Bảo dưỡng đệm lót:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 83)

+ Khi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót đang hoạt động tốt.

+ Nếu thấy còn phân và mùi thối là lên men không tốt, cần phải xới tung đệm lót ở độ dầy 15 cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men; trường hợp do số heo nhiều thì cần điều chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp.

+ Sau 1 - 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm thì bổ sung thêm 5 - 10% chất độn và chế phẩm men.

Vấn đề chống nóng trong mùa hè:

Có thể thực hiện các biện pháp:

- Lát gạch hoặc tráng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho heo khi nhiệt độ bên ngoài quá cao;

- Dùng quạt;

- Lắp đặt hệ thống phun sương ở từng ô chuồng; - Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí.

- Để phân, nước tiểu được tiêu hủy triệt để và kéo dài tuổi thọ của đệm lót cần kết hợp cho ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa (nhằm giãm thải phân và giãm độ thối của phân, giãm chi phí thức ăn, giãm tỷ lệ mắc bệnh và tăng hiệu quả kinh tế).

- Cần chú ý cho heo ăn một lượng thức ăn thích hợp, không dư thừa. Nuôi heo bằng đệm lót tăng trọng cao hơn so với nuôi truyền thống mà tiêu tốn thức ăn lại thấp hơn.

3.3.3. Giải pháp quản lý

3.3.3.1 Tăng cường quản lý của nhà nước trong bảo vệ môi trường đối với ngành chăn nuôi heo. ngành chăn nuôi heo.

Phòng Kinh tế:

Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho nhân dân có nhu cầu xây dựng chuồng trại chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất sạch hơn giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nước, không khí vá đất.

Trạm khuyến nông, trạm thú y cơ sở

Khuyến nông viên và thú y viên ở các ấp, xã có trách nhiệm tiếp xúc với nông dân, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi cũng như xử lý chất thải, thường xuyên nhắc nhở các hộ chăn nuôi bảo vệ môi trường. Tùy theo đặc điểm địa phương, trạm khuyến nông xây dựng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương mình, trên cơ sở các chính sách của Ủy ban nhân dân huyện như hỗ trợ kỹ thuật, đề nghị vay vốn,….

Hộ chăn nuôi:

Các hộ chăn nuôi phải tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường, tuân thủ các qui định về địa bàn chăn nuôi. Xây dựng chuồng trại, hệ thống thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ khi cần thiết. Với các hộ chăn nuôi thương phẩm quy mô lớn phải có đánh giá tác động môi trường trước khi chăn nuôi.

Phòng Tài nguyên – Môi trường

Lập quy hoạch sử dụng đất dành riêng cho khu chăn nuôi, chuyển mục đích sang đất trồng cây lâu năm khác khi nhân dân có nhu cầu chăn nuôi. Phối hợp Phòng Kinh tế, chi cục Thú y và Ủy ban nhân dân các xã thị trấn kiểm tra việc chăn

nuôi heo của các hộ chăn nuôi có thực hiện theo đúng quy định của cơ quan nhà nước quy định. Nếu phát hiện trường hợp cố tình vi phạm thì phải phối hợp đơn vị đo đạc tiến hành lấy mẫu và xử lý theo đúng quy định.Tham mưu kịp thời cho lãnh đạo để giải quyết đối với những trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

- Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm và thiệt hại môi trường phải trả tiền, khắc phục hay bồi thường.

- Xây dựng chính sách phí môi trường dựa vào tải lượng chất thải được tính toán trên cơ sở số lượng gia súc của từng cơ sở, có tính đến việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Từng bước tiến hành việc thu phí môi trường chăn nuôi.

- Cơ sở chăn nuôi phải trả các chi phí cho việc giám sát để đánh giá mức độ vi phạm quy định bảo vệ môi trường khi có khiếu kiện từ cộng đồng xung quanh khu vực chăn nuôi.

- Hỗ trợ vốn cho các cơ sở chăn nuôi xây dựng các hệ thống xử lý môi trường hợp quy cách. Có chính sách thuế ưu đãi cho các cơ sở chăn nuôi thực hiện nghiêm túc quy định bảo vệ môi trường.

- Hình thành sự liên kết giữa cơ sở chăn nuôi với các tổ chức cá nhân sử dụng chất thải chăn nuôi như sản xuất và sử dụng phân bón, thức ăn cho cá, giun…hay mục đích khác. Khuyến khích và hỗ trợ về vốn hay thuế cho các tổ chức hay cá nhân tham gia tái chế chất thải chăn nuôi.

- Hướng dẫn quy cách xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, hệ thống mương thoát, hố lắng nuớc thải, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi.

- Phổ biến các quy trình quản lý – xử lý – sử dụng chất thải chăn nuôi, phân tích mức đầu tư – hiệu quả xử lý để các cơ sở chăn nuôi lựa chọn mô hình thích hợp cho cơ sở.

- Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề thích hợp cho những vùng nông thôn đô thị hoá, hạn chế chăn nuôi trong điều kiện không có khả năng quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh cho người và gia súc.

- Đầu tư nghiên cứu xây dựng chăn nuôi theo hướng sản xuất sạch (con giống sạch, chuồng trại sạch, thức ăn sạch, vệ sinh thú y, quản lý, tái chế và sử dụng chất thải, xử lý đạt tiêu chuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường giáo dục về vệ sinh môi trường

- Điều kiện tiên quyết trong việc bảo vệ môi trường trong ngành chăn nuôi là ý thức vệ sinh môi trường của mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia công tác chăn nuôi. Do đó, nhà nước cần có các biện pháp tăng cường giáo dục về vệ sinh môi trường cho các cơ sở chăn nuôi và cho mọi người. Việc giáo dục vệ sinh môi trường có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp.

- Tăng cường giáo dục luật môi trường, các qui định, tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở chăn nuôi.

- Sinh hoạt các tổ chức xã hội tại các địa phương (ấp, xã, phường) nêu gương các điển hình làm tốt công tác bảo vệ môi trường, Tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc các hành vi vi phạm quy định bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

- Phát hành các tài liệu phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường chăn nuôi cho các cơ sở chăn nuôi.

- Đầu tư xây dựng các chương trình truyền hình truyền thanh có nội dung giáo dục về vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.

- Có chế độ khen thưởng các cá nhân và tập thể làm tốt công tác vệ sinh môi trường, mức độ khen thưởng tùy theo khả năng đóng góp của cá nhân và tập thể đó vào việc cải thiện môi trường trong chăn nuôi

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận 4.1 Kết luận

Việc thực hiện đề tài “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giải quyết ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng – huyện Hóc Môn” thu được kết quả sau:

Hiện nay chất lượng nước mặt tại khu vực ấp 1 xã Xuân Thới Thượng bị ô nhiễm do nước thải từ các hộ chăn nuôi. Hầu hết chuồng trại của các hộ chăn nuôi này mang tính chất tạm bợ không đảm bảo theo quy chuẩn ngành chăn nuôi heo.

Nguồn thức ăn cho heo được lấy từ các quán ăn, nhà hàng, khách sạn do đó không đảm bảo chất lượng khẩu phần ăn cho heo.

Nước thải vệ sinh chuồng trại được thải trực tiếp ra ao không qua xử lý do đó nguồn nước mặt ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Việc chăn nuôi heo của khu vực ấp 1 xã Xuân Thới Thượng ngày càng ô niễm trầm trọng do công nghệ chăn nuôi lạc hậu, nhận thức của các hộ chăn nuôi heo chưa đầy đủ về tác hại gây ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo gây ra. Đồng thời công tác quản lý của chính quyền địa phương chưa hiệu quả. Do đó, để hạn chế ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi heo cần phải thực hiện tốt bắt đầu từ công tác quy hoạch khu vực được chăn nuôi sau đó là thiết kế hệ thống chuồng trại hợp lý, kết hợp cả lợi ích của người chăn nuôi và bảo vệ môi trường, quan tâm từ bước hạn chế thải từ nguồn, thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải đạt yêu cầu. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chăn nuôi. Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường giám sát…nhằm mục đích đồng bộ hoá hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

4.2 Kiến nghị

Ủy ban nhân dân các xã – thị trấn kịp thời ngăn chặn các trường hợp chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tuyên truyền và hướng dẫn cho nhân dân nắm được các quy định của nhà nước về chăn nuôi heo.

Các cơ quan chức năng của huyện cần kiểm tra thường xuyên các cơ sở chăn nuôi, đo đạc chất lượng môi trường, nhắc nhở và có biện pháp xử phạt hành chánh các hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, tùy theo mức độ và số lần vi phạm theo luật môi trường.

Chính quyền địa phương nên thường xuyên mỡ các lớp tập huấn về hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo theo công nghệ mới (vật liệu sinh học) và công nghệ xây dựng Biogas đạt tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 83)