Thành phần các chấ tô nhiễm trong môi trường nước thả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 63)

- Nhu cầu xử lý chất thải qua biogas: Hầu hết các hộ chăn nuôi tại khu vực này điều muốn xây dựng hệ thống biogas để di trì việc chăn nuôi và góp phần bảo vệ mô

3.2.1.Thành phần các chấ tô nhiễm trong môi trường nước thả

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, phương thức thu gom, bảo quản chất thải, vệ sinh chuồng trại và mức độ

hoàn thiện hệ thống chuồng nuôi. Chất lượng nước thải là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm do ngành chăn nuôi để từ đó xây dựng các giải pháp quản lý, xử lý chất thải hợp lý nhằm bảo vệ môi trường

Kết quả phân tích nước thải từ các hộ chăn nuôi trong khu vực tổ 15, 16 như bảng 3.5:

Từ kết quả trên cho thấy nồng độ chất ô nhiễm rất cao và không phụ thuộc vào qui mô chăn nuôi mà phụ thuộc vào phương thức vệ sinh chuồng trại, cụ thể đó là lượng nước sử dụng rửa chuồng, tắm gia súc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xử lý nước thải.

Bảng 3.4. Chất lượng nước thải chăn nuôi heo.

Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ pH - 7.73 TSS mg/L 430 BOD5 mg/L 8419 Sunfua mg/L 41 Ntổng mg/L 209 Ptổng mg/L 46 Tổng coliform MPN/100ml 29.9*107

Hầu hết các hộ chăn nuôi mặc dù có sử dụng nước để rửa chuồng và tắm cho gia súc, phân và nước tiểu bị pha loãng, song nước thải vẫn có các chỉ tiêu ô nhiễm vượt tiêu chuẩn thải ra nguồn giá trị C cột B. Nước thải từ các cơ sở chăn nuôi phần lớn được thải trực tiếp vào kênh, rạch mà không qua xử lý cho nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường nước.

Chỉ tiêu BOD khá cao, do nước thải chăn nuôi có chứa một lượng lớn chất hữu cơ dễ bị phân hủy, nên có thể xử lý bằng phương pháp sinh học. Trong nước thải còn chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật. Bên cạnh đó, hàm lượng TSS trong nước thải cũng rất cao, ảnh hưởng đến quá trình phân hủy các chất ô nhiễm.

Nước dùng để rửa chuồng có thể làm giảm nồng độ chất ô nhiễm nhưng mặt khác lại làm tăng lượng nước thải một cách đáng kể. Đây là một vấn đề quan trọng

cần phải có giải pháp thích hợp nhằm giảm cả lượng nước thải và nồng độ chất ô nhiễm của nước thải.

Khi phân tích mẫu nước thải từ các hộ chăn nuôi vệ sinh chuồng trại bằng cách hốt phân trước sau đó rửa chuồng, tắm gia súc cho thấy mặc dù phân được tách riêng nồng độ chất ô nhiễm có giảm nhiều nhưng vẫn còn cao so với tiêu chuẩn cho phép nước thải ra nguồn giá trị C cột B QCVN 40:2011/BTNMT, đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải.

Tuy nhiên nước thải từ các hộ chăn nuôi vệ sinh chuồng trại bằng cách hốt phân trước sau đó rửa chuồng và sau đó tắm heo có nồng độ chất ô nhiễm giảm hơn nhiều so với nước thải ở những hộ chăn nuôi heo có phương thức rửa chuồng và phân cùng lúc.

Như vậy, để giảm nồng độ chất ô nhiễm thải ra môi trường nước, tạm thời nếu chưa có hệ thống xử lý nước thải, cần thu gom phân trước xử lý riêng, sau đó rửa chuồng và tắm gia súc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi heo tại ấp 1 xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn Tp. Hồ Chí Minh (Trang 63)