Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh

88 4K 13
Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong những thập kỷ gần đây, việc phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững ngày càng được chú trọng, trong đó ngành chăn nuôi là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổng thể. Sản xuất ngành chăn nuôi đang phải đương đầu với những khó khăn không chỉ về mặt kỹ thuật như việc cung cấp thức ăn, sức khỏe gia súc, chọn, tạo giống và quản lý mà cả những yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội. Ở nhiều nước trên thế giới, nông dân đã và đang chuyển sản xuất trang traị thành những hệ thống sản xuất chuyên môn hóa cao. Năng suất cá thể gia súc và năng suất vật nuôi trên một đơn vị ha đất cũng như qui mô trang trại đang tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên từ sự thâm canh cao độ này, gần đây đã phát sinh một vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội đó là sự ô nhiễm môi trường. Những khó khăn trong việc thu trữ và xử lý các chất thải chăn nuôi là những vấn đề đầu tiên gắn liền với sự thâm canh chăn nuôi. Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước ngầm do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. Trong quá trình dự trữ chất thải, một lượng lớn các chất độc ở dạng lỏng, khí được tạo ra bởi hoạt động của các vi sinh vật như là SO 2 , NH 3 , CO 2 , H 2 S, CH 4 , NO 3- , NO 2- , indole, súschatole, phenole và các vi sinh vật có hại như enterobacteriacea, E.coli, salmonella, streptoccocus feacalis Các loại chất độc này có thể làm ô nhiễm không khí và nguồn nước làm ảnh hưởng tới đời sống con người và đến hệ sinh thái. Ô nhiễm mùi và nước thải từ các chất thải chăn nuôi trong chuồng trại, các hệ thống dự trữ hoặc từ quá trình sử dụng phân bón trên đồng ruộng đang là vấn đề quan tâm của nhân dân trong các khu vực chăn nuôi nhất là ở các tỉnh Phía Nam nơi mà mật độ gia súc cao nhất. Việc thể chế hóa thành luật pháp và xây dựng các biện pháp nhằm để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các hệ thống chăn nuôi đến môi trường đang là vấn đề cấp bách và cần thiết. Bất kỳ hộ chăn nuôi nào trong quá trình chăn nuôi điều có trách nhiệm xử lý nguồn chất thải 2 trước khi xả vào nguồn tiếp nhận (đất, sông, hồ, không khí,…). Nhận thức sâu sắc vấn đề cấp bách trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn” II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Khảo sát tình hình phát triển ngành chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng. 2.1.1.1 Điều tra thu thập số liệu về tình hình sản xuất ngành chăn nuôi heo. Sử dụng đất cho chăn nuôi heo. Phân bố chăn nuôi trong xã Tỷ lệ số dân chăn nuôi /số nông dân/tổng số dân. Số lượng đàn gia súc trong những năm qua. Thời gian chăn nuôi. Qui mô chăn nuôi Thu nhập từ chăn nuôi, tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập của hộ chăn nuôi Tình hình quản lý và sử dụng chất thải. Những vấn đề xã hội do ảnh hưởng của môi trường trong chăn nuôi Nhu cầu xử lý chất thải qua biogas. 2.1.1.2 . Điều tra thu thập số liệu về hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi heo Kiểu chuồng trại chăn nuôi. Tỷ lệ số hộ chăn nuôi có biện pháp thu gom chất thải. Hiện trạng chất thải và quản lý chât thải Kiểu thu gom và phương pháp bảo quản chất thải. Hình thức xử lý chất thải Cách sử dụng chất thải 2.1.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi Đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường nước do các hộ chăn nuôi gây ra. Chọn mẫu điều tra, lấy mẫu nước thải, nước ngầm, nưc mặt và chât thải chăn 3 nuôi của khu vực chăn nuôi và vùng ảnh hưởng để phân tích chỉ tiêu ô nhiễm hóa, lý và sinh học theo các phương pháp tiêu chuẩn. Ô nhiễm môi trường nước: Nước thải chăn nuôi, nước mặt và nước ngầm ở khu vực ảnh hưởng của chăn nuôi. 2.1.3. Đề xuất các biện pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi heo. Đề xuất các giải pháp thích hợp với đặc điểm riêng của chăn nuôi hộ gia đình nhằm quản lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kết hợp sử dụng chất thải với các mục đích khác như gas sinh học, nuôi cá, trồng trọt… Các phương án phải có tính khả thi cho nông dân. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Do huyện Hóc Môn hiện nay phát triển ồ ạt việc chăn nuôi heo tự phát của dân nhập cư mà tập trung nhiều nhất tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn. Các số liệu điều tra về tình hình chăn nuôi dựa trên các số liệu từ các cơ quan quản lý và điều tra trực tiếp của các hộ chăn nuôi heo. Chăn nuôi heo là loại hình chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến môi trường do đó việc khảo sát về môi trường chỉ tập trung các hộ chăn nuôi heo. 2.3. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu trước mắt: - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường cho hoạt động chăn nuôi heo tại xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi heo.  Mục tiêu lâu dài: - Góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi huyện Hóc Môn nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. - Xây dựng ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất sạch hơn. 4 2.4. Các phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin Loại thông tin: tình hình chăn nuôi tại xã Xuân Thới Thượng. Thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý Huyện và Xã. 2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát. Điều tra các hộ chăn nuôi và chất thải chăn nuôi. Hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi. Chọn 44 hộ chăn nuôi heo cho 2 quy mô. Điều tra bằng bộ câu hỏi (phụ lục). 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích 2.4.3.1. Mẫu nước thải. Nước thải được lấy theo phương thức thu gom chất thải (rửa chuồng không hốt phân). Lấy mẫu nước thải 39 hộ chăn nuôi heo. Mẫu nước thải được lấy tại hố ga của các hộ chăn nuôi Mẫu được phân tích tại Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và Bảo hộ lao động. 2.4.3.2. Mẫu nước mặt. Mẫu nước mặt được lấy ở 3 điểm các khu vực có mật độ chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao và khu chăn nuôi tập trung nhiều hộ với nhau. Mẫu nước mặt được lấy tại 3 điểm của đoạn kênh thoát nước khu vực chăn nuôi, 01 điểm đầu kênh, 01 điểm giữa đoạn kênh, 01 điểm cuối kênh. Mẫu được phân tích tại Công ty TNHH đo đạc và phân tích môi trường Phương Nam. 2.4.3.3. Mẫu nước ngầm. Mẫu nước ngầm được lấy ở các giếng có độ sâu 32 m và 40m. Mẫu nước ngầm được lấy ở 4 hộ chăn nuôi heo ở 4 khu vực khác nhau. Mẫu được phân tích tại Công ty TNHH đo đạc và phân tích môi trường Phương Nam. 5 Bảng 0.1: Các chỉ tiêu phân tích nước thải Nguồn nước Chỉ tiêu phân tích Nước thải pH, N tổng , P tổng ,, BOD 5 , TSS, H 2 S, coliform. Nước mặt pH, N tổng , P tổng , COD, BOD 5 , TSS, NH 4 + , NO 3 - , SO 4 2- , coliform. Nước ngầm pH, TSS, COD, CaCO 3 ,, Pb, Cl, Fe, NH 4 + , NO 3 - , SO 4 2- , coliform. - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu cụ thể như sau: o pH: Đo bằng máy HI 8733 – Conductivity TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H + o TSS: Phương pháp lọc, sấy khô và đem cân SMEWW 2540 D – 2012. o BOD: Phương pháp cấy và pha loãng SMEWW 5210B o COD: Phương pháp dicromat hoàn lưu SMEWW 5210C:2005 o N: được xác định bằng phương pháp Kjeldahl AOAC 973.48 o P: Phương pháp so màu SMEWW 4500-P o H 2 S: phương pháp đo quang dùng Metylen xanh SMEWW-S 2— D o NH 4 + : Phương pháp chưng cất và chuẩn độ Ref.SMEWW-4500-NH 3 F o NO 3 - : Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic SMEWW 4110C o SO 4 2- : Phương pháp trọng lượng sử dụng bari clorua TCVN 6200 – 1996 o Coliform: Phương pháp màng lọc SMEWW 9221B-9222B 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HÓC MÔN – TP.HCM 1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính Vị trí địa lý: Nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh - Phía Bắc giáp huyện Củ Chi - Phía Nam giáp Quận 12 và huyện Bình Chánh - Phía Tây giáp tỉnh Long An - Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương Hình 1.1. Vị trí địa lý huyện Hóc Môn Vị trí kinh tế: 7 Huyện Hóc Môn là cửa ngõ vào nội thành, với hướng phát triển thành hành lang công nghiệp, địa bàn dân cư kết hợp với cảnh quan du lịch sinh thái, văn hoá lịch sử với các địa danh: Ngã ba Giồng, Bà Điểm, 18 thôn vườn trầu và cùng tuyến du lịch tham quan khu di tích Địa đạo – Bến Dược Củ Chi. Với vị trí là cửa ngõ vào nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đừơng giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22. Nhờ có các trục giao thông quan trọng xuyên qua Hóc Môn đã tạo nên cầu nối giao lưu kinh tế giữa Hóc Môn –TP.HCM với vùng Đồng bằng sông Cửu long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các khu công nghiệp Đông Nam Bộ và giao thương đừơng bộ với các nước Đông Nam Á, mở ra triển vọng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Ngoài các tuyến đường bộ huyết mạch cho phát triển kinh tế, huyện Hóc Môn còn có tuyến đừơng thuỷ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế. Tuyến đường Sông Sài Gòn rất thuận lợi cho vận tải thuỷ liên tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh trong đó có đoạn qua Hóc Môn. Đồng thời cũng là tuyến du lịch sinh thái nhà vườn các xã của huyện dọc sông Sài Gòn, tuyến sông Rạch Tra-kênh An Hạ- kênh Tam Tân là tuyến giao lưu vận tải thuỷ với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 1.2. Điều kiện tự nhiên Cũng giống như đặc điểm chung của Tp. HCM, huyện Hóc Môn cũng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 250C đến 290C, cao tuyệt đối là 38.20C, thấp tuyệt đối là 14.40C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3.5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. 8 Chế độ mưa Cao, trung bình hàng năm là 1949 mm, năm cao nhất 2718 mm (1908), năm thấp nhất 1392 mm(1958) nhưng phân bố không đều cả trong không gian và thời gian. Hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa, cao nhất tháng 6,9 (khoảng 320mm), thấp nhất tháng 2 (45 mm). Số ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày. Về thời gian, lượng mưa có xu thế tăng dần từ Tây Nam lên Đông Bắc ( Cần Giờ, Nhà Bè, Nam Bình Chánh mưa từ 1200-1500 mm, trong khi ở các quận nội thành và các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức, Quận 9 mưa từ 1800-1900 mm. Đặc điểm địa chất, thủy văn của các huyện Hóc Môn mang những đặc điểm chung của địa chất, thủy văn của Tp.HCM. Theo những nghiên cứu về địa chất thuỷ văn, khu vực Tp. HCM có các phân vị địa tầng, địa chất thuỷ văn sau: - Tầng chứa nước Holocen (QIV) - Tầng chứa nước Pleistocen (QI-III) - Tầng chứa nước Pliocen trên (N22) - Tầng chứa nước Pliocen dưới (N21) - Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi (Mz). a. Tầng chứa nước Holocen (QIV) Phân bố tương đối rộng trên diện tích toàn thành phố. Chiều sâu đáy từ 21 đến 42,1 m. Chiều dày trung bình 31,2 m. Thành phần đất đá chủ yếu là bùn sét, bột lẫn cát mịn và các thấu kính cát hạt mịn lẫn mùn thực vật. Nhìn chung mức độ chứa nước kém. Nước bị nhiễm mặn, nhiễm sắt. b. Tầng chứa nước Pleostocen (QI-III) Phân bố rộng trên toàn thành phố. Chiều sâu mái thường từ 21 đến 42,1 m; 9 chiều sâu đáy từ 53,0 đến 116,0 m; chiều dày trung bình 42,4 m; có xu hướng chìm dần từ Bắc xuống Nam. Phần trên gồm sét, bột, bột lẫn cát mịn nhiều nơi bị phong hoá, tạo thành lớp liên tục dày từ 6,0 đến 30,0 m; trung bình dày là 9,5 m. Phần dưới gồm cát hạt mịn đến trung nhiều nơi lẫn sạn sỏi. Chiều dày từ 14 đến 38 m; trung bình 24,4 m. Mực nước tĩnh từ 0,90 đến 5,5 m. Kết quả bơm thí nghiệm các giếng khoan cho lưu lượng từ 3,20 đến 8,12 l/s, mực nước hạ thấp từ 13,0 đến 20,94 m, hệ số thấm thay đổi từ 1,5 đến 55 m. Nước nhạt phân bố ở phần Bắc và trung tâm, khoảng 1/3 diện tích thành phố (717km2) với tổng độ khoáng hoá thay đổi từ 0,04 đến 0,48 g/l. Nước mặn ở phần phía Nam, Đông và phía Tây. Tầng này là đối tượng khai thác nước dưới đất đơn lẻ của người dân khu vực ngoại thành. c. Tầng chứa nước Pliocen trên (N 2 2 ) Phân bố trên toàn Thành phố. Độ sâu mái từ 53 m đến 116 m. Độ sâu đáy từ 111 m, đến 212 m, có xu hướng chìm từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Tầng chứa nước chiều dày trung bình 80 m. Phần trên gồm sét, bột, bột lẫn cát mịn tạo thành lớp chứa nước kém, thực tế là cách nước, liên tục trên toàn vùng, dày từ 6 đến 40 m, trung 16,9 m. Phần dưới gồm cát mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, có nơi xen kẹp các lớp hoặc thấu kính bột sét lẫn cát mịn. Tổng chiều dày của các lớp chứa nước thay đổi từ 45 đến 102,7 m; trung bình 70,9 m. Kết quả bơm nước thí nghiệm, khai thác tại các lỗ khoan cho lưu lượng từ 3,56 đến 24,6 l/s. Mực nước tĩnh từ + 0,15 đến 6,0 m. Mực nước hạ thấp từ 5 đến 19,21 m. Hệ số dẫn nước km= 1140 m2/ngày. Hệ số dẫn áp a = 106 m2/ngày. Hệ số thấm k thay đổi từ 7,5 đến 50 m/ngày. Chiều cao cột áp trung bình là 50 m có xu hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nước nhạt phân bố ở phía bắc, trung tâm, chiếm khoảng 2/5 diện tích thành phố. Ở phía Đông và Tây thành phố nước bị nhiễm mặn. 10 Kết quả phân tích mẫu vi lượng, vi sinh lấy tại các giếng khoan đạt tiêu chuẩn cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Riêng hàm lượng sắt Fe2+ hơi cao từ 3 đến 7 mg/l, nên phải xử lí trước khi sử dụng. Tầng chứa nước này là đối tượng để khai thác nước dưới đất tập trung. d. Tầng chứa nước Pliocen dưới (N 2 1 ) Phân bố trên toàn Thành phố. Độ sâu mái từ 111 m đến 212 m. Độ sâu đáy từ 168 m đến 330 m, có xu hướng chìm từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Chiều dày trung bình 82,6 m. Phần trên là mái thấm nước yếu gồm sét, bột, bột lẫn cát mịn phát triển liên tục trên toàn thành phố, khả năng chứa nước kém, thực tế là cách nước, dày từ 2,3 m đến 18,5 m; trung bình 8,18 m. Dưới là đất đá chứa nước gồm cát mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, có nơi xen kẹp các lớp hoặc thấu kính bột sét lẫn cát mịn. Chiều dày của các lớp chứa nước thay đổi từ 45,5 đến 77,5 m, trung bình 54,4 m. Kết quả bơm nước thí nghiệm, khai thác tại các lỗ khoan cho mực nước tĩnh từ +0,1 đến 8,0 m; lưu lượng từ 1,49 đến 16,64 l/s; mực nước hạ thấp từ 14,59 đến 47,0 m; chiều cao cột áp trung bình là 159,7 m; ở vùng nước nhạt 120 m. Kết quả tính thông số ĐCTV cho hệ số dẫn nước km = 1135 m 2 /ngày, hệ số dẫn áp a = 4 ´ 105 m2/ngày, hệ số thấm k thay đổi từ 7,5 đến 30 m/ngày. Nước nhạt phân bố ở phần phía Bắc, Trung tâm, phía Nam và Quận 8 trên khoảng 905 km 2 diện tích của thành phố, chất lượng đạt tiêu chuẩn cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Tầng chứa nước này là đối tượng để đầu tư khai thác nước dưới đất tập trung. e. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi (Mz) Phân bố trên toàn vùng nghiên cứu, không lộ ra trên mặt đất. Độ sâu mái từ 168 đến 330 m. Thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, tuff, xen kẹp sét kết, bột kết, mức độ nứt nẻ kém. Do mức độ nứt nẻ kém nên khả năng chứa nước của đới chứa nước này rất hạn chế. [...]... văn phòng UBND huyện tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển KT-XH và Ngân sách huyện năm 2 012 thông qua UBND huyện và triển khai thực hiện trong quý I/2 013 ./ 21 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 2 .1 Tổng quan về chất thải chăn nuôi 2 .1. 1 Nguồn gốc Chất thải chăn nuôi được phát sinh trong quá trình chăn nuôi, chúng bao... của Huyện ủy Hóc Môn “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp; hoàn thành cơ bản chương trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Xuân Thới Thượng theo 19 tiêu chí của Chính phủ, tiếp tục triển khai thực hiện ở một số xã khác trong huyện ( đến 2 015 thêm từ 05 đến 06 xã đạt chuẩn xã Nông thôn mới); tập trung công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; ... tài nguyên -môi trường năm 2 012 (tập trung quản lý nguồn tài nguyên nước, đất đai); di dời các cơ sở SX - KD gây ô nhiễm môi trường; giải quyết vấn đề ô nhiễm và xử lý các loại rác thải, chất thải độc hại; duy trì các buổi ra quân tổng vệ sinh môi trường hàng tuần tại các khu dân cư, tổ chức các hoạt 14 động bảo vệ môi trường (như:“Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2 010 ”; “chiến... “thị trấn không rác”; thực hiện Giờ Trái đất; hưởng ứng ngày Môi trường thế giới; ngày Chủ nhật Xanh; trồng được 5.000 cây xanh phân tán…); tiếp tục thực hiện thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường; tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật Môi trường trong cán bộ công chức và nhân dân, tăng cường trách nhiệm xử phạt ô nhiễm môi trường tại cấp huyện và cấp xã – thị trấn;... – an ninh và trật tự an toàn xã hội Trên đây là báo cáo của UBND huyện Hóc Môn về phát triển KT-XH huyện năm 2 010 và chương trình phát triển KT-XH huyện Hóc Môn năm 2 011 Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp chung của huyện về phát triển KT-XH huyện năm 2 011 , các phòng ban, UBND các xã- thị trấn và các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch thực hiện theo chức năng, quyền hạn của đơn vị mình; Phòng Tài chính – Kế... nạn xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em 1. 6.2 Bảo vệ môi trường; thực hiện nếp sống văn minh- mỹ quan ô thị : Tập trung kiểm tra, xử lý, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, các cụm công nghiệp; xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, chất thải nguy hại, chất thải y tế Tiếp tục thực hiện Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 20 /12 /2008 của UBND thành phố về thu phí vệ sinh và. .. vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường Có giải pháp nâng cao khả năng phòng tránh, ứng cứu kịp thời và khắc phục hậu quả xấu do thiên tai gây ra Phối hợp thực hiện nếp sống văn minh- mỹ quan ô thị giải quyết tích cực tình hình rác sinh hoạt, vệ sinh môi trường, tạo chuyển biến mạnh về cảnh quan môi trường và vệ sinh tại các khu dân cư, các tuyến đường; giải quyết cơ bản các chợ tự phát 1. 6.3... có biện pháp xử lý như chất thải nguy hại 28 2.2 Ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi Chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, đặc biệt là hợp chất chứa nitơ, photpho, các khoáng đa và vi lượng… Đây là những thành phần dễ bị phân huỷ khi thải ra môi trường Sản phẩm của quá trình phân huỷ cùng với vi sinh vật trong chất thải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường do: Sự phát tán amoniac và các chất... (CFU/AU.h) Log (CFU/AU.h) Nái 43 6,0 7,7 6,5 Cai sữa 25 6,9 7 ,1 5,8 Heo thịt 39 6,9 7,6 6 ,1 Nguồn :Seedorf và cộng sự, 19 98 (n: số trại lấy mẫu) 2.2.2 Ô nhiễm môi trường nước Khi chất thải chăn nuôi không được xử lý hay xử lý không triệt để và được thải vào các ao, sông, rạch,…, sẽ làm ô nhiễm môi trường nước Bởi vì chất thải chăn ... trị của các thông số ô nhiễm trong chất thải của chúng cũng rất cao Theo Nguyễn Thị Hoa Lý, 19 94, các chỉ tiêu ô nhiễm trong chất thải của gia súc đều cao hơn người theo tỉ lệ tương ứng BOD5 là 5 :1, Ntổng là 7 :1, TS là 10 :1, … Khối lượng chất thải chăn nuôi tuỳ thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn phát triển, khẩu phần thức ăn và thể trọng Riêng với heo, lượng phân và nước tiểu tăng 22 theo thể trọng . nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2 .1. Nội dung nghiên cứu 2 .1. 1. Khảo sát tình hình phát triển ngành chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân. sông, hồ, không khí,…). Nhận thức sâu sắc vấn đề cấp bách trên, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường do chăn. Thượng huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi heo.  Mục tiêu lâu dài: - Góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi huyện

Ngày đăng: 30/07/2015, 22:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • I. Lý do chọn đề tài:

    • II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • 2.1. Nội dung nghiên cứu

      • 2.1.1. Khảo sát tình hình phát triển ngành chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng.

      • 2.1.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi

      • 2.1.3. Đề xuất các biện pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi heo.

    • 2.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 2.3. Mục tiêu nghiên cứu

      •  Mục tiêu trước mắt:

      • - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường cho hoạt động chăn nuôi heo tại xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

      •  Mục tiêu lâu dài:

  • - Góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi huyện Hóc Môn nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

  • - Xây dựng ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất sạch hơn.

    • 2.4. Các phương pháp nghiên cứu

      • Bảng 0.1: Các chỉ tiêu phân tích nước thải

  • CHƯƠNG 1.

  • TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HÓC MÔN – TP.HCM

    • 1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

    • 1.2. Điều kiện tự nhiên

    • 1.3. Một số mặt đạt được trong phát triển KT-XH năm 2012:

    • 1.4. Những mặt chưa được và khó khăn, tồn tại:

    • 1.5. Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện

    • 1.6. Định hướng phát triển

  • CHƯƠNG 2

  • TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI.

    • 2.1. Tổng quan về chất thải chăn nuôi

      • 2.1.1. Nguồn gốc

      • 2.1.2. Khối lượng chất thải

      • 2.1.3. Thành phần chất thải

        • Bảng 2.1. Thành phần hoá học của phân heo từ 70 –100 kg

        • Bảng 2.2. Thành phần hoá học của phân gia súc, gia cầm

        • Bảng 2.3. Thành phần hoá học nước tiểu heo có trọng lượng 70 – 100 kg

        • Bảng 2.4. Tính chất nước thải chăn nuôi heo

    • 2.2. Ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi

      • 2.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí

        • Bảng 2.5. Đặc điểm các khí sinh ra trong quá trình phân huỷ phân heo

        • Bảng 2.6. Giới hạn cho phép các khí có mùi trong chuồng nuôi

        • Bảng 2.7. Ảnh hưởng của NH3 lên người và heo

        • Bảng 2.8. Ảnh hưởng của H2S lên người và gia súc

        • Bảng 2.9. Phát thải vi sinh vật từ chuồng nuôi heo

      • 2.2.2. Ô nhiễm môi trường nước

        • Bảng 2.10. Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải tính cho 1000 kg trọng lượng của heo

        • Bảng 2.11. Một số vi sinh vật gây bệnh trong phân

      • 2.2.3. Ô nhiễm môi trường đất

    • 2.3. Quản lý chất thải chăn nuôi

      • 2.3.1. Thu gom

      • 2.3.2. Lưu trữ

      • 2.3.3. Vận chuyển chất thải chăn nuôi

      • 2.3.4. Xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi

  • Sơ đồ2.1: Các khí sinh ra trong quá trình phân huỷ chất thải chăn nuôi (Trương Thanh Cảnh, 1999)

  • CHƯƠNG 3

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • 3.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi heo của xã Xuân Thới Thượng

      • Biểu đồ 3.1. sự biến động số lượng heo từ năm 2007 đến 2012

      • 3.1.2. Tình hình chăn nuôi tại tổ 15, 16 ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn.

        • Biểu đồ 3.2. sự biến động của các hộ chăn nuôi heo

      • 3.1.3. Hiện trạng hệ thống chuồng trại.

        • Bảng 3.1: Tỷ lệ khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở

        • Bảng 3.2: Tỷ lệ khoảng cách từ hố chứa đến nhà ở

      • 3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi

        • Bảng 3.3: Hiện trạng xử lý nước thải

    • 3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo

      • 3.2.1. Thành phần các chất ô nhiễm trong môi trường nước thải

        • Bảng 3.4. Chất lượng nước thải chăn nuôi heo.

          • Tuy nhiên nước thải từ các hộ chăn nuôi vệ sinh chuồng trại bằng cách hốt phân trước sau đó rửa chuồng và sau đó tắm heo có nồng độ chất ô nhiễm giảm hơn nhiều so với nước thải ở những hộ chăn nuôi heo có phương thức rửa chuồng và phân cùng lúc.

      • 3.2.2. Khả năng lan truyền của các chất ô nhiễm đến nguồn nước

        • Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt:

      • 3.2.3. Khả năng lan truyền các chất ô nhiễm đến nguồn nước ngầm

    • 3.3. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng

      • 3.3.1 Giải pháp kỹ thuật

      •  Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi

      •  Chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo, tạo sự trao đổi không khí bên ngoài và trong chuồng nuôi tốt. Tránh ẩm thấp, nước, chất thải, thức ăn thừa ứ đọng trong chuồng nuôi và xung quanh, sinh ra các loại khí độc.

    • 3.3.3. Giải pháp quản lý

      •  Tăng cường giáo dục về vệ sinh môi trường

  • Hình 3.1:Mô hình VACB kết hợp

  • Hình 3.2: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi gia súc qui mô nhỏ gia đình (1)

  • CHƯƠNG 4

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • 4.1 Kết luận

    • 4.2 Kiến nghị

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan