Thượng giai đoạn 2008 - 2010 50
II.5.1 Mục đích 50
II.5.2 Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất 50
II.5.3 Nội dung kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 50
II.6 Định hướng sử dụng đất xã Xuân Thới Thượng năm 2020 56
II.6.1 Giai đoạn 2010 - 2015 57
Trang 7II.7.3 Giải pháp về kỹ thuật 58
II.7.4 Giải pháp về môi trường 58
II.7.5 Giải pháp về phát triển xây dựng 58
II.7.6 Giải pháp về quản lý sử dụng đất 59
KẾT LUẬN 60
Trang 8
+ Sơ đồ vị trí xã xuân Thới Thượng
+ Bản đồ đất
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2007
+ Bản đồ đơn vị đất đai
+ Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2008
+ Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2009
+ Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2010
CÁC BIỂU ĐỒ
+ Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế năm 2007 Trang 15
+ Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2007 24
+ Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2007 25
+ Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2007 26
+ Biểu đồ 5: Cơ cấu đối tượng sử dụng đất 28
+ Biểu đồ 6: So sánh tỷ lệ diện tích các loại đất chính năm 2006 năm 2007 32
+ Biểu đồ 7: So sánh cơ cấu sử dụng đất đai năm 2007 và năm 2010 49
+ Biểu đồ 8: So sánh diện tích các loại đất năm 2010 50
+ Biểu đồ 9: Cơ cấu sử dụng đất năm 2008 51
+ Biểu đồ 10: Cơ cấu sử dụng đất năm 2009 53
+ Biểu đồ 11: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 55
CÁC BẢNG BIỂU + Bảng 1: Nhiệt độ các tháng trong năm Trang 9 + Bảng 2: Một số yếu tố khí hậu trong năm 9
+ Bảng 3: Sự phân bố lượng mưa trong năm 9
+Bảng 4: Các đặc trưng chế độ mưa 10
+ Bảng 5: Độ ẩm không khí 10
+ Bảng 6: Lượng nước bốc hơi các tháng trong năm 11
+ Bảng 7: Thời gian chiếu sáng bình quân qua các tháng trong năm 11
+ Bảng 8: Số giờ nắng bình quân qua các tháng trong năm 11
+ Bảng 9: Cơ cấu các nhóm đất chính 13
+ Bảng 10: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế năm 2007 15
+ Bảng 11: Năng suất lúa của xã chia theo vụ qua các năm 16
+ Bảng 12: Tình hình chăn nuôi của xã qua các năm 16
+ Bảng 13: Hiện trạng công trình công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 17
+ Bảng 14: Thống kê dân số Xã Xuân Thới Thượng qua các năm 17
Trang 9+ Bảng 18: Tình hình tranh chấp khiếu nại tố cáo về đất đai 24
+ Bảng 19: Cơ cấu sử dụng đất xã Xuân Thới Thượng năm 2007 24
+ Bảng 20: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã năm 2007 25
+ Bảng 21: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2007 26
+ Bảng 22: Hiện trạng sử dụng đất ở năm 2007 27
+ Bảng 23: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng 2007 27
+ Bảng 24: Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2007 28
+ Bảng 25: Thống kê diện tích đã giao, cho thuê cho các thành phần kinh tế 28
+ Bảng 26: Thống kê diện tích đất giao, cho thuê của hộ GĐ – CN 29
+ Bảng 27: Thống kê diện tích đất do UBND xã quản lý và sử dụng 30
+ Bảng 28: So sánh diện tích các loại đất chính năm 2006 và năm 2007 31
+ Bảng 29: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2007 32
+ Bảng 30: Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2007 32
+ Bảng 31: Mô tả đặc tính các đơn vị đất đai 35
+ Bảng 32: Tiêu chuẩn đánh giá đất phi nông nghiệp 37
+ Bảng 33: Cơ cấu các loại đất theo phương án 1 42
+ Bảng 34: Cơ cấu các loại đất theo phương án 2 43
+ Bảng 35: So sánh cơ cấu diện tích các loại đất theo 2 phương án 45
+ Bảng 36 :Quy hoạch sử dụng nhóm đất Nông nghiệp đến năm 2010 46
+ Bảng 37: Quy hoạch nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 2010 46
+ Bảng 38: Quy hoạch các công trình văn hoá xã đến năm 2010 48
+ Bảng 39: Quy hoạch phát triển ngành giáo dục tới năm 2010 48
+ Bảng 40: Quy hoạch đất giáo dục đến năm 2010 49
+ Bảng 41: So sánh diện tích các loại đất trước và sau quy hoạch 49
+ Bảng 42: Cơ cấu các loại đất năm 2008 51
+ Bảng 43: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2008 51
+ Bảng 44: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2008 52
+ Bảng 45: Cơ cấu các loại đất năm 2009 53
+ Bảng 46: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 2009 53
+ Bảng 47: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2009 54
+ Bảng 48: Cơ cấu các loại đất năm 2010 54
+ Bảng 49: Diện tích đất nông nghiệp giai đoan 2009 – 2010 55
+ Bảng 50: cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 55
+ Bảng 51: Cơ cấu các loại đất năm 2015 57
+ Bảng 52: Cơ cấu các loại đất năm 2020 57
Trang 10Hiện trạng sử dụng đất : HTSDĐ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất : BĐHTSDĐGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất : GCNQSDĐ
Trang 12Ở miền Bắc, công tác quy hoạch được thực hiện ở các nông - lâm trường do các ngànhchủ quản của các đơn vị này thực hiện, chủ yếu là quy hoạch các vùng nông nghiệp, lâmnghiệp.
Ở miền Nam: Dự án phát triển hậu chiến
Hạn chế: Là quy hoạch chủ yếu phục vụ cho hoạt động của nông trường và hợp tác xã
nông nghiệp
b) Từ năm 1976-1980
Thông qua Nghị Quyết Trung Ương II khoá IV, Nhà nước thành lập Uỷ ban phânvùng kinh tế Trung Ương và ở các Tỉnh thành lập ban phân vùng kinh tế Kết quả là phânđược các vùng kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm của cả nước, đặc biệtphân được 7 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng đồi núi phía bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng,vùng BắcTrung Bộ, vùng duyên hải Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ vàvùng đồng bằng Sông Cửu Long
Hạn chế: Trong giai đoạn này đã xây dựng được phương án phân vùng trong nông
lâm nghiệp, cho 41 tỉnh Thành phố, chủ yếu cho hai loại đất nông nghiệp và lâm nghiệp, vàcác loại đất khác ít được chú ý
c) Từ năm 1981-1986
Thông qua Đại Hội Đảng lần thứ V đưa ra Nghị Quyết xúc tiến điều tra cơ bản, lập sơ
đồ quy hoạch phát triển lực lượng sản xuất, nghiên cứu những chiến lược, dự thảo kế hoạch 5năm 1986 - 1990
Trong thời kỳ này đã lập nên sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất trong cảnước, lập sơ đồ phát triển kinh tế phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, sơ đồ pháttriển lực lượng sản xuất ở các vùng kinh tế, các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương
Phần lớn các Tỉnh, Huyện, Thành phố trực thuộc Trung Ương đều tiến hành quyhoạch tổng thể kinh tế xã hội
Đây là đợt triển khai quy hoạch quy mô nhất Việt Nam sau ngày giải phóng Chấtlượng quy hoạch được nâng cao, đối tượng quy hoạch được mở rộng gồm: Đất nông - lâmnghiệp, đất khu công nghiệp, đất giao thông và đất ở,v.v
Hạn chế: Là chỉ có quy hoạch cấp Toàn quốc, Tỉnh, Huyện, riêng cấp Xã chưa được
đề cập đến
d) Từ năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1983
Nhà nước quản lý đất đai theo kế hoạch và theo quy hoạch hình thành một loại hìnhquy hoạch mới gọi là QHSDĐ mà trước đó chưa có
Trong thời kỳ này, Tổng cục QLRĐ ban hành Thông tư số 106/QH-KH/RĐ ngày15/4/1991 về việc hướng dẫn luật 1988 và QHSDĐ cấp Xã
Năm 1992 ban hành tài liệu về tập huấn và hướng dẫn lập quy hoạch kế hoạch
Hạn chế: Phương pháp luận không chặt chẽ, do tính khả thi về mặt thực tiễn và pháp
lý chưa cao
e) Từ năm 1993 đến năm 2003
Ngày 14/07/1993 Luật Đất đai ban hành, các điều khoản về QHSDĐ được cụ thể hóahơn so với Luật Đất đai năm 1987 Trong đó, luật nêu rõ trách nhiệm, thẩm quyền lập quyhoạch và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Năm 1993 công tác lập QHSDĐ được thực hiện theo 4 cấp hành chính: Toàn Quốc,Tỉnh, Huyện và cấp Xã
Từ năm 1996-2000: Công tác lập quy hoạch kế hoạch mang tính chất nội bộ, ít côngkhai và chưa phân tích đánh giá được hiệu quả kinh tế cũng như tổ chức thực hiện quy hoạch
Trang 13f) Từ năm 2003 đến nay
Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1/7/2004
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hànhLuật Đất đai
Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường
về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Ưu điểm: Luật đã nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thị
trường bất động sản, xác định rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập, điều chỉnh và xétduyệt quy hoạch cũng như công bố quy hoạch Công tác quy hoạch phải tham khảo ý kiến củanhân dân, đánh giá được hiệu quả kinh tế của phương án lựa chọn và giải pháp tổ chức thựchiện quy hoạch
I.1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Hiến pháp nuớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
- Luật Đất đai 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kêđất đai và xây dựng bản đồ HTSDĐ
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên - Môi Trường vềviệc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, KHSDĐ
- Kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 06/8/2004 của UBND Thành phố về thành lập và triển khaithực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Công văn số 7876/UB-ĐT ngày 21/12/2004 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về thựchiện nhiệm vụ quy hoạch, KHSDĐ trên địa bàn Thành phố cho phép áp dụng hình thức chỉđịnh thầu đối với nhiệm vụ lập QHSDĐ đến năm 2020 (ở hai cấp Quận - Huyện và Xã -Phường - Thị trấn)
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài Nguyên – môi Trường
về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quyết định 10/2005/QĐ-BTNMT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT hướng dẫn phương pháp tính đơn giá kinh phí lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quyết định số 1570/2006/QĐ-TTG ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
- Nghị quyết số 10/2007/NQ-CP ngày 13/2/2007 của Chính phủ về xét duyệt điều chỉnhQHSDĐ đến năm 2010 và KHSDĐ 5 năm (2006 – 2010) của Thành phố Hồ Chí Minh
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Hóc Môn thời kỳ 2001 - 2010
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai năm 2007 trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng
I.1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Xuân Thới Thượng là một vùng ven ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độphát triển rất lớn nhu cầu sử dụng đất cao, trên địa bàn Xã hiện đang có những biến động sửdụng đất lớn làm thay đổi QHSDĐ của Xã, và cùng với định hướng sử dụng đất của Xã đếnnăm 2010 là sẽ giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng đất ở và đất chuyêndùng, cải tạo khai thác có hiệu quả quỹ đất phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thìcông tác điều chỉnh, lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết của Xã là nhu cầu thiết yếu hiện nay
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN XÃ XUÂN THỚI THƯỢNG
Trang 14Xuân Thới Thượng là một Xã nằm về hướng Tây Nam của huyện Hóc Môn, cách thịtrấn Hóc Môn 7km Đây là một Xã có diện tích nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu đấtđai của Huyện, và đang dần dần chuyển mình phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiệnđại hóa Xuân Thới Thượng có diện tích tự nhiên (1857,17ha) lớn nhất trong các xã củaHuyện, gồm có 7 ấp Ấp 7 mới được tách từ Ấp 2 và Ấp 3
Xã Xuân Thới Thượng được Huyện và Thành phố chọn làm Xã thí điểm về mô hìnhphát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa,được Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt đề án tại quyết định số 1664/QĐ-UB ngày 18 -
04 - 2002
I.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội Xã
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho Xã đến năm 2010
- Định hướng phân vùng sử dụng đất cho Xã
- Quy hoạch định hướng sử dụng đất đến năm 2020
I.3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Phương pháp điều tra thực địa: Thu thập các thông tin về đời sống kinh tế xã
hội của người dân, tình hình sản xuất, thu nhập, lao động… chỉnh lý bản đồ hiện trạng
sử dụng đất làm cơ sở cho công tác xử lý nội nghiệp
2) Phương pháp thống kê: Bao gồm phương pháp thống kê tuyệt đối và phương
pháp thống kê tương đối:
a) Thống kê tuyệt đối: Dùng để biểu thị quy mô, khối lượng của các hiện tượng
nghiên cứu như diện tích, dân số, lao động, hiện trạng cơ sở hạ tầng…
b) Thống kê tương đối: Dùng để biểu thị quan hệ so sánh giữa hai hiện tượng, hai chỉ
tiêu,… như tỷ lệ các loại đất, tỷ lệ tăng dân số, thu nhập bình quân theo đầu người, cơcấu kinh tế
3) Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Vận dụng phương pháp này để đánh
giá tiềm năng đất đai, xác định ưu thế cũng như hạn chế của từng loại đất và điều kiện
tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương Từ đó, đưa ra phương án phân vùng sửdụng đất đai và khuyến cáo từng loại hình sử dụng phù hợp với định hướng quy hoạch
4) Phương pháp GIS: Sử dụng các phần mềm Mapinfo, hệ thống các phần mềm
Mapping Office… để số hóa, biên tập, tạo vùng và chồng xếp các bản đồ đơn tính, vàthành lập các bản đồ thành quả như: Bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồquy hoạch sử dụng đất…
5) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của lãnh đạo UBND Xã, chuyên
viên các ngành, các lĩnh vực liên quan, giúp phương án quy hoạch mang tính khả thicao hơn và cải thiện phần lớn cuộc sống của người dân, phương pháp này tránh đượcchủ quan của người đưa ra phương án quy hoạch
6) Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức tổng hợp và xử lý
thống kê qua nhiều mẫu thực tế kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụngtrong tương lai Các chỉ tiêu này đã đựơc pháp lý hóa và là tiêu chuẩn đã được tínhtoán hợp lý
Trang 157) Phương pháp dự báo: Đây là nhiệm vụ trọng tâm của QHSDĐ, giải quyết mâu
thuẫn giữa người và đất, gồm có dự báo dân số và dự báo nhu cầu sử dụng đất trongthời kỳ quy hoạch để cân bằng cơ cấu đất đai cho phù hợp
8) Phương pháp cân bằng tương đối: Điều hòa cân đối các mối quan hệ giữa sử
dụng các loại đất với nhau Phương pháp này được sử dụng sau khi xây dựng phươngpháp và bắt đầu phân bổ quỹ đất cho các ngành
9) Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Được thực hiện trong quá trình lập
các bảng biểu và lựa chọn phương án QHSDĐ hợp lý
10) Phương pháp kế thừa: Sử dụng những tài liệu, bản đồ chuyên đề đã có để chỉnh
lý, cập nhật, bổ sung có chọn lọc
I.3.3 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
- Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Bước 2: Điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
- Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, HTSDĐ và tiềm năng đất đai
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho các năm từ 2008 - 2010
- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất chi tiết, và định hướng sử dụng đất đến năm 2020
PHẦN II KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
II.1 ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN
VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
II.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1) Vị trí địa lý:
Xã Xuân Thới Thượng có tổng diện tích tự nhiên là 1.857,17ha, nằm về phíaTây Nam của huyện Hóc Môn, cách thị trấn Hóc Môn 7km, là một Xã thuộc Huyệnngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, có các trục giao thông nối liền với các điểm dịch
vụ, trung tâm hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh
Có tứ cận vùng:
Trang 16- Phía Đông: Giáp xã Bà Điểm.
- Phía Tây: Giáp Nông Trường Phạm Văn Hai
- Phía Nam: Giáp xã Vĩnh Lộc huyện Bình Chánh
- Phía Bắc: Giáp xã Xuân Thới Sơn huyện Hóc Môn
Với vị trí đó xã Xuân Thới Thượng có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh
tế, trao đổi buôn bán cũng như vận chuyển hàng hóa với các vùng khác qua giao thôngđường bộ
2) Địa hình, địa mạo:
Xã Xuân Thới Thượng có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, hơi dốc từ phía Đôngsang phía Tây và từ phía Bắc xuống phía Nam Nơi thấp nhất là vùng giáp kênh An Hạ.Vùngthấp có thành phần cấu tạo chủ yếu là bùn sét, cường độ chịu lực thấp hơn vùng gò
<1,50kg/cm2, khi xây dựng công trình phải quan tâm gia cố nền móng Vùng thấp thuận lợicho việc xây dựng nhà vườn, phát triển cây kiểng, nếu xây dựng công trình nên chọn tầng caophù hợp (2 - 5 tầng) và chú ý xử lý nền móng
3) Khí hậu, thời tiết:
Xã Xuân Thới Thượng nằm hoàn toàn vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cậnxích đạo, trong năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Khí hậu có tính ổn định, những diễn biến khí hậu từ năm này qua năm khác ít biếnđộng, không có thiên tai do khí hậu
lớn (lượng mưa ngày cực đại không quá 200mm) hầu như không có bão
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình tháng và năm:
Bảng 1: Nhiệt độ các tháng trong năm
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
Các đặc trưng nhiệt độ được ghi trong bảng sau:
Bảng 2: Một số yếu tố khí hậu trong năm
Các yếu tố đặc trưng nhiệt độ không
khí
Trị số ( 0 C)
Trang 17Nhiệt độ cao tuyệt đối 40 0 C- tháng 4/ 1912
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
* Mưa: Theo mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 81,40 % lượng mưa cả năm
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 18,60% lượng mưa cả năm
Bảng 3: Sự phân bố lượng mưa trong năm
Các yếu tố đặc trưng chế độ mưa Trị số (mm)
Trang 18Số ngày mưa trên 50mm 4 ngày
Trong mùa mưa phần lớn lượng mưa xảy ra sau 12 giờ trưa, tập trung nhất từ 14giờ đến 17 giờ và thường mưa ngắn chỉ 1 đến 3 giờ
Lượng mưa ngày < 20mm, chiếm 81,40 % tổng số ngày mưa trong năm
Lượng mưa ngày từ 20mm đến 50mm, chiếm 15 %
Lượng mưa ngày > 50mm chiếm 4ngày/năm
Lượng mưa ngày > 100mm chỉ có 0,60 ngày/năm
100
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
Trong một ngày đêm độ ẩm không khí thấp nhất lúc 13 giờ và đạt cao nhất vào lúc 1 giờ
- 7 giờ sáng
* Lượng bốc hơi:
- Lượng nước bốc hơi hàng năm tương đối lớn 1,39mm/năm
- Lượng nước bốc hơi các tháng khô 5-6mm/ngày
- Lượng nước bốc hơi các tháng mưa 2-3mm/ngày
Bảng 6: Lượng nước bốc hơi các tháng trong năm
Lượng nước bốc
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
Do lượng mưa bốc hơi lớn trong mùa khô, lượng nước thiếu hụt nghiêm trọnggây khó khăn cấp nước, nhất là các vùng dân cư chưa được cấp nước máy
* Gió:
Trang 19Các hướng gió chính trên địa bàn là hướng Đông Nam (từ tháng 1 đến tháng 6)
và hướng Tây Nam (từ tháng 7 đến tháng 12) Tốc độ gió trung bình là 3m/giây, tốc độgió lớn nhất là 25m/giây, nhỏ nhất 0,50m/giây
* Số giờ nắng:
Thời gian chiếu sáng bình quân:
Bảng 7: Thời gian chiếu sáng bình quân qua các tháng trong năm
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hóc Môn)
Số giờ nắng trong ngày phụ thuộc vào lượng mây Do vậy trong các tháng mùamưa số giờ nắng giảm đi và tăng dần vào mùa khô
Bảng 8: Số giờ nắng bình quân các tháng trong năm
8,60
8,00
6,20
6,10
5,60
5,60
5,40
5,90
6,40
7,00
(Nguồn: phòng thống kê huyện Hóc Môn)
* Bão:
Tình hình bão kể cả áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực Thành phố Hồ Chí Minhqua thống kê từ năm 1952 - 1988 khả năng xuất hiện:
- Ba cơn bão trong một năm: 4% số năm
- Hai cơn bão trong một năm: 16% số năm
- Một cơn bão trong năm: 20% số năm
- Không có bão nào trong năm : 60% số năm
Trang 20Căn cứ vào đặc tính, hình thái phẩu diện và các tính chất lý hóa, đất phèn ở địabàn Xã có 3 nhóm tương đương với phân vị cấp 3 theo hệ thống FAO/UNESCO:
- Đất phèn hoạt động, phèn nhiều: Hyperorthi - Thionic Fluvisols (FLt - ho)
- Đất phèn tiềm tàng, phèn trung bình: Eutriproto - Thionic Fluvisols (FLt - ep)
- Đất phèn tiềm tàng, phèn nhiều: Hyperproto - Thionic Fluvisols (FLt - hp)
Nhóm đất xám (Acrisols - AC)
Đây là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic) với dung dịch hấp thụ dưới 24me/100g sét và độ no bazơ dưới 50% Phần lớn nhóm đất này có cao trình từ 2 - 10m, nềnmóng tốt, có thể sử dụng vào nhiều mục đích như bố trí sản xuất nông nghiệp, trồngrau màu, xây dựng khu dân cư… Căn cứ vào đặc tính, hình thái phẩu diện và các tínhchất lý hóa, đất xám ở Xã có 2 nhóm chính:
- Đất xám điển hình (Đất xám bạc màu): Haplic Acrisols (Ach), đất có thành phần cơ
chứa ẩm đồng ruộng 27 - 31%; độ ẩm cây héo 5 - 7% có đặc điểm là chua, nghèodinh dưỡng thường bị khô hạn và xói mòn mạnh tuy nhiên nếu kết hợp với các điềukiện địa hình bằng, thoáng khí, thoát nước, đất nhẹ thì loại đất này thích hợp vớinhiều loại cây trồng cạn như khoai lang, rau quả, lúa cạn, cây ăn quả…
- Đất xám có tầng loang lổ: Plinthic Acrisols (Acp), đất có thành phần cơ giới nhẹđến trung bình, dung trọng 1,40 - 1,60; tỉ trọng 2,60- 2,70; độ xốp trung bình < 40%;sức chứa ẩm cực đại 28 - 31%; độ ẩm cây héo 11 - 135, đất có đặc điểm là phản ứngchua vừa đến rất chua , nghèo mùn(< 1%) độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp,nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu Trên đất xám loang lổ, người dânthường trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu, hoặc 2 vụ màu
Nhóm đất đỏ ( Ferrasols -FR)
Theo khái niệm của FAO/UNESCO thì đây là đất có tầng B feralit với các đặctrưng như: Có thành phần cơ giới là thịt pha cát hay mịn hơn, có dung tích hấp thu(CEC) bằng hoặc nhỏ hơn 16me/100g sét… ở Xã chỉ có một nhóm đất này:
Đất vàng nâu feralit trên phù sa cổ: Xanthic Ferrasols (FRx): Loại đất này cóthành phần cơ giới nặng, tầng đất trung bình và dày, hình thái phẫu diện đồng nhất,cấu trúc khá tốt và bền, đất thích hợp với nhiều cây trồng cạn, cây ăn quả, và cây côngnghiệp tuy nhiên cần quan tâm chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ ẩm…
Bảng 9: Cơ cấu các nhóm đất chính
FAO/UNESCO Ký hiệu Diện tích ( ha)
1 Đất phèn hoạt động - phèn nhiều Hyperorthi - Thionic Fluvisols FLt- 486,30
2 Đất phèn tiềm tàng- phèn trung bình Eutriproto - Thionic Fluvisols FLt- 117,45
3 Đất phèn tiềm tàng - phèn nhiều Hyperproto - Thionic Fluvisols FLt- 105,84
Trang 214 Đất xám điển hình Haplic Acrisols Ach 274,87
1 Đất vàng nâu Feralit trên phù sa cổ Xanthic Ferrasols FRx 3,28
(Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi Trường Huyện Hóc Môn)
2) Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của Xã nhìn chung tương đối dồi dào, có kênh
An Hạ với chiều dài 9.150m, chiều rộng 40m và chiều sâu 5m, làm nhiệm vụ chính làtiêu nước và với cống An Hạ có thể dẫn nước Kinh Đông làm nhiệm vụ cung cấp nướctưới cho vùng phía Tây của Xã Ngoài ra còn có các kênh như kênh Trung Ương, kênhliên vùng, kênh tiêu liên xã làm nhiệm vụ cung cấp và tiêu nước trong xã Tuy nhiênkênh Trung Ương không còn có khả năng cung cấp nước
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở xã Xuân Thới Thượng chưa được đánh
giá toàn diện về độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụngcho sản xuất và sinh hoạt Nhưng qua tài liệu điều tra ban đầu và thực tế sử dụng nướccủa nhân dân trong Xã qua các giếng khoan thì có 5 tầng nước ngầm, chất lượng nướctương đối tốt cho người sử dụng nhưng tốt nhất là tầng thứ 3 Hiện nay gần như hầuhết nhân dân trong Xã sử dụng nguồn nước giếng cá nhân khai thác từ tầng thứ ba này,trong đó có 3.972 giếng khoan
Nhìn chung, việc khai thác nguồn nước ngầm chưa được quản lý chặt chẽ nênngười dân khai thác rất tuỳ tiện, tạo ra những túi rỗng trong lòng đất, ảnh hưởng đếncác công trình lớn… rất dễ gây ô nhiễm giữa các tầng nước Đối với nguồn nước mặtcần phải có kế hoạch khai thác sử dụng một cách tiết kiệm nguồn nước mặt hiện có,phải đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng các hồ chứa nước, cải tạo hệ thống kênh dẫnnước để phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt vào những tháng khô hạn
3) Tài nguyên nhân văn:
Xã Xuân Thới Thượng thuộc huyện Hóc Môn mang đầy đủ những nét của một
xã anh hùng có truyền thống đấu tranh anh dũng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ xâm lược Hiện Xã vẫn còn bảo tồn, lưu giữ những di tích lịch sử như:Khu di tích Ngã Ba Giòng, Bia tưởng niệm liệt sĩ ở Ấp 4 Ngoài ra còn có chùa LongQuang, chùa Quang Thọ, đình Xuân Thới Thượng, miếu… mang giá trị văn hóa lịch
sử rất lớn
4) Hiện trạng cảnh quan môi trường:
Là một Xã đang từng bước đô thị hóa, thực trạng môi trường là mối quan tâmhàng đầu hiện nay của người dân nói riêng và của địa phương nói chung Nhìn chungcảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của Xã tuy không phong phú nhưng cóđiều kiện tự nhiên và thời tiết rất ôn hòa, khí hậu trong lành, do Xã có diện tích trồng
cỏ lớn, thông thoáng, mật độ cây xanh trung bình và mật độ xe tham gia giao thôngcòn thưa, nên hạn chế được khói bụi ngoại trừ các trục đường chính, nhưng mức độ ônhiễm không đáng kể Tuy nhiên trong tương lai với sự hình thành các khu côngnghiệp, cụm công nghiệp, và cơ sở sản xuất kinh doanh tăng lên sẽ là mối đe dọa chomôi trường Vì vậy vấn đề môi trường, phát triển bền vững sinh thái phải được đặt lên
Trang 22hàng đầu, nhằm đảm bảo cho đời sống xã hội ổn định và nhất là sức khỏe của ngườidân
II.1.3 NHẬN XÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Qua thu thập dữ liệu cũng như khảo sát thực tế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên của xã Xuân Thới Thượng đưa ra những lợi thế, tiềm năng để phát triển qua đó xem xétnhững điểm còn hạn chế để đưa ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đấtlâu dài
1) Lợi thế:
- Xã Xuân Thới Thượng có vị trí tương đối thuận lợi Cách thị trấn Hóc Môn 7km về phíaTây Nam, thuận tiện trong việc trao đổi hàng hóa Đồng thời là một Xã thuộc huyện ngoạithành của Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhất nước) nênđược nhiều ưu tiên đầu tư phát triển cũng như chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế Xã cóquốc lộ 22 đi ngang qua nên rất thuận tiện trong việc giao thông cũng như giao lưu buôn bánhàng hóa và văn hóa với các huyện, quận của Thành phố, và các Tỉnh khác trên toàn quốc
- Nguồn nước và độ mặn phù hợp, không có sông nhiều nên không có hiện tượng ngập lụt
- Tài nguyên nhìn chung rất phong phú, đất thì có nhiều loại: Nhóm đất phèn, nhóm đất xám,nhóm đất đỏ rất thuận lợi trong nông nghiệp và bố trí trong công nghiệp
- Thời tiết tương đối thuận lợi cho mùa vụ, phân biệt hai mùa rõ rệt giống như các tỉnh lâncận, không có thời tiết khắc nghiệt
2) Hạn chế:
- Hệ thống sông, rạch không được phong phú nên thường có hiện tượng thiếu nước vào mùakhô
- Nền địa chất còn yếu nên khả năng để phát triển các công trình lớn là thiếu khả thi
II.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2007
II.2.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tình hình phát triển kinh tế văn hóa - xã hội trong năm 2007 có chiều hướng phát triển,nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp giá sữa và giá nông sản đều tăng, thương mại dịch vụ pháttriển mạnh góp phần phát triển kinh tế ở địa phương, đời sống nhân dân mỗi ngày được nânglên, tình hình an ninh chính trị - trật tự an ninh xã hội luôn được giữ vững
Bảng 10: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế năm 2007
Trang 2338,13%
35,56%
Nông nghiệpThương mại - dịch vụCông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế năm 2007 II.2.2 CƠ CẤU KINH TẾ
Xã Xuân Thới Thượng là một Xã nông nghiệp nhưng với quá trình đô thị hóađang diễn ra mạnh mẽ thì nền kinh tế nông nghiệp đang từng bước chuyển mình vàchuyển dịch đúng hướng, phát triển đều cả 3 khu vực: Nông nghiệp, thương mại - dịch
vụ, và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Các ngành lao động tư thương và dịch vụgia tăng mạnh mẽ cộng với các dự án khu công nghiệp đang được triển khai tạo mộtbước ngoặc lớn trong nền kinh tế Từ đó cho thấy một tương lai mới ở địa phương với
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Từ năm 2001 toàn Xã có 72 công ty cơ sở nhỏ và
vừa đến nay đã phát triển thêm 59 nâng tổng số 131 công ty xí nghiệp
- Thương mại - Dịch vụ: Năm 2001 có 80 điểm cơ sở kinh doanh đến nay phát triển thêm
645 điểm cơ sở kinh doanh nâng tổng số điểm cơ sở kinh doanh là 725 cơ sở góp phần rất lớnvào việc phát triển kinh tế ở địa phương và giải quyết được nhiều lao động có việc làm
- Nông nghiệp: Giá cả nông sản trong năm có tăng góp phần nâng cao đời sống của nhân
dân tại địa phương
II.2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH
1) Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, theo số liệu thống kê củahuyện Hóc Môn thì xã Xuân Thới Thượng có số hộ nông nghiệp tương đối cao với1.058 hộ và 4.880 nhân khẩu, xếp sau xã Đông Thạnh
- Trồng lúa: Trong năm toàn Xã gieo trồng được 754,20ha lúa tăng 214,70ha so với
Trang 24- Trồng hoa màu: Trong năm toàn Xã gieo trồng được 326ha hoa màu các loại, đạt 163%
(320/200ha), trong đó diện tích canh tác 25ha rau ăn lá quay 4 vòng/năm là 100ha; năng suấtbình quân 18tấn/ha sản lượng 1.800tấn và 120ha rau củ quả ngắn ngày, rau củ quả dài ngày,năng suất bình quân 24tấn/ha sản lượng 2.880tấn, 70ha bông cải năng suất bình quân 20tấn/hasản lượng đạt 1.400tấn và 9,6ha cây bắp lai năng suất bình quân 6,25tấn/ha sản lượng đạt60tấn so với chỉ tiêu đạt 48% (9,60/20ha); 26,40ha cây bắp thương phẩm…
- Về chăn nuôi: Do tình hình giá sữa tăng; từ đó nông dân đầu tư phát triển mạnh
chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi trâu, heo cũng được người dân quan tâm
Bảng 12: Tình hình chăn nuôi của Xã qua các năm (Đơn vị: con)
(Nguồn: UBND xã Xuân Thới Thượng)
Nhìn chung tình hình chăn nuôi ở địa phương khá phát triển, tuy nhiên các hộdân chăn nuôi một cách tự phát, chăn thả tự do có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnhhưởng đến sức khỏe của người dân và mất cảnh quan của địa phương
2) Khu vực kinh tế công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đa số tập trung ở Ấp 1 với các ngànhsản xuất đồ gỗ, bánh kẹo…, ở Ấp 3 với các ngành sản xuất hàng gia công, may mặc góp phầngiải quyết việc làm cho lao động ở trong vùng Các thành phần kinh tế này góp phần quantrọng vào phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, và đóng góp đáng kểvào ngân sách của nhà nước và địa phương
Bảng 13: Hiện trạng công trình công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trang 255 Công ty sữa bột Thiên Ưng 640,00 Ấp 1
6 Công ty sản xuất bánh kẹo Tài Tài 3620,00 Ấp 5
(Nguồn: UBND xã Xuân Thới Thượng)
3) Thương mại - Dịch vụ
Các hộ kinh doanh vừa và nhỏ ở hầu hết các lĩnh vực thương mại, dịch vụ ănuống, giải trí… Hiện nay trên địa bàn Xã các ngành dịch vụ chỉ đáp ứng một phần nhucầu của bộ phận dân cư nhỏ lẻ, chưa tạo sự thúc đẩy kinh tế
II.2.4 DÂN SỐ, VIỆC LÀM, THU NHẬP
1) Dân số:
Theo số liệu thống kê tính đầu năm 2008 dân số của Xã là:
+ Nhân khẩu: 24.401 người; Số hộ: 4.880, bình quân 5 người/hộ
Xã thì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Xã là 1,10%
Bảng 14: Thống kê dân số Xã Xuân Thới Thượng qua các năm
3) Thu nhập:
Mức thu nhập bình quân 1 lao động một tháng tùy theo từng ngành nghề mà có thunhập khác nhau Thu nhập của khối hành chính sự nghiệp là thấp nhất nhưng ổn định nhất
Trang 26và hầu như không biến động qua các tháng Lao động trong các ngành thương mại dịch vụ
có thu nhập cao nhất nhưng biến động theo mùa vụ sản xuất, lễ Tết, hội hè Thu nhập củalao động công nghiệp trong các xí nghiệp có cao hơn nhưng rất biến động vì phần lớn làmtheo hợp đồng đặt hàng Người dân lao động nông nghiệp thì thu nhập bấp bênh, tuỳ thuộcvào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là sản lượng nông sản và giá thu mua của thị trường
II.2.5 DÂN TỘC, TÔN GIÁO
II.2.6 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DÂN CƯ
Các khu dân cư, các cụm dân cư chủ yếu tập trung ở các tuyến đường giao thông
Hiện nay trên địa bàn đã có một số khu dân cư hiện hữu như sau:
Khu dân cư ông Ngô Quang Trưởng: 13.753m 2
Khu đất có diện tích: 13.753m2.Đất dân dụng: 17.673m2
Đất ngoài dân dụng: 80m2
Cơ cấu sử dụng tổng diện tích: 16.673m2
Đất ở: 83.238m2.Đất giao thông: 3.360m2.Đất công viên cây xanh: 1.189m2.Hiện nay khu dân cư này đã chuyển nhượng hết cho người sử dụng
Khu dân cư bà Huỳnh Thị Đủ: 13.630m 2
Khu dân cư Đại Hải: 43.250m 2
Khu dân cư Thịnh Hưng Phú: 74.000m 2
Khu dân cư Thành Sơn: 20.000m 2
II.2.7 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, HẠ TẦNG XÃ HỘI
1) Giao thông:
Năm 2007 UBND đã tổ chức giải phóng mặt bằng bàn giao cho các đơn vị thi công 11tuyến đường nhựa do vốn ngân sách Thành phố cấp và một tuyến do ngân sách Huyện cấp,hiện đã thi công xong và đưa vào sử dụng Tổ chức duy tu 5 tuyến đường giao thông nôngthôn với tổng chiều dài 6,3km Tổ chức khai thông 300m mương, đặt 650m cống, rải đá miđược 3.170m đường
Trang 27- Giao thông đối ngoại:
Mạng lưới giao thông đường bộ của Xã được hình thành dựa trên các con đườnghuyết mạch như: Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bứa, Dương Công Khi, Trần Văn Mười,Phạm Văn Sáng…
Bảng 15: Hiện trạng một số tuyến đường chính tại xã Xuân Thới Thượng
thước ( m)
Loại đường
Tổng chiều dài (m)
Điểm đầu
Điểm cuối
(Nguồn: UBND xã Xuân Thới Thượng)
- Giao thông nội bộ: Ngoài các tuyến đường chính nói trên hiện nay hầu hết các tuyến
đường nối liền giữa các ấp với nhau đều đã được trải nhựa, góp phần tạo nên sự thuận tiệntrong đi lại giao lưu giữa người dân các ấp với nhau
2) Thủy lợi:
Hiện nay nguồn nước mặt chủ yếu của Xã là do các kênh làm nhiệm vụ cung cấp
và tiêu nước với cống An Hạ có thể dẫn nước Kinh Đông làm nhiệm vụ cung cấp nướccho vùng phía Tây của Xã, còn lại người dân sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan làchủ yếu Ngoài ra còn có 2 trạm bơm cung cấp nước cho nhân dân ở Ấp 6 và một phần ở
Ấp 3
Bảng 16: Hệ thống kênh mương của xã Xuân Thới Thượng
(Nguồn: UBND Xã Xuân Thới Thượng)
Nhìn chung đa số người dân trong Xã sử dụng giếng khoan, và nhờ có chương trình
“Nước Sạch Nông Thôn” đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch, giếng UNICEF có 2
hệ thống ở Ngã Ba Giòng trên địa bàn và Ngã Ba Đồn của xã Đông Thạnh Trong đó kênhTrung Ương đã không còn cung cấp nước do đó hệ thống kênh cần phải được nâng cấp cảitạo, phục hồi khả năng cung cấp nước cho vùng, nâng cao năng suất và cải thiện môitrường tốt hơn
3) Giáo dục - Đào tạo:
Nhìn chung chất lượng giáo dục vẫn được Xã quan tâm chú trọng hàng đầu
- Trường trung học cơ sở Xuân Thới Thượng năm học 2006 - 2007 có 1.361 học sinh, sốhọc sinh bỏ học trong năm là 52/1361 tỷ lệ 3,82% (giảm 2,18%)
Trang 28- Trường tiểu học Xuân Thới Thượng tổng số học sinh là 952 học sinh, trung bình 40 họcsinh/lớp, số học sinh 6 tuổi vào lớp 1 là 231 học sinh, học sinh xếp loại giỏi cuối năm là
Mật độ xây dựng%
Trường Tiểu Học Ngã Ba Giòng 2029 Tường gạch cũ Ấp 4 40 Trường tiểu học Xuân Thới Thượng 8987 Tường gạch cũ Ấp 2, Ấp 5 45 Trường THCS Xuân Thới Thượng 10625 Tường gạch cũ Ấp 4 35 Trường Mầm non Bé Ngoan 3 (3 cơ sở) 1040 Trung bình Ấp 4, Ấp 3 35
Trường Khuyết Tật
Chưa hoạt động, đang xây dựng.
Trường PTTH Xuân Thới Thượng
( Nguồn: UBND Xã Xuân Thới Thượng)
4) Y tế:
Hiện nay toàn Xã chỉ có một trạm y tế diện tích 1.600m2 ở Ấp 4 với 6 giường bệnh
và 3 phòng khám, ngành y tế của Xã luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe banđầu cho nhân dân như: Tiêm phòng ngừa cho trẻ em, kiểm tra an toàn vệ sinh thựcphẩm… Nhìn chung với số lượng cán bộ y tế bao gồm: 1 bác sĩ, 1 y tá, 1 y sĩ, và 2 nữ hộsinh thì chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của người dân Với tổng số lượt người khámbệnh 18.322 lượt người, trong đó khám Y học dân tộc được 597 lượt, chuyển tuyến 212lượt, khám y học dân tộc rất cần có thêm phòng khám và số giường bệnh để phục vụ tốthơn, nhằm đem lại sức khỏe cho người dân góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nơiđây
5) Văn hóa:
Khu di tích Ngã Ba Giòng với 1.6931ha ở Ấp 5 và Bia tưởng niệm liệt sĩ 0,1135ha ở
Ấp 4 là niềm tự hào to lớn của người dân nơi đây Năm 2007 phối hợp với UBMTTQ Xã
tổ chức đăng ký gia đình văn hóa đạt 100% (4.200/4.200 hộ), trong năm đề nghị Ấp 1, Ấp
4 công nhận Ấp văn hóa, Ấp 5 là Ấp tiên tiến và được Huyện tuyên dương 21 hộ đạtchuẩn gia đình văn hóa trong đó có 1 hộ được tuyên dương cấp Thành phố và TrungƯơng Đời sống văn hóa tinh thần của người dân cũng luôn được quan tâm
6) Thể dục – thể thao:
Toàn Xã có 1 sân bóng đá tư nhân, 1 phòng tập thể dục thể hình, 2 điểm dạy võ thuật
7) Năng lượng:
Trang 29Đường dây 15KV và đường dây hạ thế 380V (3 pha) đã được phủ kín toàn Xã, hệthống điện đã được hình thành nên các hộ dân của Xã đều đã có điện sử dụng cho sinhhoạt.
8) Bưu chính viễn thông:
Mạng lưới bưu chính viễn trên địa bàn Xã cần được nâng cấp và mở mới Hệ thống
cơ sở vật chất: chỉ có 1 bưu điện ở Ấp 5 với 392m2 phần nào đó đáp ứng cho nhu cầu nghenhìn và thông tin liên lạc của người dân
II.2.8 AN NINH - QUỐC PHÒNG
1) An ninh trật tự: Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn Xã luôn được giữ vững Quần
chúng nhân dân phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an đã khám phá và xử lý nhiều vụquan trọng, góp phần nâng cao chất lượng công tác giữ gìn an ninh trật tự Ngoài ra cáccán bộ, chiến sĩ thường xuyên bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ, tư tưởng, giáo dục chínhtrị nhằm củng cố và xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh Tuy nhiên công tác nắmbắt tình hình và quản lý địa bàn còn những mặt hạn chế, nhất là quản lý các đối tượng, dânnhập cư nên công tác phòng ngừa, đấu tranh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội gặp khókhăn, chưa triệt xóa hết được, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc từng lúctừng nơi chưa thật vững mạnh
2) Quân sự - Quốc phòng: Công tác quốc phòng ngày càng phát huy tốt và rộng khắp trên
các địa bàn dân cư
Năm 2007 tổ chức trao lệnh gọi công dân nhập ngũ cho 34 thanh niên trúng tuyểnnghĩa vụ quân sự, phối hợp Xã đoàn tổ chức lớp cảm tình Đoàn cho 15 thanh niên và kết quảgiao quân đạt 141,70% (34/34); trong đó có 2 Đảng viên, 2 thanh niên tình nguyện phục vụlâu dài trong quân đội Tham mưu cho UBND xã và Đảng Ủy xây dựng kế hoạch đăng kýcông dân trong độ tuổi làm nhiệm vụ dân quân tự vệ
3) Xây dựng chính quyền:
- Các công trình do Nhà nước đầu tư hay nhân dân đóng góp đều được tổ chức lấy ý kiếncủa nhân dân và thành lập ban giám sát cộng đồng, sau đó tổ chức công khai rõ ràng Cácbiểu mẫu và các văn bản có liên quan đến đời sống nhân dân đều được nêm yết công khai
từ Xã đến Ấp
- UBND xã triển khai Quyết định số 54 của UBND Thành phố về cấp giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà ở, đất ở cho cán bộ Xã đến Ấp và 105 Tổ nhân dân Triển khai quyếtđịnh số 71 của UBND Thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban ấp,
tổ nhân dân
- Tổ chức Hội nghị nhân dân 6 tháng và Hội nghị năm ở 7 ấp và tổ chức bầu cử Quốc hội,bầu cử Trưởng ấp nhiệm kỳ 2007 - 2009, hàng tuần duy trì tốt công tác tiếp dân từ đó làm hạnchế việc khiếu nại vượt cấp
- Tổ chức bàn giao chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã, ra quyết định công nhận 7trưởng ấp, 7 phó ấp nhiệm kỳ mới (2007 - 2009)
Nhận 4 cán bộ hợp đồng lao động vào làm việc lĩnh vực Địa chính Xây dựng, tài chính
Trang 30- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, thương mạidịch vụ phát triển mạnh Việc phân bổ lao động, các ngành nghề đã có bước chuyển hướngtích cực.
- Đời sống và mức thu nhập của hầu hết nhân dân đều có chuyển biến đáng kể Chấtlượng cuộc sống được quan tâm và nâng cao
- Xã Xuân Thới Thượng có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ quản lý của Xã cónăng lực, đã qua đào tạo và có kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quyhoạch
2) Khó khăn:
- Hệ thống kênh, mương thoát nước bị xuống cấp
- Cơ sở hạ tầng cho giáo dục đã xuống cấp, trung tâm vui chơi giải trí và các công trìnhcông cộng khác chưa được quan tâm chú trọng
- Sự phát triển kinh tế của địa phương chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế,chưa thực sự căn bản, đồng bộ ổn định
II.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
II.3.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
* Trước khi Luật Đất đai 2003 ra đời
Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống
nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và
có hiệu quả (Điều 18 chương 2).”
Tháng 7 năm 1993, Luật Đất đai mới ra đời thay thế Luật Đất đai 1987, một lần nữakhẳng định công tác QH-KHSDĐ là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, giúpđịa phương có cơ sở để thực hiện công tác quản lý tốt hơn Tuy nhiên công tác lập quy hoạch
kế hoạch mang tính chất nội bộ, ít công khai và chưa phân tích đánh giá được hiệu quả kinh tếcũng như giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
* Luật Đất đai năm 2003 ra đời cho đến nay:
Tháng 11 năm 2003, Nhà nước ban hành Luật Đất đai mới thay thế cho Luật Đấtđai 1993, tại Khoản 2 Điều 6, Luật Đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung về quản lý nhànước về đất đai và ban hành thêm một số văn bản dưới Luật để giúp cho công tác quản lýnhà nước về đất đai, nhất là công tác lập QH-KHSDĐ được tốt và phù hợp với tình hìnhhiện nay hơn Xã Xuân Thới Thượng có tốc độ phát triển và biến động đất đai rất lớn, trênđịa bàn Xã đang và sẽ có rất nhiều dự án phát triển khu dân cư, khu công nghiệp… nên côngtác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, do đó chỉ có thể đánh giá được một số nội dung nhưsau:
- Về sổ bộ địa chính: Hiện tại Xã có một sổ theo dõi cấp GCNQSDĐ, sổ đăng ký, sổ theo
dõi biến động, sổ mục kê Số lượng sổ bộ địa chính phục vụ cho công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên toàn Xã rất nhiều, điều này thể hiện sự biến động đất đai ở đây là khá lớn
- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính: Hiện nay trên địa bàn sử dụng các loại bản
đồ thành lập ở nhiều thời điểm khác nhau, nhưng chủ yếu là hai loại tài liệu bản đồ địa chính:+ Bản đồ giải thửa đo đạc theo chỉ thị 299/TTg phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ
+ Bản đồ địa chính đo đạc theo chỉ thị 02/CT-UB của Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố,phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp
Hiện nay toàn Xã đã có 73 bản đồ địa chính, trong đó bao gồm 36 tờ tỉ lệ 1:500; 26 tờ
tỉ lệ 1:1000 và 11 tờ tỉ lệ 1:2000, với diện tích đo đạc là 1857 ha
Trang 31- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 2007 số GCNQSDĐ đã cấp ở
toàn Xã là 4.756 giấy Hiện nay trên địa bàn Xã số thửa cũ ở Ấp 1, 2, 3, 5, 7 còn 520 thửachưa cấp GCNQSDĐ, số thửa mới đo đạc năm 2005 ở Ấp 6 còn 354 thửa
Những năm gần đây do sự biến động đất đai rất lớn, dân số tăng nhanh, “tấc đất tấcvàng”, người dân ý thức được giá trị của đất kèm theo những lợi ích về kinh tế do đó kéo theotình hình tranh chấp khiếu nại về đất đai ở địa phương
Bảng 18: Tình hình tranh chấp khiếu nại tố cáo về đất đai
( Nguồn: UBND Xã Xuân Thới Thượng)
II.3.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1 ) Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2007:
a) Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai:
Hiện trạng sử dụng đất đai là tấm gương phản chiếu hoạt động của con người lên tàinguyên đất đai Hiện trạng sử dụng đất đai là kết quả của quá trình sử dụng đất có chọn lọccủa con người, trải qua một thời gian dài, các loại hình sử dụng đất hiện tại đã được con ngườichấp nhận, nghĩa là các loại hình này đã đáp ứng được với đặc trưng tự nhiên trong khu vực
và đã được chấp nhận về mặt xã hội và đã có hiệu quả với người sử dụng đất Vì vậy đánh giáhiện trạng sử dụng đất đai nhằm rút ra những ưu khuyết điểm của quá trình sử dụng đất, làm
cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trong tương lai
là rất cần thiết
b) Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất đai năm 2007:
Bảng 19: Cơ cấu sử dụng đất xã Xuân Thới Thượng năm 2007
Trang 320,19%
16,10%
Đất nông nghiệpĐất phi nông nghiệpĐất chưa sử dung
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2007 c) Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng đất:
* Đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn Xã là 1554,63ha, chiếm 83,71%
diện tích tự nhiên Trong đó bao gồm các loại hình sử dụng đất như: Đất trồng cây hàng năm,đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản
- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích là 1210,78ha chiếm 65,19% tổng diện tích đất nông
nghiệp trong đó đất trồng lúa là 759,46ha chiếm 77,88% tổng diện tích đất nông nghiệp
- Đất trồng cây lâu năm: 333,29ha chiếm 21,44% trong tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Hiện toàn Xã chỉ có 6,49ha, chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng
diện tích tự nhiên 0,35% và chiếm 0,42% trong tổng diện tích đất nông nghiệp
Bảng 20: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuân Thới Thượng năm 2007
Tỷ lệ %
so với NNP
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 429,19 23,11 27,61 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 22,13 1,19 1,42
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường Huyện Hóc Môn)
Trang 330,42%
21,44%
Đất trồng cây hàng nămĐất trồng cây lâu nămĐất nuôi trồng thủy sản
Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2007
* Đất phi nông nghiệp:
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 298,96ha, chiếm 16,10 % diện tích đất tựnhiên của Xã
Bảng 21: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2007
(ha)
Tỷ lệ so với tổng DT %
Tỷ lệ so với PNN
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Hóc Môn)
Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2007
- Đất ở (OTC): 109,70ha chiếm 5,91% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 36,71% tổng
diện tích đất phi nông nghiệp
Đất tôn giáo - tín ngưỡng
Đất nghĩa trang - nghĩa địa
Đất phi nông nghiệp khác
Trang 34Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) PNN Tỷ lệ so với OTC (%)
(Nguồn: UBND xã Xuân Thới Thượng)
- Đất chuyên dùng (CDG): 161,90ha chiếm 8,72% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm
54,16% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (CTS) là 5,51ha
+ Đất sản xuất kinh doanh (CSK) là 9,08ha
Tỷ lệ % so CDG
1.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 5,51 0,30 3,44
(Nguồn UBND xã Xuân Thới Thượng)
- Đất tôn giáo tín ngưỡng (TTN): 1,14ha chiếm 0,06% tổng diện tích đất tự nhiên và
chiếm 0,38% tổng diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất nghĩa trang - nghĩa địa (NTD): 18,15ha chiếm 0,98% tổng diện tích đất tự nhiên
và chiếm 6,07% tổng diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp khác (PNK): 8,09ha chiếm 0,44% tổng diện tích đất tự nhiên và
chiếm 2,71% tổng diện tích đất phi nông nghiệp
* Đất chưa sử dụng:
Đất chưa sử dụng của Xã còn rất ít 3,56ha chiếm 0,19% tổng diện tích đất tự nhiên,đất chưa sử dụng chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng
B ng 24: Hi n tr ng ảng 24: Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2007 ện trạng đất chưa sử dụng năm 2007 ạng đất chưa sử dụng năm 2007 đất chưa sử dụng năm 2007 t ch a s d ng n m 2007 ưa sử dụng năm 2007 ử dụng năm 2007 ụng năm 2007 ăm 2007
diện tích (%)
Cơ cấu so với
Trang 35(ha) CSD (%)
(Nguồn: UBND xã Xuân Thới Thượng)
d) Hiện trạng sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế:
Đánh giá HTSDĐ theo các thành phần kinh tế nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa việc
sử dụng đất và phương pháp quản lý đất đai nhằm so sánh những ưu khuyết điểm và hiệuquả sử dụng đất giữa các đối tượng sử dụng đất để góp phần vào công tác quản lý đất đaimột cách có hiệu quả nhất
Theo kết quả của cuộc tổng kiểm kê đất đai trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng chothấy tổng diện tích đất đã giao và cho thuê theo đối tượng sử dụng là 1857,18ha Bao gồmcác đối tượng sử dụng sau:
- Hộ gia đình và cá nhân
- UBND xã quản lý và sử dụng
- Tổ chức kinh tế
- Tổ chức khác
Bảng 25: Thống kê diện tích đã giao, cho thuê cho các thành phần kinh tế
Bảng 26: Thống kê diện tích đất giao, cho thuê của hộ GĐ - CN
Trang 36(Nguồn: UBND xã Xuân Thới Thượng)
Kết quả bảng 26 cho thấy phần lớn diện tích đất của hộ GĐ-CN là đất nông nghiệpchiếm 74,62% tổng diện tích tự nhiên Phần diện tích đất ngoài đất ở đã và đang dầnchuyển mục đích sử dụng sang đất ở hay đất chuyên dùng theo hình thức các khu dân cưhay khu công nghiệp
* Tổ chức Kinh tế:
Tổ chức kinh tế trên địa bàn Xã chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gỗ, gia công hàng maymặc và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích là 310,04ha chiếm 16,70 % tổngdiện tích tự nhiên
Bảng 27: Thống kê diện tích đất do UBND Xã quản lý và sử dụng
Trang 371.1 Cây hàng năm CHN 0,10 0,71
2.2 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0,48 3,42
(Nguồn: UBND xã Xuân Thới Thượng)
2) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của việc sử dụng đất:
a) Cơ cấu sử dụng đất:
Hiện nay trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng diện tích đất nông nghiệp còn rất nhiềuchiếm 83,71% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm16,10% cho thấy sự chênh lệch là quá lớn, mất cân bằng cho việc sử dụng đất, ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
b) Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:
Đất nông nghiệp: Trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của xã Xuân Thới Thượng
không có đất lâm nghiệp mà chỉ bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản.Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm chiếm đa số Với diện tích đấtnông nghiệp chiếm 83,71% tổng diện tích tự nhiên thì rất thuận lợi cho người dân sản xuấtnhưng trong tương lai với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thì diện tích đất nông nghiệp sẽgiảm mạnh, sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng cho phù hợp với xu hướng phát triển chung Dự
án các khu dân cư, cụm công nghiệp đang và sắp được tiến hành thì diện tích đất nông nghiệpcòn nhiều được xem là một lợi thế
Đất phi nông nghiệp: Nhìn chung tương đối ổn định và cân bằng giữa các loại đất chủ
yếu là đất ở và đất chuyên dùng tuy nhiên với nhu cầu phát triển thì diện tích đất phi nôngnghiệp vẫn chưa đáp ứng được vì vậy trong tương lai sẽ có sự chuyển dịch lớn về đất ở vì các
dự án đầu tư và quy hoạch khu dân cư đang được thực hiện
Đất chưa sử dụng: Không còn nhiều chỉ có 3,56ha và chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng
do đó trong tương lai với nhu cầu phát triển ngày càng cao thì đất chưa sử dụng sẽ không còn
và sẽ được đưa vào sử dụng cho phù hợp với thực tế
c) Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai của địa phương, những mâu thuẩn trong sử dụng đất; tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại địa phương:
Là một Xã nông nghiệp đang phát triển, Xuân Thới Thượng đang từng bước chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất Người dân đa số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể là trồngrau, trồng cỏ, chăn nuôi vì vậy tầng đất mặt được khai thác triệt để cho trồng trọt và sử dụngđất một cách manh mún, nhỏ lẻ, không có hệ thống Tiềm năng đất đai được tận dụng triệt để