Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất An Giang trên bình diện tổng thể, xét trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và con người tro
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÙNG ĐẤT AN GIANG THỜI KỲ 1757-1867
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh, cô đã tận
văn này
Tôi cũng xin tỏ lòng kính trọng, biết ơn Sở Khoa học công nghệ tỉnh An Giang, ban
thánh đường Mubarak đã hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn tư liệu
được những kiến thức và phương pháp vô cùng quý báu
Thành ph ố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2004
Nguy ễn Ngọc Thủy
Trang 4M ỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
M ỤC LỤC 2
M Ở ĐẦU 4
1 Lý do ch ọn đề tài và mục đích nghiên cứu 4
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 6
4 Nh ững đóng góp mới của luận văn 11
5 Ngu ồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu 12
6 B ố cục của luận văn 14
CHƯƠNG 1:VÙNG ĐẤT AN GIANG TỪ THẾ KỈ 1 ĐẾN NĂM 1757 15
1.1 Sơ lược quá trình thành tạo và phát triển địa chất 15
1.2 Di ện mạo chính trị, kinh tế, xã hội 20
1.2.1 Thời kỳ từ thế kỉ thứ I - giữa thế kỉ thứ VII 20
1.2.2 Thời kỳ từ giữa thế kỉ VII - giữa thế kỉ XVIII: thuộc lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp 25
1.2.3 Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của cư dân 36
1.2.4 Một vài nhận định 45
CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO VÙNG ĐẤT AN GIANG (1757-1867) 51
2.1.Tình hình chính tr ị 51
2.1.1 Tổ chức và cương vực hành chính thời kỳ 1757-1867 51
1.2 Những chính sách quản lý của chính quyền ở An Giang 63
2 Tình hình kinh t ế 67
2.1 Quá trình khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp 68
2.2 Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp 85
3 Di ện mạo văn hóa 90
3.1 Chủ thể của văn hóa An Giang 90
3.2 Đời sống vật chất của cư dân 91
3.3 Đời sống tinh thần của cư dân 103
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI AN GIANG (1757-1867) 124
1 Người An Giang trong cải tạo, chinh phục tự nhiên 124
2 Người An Giang trong đấu tranh xã hội 127
2.1 Chống áp bức cường quyền 127
Trang 52.2 Chống giặc ngoại xâm 130
KẾT LUẬN 141
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PH ẦN PHỤ LỤC 152
Trang 6M Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng đồng thời cũng ẩn
giấu trong nó những khó khăn thử thách, luôn có sức thu hút hấp dẫn, gợi nhiều mối quan tâm và khao khát khám phá đối với nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực Ở góc độ lịch
sử, việc nghiên cứu lịch sử từng miền, từng địa phương đóng vai trò quan trọng, góp phần tích cực bổ sung sử liệu cho việc xây dựng lịch sử của cả vùng đồng bằng Nam bộ Góp một
phần vào mối quan tâm chung đó, tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu là lịch sử vùng đất An Giang giai đoạn từ 1757 đến 1868
Việc nhìn lại một cách toàn diện, biện chứng, đánh giá một cách nghiêm túc lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất An Giang còn có ý nghĩa thực tiễn là giúp địa phương
vạch ra những chính sách, hoạch định những giải pháp, định hướng phát triển với những
mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thế mạnh, khắc phục những điểm yếu trên cơ sở nghiên cứu khoa học
Việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ về quê hương đất nước, về con người An Giang
từ đó hình thành lòng yêu quê hương, tinh thần cần cù lao động, tinh thần năng động, sáng
tạo, hiếu học, trọng nhân nghĩa, gắn bó với cộng đồng trở thành một yêu cầu bức thiết vì
đó là nguồn nội lực, thúc đẩy việc xây dựng và kiến thiết đưa đất An Giang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sinh ra và lớn lên ở An Giang, ấp ủ những băn khoăn thắc mắc về lịch sử, văn hóa, con người ở vùng đất mình đang sống, với luận văn này tôi mong có dịp lật những lớp bụi
thời gian chưa dày, góp một cái nhìn khoa học về lịch sử vùng đất An Giang, là một cách
biểu tỏ tình cảm với quê hương thân yêu của mình
Mục đích của luận văn là dựng lại bức tranh lịch sử về vùng đất An Giang từ 1757 khi An Giang hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt đến 1867 khi thực dân Pháp chiếm được đất
An Giang Để làm rõ nội dung trên, tác giả sẽ hệ thống hóa lại tiến trình lịch sử trên các lĩnh
Trang 7vực chính trị, kinh tế, văn hóa của An Giang, làm rõ những nét đặc trưng của con người An Giang trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm
Luận văn còn cố gắng tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử cũng là quá trình hình thành một cách tự nhiên mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư cùng chọn An Giang làm địa bàn sinh tụ Mối quan hệ này khẳng định tính bền vững, sự gắn kết bền chặt của cộng đồng cư dân, đồng thời cũng là nhân tố năng động phải được phát triển và củng cố không
ngừng trong tiến trình xây dựng vùng đất An Giang - chìa khóa để giải quyết những vấn đề dân tộc, vấn đề ổn định biên giới - một vấn đề chính trị hàng đầu mà An Giang phải đối mặt thường xuyên
Cuối cùng, tôi là người sinh ra, lớn lên và làm công tác giảng dạy ở địa phương
Việc nghiên cứu đề tài vùng đất An Giang 1757-1867 sẽ giúp tôi giảng dạy tốt môn lịch sử địa phương và góp một phần vào việc biên soạn quyển Địa chí An Giang mà tỉnh ủy đang
có chủ trương tiến hành
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất An Giang trên bình diện tổng thể, xét trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và con người trong quá trình định cư, khai phá, bảo vệ vùng đất An Giang đồng thời chú trọng những thành tựu đạt được trong giai đoạn này Cái nhìn tổng thể đó sẽ là cơ sở dựng nên một phần diện mạo đất và người ở An Giang trong giai đoạn lịch sử 1757-1867
Vùng đất này gọi là An Giang vào thời chúa Nguyễn đến khi thực dân Pháp xâm lược có địa giới rất rộng, bao gồm Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang và một phần Đồng Tháp (rộng khoảng 15.000km2) Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề lịch sử thuộc trong phạm
vi không gian địa giới An Giang ngày nay (3.424km2
)
Thời điểm lịch sử được giới hạn là khoảng giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX Cụ
thể là từ năm 1757 khi An Giang chính thức trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam đến 1867 khi Pháp chiếm được Nam kỳ trong đó có An Giang
Trang 8Đối tượng xã hội được đề cập để tìm hiểu về con người An Giang gồm các tộc người
Việt, Khơme, Chăm, Hoa trong đó người Việt là chủ yếu
3 L ịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguồn thư tịch cổ viết về giai đoạn lịch sử này rất phong phú Đầu tiên là quyển Phủ
An Giang thời kì này được viết tản mạn với tên gọi chung là vùng sông Tiền sông Hậu Do đây là nguồn thư tịch được viết vào thời điểm đang diễn ra cuộc khai khẩn, mở rộng vùng đất phía Nam nên ta tìm thấy những sử liệu rất quý về cảnh quan, môi trường thiên nhiên
của đồng bằng Nam bộ khi chưa khai phá, những biến động kinh tế, chính trị và thành quả
mà chúa Nguyễn đạt được trong tiến trình khai hoang
Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) được viết vào
khoảng đầu thế kỉ XIX dưới triều Gia Long (1802-1820) là quyển địa phương chí đầu tiên
đề cập đến vùng đất An Giang trong mục “Trấn Vĩnh Thanh” Trong tác phẩm, những vấn
đề về địa giới, khí hậu, vùng đất, con người, sản vật, núi sông, thành quách của trấn Vĩnh Thanh là nguồn tư liệu đầu tiên về An Giang mặc dù trấn Vĩnh Thanh có địa giới rộng gấp 5
lần tỉnh An Giang hiện nay Ngoài ra, tác phẩm Gia Định thành thông chí còn ghi chép một
cách cẩn trọng và tỉ mỉ về quá trình khai phá mở mang vùng đất cực Nam Tổ quốc, việc bang giao với hai nước láng giềng Cao Miên, Xiêm La Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và việc Nguyễn Ánh khôi phục được địa vị thống trị của các chúa Nguyễn cũng được đề cập
Bộ Đại Nam thực lục được vua Minh Mệnh cho biên soạn vào năm 1821, cơ quan
chịu trách nhiệm là Quốc sử quán triều Nguyễn Bộ sách được viết theo quan điểm chính
thống của triều Nguyễn và theo lối biên niên Đại Nam thực lục gồm hai phần Đại Nam
năm 1777 (đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Huệ đem binh chiếm Gia Định ) Đại
khôi phục lại quyền lực), đến 1889 ( Đồng Khánh mất - hòa ước Patơnốt đã được kí kết)
Trang 9Đại Nam thực lục được ghi chép khá tường tận về tất cả các phương diện quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tài chính, ngoại giao, khí tượng và các cuộc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Với nguồn tư liệu này tuy được viết chung cho cả nước nhưng có thể tìm được những tư liệu về lịch sử An Giang giai đoạn này trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Đặc biệt Đại Nam thực lục còn đề cập đến giai đoạn lịch sử 1858
khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1867 là thời điểm Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp Tình hình xã hội Việt Nam trong đó có An Giang được khắc họa khá đậm nét
Bộ Minh Mệnh chính yếu được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào năm 1837
Vua Minh Mệnh trực tiếp chỉ đạo về cả nội dung lẫn phương pháp ghi chép, chủ yếu là
những chỉ dụ của vua và những sự kiện xảy ra dưới thời Minh Mệnh Qua bộ sách, tài liệu
gốc về cuộc chiến đấu giữ nước chống lại quân Xiêm, cuộc đấu tranh chống cường quyền
của nhân dân An Giang được viết ở Quyển XX từ năm Minh Mệnh thứ tư đến năm Minh
Mệnh thứ mười tám được ghi chép tỉ mỉ, là nguồn tư liệu lịch sử chủ yếu trong luận văn của tác giả về vấn đề này
Địa bạ An Giang lần đầu tiên được xác lập vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1836 dưới
triều Minh Mệnh thứ 17 Địa bạ An Giang cố 43 tập bao gồm Đồng Tháp, Cần Thơ, An
Giang, Sa Đéc, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý báu để tôi có thể so sánh, đối chiếu những
vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu như địa danh, ruộng đất, thuế, cây trồng và những
vấn đề xã hội khác
Đại Nam nhất thống chí là bộ sách địa lí - lịch sử, được biên soạn vào năm Tự Đức
29 (1875) hoàn thành khoảng năm 1881 Tỉnh An Giang được viết trongquyển XXX, chia ra các mục như: ranh giới, hình thể tỉnh An Giang, ranh giới các huyện, phủ, các cơ quan tấn
sở trong bộ máy hành chính, thành trì, khí hậu, núi sông, phong tục, hộ khẩu, thuế ruộng, nhà trạm, chợ quán, thổ sản, đê đập, chùa miễu, nhân vật lịch sử Ở tất cả các mục Đại
chính trị, xã hội, nghệ thuật của tất cả các tỉnh từ Lạng Sơn đến Hà Tiên Đây là nguồn cứ
Trang 10trùng khớp với địa giới An Giang ngày nay nên trong quá trình nghiên cứu tôi phải giải quyết những chi tiết phức tạp về địa danh, về số liệu thống kê, về việc xác định địa bàn đang tìm hiểu có phải thuộc địa phận An Giang hay không
Như vậy thư tịch cổ viết về vùng đất An Giang tuy khá phong phú nhưng ghi chép
rời rạc, xen kẽ với nhiều sự kiện khác Cho đến nay, việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử vùng đất Nam bộ vẫn đang cần một tài liệu nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách hoàn
chỉnh lịch sử An Giang trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, vẽ nên được diện mạo
của vùng đất An Giang trên bình diện tổng thể Do vậy, các tài liệu nói trên vẫn là nguồn chính để tác giả luận văn có thể tra cứu, tham khảo, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu
Trong thời cận đại và hiện đại, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử An Giang
hoặc đề cập đến tỉnh An Giang đã được công bố
Vào những năm 1960, loại sách khảo cứu về các tỉnh thành xưa của Nam bộ được
xuất bản hàng loạt như Cần Thơ xưa, Vĩnh Long xưa, Hà Tiên xưa Tác phẩm Tân Châu
xưa của tác giả Huỳnh Minh đề cập đến một phần đất của tỉnh An Giang cũng ra đời trong
thời kì này Đây là loại sách chuyên khảo viết về vùng đất cù lao nổi tiếng, nơi định cư sớm
nhất của người Việt, nơi chúa Nguyễn đặt đạo Tân Châu để quản lí vùng đất mới tiếp quản này Tác giả Huỳnh Minh trình bày diện mạo vùng đất Tân Châu qua các mặt kinh tế, di tích, địa phận, tín ngưỡng, và nhân văn của vùng đất Tân Châu từ 1757 đến 1965, phần dành cho giai đoạn lịch sử 1757-1867 rất ít, nguồn tư liệu được thu thập chủ yếu phản ảnh
những hoạt động thủ công nghiệp của vùng đất này
đất An Giang trong đó có một số thông tin về đạo Bửu Sơn Kì Hương, Tứ An Hiếu Nghĩa được tìm thấy trong nội dung sách Điểm hạn chế lớn nhất của tác phẩm là mang màu sắc tôn giáo và đậm nét thần bí
Trang 11Ngoài ra còn có những chuyên khảo, tập san Xưa và Nay, các tạp chí Bách khoa và
Phổ thông cũng thường đề cập đến lịch sử các vùng đất Nam bộ ở một góc độ, một mảng nào đó Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo rất quý
Vào thập niên 70 và 80, nhiều nhà sử học có tâm huyết công bố nhiều tác phẩm có giá trị, đi sâu về một vấn đề nào đó của lịch sử vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long
Phan Khoang có tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong, được viết vào những năm 1970
Tác phẩm này có nội dung chính là quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam thời chúa Nguyễn, tiến trình xác lập chủ quyền trên đất Nam bộ trong đó có An Giang
là một trong những tác phẩm nổi tiếng, được xuất bản vào năm 1973 Tác giả viết về cuộc đời và sự nghiệp của Thoại Ngọc Hầu, trong đó dành một phần khá lớn viết về những công trình đào kênh, mở đường, lập ấp ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu vào giai đoạn cuối thời Gia Long đầu thời Minh Mạng Qua tư liệu lịch sử này, ta phần nào hình dung được công
cuộc khai khẩn đất đai, định cư của lưu dân Việt
những bài viết về các vấn đề lịch sử của Nam bộ trong đó có những phần liên quan trực tiếp
đến An Giang như bài viết Đóng góp vài số liệu về vùng đất An Giang vào những năm cuối
trong từng thời điểm lịch sử, vạch ra các chặn đường phát triển của An Giang trong tiến
trình định cư, khai phá Hoặc trong bài viết Kinh Vĩnh Tế với công cuộc phát triển kỉnh tế,
đào kinh đã tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị của An Giang Nội dung bài Nguyễn Hữu Huân nhà yêu nước kiên cường bất khuất có trình bày
những điều phản ảnh con người của vùng đất An Giang
Trang 12Trong quyển Đất Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đề cập đến nhiều vấn đề như đất
đai, thiên nhiên phong thổ, phong tục, tập quán của vùng đất Nam bộ và công cuộc khai
khẩn vùng biên giới Tây Nam
Giang từ khi mới hòa nhập vào lãnh thổ nước ta cho đến thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Những trang về An Giang của Ban khoa giáo tỉnh An Gang biên soạn mục tiêu chủ
yếu là viết về giai đoạn chống Mỹ cứu nước
này ta có thể hiểu phần nào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Chân Lạp vào khoảng thế
kỉ XV đến XIX
Từ góc nhìn về vai trò của quần chúng nhân dân, có nhiều công trình nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề với những mảng đề tài về
ruộng đất như: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, Những quan hệ sở hữu trong bộ phận ruộng
đất công làng xã trong nông thôn Việt Nam, Tình hình ruộng đất và đời sống nông dân dưới
Việc nghiên cứu lịch sử Nam bộ từ khoảng 20 năm trở lại đây thực sự đi vào chiều sâu, làm phong phú thêm nguồn tư liệu lịch sử
Hàng loạt các công trình nghiên cứu được công bố: Nước Chí Tôn, một quốc gia cổ
ở miền Tây sông Hậu của Lương Ninh, Văn hóa Óc Eo những khám phá mới, Khảo cổ học Đồng Nai, Văn hóa cổ Óc Eo và các văn hóa cổ ở Đồng bằng sông Cửu Long của Lê Xuân
Diệm, Đào Linh Côn, là nguồn tư liệu khảo cổ học quý giá về nền văn minh Phù Nam đã
từng tồn tại trên đất An Giang
Trang 13Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân
Diệm, Mạc Đường nghiên cứu về các tộc người sinh sống trên vùng đất Nam bộ với phong
tục, tập quán, tín ngưỡng là nguồn tư liệu phong phú về văn hóa Các cộng đồng cư dân cùng sinh sống trên đất An Giang cũng được đề cập đến trong những tác phẩm chuyên khảo
như Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Văn Dốp, Một số tập tục của
người Chăm ở An Giang của Lâm Tâm , Người Khơme ở đồng bằng Nam bộ Những vấn
đề quen thuộc đã từng đề cập trước đây cũng tiếp tục được nghiên cứu và công bố với
những cách nhìn và quan điểm mới mang tính cập nhật cao như: Lễ Thành Hầu Nguyễn
bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, trên các báo chuyên ngành được công bố thường xuyên, các địa phương chí của nhiều tỉnh thành ở miền Nam được công bố, nhất là
cuốn Địa chí An Giang đang ở giai đoạn sơ thảo là những tư liệu phản ảnh quá trình
nghiên cứu có đề cập hoặc liên quan đến lịch sử An Giang, phản ảnh lịch sử nghiên cứu vấn
đề của đề tài luận văn này
4 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có thể có những đóng góp mới như sau:
Qua việc phân tích, lí giải những tư liệu lịch sử về thực trạng vùng đất An Giang trước khi người Việt đến, luận văn góp phần khẳng định những đóng góp thực sự của người
Việt đúng như đã diễn ra
Luận văn trình bày có hệ thống lịch sử vùng đất An Giang từ 1757 đến 1867 về quá trình khai phá và định cư của con người trên vùng đất mới, quá trình xác lập và biến đổi thiết chế hành chính qua các thời kì lịch sử, những biến động chính trị ở vùng biên giới, phương thức sinh sống, đời sống tinh thần và mối giao lưu văn hóa của các tộc người Việt, Hoa, Khơme, Chăm qua đó có thể hình dung diện mạo của đất và người An Giang trong
thời kì lịch sử này