1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Vùng đất An Giang thời kỳ 1757 - 1867

166 671 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Sinh ra và lớn lên ở An Giang, ấp ủ những băn khoăn thắc mắc về lịch sử, văn hóa, con người ở vùng đất mình đang sống, với luận văn này tôi mong có dịp lật những lớp bụi thời gian chưa d

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÙNG ĐẤT AN GIANG THỜI KỲ 1757-1867

THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH -2004

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh, cô đã tận

văn này

Tôi cũng xin tỏ lòng kính trọng, biết ơn Sở Khoa học công nghệ tỉnh An Giang, ban

thánh đường Mubarak đã hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn tư liệu

được những kiến thức và phương pháp vô cùng quý báu

Thành ph ố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2004

Nguy ễn Ngọc Thủy

Trang 4

M ỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

M ỤC LỤC 2

M Ở ĐẦU 4

1 Lý do ch ọn đề tài và mục đích nghiên cứu 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 6

4 Nh ững đóng góp mới của luận văn 11

5 Ngu ồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu 12

6 B ố cục của luận văn 14

CHƯƠNG 1:VÙNG ĐẤT AN GIANG TỪ THẾ KỈ 1 ĐẾN NĂM 1757 15

1.1 Sơ lược quá trình thành tạo và phát triển địa chất 15

1.2 Di ện mạo chính trị, kinh tế, xã hội 20

1.2.1 Thời kỳ từ thế kỉ thứ I - giữa thế kỉ thứ VII 20

1.2.2 Thời kỳ từ giữa thế kỉ VII - giữa thế kỉ XVIII: thuộc lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp 25

1.2.3 Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của cư dân 36

1.2.4 Một vài nhận định 45

CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO VÙNG ĐẤT AN GIANG (1757-1867) 51

2.1.Tình hình chính tr ị 51

2.1.1 Tổ chức và cương vực hành chính thời kỳ 1757-1867 51

1.2 Những chính sách quản lý của chính quyền ở An Giang 63

2 Tình hình kinh t ế 67

2.1 Quá trình khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp 68

2.2 Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp 85

3 Di ện mạo văn hóa 90

3.1 Chủ thể của văn hóa An Giang 90

3.2 Đời sống vật chất của cư dân 91

3.3 Đời sống tinh thần của cư dân 103

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI AN GIANG (1757-1867) 124

1 Người An Giang trong cải tạo, chinh phục tự nhiên 124

2 Người An Giang trong đấu tranh xã hội 127

2.1 Chống áp bức cường quyền 127

Trang 5

2.2 Chống giặc ngoại xâm 130

KẾT LUẬN 141

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

PH ẦN PHỤ LỤC 152

Trang 6

M Ở ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng đồng thời cũng ẩn

giấu trong nó những khó khăn thử thách, luôn có sức thu hút hấp dẫn, gợi nhiều mối quan tâm và khao khát khám phá đối với nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực Ở góc độ lịch

sử, việc nghiên cứu lịch sử từng miền, từng địa phương đóng vai trò quan trọng, góp phần tích cực bổ sung sử liệu cho việc xây dựng lịch sử của cả vùng đồng bằng Nam bộ Góp một

phần vào mối quan tâm chung đó, tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu là lịch sử vùng đất An Giang giai đoạn từ 1757 đến 1868

Việc nhìn lại một cách toàn diện, biện chứng, đánh giá một cách nghiêm túc lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất An Giang còn có ý nghĩa thực tiễn là giúp địa phương

vạch ra những chính sách, hoạch định những giải pháp, định hướng phát triển với những

mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thế mạnh, khắc phục những điểm yếu trên cơ sở nghiên cứu khoa học

Việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ về quê hương đất nước, về con người An Giang

từ đó hình thành lòng yêu quê hương, tinh thần cần cù lao động, tinh thần năng động, sáng

tạo, hiếu học, trọng nhân nghĩa, gắn bó với cộng đồng trở thành một yêu cầu bức thiết vì

đó là nguồn nội lực, thúc đẩy việc xây dựng và kiến thiết đưa đất An Giang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sinh ra và lớn lên ở An Giang, ấp ủ những băn khoăn thắc mắc về lịch sử, văn hóa, con người ở vùng đất mình đang sống, với luận văn này tôi mong có dịp lật những lớp bụi

thời gian chưa dày, góp một cái nhìn khoa học về lịch sử vùng đất An Giang, là một cách

biểu tỏ tình cảm với quê hương thân yêu của mình

Mục đích của luận văn là dựng lại bức tranh lịch sử về vùng đất An Giang từ 1757 khi An Giang hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt đến 1867 khi thực dân Pháp chiếm được đất

An Giang Để làm rõ nội dung trên, tác giả sẽ hệ thống hóa lại tiến trình lịch sử trên các lĩnh

Trang 7

vực chính trị, kinh tế, văn hóa của An Giang, làm rõ những nét đặc trưng của con người An Giang trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm

Luận văn còn cố gắng tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử cũng là quá trình hình thành một cách tự nhiên mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư cùng chọn An Giang làm địa bàn sinh tụ Mối quan hệ này khẳng định tính bền vững, sự gắn kết bền chặt của cộng đồng cư dân, đồng thời cũng là nhân tố năng động phải được phát triển và củng cố không

ngừng trong tiến trình xây dựng vùng đất An Giang - chìa khóa để giải quyết những vấn đề dân tộc, vấn đề ổn định biên giới - một vấn đề chính trị hàng đầu mà An Giang phải đối mặt thường xuyên

Cuối cùng, tôi là người sinh ra, lớn lên và làm công tác giảng dạy ở địa phương

Việc nghiên cứu đề tài vùng đất An Giang 1757-1867 sẽ giúp tôi giảng dạy tốt môn lịch sử địa phương và góp một phần vào việc biên soạn quyển Địa chí An Giang mà tỉnh ủy đang

có chủ trương tiến hành

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất An Giang trên bình diện tổng thể, xét trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và con người trong quá trình định cư, khai phá, bảo vệ vùng đất An Giang đồng thời chú trọng những thành tựu đạt được trong giai đoạn này Cái nhìn tổng thể đó sẽ là cơ sở dựng nên một phần diện mạo đất và người ở An Giang trong giai đoạn lịch sử 1757-1867

Vùng đất này gọi là An Giang vào thời chúa Nguyễn đến khi thực dân Pháp xâm lược có địa giới rất rộng, bao gồm Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang và một phần Đồng Tháp (rộng khoảng 15.000km2) Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề lịch sử thuộc trong phạm

vi không gian địa giới An Giang ngày nay (3.424km2

)

Thời điểm lịch sử được giới hạn là khoảng giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX Cụ

thể là từ năm 1757 khi An Giang chính thức trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam đến 1867 khi Pháp chiếm được Nam kỳ trong đó có An Giang

Trang 8

Đối tượng xã hội được đề cập để tìm hiểu về con người An Giang gồm các tộc người

Việt, Khơme, Chăm, Hoa trong đó người Việt là chủ yếu

3 L ịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguồn thư tịch cổ viết về giai đoạn lịch sử này rất phong phú Đầu tiên là quyển Phủ

An Giang thời kì này được viết tản mạn với tên gọi chung là vùng sông Tiền sông Hậu Do đây là nguồn thư tịch được viết vào thời điểm đang diễn ra cuộc khai khẩn, mở rộng vùng đất phía Nam nên ta tìm thấy những sử liệu rất quý về cảnh quan, môi trường thiên nhiên

của đồng bằng Nam bộ khi chưa khai phá, những biến động kinh tế, chính trị và thành quả

mà chúa Nguyễn đạt được trong tiến trình khai hoang

Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) được viết vào

khoảng đầu thế kỉ XIX dưới triều Gia Long (1802-1820) là quyển địa phương chí đầu tiên

đề cập đến vùng đất An Giang trong mục “Trấn Vĩnh Thanh” Trong tác phẩm, những vấn

đề về địa giới, khí hậu, vùng đất, con người, sản vật, núi sông, thành quách của trấn Vĩnh Thanh là nguồn tư liệu đầu tiên về An Giang mặc dù trấn Vĩnh Thanh có địa giới rộng gấp 5

lần tỉnh An Giang hiện nay Ngoài ra, tác phẩm Gia Định thành thông chí còn ghi chép một

cách cẩn trọng và tỉ mỉ về quá trình khai phá mở mang vùng đất cực Nam Tổ quốc, việc bang giao với hai nước láng giềng Cao Miên, Xiêm La Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và việc Nguyễn Ánh khôi phục được địa vị thống trị của các chúa Nguyễn cũng được đề cập

Bộ Đại Nam thực lục được vua Minh Mệnh cho biên soạn vào năm 1821, cơ quan

chịu trách nhiệm là Quốc sử quán triều Nguyễn Bộ sách được viết theo quan điểm chính

thống của triều Nguyễn và theo lối biên niên Đại Nam thực lục gồm hai phần Đại Nam

năm 1777 (đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Huệ đem binh chiếm Gia Định ) Đại

khôi phục lại quyền lực), đến 1889 ( Đồng Khánh mất - hòa ước Patơnốt đã được kí kết)

Trang 9

Đại Nam thực lục được ghi chép khá tường tận về tất cả các phương diện quân sự,

chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tài chính, ngoại giao, khí tượng và các cuộc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Với nguồn tư liệu này tuy được viết chung cho cả nước nhưng có thể tìm được những tư liệu về lịch sử An Giang giai đoạn này trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Đặc biệt Đại Nam thực lục còn đề cập đến giai đoạn lịch sử 1858

khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1867 là thời điểm Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp Tình hình xã hội Việt Nam trong đó có An Giang được khắc họa khá đậm nét

Bộ Minh Mệnh chính yếu được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào năm 1837

Vua Minh Mệnh trực tiếp chỉ đạo về cả nội dung lẫn phương pháp ghi chép, chủ yếu là

những chỉ dụ của vua và những sự kiện xảy ra dưới thời Minh Mệnh Qua bộ sách, tài liệu

gốc về cuộc chiến đấu giữ nước chống lại quân Xiêm, cuộc đấu tranh chống cường quyền

của nhân dân An Giang được viết ở Quyển XX từ năm Minh Mệnh thứ tư đến năm Minh

Mệnh thứ mười tám được ghi chép tỉ mỉ, là nguồn tư liệu lịch sử chủ yếu trong luận văn của tác giả về vấn đề này

Địa bạ An Giang lần đầu tiên được xác lập vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1836 dưới

triều Minh Mệnh thứ 17 Địa bạ An Giang cố 43 tập bao gồm Đồng Tháp, Cần Thơ, An

Giang, Sa Đéc, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý báu để tôi có thể so sánh, đối chiếu những

vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu như địa danh, ruộng đất, thuế, cây trồng và những

vấn đề xã hội khác

Đại Nam nhất thống chí là bộ sách địa lí - lịch sử, được biên soạn vào năm Tự Đức

29 (1875) hoàn thành khoảng năm 1881 Tỉnh An Giang được viết trongquyển XXX, chia ra các mục như: ranh giới, hình thể tỉnh An Giang, ranh giới các huyện, phủ, các cơ quan tấn

sở trong bộ máy hành chính, thành trì, khí hậu, núi sông, phong tục, hộ khẩu, thuế ruộng, nhà trạm, chợ quán, thổ sản, đê đập, chùa miễu, nhân vật lịch sử Ở tất cả các mục Đại

chính trị, xã hội, nghệ thuật của tất cả các tỉnh từ Lạng Sơn đến Hà Tiên Đây là nguồn cứ

liệu mà tôi khai thác nhiều nhất, điều khó khăn là tỉnh An Giang ngày xưa địa giới không

Trang 10

trùng khớp với địa giới An Giang ngày nay nên trong quá trình nghiên cứu tôi phải giải quyết những chi tiết phức tạp về địa danh, về số liệu thống kê, về việc xác định địa bàn đang tìm hiểu có phải thuộc địa phận An Giang hay không

Như vậy thư tịch cổ viết về vùng đất An Giang tuy khá phong phú nhưng ghi chép

rời rạc, xen kẽ với nhiều sự kiện khác Cho đến nay, việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử vùng đất Nam bộ vẫn đang cần một tài liệu nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách hoàn

chỉnh lịch sử An Giang trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, vẽ nên được diện mạo

của vùng đất An Giang trên bình diện tổng thể Do vậy, các tài liệu nói trên vẫn là nguồn chính để tác giả luận văn có thể tra cứu, tham khảo, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu

Trong thời cận đại và hiện đại, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử An Giang

hoặc đề cập đến tỉnh An Giang đã được công bố

Vào những năm 1960, loại sách khảo cứu về các tỉnh thành xưa của Nam bộ được

xuất bản hàng loạt như Cần Thơ xưa, Vĩnh Long xưa, Hà Tiên xưa Tác phẩm Tân Châu

xưa của tác giả Huỳnh Minh đề cập đến một phần đất của tỉnh An Giang cũng ra đời trong

thời kì này Đây là loại sách chuyên khảo viết về vùng đất cù lao nổi tiếng, nơi định cư sớm

nhất của người Việt, nơi chúa Nguyễn đặt đạo Tân Châu để quản lí vùng đất mới tiếp quản này Tác giả Huỳnh Minh trình bày diện mạo vùng đất Tân Châu qua các mặt kinh tế, di tích, địa phận, tín ngưỡng, và nhân văn của vùng đất Tân Châu từ 1757 đến 1965, phần dành cho giai đoạn lịch sử 1757-1867 rất ít, nguồn tư liệu được thu thập chủ yếu phản ảnh

những hoạt động thủ công nghiệp của vùng đất này

đất An Giang trong đó có một số thông tin về đạo Bửu Sơn Kì Hương, Tứ An Hiếu Nghĩa được tìm thấy trong nội dung sách Điểm hạn chế lớn nhất của tác phẩm là mang màu sắc tôn giáo và đậm nét thần bí

Trang 11

Ngoài ra còn có những chuyên khảo, tập san Xưa và Nay, các tạp chí Bách khoa và

Phổ thông cũng thường đề cập đến lịch sử các vùng đất Nam bộ ở một góc độ, một mảng nào đó Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo rất quý

Vào thập niên 70 và 80, nhiều nhà sử học có tâm huyết công bố nhiều tác phẩm có giá trị, đi sâu về một vấn đề nào đó của lịch sử vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long

Phan Khoang có tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong, được viết vào những năm 1970

Tác phẩm này có nội dung chính là quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam thời chúa Nguyễn, tiến trình xác lập chủ quyền trên đất Nam bộ trong đó có An Giang

là một trong những tác phẩm nổi tiếng, được xuất bản vào năm 1973 Tác giả viết về cuộc đời và sự nghiệp của Thoại Ngọc Hầu, trong đó dành một phần khá lớn viết về những công trình đào kênh, mở đường, lập ấp ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu vào giai đoạn cuối thời Gia Long đầu thời Minh Mạng Qua tư liệu lịch sử này, ta phần nào hình dung được công

cuộc khai khẩn đất đai, định cư của lưu dân Việt

những bài viết về các vấn đề lịch sử của Nam bộ trong đó có những phần liên quan trực tiếp

đến An Giang như bài viết Đóng góp vài số liệu về vùng đất An Giang vào những năm cuối

trong từng thời điểm lịch sử, vạch ra các chặn đường phát triển của An Giang trong tiến

trình định cư, khai phá Hoặc trong bài viết Kinh Vĩnh Tế với công cuộc phát triển kỉnh tế,

đào kinh đã tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị của An Giang Nội dung bài Nguyễn Hữu Huân nhà yêu nước kiên cường bất khuất có trình bày

những điều phản ảnh con người của vùng đất An Giang

Trang 12

Trong quyển Đất Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đề cập đến nhiều vấn đề như đất

đai, thiên nhiên phong thổ, phong tục, tập quán của vùng đất Nam bộ và công cuộc khai

khẩn vùng biên giới Tây Nam

Giang từ khi mới hòa nhập vào lãnh thổ nước ta cho đến thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Những trang về An Giang của Ban khoa giáo tỉnh An Gang biên soạn mục tiêu chủ

yếu là viết về giai đoạn chống Mỹ cứu nước

này ta có thể hiểu phần nào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Chân Lạp vào khoảng thế

kỉ XV đến XIX

Từ góc nhìn về vai trò của quần chúng nhân dân, có nhiều công trình nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề với những mảng đề tài về

ruộng đất như: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, Những quan hệ sở hữu trong bộ phận ruộng

đất công làng xã trong nông thôn Việt Nam, Tình hình ruộng đất và đời sống nông dân dưới

Việc nghiên cứu lịch sử Nam bộ từ khoảng 20 năm trở lại đây thực sự đi vào chiều sâu, làm phong phú thêm nguồn tư liệu lịch sử

Hàng loạt các công trình nghiên cứu được công bố: Nước Chí Tôn, một quốc gia cổ

ở miền Tây sông Hậu của Lương Ninh, Văn hóa Óc Eo những khám phá mới, Khảo cổ học Đồng Nai, Văn hóa cổ Óc Eo và các văn hóa cổ ở Đồng bằng sông Cửu Long của Lê Xuân

Diệm, Đào Linh Côn, là nguồn tư liệu khảo cổ học quý giá về nền văn minh Phù Nam đã

từng tồn tại trên đất An Giang

Trang 13

Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân

Diệm, Mạc Đường nghiên cứu về các tộc người sinh sống trên vùng đất Nam bộ với phong

tục, tập quán, tín ngưỡng là nguồn tư liệu phong phú về văn hóa Các cộng đồng cư dân cùng sinh sống trên đất An Giang cũng được đề cập đến trong những tác phẩm chuyên khảo

như Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Văn Dốp, Một số tập tục của

người Chăm ở An Giang của Lâm Tâm , Người Khơme ở đồng bằng Nam bộ Những vấn

đề quen thuộc đã từng đề cập trước đây cũng tiếp tục được nghiên cứu và công bố với

những cách nhìn và quan điểm mới mang tính cập nhật cao như: Lễ Thành Hầu Nguyễn

bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, trên các báo chuyên ngành được công bố thường xuyên, các địa phương chí của nhiều tỉnh thành ở miền Nam được công bố, nhất là

cuốn Địa chí An Giang đang ở giai đoạn sơ thảo là những tư liệu phản ảnh quá trình

nghiên cứu có đề cập hoặc liên quan đến lịch sử An Giang, phản ảnh lịch sử nghiên cứu vấn

đề của đề tài luận văn này

4 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn có thể có những đóng góp mới như sau:

Qua việc phân tích, lí giải những tư liệu lịch sử về thực trạng vùng đất An Giang trước khi người Việt đến, luận văn góp phần khẳng định những đóng góp thực sự của người

Việt đúng như đã diễn ra

Luận văn trình bày có hệ thống lịch sử vùng đất An Giang từ 1757 đến 1867 về quá trình khai phá và định cư của con người trên vùng đất mới, quá trình xác lập và biến đổi thiết chế hành chính qua các thời kì lịch sử, những biến động chính trị ở vùng biên giới, phương thức sinh sống, đời sống tinh thần và mối giao lưu văn hóa của các tộc người Việt, Hoa, Khơme, Chăm qua đó có thể hình dung diện mạo của đất và người An Giang trong

thời kì lịch sử này

Trang 14

Trong quá trình giải quyết những vấn đề đặt ra, dựa vào nguồn thư tịch cổ, các tài

liệu viết về vùng đất này, một số tư liệu do các Acha (còn gọi là sãi cả, người trụ trì của chùa) vùng Tri Tôn, các Hakêm (người đứng đầu thánh đường Hồi giáo) ở Châu Giang và

kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong những năm gần đây, luận văn đã cập nhật kiến thức

về vùng đất An Giang hiện nay, góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thuộc giai đoạn lịch sử này

Việc tìm hiểu địa danh, so sánh, đối chiếu giữa địa danh An Giang xưa và nay cũng

là một đóng góp của đề tài

5 Ngu ồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng những nguồn sử liệu sau:

1 Nguồn sử liệu vật chất: Là những di vật trong nền văn hóa Óc Eo, những công trình kiến trúc như đền, đình, chùa, tháp, mộ được xây dựng trong giai đoạn 1757-1867 Đây là nguồn sử liệu có giá trị chân thực, phản ảnh hoạt động vật chất và tinh thần của người đương thời, qua đó tác giả luận văn có thể hình dung được trạng thái kinh tế, văn hóa

và đời sống cư dân, suy đoán về các mối quan hệ xã hội, quan hệ văn hóa, xác nhận những

sự kiện được ghi chép trong các tài liệu khác

2 Nguồn sử liệu từ những lễ hội: Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần của địa phương An Giang, tồn tại ở mỗi cộng đồng cư dân An Giang, người nghiên cứu qua đó có

thể hiểu biết về phong tục tập quán, mối giao thoa văn hóa của các cộng đồng cư dân Hoa -

Bửu Sơn Kì Hương, Tứ An Hiếu Nghĩa, các hình thức tín ngưỡng của các tộc người Việt,

Trang 15

Hoa, Chăm, Khơme trên đất An Giang Những nguồn tư liệu này tôi đặc biệt ghi nhận và sử

dụng trong luận văn của mình

4 Nguồn sử liệu thành văn: Đây là nguồn sử liệu từ các thư tịch cổ, các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo có vai trò quan trọng nhất trong nguồn tư liệu tham

khảo được sử dụng để hoàn thành luận văn Bên cạnh những tài liệu được trình bày ở phần

lịch sử nghiên cứu vấn đề và danh mục tư liệu tham khảo, những bài viết trong báo và tạp chí chuyên ngành, những bài phát biểu trong các cuộc hội thảo khoa học được công bố thường xuyên cũng là nguồn tài liệu mang tính cập nhật cao được sử dụng trong luận văn này

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

1 Phương pháp hệ thống hóa: Đặt An Giang trong bối cảnh chung của lịch sử dân

tộc, hệ thống lại những vấn đề được viết tản mạn, rải rác trong các tài liệu khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau, liên quan đến lịch sử An Giang Phương pháp hệ

thống hóa là cơ sở để trình bày những nội dung trong luận văn

2 Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận văn đã tiếp xúc với những di tích lịch

sử được công nhận có trong giai đoạn lịch sử 1757-1867, sưu tầm tài liệu trong các chùa Khơme, thánh đường Hồi giáo Chăm, chùa Phy Lai nơi khai sinh đạo Tứ

An Hiếu Nghĩa, thư viện của các nhà thờ Thiên chúa giáo , sống trong các phum người Khơme, phalay của người Chăm để hiểu về phong tục tập quán, cách sinh

Trang 16

4 Đồng thời với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành học là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, tôi còn dùng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhằm nêu bật nội dung

cốt lõi, bản chất của sự vật, sự việc, cố gắng trình bày lịch sử như nó đã từng diễn

ra

6 B ố cục của luận văn

Luận văn gồm 200 trang Phần nội dung chính là 147 trang, trong đó gồm phần mở đầu 13 trang, kết luận 7 trang, tài liệu tham khảo 5 trang, phần phụ lục 28 trang Luận văn được chia làm 3 chương

Chương 1: Vùng đất An Giang từ thế kỉ thứ 1đến trước năm 1757

Chương 2: Diện mạo của vùng đất An Giang (1757-1867)

Chương 3: Đặc điểm của con người An Giang (1757-1867)

Trang 17

CHƯƠNG 1:VÙNG ĐẤT AN GIANG TỪ THẾ KỈ 1 ĐẾN NĂM

1757

1 1 Sơ lược quá trình thành tạo và phát triển địa chất

Lịch sử trái đất và sinh vật sống trên trái đất chia làm 5 đại: Đại Thái cổ (3.500 triệu năm trước đây - kéo dài 900 triệu năm), đại Nguyên Sinh (2.600 triệu năm trước đây - kéo dài 2.030 triệu năm), đại Cổ Sinh (570 triệu năm trước đây - kéo dài 340 triệu năm), đại Trung Sinh (230 triệu năm trước đây - kéo dài 150 triệu năm), đại Tân Sinh (70 triệu năm trước đây)

Đại Thái cổ và đại Nguyên Sinh kéo dài 2.930 triệu năm, khi đó lớp vỏ trái đất chưa

ổn định, hầu như không có di tích, do sinh vật trong giai đoạn này là loài nhuyễn thể khi

Đại Trung sinh chia làm 2 kỉ: Kỉ Tam Điệp (đất đá 3 lớp), kỉ Phấn Trắng (vỏ con trùng

lỗ khi chết vôi lắng đọng bao phủ bề mặt trái đất) Sinh vật chiếm ưu thế là các loại cây hạt

trần như trám, thông, các loại động vật như bò sát khổng lồ

Trong Đại Tân Sinh có ba kỉ: Palêôgen, Nêôgen (còn gọi chung là kỉ Đệ Tam), Antrôpôgen (còn gọi là kỉ Đệ Tứ hay kỉ Nhân Sinh) Kỉ Palêôgen, Nêôgen là giai đoạn đại

phồn thịnh của thực vật hạt kín, động vật có sâu bọ, chim thú, động vật Cuối kỉ Đệ Tam vượn cổ xuất hiện, đầu kỉ Đệ Tứ loài người xuất hiện trên trái đất

Trong mỗi kỉ có nhiều thế, kỉ Đệ Tam có 5 thế: Thế Palêôxen (Cổ Tân) trái đất đóng băng ở phía Bắc, phía Nam ấm áp, thế Êôxen (Thủy Tân) trái đất nóng lên, thực vật hạt kín phát triển khắp nơi cùng với các loại thú, lớn nhất là loài khủng long, thế Ôligôxen (Tiệm

Trang 18

Tân) dạng vượn người cổ phát triển, thế Miôxen (Trung Tân - thế thứ 4 cách đây khoảng 5 triệu năm) vượn người phát triển, thế Pliôxen (Thượng Tân - thế thứ 5 cách đây khoảng 1,8 triệu năm) trái đất trở lạnh, người vượn xuất hiện

Trong kỉ Đệ Tứ có 2 thế: Thế Plêixtôxen (Cánh Tân - cách đây khoảng 0,01 triệu năm)

thời kì băng hà, loài người Homosapiens xuất hiện, thế Hôlôxen (Toàn Tân - cách đây khoảng từ 11.000 năm đến 6.000 năm) thời kì sau băng hà, băng tuyết tan chảy

Nằm trong lịch sử địa chất như đã trình bày, sự thành tạo và phát triển địa chất để lại

dữ liệu trong các lớp trầm tích cho thấy rằng: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng vào đầu thế Pliôxen (Thượng Tân) cách đây khoảng 1,8 triệu năm, lúc trái đất trở lạnh, người vượn xuất hiện thì ở vùng đất Đồng bằng sông cửu Long hiện nay, hàng

loạt các hoạt động tân kiến tạo đã làm vỏ trái đất ở đây bị nứt nẻ Kết quả của các hoạt động này là sự hình thành hai khối nâng lớn: khối nâng Nam Trung Bộ và khối nâng Campuchia

Giữa hai khối nâng này là khối sụt lún Vùng đồng bằng Nam Bộ hiện nay nằm trong vùng trũng rộng lớn đó Vận động tân kiến tạo này còn tạo ra một hệ thống đứt gãy tạo lòng cho

hệ thống sông Cửu Long hình thành và phát triển

Vùng trũng này bị sụt lún từ từ, nước biển tiến vào biến nó thành một vịnh biển mênh mông gần suốt thế Pliôxen Dấu tích của thời kì biển tiến này còn để lại là vết sóng biển, các thềm biển cổ ở những vùng quanh núi Câm, núi Dài, núi Phú Cường và nhóm đất trầm tích mà ngày nay thường gặp trên bề mặt đất ruộng ở vùng Vĩnh Gia, Lạc Quới (An Giang)

Tại Long Xuyên lớp trầm tích này được tìm thấy ở độ sâu 30 m đến 40 m

Cuối thế Pliôxen đầu kỉ Đệ Tứ thế Plêixtôxen cách đây khoảng 1 triệu năm, đồng

bằng Nam Bộ hiện nay được giải phóng khỏi lớp nước sâu Thời kì biển thoái kéo dài suốt

thế Plêixtôxen (Cánh Tân) tức suốt thời kì băng hà khi người hiện đại (HomoSapiens) xuất

hiện

Cách nay khoảng 400.000 năm mực nước biển ở độ cao trên 100 m so với hiện nay, đến thời kì cách nay khoảng 100.000 năm nước rút xuống thấp khoảng 50 m so với mực

Trang 19

nước biển hiện nay, cách nay khoảng 11.000 năm mực nước biển rút xuống đến mức thấp

nhất, dưới mức nước biển hiện nay khoảng 100-120 mét Nước biển hạ thấp để lộ một vùng đất rộng lớn, một dải lục địa, đó là lục địa Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, các

quần đảo Inđônêxia, Philippin nối liền nhau Đường bờ biển ở tận Nam Philippin, Inđônêxia Và do vậy những dấu vết văn hóa của người tối cổ trên con đường từ lục địa ra

hải đảo được phát hiện ở nhiều nơi

Trong giai đoạn này An Giang nói riêng và cả một vùng lãnh thổ rộng lớn từ biên giới

Việt Nam - Campuchia đến tận bậc thềm biển Đông nói riêng chịu ảnh hưởng của quá trình xâm thực bào mòn Điều này được khẳng định dựa vào lớp trầm tích rừng sú vẹt và cả đầm

lầy nước ngọt bị chôn vùi bên dưới lớp trầm tích biển hiện tại Hệ thống đứt gãy đã tạo lòng cho hệ thống sông Cửu Long hình thành và phát triển trong giai đoạn trước trong giai đoạn này đã hình thành nên các thung lũng sông cổ Giai đoạn này được đánh dấu bằng một bề

mặt phong hóa, xâm thực mà ngày nay thường gặp ở An Giang tại độ sâu từ 30 m đến 50 m

Ở kỉ đệ Tứ, thế Hôlôxen (Toàn Tân) thời kì sau băng hà cách đây khoảng từ 11.000 năm đến 6.000 năm Băng tan chảy, mực nước biển dâng lên, biển tiến dần vào đồng bằng và tràn vào những nơi có địa hình thấp hình thành một chế độ biển nông ven bờ Vào giữa Hôlôxen, biển tiến cực đại trên toàn đồng bằng để lại trên vách đá vôi vùng Hà Tiên một vết khuyết ngang ở độ cao 4-5m - đó là vệt tích mài mòn của sóng biển khoét sâu vào đá tạo thành các hang gọi là hang chân sóng Cả vùng An Giang đều bị ngập trong nước biển ngoại

trừ một số vùng đồi núi ở Tri Tôn, Tịnh Biên Cảnh quan lúc bấy giờ của cả An Giang là các vùng biển nông xen với vũng vịnh và đầm lầy mặn mà dấu vết còn để lại là các mỏ sò ở

Vọng Thê được xem là sinh sống trong giai đoạn biển tiến Hôlôxen có niên đại được xác định là cách nay từ 4.870 năm đến 5.600 năm Vùng Bảy núi, núi Ba Thê, núi Sập, núi Sam (là hòn Sam trước đây nằm giữa biển) có nơi còn vết tích bị sóng biển vỗ mòn cao khoảng 4 đến 5 mét

“Sau khi đạt mức cực đại, mực nước biển đứng lại trong một thời gian, sau đó hạ

xuống dần để lại trong vùng An Giang một lớp trầm tích bùn nhão màu xám xanh mà hiện

Trang 20

được tìm thấy ở vùng núi Chốc, Ba Thê, xung quanh núi Cô Tô, kênh Trà Sư Tầng trầm tích biển Hôlôxen này có nơi nằm cách mặt đất hiện tại 10 m, nhưng cũng có nơi chỉ cách vài mét, thậm chí có nơi chỉ vài tấc như ở vùng Vọng Thê, núi Chóc, Tân Tuyến Cũng trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của quá trình lui dần của biển và đặt biệt là hoạt động

mạnh mẽ của hệ thống đứt gãy sông Tiền, sông Hậu nên nhiều dòng sông đổi dòng chảy sang hướng Đông để lại nhiều dòng sông chết mà ngày nay được gọi là sông cổ Dấu tích

của sông cổ được thể hiện rất rõ ràng bằng lớp trầm tích giàu hữu cơ xen với các vỉa than bùn khá rộng lớn ở phía Tây An Giang” [14, 150]

Cách đây khoảng 4.000 năm, biển tiếp tục lùi Biển càng lùi, hoạt động bồi lấp của sông Tiền và sông Hậu càng mạnh Đồng bằng sông cửu Long hình thành do được bồi lấp

vì cuộc hành trình dài bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đến Việt Nam - chặng cây số thứ

bốn ngàn, sông MêKông kéo theo một khối lượng rất lớn chất rắn - cát, đất sét tích, những

vật liệu này tích tụ lại trong lòng các nhánh sông, hoặc trong biển Tại đó, chúng tạo thành

những bãi bùn lầy ven biển, bị nhấn chìm dưới nước thủy triều định kì

Những khu vực đầm lầy này dần dần bị xâm chiếm bởi một loài thực vật thân cứng,

mọc dày đặc và rất thích hợp với thủy triều và nước mặn - rừng sú vẹt Chính rừng sú vẹt này sẽ cố định và củng cố bùn để trở thành vùng đất ổn định Vùng châu thổ cứ thế tiến dần

ra biển Bên cạnh đó với khối lượng phù sa lên tới 1.000 triệu tấn/ năm, gấp 7,8 lần tổng

khối lượng phù sa sông Hồng Một phần phù sa theo lũ tràn bờ đi vào đồng nội, phần chủ

yếu đưa ra cửa sông, bồi tụ vùng ven biển trên lớp trầm tích hỗn hợp giữa sông và biển nhất

là lưu vực từ sông Hậu đến Tri Tôn và Tịnh Biên Qua hàng ngàn năm tranh chấp với sóng

biển: Sông đưa phù sa ra biển, biển tác động lại bằng thủy triều và dòng biển ven bờ, những vùng đầm lầy được bồi đắp, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mênh mông phù sa màu

Trang 21

bồi nhiều thành vùng đất cao, xa sông bồi ít hình thành các ô trũng, ao , hồ, đầm lầy Vùng nước chảy xiết ít bồi tụ bằng vùng nước chảy chậm Bộ mặt đồng bằng An Giang trở nên lồi lõm với các gò đất cao hẹp kéo dài, các cù lao mới hình thành do bồi lắng, các vùng trũng

thấp rộng lớn vừa nhiễm phèn vừa nhiễm mặn mà vết tích lớn nhất là tứ giác Long Xuyên, Châu Đốc, Kiên Giang, Đồng Tháp Mười Hình ảnh nay còn lưu dấu dưới ngòi bút của

Trịnh Hoài Đức trong tác phẩm Gia Định Thành thông chí “ao chằm dăng ngang” “sông

suối dọc ngang la liệt” [8,78]

Nhìn vào lược đồ biển tiến, biển thoái, các lòng sông cổ, các vùng đất cổ và đất bồi tích của GS.TS Trần Kim Thạch [phụ lục trang 172] ta thấy rõ quá trình hình thành châu thổ

của sông Cửu Long vào thời đại trước công nguyên: biển tiến, biển thoái vẫn uy hiếp toàn

tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương hiện nay với độ cao từ 10m đến 200m chứ chưa chinh phục được vùng thấp, vùng đồng bằng sông Cửu Long có độ cao từ 1 đến 2 m so với

mực nước biển

Với trình độ sản xuất còn thấp, người tiền sử ở Đông Nam bộ (thuộc chủng Inđônêdiêng nói tiếng Môn-Khơme cổ đại) chưa thích ứng với môi trường thiên nhiên chưa

ổn định - vùng đất địa dư quá thấp, nhưng chinh phục vùng đất mới bồi lấp luôn là mục tiêu

của cư dân Đông Nam bộ Trong khoảng thời gian từ 500 năm trước công nguyên cho đến khoảng đầu công nguyên, khi mực nước biển rút sâu hơn nữa thì dấu vết những vùng quần

Trang 22

cư của họ đến tận một số vùng ven biển thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Trong đó có một nhánh đến An Giang, Kiên Giang, sau này đọng lại ở Óc Eo, là cư dân của “nước Chí Tôn”

- Naravara Nagara mà có lẽ là bộ phận chính của cư dân vương quốc Phù Nam” [27, 19] Bên cạnh chủng Inđônêdiêng nói tiếng Môn-Khơme Đông Nam Bộ, tại những vùng đồi núi

đá tại Châu Đốc đã phát hiện những công cụ đá mài, dấu tích của người tiền sử Khơme cực Nam

Do vậy, khi châu thổ sông Cửu Long hình thành, người tiền sử ở Đông Nam Bộ, người Chăm, bộ phận cực Nam của người Khơme hoặc các tộc người ở quần đảo Inđônexia, Mã Lai thiên di đến, chọn vùng đất này làm địa bàn sinh tụ Cư dân đầu tiên của vùng đất này là ai? Các cư dân Mã Lai đa đảo thiên di đến hay người bản địa Họ là người Chăm hay người Khơme, hay cả Chăm và Khơme, hoặc một tộc người nào đó nay đã bị diệt vong từng sống trên những vùng đất hẹp và tiến về đồng bằng là mục tiêu để sinh tồn? Tất cả đều chưa thể

khẳng định một cách chắc chắn, nhưng điều có thể kết luận là vùng đồng bằng Nam bộ là vùng đất trẻ, đến những thế kỉ đầu công nguyên thiên nhiên mới mở ra những điều kiện tương đối thuận lợi cho cuộc sống con người, tiếp nhận các cộng đồng cư dân vì một lý do nào đó phải thiên đi tìm đất sống Tất cả chưa thật thống nhất, nhưng sự tồn tại của vương

quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo - (Vọng Thê, An Giang) nổi tiếng trong lịch sử cổ đại Đông Nam Á là một điều có thực, đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa lịch sử _ Có dấu chân người_ có dấu vết khai phá của vùng đất Tây Nam Bộ nói chung, mà An Giang là trọng điểm

1.2 Di ện mạo chính trị, kinh tế, xã hội

1.2.1 Th ời kỳ từ thế kỉ thứ I - giữa thế kỉ thứ VII: thuộc lãnh thổ của vương quốc

Phù Nam

Đây là quốc gia cổ ra đời sớm ở Đông Nam Á Lịch sử viết về vương quốc Phù Nam được ghi chép trong các thư tịch cổ Trung Hoa là sớm nhất, do hai sứ thần Trung Hoa tên là Khang Thái và Chu Ứng sang thăm nước này vào giữa thế kỉ thứ III sau công nguyên Sau

Trang 23

đó, nhiều nhà khoa học phương Tây từ hơn một thế kỉ nay và hiện nay nhiều nhà nghiên

cứu khảo cổ học Việt Nam đã cố gắng xây dựng lại lịch sử của vương quốc này không chỉ

bằng thư tịch cổ, bi kí mà còn tiến hành nhiều cuộc khai quật khảo cổ Đến những năm 40

của thế kỉ XX với cuộc khai quật của nhà khảo cổ học người Pháp Malleret, những dấu vết

vật chất của văn hóa Phù Nam được phát hiện lần đầu tiên ở Óc Eo (An Giang), sự tồn tại

của vương quốc này được khẳng định

Hiện nay số lượng di tích thuộc nền văn hóa này ở Việt Nam đạt gần 90 địa điểm từ châu thổ thấp miền Tây sông Hậu đến vùng cao miền trung lưu sông Đồng Nai [phần phụ chú trang 174] trong đó tỉnh An Giang được xem là địa bàn trọng điểm tập trung nhiều nhất các địa điểm khảo cổ [phần phụ chú trang 175] ở Campuchia vùng trung tâm vương quốc Phù Nam có thể gắn liền với những di tích Angko Borei, Phnom Da, Ba Phnom, Sambor Preikuk ở mạn Đông Nam lãnh thổ Campuchia Từ những kết quả khai quật khảo cổ học, các nghiên cứu của các nhà sử học, các chuyên gia bảo tồn bảo tàng về văn hóa Óc Eo khôi

phục lại diện mạo của một nền văn minh cổ đã bị chôn vùi dưới lớp bụi thời gian hàng nghìn năm, càng gợi mở nhiều nhận thức mới về các qui luật phát triển lịch sử, xã hội trên vùng đất Nam bộ trong đó có An Giang

Phù Nam là cách phát âm theo tiếng Trung Quốc, có lẽ xuất phát từ hai chữ được phiên âm từ tiếng Môn-khơme cổ “B'iu-nam”, ngày nay đọc là “phnom” (có nghĩa là núi )

mà ra Các vua Phù Nam đều lấy vương hiệu là “Kurung ETiunam” có nghĩa là “vua núi” Theo D.G.E Hall, vương quốc này có vùng định cư ban đầu nằm dọc theo sông Mêkông từ Châu Đốc đến Phnôm Pênh [13,50] Trong một thời gian nhất định, thủ đô của Phù Nam là Vydhapura, hay “thành phố của những người thợ săn” nằm gần đồi Ba Phnom

và làng Banam hiện nay thuộc tỉnh Preiveng của Campuchia Điều này căn cứ vào minh văn trong ngôi chùa Chakret dưới chân núi[59,93]

Thư tịch cổ Trung Hoa - bộ sử Lương Thư (năm 502-556) viết về vị trí nước Phù Nam

“Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phía Tây biên Nước

Trang 24

cách Nhật Nam chừng 7.000 hải lí và cách Lâm Áp chừng hơn 3.000 hải lí về phía Tây Nam Đô thành cách biển 500 hải lí Một con sông lớn từ Tây Bắc chảy về phía Đông và đổ

ra biển Nước rộng hơn 3.000 hải lí Đất thấp và bằng phẳng Khí hậu và phong tục đại thể

giống Lâm Áp” [13,54]

Thủy tổ dựng nước Phù Nam là Kaundinya (âm Phạn, âm Hán - Việt là Hỗn Điền,

âm La Tinh là Hun-t'ien ) Ông là người nước ngoài, có thể đến từ Ấn Độ, được dẫn dắt tới vương quốc tương lai của mình, định mệnh của mình, bằng một giấc mơ, được thần linh cho

một cây cung và dặn đi thuyền ra biển Sau thời gian dài lênh đênh Kaundinya đến bên ngoài thành Phù Nam Nước Phù Nam lúc đó do một phụ nữ làm vua là Sôma (tức Liễu

Diệp âm Hán -Việt, Liuyeh âm LaTinh) Nàng trẻ khỏe như một chàng trai Trong lúc giao tranh, nhờ có tên thần Kaundinya trương cung bắn Mũi tên xuyên qua mạn thuyền bay tới

gần Sôma, cả sợ Sôma xin thần phục Kaundinya dạy Sôma khoác tấm vải để che thân Chàng lấy Sôma làm vợ và cai quản vương quốc Kauundinya dạy cho dân ngôn ngữ, văn tự Sankrit, luật pháp [59,13] và tổ chức nhà nước theo chế độ “quân chủ chuyên chế dựa trên

nền tảng liên minh giữa quí tộc với quan liêu chịu ảnh hưởng chi phối của quan hệ cộng đồng làng xã “[2,134]

Từ khi dựng nước Phù Nam, Phù Nam có khoảng 13 đời vua, ba triều đại, bắt đầu thành lập vào khoảng đầu thế kỉ thứ I diệt vong vào khoảng giữa thế kỉ thứ VII Triều đại đầu tiên gồm 4 đời kế tiếp nhau: Hỗn Điền, con (không rõ tên), Hỗn Bàn Huống, Hỗn Bàn Bàn Tiếp đó một viên tướng lên ngôi, lập nên một triều đại mới gồm bốn đời vua: Phạm Sư

Mạnh, Phạm Chiên, Phạm Tràng, Phạm Tầm, vương triều này bắt đầu khoảng 220 kết thúc khoảng 280 Vương triều thứ ba được nói đến sau một thời gian ngắt quãng là một vương triều được thành lập với sự tham gia cua một người Ấn Độ là Trúc Chiên Đàn (năm 357)

Kiều Trần Như, Sriđravacman (424 trước 438), Giayavacman (483-514), Ruđravacman (514 - cuối VI) Sau đó nước Phù Nam bị một nước khác ở phía Bắc - Vương quốc Chân

Lạp của người Khơme - đánh bại vào khoảng từ cuối thế kỉ thứ VI, vua Phù Nam chạy đến

Trang 25

cảng Nagarava (An Giang - Châu Đốc ) lưu trú đến gần giữa thế kỉ thứ VII Lịch sử Phù Nam đến đây chấm dứt

Về sự kiện này, D.H.E Hall viết “Fan Shih-man là một nhà chinh phục vĩ đại Đức vua

mở rộng quyền lực của mình đến mức được mang danh hiệu là Đại vương Ông đã xây dựng

một hạm đội khống chế vùng biển Ông đã tấn công 10 vương quốc Các nước chư hầu của ông có lẽ bao gồm hạ lưu sông Mêkông và Tông tê Sáp ” [10,53] Sự kiện Chân Lạp bắt đầu chinh phục Phù Nam diễn ra vào giữa thế kỉ thứ VI “Họ vua Chân Lạp là Tchali, tên riêng là Tchơtôsơna Tổ tiên đã dần dần làm cho nước trở nên phú cường Tchơtôsơna chiếm được Phù Nam và bắt thần phục ” “Vua đóng ở thành Đặc Mục Thành ấy bị Chân

Lạp đánh bất ngờ và phải dời đến thành phố Na Phất Na ở phía Nam ” [58,49]

Văn bia ở Baksây Chamkrong xác nhận là đến đời vua Chân Lạp Bavavácman đã

“bành trướng dần dần thế nước thành quốc gia hùng mạnh” và “với sức mạnh của mình đã vượt khỏi ranh giới của tổ tiên” [38,80], “đã giải phóng người dân bản xứ khỏi xích xiềng

của sự lệ thuộc ngoại bang” [58,47] Cũng theo văn bia, Bhavavacman là người chính thức sáng lập vương triều mới và xác lập quốc gia Khơme miền Bắc hay vương quốc Campuchia

sơ kì và lấy tên mình để gọi tên nước_nước Bơ-ha-va Ông là người kết hợp dòng dõi thần

mặt trời của vương triều Chân Lạp với dòng dõi mặt trăng của vương triều Phù Nam Niên

biểu muộn nhất của ông vua này được biết hiện nay là 598 Ông được người em trai tên là Sitơra sêna (hay Mahenđravarman) giúp đỡ đem quân tiến dọc theo thung lũng sông Mêkông đánh Phù Nam, tấn công kinh đô (tài liệu cổ gọi tên là Đặc Mục) Vua Phù Nam

phải chạy lánh nạn xuống miền Nam, trú ngụ ở tiểu quốc Naravara (Chí Tôn) được mấy

chục năm Con trai Sitơrasêna là Isanavacman ở ngôi khoảng 620-650 đã tiếp tục công cuộc chinh phục miền Nam, tiến đánh vua Phù Nam tận Naravara mà kinh đô nước này có thể là địa điểm Ba Thê - Óc Eo, xã Vọng Thê - An Giang ngày nay Vua Phù Nam và cả Naravara thuộc “dòng vua núi” (Sailendra) nên Isanavacman kể trong bia là đi đánh các vua núi Kể

từ đó nước Chân Lạp được mở rộng, phía Bắc giáp sông Mun, phía Nam giáp vùng Tônglêsap, phía Đông giáp dãy Trường Sơn

Trang 26

Về lịch sử vùng đất An Giang từ thế kỉ thứ I đến thế kỉ VII quan điểm của giáo sư Lương Ninh cho rằng An Giang là một trong những địa điểm quần cư quan trọng thuộc lãnh

thổ quốc gia Naravara hay còn gọi là nước Chí Tôn ở miền Tây sông Hậu Tác giả viết

“những cuộc khai quật khảo cổ tiến hành trong những năm 40 và đầu những năm 80, phát

hiện nhiều di vật và dấu vết một thành thị - hải cảng ở Vọng Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) trên địa điểm Ba Thê, Óc Eo bắt đầu hoạt động từ khoảng thế kỉ I-II Phát hiện này cùng với tài liệu bi kí được phân tích trong quá trình nghiên cứu những năm qua đã cho phép đoán định về sự tồn tại của một quốc gia cổ trên miền Tây sông Hậu (Địa phận An Giang - Kiên Giang Việt Nam) Tên gọi của quốc gia này là nước Na-ra-ya-ra (Naravara_nagara_ nước Chí Tôn ) và cư dân của nó là người Malayô Pôlynêđi, hay người Chăm” [38,76]

Là một đại cường quốc trong lịch sử Đông Nam Á cổ đại Thời kì phồn thịnh từ thế kỉ III đến thế kỉ V, vương quốc Phù Nam chiếm cả một vùng đất rộng lớn từ đồng bằng sông

Cửu Long đến Nam Trung Bộ, cả vùng trung lưu sông Mê Kông, qua thung lũng sông Mê Nam, xuống tận bán đảo Mã Lai Nhưng ở buổi đầu - những thế kỉ đầu công nguyên - các nhà nghiên cứu đa số cho rằng không thể hình dung nước Phù Nam như một đế quốc rộng

lớn thống nhất, hay là một vương quốc có tổ chức chặt chẽ mà là một tập hợp các tiểu quốc thuộc các tộc người khác nhau, vì miền Nam Đông Nam Á lục địa châu Á là nơi sinh sống

của nhiều tộc người Các tộc người này dựa trên sự trao đổi văn hóa và trình độ kinh tế của

thời đại đồng thau và sắt sớm, đã hình thành nên một số quốc gia sơ kì hoặc địa điểm quần

cư quan trọng như người Pruy ở lưu vực sông Irrawaddy và Sittang, người Môn-Khơme ở lưu vực sông Sêmun đến Biển Hồ hình thành những tiểu quốc như: Sresthapura ở vùng Bassak, Isanapura ở vùng Compôngthom, Sambơhupura ở vùng Bắc Kratiê

Như vậy có thể đã từng tồn tại vương quốc Naravara còn gọi là nước Chí Tôn trong

buổi bình minh của lịch sử ở vùng đất miền Tây sông Hậu Khởi đầu nước Chí Tôn mạnh hơn Phù Nam về kinh tế với thương cảnh Óc Eo Phù Nam thiện chiến hơn với điểm xuất phát là “thành phố của những người thợ săn” không phải là trung tâm kinh tế lớn mà là

Trang 27

mảnh đất của những người thợ săn, nơi có tinh thần thượng võ và chế tác vũ khí phát triển Chính từ đây Phù Nam với quân đội lớn mạnh dần khống chế các nước xung quanh, kể cả

những nước có nền kinh tế mạnh hơn nhưng yếu hơn về quân sự như Bassak, Nagarava Khi trở thành một tiểu quốc của Phù Nam, nước Chí Tôn với thương cảng Óc Eo - An Giang trở thành đầu mối giao thông thương mại, là trung tâm tiếp nhận văn hóa nước ngoài

nhất là của Ấn Độ vào Phù Nam Đến khoảng thế kỷ thứ VII vùng Thoại Sơn ngày nay, nơi Malleret từng khai quật đến 30 điểm khảo cổ nơi được mệnh danh là Hoàng cung của vương quốc Phù Nam trở thành nơi trú ẩn cuối cùng của vua Phù Nam trên bước đường lưu vong

1.2.2 Th ời kỳ từ giữa thế kỉ VII - giữa thế kỉ XVIII: thuộc lãnh thổ của vương

qu ốc Chân Lạp

Cùng với việc Chân Lạp giành được độc lập, Phù Nam trở thành lãnh thổ của Chân

Lạp vào khoảng giữa thế kỉ thứ VII An Giang với thương cảng Óc Eo, thương cảng lớn

nhất Đông Nam Á thời đó bị hủy hoại, bị tàn phá đột ngột Đến bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng cho vấn đề này

Giả thuyết được đặt ra là biển dâng cao trở lại làm cả vùng đồng bằng sông Cửu Long

bị ngập từ 0,8-l mét dưới mực nước biển Giả thuyết này dựa vào nghiên cứu của Georgette Delibrias và Henri Fontaine về sự dao động mực nước biển trong giai đoạn cách đây 1000-1200 năm [14,32]

Giả thuyết thứ hai là sau khi chiếm được Phù Nam công cuộc Nam tiến của dân tộc Khơme, sự lan tỏa của văn hóa Khơme, hình thành bộ phận Khơme phía Nam trên lãnh thổ nước Phù Nam cũ bắt đầu Nhưng do hạn chế của bản thân, người Khơme vẫn dừng lại trên

những thềm đất cao như Takeo (cụm di tích Angkor Borey), Prây-veng (cụm di tích Ba Phnom) [bản đồ trang 173], sinh sống ở một số địa điểm cũ có điều kiện thuận lợi được

mệnh danh là cánh cung thịnh vượng [bản đồ trang 173] nơi đất đai màu mỡ, giàu tài nguyên thiên nhiên

Trang 28

Giả thuyết thứ ba là hải cảng này đã bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh Chân Lạp - Phù Nam trong nửa cuối thế kỉ thứ VII và kéo dài sang thế kỉ thứ VIII vì theo nhiều minh văn cổ tìm thấy trong vùng hạ lưu sông Cửu Long, thế kỉ thứ VIII là thời kì tranh giành quyền lực quyết liệt vì sau một thời gian bị Chân Lạp thôn tính các quí tộc Phù Nam đã xác lập lại quyền lực của mình Chiến tranh, tranh chấp diễn ra liên tục, đến năm 713 Campuchia chia làm hai nước Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp Sử nhà Đường (618-907) viết về sự kiện này “ít lâu sau năm 706, Vương quốc Chân Lạp chia làm hai và trở lại thời kì chiến tranh, trước khi thống nhất, do các quốc vương Phù Nam và các quốc vương đầu tiên của Chân

Lạp Phân nửa về phía Bắc có nhiều núi non và thung lũng gọi là “Lục Chân Lạp” hay

“Chân Lạp miền thượng”; phân nửa về phía Nam có biển bao bọc và nhiều ao hồ gọi là

“Thủy Chân Lạp” hay “ Chân Lạp miền hạ” [18,48] Tình hình khủng hoảng về chính trị và

rối ren về xã hội thêm đậm nét khi nước Kalinga (Java) tấn công nhiều nước Đông Nam Á Đến năm 774 tấn công Thủy Chân Lạp, tiến tới kinh đô miền Nam là Sam-bhu-pura, đặt ách

thống trị đến năm 802

Cuộc khủng hoảng diễn ra gần một thế kỉ với xung đột nội bộ và sự tàn phá của người Java làm cả vùng đồng bằng Nam bộ trở nên hoang phế Thêm vào đó đại bộ phận cư dân Óc Eo có thể đã trở về địa bàn xuất phát ban đầu ở vùng đồi gò, cao nguyên, rừng rậm Vùng đất An Giang thật hoang vắng vì đây là vùng trũng, nhiễm phèn nặng, không có dấu chân người, đã trở thành một vùng rừng rậm sú vẹt bạt ngàn, một vùng trũng mênh mông

với đầy thú dữ, muỗi, vắt, cá sấu Bộ mặt cực thịnh như trước đã là dĩ vãng, chủ nhân của

nền văn hóa Óc Eo không còn nữa, không để lại dấu tích về sự tiếp tục có mặt của họ ở vùng đất thấp này Các công trình văn hóa Óc Eo bị lãng quên, bị vùi lấp trong lòng đất trên

những vùng phèn rộng mênh mông

Đến năm 802 vua Jayavarman II giải phóng được đất nước, mở ra thời kì lịch sử mới

Thời kì văn minh Ăngco huy hoàng, thời kì thống nhất và thịnh đạt của vương quốc Campuchia với tâm điểm là vùng Tây Bắc (Xiêm Riệp) với kinh đô là Yasodharapura Từ

đó điểm quần cư quan trọng chủ yếu tập trung ở kinh đô cổ Ăngco Vát và Ăngco Thom xa

Trang 29

hẳn vùng hạ lưu sông Mekông Với dân số Khơme ít ỏi dù đang thời kì cực thịnh - thời trị vì

của Jayavarman XII (1181-1201) “tổng số nhân khẩu chắc chắn không thể lên tới con số 1 triệu” [38,122] Và vùng cánh cung Đông Bắc biển hồ với nền kinh tế được miêu tả là

“ruộng đất dư dật”, “gạo rất dễ tìm”, trong việc mua bán, đóng thuế “người ta trả bằng gạo” Điều kiện sống quá dễ dàng nên việc cải tạo môi trường tự nhiên, khai khẩn đất hoang hầu như không bao giờ nhắc đến, mà chỉ “tính thời tiết lúc nào lúa chín và nơi nào ngập nước thì tùy đó mà gieo trồng” “ngoài ra có một loại ruộng thiên nhiên lúa mọc thường xuyên không

cần gieo trồng” [38,109] vùng đất An Giang nhiễm phèn, ngập nước, trũng thấp tiếp tục bị

bỏ quên thêm vài thế kỉ

Đến thế kỉ XIII, người Khơme đã có mặt rải rác ở nơi này nơi khác nhất là vùng núi

và những giồng đất cao ven sông Tiền sông Hậu, hoặc các cù lao màu mỡ trên sông, nhưng vùng đất này đã trở thành hoang vu Trong thời đại Ăngkor huy hoàng bộ mặt hoang vu của đồng bằng sông Cửu Long được Châu Đạt Quan là sứ thần nhà Nguyễn sang kinh đô Ăngkor thời vua Xudravacman, vào cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV (1296) miêu tả trong

hồi kí

Cảnh quan của đồng bằng sông Cửu Long dọc theo con đường thủy mà ông đi qua khi thuyền từ biển tiến vào theo cửa sông Tiền, qua Mỹ Tho, đi dọc theo địa giới An Giang (nằm dọc theo sông Tiền) - Tân Châu - Tôngtêsáp - tiến vào kinh đô Chân Lạp “Thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới của xứ Chân Lạp Đoạn từ Chân Bồ theo hướng Khôn Thân chúng tôi đi ngang qua biên giới Côn Lôn và vào cửa sông Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta

chỉ có thể vào cửa thứ tư, các bãi khác có nhiều bãi cát, thuyền lớn không đi được Nhìn lên

bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không

dễ gì biết được lối vào, thế nên các thủy thủ cho rằng khó tìm được cửa sông Bắt đầu vào Chân Bồ gần hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn

chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và những cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú xum xuê Khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu Vào nửa đường vào trong sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng không có một gốc cây

Trang 30

Xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ hợp từng

bầy Tiếp đó có nhiều con dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm” [18,80]

Đây là một cảnh đồng ruộng hoang vu, không bóng người, bụi rậm, bóng cây đầy

rẫy, chỉ thấy chim hót, thú kêu, những bầy trâu rừng tập trung hàng ngàn con, nhiều rừng

thấp, trong rừng nhiều loại mây dài, loại mây dài mà Chu Đạt Quan nói đến là loại dây leo xanh tươi mọc hoang ở đất thấp, rủ xuống nước, nay còn để lại dâu ấn địa danh ở An Giang như Năng Gù (tiếng Khơme là Kòh Snênh kô nghĩa là sừng bò), Đường Mây, Xẻo Mây,

rạch Chắc Cà Đao (Prek Pedao, tiếng Khơme “đao” là mây, tức rạch có mây rừng mọc) Kế đến là lau, sậy, đế, tre - một loại cây mọc dễ dàng trên đất mới bồi, bỏ hoang, thích hợp cả vùng đất cao lẫn đất thấp, nước ngập không chết, nước ngọt cũng như nước lợ đều sống được Rễ tre giữ được đất bồi như rễ cây Đước, rễ cây Bần Tre được ghi lại thành địa danh

của nhiều vùng đất ở An Giang như Xẻo Tre, Vịnh Tre, Vàm Sáng Vịnh Tre Cảnh quan như thế do từ thế kỉ XVI trở về trước người Khơme tập trung chủ yếu ở vùng đất Lục Chân

Lạp, đất cao ráo, nguồn lợi nhiều Vùng Thủy Chân Lạp, đất đai ẩm thấp, không tôm cá như

Biển Hồ, không mỏ vàng, mỏ bạc, không trầm hương, tơ lụa, hồ tiêu Lúc bấy giờ chỉ có

một vùng tương đối sung túc, nhiều lúa gạo là Bãi Xâu, gần cửa sông Hậu Phần lớn đất đai còn rừng rậm hoang vu nhiều thú dữ, khí hậu ẩm thấp khó sinh sống

Qua đoạn văn trên ta còn thấy đường thủy từ sông Tiền Giang đến kinh đô Ankor ngang qua An Giang chưa bằng một thương lộ của Chân Lạp thời thịnh đạt Điều này được

khẳng định do thời điểm này lịch sử Chân Lạp ghi lại rằng để đảm bảo cho việc giao thông liên lạc, nối các địa phương với lánh đô đã xây dựng các tuyến đường với 121 trạm nghỉ,

“có bếp lửa” để nấu ăn [39,131] Mỗi tỉnh có quan chức và trong mỗi tỉnh người ta lập một vòng thành vững chắc bằng hàng rào cây Mỗi làng có hoặc một ngôi nhà, hoặc một ngôi tháp Dù dân cư không mấy gì đông đảo họ cũng có một vị quan địa phương gọi là Mai-tsei

Tổ chức hành chính đó có lẽ ở vùng Ton Lêsáp (Biển Hồ) chứ không có ở vùng đất đồng

bằng sông Cửu Long vì các sứ thần nhà Nguyễn đã không dừng lại ở một điểm đồn trú nào

và cũng không thấy một quan chức nào của Chân Lạp đón tiếp Không được đón đưa,

Trang 31

không xét hỏi, chứng tỏ chính quyền Chân Lạp chưa với tới vùng đất rừng rậm, sình lầy này

Chính quyển Chân Lạp quản lí vùng đất An Giang lỏng lẻo còn do giữa Campuchia và Chămpa luôn có những cuộc tranh chấp từ trước, lịch sử gọi là “chiến tranh 100 năm” (1113-1220) Thủy quân của cả hai bên thường di chuyển trên sông Tiền sông Hậu thuộc địa phận An Giang ngày nay, ngược dòng sông Tônlêsáp vào vùng Biển Hồ đột nhập vào kinh thành Ăngkor hoặc ngược lại để xâm nhập kinh thành Viđyanandana của Chămpa Sau

thời gian nội thuộc Campuchia, năm 1226 Chămpa khôi phục lại nền độc lập Cũng chính vào lúc này thế lấn áp của Đại Việt đối với Chămpa trở nên rõ nét Ranh giới phía Bắc Chămpa từ đèo Hải Vân đã lui về phía Nam đến Quảng Bình, Quảng Trị do vậy khuynh hướng mở rộng đất về phía Nam của người Chăm càng thêm mạnh mẽ Vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành nơi tranh chấp của hai thế lực Chămpa - Chân Lạp Vì vậy theo quan điểm của đa số các nhà sử học về chủ quyền vùng đất đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều thế kỉ thì “về hình thức thì vùng này có thời nội thuộc Chiêm thành, có thời nội thuộc Chân Lạp Thuộc “Thủy Chân Lạp” “Nói rằng đây là vùng đất vô chủ thì không đúng hẳn;

mà nói rằng đây là huyện, tỉnh của Chân Lạp, Chiêm Thành thì cũng không thật phải.” [12,236] Mặt khác điều này còn cho thấy do An Giang nằm trên trục giao thông chiến lược nên sự lui tới của quân đội hai bên thường xuyên hẳn rằng sẽ có người vì lí do nào đó ở lại định cư và việc xác lập chính quyền một cách vững chắc ở nơi giao chiến là rất khó

Tóm lại trong thế kỉ XIII An Giang không còn hoang vu như trước, người Khơme đã đến đây cư trú rải rác trên những vùng đất cao ven sông thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp,

về chính trị, thời kì này chưa có tổ chức chính quyền ổn định, là vùng đệm tranh chấp giữa hai thế lực Chân Lạp và Chămpa, cộng đồng dân cư ở đây có lẽ sống trong sự cai trị của

“lãnh chúa” địa phương hoặc theo cách sống cộng đồng tự quản còn với Chân Lạp thì chỉ

chịu sự phụ thuộc trên danh nghĩa mà thôi

Thế kỉ XIV Chân Lạp bước vào con đường suy vong, nhiều lần triều đình Ayuthya xua quân xâm lấn, đánh chiếm các thủ đô Angkor, Lovek, nhiều tỉnh Korat, Chantaboun,

Trang 32

Battambang, Pursat Đến năm 1350 khi vương quốc Thái bắt đầu phát động cuộc chiến tranh xâm lược Chân Lạp với qui mô lớn, thì đất nước hầu như không còn sức đề kháng Niên giám Hoàng gia Campuchia kể rằng vua Ramadhipati của Thái bao vây kinh đô trong

một năm, vua Campuchia là Lampông ốm rồi chết, khắp nơi “chỉ nghe tiếng than khóc của nhân dân Các tướng chết trận hết người này đến người khác Chim chóc không còn kêu hót trong thành” [38,105] Cuối cùng thành cũng bị vỡ, Châu Đạt Quan viết “trong cuộc chiến tranh vừa qua với người Xiêm, toàn dân Khơme đã buộc phải kháng chiến và đất nước của

họ hoàn toàn bị tàn phá” [58,109] Từ thời điểm lịch sử đó trở về sau Thái liên tục tấn công Campuchia, kinh đô Angkor thất thủ nhiều lần, có những lúc bị người Thái chiếm đóng toàn

bộ vương quốc (1352-1357)

Sang thế kỉ XV, Chân Lạp tiếp tục trượt dài trên con đường suy vong, trung tâm cả nước chuyển từ vùng Tây Bắc về Đông Nam Biển Hồ Năm 1434 vuaPônhên Yat phải dời

đô về Bốn mặt sông (Chakdomuk) trên địa điểm Phnông Pêng hiện nay Thời kì hoàng kim

của đế quốc Khơme kết thúc và sự suy sụp không sao cứu vãn nổi đã bắt đầu

Kinh đô từ vùng Tây Bắc dời về phía Tây Nam quyết định quá trình lan tỏa khu vực

cư trú của người Khơme về phía Tây Nam và vùng đồng bằng Nam bộ một cách mạnh mẽ hơn Nhưng một số đông người Khơme vẫn quần cư đông đúc tại khu vực Biển Hồ, quanh kinh đô mới, do vùng Đông Nam Biển Hồ bao gồm chủ yếu những tỉnh KonDan, Prây-veng, Xoài-riêng, Takeo hiện nay, là những cánh đồng bằng phẳng, đất đai phì nhiêu xanh tốt, thừa thãi với địa bàn rộng hơn nhiều so với Tây Bắc và Bắc Điều kiện khí hậu ổn định khiến cư dân Khơme không phải tốn nhiều công sức để kiếm được đủ ăn Để trồng lúa nước, họ dựa vào nguồn nước mưa cung cấp, năm hạn họ vẫn kiên nhẫn đợi một vài tháng cho đến khi có mưa to, ngập chân ruộng thì cày bừa gieo hạt Họ chỉ trồng lúa trên những

bậc thềm cao ven sông để có thể đảm bảo tưới tiêu một cách tự nhiên, không tốn công sức

bằng cách đắp bờ một lần để giữ nước mưa khi quá giới hạn cần thiết nước có thể thoát đi,

họ chưa có thói quen và chưa cần thiết phải chinh phục đầm lầy hoặc thậm chí là trồng cấy

Trang 33

trên ruộng thấp phải thực hiện những công trình thủy lợi lớn để đảm bảo hệ thống tưới tiêu nhân tạo như vùng trũng tứ giác Long Xuyên

Một số ít người tiến xa hơn nữa về vùng hạ lưu sông MêKông theo trục sông Tiền sông Hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long tìm đường sinh sống Họ chỉ định cư rải rác

những đất giồng ven sông, những Cù Lao nổi lên giữa mặt nước, mỗi năm được phù sa bồi đắp và ở những chân núi Tri Tôn Tịnh Biên nơi đất đai cao ráo ít bị ngập lụt và thích hợp

với phương cách trồng trọt “đốt rừng làm rẫy” và bỏ đi khi đất đai bạc màu

Trong thế kỉ XVI, XVII người Khơme ở An Giang đã định cư trên những giồng đất cao ở đồng bằng và cù lao nổi trên sông (thống kê hiện nay cù lao chiếm 20% diện tích tỉnh

An Giang) Trên vùng núi đồi (chiếm khoảng 10% diện tích) Vùng Tứ giác Long xuyên (chiếm khoảng 70% diện tích ) có lẽ hoàn toàn không có người định cư do yêu cầu cải tạo không được đặt ra vì đất đai còn quá rộng, điều kiện tự nhiên ở vùng trũng này rất khắc nghiệt, thiên tai, bệnh dịch, đất đai quanh năm ngập nước, muốn trồng trọt phải tiến hành

những công trình thủy lợi lớn để cải tạo đất Tổng số diện tích mà người Khơme có thể

trồng trọt và sinh sống tối đa chỉ có thể là 30% diện tích So với những vùng đất khác trên đồng bằng sông Cửu Long lịch sử tổ chức vùng môi sinh ở An Giang “có độ dày thời gian ít hơn vùng Khơme nội địa và vùng Khơme ven biển” [2,220]

Cũng vào thế kỉ XVII quân đội Xiêm tiếp tục đánh chiếm Lovek (kinh đô mới) tiến sâu vào đất Campuchia, thiết lập triều đại thân Xiêm - Triều vua Soryopor (Chey Chettha I)

- mối đe dọa đến cực điểm đã buộc vua Chey Chettha II kế nghiệp sau đó (1619) có những

biện pháp mạnh để thoát khỏi ảnh hưởng này Ông dời đô đến Uđong, đẩy lùi ba cuộc tấn công của Xiêm vào những năm 1623-1624 và quay sang triều đình Huế tìm kiếm liên minh

để chống Xiêm

Ở Đại Việt chúa Nguyễn Hoàng thực sự rời bỏ Thăng Long (1600), tình hình Nam -

Bắc bắt đầu phân liệt Đến đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người kế nghiệp Nguyễn Hoàng

về danh nghĩa là dưới quyền các hoàng đế nhà Lê, là một lực lượng cát cứ ở một vùng đất,

Trang 34

nhưng độc lập về thực tế luôn khao khát mở đất về phương Nam khai khẩn đất hoang, tích

trữ lương thực cung ứng cho cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đang diễn ra quyết liệt Mặc

dù chưa thực hiện được điều đó trong giai đoạn 1620-1674 do chiến tranh với Trịnh nhưng chúa Nguyễn vẫn từng bước thực hiện ý định của mình Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620 Cuộc hôn nhân mở

ra mối bang giao mới, một bước ngoặt cho mối quan hệ giữa hai nước Với tư cách là hoàng

hậu Chân Lạp, bà được vua Chân Lạp cho phép thành lập khu định cư người Việt với nhiều xưởng thợ và nhà buôn Biên niên sử Khơme chép “năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi Ngài liền cho xây dựng cung điện nguy nga tại UĐông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể

với một nàng công chúa Việt Nam rất xinh đẹp là con chúa Nguyễn Hoàng hậu Sam Đát

Việt Nam cho đem nhiều đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thủ công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa” [11,87]

Đến năm 1623 sứ bộ nhà Nguyễn yêu cầu được đặt một sở thu thuế hàng hóa ở Prey Kôr (Prey Kôr tiếng Khơme là rừng vua, ngụ ý nơi là rừng rậm đứng bậc nhất), tức Sài Gòn ngày nay Tiếp sau đó lấy cớ giúp chính quyền Miên giữ gìn trật tự, triều đình Thuận Hóa phái một tướng lãnh đến đóng ở Prey Kôr Vua Cheychetta chấp thuận, đặt bước đi pháp lí đầu tiên trên vùng đất Prey Nokor, hỗ trợ, che chở và phát triển ngày càng đông số lưu dân người Việt sinh sống an toàn trên đất Chân Lạp

Từ những năm 20 của thế kỉ XVII trở đi công cuộc di dân được đẩy mạnh Các chúa Nguyễn không chỉ dân Việt mà còn hơn 3.000 người Hoa đã được chúa Nguyễn cho vào định cư trên đất Kâmpéâp (Biên Hòa) và Peam Mesar (Mỹ Tho)

Đến năm 1689 sau hơn một thế kỉ di dân, chúa Nguyễn Phước Chu cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập phủ Gia Định là dinh Trấn Biên (Đồng Nai) và dinh Phiên

Trấn (Sài Gòn) Trong hai dinh ấy có hai xã Thanh Hà và Minh Hương dành cho lưu dân người Hoa

Trang 35

Trong lúc đó trên đất Mang Khảm, Mạc Cửu một vị quan của Chân Lạp chiêu tập lưu dân lập ra Hà Tiên Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu vào năm 1708, con là Mạc Thiên Tứ tiếp tục làm đô đốc cai quản Hà Tiên Mạc Thiên Tứ đã mở rộng Hà Tiên đến vùng Rạch Giá, Cần Thơ và Cà Mau ngày nay

Năm 1721 xảy ra loạn Sá Tốt (Prea Sót) Chúa Nguyễn Phước Chu đưa quân vào với danh nghĩa bảo vệ lưu dân Sau khi dẹp được loạn Sá Tốt vua Nặc Thu cắt hai vùng Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Nguyễn để chuộc tội

Năm 1753 người Cồn Man (Chăm Pa) bị ngược đãi, chúa Nguyễn Phước Khoát lại đem quân vào Vua Nặc Nguyên lánh sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ tâu với chúa Nguyễn cắt hai vùng Tầm Bôn (Long An) và Xoài Rạp (Gò Công) để tạ tội vào năm 1756 Sau khi Nặc Nguyên mất, năm 1757 để được phong làm vua, Nặc Thuận thuận cho chúa Thế Tông đất Praah Trapeng và Srok Trang tức Trà Vinh và Sóc Trăng Nặc Thuận lại

bị rể là Nặc Hinh giết để cướp ngôi Cháu của Nặc Thuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên

nhờ Mạc Thiên Tứ cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Khoát gởi quân sang giúp Sau khi lên ngôi năm 1757 Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc) Như vậy,

thời điểm 1757 An Giang là vùng đất sau cùng của Nam Bộ hòa nhập vào lãnh thổ Việt Nam, trở thành một bộ phận không thể chia cắt được về mặt pháp lí

Ở An Giang vào thời kì xác lập chủ quyền của nhà Nguyễn ở Trấn Biên, Phiên Trấn (1698) vùng đất An Giang đã có nhiều võ tướng lui tới Thống binh Nguyễn Hữu Hào khi điều quân sang đất Chân Lạp để đánh dẹp thế lực Nặc Thu (1689) cơ đội thủy binh của ông

đã dừng quân ở Bình Mỹ, Bình Long, Mỹ Đức và cù lao Bình Thủy (trên đường đi từ Long Xuyên xuống Châu Đốc thuộc sông Hậu) Mười năm sau, tháng 7-1699 chúa Nguyễn Phúc Chu sai em ông là Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh và Phạm Cẩm Long đem quân từ Quảng Nam, Bình Khang (Khánh Hòa) hợp với quân lưu thủ Nguyễn Hữu Khánh ở Trấn Biên đánh Bích Đôi, Nam Vang vì vua Chân Lạp là Nặc Thu dựa vào Xiêm tìm cách chống đối chúa Nguyễn, cướp bóc dân buôn bán trên sông Cửu Long Cơ đội thủy binh trên đường

Trang 36

hành quân từ Trấn Biên đến Tân Châu đến cũng đóng quân ở những đồn thuộc xã Bình Mỹ, Bình Long, Bình Đức

Năm 1700 sau khi thắng trận, buộc Nặc Thu đầu hàng, thủy quân từ Châu Đốc Cồn Tiên xuôi xuống Vàm Nao để vào sông Tiền xưa là một con rạch nhỏ nên thuyền hay mắc

cạn Để tiện việc đi lại, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Kính đã cho đào nới rộng ra đặt tên là

Long Giang, mà dân thường gọi là sông Ông Chưởng, sách Đại Nam nhất thống chí gọi là

Lễ Công Giang (nay thuộc xã Long Điền _An Giang ) Vùng này dọc hai bên bờ sông đều

có đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, lớn nhất là Dinh Ông do dân xây dựng để tưởng nhớ vị anh hùng mở đất Khi đi ngang sông Vàm Nao thấy dòng nước chảy mạnh, chảy xiết đến nỗi

“đứt đuôi rắn” ông đổi tên sông thành Vàm Thuận với ước mong sự bình an cho dân chúng trong vùng khi đi qua sông này

Chưng Dùng thuộc xã Long Kiến Chợ Mới cũng là nơi dừng quân của Nguyễn Hữu

Cảnh Dừng thuyền lại nơi đây rất lâu Ông vào sâu trong bờ phủ dụ thổ quan “nên dễ dãi

với dân cư”, ân cần khuyên thổ dân nên cùng dân Việt lấy “đạo đức cư xử với nhau ôn hòa, đừng nên ganh ghét kì thị gây gổ nhau làm chi ” Lòng nhân ái của Ông khiến các chủng dân đều cảm phục [15,170]

Đến tháng 4 - 1700 sau khi thắng trận Nguyễn Hữu Cảnh cho kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao đợi lệnh chúa Nguyễn và báo tin thắng trận về triều đình Địa danh nơi đây xưa đã

có nhiều tên như: cồn Cây sao, Gò Cây sao, hay cù lao Tiêu Mộc, (cả vùng này sau đó đều

mang danh Cù lao Ông Chưởng Địa bàn riêng là thôn Kiến An) Gia Định Thành Thông

mưa gió nổi lên đùng đùng, đất đầu cồn lở sập, tiếng vang như sấm, trong đêm ông chiêm bao thấy một người cao lớn, mình mặt áo gấm, tay cầm búa vàng, mặt đỏ như son, mày râu

trắng toát, đến trước mặt ông nói rằng : “tướng quân nên về gấp, không nên lưu lại nơi ác địa này” Ông tỉnh dậy lấy làm buồn, nhưng vì việc biên phòng sắp đặt chưa yên, tàn quân

của giặc còn ẩn phục sơn lâm chưa dẹp hết, không biết tính sao Bỗng trong quân phát bệnh

dịch, ông cũng nhiễm đau, lần lần hai chân tê liệt, ăn uống không được Đến ngày tết Đoan

Trang 37

Ngọ, Ông gượng ra khao thưởng quân sĩ, bị gió, thổ huyết, bệnh trở nên trầm trọng Ngày

14 kéo quân về, ngày 16 đến Sầm Giang, bệnh trở nên trầm trọng, than ôi Ông qua đời ngày ấy” [8,156]

Kinh nghiệm từ xưa cho thấy, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nước sông Cửu Long

chảy mạnh và nước trên sông loang lổ, chỗ đục, chỗ trong Hiện tượng này người dân địa phương gọi là “nước quay”, uống nước sông vào thời gian này thường bị bệnh Dựa vào tư

liệu lịch sử ta thấy Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sau khi thắng trận đem quân về đóng ở đồn Cây Sao vào tháng 4, đến tháng 5 “nước quay” dòng chảy mạnh, gây ra hiện tượng cồn

lở, quân sĩ uống nước sông bị đục nên bị bệnh dịch tả Ông cũng nhiễm bệnh và chết trên đường về

Qua những tư liệu lịch sử trên ta thấy Nguyễn Hữu Hào là người dừng quân đầu tiên trên đất An Giang, sau cuộc hành trình vạn dặm từ Mỗi Xúy sang Gò Bích - Nam Vang có

thể có binh lính ở lại để khai khẩn vì vùng Châu Phú, Bình Mỹ, Năng Gù, Mỹ Đức, Cái Dầu (ven sông Hậu) là vùng sớm được nhắc đến trong lịch sử khai hoang Vùng Chợ Mới khi Nguyễn Hữu Cảnh dừng quân trên đất An Giang thì đã có người Việt sinh sống từ trước Họ đến vùng đất này từ lúc nào thì cho đến nay chưa có sử sách ghi chép rõ ràng Theo truyền

miệng trong dân và một số vết tích còn lại đến ngày nay thì đã có một nhóm người từ miền Trung vào đây rất lâu nhưng dân cư còn thưa thớt, chỉ khi thấy khói vương tỏa qua cây lá

chỗ nào thì mới biết có người ở nơi đó

Như vậy, đến đầu thế kỉ XVIII cư dân Việt đã có mặt trên vùng đất An Giang Họ là

những binh phu gốc người Quảng Nam, Khánh Hòa, Biên Hòa, là những người theo Nguyễn Hữu Cảnh dẹp loạn Nác Thu được phép ở lại tìm đất cày cấy để làm ăn Khu vực định cư có lẽ là từ Chợ Mới đến Cái Hố (vùng đất Cù Lao ven sông Tiền gồm Long Kiến, Long Điền, Cù Lao Ông Chưởng) Họ rất mẫu mực về thuần phong mĩ tục, về quan hôn tang tế, với ngôn ngữ, nếp sống, nếp nghĩ của người Việt nên các thôn xóm vùng Cù lao Ông Chưởng về sau được gọi là dân “hai huyện” Nguyễn Hữu Cảnh được suy tôn là người

Trang 38

đầu tiên mở mang đất An Giang, được sắc phong thần gọi là Thành hoàng Nguyễn Hữu

Cảnh, thờ phượng trong mọi ngôi đình ở An Giang

Sự hòa nhập vùng đất An Giang vào lãnh thổ Đại Việt được Huỳnh Minh trong quyển

Tân Châu xưa viết “Các nơi khác ở Miền Nam như Tầm Bôn, Lôi Lạp ta đã chiếm được,

nhưng có vùng Thất sơn và đất Tầm Phong Long gồm toàn cõi Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc vì có thế hiểm ở vùng Thất Sơn người Chân Lạp vẫn còn chiếm năm 1757 đời Thế

Tổ Hiếu Võ Hoàng Đế năm thứ 19, chúa Cao Miên là Nặc Ông Tôn vì thất thế, mới chịu giao vùng nói trên cho vua ta” [23,19] Nếu đúng như nhận định của Huỳnh Minh thì các vua Cao Miên đã dựa vào địa hình núi hình cánh cung kéo dài gần 100 km ven vùng biên

giới Việt Nam và 4 dãy núi trên đất Campuchia ngày nay là Chân Sum, Sâm Đăng, Đại Bà

Đê, Tiểu Bà Đê để chống trả Mãi đến khi có nội loạn, muốn giành lấy vương quyền Nặc Tôn mới dâng đất Tầm Phong Long

Sự kiện Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long được Phan Khoang viết “Năm Đinh Sửu

1757, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, người chú họ là Nặc Nhuận nắm quyền coi việc nước Các quan xin Nặc Nhuận làm vua vừa lúc ấy con rể của Nặc Nhuận là Nặc Hinh giết

Nặc Nhuận để cướp ngôi, con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên Thống suất Trương Phước Du thừa dịp tiến đánh, Nặc Hinh chạy đến đất Tầm Phong Xuy bị giết Bấy

giờ Mạc Thiên Tứ bẩm hộ cho Nặc Tôn, chúa Nguyễn bèn sắc phong Nặc Tôn làm vua Cao Miên, sai Thiên Tứ cùng tướng sĩ năm dinh hộ tống về nước, Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long” [23,144]

Sự kiện 1757 đánh dấu đất An Giang về mặt pháp lí đã trở thành một bộ phận không

thể chia cắt của nước ta

1.2.3 Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của cư dân

Bộ mặt phồn vinh của vương quốc Phù Nam trong khoảng 6 thế kỉ đầu công nguyên

gắn liền với vùng đất An Giang Với hơn 30 điểm khai quật được, di chỉ Óc Eo được xem là

Trang 39

hoàng cung của vương quốc Phù Nam, là trung tâm hành chánh, tôn giáo, dân cư của khu

vực

Thời đó An Giang là một khu đô thị sầm uất với hơn 30 điểm có lớp văn hóa cổ mà

hiện nay đã khai quật được, đó là Óc Eo, Ba Thê (Vọng Thê - Thoại Sơn), Đá Nổi (Phú Hòa

- cách Thị xã Long Xuyên khoảng 7 km), Định Mỹ (núi Sập), Tráp Đá (núi Chóc), Lỗ Mô (Châu Phú), Núi Sam, Phum Quao, Trà Cột (Tịnh Biên), Đam Pô (Tri Tôn) [phần phụ lục trang 175]

Di tích kiến trúc được xem là đồ sộ nhát là di tích Óc Eo Di tích này nằm trên cánh đồng Giồng Cát_ Giồng Xoài, tiếp giáp về phía Đông, Đông Nam Ba Thê, nay thuộc địa

phận xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang) và di tích Ba Thê tiếp giáp với cánh đồng

Giồng Cát_ Giồng Xoài Ba Thê Di tích này nằm trên vĩ độ 11 độ 362 Bắc, kinh độ 114 độ

142 đông Di chỉ là một đô thị cổ với nhiều di chỉ cư trú, sản xuất đạt đến trình độ cao về

kiến trúc, kĩ thuật xây dựng Với di tích lịch sử này các nhà khảo cổ học xem Óc Eo là một trong những trung tâm hành chánh thời bấy giờ

Di tích Óc Eo - Ba Thê là một quần thể kiến trúc bằng gạch, đá xây thành những hộc hình chữ nhật (30m 15m) hoặc hình vuông (30m, 15m), giống như ô bàn cờ đã được phát

hiện vào tháng 4-1942, khai quật đầu tiên vào ngày 2-4-1944 và được kiểm chứng lại trong

những năm 1979 và 1988 Kiến trúc được gia cố bằng những lớp sét cát, đá hoa cương, cát

trắng nện chặt, hoặc đá granít Bề mặt khu di tích trên mi cửa, ngạch cửa có hoa văn trang trí Tổng thể diện tích kể cả vòng thành là 450 hecta, nghĩa là bằng nửa diện tích Ăngco Thom của Chân Lạp sau đó Đây chủ yếu là quần thể kiến trúc tôn giáo, những di vật này

phản ảnh tín ngưỡng của cư dân An Giang thời ấy gồm tượng phật, tượng thần Brahma, Visnu, Siva, Ganessa, Uma , vật thờ

Ngoài quần thể kiến trúc hành chánh, tôn giáo Óc Eo còn là một quần thể các đô thị

rộng lớn gồm các khu nhà sàn bị cắt ngang dọc bởi một mạng lưới kênh đào nhỏ tạo thành

một hệ thống thủy nông dài trên 200 km Hệ thống nay được xây dựng với một kỹ xảo tuyệt

Trang 40

vời để tiêu nước cho một khu đất trước đây là đầm lầy và rừng đước Hệ thống kênh đào nay cũng để tưới nước cho các cánh đồng lúa, nguồn sống chủ yếu của đông đảo cư dân Naravara

Ngoài vai trò trung tâm tôn giáo, hành chánh, nơi tập trung cư dân đông đúc, một thành phố văn minh Phạn ngữ, một đô thành có tên là Na-Phất-Na (Naravaranagara), An Giang có lẽ là một trung tâm thương mại lớn nhất vùng Đông Nam Á lúc ấy, sự phát triển

của hệ thống cảng biển tác động đến sự phát triển thủ công nghiệp và nông nghiệp ở An Giang một cách sâu sắc

Óc Eo là cảng chính của vương quốc Naravara mà sau này thuộc Phù Nam nằm sâu trong đất liền cách biển khoảng 3 dặm Các tiền cảng như Trăm Phố, Ông Ngọc, Cần Giờ đều có mối quan hệ với trung tâm ngoại thương lúc đó là Óc Eo bằng những con sông, con lung, kênh đào Quần thể cảng này có nhiều đường thủy đạo lớn nối liền với các con sông

lớn, đổ ra bờ biển Tây Nam Theo D Hall thì các thành phố trong đô thị này được nối với nhau bởi hệ thống kênh đào và với biển bằng những con kênh đủ rộng để tiếp nhận những chiếc tàu đi biển Hệ thống thủy nông do con người đào xen kẽ giữa các căn nhà sàn xuyên sâu vào nội địa có tác dụng mở rộng khả năng phát triển thương mại cho các vùng xa biển [13,50-60] Trong khu di tích này, các nhà khảo cổ học đã thu thập hàng vạn di vật các loại

Có những di vật như huy chương có hình và chữ Antonius Pius 152 sau Công Nguyên, Marcus Aurelius 161-180 sau Công Nguyên của các vương triều La Mã; một số di vật có

dấu ấn của vương triều Sassanid (Ba Tư), vương triều Kushana (Trung Á), trên gương đồng vương triều Đông Hán, trên tượng phật vương triều Bắc Ngụy của Trung Quốc Các vương triều Ấn Độ với hàng chục tượng thần Bàlamôn, Phật, nhiều vật dụng tôn giáo, nghệ thuật , các nước đương thời ở Đông Nam Á là đồ trang sức, tượng Các con dấu - tuy số lượng không nhiều (22 cái- tập trung ở An Giang) nhưng đây là loại di vật độc đáo được làm bằng kim loại và đá quí với nhiều đề tài chạm khắc có ý nghĩa phản ảnh bộ mặt kinh tế,

xã hội, văn hóa Óc Eo Đồng tiền của La Mã, của Ắctơrian, của Ấn Độ, của Trung Hoa được phát hiện [4,134-145] Cùng với con dấu, sự có mặt của tiền luôn gắn liền với một xã

Ngày đăng: 12/03/2017, 06:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w