Hệ thống xử lý chất thả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 60)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.4.4.Hệ thống xử lý chất thả

Trong thành phần chất thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, chúng chứa một lượng lớn các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, các chất hợp chất có chứa N, P, K hay vi sinh vật gây bệnh. Chúng sẽ lan truyền trong môi trường và ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí, đất nếu không xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn

Hiện nay, chất thải từ hoạt động chăn nuôi tại Hóc Môn được xử lý với tỷ lệ rất nhỏ. Phương thức xử lý chủ yếu là dùng phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá, đối với nước thải chỉ qua bể xử lý sơ bộ chủ yếu là hố gas và một số ít qua hầm biogas nên nồng độ chất ô nhiễm trong nước vẫn còn cao.

Kết quả khảo sát nguồn tiếp nhận nước thải của các hộ chăn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Hiện trạng xử lý nước thải

Cách xử lý Qui mô chăn nuôi (con)

10 – 50 >50

Thải xuống ao 62,5% 97,2%

Thải vào mương nước 0% 0%

Thải ra đất 0% 0%

Bón cho cây 0% 0%

Cho vào Biogas 37,5% 2,8%

Cả 2 qui mô chăn nuôi từ 10 – 50 con và lớn hơn 50 con, có từ 62,5% đến 97,2% hộ chăn nuôi không có hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp nước thải ra ao gây ô nhiễm môi trường.

Số hộ có hệ thống xử lý chất thải (biogas) chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu hệ thống biogas được xây dựng ngầm, nên việc lấy mẫu nước thải sau hệ thống biogas trở nên khó khăn.

Hiện trạng xử lý nước thải

Nước thải trong chăn nuôi bao gồm nước tiểu và nước vệ sinh chuồng trại, tắm gia súc hay phân được dội chung khi rửa chuồng. Trong nước thải chứa một lượng lớn chất hữu cơ, các hợp chất chứa nitơ, phospho,…. Lượng nước thải này có giá trị trong trồng trọt, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nếu như sử dụng hợp lý. Ngược lại, đó là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất. Đặc biệt là gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, làm biến đổi thành phần hệ sinh thái nước.

Theo kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 75% (năm 2011) hộ chăn nuôi có xử lý nước thải qua biogas, tuy nhiên đến năm 2012 hệ thống biogas dạng túi này bị hỏng và hiện nay thải trực tiếp ra ao không qua xử lý. Trong số này phần lớn chỉ xử lý sơ bộ như qua ao, hồ lắng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận và chỉ có một tỷ lệ nhỏ hộ chăn nuôi sử dụng từ mức độ hố gas trở lên để xử lý nước thải. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ chăn nuôi chỉ có diện tích đất xây dựng chuồng nuôi mà không có đất để xây dựng hệ thống xử lý hoặc không có vốn đầu tư. Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải của các hộ chăn nuôi này là biogas dạng túi nhựa. Ngoài ra chính quyền địa phương không cho khu vực chăn nuôi này tồn tại trong thời gian tới nên việc cải tạo các hệ thống biogas hầu như các hộ này không thực hiện. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn nước mặt cũng như nước ngầm bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Hiện trạng xử lý chất thải rắn

Thành phần chất thải rắn bao gồm phân và xác động vật chết hay các loại ổ lót như rơm rạ, vải,…. Chúng có giá trị thay đổi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, giai đoạn sinh trưởng của gia súc, gia cầm và phương thức vệ sinh chuồng trại, bao gồm chất hữu cơ, nitơ, phospho, các axit béo,…. Đây là nguồn dinh dưỡng rất có giá trị

cho cây trồng. So với phân hóa học thì phân từ chăn nuôi có giá trị và tốt cho đất hơn. Ngoài ra, phân còn có thể dùng làm thức ăn cho cá, dùng để sản xuất khí đốt,….

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các hộ chăn nuôi khu vực này thải trực tiếp phân heo ra ao và kênh. Ngoài ra đối với các loại chất thải chăn nuôi như bao bì đựng thức ăn, chai lọ chứa thuốc thú y bằng nhựa được thu gom bán phế liệu; xác động vật chết, chai lọ chứa thuốc bằng thủy tinh được chôn hoặc vứt ra kênh rạch.

Xử lý chất thải qua hệ thống biogas

Xử lý chất thải bằng biogas vừa tận dụng lượng khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ làm làm khí đốt, vừa xử lý được chất thải. Để thực hiện công việc này người chăn nuôi trước hết phải có kinh phí, mặt bằng xây dựng. Bên cạnh đó, cần phải có ý thức bảo vệ môi trường và hiểu biết về biogas. Trong thực tế biogas được ứng dụng rất ít trong xử lý chất thải chăn nuôi ở Hóc Môn, mặc dù đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên một số khu vực khác.

Mặc dù sau khi qua biogas nồng độ chất ô nhiễm giảm đi rất nhiều, đặc biệt là lượng vi trùng, ký sinh trùng trong nước thải giảm hẳn, nhưng nồng độ chất ô nhiễm sau khi qua biogas vẫn chưa đạt yêu cầu thải ra nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, sử dụng biogas để xử lý phân làm giảm mùi sinh ra trong quá trình phân hủy các chất.

Qua khảo sát những hộ có xây dựng hệ thống biogas, chất thải sau khi qua biogas không qua bất kỳ hệ thống xử lý tiếp tục nào mà thải thẳng ra môi trường.

Việc áp dụng biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi mang lại kinh tế cho nhà chăn nuôi, nhưng không được áp dụng rộng rãi. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân là cần thiết, để đề ra giải pháp thích hợp cho tương lai để xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm xây dựng ngành chăn nuôi là ngành sản xuất sạch

Theo kết quả điều tra tại khu vực tổ 15, 16 ấp 1 xã Xuân Thới Thượng cho thấy giai đoạn mới bắt đầu chăn nuôi các hộ này có đầu tư hầm biogas dạng túi nhựa để lấy gas phục phục vụ cho nấu ăn là chính nhưng qua thời gian từ 2 – 5 năm biogas xuống cấp bị hư hỏng nặng. Một số ít các hộ có xây dựng hầm biogas bằng bê tông để xử lý phân và nước rửa chuồng.

Nguyên nhân các hộ chăn nuôi tại khu vực này không xây dựng hoặc cải tạo hệ thống biogas do:

- Hầu hết các hộ chăn nuôi này là dân nhận cư đến thuê đất trong khoảng thời gian từ 5 – 7 năm nên không xây dựng hệ thống xử lý biogas.

- Do việc chăn nuôi của các hộ này bị than phiền của dân cư xung quanh nên chính quyền địa phương đã can thiệp vào và đã có kế hoạch di dời không cho chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 60)