1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa

7 352 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

sở hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể nhưng toàn thể nhân dân không thể đứng ra thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể thuộc chủ sở hữu như quyền chiếm hữu, sử dụng, đ

Trang 1

MỤC LỤC

I Những hạn chế của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa……… Trang 2

II.Hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong thời

kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa………. Trang 3

KẾT LUẬN……….……….……… Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiến pháp năm 1980 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chế độ sở hữu

Trang 2

sở hữu đối với đất đai mà trong đó toàn dân là chủ thể nhưng toàn thể nhân dân không thể đứng ra thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể thuộc chủ sở hữu như quyền chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt mà phải thông qua một chủ thể đại diện cho mình, chủ thể chỉ có thể là Nhà nước bởi vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lợi ích của Nhà nước

về cơ bản là thống nhất với lợi ích của đa số tầng lớp nhân dân lao động Kể từ đó đến nay, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai luôn được khẳng định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta Tuy nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai cần phải được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn

NỘI DUNG

I Những hạn chế của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong thời kỳ công

nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay, khi chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò của đất đai là một trong những nguồn lực chủ yếu, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước, cùng với việc đòi hỏi của quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường đang đặt ra sự cần thiết phải phân tích, đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận của hình thức sở hữu đất đai này mang lại, pháp luật về sở hữu toàn dân đối với đất đai còn bộc lộ nhiều hạn chế cơ bản chưa phúc đáp được những đòi hỏi của công cuộc phát triển kinh tế Những hạn chế này thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, pháp luật đất đai chưa xác định rõ ràng những nội dung cụ thể của khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai và cũng chưa xác định rõ mức độ, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện sở hữu toàn dân đối với đất đai dẫn đến việc quản lý Nhà nước về đất đai còn hạn chế, yếu kém

Thứ hai, pháp luật đất đai mới tiếp cận vấn đề sở hữu toàn dân đối với đất đai chủ yếu theo khía cạnh kinh tế, tức là xem xét đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Bên cạnh đó, pháp luật đất đai chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể trong quản lý đất đai, chưa làm rõ nội dung cụ thể về quyền của Nhà nước trên ba phương diện sau: Nhà nước – tổ chức chính trị quyền lực đại diện cho cộng đồng toàn xã hội thực hiện quyền quản lý đất đai; Nhà nước – người đại diện chân chính của nhân dân, của cộng đồng, có đầy đủ tư cách để trở thành người đại diện chủ

sở hữu toàn dân đối với đất đai; đất đai là yếu tố cơ bản của môi trường sống tự nhiên của con người nên quản lý đất đai có những nét riêng biệt

Thứ ba, kinh nghiệm của những nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy,

họ đều xây dựng và quản lý tốt thị trường bất động sản - một bộ phận cơ bản của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, ở nước ta lý luận về sở hữu đất đai hiện nay dường như chưa quan tâm xây dựng những luận cứ khoa học để hình thành và quản lý thị trường bất động sản

Trang 3

Những hạn chế này đã dẫn đến tình trạng người sử dụng đất tự ý chuyển nhượng, mua bán đất đai mà không tuân theo quy định của pháp luật và Nhà nước buông lỏng quản

lý đất đai… từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới, hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu của việc sử dụng đất trong thời kỳ CNH - HĐH

II Hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong thời kỳ Công nghiệp

hóa - hiện đại hóa.

Trước những yêu cầu và đòi hỏi trong thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, Nhà nước ta vẫn kiên trì thực hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và chủ trương hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân với đất đai cho phù hợp khi nước ta đang đẩy mạnh CNH – HĐH như mở rộng các quyền năng cho người sử dụng đất, xây dựng các chính sách về quản

lý và sử dụng đất phù hợp với lợi ích của người sử dụng đất đồng thời duy trì chế độ sở hữu toàn dân với đất đai, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân muốn sử dụng phải thuê đất của Nhà nước

Từ thực tiễn đó, nhóm em cũng xin đóng góp một số ý kiến xuất phát từ thực tế đời sống để hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong thời kì CNH – HĐH:

Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và toàn xã hội về quan điểm sở

hữu toàn dân và quản lý thống nhất đất đai như Hiến pháp và Luật đất đai quy định Phân định rõ ràng quyền năng của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu; đồng thời

mở rộng quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất trên cơ sở hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân Trong đó, lợi ích quốc gia là hàng đầu, lợi ích của người sử dụng đất là động lực; thể hiện thành những qui định thống nhất, rõ ràng, cụ thể của các văn bản luật về đất đai nhằm dễ thực hiện cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể sử dụng đất Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai phải được vận dụng mềm dẻo hơn nữa cho phù hợp với quan hệ và tư duy thực tế - người sử dụng đất không phải là đồng sở hữu, nhưng họ phải có gần hết mọi quyền năng về chiếm hữu, sử dụng; Nhà nước –

vì lợi ích của toàn xã hội chỉ cần giữ lại một phần của quyền năng định đoạt số phận pháp lý của từng khu đất mà thôi Quyền năng này có thể thông qua việc tổ chức quản lý thống nhất đất đai để thực hiện Cơ chế này không hề mâu thuẫn gì với chế độ sở hữu toàn dân cả về thực tiễn và lý luận Vấn đề là Nhà nước phải có một hệ thống chính sách phù hợp với tư tưởng này, tạo điều kiện để đất đai có thể ‘đến” với người sử dụng có hiệu quả nhất, hạn chế nạn đầu cơ đất đai…

Thứ hai, chính sách, pháp luật về đất đai phải mang tính chiến lược thể hiện tầm vóc

của một chính sách lớn; không nên tùy tiện thay đổi thường xuyên và nhiều ban ngành quản

lý ra quyết định, quy định chồng chéo như hiện nay Có lẽ không có quốc gia nào có luật về quản lý đất đai đồ sộ và phức tạp như Việt Nam Vì vậy cần tiến hành thống nhất các quy định về đất đai cần được ghi nhận trong Bộ Luật đất đai, không để các quy định rải rác ở Bộ luật dân sự và một số luật chuyên nhành có liên quan Pháp luật đất đai cần phải thể hiện rõ

Trang 4

nội dung kinh tế trong quản lý và sử dụng đất tạo cơ sở cho thị trường bất động sản hình thành và phát triển một cách lành mạnh Quy định hợp lý hơn về giá đất, góp phần thúc đẩy các hoạt động tài chính đất đai trong một trật tự nhất định Luật hoá các quy định của Chính phủ đã được chính sách chấp nhận bảo đảm của tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, giảm bớt các văn bản dưới luật, tránh tình trọng văn bản chồng chéo, "giật gấu vá vai", "sự

vụ cá biệt"

Thứ ba, công tác quy hoạch việc sử dụng đất phải được thực hiện có hiệu quả, thiết

thực hơn Ngày nay, sự “lạm dụng” xảy ra đặc biệt nghiêm trọng trong hai khía cạnh quy hoạch sử dụng đất và thu hồi quyền sử dụng đất hiện hữu của người dân (nhất là nông dân)

để xây dựng các dự án công nghiệp và thương mại Về mặt lý thuyết, quyền quy hoạch sử dụng đất đương nhiên thuộc chủ sở hữu đất Vậy nếu chủ sở hữu là “toàn dân” thì nhân dân phải được tham gia xây dựng quy hoạch Trên thực tế, nhân danh vai trò “đại diện chủ sở hữu toàn dân”, các cơ quan chính quyền nắm giữ toàn quyền và độc quyền trong việc lập và sửa đổi quy hoạch nhiều khi dẫn đến hậu quả là quy hoạch không còn phục vụ các mục đích “quốc kế dân sinh” mà chỉ nhằm hỗ trợ các nhóm lợi ích tư nhân tìm kiếm lợi nhuận thông qua các dự án kinh tế cụ thể, đây cũng là nguyên nhân phát sinh các tệ nạn tham nhũng và nhận hối lộ Ngoài ra, Luật Đất đai và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã hợp thức quyền thu hồi đất của người đang sử dụng để phát triển các dự án kinh tế mà không tính đến tính chất và mục tiêu của các dự án này Khác với giai đoạn của nền kinh tế kế hoạch trước đây, trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các dự án kinh tế được hình thành trên

cơ sở các cân nhắc về lợi ích thương mại và vì động cơ lợi nhuận của cá nhân hoặc nhóm cá nhân các nhà kinh doanh Một sự cần thiết hay nhất thiết phải phân biệt giữa dự án vì lợi ích công cộng (trong đó có lợi ích của chính những người bị thu hồi đất) và dự án vì mục đích thương mại thuần tuý đã không được tính đến khi ban hành các văn bản pháp luật về đất đai

và đầu tư Do đó, hậu quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá thời gian qua, như các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo, là sự mất và giảm nghiêm trọng đất trồng lúa và biến hàng triệu nông dân thành “tay trắng” về phương diện tư liệu sản xuất

Vì vậy, công tác quy hoạch phải được công khai Trong quá trình quy hoạch phải có

sự tham gia ý kiến của nhân dân Đặc biệt chú ý đến quy hoạch phần đất nông nghiệp Chung quanh việc thu hồi đất, giao đất tràn lan vừa gây lãng phí tài nguyên đất Chính sách giải tỏa, giá đất đền bù khó có thể thấu tình đạt lý đang gây ra nhiều bức xúc ở làng quê và trong xã hội Bên cạnh đó, phải công bố quy hoạch sử dụng đất sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành có liên quan ở các cấp, kịp thời đưa vào quản lý sử dụng đất có hiệu quả và đúng pháp luật quy định - tránh tình trạng lãng phí đất

Thứ tư, đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở cho quá

trình phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ Nhu cầu sử dụng đất cho các doanh nghiệp

Trang 5

tăng lên rất cao, kèm theo những đòi hỏi về quyền của các nhà đầu tư đối với đất đai và nhu cầu mở rộng chế độ sử dụng đất đối với đất phi nông nghiệp Do đó,cần phải tập trung cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, hoàn thiện tổ chức bộ máy các phòng tài nguyên và môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phải nâng cao năng lực trình độ quản lý sử dụng phối hợp có hiệu quả các công cụ quản lý Nghiên cứu, thành lập trung tâm phát triển quỹ đất thuộc, nhằm mục đích quy gọn đầu mối, giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đất đai có liên quan đến các lĩnh vực đầu tư Bên cạnh

đó cũng cần phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên tình hình sử dụng đất đai và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý dứt điểm và chấm dứt việc chuyển mục đích sử dụng đất tùy tiện, lân chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép Đồng thời phải xác định rõ trách nhiệm và có chế tài cụ thể đối với các ngành, các cấp, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất Từ đó, phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp phê duyệt dự án không theo qui hoạch, kế hoạch và quy hoạch “treo”; giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền; buông lỏng quản lý để người sử dụng đất tự chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật

Thứ năm, phát triển hệ thống cung cấp thống cung cấp thông tin đất đai cho việc tiếp

cận thông tin về đất đai dễ dàng với mọi tổ chức, công dân có yêu cầu.Các cơ quan quản lý khác sẽ được tiếp cận với thông tin đất đai để thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như quản lý bất động sản, quản lý đầu tư, quản lý quy hoạch, quản lý môi trường,…Người đầu

tư được giới thiệu công khai về địa điểm đầu tư trên hệ thống thông tin đất đai Người có nhu cầu chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng cũng có thông tin chính xác về đất đai…

Thứ sáu, phát triển thị trường bất động sản trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, tạo

điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất ,mở rộng thị trường bất động sản cho các thành phần kinh tế, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam tham gia đầu tư tạo điều kiện phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong nền kinh tế thị trường, vốn, sức lao động, bất động sản là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Thậm chí, bất động sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp Thị trường bất động sản có mối quan hệ chặt chẽ với các loại thị trường khác, đặc biệt là thị trường vốn Khi sản xuất phát triển, qui mô, số lượng và các loại hình giao dịch về bất động sản ngày càng phong phú và đa dạng: mua bán, cho thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh… đòi hỏi phải có thị trường bất động sản phát triển, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nền kinh tế Ngoài ra, quá trình hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu đòi hỏi thị trường bất động sản phát triển nhằm phục vụ các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đất đai là một nguồn vốn quan trọng để liên doanh với các đối tác nước ngoài phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đến nay thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn manh nha, còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết cả về công tác quản lý nhà nước và hoạt động của thị

Trang 6

trường Thực tế hiện nay, bên cạnh thị trường bất động sản chính thức vẫn tồn tại song song thị trường bất động sản không chính thức Thị trường bất động sản đang nổi lên như là một thách thức đối với xã hội và công tác quản lý nhà nước về bất động sản Theo ước tính, mới

có 30% các giao dịch về bất động sản là được đăng ký, chủ yếu thực hiện thông qua các tổ chức, như: Nhà nước giao đất, cho thuê đất; bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; thế chấp; góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất Do hầu hết các bất động sản chưa có đủ điều kiện pháp lý tham gia vào các giao dịch trên thị trường chính thức, lại thêm các qui định về điều kiện được giao dịch quá chặt chẽ, vì thế chưa phát huy được vai trò tích cực của thị trường bất động sản đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội Do đó, nguồn lực to lớn về bất động sản khó chuyển hóa thành các nguồn lực tài chính đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như thế chấp vay vốn, góp vốn bằng đất, cho thuê Hiện tượng giá đất, nhà ở tăng nhanh liên tục đã tạo tâm lý kỳ vọng vào việc đầu cơ đất đai vì vậy nguồn vốn nhàn rỗi thay vì đầu tư vào sản xuất kinh doanh lại găm vào thị thường bất động sản Ngoài ra, chi phí cho việc sử dụng đất tăng cao, đẩy chi phí sản xuất tăng lên, do đó giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế

Suy cho cùng, để hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nhà nước cần tiến hành đồng bộ và tiến hành ngay những biện pháp sau: cung cấp quyền về đất đai có đảm bảo, giảm các chi phí liên quan đến những giao dịch về đất, xây dựng cơ sở hạ tầng để gia tăng giá trị của đất và cung cấp mạng lưới an sinh

để tránh việc phải bán tháo đất đai, giải quyết thỏa đáng vấn đề đền bù giải tỏa, tái định cư

để tạo điều kiện ổn định, tận dụng và phát huy một cách có hiệu quả nguồn lực đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

KẾT LUẬN

Ở nước ta, đất đai là thành quả cách mạng, là kết quả của quá trình đấu tranh, khai phá, bồi bổ, cải tạo Đất của các thế hệ người Việt Nam trải qua hàng nghìn năm, nhân dân

ta đã tốn bao công sức mồ hôi, xương máu bảo vệ, giữ gìn được vốn đất như ngày nay Do

đó, đất đai phải thuộc về của chung của cộng đồng Hơn nữa, hiện nay nước ta là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số là nông dân với tốc độ phát triển dân số cao Diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người vào loại thấp trên thế giới Vì vậy, để quản lý chặt chẽ và bảo

vệ vốn đất nông nghiệp, vì lợi ích của các thế hệ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa, cần phải hoàn t-hiện hơn về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Giáo trình luật đất đai – trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội 2008

2 Giáo trình luật đất đai – trường đại học quốc gia Hà Nội, NXB DDHQG Hà Nội

Trang 7

3 Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay – Nguyễn Văn Thạo, NXB CTQG, Hà Nội 2004

4 http://tiasang.com.vn

5 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com

6 http://www.wattpad.com

Ngày đăng: 27/03/2019, 12:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w