Nhiễm môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 41)

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI.

2.2.3.nhiễm môi trường đất

Chất thải chăn nuôi là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt. Tuy nhiên, do chứa nhiều thành phần dễ gây ô nhiễm môi trường đất, nếu bón phân không đúng lượng cần thiết hay đổ bỏ chất thãi trên đất là một nguồn gây ô nhiễm môi trường đất đáng kể.

Trong chất thải chăn nuôi có chứa một lượng lớn Nitơ và Photpho do gia súc không hấp thụ hết từ thức ăn. Vì vậy, khi bón quá nhiều loại phân này cho cây trồng, cây sẽ không thể hấp thụ hết, và lượng Nitơ, Photpho dư sẽ tồn tại trong đất và gây ô nhiễm cho đất. Sự tồn tại Nito hay Photpho hàm lượng cao trong đất sẽ kích thích sự phát triển của các vi sinh vật ưa Nito hay Photpho, ức chế các loại vi sinh vật khác làm thay đổi khu hệ vi sinh vật đất. Ngoài ra trong môi trường đất, Nitơ bị oxy hoá thành Nitrat, chúng sẽ đóng thành váng trên bề mặt thổ nhưỡng, hạn chế sự trao đổi của các thành phần trong đất với môi trường. Mặt khác các chất tồn trữ trong đất sẽ thấm vào nước gây nên ô nhiễm nước.

Photpho, trong môi trường đất có khả năng kết hợp với các nguyên tố Ca, Cu, Al,…thành các chất phức tạp, khó có thể dung giải, làm cho đất cằn cỗi, ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Gần đây, người ta còn tìm thấy sự có mặt của các kim loại nặng trong phân gia súc. Nguyên nhân là do việc bổ sung một số kim loại nặng có khả năng kích thích

sự tăng trọng của gia súc nên một số doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc đã cho một số kim loại nặng vào thành phần chế biến thức ăn. Nhưng điều đáng nói là họ đã cho nhiều loại kim loại nặng với lượng lớn vào thành phần chế biến, trong khi đó, cơ thể gia súc chỉ có thể hấp thu một số kim loại nặng với một khối lượng nhất định. Vì vậy, khi đất trồng trọt được bón loại phân có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi có thể dẫn tới tích tụ một lượng các kim loại nặng trong đất. Nếu kéo dài các kim loại nặng này sẽ tích lũy, làm thay đổi tích chất lý hoá, phá hoại chất đất, làm đất nghèo nàn, hạn chế sự phát triển của cây trồng. Mặt khác, nếu các kim loại này được đất trồng hấp thu thì chúng co thể được tích tụ trong các loại lương thực, thực phẩm, các loại rau quả,…, khi con người ăn các loại thực phẩm này sẽ đưa các kim loại nặng vào cơ thể, tích tụ trong các cơ quan và gây tác hại cả cho người.

Ngoài ra, trong một số thức ăn còn chứa Arsannilic Axit, Roxarson,….chế phẩm Selen hữu cơ. Theo tính toán, cứ 1 vạn lợn ăn khẩu phần có chứa Arsannitic axít mỗi năm sẽ bài tiết ra ngoài ít nhất 120 kg Acsen, khi lượng phân này được dùng để bón cho cây trồng sẽ làm ô nhiễm đất, nước và cây trồng cũng gián tiếp bị nhiễm Acsen. Nguy hiểm hơn, khi con người ăn rau, củ, quả và uống nước bị nhiễm Acsen sẽ làm giảm hoạt tính của một số Enzyme trong cơ thể, làm sự trao đổi của tế bào không bình thường, ảnh hưởng sức khoẻ con người, (Lê Bá Hoàng Long, 2006). Hơn nữa, trong phân gia súc còn chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh, có thể tồn tại trong đất trong thời gian dài như Salmonella trong đất ở độ sâu 50 m trong 2 năm, trứng kí sinh trùng cũng tồn tại khoảng 2 năm. Nếu dùng phân bón không đúng kỹ thuật sẽ làm vi sinh vật phát tán khắp nơi, ảnh hưởng sức khoẻ con người và gia súc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 41)