Hệ thống chuồng trạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 68)

- Nhu cầu xử lý chất thải qua biogas: Hầu hết các hộ chăn nuôi tại khu vực này điều muốn xây dựng hệ thống biogas để di trì việc chăn nuôi và góp phần bảo vệ mô

3.3.1.1 Hệ thống chuồng trạ

Ngoài chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm còn có các yếu tố như chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi, vì thế cần phải giảm đến mức thấp nhất các tác động bất lợi của chuồng nuôi đến môi trường, nhằm bảo vệ sức khỏe và giúp cơ thể vật nuôi sử dụng chất dinh dưỡng đến mức tối đa cho tăng trưởng và sinh sản, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của chăn nuôi lên môi trường sống của con người.

Qui mô chuồng nuôi lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mục tiêu sản xuất, số lượng vật nuôi, điều kiện đất đai và vốn đầu tư. Chăn nuôi hình thức gia đình phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng nông phẩm mà nông dân tự sản xuất, mua thêm, nhận theo hợp đồng hay vay vốn tín dụng. Khi thiết kế xây dựng chuồng trại cần phải chú ý các yếu tố sau:

Đối với các trại chăn nuôi heo phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi heo, an toàn sinh học QCVN 01-14/2010/BNNPTNT

- Kích thước chuồng trại phải đúng tiêu chuẩn qui định trong ngành chăn nuôi. - Có đầy đủ các khu vực sau: chuồng nuôi, khu vực phục vụ chăn nuôi, hệ

thống thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải.

- Hệ thống thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải phải đạt yêu cầu vệ sinh môi trường.

Chăn nuôi hình thức hộ gia đình bao gồm hoạt động chăn nuôi để sản xuất con giống, bán thú sống hay sản xuất thịt, trứng, sữa. Qui mô chăn nuôi hộ gia đình thường có một vài con đến hàng trăm con. Ngoài ra, đặc trưng của chăn nuôi loại hình gia đình là chuồng trại thiết kế đơn giản, ít chú ý kiểm soát yếu tố môi trường bên trong cũng như xung quanh chuồng trại, ít sử dụng thiết bị mà chỉ “lấy công làm lời” và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có. Tuy nhiên người chăn nuôi phải tuân thủ

các tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng chuồng nuôi và trong quản lý, xử lý chất thải để bảo vệ môi trường.

Lựa chọn địa điểm

Để đảm bảo môi trường sống cho vật nuôi cũng như khu dân cư xung quanh, khi chọn địa điểm xây dựng chuồng trại cần chú ý các yếu tố như:

- Địa điểm chăn nuôi phải nằm trong quy hoạch khu vực chăn nuôi của Ủy ban nhân dân huyện

- Chuồng nuôi phải xa nơi khu dân cư;

- Chuồng nuôi đặt ở cuối hướng gió chính để tránh phát tán mùi hôi sang các hộ dân cư xung quanh;

- Hướng chuồng nên chọn hướng có ánh nắng buổi sáng chiếu vào nhằm diệt vi khuẩn, chống ẩm mốc và tránh mưa, gió tạt vào,….

- Người chăn nuôi khi xây dựng chuồng trại còn phải chọn nơi có thể thoát nước thải được xử lý dễ dàng, không ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, phải có diện tích dành cho việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường

Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi

- Khoảng cách từ chuồng nuôi đến các khu vực xung quanh:

Trong hoạt động chăn nuôi quá trình hô hấp của động vật, phân hủy của chất thải sẽ sinh ra một số khí độc hại và gây mùi, ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Do đó, khi xây dựng chuồng trại cần một khoảng cách từ chuồng nuôi đến khu nhà ở thích hợp để đảm bảo sức khỏe cho con người.

Theo Trương Thanh Cảnh, 2010 .Hộ chăn nuôi từ 10 – 50 con: 10m, Hộ chăn nuôi qui mô trên 50 con: >20m

Ngoài ra, để tránh ô nhiễm nước ngầm do chăn nuôi thì hệ thống thoát nước và xử lý nước phải được xây dựng bằng xi măng (kể cả nền) và có khoảng cách tối thiểu đến giếng ngầm là 10 m.

Để cho gia súc, gia cầm phát triển tốt, ngoài thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển thì diện tích chuồng nuôi cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng

đến quá trình hô hấp và bài tiết chất thải của vật nuôi. Diện tích chuồng nuôi phụ thuộc vào từng loại gia súc, gia cầm, giai đoạn sinh trưởng và mục đích sản xuất vật nuôi hay giống vật nuôi. Khu vực xây dựng chuồng trại phải có đủ diện tích cho các hoạt động chăn nuôi bao gồm khu sản xuất (ở cho gia súc, sân vận động), cho các công trình phục vụ chăn nuôi, khu cách ly, khu chế biến phân và xử lý chất thải.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi

Tiểu khí hậu chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, bài tiết của gia súc, gia cầm. Đặc biệt là quá trình phân hủy chất thải, thức ăn thừa. Ví dụ, nhiệt độ càng tăng thì khả năng phân hủy chất thải càng tăng, tạo ra nhiều chất độc hại cho vật nuôi và con người.

Khi xây dựng chuồng nuôi phải chú ý thông gió tốt, sử dụng các vật liệu xây dựng chuồng có khả năng cách nhiệt, xung quanh chuồng phải trồng cây xanh,…. Ngoài ra, có thể thông gió cưỡng bức nếu cần thiết. Bên cạnh đó, phải đảm bảo chuồng khô ráo, tránh nước đọng làm tăng độ ẩm chuồng nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và truyền bệnh.

Nhiệt độ chuồng nuôi

Tùy theo chủng loại hay tuổi trưởng thành của vật nuôi mà có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, tốc độ gió, độ ẩm, kết cấu nền, mái chuồng hay chất lót chuồng. Nhiệt độ chuồng nuôi cao, tăng khả năng hô hấp và phân hủy chất thải, thức ăn thừa còn lại trong chuồng.

Áp dụng các biện pháp để giảm nhiệt độ như: chọn vật liệu làm mái chuồng cách nhiệt, trồng cây xanh xung quanh khu vực chăn nuôi. tránh ánh nắng buổi chiều chiếu trực tiếp vào, áp dụng thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức, đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi không quá 30OC.

Độ ẩm tương đối

Đối với chất thải, độ ẩm càng cao khả năng phân hủy chất thải càng lớn, do đó cần áp dụng các biện pháp làm giảm độ ẩm và tạo thông thoáng cho chuồng nuôi như mái chuồng có lỗ thông hơi, xây chuồng sàn hở (phân và nước tiểu lọt qua các

khe hở của sàn để xuống mương dẫn bên dưới chuồng) nhằm hạn chế quá trình phân hủy chất thải, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Hạn chế và tiết kiệm tối đa việc dùng nước tắm gia súc hay rửa chuồng khi thấy không cần thiết, không được lưu trữ phân và nước tiểu trong chuồng nuôi, không làm đọng nước trong chuồng đảm bảo độ ẩm trong chuồng nuôi không quá 70%.

Nồng độ của các khí và bụi

Các khí gây mùi ô nhiễm tạo ra từ chất thải chăn nuôi như: H2S, CO2, NH3, CO, CH4 và bụi. Chúng được tạo thành từ quá trình hô hấp, bài tiết và phân hủy chất thải. Nồng độ các khí này cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật nuôi cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu chuồng thoáng tốt và quản lý tốt các chất thải thì sẽ hạn chế tạo khí độc và sự phát tán của khí ra môi trường. Nồng độ không khí tối đa trong chuồng nuôi phải đạt được yêu cầu sau: Để hạn chế khí ô nhiễm và bụi trong chuồng nuôi, trước hết phải thu dọn phân thường xuyên, dội rửa chuồng sạch sẽ, tránh chất thải, nước ứ đọng trong chuồng hay khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, chuồng phải thông thoáng, hạn chế nhiệt độ, độ ẩm cao.

Kết cấu chuồng trại theo quy định tại QCVN 01 – 14 cụ thể như sau:

Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại.

Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu cách ly lợn ốm; khu mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm; khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn; các khu phụ trợ khác (nếu có).

Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng.

Chuồng nuôi lợn phải bố trí hợp lý theo các kiểu chuồng về vị trí, hướng, kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng theo quy định hiện hành về chuồng trại.

Nền chuồng phải đảm bảo không trơn trượt và phải có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn, có độ dốc từ 3-5% đối với chuồng nền.

Vách chuồng phải nhẵn, không có góc sắc, đảm bảo lợn không bị trầy xước khi cọ sát vào vách chuồng.

Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột nước khi mưa.

Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác.

Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.

Các dụng cụ khác trong các chuồng trại (xẻng, xô, ...) phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.

Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng, kho thiết bị, ... phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)